Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu giáo dục kiến thức sức khoẻ sinh sản của học sinh thpt (nghiên cứu trườn...

Tài liệu Nhu cầu giáo dục kiến thức sức khoẻ sinh sản của học sinh thpt (nghiên cứu trường hợp trường thpt hoằng hoá ii- hoằng kim- hoằng hoá- thanh hoá)

.PDF
123
214
101

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI và NH©N V¡N ------------ TRẦN THỊ LOAN NHU CẦU GIÁO DỤC KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA II HOẰNG KIM - HOẰNG HÓA - THANH HÓA) LUẬN VĂN THẠC SĨ (Chuyên ngành: Công tác xã hội) Hà Nội – 2014 §¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI và NH©N V¡N ------------ TRẦN THỊ LOAN NHU CẦU GIÁO DỤC KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA II HOẰNG KIM - HOẰNG HÓA - THANH HÓA) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát và dữ liệu là trung thực. Các số liệu và tài liệu khác được trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng. Tác giả Trần Thị Loan LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Phạm Ngọc Thanh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô trong và ngoài khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cũng như gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả Trần Thị Loan MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 3 3. Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................ 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 8 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 9 6. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 9 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 10 8. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................13 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU .............13 1.1. Các khái niệm công cụ ............................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm nhu cầu....................................................................................... 13 1.1.2. Khái niệm giáo dục ..................................................................................... 14 1.1.3. Khái niệm sức khỏe sinh sản ....................................................................... 16 1.1.4. Khái niệm trẻ Vị thành niên ........................................................................ 17 1.1.5. Khái niệm Công tác xã hội .......................................................................... 18 1.2. Lý thuyết ứng dụng .................................................................................... 19 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu Maslow .......................................................................... 19 1.2.2. Lý thuyết xã hội hóa .................................................................................... 20 1.2.3. Lý thuyết vai trò .......................................................................................... 22 1.2.4. Lý thuyết hệ thống sinh thái ........................................................................ 24 1.3. Khái lược địa bàn nghiên cứu ................................................................... 26 Chƣơng 2:THỰC TRẠNG NHU CẦU GIÁO DỤC KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOẰNG HÓA IIHOẰNG HÓA- THANH HÓA ..............................................................................30 2.1. Đánh giá hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông Hoằng Hóa II. ........................................................................................ 31 2.1.1. Hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về tuổi dậy thì........................ 31 2.1.2. Hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về tình yêu và tình dục .......... 33 2.1.3. Hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về các biện pháp tránh thai.... 38 2.1.4. Hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. ...................................................................................................... 42 2.2. Những nhu cầu cụ thể về giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh Trung học phổ thông Hoằng Hóa II- Thanh Hóa. ..................................... 45 2.2.1. Nhu cầu được giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản trong trường học. ..... 46 2.2.2. Nhu cầu về nội dung kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh ................. 52 2.2.3. Nhu cầu về thời điểm giáo dục sức khỏe sinh sản ...................................... 57 2.2.4. Nhu cầu về hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông ............................................................................................................... 61 2.2.5. Nhu cầu về đối tượng mà học sinh muốn nhận được sự tư vấn về sức khỏe sinh sản. ................................................................................................................ 64 2.3. Hoạt động hỗ trợ nhóm học sinh Trung học phổ thông Hoằng hóa II nâng cao kiến thức về các biện pháp tránh thai……………………………....75 2.3.1. Thành lập nhóm can thiệp ........................................................................... 75 2.3.2. Đánh giá kiến thức ban đầu về các biện pháp tránh thai. ............................ 76 2.3.3. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kiến thức về biện pháp tránh thai ................ 77 2.3.3.1. Các hoạt động cung cấp kiến thức kiểm soát tạm thời ngăn chặn tinh trùng đến gặp trứng ............................................................................................... 78 2.3.3.2. Các hoạt động cung cấp kiến thức kiểm soát lâu dài ngăn chặn tinh trùng đến gặp trứng ............................................................................................... 79 2.3.3.3. Các hoạt động giới thiệu một số biện pháp tránh thai khác .................. 81 2.3.3.4. Các hoạt động cung cấp kiến thức về phá thai an toàn ......................... 82 2.3.4. Kết thúc và chuyển giao nhóm .................................................................... 84 2.3.5. Lượng giá về kết quả can thiệp và bài học kinh nghiệm............................. 85 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94 PHỤ LỤC .................................................................................................................97 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCS Bao cao su BPTT Biện pháp tránh thai BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CLB SKSS Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản CBGV Cán bộ giáo viên CTXH Công tác xã hội GDGT Giáo dục giới tính GDDS Giáo dục dân số KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình NGO Tổ chức phi chính phủ QHTD Quan hệ tình dục SKSS Sức khỏe sinh sản SKSS VTN Sức khỏe sinh sản vị thành niên THPT Trung học phổ thong THCS Trung học cơ sở VTN Vị thành niên VTNTN Vị thành niên thanh niên WHO Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Những biểu hiện dậy thì ở nữ Bảng 2.2. Những biểu hiện dậy thì ở nam Bảng 2.3. Tán thành quan điểm QHTD trước hôn nhân Bảng 2.4. Tương quan giới với tán thành QHTD trước hôn nhân Bảng 2.5. Tương quan độ tuổi với tán thành QHTD trước hôn nhân Bảng 2.6. Quan hệ tình dục lần đầu không thể mang thai Bảng 2.7. Các biện pháp phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục Bảng 2.8.Nội dung kiến thức Sức khỏe sinh sản học sinh mong muốn được tiếp nhận Bảng 2.9. Tương quan giới tính với nội dung kiến thức sức khỏe sinh sản Bảng 2.10. Giáo dục giới tính nên là môn tự chọn hay môn bắt buộc Bảng 2.11. Nhu cầu về hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nghe nói về các biện pháp tránh thai Biểu đồ 2.2. Nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ học sinh lựa chọn các biện pháp tránh thai Biểu đồ 2.4. Nghe nói về các bệnh lây truyền qua đường tình dục Biểu đồ 2.5. Mức độ quan tâm đến kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh Biểu đồ 2.6. Nhu cầu được cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản tại trường của học sinh Biểu đồ 2.7. Thời điểm giáo dục giới tính cho học sinh Biểu đồ 2.8. Những kênh thông tin mà các em đã lựa chọn Biểu đồ 2.9. Những khó khăn cản trở bạn tìm đến với các thông tin SKSS Biểu đồ 2.10. Đối tượng mà học sinh muốn nhận được sự tư vấn về sức khỏe sinh sản PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rời xa tuổi thiếu nhi vô tư để bước vào tuổi vị thành niên, đó là lúc cơ thể bắt đầu trải qua một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất, tâm sinh lý và tinh thần. Với sự bùng nổ thông tin, giao thoa văn hóa đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên. Một trong những vấn đề nổi cộm ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đó là các vấn đề về Sức khỏe sinh sản. Do thiếu hiểu biết về kiến thức, lại thiếu sự quan tâm giáo dục từ gia đình, nhà trường nên hiện nay lứa tuổi vị thành niên có hành vi QHTD bừa bãi thiếu trách nhiệm, hệ lụy là tình trạng mang thai sớm, tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi Vị thành niên ngày một tăng. Hàng năm trên thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em gái từ 1519 tuổi sinh con, chiếm 10% tổng sổ trẻ em sinh ra trên toàn thế giới (Đỗ Ngọc Tấn, 1998, Chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho học sinh THPT -Trung tâm giáo dục SKSS/KHHG, Hà Nội). Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến những nguy cơ về SKSS vị thành niên. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam tại Hội thảo “Sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên” 14/12/2004 do Bệnh viện Phụ sản Trung ương phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức: Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 trên thế giới, mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 – 19. Ví dụ điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ phá thai cao nhất cả nước, trong đó đáng báo động là thực trạng nạo phá thai ở nữ vị thành niên. Năm 2011, có 95.067 ca phá thai trong đó 3.876 ca ở nữ vị thành niên, chiếm tỷ lệ 3,2%. Năm 2012, có 89.956 ca phá thai trong đó 3.623 ca ở nữ vị thành niên, chiếm tỷ lệ 3,0%. So với các năm trước thì năm 2011 và 2012, tỷ lệ nữ vị thành niên nạo phá thai tăng lên rõ rệt. Không chỉ có vậy, tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở vị thành niên, thanh niên cũng có xu hướng gia tăng nhanh,có tới 55,8% số người nhiễm HIV ở Việt Nam trong độ tuổi từ 16-29 tuổi. Tại các trường THPT, có tới 1/3 các bạn hoc sinh chưa được tiếp cận với các biện pháp tránh thai an toàn, đặc 1 biệt là chưa biết cách xử lý khi mang thai ngoài ý muốn, có đến 90,3% các em biết nguy cơ mang thai ngoài ý muốn nhưng có tới 80% các em không dùng biện pháp tránh thai. Nguy hiểm nhất là các em có tư tưởng: “không muốn có con thì bỏ”(Báo Tiền Phong, ngày 13 tháng 09 năm 2013, Giới trẻ Việt cởi mở với tình dục trước hôn nhân). Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/11/2000) với hai mục tiêu cụ thể của chiến lược hướng vào VTN&TN: “Cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị thành niên, thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi” và “Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao SKSS và chất lượng cuộc sống”(Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, ngày 17 tháng 11 năm 2011, Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010) Nhưng thực tế cho thấy, việc đưa nội dungchăm sóc SKSS cho trẻ VTN thông qua các môn học ở trường, việc giáo dục giới tính cho các con ở nhà và ngoài xã hội còn nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, khả năng học tập, tương lai của chính các em mà còn tác động lớn đến chất lượng dân số của toàn xã hội. Vậy thực trạng nhận thức của học sinh THPT về kiến thức SKSS hiện nay như thế nào, liệu họ có nhu cầu và đã sẵn sàng để tiếp nhận các kiến thức này hay không bởi chính nhu cầu bức thiết của họ sẽ làm tăng hiệu quả của giáo dục giới tính. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Nhu cầu giáo dục kiến thức sức khoẻ sinh sản của học sinh THPT, nghiên cứu trường hợp trường THPT Hoằng Hoá II - Hoằng Kim Hoằng Hoá - Thanh Hoá” để nghiên cứu. Nghiên cứu này không kỳ vọng vào kết quả khảo sát trên diện rộng mà hướng tới tìm hiểu thực trạng nhu cầu giáo dục kiến thức SKSS của một trường THPT khu vực nông thôn miền núi. Đồng thời với tư cách là một nhân viên CTXH, người nghiên cứu mong muốn đưa ra những hoạt động can thiệp cụ 2 thểnhằm mục đích hỗ trợ cung cấp kiến thức phòng tránh thai cho nhóm học sinh THPT Hoằng Hoá II- Thanh Hóa. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu  Vài nét về tình hình nghiên cứu SKSS vị thành niên trên thế giới [1] Ở trên thế giới, nghiên cứu về SKSS vị thành niên xuất hiện rất sớm nhưng được gọi với những cái tên khác nhau chẳng hạn sức khỏe vị thành niên hay giới tính tình dục thanh thiếu niên. Từ sau hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển ICPD tại Cairo 4/1994 sau khi định nghĩa chính thức về SKSS được thống nhất đến mọi Quốc gia trên thế giới và là mối quan tâm của toàn xã hội. Vấn đề SKSS được đẩy lên một trình độ mới. Tại Châu Phi:Giáo dục SKSS ở châu lục này tập trung chủ yếu vào đẩy lùi dịch HIV/AIDS và cố gắng thiết lập các chương trình về AIDS phối hợp với tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Những chương trình này dạy cho họ và con em của họ các cách ABC, với A- phòng chống AIDS, B- chung thủy và C- dùng bao cao su. Ở Ai Cập, trẻ từ 12 – 14 tuổi được giáo viên giảng dạy những kiến thức giải phẫu sinh học như cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, cơ chế hoạt động, quan hệ tình dục, nguyên nhân có thai, các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Tại các Quốc Gia Châu Á: Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc là những nước đã thực hiện những khung chính sách hệ thống về việc giảng dạy giới tính trong các trường học. Tại Malaysia, Philippines và Thái Lan đánh giá các nhu cầu sức khoẻ sinh sản thanh niên. Ấn Độ thì có các chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ 9-16 tuổi. Tại Nhật Bản, giáo dục giới tính là bắt buộc từ 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh. Tại Trung Quốc và Sri Lanka, giáo dục giới tính truyền thông gồm đọc về đoạn sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học. Đối với các Quốc Gia Châu Âu: Tại Đan Mạch, cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã có chương trình truyền hình được Chính phủ tài trợ đã trở thành kênh thông tin quen thuộc về giới tính và sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên. Đan Mạch là nước có tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai thấp nhất thế giới và là hình mẫu “lý tưởng” cho các nước khác học tập cách thức giáo dục giới tính 3 trong trường học. Tại Pháp tháng 2/2000, chính phủ Pháp đưa giới tính lên truyền hình, đồng thời phát khoảng 5 triệu tờ rơi cho học sinh THPT về các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Tại các quốc Gia Châu Mỹ: Các trường học đều đưa giáo dục giới tính vào chương trình học của học sinh lớp 7-12, có nơi bắt đầu từ lớp 5 lớp 6. Học sinh tiếp cận kiến thức giới tính theo 2 kiểu: toàn diện kiến thức chung 58% hoặc kiến thức sâu về một khía cạnh một vấn đề chiếm 34%. Tuy nhiên, Mỹ lại là một trong những nước có tỷ lệ sinh ở trẻ vị thành niên cao nhất thế giới, tỷ lệ nhiễm bệnh qua đường tình dục ở thanh thiếu niên cũng là cao nhất. Điều này cho thấy người ta nên chú trọng vào phương pháp giáo dục hơn là xác định giáo dục ở cấp học nào.  Một số nghiên cứu về SKSS vị thành niên tại Việt Nam Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân số, giáo dục giới tính đã bắt đầu được quan tâm rộng rãi. Lứa tuổi THPT đang ở giai đoạn cuối thời kỳ dậy thì và đầu giai đoạn thanh niên nên các em có sự thay đổi mạnh mẽ về cả sinh lý và tâm lý. Bản thân các em chịu sự tác động của gia đình, thầy cô, bạn bè… Nếu các em được giáo dục định hướng đúng sẽ giúp các em phát triển đúng hướng và vượt qua những khó khăn trở ngại của cuộc sống. Việt Nam sau năm 1954, cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều nghành khoa học, xã hội học cũng từng bước hình thành, phát triển với nhiều nghiên cứu chuyên biệt. Song do hoàn cảnh đất nước bị chia cắt nên các nghiên cứu này còn rất nhiều hạn chế, phải sau ngày đất nước thống nhất (1975) giới khoa học nước ta mới có điều kiện đi sâu nghiên cứu- một trong những nội dung rất được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đó là vấn đề SKSS- GDGT cho trẻ VTNTN. Trải qua nhiều năm, sức khỏe sinh sản đã có những sự quan tâm nhất định với những chuyên khảo và nhiều công trình nghiên cứu khác nhau: Đáng chú ý trong số này là: Cuốn sách “Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên”(2002) của bác sĩ Đào Xuân Dũng, đã cho thấy sự cần thiết phải GDGT cho trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Cuốn sách “Sức khoẻ vị thành niên” (2005) do Trung tâm Bảo vệ bà mẹ trẻ em kế hoạch hoá gia đình hợp tác với Thụy Điển biên soạn đã đem lại những thông tin quý giá giúp định hướng hành 4 động GDGT và chăm sóc SKSS vị thành niên. Cuốn sách“Một số nghiên cứu SKSS ở Việt Nam sau Cairo” - Trung tâm nghiên cứu Giới; gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED),TS Hoàng Bá Thịnh, NXB Chính trị Quốc gia. Ngoài những cuốn sách nói về GDGT phải kể đến các công trình nghiên cứu: Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức có liên giùm xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá nhằm bồi dương cho học sinh những kiến thức về khoa học giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái”. Bộ Giáo dục đã đưa ra Chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong toàn bộ hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước. Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về giới tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố. Các tác giả Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản. Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là Giáo dục đời sống gia đình) có kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã được tiến hành rất thận trọng và khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân; nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12. Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản; Giáo dục về tình yêu trong thanh niên, học sinh; Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giới tính cho học sinh… Việc nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm 5 nhiều của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh (Phạm Thị Minh Đức “chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên sức khỏe và phát triển”, do tổ chức WHO và ISO tổ chức tại Việt Nam. Trang 734) Tình hình thực hiện chiến lược dân số Việt Nam và chiến lược Quốc gia về sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001- 2010 nêu rõ: “Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, SKSS, KHHGĐ trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng khu vực và từng nhóm đối tượng. Chú trọng hình thức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và những người chưa thành niên”.Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Dự án VIE/97/P13 của Bộ giáo dục - đào tạo đã sản xuất tài liệu: Phương pháp giảng dạy các chủ đề nhạy cảm về “SKSS”(2000) và bộ tài liệu tự học dành cho giáo viên “GDSKSSVTN”(2001). Năm 2004, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em triển khai đề án:“Mô hình cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/ KHHGĐ cho VTN và thanh niên” tại 10 tỉnh thành phố. Năm 2006 mở rộng ra 28 tỉnh thành phố. Mục tiêu chính của đề án nhằm nâng cao nhận thức về SKSS/ KHHGĐ, bao gồm các vấn đề liên quan về giới, giới tính, tình dục an toàn, BLTQĐTD, HIV/AIDS góp phần làm giảm các hành vi gây tác hại đến SKSSVTN. [2] Sức khỏe sinh sản không chỉ dừng bởi các công trình nghiên cứu mà nó còn được xuất hiện rất nhiều trên tạp chí:“Tình bạn, tình yêu, tình dục tuổi vị thành niên”-Nguyễn Linh Khiếu, tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3/2000- Bài viết là kết quả nghiên cứu khía cạnh tình bạn, tình yêu trong một dự án về SKSS vị thành niên năm 1998.“Vị thành niên và các vấn đề Sức khỏe sinh sản”- Nguyễn Phương Thảo, tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 3/2003: phân tích hiểu biết của VTN về những nội dung cơ bản: tuổi dậy thì, tình dục, mang thai ngoài ý muốn, các biện pháp tránh thai.“Giáo dục giới tính và SKSS VTN”- Đoàn Kim Thắng và Dương Chí Thiện, tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 3/2001bài viết đã đưa ra thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi trẻ em VTN đối với giáo dục SKSS và GDGT.“Nhu cầu GDGT và SKSS của học sinh THPT”, nghiên cứu trường hợp tại 4 trường nội thành Hà Nội - Đoàn Kim Thắng, Phạm Thị Văn, Phạm Quốc 6 Thắng, tạp chí XHH số 4/ 2002 chỉ ra thực trạng nhận thức, hành vi, thái độ và nhu cầu của học sinh THPT về GDGT. Ngoài sự đóng góp của các công trình nghiên cứu và tạp chí nêu trên, chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp của các luận văn Thạc sĩ dưới góc độ xã hội học: “GDGT cho con cái trong gia đình hiện nay” (1997) của tác giả Phạm Thị Kim Xuyến đã chỉ ra được thực trạng nhận thức của các em học sinh THPT về GDGT cũng như tình trạng dạy và học GDGT hiện nay. “Tìm hiểu nhận thức và hành vi chăm sóc SKSS của VTN Việt Nam hiện nay” (2002) của tác giả Bùi Thu Hương. “Vai trò của cha mẹ trong việc Giáo dục SKSS VTN trong các gia đình công nhân viên chức ở thị xã Tam Điệp, Ninh Bình hiện nay” (2005) của tác giả Nguyễn Thanh Hương. “Nhu cầu SKSSVTN tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận Tây Hồ” (2007) của tác giả Trương Thị Kim Hoa. Trong luận văn của mình, thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Dung cũng đã đưa ra những nhận định rõ nét“Nhận thức về SKSS của học sinh” (2008) khi tiến hành nghiên cứu trường hợp Quận Hoàng Mai nhằm trả lời cho câu hỏi về kiến thức hiểu biết, tâm thế hành vi và xu hướng biến đổi nhận thức về SKSS của học sinh THPT quận Hoàng Mai. “Thực trạng nhận thức hành vi về tình dục và các biện pháp tránh thai của sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay”(2009) của tác giả Trương Thị Thúy Hạnh. Công trình này đã đóng góp một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng nhận thức của sinh viên các trường Đại học ở Việt Nam về hành vi tình dục và các biện pháp tránh thai. Nhìn chung các đề tài nghiên cứu thường tập trung đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hiểu biết về SKSS và thái độ hành vi của thanh thiếu niên về các kiến thức sức khỏe sinh sản tại các Thành phố lớn dưới góc nhìn của Xã hội học. Những con số được đưa ra nêu trên cho thấy vấn đề giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản đóng vai trò rất quan trong trong mục tiêu phát triển con người Việt Nam, mà tập trung vào thế hệ trẻ, tương lai của đất nước. Trên cơ sở những nền tảng của nghiên cứu đi trước, tác giả tiếp tục phát triển đề tài: “Nhu cầu giáo dục kiến thức sức khoẻ sinh sản của học sinh THPT, nghiên cứu trường hợp trường THPT Hoằng Hoá II - Hoằng Kim - Hoằng Hoá Thanh Hoá” để nghiên cứu. Điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên 7 cứu đi trước chính là nghiên cứu trên địa bàn nông thôn miền núi dưới góc nhìn công tác xã hội. Không dừng ở việc đưa ra những nhận định về nhu cầu giáo dục kiến thức SKSS của học sinh THPT, mà với tư cách là một nhân viên CTXH, người nghiên cứu mong muốn đưa ra những hoạt động can thiệp cụ thểnhằm mục đích cung cấp hỗ trợ kiến thức phòng tránh thai cho nhóm học sinh THPT Hoằng Hoá II- Thanh Hóa. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu Đề tài “Nhu cầu giáo dục kiến thức sức khoẻ sinh sản của học sinh THPT (nghiên cứu trường hợp trường THPT Hoằng Hoá II - Hoằng Kim - Hoằng Hoá - Thanh Hoá)” là việc vận dụng những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành công tác xã hội vào các vấn đề thực tế. Đồng thời kiểm chứng các lý thuyết Xã hội học nói chung và các lý thuyết CTXH nói riêng như: Lý thuyết nhu cầu Maslow, lý thuyết xã hội hóa, thuyết vai trò và lý thuyết hệ thống. Công trình nghiên cứu này của tôi sẽ mang lại ý nghĩa hết sức thực tế trong cuộc sống hàng ngày không chỉ đối với các em học sinh mà còn là một lời cảnh báo thức tỉnh đến các bậc phụ huynh cha mẹ học sinh cũng như các thầy cô trong trường về vấn đề: “giáo dục SKSS cho học sinh THPT” hiện nay. Người nghiên cứu đánh giá được thực trạng nhận thức của học sinh về GDGT, và tìm hiểu nhu cầu giáo dục SKSS ở các bạn học sinh THPT hiện nay. Từ đó gia đình, nhà trường và xã hội nhận thấy cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc chăm lo đến đời sống sức khỏe cho trẻ vị thành niên. Với tư cách là một nhân viên CTXH, người nghiên cứu vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm đưa ra những hoạt động can thiệp cụ thể nhằm cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai cho học sinh THPT Hoằng Hóa II. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là nhằm tìm hiểu nhu cầu giáo dục kiến thức SKSS của học sinh THPT Hoằng Hóa II – Thanh Hóa. Từ đó, có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội để can thiệp hỗ trợ nâng cao kiến thức về các biện pháp tránh thai cho học sinh lứa tuổi này. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài hướng tới giải quyết ba nhiệm vụ cụ thể sau: 8 Thứ nhất, đánh giá được thực trạng nhận thức của nhóm học sinhTHPT về kiến SKSS. Thứ hai, tìm hiểu những nội dung sức khỏe sinh sản mà học sinh mong muốn được tiếp nhận. Thứ ba, Ứng dụng phương pháp CTXH nhóm trong can thiệp hỗ trợ học sinh THPT nâng cao kiến thức các biện pháp tránh thai. 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh THPT Khách thể nghiên cứu Học sinh và cán bộ giáo viên trường THPT Hoằng Hóa II - Thanh Hóa, các bậc phụ huynh học sinh. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn thời gian: 3/2014 - 5/2014 Giới hạn không gian:Để tiến hành nghiên cứu tôi chọn 2 địa điểm là trường THPT Hoằng hóa II và tại các hộ gia đình học sinh. Giới hạn nội dung: Nghiên cứu hướng tới làm rõ 3 nội dung chính sau: Thứ nhất, đánh giá thực trạng nhận thức của nhóm học sinhTHPT về kiến thức sức khỏe sinh sản. Thứ hai, tìm hiểu nhu cầu được giáo dục kiến thức SKSS của học sinh THPT Thứ ba, Ứng dụng CTXH nhóm trong việc hỗ trợ nhóm học sinh THPT nâng cao kiến thức các biện pháp tránh thai. 6. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hướng đến đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi sau: Thứ nhất, nhận thức của học sinh THPT về kiến thức SKSS hiện nay như thế nào? Thứ hai, học sinh THPT có những nhu cầu cụ thể gì trong giáo dục kiến thức SKSS? Thứ ba, nhân viên CTXH có thể làm gì để hỗ trợ cung cấp kiến thức phòng tránh thai cho nhóm học sinh THPT? 9 7. Giả thuyết nghiên cứu Nhận thức của học sinh THPT về kiến thức SKSS còn nhiều hạn chế. Nhu cầu được giáo dục kiến thức SKSS của học sinh THPT là rất cao. Nhân viên CTXH có nhiều hoạt động can thiệp hiệu quả trong việc cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai cho học sinh THPT. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Quan điểm tiếp cận Tiếp cận theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quan điểm biện chứng cho rằng các sự vật hiên tượng vừa tồn tại độc lập, lại vừa tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2005). Do vậy, khi tìm hiểu về nhu cầu giáo dục kiến thức SKSS của học sinh THPT chúng ta phải đặt trong bối cảnh KT-XH thời điểm hiện tại, các giá trị mới của xã hội hiên đại, sự hội nhập nền KT quốc tế, sự toàn cầu hóa đang tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có học sinh THPT để thấy được bản chất của sự vật hiện tượng. Quan điểm duy vật lịch sử nhìn nhận các sự vật hiện tượng trong một quá trình, không tồn tại bất biến mà luôn vận động, biến đổi (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2005). Do vậy khi nghiên cứu vấn đề này, phải đặt thực trạng nhận thức và nhu cầu giáo dục kiến thức SKSS của học sinh THPT trong bối cảnh xã hội VN ngày nay trong sự vận động và phát triển của thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Bên cạnh những tác động tích cực cũng là những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của các em. Tiếp cận theo quan điểm các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu: lý thuyết nhu cầu Maslow, lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết vai trò và lý thuyết hệ thống. 8.2. Phương pháp thu thập thông tin  Phương pháp phân tích tài liệu Trong quá trình nghiên cứu có thu thập, phân tích và tham khảo tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài nhằm làm rõ cơ sở lý luận và tổng quan của đề tài, góp phần bổ sung cho những nhận định của mình. 10  Phương pháp quan sát Nhân viên CTXH vừa tiến hành quan sát tham dự đồng thời tiến hành quan sát không tham dự, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Trong các buổi tiếp xúc và làm việc, nhân viên xã hội luôn chú ý theo dõi quan sát đến các thành viên trong nhóm: cử chỉ dáng điệu, nét mặt, sắc thái tình cảm giữa các thành viên trong nhóm. Quan sát những hành động, ngôn ngữ và phi ngôn ngữ của các thành viên để thấy được sự đồng nhất giữa hành động và suy nghĩ nhằm đánh giá tính xác thực của thông tin thu được.  Phương pháp trưng cầu ý kiến Để đánh giá nhu cầu giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh THPT, người nghiên cứu đã trưng cầu 200 ý kiến khác nhau của học sinh THPT Hoằng Hóa II – Thanh Hóa. Tuy nhiên, do có những lý do khác nhau mà số phiếu thu về và được xử lý là 184 phiếu. Số tuổi tương ứng với lớp học, cụ thể như sau: Cơ cấu tuổi của ngƣời trả lời Tuổi Số học sinh Tỷ lệ (%) 16 90 48,9 17 49 26,6 18 45 24,5 Tổng 184 100 Cơ cấu giới tính của ngƣời trả lời Giới tính Số học sinh Tỷ lệ (%) Nam 88 47,8 Nữ 96 52,2 Tổng 184 100  Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được thực hiện để thu thập những thông tin định tính, nhằm làm phong phú thêm cho những thông tin định lượng. Người nghiên cứu tiến hành 7 phỏng vấn sâu đối với các đối tượng là phụ huynh, học sinh và giáo 11 viên trong trường THPT Hoằng Hóa II. Danh sách phỏng vấn cụ thể bao gồm 4 học sinh, 2 phụ huynh và 1 cán bộ giáo viên. 8.3. Phương pháp can thiệp Để cung cấp kiến thức về các BPTT cho nhóm học sinh THPT, người nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp “Công tác xã hội nhóm” trong can thiệp. Các em đều đang ở giai đoạn tuổi vị thành niên, có những thay đổi về tâm sinh lý cơ bản là giống nhau, những vấn đề các bạn quan tâm về kiến thức SKSS chủ yếu xoay quanh là tình yêu, tình dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các biện pháp tránh thai,… Căn cứ vào nhu cầu trực tiếp của các bạn kết hợp với điều kiện thuận lợi môi trường trường học, người nghiên cứu thành lập một nhóm học sinh THPT gồm 10 thành viên có nhu cầu cao và sẵn sàng tiếp nhận kiến thức các biện pháp tránh thai. Từ đó ứng dụng tiến trình và kỹ năng công tác xã hội nhóm trong các hoạt động hỗ trợ cung cấp, nâng cao kiến thức phòng tránh thai cho học sinh. Các hoạt động trong quá trình thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức: thuyết trình, thảo luận, sắm vai, kịch bản tình huống, động não, kích thích học viên phát biểu ý kiến, hái hoa dân chủ, trưng cầu ý kiến,… 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan