Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức công tác xã hội của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở ( nghiên...

Tài liệu Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức công tác xã hội của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở ( nghiên cứu trường hợp huyện nam trực, nam định)

.PDF
127
115
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ MA THỊ THÙY DƢƠNG NHU CẦU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA CÁN BỘ PHỤ NỮ CẤP CƠ SỞ (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HUYỆN NAM TRỰC – TỈNH NAM ĐỊNH) Chuyên ngành Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.PHẠM NGỌC THANH Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều trích rõ nguồn gốc. Tác giả Ma Thị Thùy Dương LỜI CẢM ƠN Để thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với tên đề tài: Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức Công tác xã hội của cán bộ Phụ nữ cấp cơ sở (nghiên cứu trường hợp huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định) tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân tập thể. Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người Thầy PGS.TS. Phạm Ngọc Thanh người đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin cảm ơn cơ quan Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nam Định, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Nam Trực đã cung cấp và tạo điều kiện cho tôi thu thập những số liệu cần thiết và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu tại địa bàn huyện. Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng nỗ lực, song luận văn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo. Một lần nữa xin chân thành cám ơn! Học viên Ma Thị Thùy Dương MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 5 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 7 3. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................... 20 4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu ....................................................... 21 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................................. 21 6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 22 7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 23 8. Phương pháp luận nghiên cứu ..................................................................... 23 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU... 28 1.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................... 28 1.2. Lý thuyết ứng dụng vào nghiên cứu ..................................................... 37 1.3. Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nữ. ...................................................................... 44 1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................... 48 1.4.1. Đặc điểm về huyện Nam Trực .............................................................. 48 1.4.2. Đặc điểm của Hội liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở huyện Nam Trực .......... 49 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA CÁN BỘ PHỤ NỮ CẤP CƠ SỞ TẠI HUYỆN NAM TRỰC – TỈNH NAM ĐỊNH ............................................... 54 2.1. Nhận thức của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở về vai trò CTXH và những vấn đề xã hội cần sự hỗ trợ tại địa phƣơng. ............................................... 55 2.1.1. Nhận thức của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở về vai trò của kiến thức CTXH trong hoạt động của Hội phụ nữ cấp cơ sở. .................................................... 55 2.1.2. Những vấn đề xã hội cần sự hỗ trợ của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở tại huyện Nam Trực.............................................................................................. 60 2.1.3. Đánh giá chung về kiến thức CTXH của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở. ..... 63 2.2. Những nhu cầu cụ thể của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở về hoạt động bồi dƣỡng kiến thức công tác xã hội. ................................................................. 69 1 2.2.1. Nhu cầu của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở về nội dung bồi dưỡng kiến thức công tác xã hội................................................................................................. 70 2.2.2. Nhu cầu của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở về hình thức bồi dưỡng kiến thức công tác xã hội................................................................................................. 73 2.2.3. Nhu cầu của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở về thời gian bồi dưỡng ............. 77 2.2.4. Nhu cầu của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở về địa điểm bồi dưỡng. ............ 78 2.3. Một số nhân tố tác động đến nhu cầu bồi dƣỡng kiến thức công tác xã hội của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở. ............................................................ 79 2.3.1. Đặc trưng nhân khẩu xã hội của người học .......................................... 80 2.3.2. Nhận thức của người cán bộ phụ nữ về kiến thức công tác xã hội ....... 88 2.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dƣỡng kiến thức công tác xã hội cho cán bộ phụ nữ cấp cơ sở ............................ 89 2.4.1.Xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng kiến thức công tác xã hội của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở.............................................................................................. 89 2.4.2. Xác định rõ hình thức, thời gian, địa điểm tiến hành bồi dưỡng của cán bộ phụ nữ thông qua các hoạt động thực tiễn tại địa phương. ........................ 92 2.4.3. Tăng cường hiệu quả bồi dưỡng từ các trường, trung tâm bồi dưỡng cán bộ phụ nữ. ........................................................................................................ 93 2.4.4. Đầu tư cơ sở vật chất cho việc bồi dưỡng cán bộ phụ nữ tại cơ sở. ..... 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 97 3.1. Kết luận ................................................................................................... 97 3.2. Khuyến nghị ............................................................................................ 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 101 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ CTXH Công tác xã hội BTXH Bảo trợ xã hội LHPN Liên hiệp Phụ nữ UVBCH Ủy viên Ban chấp hành CTPN Công tác phụ nữ 3 DANH MỤC BẢNG VÀ DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Những vấn đề xã hội cần sự hỗ trợ của cán bộ phụ nữ tại huyện Nam Trực ........................................................................................................ 60 Bảng 2.2: Đánh giá khả năng sử dụng kiến thức công tác xã hội của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở đã qua các lớp đào tạo bồi dưỡng về CTXH. ..................... 66 Bảng 2.3: Những nội dung kiến thức công tác xã hội mà cán bộ phụ nữ cấp cơ sở có nhu cầu được bồi dưỡng. ....................................................................... 71 Bảng 2.4: Nhu cầu về hình thức bồi dưỡng kiến thức công tác xã hội của cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở tại huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định .................... 74 Bảng 2.5: Tương quan giữa tuổi và nhu cầu nội dung bồi dưỡng kiến thức CTXH của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở. .............................................................. 80 2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nhận thức của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở về vai trò của CTXH (%) ......................................................................................................................... 56 Biểu đồ 2.2: Nhu cầu của cán bộ phụ nữ về thời gian bồi dưỡng (tỷ lệ %)... 77 Biểu đồ 2.3: Nhu cầu của cán bộ phụ nữ về địa điểm bồi dưỡng kiến thức CTXH (%) ....................................................................................................... 78 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước sau hơn 20 năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội, an ninh – quốc phòng đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Chính sách an sinh xã hội không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã để lại nhiều vấn đề xã hội như đói nghèo, thiếu việc làm, trẻ em lang thang, trẻ em bị bạo hành, trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, mại dâm, ma túy, HIV.... Hiện nay, ở nước ta số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH rất lớn, gồm: gần 9 triệu người cao tuổi, 6.7 triệu người khuyết tật (trong đó có 3,6 triệu người khuyết tật là nữ),1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khoảng 9,6% số hộ gia đình nghèo, hơn 180.000 người nhiễm HIV được phát hiện, gần 170.000 người nghiện ma tuý, hơn 15.000 người bán dâm, khoảng 2,7 triệu đối tượng BTXH thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; 22% gia đình có bạo lực và 21,1% phụ nữ bị bạo hành ở các cấp độ khác nhau; hàng ngàn xã đặc biệt khó khăn và có vấn đề xã hội (tệ nạn xã hội, cuộc sống nghèo khổ); hàng triệu cá nhân, gia đình, nhóm xã hội nảy sinh các vấn đề xã hội (ly thân, ly hôn, sao nhãng việc chăm sóc, giáo dục con cái, căng thẳng vì nghèo khổ, bị xâm hại tình dục, bỏ nhà đi lang thang, tệ cờ bạc, trộm cắp, tội phạm...) [3, tr.1] Mặt khác, các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm hay đại dịch AIDS cũng đã và đang là những vấn đề xã hội nhức nhối. Thực tế này đòi hỏi nhà nước cần tiếp tục thực hiện nhiều chính sách, chương trình quan trọng để giải quyết một cách toàn diện các vấn đề này trong đó việc đẩy mạnh các hoạt động CTXH chuyên nghiệp là một trong những giải pháp cần được ưu tiên. Ở một khía cạnh khác, theo tính toán của các chuyên gia trong nước và theo Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam, trước mắt chúng ta 5 cần 90 ngàn nhân viên CTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, có nghĩa là cứ 1000 dân có một nhân viên CTXH chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp. Từ thực tiễn nêu trên cho thấy nước ta đồng thời phải tiến hành đào tạo CTXH ở các trình độ khác nhau từ trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề tới trình độ cử nhân. Muốn đào tạo có chất lượng phải quan tâm đến phát triển đội ngũ giảng viên, chương trình và nội dung đào tạo, kết hợp hài hòa giữ lý thuyết và thực hành.[17] Ngày 25/3/2005, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 32/2010/QĐTTg về Phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32) nhằm mục tiêu phát tiển Công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam; Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Đề án 32 khuyến khích sự gia của các tổ chức vào việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về nghề công tác xã hội; xây dựng, hoàn chỉnh chương trình, nội dung đào tạo và dạy nghề công tác xã hội. Là một tổ chức chính trị xã hội có chức năng đại diện chăm lo quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, là trung tâm tập hợp đoàn kết phụ nữ Việt Nam, phụ nữ cấp cơ sở tham gia vào hoạt động công tác xã hội như tham vấn, chăm sóc sức khỏe, hòa giải các vụ bạo lực gia đình tại địa phương, kết nối nguồn lực cộng đồng ... chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm. Phần lớn họ hoạt động với nhiệt huyết và kinh nghiệm chứ chưa được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng khoa học về CTXH một cách bài bản. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư chưa cao, thiếu tính bền vững. Chính vì thế rất cần một đội ngũ làm “CTXH có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp ứng một cách 6 hiệu quả và hợp lý nhu cầu của những người dễ bị tổn thương như trẻ em và các gia đình”. [28] Mặt khác các từ các bài viết, các nghiên cứu trước đây khẳng định rằng để phát triển ngành CTXH cũng rất cần đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH cho lực lượng cán bộ chuyên trách và không chuyên trách, cộng tác viên thôn bản sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về CTXH. Với những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức Công tác xã hội của cán bộ Phụ nữ cấp cơ sở” (nghiên cứu trường hợp huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định) để nghiên cứu. Thực hiện nghiên cứu này bản thân tôi mong muốn tìm hiểu nhận thức về kiến thức công tác xã hội của cán bộ phụ nữ cấp cơ sở, thông qua đó tìm hiểu nhu cầu cũng như những nhân tố tác động đến nhu cầu bồi dưỡng kiến thức CTXH của họ. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng kiến thức CTXH sao cho phù hợp với đối tượng phụ nữ cấp cơ sở tại Nam Trực nói riêng và tại các địa phương khác trong cả nước. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Một số kinh nghiệm về CTXH và đào tạo cán bộ CTXH trên thế giới. CTXH là một ngành nghề có từ lâu, phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trên một thế kỷ qua, khoa học và chuyên môn CTXH đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích cho con người. Đến nay CTXH có mặt tại 80 quốc gia trên thế giới đã và đang hỗ trợ cho người yếu thế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mang lại bình đẳng và công bằng xã hội. Với những ý nghĩa quan trọng đó, công tác xã hội đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếu thế (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, người nghèo,...). Tuy nhiên,do những hạn chế về chủ quan và khách quan, nên việc tìm kiếm các nguồn tư liệu, tài liệu liên quan đến nhu cầu bồi dưỡng kiến thức công tác xã hội cho đối tượng 7 là phụ nữ gặp một số khó khăn. Dưới đây là một số kinh nghiệm đào tạo bồi dưỡng các lĩnh vực của CTXH trên thế giới : Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CTXH tại Nga [13] Cũng như nhiều quốc gia khác tại Châu Âu, CTXH có lịch sử phát triển lâu đời tại Nga. Có thể thấy trong mỗi thời kỳ việc đào tạo CTXH có những đặc điểm riêng. Trong khuôn khổ luận văn này xin đề cập đến giai đoạn từ năm 1991 đến nay: Trong giai đoạn này CTXH đã được xây dựng theo mô hình mới và trở thành chuyên nghiệp. Năm 1991 Ủy ban Lao động và các vấn đề xã hội của Chính phủ đã có quyết định chính thức công nhận CTXH như một nghề chuyên nghiệp và đưa vào danh mục các nghề nghiệp của quốc gia (nhân viên CTXH, nhà giáo dục xã hội, các chuyên gia công tác xã hội…). Vào năm 1991, công tác xã hội đã được đào tạo 20 trường đại học khác nhau tại Liên bang Nga. Đến nay, CTXH đã được tổ chức đào tạo tại trên 200 cơ sở giáo dục đại học khác nhau. Hiện nay, CTXH ở Nga phát triển mạnh cả về lý luận và thực tiễn, các công trình nghiên cứu CTXH được triển khai ở hầu hết các lĩnh vực, các loại sách giáo khoa , tra cứu, chỉ dẫn , hướng dẫn về CTXH rất phong phú, CTXH với các đối tượng và khách hàng khác nhau như CTXH với phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người vô gia cư, các vấn đề của cá nhân và gia đình có nhu cầu phục vụ. Ở một khía cạnh khác, theo các chuyên gia xây dựng nhà nước pháp quyền của Liên bang Nga, cán bộ cơ sở đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội và chính đội ngũ cán bộ này là những người trực tiếp thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, nước Nga đặc biệt chú ý công tác đào tạo cán bộ cơ sở. Cán bộ cấp cơ sở của Liên bang Nga được đào tạo tại các trung tâm đào tạo trên toàn Liên bang Nga. Mỗi trung tâm được xây dựng trên cơ sở các trường Đại học, cao đẳng ở từng địa phương. Trực tiếp thực hiện các chương 8 trình nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp cơ sở là đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trung tâm đào tạo phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia hành chính ở các địa phương. Và đội ngũ cán bộ giảng dạy này được nâng cao trình độ chuyên môn theo các chương trình đào tạo riêng trong hệ thống đào tạo tại các viện, các trường đại học và cao đẳng của Nhà nước Nga như Viện Quản lý Kinh tế trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, Học viện Hành chính trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga, Học viện tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, … Trong quá trình đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho độ ngũ giáo viên, có sự tham gia của các chuyên gia hoạch định chiến lược đã từng soạn thảo các chương trình đào tạo cho hệ thống đào tạo cán bộ cấp cơ sở. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được tiếp cận những tri thức và thông tin mới nhất, trong đó chiếm vị trí đặc biệt là phương pháp đào tạo từ xa nhằm tạo ra một mội trường đào tạo có hiệu quả và quan trọng đối với cán bộ cấp cơ sở ở Liên Bang Nga cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó Nga đã từng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về đào tạo cán bộ cấp cơ sở. Nội dung chương trình tổng hợp này gồm có 2 phần. Phần 1, gọi là môđun Liên bang, là một hệ thống pháp lý thống nhất áp dụng trên toàn Liên bang Nga dùng cho hoạt động đào tạo cán bộ cấp cơ sở. Phần 2 gọi là các mô-đun bổ sung, bao gồm các tài liệu huấn luyện- đào tạo về phương pháp luận phản ánh đặc điểm cơ sở pháp lý, sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu quản lý của các cơ quan quản lý ở các địa phương làm cơ sở cho chương trình. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cán bộ cấp cơ sở, ngoài các chương trình đào tạo trên phạm vi toàn liên bang, ở các vùng và các khu vực của Liên bang Nga còn có các chương trình đào tạo riêng với nội dung phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã hội và cơ cấu quản lý của các địa phương tại khu vực đó. Theo các chuyên gia xây dựng nhà nước pháp quyền Nga, con người 9 thường sống và làm việc ở các thành phố và làng mạc khác nhau và chính họ mới là những chủ thể tạo dựng và phát triển tiềm lực kinh tế của quốc gia. Do đó, Liên bang Nga đã đề ra Chiến lược phát triển cấp cơ sở, hay còn gọi là Chiến lược tự quản lý địa phương - tập hợp các nguyên tắc pháp lý nhằm bảo đảm hoạt động có hiệu quả cho các cơ quan quản lý cấp cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, việc đào tạo cán bộ cấp cơ sở là nhiệm vụ tổ chức và kế hoạch cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Vì thế, việc cải cách hệ thống đào tạo cán bộ cấp cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để tạo ra thể chế dân chủ ở cấp cơ sở và cũng vì thế, đào tạo cán bộ cấp cơ sở là quá trình thường xuyên, quan trọng và rất cần thiết.[16] Tại Trung Quốc: Công tác xã hội phát triển tại Trung Quốc được bắt đầu từ nhu cầu của bệnh viện, của công đoàn, của nhà nghỉ và của các tổ chức Hội Phụ nữ. Hiện nay, nó đã phát triển nhanh chóng và gần 140 trường đại học tại Trung Quốc đã dạy CTXH. Kể từ năm 2005, Trung Quốc quan tâm hơn đến CTXH, nhiều ban CTXH đã được thành lập, nhiều trung tâm đã sử dụng nhân viên CTXH để giúp đỡ phát triển cộng đồng, nhiều mô hình CTXH có hiệu quả cũng đã được thiết lập tại đây. Các chuyên gia tại Trung Quốc cho rằng trong tương lai họ sẽ quan tâm đến các vấn đề trong đó cócác hoạt động phúc lợi cho các gia đình, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi. Bên cạnh đó còn đào tạo lại một số người đang hoạt động tại cộng đồng nông thôn về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng CTXH. Tại Nhật Bản: Tại Nhật bản, CTXH được phát triển chủ yếu vào khía cạnh phúc lợi như phúc lợi cho những người tàn phế về trí tuệ, thể xác, phúc lợi cho bà mẹ, trẻ em… Hiện nay, Nhật Bản có trên 100 trường đại học đào tạo cử nhân CTXH. Nhân viên CTXH đào tạo ở bậc cử nhân được đào tạo dựa trên phúc lợi xã hội. 10 Tại Hàn Quốc: Hàn Quốc CTXH giống Nhật Bản ở chỗ quan tâm đến phúc lợi xã hội, vì vậy các hoạt động đào tạo CTXH gắn với phúc lợi xã hội và phương tiện liên quan đến phúc lợi xã hội như phúc lợi trường học, phúc lợi trường học và phúc lợi chăm sóc. Năm 1937, trên thế giới có 83 trong số 189 trường công tác xã hội chỉ dành cho phụ nữ , chỉ có 9 trường dành cho nam giới, và được quan niệm rằng công tác xã hội là một nghề của nữ giới. Tại một số nước Châu Âu, trong đó có Áo, Pháp, Hungary, Italy, Nauy, Bồ Đào Nha, Romania và Thuỵ Sĩ, các trường đào tạo công tác xã hội chỉ dành cho phụ nữ. Bên cạnh đó, nhiều nhân vật tiên phong về công tác xã hội tại Bắc Mỹ và Châu Âu tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh dành quyền bầu cử và các quyền rộng rãi khác cho phụ nữ. Các quyền của phụ nữ như trong luật hôn nhân, quyền sở hữu tài sản, trong các vấn đề liên quan đến công việc, như trả lượng công bằng, luôn được những người thành lập công tác xã hội ủng hộ. Phạm vi tính chất nữ trong công tác xã hội là đặc trưng nổi bật.[38] Năm 1869 ở Luân Đôn (Anh), Hiệp hội các tổ chức từ thiện (viết tắt là Cos) ra đời bao gồm những người trí thức tình nguyện: Bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, luật sư... Họ gặp nhau và thăm hỏi những phụ nữ gặp khó khăn ở những khu ổ chuột, xóm lao động ....với những người gặp khó khăn. Phong trào Cos lan từ Anh sang Mỹ và hình thành đầu tiên ở Buffalo, thành phố Boston, bang Chicago (Mỹ). Năm 1898 ở New York (Mỹ) đã mở khóa bồi dưỡng nghiệp vụ đầu tiên “khóa học mùa hè cho các nhân viên hoạt động nhân đạo”. Năm 1950,trường đào tạo công tác xã hội đầu tiên ra đời tại Philippines và được đào tạo tại trường Đại học phụ nữ Philippines. Tại Đức, năm 1899 bắt đầu mở lớp đào tạo cho phụ nữ trẻ yêu thích công tác xã hội, tạo các cơ hội và nhiều công việc có ý nghĩa cho những phụ 11 nữ không có việc trong hầu hết các lĩnh vực, đây cũng là trường học đầu tiên tại Đức đào tạo về công tác xã hội.[38] Tại Đan Mạch, Manon Luttichau là cá nhân có ảnh hưởng nhất trong việc thiết lập nên công tác xã hội tại Đan Mạch. Hoạt động buổi đầu tại đó được thực hiện tại các khu nhà định cư dành cho phụ nữ trẻ, một số người mang thai và không có nơi nào để đến. Công tác xã hội cũng được thực hiện như “công tác đường phố” – ví dụ, hỗ trợ phụ nữ ở gần các nhà ga xe lửa.Từ năm 1922 đến 1932, Luttichau làm trợ lý cho tổ chức vì phụ nữ Đan Mạch. Trong những năm này, bà cũng tới một số nước, trong đó có Hoa Kỳ nhằm tích luỹ kiến thức và lòng đam mê để thiết lập nên ngành công tác xã hội tại Đan Mạch. [38] Công tác xã hội đã ra đời và phát triển trên thế giới từ những năm cuối thế kỷ XVIII cho đến nay nghề này đã trở thành phổ biến ở nhiều nước, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nhiều quốc gia. Theo tạp chí "Time Magazine" của Mỹ (2007), tại nước này, công tác xã hội là một trong 10 ngành có nhu cầu nhân sự cao nhất. Để thúc đẩy nghề công tác xã hội ngày càng chuyên nghiệp hoá, hỗ trợ tốt hơn cho những đối tượng yếu thế như những người nghèo, người cao tuổi, trẻ cần sự bảo vệ đặc biệt, người bị nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS... xã hội ngày càng quan tâm hơn đến việc sử dụng và đào tạo nhân lực công tác xã hội. Việc đào tạo công tác xã hội trên thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ ở cả nội dung khoa học, hình thức thực hành kỹ năng và đa dạng các cấp bậc đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng và xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá và những hệ luỵ của khủng hoảng kinh tế. Hiện nay, nguồn nhân lực công tác xã hội được được đào tạo ở nhiều cấp bậc chương trình khác nhau từ bậc học sơ cấp đến trung học, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ ở nhiều nước phát triển trên thế giới và trong khu vực như Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... và các nước đang phát triển như Philippine, Ấn Độ... 12 Như vậy có thể thấy rằng ngay từ rất sớm, các quốc gia đã quan tâm và phát triển ngành CTXH theo đặc thù riêng của từng đất nước và hướng đến hỗ trợ rất nhiều đối tượng trong đó có đối tượng là phụ nữ yếu thế như ở Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, có thể thấy công tác đào tạo cán bộ cấp cơ sở không chỉ có ở Việt Nam mà đã có ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở Nga. Họ coi đây là một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và phát triển đất nước. 2.2. Những nghiên cứu về nhu cầu bồi dưỡng công tác xã hội ở trong nước Nghiên cứu về nhu cầu đào tạo CTXH ở Việt Nam hiện nay có nhiều đề tài ở các lĩnh vực khác nhau. Sau đây là một số nghiên cứu tiêu biểu: Nghiên cứu của trường Cao đẳng Lao động – Xã hội (nay là Trường Đại học Lao động – Xã hội) năm 1997 với trên 234 khách thể là cán bộ đang công tác tại ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã cho thấy 100% những người được hỏi cho rằng công việc họ đang làm là cần thiết và rất cần thiết. Một trong những khó khăn mà họ gặp phải trong thực hiện công việc này là sự thiếu kiến thức và kỹ năng trong công tác trợ giúp những nhóm đối tượng. Đại đa số họ (87%) tuy có kinh nghiệm và lòng yêu thích nghề nghiệp, song việc thiếu kiến thức, kỹ năng như một rào cản lớn đối với họ. Một nghiên cứu khác tại trường Cao đẳng Lao động- Xã hội tiến hành năm 2000 với trên 400 cán bộ làm công tác với trẻ em ở các ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (trước đây), Hội Phụ nữ, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên... cho thấy 100% số người được hỏi cho rằng họ rất cần kỹ năng nghiệp vụ Công tác xã hội như kỹ năng làm việc, hỗ trợ cá nhân, hỗ trợ nhóm, làm việc với cộng đồng, phát triển cộng đồng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng phần đông trong số họ được đào tạo ở các ngành khác nhau, không ít người được đào tạo về kỹ sư máy, nông nghiệp, kế toán, số còn lại về kinh tế, giáo dục, một số ít từ các khoa học cơ bản như xã 13 hội học, tâm lý học. Chỉ có rất ít số họ được tập huấn một số nội dung liên quan tới chuyên môn công tác xã hội. (Nguyễn Hải Hữu, 2008) Năm 2013, Trường cao đẳng sư phạm Trung ương đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Công tác xã hội trong trường học hiện nay”, nghiên cứu tại 3 trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy và Từ Liêm, Hà Nội (Trường THCS Nghĩa Tân, Trường THCS Cổ Nhuế, Trường THCS Yên Hòa). Đề tài nghiên cứu tập trung xác định nhu cầu của công tác xã hội với các vấn đề như nhu cầu sử dụng cán bộ công tác xã hội với tư cách là cán bộ chuyên trách, nhu cầu tư vấn hỗ trợ theo vụ việc và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ về kiến thức, kỹ năng công tác xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 trường THCS trên đều đang có nhu cầu sử dụng cán bộ công tác xã hội trong trường học với tư cách là nhân viên chuyên trách được tuyển dụng và trả lương bởi nhà trường là rất lớn. Các ý kiến khảo sát đều đánh giá tính cần thiết cấp bách của nhân viên CTXH trong trường học. Sách chuyên khảo “Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế lí luận và thực tiễn do PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà làm chủ biên, Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách nêu cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới CTXH tại Việt Nam hiện nay, đồng thời cuốn sách còn đề cập đến kinh nghiệm xây dựng và phát triển CTXH ở một số quốc gia và châu lục trên thế giới như: Liên Bang Nga; Mỹ, Anh, Úc, Philipines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nhu cầu hoạt động CTXH trong một số lĩnh vực tại Việt nam hiện nay như: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội với xóa đói giảm nghèo, nhu cầu hoạt động công tác xã hội với lĩnh vực chăm sóc trẻ em, nhu cầu hoạt động công tác xã hội chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nhu cầu hoạt động công tác xã hội với thanh niên, nhu cầu hoạt động công tác xã 14 hộivới trợ giúp pháp lý, nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, nhu cầu hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công tác xã hội. Đặc biệt liên quan đến vấn đề này, ngày 25/3/2010, Thủ tướng chính phủ đã Phê duyệt “Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020” tại Quyết định số 32/2010/QĐ- TTg và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/05/2010, đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển công tác xã hội ở Việt Nam. Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Đề án 32 khuyến khích sự gia của các tổ chức vào việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về nghề công tác xã hội; xây dựng, hoàn chỉnh chương trình, nội dung đào tạo và dạy nghề công tác xã hội. Đề án tạo bước ngoặt thay đổi căn bản nghề Công tác xã hội ở Việt Nam, khảng định sự phát triển vững mạnh ngành công tác xã hội tại Việt Nam, đề án đã đi vào cuộc sống, góp phần trong việc chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Hiện nay, một trong những phương hướng triển khai Đề án 32 giai đoạn 2015 – 2020 là tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động thương binh và Xã hội các cấp. Điều này tạo tiền đề cho đề tài nghiên cứu mang tính khả thi và đạt kết quả cao. Ở một khía cạnh khác, ngày 2 tháng 6 năm 2008 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 664/2008/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Hội liên hiệp Phụ nữ cấp quận, huyện, xã, phường, 15 thị trấn” giai đoạn 2018 – 2012. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đóng vai trò là đơn vị chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Sau 5 năm triển khai thực hiện, kết quả thu được từ hoạt động theo Đề án là rất đáng khích lệ, trình độ, năng lực cán bộ Hội các cấp đã từng bước được nâng lên đáng kể, nhất là cấp cơ sở. Tuy nhiên so với nhu cầu được tham gia đào tạo, bồi dưỡng và yêu cầu về năng lực chuyên môn của cán bộ Hội trong tình hình mới đã được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012 – 2017); những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2007 – 2012 còn khá khiêm tốn, nhiều cán bộ thiếu cả kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Kết quả thực hiện đề án cũng chỉ ra tại cấp cơ sở hiện nay, vẫn còn nhiều cán bộ Hội có học vấn thấp, việc tham mưu, phối hợp chỉ đạo, điều hành tổ chức các hoạt động còn lúng túng. Đề án hiện tại chỉ nhấn mạnh đến bồi dưỡng cơ bản về công tác phụ nữ chưa đề cập đến bồi dưỡng kiến thức liên quan đến công tác xã hội. Tuy nhiên đề án cũng nhấn mạnh rằng muốn đội ngũ cán bộ làm tốt công tác Hội cần phải được đào tạo, bồi dưỡng ngoài kiến thức cơ bản về công tác phụ nữ cần bồi dưỡng thêm các kiến thức chuyên môn khác. Ngoài Đề án và các công trình nghiên cứu trên trên, chúng ta không thể không nhắc đến đóng góp của công trình nghiên cứu: “Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ công chức Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Anh được đăng trên bản tin nghiên cứu khoa học – Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Số 5 - 2010) , nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng trình độ kiến thức, trình độ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và từ đó tìm hiểu nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ. Nghiên cứu cũng chỉ ra những tồn tại trong công tác đào tạo, về nhận thức, về nguồn nhân lực, chương trình tài liệu đào tạo bồi dưỡng. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất 16 lượng đào tạo bồi dưỡng hiệu quả. Năm 2009, Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ, Trường cán bộ Phụ nữ Trung ương (hiện nay là Học viện Phụ nữ Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phụ nữ của cán bộ Hội cơ sở” tại tỉnh Nghệ An nhằm tìm hiểu và xác định những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng của cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt. Từ đó đề kiến nghị một số giải pháp để cải thiện tình trạng trên. Tuy nhiên, nghiệp vụ công tác phụ nữ mà đề tài đề cập lên quan chủ yếu đến kỹ năng tuyên truyền, chính sách pháp luật, xây dựng mạng lưới hoạt động, điều hành câu lạc bộ, làm việc nhóm, tổ chức hoạt động văn hóa quần chúng, kỹ năng viết báo cáo, trình bày,tham gia góp ý văn bản chứ chưa đề cập đến nhu cầu bồi dưỡng kiến thức về công tác xã hội . Mặt khác kết quả nghiên cứu khẳng định rằng, muốn làm tốt công tác phụ nữ thì nhất thiết phải được bồi dưỡng kiến thức để đạt hiệu quả trong công tác hội. Liên quan đến vấn đề này, nghiên cứu tổng quát “Nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển công tác xã hội ở Việt Nam” thông qua đề án do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) cùng phối hợp với Ủy Ban Dân số, Gia đình và trẻ em (CPFC) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) thực hiện với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) tiến hành nghiên cứu trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Lạng Sơn, Tp Hồ Chí Minh, và Đồng Tháp năm 2005. Nghiên cứu đã đánh dấu những bước đi quan trọng trong sự phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra thực trạng phát triển công tác xã hội ở Việt Nam bằng kết quả định lượng. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra bối cảnh phát triển công tác xã hội gắn với các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, công bằng trong việc tiếp cận với lợi ích từ sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu cũng đặt ra những câu hỏi để phát triển công tác xã hội ở Việt Nam như nhiệm vụ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan