Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhật bản với tiến trình liên kết ở đông á từ năm 1990 đến 2009...

Tài liệu Nhật bản với tiến trình liên kết ở đông á từ năm 1990 đến 2009

.PDF
174
532
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---*--- NGÔ PHƯƠNG ANH NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---*--- NGÔ PHƯƠNG ANH NHẬT BẢN VỚI TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á TỪ NĂM 1990 ĐẾN 2009 Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60.31.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ Hà Nội - 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Tiến trình liên kết ở Đông Á sau Chiến tranh Lạnh 9 1.1. Những nhân tố cơ bản thúc đẩy hình thành tiến trình liên kết ở Đông Á 9 sau Chiến tranh Lạnh 1.1.1 Quan niệm về Đông Á và tác động của tình hình thế giới đến khu vực Đông Á 9 sau Chiến tranh Lạnh 1.1.2. Những tiền đề thúc đẩy sự hình thành tiến trình liên kết ở Đông Á 15 1.2. Thực trạng về sự hình thành và phát triển của tiến trình liên kết ở Đông 22 Á sau Chiến tranh Lạnh 1.2.1. Giai đoạn 1990 - 1997: Thành lập Nhóm kinh tế Đông Á (EAEG) và Diễn 22 đàn kinh tế Đông Á (EAEC) 1.2.2. Giai đoạn 1997 - 2010: Hình thành ASEAN+3 và Thượng đỉnh Đông Á 25 (EAS) Chương 2: Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á sau Chiến tranh Lạnh 35 2.1. Mục đích và quan điểm của Nhật Bản về liên kết ở Đông Á sau Chiến 35 tranh Lạnh 2.1.1. Mục đích của Nhật Bản trong quá trình tham gia hợp tác khu vực 35 2.1.2. Quan điểm của Nhật Bản về liên kết ở Đông Á 45 2.2. Những đóng góp của Nhật Bản trong việc thúc đẩy liên kết ở Đông Á 65 sau Chiến tranh Lạnh 2.2.1. Nhật Bản trong hợp tác ASEAN+1 65 2.2.2. Nhật Bản thúc đẩy hợp tác tiểu vùng ở Đông Á 68 2.2.3. Đóng góp của Nhật Bản trong định hướng đường lối và thúc đẩy hợp tác 71 ASEAN+3 2.2.4. Nhật Bản thúc đẩy liên kết ở Đông Á thông qua các Hội nghị thượng đỉnh 75 Đông Á (EAS) 2.2.5. Nhật Bản đề xuất khuôn khổ hợp tác Đông Bắc Á 78 Chương 3: Triển vọng về vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết 81 ở Đông Á thập niên thứ hai của thế kỷ XXI và đối sách của Việt Nam 3.1 Triển vọng về vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết ở Đông Á 81 đến năm 2020 3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn tác động đến vai trò của Nhật Bản trong tiến 81 trình liên kết ở Đông Á 3.1.2 Dự báo vai trò của Nhật Bản đối với tiến trình liên kết ở Đông Á trong thập 97 niên thứ hai của thế kỷ XXI 3.2 Đối sách của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản nhằm hướng tới một 105 liên kết Đông Á vững mạnh 3.2.1 Vai trò và lợi ích của Việt Nam khi tham gia tiến trình liên kết khu vực 105 3.2.2 Khuyến nghị định hướng quan hệ với Nhật Bản đến năm 2020 109 Kết luận 116 Tài liệu tham khảo 119 Phụ lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asean Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á AEM Asean Economics Minister Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AJCEP Asia-Japan Council on Economic Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện Priorities Nhật Bản - ASEAN AJFTA Asia-Japan Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản AMF Asean Monetary Fund Quỹ Tiền tệ châu Á AMM Asean Ministerial Meeting Hội nghị ngoại trưởng ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ARF Asean Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. ASEAN+3 ASEM The Asia-Europe Meeting Tiến trình hợp tác Á - Âu Châu Á - Thái Bình Dương CA-TBD CEPEA Comprehensive Economic Partnership in East Asia Đối tác Kinh tế Toàn diện Đông Á CMI Chiang Mai Initiative Sáng kiến Chiềng Mai DPJ Democratic Party of Japan Đảng Dân chủ Nhật Bản EAC East Asia Community Cộng đồng Đông Á EAEC East Asia Economic Caucus Diễn đàn kinh tế Đông Á EAEG East Asia Economic Group Nhóm kinh tế Đông Á EAFTA East Asia Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Đông Á EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á EASG East Asia Study Group Nhóm Nghiên cứu Đông Á EAVG East Asia Vision Group Nhóm Tầm nhìn Đông Á EPA Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế ERIA EWEC Economic Research Institute for Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế ASEAN and East Asia Đông Á và ASEAN European Union Liên minh Châu Âu (Liên hiệp ChâuÂu) East-West Economic Corridor Hành lang kinh tế Đông-Tây FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Area Thỏa thuận thương mại song phương GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng. IAEA International Atomic Energy Agency Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế JSEPA Japan-Singapore Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản-Singapore LDP Liberal Democratic Party Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản LHQ United Nations (UN) Liên Hợp Quốc NAFTA North America Free Trade Agreement Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ NEAT Network of East Asia Thinktank Mạng lưới tư vấn Đông Á ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức VJEPA Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement WB World Bank Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới EU MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đông Á (bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á) là một bộ phận trọng yếu của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD). Là nơi tập trung 65% GDP của thế giới, 55% giá trị thương mại toàn cầu, 50% tổng giá trị các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đông Á đang được mệnh danh là “khu vực của thế kỷ XXI” [38, tr.129]. Nằm ở bờ Đông của lục địa Á - Âu, nơi đây là điểm giao thoa, đan xen lợi ích chiến lược của các cường quốc hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, đồng thời cũng là nơi đang nổi lên xu hướng liên kết khu vực khá mạnh mẽ (ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS.v.v.). Sự trỗi dậy và gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng của Trung Quốc, cùng những nỗ lực của Mỹ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á trong việc tiếp tục duy trì vị thế vốn có của mình ở Đông Á, đã và đang làm phong phú thêm bức tranh hợp tác an ninh - chính trị, kinh tế vốn mang nhiều màu sắc tại khu vực này. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cơ hội mới cho sự hợp tác đa phương vì an ninh và phát triển của mỗi nước cũng như trong toàn khu vực đã trở thành nhu cầu cấp thiết ở Đông Á. Trong quá trình này, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng một vai trò quan trọng, là tâm điểm thu hút các nước lớn khác trong khu vực hòa nhập vào quỹ đạo của hợp tác Đông Á. Ý tưởng của cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad về việc thành lập Nhóm kinh tế Đông Á (EAEG) đầu những năm 1990 đã góp phần bồi đắp cho “chủ nghĩa khu vực Đông Á” những bước tiến đầu tiên. Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997-1998, nhận thức của các quốc gia trong khu vực về nhu cầu liên kết càng rõ hơn bao giờ hết. Cơ chế hội nghị cấp cao ASEAN+3 thành lập cuối năm 1997, đã đưa ra văn kiện “Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á”, đánh dấu một bước tiến nữa trong nhận thức về liên kết khu vực. Nhiều cơ chế hợp tác kinh tế, tài chính trong khuôn khổ ASEAN+3 đã ra đời, cùng với Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), làm cơ sở cho liên kết Đông Á ở các cấp độ và lĩnh vực sâu rộng hơn. Có thể thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, bức tranh liên kết ở Đông Á đang ngày càng trở nên đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến 1 tạo dựng nền tảng nhằm nâng cao tính khả thi của việc hình thành hợp tác Đông Á, Đông Á vẫn là một trong những nơi tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức đối với tiến trình liên kết và hội nhập toàn khu vực. Các quan điểm, chính sách và động thái của từng quốc gia đóng vai trò mấu chốt, có thể thúc đẩy hay kìm hãm bước phát triển của tiến trình này. Việc nghiên cứu và đề xuất những hướng đi thích hợp để tiến trình liên kết ở Đông Á đạt được hiệu quả là trách nhiệm của tất cả các quốc gia trong khu vực, là mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với những cường quốc hàng đầu. Cũng như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, Nhật Bản là một thành viên của Đông Á. Với mục tiêu thoát khỏi sự khống chế của Mỹ, trở thành một cường quốc chính trị có vị trí quan trọng tại CA-TBD, Nhật Bản đánh giá rất cao ý nghĩa của tiến trình liên kết Đông Á. Trên thực tế, nước này đã điều chỉnh chính sách “quay về với Châu Á” trong rất nhiều lĩnh vực, nhất là từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Quan điểm, chính sách cũng như những đóng góp thực tiễn đầy ý nghĩa của Nhật Bản chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với tiến trình liên kết ở Đông Á nói chung và ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc gia Đông Á nói riêng, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực vươn lên, phấn đấu hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Việt Nam đang thực hiện phải được tiến hành đồng thời với nhiệm vụ mở rộng quan hệ chính trị, đối ngoại quốc tế. Việc nghiên cứu về quan điểm, vai trò và những đóng góp của Nhật Bản đối với tiến trình liên kết ở Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là việc làm hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta, nhất là trong thời điểm Việt Nam đang đổi mới, hội nhập với thế giới, nhằm khẳng định vị thế của mình tại các diễn đàn khu vực và trên trường quốc tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần làm phong phú hơn những hiểu biết về Nhật Bản, đặc biệt là chính sách đối ngoại của quốc gia này trong khu vực Châu Á. Việt Nam sẽ hoạch định được những chiến lược ngoại giao hợp lý nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Nhật Bản, trên cơ sở song phương và đa phương, trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà hai nước cùng tham gia. 2 Xuất phát từ những nhận thức trên, tác giả đã chọn đề tài “Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á từ năm 1990 đến 2009” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Châu Á học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Như trên đã trình bày, việc tìm hiểu về tiến trình liên kết ở Đông Á đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, chú ý của lãnh đạo các nước trong khu vực. Đồng thời, đây cũng là một đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà chuyên môn trong và ngoài nước nghiên cứu. Đã có không ít các công trình nghiên cứu bàn về vấn đề này tại Việt Nam, tiêu biểu như: Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao “Cộng đồng Đông Á: Quá trình hình thành và triển vọng”; Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Hướng tới Cộng đồng Đông Á: Cơ hội và thách thức” của Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn; Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Hướng tới Cộng đồng Đông Á: Thách thức và triển vọng” của Viện khoa học xã hội Việt Nam; Đề tài cấp Bộ của Viện Quan hệ quốc tế (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh) “Quá trình hình thành Cộng đồng Đông Á và vai trò của nó đối với sự phát triển của khu vực” v.v. Các đề tài này bàn về những tiền đề, cơ sở tác động đến quá trình hình thành Cộng đồng Đông Á, đồng thời có nêu khái quát khó khăn, trở ngại và đề xuất hướng giải quyết những thách thức gặp phải trong quá trình xây dựng Cộng đồng. Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành và các cuộc hội thảo, nhiều tác giả cũng có bài viết tìm hiểu về ý tưởng và thực tiễn quá trình hợp tác Đông Á như: “Quá trình hình thành và tiến triển của ý tưởng hợp tác Đông Á ở nửa đầu những năm 90 của thế kỷ XX” của PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ, đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số tháng 3-2007; “Tiến trình xây dựng Cộng đồng Đông Á: Động lực và trở ngại” của tác giả Luận Thùy Dương in trên Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 64; “Liên kết Đông Á: Triển vọng và thách thức chủ yếu” của TS. Trần Quang Minh, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9 (69), 2006 v.v. Nội dung của các bài viết này có đề cập đến quá trình hợp tác ở khu vực Đông Á từ những năm đầu thế kỷ XX và tương lai hợp tác khu vực, cùng với những triển vọng tích cực hướng tới việc xây dựng Cộng đồng Đông Á. 3 Kết quả nghiên cứu của các học giả nước ngoài cũng rất đáng quan tâm như: “ASEAN’s Diplomatic and Security Culture: Origins, Development and Prospects”, (Ngoại giao ASEAN và văn hóa an ninh: Nguồn gốc, sự phát triển và tương lai, của Jurgen Haacke); Advancing East Asian Regionalism (Chủ nghĩa Đông Á tiến bộ, của Melissa G. Curley and Nicholas Thomas); cùng một số tác phẩm của các học giả Nhật Bản như: “Constructing an ‘East Asian’ concept and growing regional identity: from EAEC to ASEAN+3” (Xây dựng khái niệm ‘Đông Á’ và gia tăng tính đồng nhất lãnh thổ: Từ EAEC đến ASEAN+3, của Takashi Terada); “Toward a Principled Integration of East Asia: Concept of an East Asia Community” (Hướng tới sự liên kết mang tính nguyên tắc của Đông Á: Khái niệm về ‘Cộng đồng Đông Á’, của Yamada Takio); “東アジア共同体への 道 (中央大学政策文化総合研究所研究叢書)” (Con đường hướng tới Cộng đồng Đông Á, của 滝田 賢治); ASEAN 経済共同体―東アジア統合の核とな りうるか (Cộng đồng kinh tế ASEAN - Có thể trở thành hạt nhân của liên kết Đông Á?, của tập thể các tác giả 石川 幸一, 助川 成也, 清水 一史) v.v. Các tác phẩm trên cơ bản tập trung nghiên cứu về tính khả thi của hợp tác khu vực Đông Á, từ khái niệm, nguồn gốc tới quá trình hình thành Cộng đồng. Tùy thuộc vào góc độ, mục đích nghiên cứu, tiền đề tiếp cận của từng tác giả mà mỗi công trình lại có những cách phân tích, đánh giá khác nhau. Nhìn chung các công trình trên đã đề cập đến liên kết khu vực Đông Á với một cách nhìn tổng thể, bao gồm cả những thuận lợi và hạn chế trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về tiến trình liên kết ở Đông Á qua cách tiếp cận từ một thành viên cụ thể, có vai trò quan trọng trong khu vực, như Nhật Bản. Mặc dù vậy, những công trình khoa học này đã có tác dụng gợi mở lớn, là nguồn tham khảo giá trị để tác giả kế thừa và phát triển hướng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. Riêng đối với các tác phẩm nghiên cứu về Nhật Bản, gần đây, cũng có nhiều công trình khoa học viết về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, được công bố và đăng tải trên các tạp chí, các ấn phẩm trong và ngoài nước. Có thể liệt kê một số bài viết, công trình ở nước ngoài như: “Japanese Foreign Policy Today” 4 (Chính sách đối ngoại ngày nay của Nhật Bản, của Inoguchi Takashi and Purnedra Jain); “Japan’s Foreign policy After the Cold War: Coping with changes” (Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh Lạnh: Đối phó với những thay đổi, của Edward Lincoln); “Japan’s role in global politics” (Vai trò của Nhật Bản trong nền chính trị toàn cầu, của Samuel P. Hungtington); “Japan’s Foreign Policy in the 1990s” (Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1990, của Reinhard Drifte); “Japan’s role in the maintenace of International Peace and Security” (Vai trò của Nhật Bản trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, của Bộ ngoại giao Nhật Bản); “The role of Japan and United States in Asia” (Vai trò của Nhật Bản và Mỹ ở Châu Á, của Sung Han Kim).v.v. Các tác phẩm này tập trung phân tích chính sách đối ngoại nói chung và khái quát vai trò của Nhật Bản trong nền chính trị khu vực thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra tác giả cũng tham khảo một số nghiên cứu của các học giả Nhật Bản như: 日・中・韓のナショナリズム―東アジア共同体への道 (Chủ nghĩa dân tộc của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc - Con đường đến với Cộng đồng Đông Á, của 松本 健一); 東アジア共同体―経済統合のゆくえと日本 (Cộng đồng Đông Á - Hướng tới hợp tác kinh tế và Nhật Bản, của 谷口 誠); 東 アジア共同体―強大化する中国と日本の戦略 (Cộng đồng Đông Á - Trung Quốc lớn mạnh và chiến lược của Nhật Bản, của 小原 雅博); 東アジア共同体 の可能性―日中関係の再検討 (Tính khả thi của Cộng đồng Đông Á - Xem xét lại mối quan hệ Trung-Nhật, của 佐藤 東洋士 và 李 恩民); 日朝関係と六者協 議―東アジア共同体をめざす日本外交とは (Quan hệ Nhật - Hàn và Hội nghị sáu bên - Ngoại giao Nhật Bản nhằm hướng tới Cộng đồng Đông Á, của 日 朝国交促進国民協会); 東アジア共同体と日本の針路 (Cộng đồng Đông Á và lộ trình của Nhật Bản, của tập thể tác giả 青木 保, 白井 早由里, 神保 謙, 浦田 秀次郎, 福島 安紀子) v.v. Từ cách tiếp cận tổng thể và góc nhìn quốc gia, các nghiên cứu trên nhấn mạnh mối quan hệ giữa ba cường quốc Đông Bắc Á trong tương quan hợp tác khu vực, từ đó đề xuất hướng phát triển của Nhật Bản trong tiến trình liên kết Đông Á. 5 Việt Nam cũng có nhiều bài nghiên cứu và tác phẩm mang tính học thuật cao viết về Nhật Bản, về chính sách đối ngoại của quốc gia này đối với thế giới và khu vực, nổi bật là: “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại Châu Á” của Đỗ Ngọc Quang, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8, 2007; “Vài nét về chính sách đối ngoại và an ninh của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Yukio Hatoyama” của Lê Linh (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, 1, 2010); “Về chính sách đối ngoại của Thủ tướng Nhật Bản J. Koizumi” của PGS.TS. Hà Mỹ Hương (Tạp chí Cộng sản, 35, 2002); “Chính sách đối ngoại Đông Nam Á của Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đối với ba nước Đông Dương giai đoạn sau Chiến tranh lạnh” của PGS.TS. Hoàng Thị Minh Hoa (Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, 6, 2008); Tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam, Chính sách ngoại giao của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe; Quan điểm của Nhật Bản về Liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa của TS. Trần Quang Minh.v.v. Những công trình này đã cung cấp cho độc giả, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, những nét cơ bản về tình hình phát triển và chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh. Mặc dù vậy, các nghiên cứu đó mới chỉ tập trung tìm hiểu chính sách đối ngoại nói chung của Nhật Bản chứ chưa phân tích về những ảnh hưởng và vai trò của nước này trong hợp tác khu vực một cách cụ thể, toàn diện. Kế thừa các công trình nghiên cứu của giới học giả trong và ngoài nước, tác giả đã thực hiện đề tài “Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á từ năm 1990 đến 2009” với mục đích tìm hiểu về quan điểm, chính sách, mục tiêu cũng như những đóng góp của cường quốc kinh tế hàng đầu Châu Á này với liên kết ở khu vực Đông Á trong suốt 20 năm qua. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu về mục đích, các quan điểm cùng những đóng góp của Nhật Bản đối với tiến trình liên kết ở khu vực Đông Á trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2009; dự báo vai trò của Nhật Bản trong hợp tác Đông Á và đề xuất một số đối sách của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản hướng tới một liên kết Đông Á vững mạnh. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Phân tích những nhân tố thúc đẩy hình thành tiến trình liên kết ở Đông Á từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. - Tìm hiểu thực trạng sự hình thành và phát triển của tiến trình liên kết ở Đông Á sau Chiến tranh Lạnh. - Hệ thống hóa và phân tích một số quan điểm, chính sách cơ bản đối với tiến trình liên kết khu vực Đông Á mà Nhật Bản đã thực hiện trong giai đoạn 1990 - 2009, đánh giá mục đích cùng những đóng góp của Nhật Bản trong việc thúc đẩy sự thành công của tiến trình hợp tác. - Nhận định về những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết ở Đông Á, trên cơ sở đó dự báo vai trò của Nhật Bản đối với hợp tác khu vực trong thời gian tới. - Đề xuất đối sách của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản góp phần thúc đẩy liên kết Đông Á thành công. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quan điểm, chính sách và những đóng góp chủ yếu của Nhật Bản đối với tiến trình liên kết khu vực Đông Á trong giai đoạn 1990 - 2009. Vấn đề được tiếp cận là các quan điểm, chính sách của Chính phủ Nhật Bản ban hành qua từng thời kỳ, kết quả việc thực hiện các chính sách đó dựa trên những đóng góp cụ thể của nước này trong hợp tác khu vực.v.v. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu mục đích, quan điểm và những đóng góp của Nhật Bản trong tiến trình liên kết khu vực ở Đông Á thông qua các diễn đàn như: ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, Hợp tác tiểu vùng, Hợp tác Đông Bắc Á, từ năm 1990 đến năm 2009. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu - Cơ sở lý luận: Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, về nhà nước và giai cấp, về thời đại.v.v. Vận dụng tri thức của chuyên ngành quan hệ quốc tế và các văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quan hệ đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; vận dụng 7 tổng hợp các phương pháp cụ thể như diễn dịch - quy nạp, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu; các phương pháp định lượng như thống kê, dự báo.v.v. để nghiên cứu và trình bày nội dung luận văn. - Nguồn tài liệu: Do không có điều kiện thuận lợi, được tiếp cận trực tiếp nguồn tài liệu trên đất nước Nhật Bản, tác giả tìm hiểu về nội dung luận văn qua việc khai thác các nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, cùng một số trang web của Nhật Bản đề cập đến quan điểm, chính sách đối ngoại của các Đảng cầm quyền và Chính phủ nước này. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo và kế thừa nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa và phân tích các quan điểm, chính sách của Chính phủ Nhật Bản về liên kết Đông Á; tìm hiểu nhằm đưa ra những đánh giá khách quan về mục đích và những đóng góp của Nhật Bản với tiến trình này; dự báo về vai trò của Nhật Bản trong hợp tác khu vực, từ đó đề xuất một số khuyến nghị thúc đẩy quan hệ Việt - Nhật trong liên kết Đông Á. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu liên quan tới vấn đề này. - Về thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, ứng dụng vào việc tăng cường và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác truyền thống Việt Nam - Nhật Bản, vì mục tiêu chung xây dựng một khu vực Đông Á bền vững, từ đó tạo ra những nhân tố quan trọng đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong thời kỳ mới. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương, với nội dung các chương như sau: Chương 1: Tiến trình liên kết ở Đông Á sau Chiến tranh Lạnh Chương 2: Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á sau Chiến tranh Lạnh Chương 3: Triển vọng về vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết ở Đông Á thập nhiên thứ hai của thế kỷ XXI và đối sách của Việt Nam 8 CHƯƠNG 1 TIẾN TRÌNH LIÊN KẾT Ở ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH 1.1 Những nhân tố cơ bản thúc đẩy hình thành tiến trình liên kết ở Đông Á sau Chiến tranh Lạnh 1.1.1 Quan niệm về Đông Á và tác động của tình hình thế giới đến khu vực Đông Á sau Chiến tranh Lạnh * Quan niệm về Đông Á Để làm rõ sự hình thành và phát triển của tiến trình liên kết ở Đông Á, trước hết cần thống nhất một số quan niệm liên quan đến đề tài. Gần đây quan niệm “Đông Á” được đề cập đến ngày càng thường xuyên hơn trong các hội thảo khoa học và trên các diễn đàn quốc tế. Đồng thời, xét trên bình diện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế.v.v, quan niệm này cũng được diễn giải theo nhiều phương thức, tùy thuộc từng góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau của các học giả. Có thể liệt kê một vài quan niệm xung quanh vấn đề “chủ nghĩa khu vực Đông Á”, chẳng hạn như “Chủ nghĩa khu vực Đông Á” (East Asian Regionalism), “Khu vực hóa Đông Á” (East Asian Regionalization), “Cộng đồng Đông Á (East Asian Community), “Phục hưng Châu Á” (Asian Renaissance), “Chủ nghĩa Châu Á mới” (New Asianism), “Bản sắc Đông Á” (East Asian Identify).v.v. Quan niệm “Đông Á” được đề cập đến lần đầu tiên trong khái niệm “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á” (大東亜共栄圏 Đại Đông Á cộng vinh quyền) do Nhật Bản đề xướng năm 1940. Đây là một khẩu hiệu được Chính phủ và quân đội Nhật Bản đưa ra trong bối cảnh Nhật mở rộng cuộc chiến tranh CA-TBD với mong muốn tạo dựng một "khối các quốc gia Châu Á do Nhật Bản lãnh đạo và không phụ thuộc sức mạnh phương Tây". Đại Đông Á được Nhật Bản đề cập đến chỉ bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, và Triều Tiên. Thực chất Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á chỉ là một dạng khác của chủ nghĩa đế quốc vốn dĩ được phương Tây áp dụng trước đó không lâu. Khái niệm này được dùng để biện hộ cho sự xâm lược của Nhật Bản tại Đông Á từ thập niên 1930 cho đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai và thuật ngữ này tương đối có ảnh hưởng. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khái niệm Đông Á lại được hiểu là để chỉ khu vực địa lý Đông 9 Bắc Á như hiện nay bao gồm Nhật Bản, hai miền Triều Tiên (Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc), Trung Quốc (ngoại trừ tỉnh Thanh Hải, các khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng), Đài Loan và Hồng Kông. Đông Nam Á được coi là một khu vực địa lý riêng biệt, không nằm trong Đông Á. Theo quan điểm đó, khu vực Đông Á là một khu vực đông dân cư nhất thế giới, chiếm khoảng 40% dân số Châu Á, với mật độ dân số dày đặc (khoảng 230 người/km2). Sau Chiến tranh Lạnh, việc xác định ranh giới địa lý của khu vực Đông Á trở nên rõ ràng hơn, với quan điểm cho rằng khu vực Đông Á là khu vực địa lý bao gồm ba nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và các nước Đông Nam Á. Theo quan điểm này, khu vực Đông Á là một vùng rộng lớn về mặt địa lý, chiếm nửa số dân trên thế giới và có nền văn minh lâu đời. Ngoài những quan niệm đã nêu trên về phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Á, cũng có một số ý kiến khác cho rằng khu vực Đông Á bao gồm các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á và các quốc gia khác như Australia, New Zealand, phần cực đông của Nga.v.v. Hoặc cho rằng Đông Á không chỉ có những quốc gia trên bản đồ địa lý lãnh thổ, mà còn bao gồm cả các quốc gia khác thuộc khu vực Bắc Á, Nam Á, những quốc gia có cùng chung ý tưởng và hành động tiến tới xây dựng một khu vực hợp tác toàn diện. Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về giới hạn các thành viên của khu vực Đông Á. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, với mục tiêu nghiên cứu về liên kết khu vực, khuôn khổ thích hợp nhất cho một khu vực Đông Á có thể bao gồm Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN. Đây là những quốc gia có sự tương tác tương đối chặt chẽ và đang có xu hướng tăng cường liên kết khu vực. Chính vì lẽ đó, trong giới hạn phạm vi luận văn, tác giả chỉ muốn đề cập đến khu vực Đông Á với cách tiếp cận như trên. Ngoài ra, gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn khoa học, nhiều học giả có sử dụng khái niệm “Cộng đồng Đông Á”, nhưng vì đến nay cộng đồng này vẫn chỉ là một khái niệm chứ chưa phải là một thiết chế, nên để tránh những hiểu lầm về mặt ngữ nghĩa, tác giả sẽ dùng thuật ngữ “Liên kết Đông Á” hay “Hợp tác Đông Á” trong phạm vi nội dung của luận văn. 10 * Tác động của tình hình thế giới đến khu vực Đông Á sau Chiến tranh Lạnh Một là, xu hướng đa trung tâm quyền lực. Hiện nay, môi trường an ninh chính trị khu vực chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố tác động, mà trước hết phải kể đến là xu hướng đa trung tâm quyền lực. Chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực Xô - Mỹ tan rã năm 1991 đưa thế giới bước vào thời kỳ quá độ với một diện mạo mới. Thực tế cho thấy, từ sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ tạm thời có lợi thế để trở thành siêu cường duy nhất với sức mạnh vượt trội so với các nước trên nhiều lĩnh vực và đang nắm quyền chủ đạo trên chính trường quốc tế. Ngoài vai trò là một nền kinh tế đứng đầu thế giới, Mỹ còn là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), là thành viên quan trọng và chủ chốt của các tổ chức kinh tế và định chế tài chính quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB). Mỹ là một trung tâm văn hóa, khoa học - công nghệ hàng đầu, đồng thời cũng là nước lãnh đạo khối quân sự lớn nhất thế giới NATO. Những thuận lợi to lớn trên càng đẩy nhanh tham vọng xây dựng một “trật tự thế giới đơn cực” do Mỹ chi phối. Tuy nhiên, tham vọng này phần nào đã bị hạn chế bởi các trung tâm kinh tế - chính trị khu vực đang ngày càng nổi lên mạnh mẽ, như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.v.v. Nhật Bản mặc dù chưa phải là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhưng sức mạnh và ảnh hưởng về kinh tế của nước này là rất lớn. Sau hơn một thập kỷ suy thoái trì trệ kéo dài, hiện nay kinh tế Nhật Bản đang phục hồi và được dự báo là bước vào giai đoạn tăng trưởng mới. Với vị trí cường quốc kinh tế của mình, Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu chiến lược là cân bằng với vai trò chính trị để trở thành một “cường quốc đầy đủ” trong thế kỷ XXI. Tây Âu, từ chỗ phụ thuộc vào Mỹ, nay đã mạnh dần lên và thách thức lại Mỹ. Sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) với cơ cấu tổ chức riêng (cơ quan lập pháp, tư pháp.v.v.), một ngân hàng trung ương độc lập (ECB) và đồng tiền chung Euro, chính là minh chứng cho sự cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Liên bang Nga là một nước lớn. Với tiềm lực quân sự sẵn có, sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia này từ những năm đầu thế kỷ XXI đã chứng tỏ Nga vẫn là 11 một cường quốc trên thế giới xét trên các phương diện quân sự quốc phòng, khoa học - công nghệ và kinh tế. Đáng chú ý nhất trong số các quốc gia đang phát triển nhanh chóng phải kể đến Trung Quốc. Sau gần 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, đến nay, Trung Quốc đang trở thành một thực thể chính trị có ảnh hưởng lớn không chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực CA-TBD mà còn vươn ra trên toàn cầu. Trung Quốc đánh dấu sự phát triển của mình bằng những bước tiến ngoạn mục về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9%/năm, dự trữ ngoại tệ vượt ngưỡng 1000 tỷ USD, vươn lên đứng đầu trên thế giới [170]. Nền quốc phòng nước này cũng ngày càng được hoàn thiện hóa, với chi phí quân sự năm 2009 theo công bố chính thức là 85 tỷ USD (chiếm 6% chi phí quốc phòng toàn cầu) [170]. Những con số ấn tượng trên hứa hẹn một Trung Quốc hùng mạnh có khả năng sẽ đuổi kịp và thách thức vị trí bá quyền của Mỹ trong một tương lai không xa, theo như dự báo của nhiều nhà phân tích trên thế giới. Như vậy, không thể phủ nhận rằng, Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mang đến cho thế giới một diện mạo mới. Trật tự thế giới đối đầu hai cực chuyển sang trật tự thế giới mới đa cực, vừa đấu tranh vừa hợp tác phát triển, với sự phụ thuộc về kinh tế lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ. Quan hệ quốc tế trong từng khu vực cũng đã chuyển từ đối kháng về quân sự sang cạnh tranh và hợp tác về kinh tế. Theo dự báo, một xu hướng đa trung tâm quyền lực đã và đang được hình thành, nó tác động và tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời của nhiều tổ chức hợp tác quốc tế, với mục tiêu hòa bình, phát triển, ổn định lâu dài. Tiến trình liên kết ở Đông Á cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Hai là, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác phát triển giữa các nền kinh tế trên thế giới. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hợp tác phát triển là một xu thế khách quan, đang ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Đây là xu thế vốn nảy sinh và phát triển từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, được đẩy mạnh trong hai thập niên cuối của thế kỷ này và chắc chắn sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn trong thế kỷ XXI. 12 Toàn cầu hóa, khu vực hóa là quá trình mà thông qua đó, thị trường và sản xuất ở các nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Nó là hệ quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, của cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa buộc các nước phải tự hội nhập, bằng cách điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình sao cho phù hợp với bối cảnh quốc tế, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước. Hầu như không có một quốc gia nào trên thế giới (kể cả các nước có sự khác biệt về thể chế kinh tế, đường lối chính trị, hệ tư tưởng hay tôn giáo) lại có chính sách đi ngược lại xu thế chung này. Đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa, mỗi quốc gia sẽ mất đi điều kiện thuận lợi và những cơ hội quý báu để phát triển đất nước, thậm chí có thể rơi vào nguy cơ tụt hậu, kèm theo đó là gánh chịu nhiều hậu quả kinh tế nặng nề. Phấn đấu để trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hiện đang là mục tiêu chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. WTO sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý đa phương, hạn chế sự độc đoán của các nước công nghiệp lớn, tạo cơ hội cho các nước đang phát triển thâm nhập vào thị trường quốc tế, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoàn thành hay rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể thấy, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đã điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa kiềm chế lẫn nhau trên tinh thần chủ đạo là tránh đối đầu, tránh xung đột quân sự trực tiếp. Mặc dù còn tồn tại nhiều bất đồng, song quan hệ giữa các nước lớn như: Nga Mỹ, Trung - Mỹ, Trung - Nhật, Nhật - Nga v.v. vẫn giữ được sự ổn định tương đối. Chính những mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên đã tạo tiền đề thuận lợi, góp phần thúc đẩy tiến trình liên kết ở khu vực Đông Á. Ba là, sự phát triển của Cách mạng khoa học - công nghệ. Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khoa học - công nghệ đã có những bước tiến lớn, đạt được nhiều kỳ tích trên ba lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nó tác động đến tất cả các lĩnh vực 13 của đời sống mỗi quốc gia và các quan hệ quốc tế đương đại. Cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ mang lại sự gắn kết lẫn nhau giữa ba lĩnh vực khoa học công nghệ - sản xuất. Những phát minh khoa học được chuyển hóa thành công nghệ và sản xuất đại trà tạo thành một quá trình thống nhất, giúp cho ngày càng nhiều thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống. Cách mạng khoa học - công nghệ đã, đang và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến những biến đổi to lớn về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng.v.v. của mỗi quốc gia. Trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Nó buộc cả cộng đồng thế giới phải thích ứng, đẩy nhanh xu thế thống nhất các quốc gia trong từng khu vực thành một liên kết kinh tế chung. Hơn thế nữa, sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là trong lĩnh vực quân sự, đang đặt ra những thách thức to lớn đối với công cuộc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, chi phối lớn tới chiến lược quốc phòng an ninh của các nước trên thế giới nói chung và của các nước trong khu vực Đông Á nói riêng. Có thể thấy rằng, Cách mạng khoa học - công nghệ đã có những tác động và ảnh hưởng lớn, thúc đẩy tiến trình liên kết ở khu vực Đông Á. Bốn là, xu thế hòa bình, ổn định đã trở thành nhu cầu trực tiếp, không thể thiếu của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, tình hình thế giới nói chung đã có nhiều biến đổi. Hòa bình, ổn định, hợp tác đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết của mọi quốc gia, dân tộc, không chỉ riêng ở khu vực Đông Á. Bảo vệ hòa bình và an ninh, chống chiến tranh, chống khủng bố là nhiệm vụ chung của cả loài người. Đối thoại an ninh song phương và đa phương được thúc đẩy. Đàm phán và thương lượng hòa bình là phương thức chủ yếu giải quyết các xung đột, tranh chấp quốc gia và quốc tế hiện nay. Các quốc gia đều mong muốn có một môi trường sống thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và nâng cao vị thế trên bình diện quan hệ quốc tế. Chỉ có trong điều kiện hòa bình, mong muốn đó mới có thể được thực hiện. Hòa bình là nhu cầu chung, là điều kiện cho 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan