Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhập cư tp. hồ chí minh và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số...

Tài liệu Nhập cư tp. hồ chí minh và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số

.PDF
143
953
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Hoàng Thị Thêu NHẬP CƯ TP. HỒ CHÍ MINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Hoàng Thị Thêu NHẬP CƯ TP. HỒ CHÍ MINH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ Chuyên ngành: Địa lí học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. 1 T 3 3T DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 6 T 3 T 3 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... 7 T 3 3T DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ 9 T 3 3T DANH MỤC BẢN ĐỒ ....................................................................................... 10 T 3 3T MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 11 T 3 3T Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DÂN SỐ, GIA TĂNG T 3 DÂN SỐ - DI DÂN VÀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ............................................... 19 T 3 1.1 Những vấn đề chung về dân số .................................................................. 19 T 3 T 3 1.1.1 Khái niệm dân số ................................................................................ 19 T 3 3T 1.1.2 Gia tăng dân số ................................................................................... 19 T 3 3T 1.1.2.1 Gia tăng tự nhiên ......................................................................... 19 3T T 3 1.1.2.2 Gia tăng cơ học ............................................................................ 20 3T T 3 1.2 Cơ sở lí luận về di dân ............................................................................... 21 T 3 T 3 1.2.1 Khái niệm di dân ................................................................................. 21 T 3 3T 1.2.2 Phân loại di dân................................................................................... 24 T 3 3T 1.2.2.1 Theo hướng di dân chia thành: di dân nội địa và di dân quốc tế. 24 3T T 3 1.2.2.2 Theo thời gian di dân ................................................................... 26 3T T 3 1.2.2.3 Theo tính chất tổ chức di dân ...................................................... 27 3T T 3 1.2.3 Nguyên nhân của di dân ..................................................................... 29 T 3 T 3 1.2.3.1 Nguyên nhân chính của di dân là nguyên nhân kinh tế ............... 29 3T T 3 1.2.3.2 Nguyên nhân chính trị, tôn giáo, xã hội ...................................... 30 3T T 3 1.2.3.3 Di dân vì mục đích quốc phòng................................................... 31 3T T 3 1.2.4 Các tiêu chí về di dân .......................................................................... 31 T 3 T 3 1.2.4.1 Chênh lệch di dân (di dân thuần tuý) .......................................... 31 3T T 3 1.2.4.2 Cường độ di dân .......................................................................... 31 3T T 3 1.2.4.3 Tổng số di dân ............................................................................. 31 3T T 3 1.3 Dân số và biến động dân số ....................................................................... 33 T 3 T 3 1.3.1 Quy mô dân số .................................................................................... 33 T 3 3T 1.3.2 Biến động kết cấu dân số .................................................................... 35 T 3 T 3 1.3.2.1 Kết cấu sinh học .......................................................................... 35 3T T 3 1.3.2.2 Kết cấu xã hội .............................................................................. 36 3T T 3 1.4 Mối quan hệ giữa nhập cư và biến động dân số ........................................ 37 T 3 T 3 1.5 Vài nét về nhập cư ở một số đô thị của Việt Nam ...................................... 38 T 3 T 3 Chương 2. HIỆN TRẠNG NHẬP CƯ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ T 3 ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ .................................. 42 T 3 2.1 Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 42 T 3 T 3 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển thành phố Hồ Chí Minh ....................... 42 T 3 T 3 2.1.2 Vị trí địa hình, phạm vi lãnh thổ ......................................................... 45 T 3 T 3 2.1.3 Điều kiện tự nhiên............................................................................... 47 T 3 T 3 2.1.3.1 Địa hình ....................................................................................... 47 3T 3T 2.1.3.2 Đất đai.......................................................................................... 47 3T 3T 2.1.3.3 Khí hậu ........................................................................................ 48 3T 3T 2.1.3.4 Thủy văn ...................................................................................... 48 3T 3T 2.1.3.5 Sinh vật ........................................................................................ 49 3T 3T 2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 50 T 3 T 3 2.1.4.1 Dân cư và nguồn lao động ........................................................... 50 3T T 3 2.1.4.2 Cơ sở hạ tầng ............................................................................... 51 3T T 3 2.2 Tình hình nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 53 T 3 T 3 2.2.1 Gia tăng cơ học và sự gia tăng dân số thành phố Hồ Chí Minh ......... 53 T 3 T 3 2.2.2 Khái quát các luồng nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh ................ 55 T 3 T 3 2.2.2.1 Cơ cấu các luồng nhập cư theo lãnh thổ...................................... 55 3T T 3 2.2.2.2 Cơ cấu xuất cư theo thành thị và nông thôn ................................ 61 3T T 3 2.2.2.3 Nguyên nhân di chuyển của người nhập cư đến thành phố Hồ Chí 3T Minh ......................................................................................................... 66 3T 2.2.3 Địa bàn cư trú của người nhập cư:...................................................... 67 T 3 T 3 2.2.4 Đặc điểm của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh ................ 72 T 3 T 3 2.2.4.1 Nguồn gốc nhập cư ...................................................................... 72 3T T 3 2.2.4.2 Độ tuổi, tình trạng hôn nhân của người nhập cư ......................... 74 3T T 3 2.3 Ảnh hưởng của người nhập cư tới thành phố Hồ Chí Minh đến biến động T 3 dân số ............................................................................................................... 75 3T 2.3.1 Ảnh hưởng đến các vấn đề dân số ...................................................... 75 T 3 T 3 2.3.1.1 Tác động tới quy mô dân số và động lực tăng dân số ................. 75 3T T 3 2.3.1.2 Biến đổi kết cấu dân số ................................................................ 80 3T T 3 2.3.1.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động ...................................................... 86 3T T 3 2.3.1.4 Đưa thêm ngành nghề mới vào nơi nhập cư, góp phần hình thành 3T và chuyển dịch kết cấu dân số theo nghề nghiệp ở TP. HCM ................ 87 T 3 Bảng 2.21. Trình độ nghề trên địa bàn TP. HCM tháng 2, Quí I năm 2010 ... 87 T 3 T 3 (Đơn vị:%) ....................................................................................................... 87 T 3 3T 2.3.1.5 Tác động tới sự phân bố dân cư................................................... 88 3T T 3 2.3.2 Các vấn đề xã hội khác ....................................................................... 98 T 3 T 3 2.3.2.1 Người nhập cư ngày càng đông và quá trình di dân nội TP. HCM 3T đã góp phần tăng tỉ lệ thị dân, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ............... 98 T 3 2.3.2.2 Góp phần thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế không chính 3T thức .......................................................................................................... 99 3T 2.3.2.3 Làm phong phú, đa dạng nền văn hóa TP. Hồ Chí Minh .......... 101 3T T 3 2.3.2.4 Sức ép đối với cơ sở hạ tầng: .................................................... 101 3T T 3 2.3.2.5 Dân nhập cư quá đông, tăng nhanh gây khó khăn đối với việc tổ 3T chức đời sống xã hội .............................................................................. 102 3T 2.3.2.6 Khó đáp ứng nhu cầu việc làm .................................................. 103 3T T 3 2.3.2.7 Làm khó khăn thêm công tác xóa đói giảm nghèo của thành phố 3T T 3 ............................................................................................................... 104 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG - GIẢI PHÁP VỀ DÂN SỐ, DI DÂN VÀ BIẾN T 3 ĐỘNG DÂN SỐ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................... 106 T 3 2.4 Cơ sở định hướng phát triển dân số, di dân và đô thị hóa thành phố Hồ Chí T 3 Minh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ............................................. 106 T 3 2.4.1 Định hướng phát triển đô thị ở Việt Nam ......................................... 106 T 3 T 3 2.4.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía T 3 Nam ............................................................................................................ 107 3T 2.4.2.1 Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các 3T ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao ................................................................................................. 107 3T 2.4.2.2 Đảm bảo phát triển cân đối, đi trước về phát triển hệ thống kết 3T cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. ................................................................ 109 T 3 2.4.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh: .... 112 T 3 T 3 2.4.3.1 Định hướng phát triển kinh tế.................................................... 112 3T T 3 2.4.3.2 Định hướng phát triển dân cư- xã hội........................................ 116 3T T 3 2.5 Dự báo quy mô dân số - nhập cư, nguồn lao động và việc làm thành phố T 3 Hồ Chí Minh................................................................................................... 117 3T 2.5.1 Dự báo quy mô dân số - nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh ........... 117 T 3 T 3 2.5.2 Dự báo nguồn lao động và việc làm thành phố Hồ Chí Minh .......... 120 T 3 T 3 2.6 Giải pháp phát triển dân số và phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh T 3 T 3 ........................................................................................................................ 121 2.6.1 Giải pháp phát triển dân số thành phố Hồ Chí Minh ........................ 121 T 3 T 3 2.6.1.1 Kiểm soát có hiệu quả gia tăng cơ học ở thành phố Hồ Chí Minh 3T T 3 ............................................................................................................... 121 2.6.1.2 Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của TP. Hồ Chí Minh ....... 125 3T T 3 2.6.2 Các giải pháp phân bố dân cư và sử dụng hợp lí nguồn lao động nhập T 3 cư ở thành phố Hồ Chí Minh. .................................................................... 126 T 3 2.6.2.1 Giải pháp phân bố lại dân cư ..................................................... 126 3T T 3 2.6.2.2 Giải pháp sử dụng hợp lí nguồn lao động ................................. 128 3T T 3 2.6.3 Các giải pháp cụ thể .......................................................................... 130 T 3 T 3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................. 134 T 3 T 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 137 T 3 3T DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTB : Bắc Trung Bộ CNH : Công nghiệp hóa CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng DS – KHHGĐ : Dân số - kế hoạch hóa gia đình DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB : Đông Nam Bộ ĐTH : Đô thị hóa GDP : Tổng sản phẩm quốc dân KDC : Không di chuyến KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KTXH : Kinh tế xã hội LĐLĐ : Liên đoàn lao động QLTTXH : Quản lí trật tự xã hội TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc TN : Tây Nguyên TNGT : Tai nạn giao thông TP : Thành phố TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Quy mô dân số TP. HCM từ năm 1999 đến năm 2009 .............. 33 Bảng 2.2 : Biến động dân số ở TP. HCM, giai đoạn 1989 – 2009 ............... 43 Bảng 2.3 : Tỉ lệ người nhập cư đến TP. HCM chia theo vùng xuất cư ....... 47 Bảng 2.4 : Quy mô nhập cư ngoại tỉnh vào TP. HCM ................................ 51 Bảng 2.5 : Tỉ lệ người nhập cư được phỏng vấn chia theo vùng nơi sinh và nơi ở trước khi di chuyển đến TP. HCM ............................ 53 Bảng 2.6 : Nhập cư từ các tỉnh đến TP. HCM theo hình thức di chuyển và giới, thời kì 1994-1999 .............................................................. 54 Bảng 2.7 : So sánh tỉ lệ gia tăng dân số cơ học với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh ........................................................... . 55 Bảng 2.8 : Nguyên nhân di chuyển của người nhập cư chia theo giới......... 56 Bảng 2.9 : Địa bàn cư trú của người nhập cư TP. HCM .............................. 57 Bảng 2.10 : Mười quận, huyện có người nhập cư đông nhất 1994 - 99 ....... .58 Bảng 2.11 : Cơ cấu dân số chia theo tình trạng cư trú năm 2004 .................. 59 Bảng 2.12 : Mười quận, huyện có người nhập cư đông nhất năm 2009 ........ 60 Bảng 2.13 : Cơ cấu giới tính của người nhập cư ........................................... 63 Bảng 2.14 : Tỉ lệ gia tăng dân số TP. HCM qua các thời kỳ......................... 67 Bảng 2.15 : Tỉ lệ tăng cơ học bình quân thời kì cuả các quận huyện TP.HCM ...................................................................................... 68 Bảng 2.16 : Tỉ lệ tăng cơ học bình quân thời kì cuả các quận huyện TP. HCM............................................................................................ 70 Bảng 2.17 : Nhập cư theo tuổi vào TP. HCM qua các năm .......................... 71 Bảng 2.18 : Tỉ lệ dân số TP. HCM và cả nước theo lứa tuổi và tỉ lệ dân số phụ thuộc qua các cuộc điều tra 1989, 1999, 2009 ..................... 72 Bảng 2.19 : Nhập cư theo giới vào TP. HCM qua các năm .......................... 73 Bảng 2.20 : Cơ cấu lao động TP. HCM 1999 – 2009 .................................... 76 Bảng 2.21 : Trình độ nghề trên địa bàn TP. HCM tháng 2, Quí I năm 2010 ..................................................................................... 77 Bảng 2.22 : Biến động dân số ở các quận nội thành cũ.................................. 78 Bảng 2.23 : Biến động dân số các quận ven và nội thành mới TP. HCM ...... 82 Bảng 2.24 : Tốc độ tăng dân số TP. HCM qua các cuộc điều tra .................. 88 Bảng 2.25 : Tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động thực tế cư trú .......... 89 Bảng 2.26 : Số người di chuyển đến TP. HCM ( 1994 – 1999) ..................... 90 Bảng 2.27 : Số người di chuyển đến TP. HCM năm 2009 ............................. 90 Bảng 3.1 : Dân số TP. HCM năm 2009 và dự kiến phân bố dân số đến năm 2025 ................................................................................... 106 Bảng 3.2 : Dự báo dân số và số người nhập cư vào TP. HCM trong tương lai ............................................................................................... 110 Bảng 3.3 : Dự báo nguồn lao động TP. HCM đến năm 2020 .................... 111 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Quy mô dân số TP. HCM từ năm 1999 đến 2009 .................... 34 Biểu đồ 2.2 : Biến động dân số TP. HCM theo quận huyện giai đoạn 1989 – 2009 .............................................................................. 44 Biểu đồ 2.3 : So sánh nhập cư ngoại tỉnh TP. HCM giai đoạn 1994-1999 và 1999- 2004 ........................................................................... 48 Biểu đồ 2.4 : Quy mô dân số và động lực tăng dân số TP. HCM giai đoạn 1999- 2009 ................................................................................ 66 Biểu đồ 2.5 : Tỉ lệ gia tăng dân số TP. HCM 1999- 2009 ............................. 68 Biểu đồ 2.6 : Cơ cấu người nhập cư theo tuổi vào TP. HCM qua các năm ... 71 Biểu đồ 2.7 : Cơ cấu người nhập cư theo giới vào TP. HCM qua các năm ... 73 Tháp dân số : Cơ cấu dân số TP. HCM phân theo tình trạng di cư 2009....... 74 Tháp dân số : Cơ cấu dân số TP. HCM năm 2009 ......................................... 75 Biểu đồ 2.8 : Cơ cấu lao động TP. HCM 1999 – 2009 .................................. 76 Biểu đồ 2.9 : Tỉ lệ biến động dân số các quận nội thành TP. HCM .............. 81 Biểu đồ 2.10 : Dân số các quận ven và quận nội thành mới TP. HCM qua các năm .................................................................................... 83 Biểu đồ 2.11 : Dân số các huyện ngoại thành TP. HCM qua các năm ........... 84 Biểu đồ 2.12 : Tỉ lệ dân số TP. HCM phân theo nơi cư trú qua các năm ........ 85 Biểu đồ 3.1 : Cơ cấu GDP của VKTTĐPN năm 2009 và 2020 ..................... 97 Biểu đồ 3.2 : Cơ cấu GDP của TP. HCM năm 2009 và 2020 ...................... 103 Biểu đồ 3.3 : Dân số và số người nhập cư vào TP. HCM trong tương lai ... 110 DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1 : Bản đồ hành chính TP. HCM ................................................. 36 Bản đồ 2.2 : Tỉ lệ và số người nhập cư vào TP.HCM phân theo vùng 1994- 1999 ............................................................................... 49 Bản đồ 2.3 : Tỉ lệ và số người nhập cư vào TP. HCM phân theo vùng 1999- 2004 ............................................................................... 50 Bản đồ 2.4 : Phân bố dân nhập cư ngoại tỉnh vào TP.HCM phân theo quận huyện 2004 ...................................................................... 79 Bản đồ 2.5 : Phân bố dân nhập cư ngoại tỉnh vào TP.HCM phân theo quận huyện 2009 ...................................................................... 80 Bản đồ 2.6 : Mật độ dân số TP. Hồ Chí Minh năm 1999 .............................. 86 Bản đồ 2.7 : Mật độ dân số TP. Hồ Chí Minh năm 2009 .............................. 87 Lược đồ 3.1 : Quy hoạch các KCN – KCX của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2015 ....................................................................................... 105 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình dân số (sinh, tử, di dân) giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì sự tăng lên hay giảm đi của dân số ( gia tăng tự nhiên hay gia tăng cơ học) có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và phân bố dân số, lao động của một quốc gia, một vùng. Khi gia tăng tự nhiên ổn định thì sự gia tăng dân số chủ yếu phụ thuộc vào gia tăng cơ học. Chính vì vậy sự gia tăng cơ học đặc biệt là hiện tượng nhập cư đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: xã hội học, dân tộc học, kinh tế chính trị học, kinh tế nguồn lao động, địa lí kinh tế - xã hội. Đối với địa lí kinh tế - xã hội, vấn đề nhập cư là một đề tài rất phong phú và hấp dẫn do tính đa dạng và phức tạp của người di cư. Nghiên cứu hiện tượng di cư trong địa lí kinh tế - xã hội là nghiên cứu sự phân bố lại con người trong không gian và các hình thức xuất cư, nhập cư của con người giữa các lãnh thổ và các điểm dân cư riêng biệt, đồng thời đánh giá những ảnh hưởng của hiện tượng dân nhập cư đối với sự biến động dân số và môi trường ở vùng nhập cư. Hàng năm trên trới giới có hàng trăm triệu người tham gia vào di cư, kể cả tạm thời hay lâu dài. Hình thức di cư dù rất khác nhau, nhưng những người tham gia điều mong muốn và kì vọng có một cuộc sống mới tốt hơn. Ở nước ta hiện nay vấn đề dân nhập cư đang trở thành vấn đề nóng bỏng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn nhất cả nước về quy mô dân số và tiềm lực kinh tế, là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật, trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải và giao dịch quốc tế lớn nhất Việt Nam. Thời gian qua dân số thành phố Hồ Chí Minh gia tăng nhanh chóng, trong đó chủ yếu do gia tăng dân số cơ học. Người nhập cư tự do từ các vùng, các khu vực khác nhau của cả nước đổ về thành phố để học tập, lao động, sinh sống. Hiện tượng này đã tác động sâu sắc đến biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả chọn đề tài: “Nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của nó tới biến động dân số”. Nghiên cứu hiện trạng nhập cư vào TP. HCM nhằm rút ra những kết luận có ý nghhĩa lí luận và thực tiễn về hiện tượng nhập cư vào các đô thị lớn, nhằm tổ chức và sử dụng hợp lí nguồn lao động và nâng cao mức sống cho nhân dân. Luận văn cũng nhằm tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và tác động của nó đến biến động dân số TP. HCM. Từ đó rút ra cơ sở khoa học nhằm đề ra phương hướng giải pháp về phân bố dân cư phù hợp hạn chế nhập cư tự do vào các đô thị ở mức hợp lí gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố, giảm bớt áp lực về dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu thực trạng dân nhập cư vào TP. HCM và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số thành phố, từ đó làm cơ sở khoa học để đề ra các chính sách thích hợp nhằm đạt tới quy mô dân số và phân bố dân cư phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa TP. HCM, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân số TP. HCM, giảm áp lực dân số lên cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội và môi trường đô thị. 2.2 Nhiệm vụ của đề tài  Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận về dân số, biến động dân số và các nhân tố ảnh hưởng đến di dân. Đánh giá động cơ mục đích, nguyên nhân của hiện tượng nhập cư vào thành phố. Thu thập số liệu thống kê, thông tin và nguồn tư liệu về dân số, sự gia tăng dân số TP. HCM. Tìm hiểu hiện trạng nhập cư vào TP. HCM, tình hình gia tăng dân số TP. HCM trong quá trình nhập cư vào TP. HCM.  Phân tích nguyên nhân gia tăng dân số thành phố, tìm ra những thuận lợi và khó khăn, hạn chế của gia tăng dân dân số đến KT - XH, môi trường. Đưa ra các giải pháp phát triển và phân bố dân cư thành phố hợp lí hơn trong thời gian tới. 2.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2.3.1. Về không gian Đề tài tập trung phân tích đánh giá quá trình nhập cư ngoại tỉnh vào thành phố, đặc biệt vào các quận nội thành, quận ven, quận mới. Nghiên cứu các luồng nhập cư theo không gian lãnh thổ đánh giá nguyên nhân, ảnh hưởng của các luồng nhập cư đối với quá trình biến động dân số TP. HCM. 2.3.2. Về thời gian Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình nhập cư vào TP. HCM trong thời kì đổi mới nền kinh tế, đặc biệt từ năm 1999 đến năm 2009. Đây là thời kì mở cửa nền kinh tế, TP. HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh, cao nhất nước ta, các ngành kinh tế phát triển sôi động, đa dạng nhiều ngành nghề đã tạo lực hút mạnh mẽ đối với người lao động từ mọi miền đất nước đến TP. HCM, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, làm cho dân số thành phố tăng nhanh chóng. Đề tài còn phân tích thêm các số liệu từ năm 1989 đến năm 1999 để so sánh quá trình nhập cư ở các giai đoạn khác nhau. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Vấn đề dân số, biến động dân số, di dân: nhập cư, xuất cư đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong quá trình phân bố lại lực lượng lao động ở nước ta, vấn đề dân cư, di dân – nhập cư càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Năm 1994 đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Hồng về “Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với phát triển kinh tế - xã hội ở TP. HCM”. Các bài viết của tác giả Đặng Nguyên Anh, Trương Sỹ Ánh, Nguyễn Thị Cành về các vấn đề di dân ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như TP. HCM nói riêng cùng rất nhiều tác giả. Dự án VIE/93/02 – di dân tự do đến Đồng Nai và Vũng Tàu của NXB chính trị quốc gia. Dự án VIE/95/004 – báo cáo kết quả điều tra di dân nông thôn tại tỉnh Đắk Lắk – Hà Nội năm 1997. Những kiến nghị về chính sách di dân ở Việt Nam – Hội thảo quốc tế [Hà Nội tháng 6 năm 1998]. Di chuyển để sống tốt hơn- di dân nội thị tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội của nhiều tác giả - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Xuân Thọ (2002) về: “Di dân ở TP. HCM và tác động của nó đối với sự phát trát triển kinh tế - xã hội”. Các đề tài của Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM như “Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn TP. HCM” năm 1996 do PTS Bạch Văn Bảy chủ nhiệm đề tài. Năm 2006 hội thảo “Dân số với phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM” và đề tài “ Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP. HCM” do Cao Minh Nghĩa chủ nhiệm đề tài năm 2007. Năm 2010 đề tài luận văn của Th.S Phạm Thị Bạch Tuyết cũng nghiên cứu dân số TP. HCM với đề tài “ Biến động dân số TP. HCM thời kì 1997-2007: nguyên nhân và giải pháp”. Các đề tài nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo quý giá thực sự bổ ích cho tác giả khi tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình. Nhiều đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu là gợi ý quan trọng cho tác giả đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn. 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ quan điểm 4.1.1 Quan điểm hệ thống Vấn đề dân số và gia tăng dân số là một quá trình phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống kinh tế - xã hội. Xét trong mối quan hệ nhân quả thì quá trình dân số vừa là kết quả của những vấn đề kinh tế xã hội vừa là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Dân số tăng lên hay giảm đi do hai yếu tố chính là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Hai yếu tố này tăng nhanh hay chậm đều chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu cần phải chú ý đến tính hệ thống. 4.1.2 Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống và được xem là đặc trưng của Địa lý học, đó là: khi xem xét các sự vật hiện tượng địa lý phải đặt chúng trong mối quan hệ về không gian. Vì các sự vật và hiện tượng địa lí luôn luôn có sự phân hóa trong không gian, làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. TP. HCM là một lãnh thổ có những đặc điểm riêng về kinh tế, mức độ tập trung dân cư, kết cấu dân cư, nhập cư, xuất cư khác với các vùng khác. Trong nghiên cứu về dân số và vấn đề dân nhập cư, tác giả luận văn luôn đặt TP. HCM trong mối quan hệ không gian với các tỉnh, thành phố, trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước để xem xét và đánh giá. Đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về lãnh thổ trong quá trình gia tăng dân số và vấn đề nhập cư. 4.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các sự vật hiện tượng trong tự nhiên không chỉ biến đổi về mặt không gian mà còn có sự phát triển theo thời gian. Việc nghiên cứu tình hình nhập cư và biến động dân số của TP. HCM được xem xét kĩ lưỡng ttrong mối liên hệ quá khứ - hiện tại – tương lai để làm rõ hơn bản chất của vấn đề theo thời gian và dự báo được hướng phát triển của nó, bảo đảm tính logic, khoa học và chính xác. 4.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Vấn đề di dân trong quá trình phát triển sản xuất có tác động rất lớn đến môi trường, tài nguyên. Tác động đó có thể tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực. Vì vậy để hạn chế tác động tiêu cực của con người trong quá trình phát triển của mình đến môi trường xung quanh cần phải quán triệt quan điểm sinh thái và phát triển bền vững khi nghiên cứu vấn đề. Trong việc nghiên cứu vấn đề dân số và dân nhập cư cũng phải xem xét đến ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và phát triển bền vững. 4.2 Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Phương pháp thống kê Đối tượng nghiên cứu khá rộng liên quan tới nhiều vấn đề, vì vậy tác giả luận văn đã sử dụng và phân tích cơ sở số liệu thống kê phong phú từ cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số, thống kê kinh tế-xã hội của tổng cục thống kê, Cục Thống kê TP. HCM , Chi cục dân số-KHHGĐ, Sở Công an TP. HCM [Phòng Quản lí tệ nạn xã hội] và các tài liệu của Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM cũng như từ các cơ quan khác của thành phố. Từ những nguồn tài liệu này, tác giả đã có cơ sở đánh giá vấn đề dân nhập cư ảnh hưởng đến biến động dân số TP. HCM thời kì 1999-2009. 4.2.2 Phương pháp phân tích so sánh Trên cơ sở các dữ liệu thu nhập được, tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin về biến động dân số ở TP. HCM thời kì 1999-2009, so sánh người nhập cư vào TP. HCM với các thành phố khác trong cả nước ( đặc biệt với thủ đô Hà Nội); đồng thời tìm ra sự khác biệt về gia tăng dân số trong các giai đoạn lịch sử nhất định, sự gia tăng khác nhau giữa các quận, huyện, phân tích nguyên nhân của sự biến động đó. 4.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế- xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù của khoa học địa lí. Mọi công trình nghiên cứu đều bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Các bản đồ cho phép chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn, phong phú hơn thuận tiện cho việc so sánh , đánh giá. 4.2.4 Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo vấn đề nhập cư và biến động dân số là vấn đề mang tính chất phức tạp và tính chính xác của dự báo còn phụ thuộc vào mối quan hệ với sự biến động kinh tế - xã hội của thành phố. 4.2.5 Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) Hệ thống thông tin địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích xử lí các thông tin không gian lãnh thổ. Hệ thống GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lí để thấy được nét đặc trưng riêng của các đối tượng địa lí. Luận văn sử dụng phần mềm MapInfo 9.0 để thiết lập hệ thống bản đồ minh hoạ cho đề tài. 5. Các đóng góp chính của đề tài  Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề cơ bản lí luận về dân số, gia tăng dân số, di dân - dân nhập cư, các đặc điểm của dân nhập cư, biến động dân số và vận dụng vào TP. HCM để tìm hiểu sự biến động dân số ở thành phố thời kì 1999-2009.  Phân tích hiện trạng dân nhập cư đến TP. HCM thời kì 1999-2009, đánh giá nguyên nhân và những tác động đến quá trình biến động dân số của thành phố. Đưa ra các giải pháp phát triẻn dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 6. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc luận văn ngoài phần: phần mở đầu và phần kết luận phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về dân số, gia tăng dân số - di dân vá biến động dân số. Chương 2: Hiện trạng nhập cư ở TP. HCM và ảnh hưởng của nó đến biến động dân số. Chương 3: Định hướng - Giải pháp về dân số, di dân và biến động dân số ở TP. HCM.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan