Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang...

Tài liệu Nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang

.PDF
100
291
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ TÀI NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI CỦA HỒ THỦY GIANG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Việt Trung Thái Nguyên - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tài ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Việt Trung đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tài iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................7 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ...................................................................8 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................9 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................10 7. Đóng góp của luận văn .........................................................................................10 CHƯƠNG I. VĂN XUÔI THÁI NGUYÊN VÀ NHÀ VĂN HỒ THỦY GIANG .....................................................................................................................11 1.1. Khái quát về văn xuôi Thái Nguyên thời kỳ hiện đại ........................................11 1.2. Vài nét về nhà văn Hồ Thủy Giang....................................................................15 1.3. Quan niệm về việc phản ánh cuộc sống, con người trong sáng tác văn chương của nhà văn Hồ Thủy Giang ................................................................20 Tiểu kết ......................................................................................................................30 CHƯƠNG II. NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI HỒ THỦY GIANG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG .................................................................31 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..................................................................................31 2.1.1. Khái niệm “Nhân vật” trong sáng tác văn học ...............................................31 2.1.2. Vài nét khái quát về nhân vật phụ nữ trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện đại .............................................................................................................32 2.2. Một số đặc điểm về nhân vật nữ trong văn xuôi Hồ Thủy Giang .....................36 2.2.1. Những người phụ nữ với vẻ đẹp khỏe khoắn, tự tin và mạnh mẽ...................37 iv 2.2.2. Những người phụ nữ có số phận bất hạnh – nỗi ám ảnh trong văn xuôi Hồ Thủy Giang .......................................................................................................47 Tiểu kết ......................................................................................................................59 CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN XUÔI CỦA HỒ THỦY GIANG .....................61 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................................61 3.1.1. Những người phụ nữ lao động nghèo vùng trung du và miền núi ..................61 3.1.2. Những người phụ nữ trí thức thời hiện đại .....................................................66 3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ...................................................................71 3.2.1. Độc thoại nội tâm ............................................................................................71 3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật ....................................................................75 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ..........................................................................................78 3.3.1. Ngôn ngữ mang tính bình dân thể hiện rõ tính cách và phẩm chất của nhân vật ............................................................................................................80 3.3.2. Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương, đậm tính vùng miền ...........................83 3.3.3. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ .........85 Tiểu kết ......................................................................................................................87 KẾT LUẬN ..............................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hồ Thủy Giang là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của đời sống văn học Thái Nguyên. Ông là người mà cả cuộc đời gắn bó tha thiết với con người, mảnh đất Thái Nguyên. Ông là một nhà văn đạt được khá nhiều thành tựu trên con đường văn chương với nhiều tác phẩm đã đạt giải cao trong các cuộc thi về văn xuôi của Trung ương cũng như địa phương. Ông đã xuất bản 30 tác phẩm (gồm truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch bản phim truyền hình, thơ, phê bình thơ), trong đó có đến 20 tác phẩm đạt Giải thưởng (của Báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, Báo Tuổi Trẻ, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam..).Tác phẩm của ông đã được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình chú ý, và được tuyển chọn vào sách Giáo khoa Tiểu học, sách Giáo khoa Văn học địa phương tỉnh Thái Nguyên. Do vậy, khi nghiên cứu về Hồ Thủy Giang cũng có nghĩa đã nghiên cứu về trường hợp cây bút văn xuôi tiêu biểu, nhiều thành tựu vào bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, chúng ta có thể hình dung ra được tính chất, đặc điểm và thành tựu văn chương của một tỉnh vùng trung du và miền núi trong quá trình vận động và phát triển ở thời kì hiện đại. 1.2. Cũng chính vì Hồ Thủy Giang là một nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Thái Nguyên nên đã có một số luận văn Cao học và Đề tài Khóa luận của sinh viên, lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác giả luận văn chỉ mới đi vào nghiên cứu một số thể loại trong sáng tác của ông như: Nghiên cứu về Đặc điểm truyện ngắn của Hồ Thủy Giang (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Mai); Đặc điểm tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang (Luận văn Thạc sĩ của Thân Thị Mai Linh Lan)...Ngoài ra, khi nghiên cứu Văn chương Thái Nguyên cũng có một số người đã nhắc đến ông như là một cây bút văn 2 xuôi tiêu biểu qua một số bài báo, bài nghiên cứu, phê bình đã khẳng định những đóng góp của ông trong lĩnh vực sáng tác văn xuôi của tỉnh và của khu vực. Với một nhà văn như Hồ Thủy Giang thì việc nghiên cứu về những tác phẩm của ông như thế vẫn là chưa đủ, còn rất nhiều đóng góp, nhiều nét đặc trưng và nhiều thành tựu vẫn chưa được phát hiện và khẳng định. Để góp phần phác họa bức chân dung nhà văn Hồ Thủy Giang một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn, chúng tôi muốn được đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “Nhân vật nữ trong các tác phẩm văn xuôi” của ông. Vì đây cũng là một đặc điểm nổi bật trong văn xuôi của ông, một thành tựu trong quá trình sáng tác hơn 30 năm qua của tác giả này. 1.3. Hơn nữa, trong các sáng tác của mình, ngòi bút của Hồ Thủy Giang luôn hướng tới việc phản ánh những hoàn cảnh, những số phận của người phụ nữ trung du và miền núi với nhiều thành phần xã hội, nhiều thân phận khác nhau. Qua đó, nhà văn đã thể hiện được tư tưởng nhân văn cùng những quan điểm (vừa truyền thống, vừa hiện đại) của ông đối với vai trò, vị trí của người phụ nữ; với những nỗi buồn, vui, đau khổ, thậm chí là bất hạnh của họ trong xã hội thời kỳ hiện đại. Vì thế, nghiên cứu hệ thống các nhân vật phụ nữ trong các tác phẩm của ông cũng có nghĩa là đã đi vào nghiên cứu phần đặc sắc, phần đóng góp nổi bật trong quá trình sáng tác, sáng tạo của nhà văn. 1.4. Mặt khác, Hồ Thủy Giang là một trong những nhà văn hiện đại có tác phẩm giảng dạy văn học địa phương. Do đó khi nghiên cứu về nội dung này chúng tôi rất mong muốn được đóng góp một tiếng nói của mình vào việc tìm hiểu, xây dựng tốt hơn các bài giảng về những tác phẩm của ông. Đồng thời góp phần phác họa rõ nét hơn bức chân dung nhà văn Hồ Thủy Giang, với tư cách là một cây bút văn xuôi tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, của khu vực trung du và miền núi nói chung. Chính vì vậy, chúng tôi xin 3 được chọn đề tài “Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử vấn đề Hồ Thủy Giang là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc nên đã có khá nhiều bạn đọc và người nghiên cứu, phê bình, quan tâm và viết về ông. Sau đây, chúng tôi tổng hợp một số nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình, các nhà văn về văn xuôi Hồ Thủy Giang nói chung, về hình tượng nhân vật phụ nữ nói riêng trong sáng tác của ông. Nhà nghiên cứu, phê bình Lâm Tiến trong cuốn “Tiếp cận văn học dân tộc thiểu số (2011)” nhận xét: “Truyện Điện hoa của Hồ Thủy Giang. Truyện với một giọng kể nhẹ nhàng, duyên dáng, với kết cấu hợp lý, tác giả đã dẫn dắt nhân vật trải qua các tình huống khác nhau với những diễn biến tâm lý sâu sắc, tế nhị để nhân vật nhận ra con đường thực của mình với cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của nó”. Nội dung của truyện xoay quanh việc phản ánh những thân phận, những cảnh ngộ, những vấn đề nhức nhối đang đặt ra trong cuộc sống hôm nay và nhân vật nữ “Phương Lan trong truyện Điện hoa của Hồ Thủy Giang vẫn không thoát khỏi vòng tình ái thường tình của con người”. Tác giả Trần Văn Tác trong cuốn Văn hóa - Văn học và ngôn ngữ địa phương tỉnh Thái Nguyên (2010), đã nhận xét:“Hồ Thủy Giang là cây bút văn xuôi xuất sắc của Thái Nguyên. Anh có nhiều đóng góp không chỉ truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, tiểu luận phê bình văn học mà gần đây thành công ở cả kịch bản phim”.Và ông cũng đã nhấn mạnh đến các nội dung tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang: “Các nhân vật có đời tư, có số phận riêng khó đoán trước được và ngôn ngữ trần thuật của Hồ Thủy Giang không gò ép mà luôn mềm dẻo biến hóa, khi ngậm ngùi, xót xa trước bi kịch của nhân vật, khi thủ thỉ vỗ về, chia sẻ cùng nhân vật”. 4 Trên báo Văn nghệ (của Hội nhà văn Việt Nam, số 38/2013), nhà văn Vũ Nho trong bài “Hồ Thủy Giang – Cây truyện ngắn” đã nhấn mạnh: Với tập truyện mới Không phải là ảo ảnh: “Hồ Thủy Giang chứng tỏ một sức hút mạnh mẽ, một tình yêu mãnh liệt, bền bỉ với thể loại mà anh thành danh đầu tiên”. Ông cũng rất thích đọc truyện ngắn của Hồ Thủy Giang. "Thú thật, tôi là người đọc Hồ Thủy Giang rất sớm vì cùng trang lứa, cùng được giải truyện ngắn của Tạp chí Văn Nghệ Việt Bắc. Vẫn nhớ mãi những truyện được giải của anh như “Cô bánh xích”, “Những trang bản thảo”, “Bông hoa cô đơn”. Có thể thấy rất rõ một điều: “Trước đây Hồ Thủy Giang say sưa với những nét đẹp của cuộc sống mới, nhiều điều lãng mạn, nhiều điều tốt đẹp dù hiện thực đời sống không thiếu những khó khăn, gian khổ. Giờ đây, anh điềm tĩnh hơn khi tiếp cận với hiện thực nhiều điều buồn, nhiều chuyện đau lòng, nhiều thứ trớ trêu…Cái giọng kể vui tươi, hóm hỉnh, tràn đầy niềm yêu đời, lạc quan giờ được thay bằng giọng điềm đạm, kìm nén, ẩn chứa nhiều băn khoăn, day dứt”. Trong bài viết Văn chương Thái Nguyên (Tháng 12 năm 2008), nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh viết: “Trong văn chương ông là người sớm nổi danh đặc biệt với truyện ngắn. Nhắc đến tên Hồ Thuỷ Giang bạn đọc nhớ đến các tác phẩm: "Hoa phượng"; "Những trang bản thảo"; "Cô bánh xích"...Ông là người có nhiều Giải thưởng văn học nhất trong giới văn chương tỉnh Thái Nguyên, đã hai lần đoạt Giải truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội và là tác giả của 17 tập sách gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình tiểu luận...”. Phạm Văn Vũ trong bài “Kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú của Hồ Thủy Giang”, (Báo Văn nghệ Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016), đã nhận xét: “Hồ Thủy Giang đã rất khéo léo đem vào câu chuyện của mình những yếu tố lãng mạn, những chi tiết đời 5 thực, để câu chuyện lịch sử kia không trở thành một “mẫu vật” trong bảo tàng mà thực sự là con người, là đời sống với không khí của thời đại và hoàn cảnh của nó”. Tác giả còn nhấn mạnh đến hình ảnh những người phụ nữ trong cuộc đời của Tể tướng Lưu Nhân Chú thật đẹp – một vẻ đẹp về cả hình thức lẫn phẩm chất tâm hồn, đó là nàng “Ngọc Tiêm - một người vợ tuyệt vời, tuyệt đối yêu chồng và tuyệt đối đáng được chồng yêu…; Slao, người giấu lòng yêu thầm nhớ trộm và cuối cùng đã lấy thân mình chắn mũi tên giặc để chết thay Lưu Nhân Chú”. Vi Phương, trong bài viết “Truyện ngắn trên báo văn nghệ Thái Nguyên – 10 năm nhìn lại”, (Báo văn nghệ Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015) đã luận về cái Đẹp hiện hữu trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang: “Cái đẹp vĩnh cửu qua sương gió khác với cái đẹp hữu hạn của xác thịt con người”; Cái đẹp thường biến mất trước suy nghĩ của những kẻ nông cạn trong “Thần sắc đẹp” truyện ngắn của Hồ Thủy Giang”. Tác giả Minh Hằng có bài viết Vài điều đáng nói xung quanh cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về danh nhân đất Thái đăng trên báo Thái Nguyên ngày 31-5-2016 như sau:“Tể tướng Lưu Nhân Chú là “đứa con tinh thần” thứ 29 của Nhà văn Hồ Thủy Giang, nhưng lại là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên ông viết về danh nhân Thái Nguyên. Sự ra đời tiểu thuyết lịch sử Tể tướng Lưu Nhân Chú cũng lắm đặc biệt. Thông thường, người ta chuyển thể từ tiểu thuyết thành phim, nay nhà văn Hồ Thủy Giang làm ngược lại: chuyển thể từ phim thành tiểu thuyết. Với “quy trình ngược” này, tác phẩm là sản phẩm “nhuyễn” của kịch bản, phim và tiểu thuyết. Cũng vì thế, hình ảnh vị Anh hùng dân tộc đất Thái được khắc sâu hơn bao giờ hết”. Người anh hùng Lưu Nhân Chú được mãi lưu danh muôn đời: “Người Thái Nguyên, đặc biệt người Đại Từ rất tự hào về Tể tướng Lưu Nhân Chú. Đã có một trường cấp 3 mang tên ông; lễ hội Núi Văn, Núi Võ tại đền thờ Tướng 6 quân Lưu Nhân Chú tổ chức ngày mùng 4 Tết Âm lịch hằng năm; quần thể di tích về Lưu Nhân Chú là di tích lịch sử cấp Quốc gia”. Phương Dung - Lệ Hằng trong “Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang” (Đề tài Nghiên cứu khoa học) cũng đã viết: “Truyện ngắn của Hồ Thủy Giang mang nỗi cô đơn, bất an của tâm hồn con người, những rung động sâu xa, chân thành trước tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người. Điều này khiến chúng ta luôn phải ngạc nhiên ngỡ ngàng khi tự khám phá ra phần sâu kín trong tâm hồn mỗi con người qua từng trang văn”. Còn về giọng điệu trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang khi thì:“Kín đáo, mỉa mai, lúc công khai thẳng thừng châm biếm, đả kích, lúc lại lạnh lùng dồn nén, khi lại ngậm ngùi, xót xa”. Ngôn ngữ trong truyện:“Giản dị, dễ hiểu, đời thường, đậm tính khẩu ngữ”. Về nội dung hiện thực thì: “Hồ Thủy Giang xông xáo, cập nhật vào tất cả những vấn đề bức xúc của đời sống.Trong truyện tác giả còn đưa ra những chiêm nghiệm, những triết lý nhân sinh mang tầm tư tưởng sâu sắc vào những vấn đề có thể nói là nhỏ nhặt và bình thường của cuộc sống”. Nguyễn Thị Tuyết Mai trong “Đặc điểm truyện ngắn của Hồ Thủy Giang”, (Luận văn Thạc sĩ năm 2011) đã đưa ra nhận xét : “Với hơn 200 truyện ngắn Hồ Thủy Giang hướng ngòi bút vào mọi vấn đề của đời sống, những câu chuyện về tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình, những mối quan hệ giữa cha con, mẹ con, bạn bè, đồng nghiệp, thầy trò...Truyện ngắn của Hồ Thủy Giang là những lời thầm thì nhỏ nhẹ và ngậm ngùi về những cảnh đời, những số phận của con người bình thường trong cuộc sống. Đọc truyện ngắn Hồ Thủy Giang ta bắt gặp chính số phận và tâm trạng của mình và biết bao con người bình dị ở quanh ta trong những phạm vi bình dị, đời thường nhất”. Hồ Thủy Giang còn chú trọng tới việc miêu tả ngoại hình của nhân vật:“Hầu hết các nhân vật nữ được Hồ Thủy Giang miêu tả rất rõ nét, từ đó để bộc lộ 7 một phần tâm trạng, đời sống, tính cách của nhân vật”.Truyện ngắn của Hồ Thủy Giang thường có giọng điệu: “Xót xa ngậm ngùi, điều này nó thể hiện trước tiên ở sự cảm thông với những con người cô đơn, có số phận bất hạnh hoặc không may mắn của người phụ nữ”. Như vậy, có thể thấy rằng trong các bài viết của một số nhà phê bình, trong các luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học của học viên và sinh viên đều có một điểm chung khi nhìn nhận, đánh giá về những thành tựu văn xuôi của Hồ Thủy Giang nói chung và về nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật (trong đó có nhân vật nữ) với các tác phẩm của ông nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay, chúng tôi nhận thấy vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về hình tượng người phụ nữ trong sáng tác Hồ Thủy Giang. Những ý kiến trên đó mới chỉ là những nhận xét nhỏ lẻ, những gợi ý về vấn đề này. Tiếp thu ý kiến và gợi ý của những người đi trước, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm, những nét đặc sắc trong các “Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang”,với mong muốn: Phác họa một cách hệ thống và toàn diện hơn về nhân vật nữ trong thế giới nghệ thuật của ông, để chỉ ra và phân tích sâu một số đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật, cũng như khẳng định những đóng góp của ông trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật nữ với cái nhìn đa chiều nhưng đầy tính nhân văn, nhân bản. Trên cơ sở đó, khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn cũng như những đóng góp của ông đối với sự vận động, phát triển văn xuôi của khu vực miền núi phía Bắc nói chung và văn xuôi tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Nhân vật nữ trong toàn bộ sáng tác văn xuôi của Hồ Thủy Giang (chủ yếu qua truyện ngắn và tiểu thuyết) ở cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật. 8 - Tuy nhiên, để làm rõ hơn những nét đặc trưng, những sáng tạo riêng của cây bút văn xuôi Hồ Thủy Giang trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ, chúng tôi có đọc và khảo sát một số tác phẩm văn xuôi của tác giả Thái Nguyên và tác giả của một số tỉnh khác (ví dụ: Tác giả Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Phạm Đức, Nguyễn Trường Thanh,…). 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Chỉ ra và làm rõ những đặc điểm cơ bản về các nhân vật nữ trong sáng tác văn xuôi của Hồ Thủy Giang (ở cả hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật). - Qua việc nghiên cứu về đặc điểm nhân vật nữ trong tác phẩm văn xuôi của Hồ Thủy Giang, khẳng định những sáng tạo, những đóng góp của tác giả đối với sự vận động và phát triển ở thể loại văn xuôi của đời sống văn chương Thái Nguyên thời kì hiện đại. - Đề tài được hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy phần văn học địa phương các trường Phổ thông trên địa bàn tỉnh cũng như những người quan tâm đến nền văn học địa phương tỉnh Thái Nguyên. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn cần phải đi vào giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau: + Chỉ ra đặc điểm khái quát về văn xuôi Thái Nguyên (cơ sở thực tiễn dẫn tới sự xuất hiện cây bút Hồ Thủy Giang). + Nghiên cứu một cách hệ thống về các nhân vật nữ trong sáng tác của Hồ Thủy Giang - để chỉ ra và làm rõ những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật nữ (vùng trung du và miền núi) trong toàn bộ sáng tác văn xuôi của nhà văn Hồ Thủy Giang. 9 + Khẳng định những mặt sáng tạo, những đóng góp riêng của nhà văn Hồ Thủy Giang trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ đối với văn xuôi Thái Nguyên nói riêng, văn xuôi khu vực trung du và miền núi phía Bắc nói chung. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được luận văn của đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại - Phương pháp khái quát - tổng hợp - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: (Văn học với Văn hóa học; Văn học với Lịch sử...) 5. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát toàn bộ sáng tác văn xuôi của Hồ Thủy Giang, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu và phân tích một số đặc điểm nhân vật nữ trong tác phẩm (truyện ngắn và tiểu thuyết) của ông. Tuy nhiên, những sáng tác văn xuôi của Hồ Thủy Giang rất phong phú và đa dạng, do đó chúng tôi xin được giới hạn về phạm vi nghiên cứu cụ thể là: Các tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn Hồ Thủy Giang, bao gồm 6 tập truyện ngắn và 4 tập tiểu thuyết. 1. Truyện ngắn chọn lọc - Nxb Văn học. 2002 2. Cuồng phong - Nxb Thanh niên Hà Nội. 2002 3. Mùa gió heo may - Nxb Lao động. 2005 4. Nhà có 5 người - Nxb Văn hóa dân tộc. 2008 5. Người đẹp thường nhiều bí ẩn - Nxb Văn học. 2010 6. Không phải là ảo ảnh - Nxb Văn học. 2011 7. Mắt rừng (tiểu thuyết) - Nxb Công an nhân dân. 2015 10 8. Tể tướng Lưu Nhân Chú (tiểu thuyết) - Nxb Đại học Thái Nguyên . 2016 9. Những người mở đường (tiểu thuyết) - Nxb Văn học. 2016 10. Con đường cát bụi (tiểu thuyết) - Nxb Công an Nhân dân. 2016 - Khảo sát một số tác phẩm văn xuôi của các nhà văn ở Thái Nguyên và ở một số tỉnh lân cận khác (để so sánh, đối chiếu với nhà văn Hồ Thủy Giang). 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Văn xuôi Thái Nguyên và nhà văn Hồ Thủy Giang Chương 2: Nhân vật nữ trong văn xuôi Hồ Thủy Giang - một số đặc điểm về nội dung Chương 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang 7. Đóng góp của luận văn - Tìm hiểu, phân tích những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật phụ nữ trong văn xuôi của nhà văn Hồ Thủy Giang, từ đó có một cái nhìn tổng thể nhưng cũng rất cụ thể những sáng tạo, những đóng góp đáng trân trọng của ông với đời sống văn chương Thái Nguyên (ở thể loại văn xuôi) và trong việc góp phần hoàn thiện bức chân dung người phụ nữ Việt Nam trong thời kì hiện đại và hội nhập. - Kết quả nghiên cứu của luận văn còn mang ý nghĩa thực tiễn, đó là: Thiết thực giúp ích trong việc cung cấp tư liệu cho việc dạy văn trong nhà trường Phổ thông ở tỉnh Thái Nguyên (phần giảng dạy về tác phẩm, tác giả Hồ Thủy Giang), cũng như giúp ích cho việc tìm hiểu về văn học địa phương Thái Nguyên đối với những người quan tâm đến vấn đề này. 11 CHƯƠNG I VĂN XUÔI THÁI NGUYÊN VÀ NHÀ VĂN HỒ THỦY GIANG 1.1. Khái quát về văn xuôi Thái Nguyên thời kỳ hiện đại Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam nói chung, của vùng miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép phía Bắc của Tổ quốc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du và miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên là một tỉnh có bề dày lịch sử, một vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Thái Nguyên là một ngôi nhà chung của các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Sán chay, Cao Lan, H’ mông…cùng nhau chung sống và xây dựng cuộc sống mới. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử, Thái Nguyên là nơi gặp gỡ, hội tụ của nhiều tộc người với những phong tục, tập quán phong phú, đặc sắc và cũng đã tạo nên những hiện tượng “giao thoa” văn hóa đầy thú vị. Có thể nói, Thái Nguyên là mảnh đất tụ hội nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng trung du và miền núi, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao (gồm nhiều Trường Cao đẳng, Đại học cùng đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học), là trung tâm kinh tế - văn hóa xã hội, khoa học công nghệ của cả vùng Đông Bắc Việt Nam. Thái Nguyên cũng là mảnh đất đầy tiềm năng cho văn học nghệ thuật phát triển, cùng với một đội ngũ khá đông đảo các nhà văn, nhà thơ các thế hệ nối tiếp nhau. Trong hơn nửa thế kỉ vận động và phát triển (chỉ tính từ những năm 60 thế kỉ trước) đến nay, văn học Thái Nguyên đã tạo nên một diện mạo riêng với những đặc điểm riêng của đời sống văn học của vùng trung du và 12 miền núi. Có thể phác họa một cách khái quát về quá trình vận động và phát triển của văn học Thái Nguyên cụ thể như sau: - Giai đoạn trước Đổi Mới 1986: Ở giai đoạn từ những năm đầu thập kỉ 60 đến trước 1986 là giai đoạn toàn Đảng, toàn dân tập trung vào hai nhiệm vụ chính là: chống Mỹ xâm lược và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Cùng với những năm tháng đầy gay go và quyết liệt ấy, đội ngũ sáng tác ở Thái Nguyên đã xuất hiện và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Một số cây bút văn xuôi tiêu biểu của thời kì này là: Lê Minh, Xuân Cang, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Nông Minh Châu, Hồ Thủy Giang…Những tác phẩm của các nhà văn trong giai đoạn này luôn mang hơi thở nóng hổi của thời đại và phản ánh đời sống con người vùng trung du và miền núi trên đà xây dựng chủ nghĩa xã hội - với một số tác phẩm tiêu biểu như: Suối gang, Lên cao, Những vẻ đẹp khác nhau (Xuân Cang); Người chia ánh sáng, Con nước Eng Nhàn, Đất Bằng, Thung Lũng đá rơi (Vi Hồng), Trận địa giữa ruộng bậc thang (Nông Minh Châu), Bạn cùng lớp, Cô bánh xích (Hồ Thủy Giang)... Qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trên chúng ta thấy được những đóng góp quan trọng của thế hệ các nhà văn đầy tiềm năng của Thái Nguyên. Họ cũng đã đạt được nhiều Giải thưởng văn học của Trung ương và địa phương ví dụ như: Nhà văn Xuân Cang với “Những vẻ đẹp khác nhau”, (Giải thưởng Hội Nhà văn – 1968); Vi Hồng với truyện ngắn “Con nước eng nhàn”, (Giải thưởng Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn năm 1971); nhà văn Hồ Thủy Giang với truyện ngắn: “Cô Bánh Xích”, (Giải thưởng Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn – 1971)...Tiếp đó là sự xuất hiện khá rầm rộ của những tên tuổi như: Hoàng Minh Tường, Trịnh Thanh Sơn, Chu Hồng Hải, Nguyễn Đức Thiện, Ba Luận,..những cây bút này đã góp phần tích cực vào việc làm nên diện mạo văn học Thái Nguyên trên văn đàn cả nước. 13 - Giai đoạn Đổi Mới sau1986: Đội ngũ sáng tác văn học Thái Nguyên vẫn tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu mới. Nhiều nhà văn đã hướng ngòi bút vào việc phản ánh hiện thực mới của xã hội cùng những hình tượng con người với thân phận cá nhân vào trong tác phẩm của mình. Năm 1987, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên được thành lập, đánh dấu bước ngoặt lớn đối với Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên. Một số tác giả văn xuôi được đánh giá cao và khẳng định mình qua các tập sách riêng, gây được sự chú ý của độc giả như: Vi Hồng, Hà Đức Toàn, Ma Trường Nguyên, Hồ Thủy Giang, Hoàng Luận, Phạm Đức, Bùi Thị Như Lan…Nhắc đến nhà văn Vi Hồng là nhắc đến người có công lao rất lớn trong việc “mở đường” cho văn học Thái Nguyên phát triển. Ông là cây bút tiểu thuyết hàng đầu Thái Nguyên nói riêng, của khu vực miền núi nói chung. Nhiều tác phẩm của ông được đánh giá cao trong tiểu thuyết dân tộc thiểu số nói chung và tiểu thuyết Thái nguyên nói riêng. Trong giai đoạn này, với niềm say mê văn chương và miệt mài sáng tác, ông đã xuất bản thêm nhiều tiểu thuyết mới: Người trong ống (1990); Người làm mồi bẫy hổ (1990); Gã ngược đời (1990); Tháng năm biết nói (1993); Chồng thật vợ giả (1994); Phụ tình (1994); Đi tìm giàu sang (1995);… Những cuốn tiểu thuyết của ông đều thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả - như một nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Các trang viết của ông như những lời tâm tình cùng các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng: hãy yêu thương và biết yêu thương những cái đẹp, cao cả đồng thời đem hết sức mình ra trừ diệt cái ác, kẻ ác.” [42,69]. Nhà văn Hà Đức Toàn cũng là nhà văn hiếm hoi viết thuần về Thái Nguyên với tình yêu nồng thắm, diết da. Ông lặn lội ngang dọc trên mảnh đất này và điều đó cùng đồng nghĩa: Ông đã lặn lội dọc ngang trong suy nghĩ của con người Thái Nguyên. Lịch sử đất và người Thái Nguyên là nguồn cảm hứng chính cho mọi sáng tác của ông. Ông đã cho ra đời khá nhiều tác phẩm đậm màu xứ Thái như: Đêm trăng 14 nhà sàn (1988); Đôi Ba ông đầu rau (1999); Lũng mây (2000); Tuyển tập Hà Đức Toàn (2007)…Nhà văn Ma Trường Nguyên là nhà văn dân tộc Tày có nhiều đóng góp cho đời sống văn học Thái Nguyên, miệt mài “trên cánh đồng chữ nghĩa”, ông cho ra đời những tác phẩm văn chương mang đậm hơi thở cuộc sống và con người miền núi với những yếu tố nghệ thuật mang đậm bản sắc Tày như: Mũi tên ám khói (1991); Gió hoang (1992); Tình xứ mây (1993); Trăng yêu (1993); Bến đời (1995); Rễ người dài (1996); Cơn dông thời niên thiếu (1997); Mùa hoa hải đường (1998); Dòng suối tuổi thơ tôi (2004)…Có thể nhận thấy trong lĩnh vực tiểu thuyết, Ma Trường Nguyên đã gặt hái khá nhiều thành công. Ông được nhận Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tiểu thuyết Rễ người dài; Giải B - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 5 năm (1992- 1997) của tỉnh Thái Nguyên cho tiểu thuyết Mùa hoa hải đường… Những thành tựu đó góp phần nào cho thấy chiều sâu và bề dày trong sáng tạo của nhà văn ở lĩnh vực tiểu thuyết. Càng về sau, các nhà văn Thái Nguyên càng có ý thức đưa các loại đề tài về công nghiệp, về nông thôn miền núi, về việc khai thác khoáng sản, về rừng, về lịch sử từ thời phong kiến đến thời chống Mỹ, chống Tàu…vào trong tác phẩm của mình. Ví dụ như trường hợp các nhà văn: Hoàng Luận, Phạm Đức, Phan Thái, Hồ Thủy Giang…cụ thể là: Hoàng Luận với một số tác phẩm như: Làng một người, Cây không lá, Nắng tím, Đất ống; Phan Thái có những tác phẩm: Cơm áo chợ đời, Sóng bên ngày nắng, Đèn giời ; và Phạm Đức có tác phẩm: Bão rừng, Giông gió làng chè; và Hồ Thủy Giang với các tiểu thuyết: Tiếng súng bên sông Cầu, Những người mở đường, Tể tướng Lưu Nhân Chú, Con đường cát bụi…Khi đất nước bước vào thời kì Đổi mới và Hội nhập thì ngoài các đề tài viết về miền núi, về nông thôn, về công nghiệp hóa, về vùng cao biên giới,…nhiều nhà văn Thái Nguyên còn đi sâu vào khai thác những khía cạnh về con người cá nhân với những mảnh đời, 15 những thân phận, những tình cảnh éo le…đặc biệt là thân phận người phụ nữ trung du và miền núi trong cuộc sống đầy phúc tạp thời kỳ hiện đại. Tiêu biểu có các nhà văn với các truyện ngắn như: Phan Thái với: Nước mắt nắng, Người đàn bà đi trong sương; Trinh Nguyên với Giấc mơ, Mặt hồ phẳng lặng; Bùi Thị Như Lan với Tiếng chim kỷ giàng, Mùa mắc mật, Hoa mía…Hồ Thủy Giang với Thiên truyện cổ, Bốn người đàn bà, Điện hoa, Bông hoa cô đơn, Phiên tòa, Nỗi ám ảnh của một tỷ phú, Nỗi buồn hãy tan đi, Lúc ấy biển hoàng hôn, Cô gái ngồi bên cửa sổ…các tác phẩm đều hướng về thân phận những con người không may mắn trong cuộc đời, những con người bé nhỏ, lầm lũi, bất hạnh, nhưng trong tận thẳm sâu tâm hồn họ lại vẫn lấp lánh những vẻ đẹp của lòng nhân hậu, vị tha, sự cố gắng hết mình để vượt lên số phận, để có thể đón nhận một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhà văn Hồ Thủy Giang là một trong những người có sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận của người phụ nữ.Trong nhiều tác phẩm của ông dù nói trực tiếp hay gián tiếp, luôn hiện lên những thân phận, những cảnh ngộ của bao người phụ nữ nhỏ bé, thầm lặng, cam chịu, hi sinh, không kêu ca, đòi hỏi cho riêng cá nhân mình. Có thể thấy, lực lượng sáng tác văn xuôi của Thái Nguyên thời kỳ hiện đại khá hùng hậu, trong đó có nhiều cây bút rất “cứng cáp”, có nhiều tác phẩm được bạn đọc và dư luận ghi nhận, được đánh giá cao. Đó là những cây bút không phải chỉ nổi tiếng ở Thái Nguyên mà còn có sức lan tỏa ra cả khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Tác giả văn xuôi Hồ Thủy Giang là một trong số ít nhà văn như thế. 1.2. Vài nét về nhà văn Hồ Thủy Giang Hồ Thủy Giang tên thật là Đào Việt Hải, sinh ngày 20/06/1947 tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Hồ Thủy Giang là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, Hội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan