Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân vật người cùng khổ trong truyện nhắn nguyễn khải...

Tài liệu Nhân vật người cùng khổ trong truyện nhắn nguyễn khải

.PDF
114
263
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN VĂN HIỂN NHÂN VẬT NGƯỜI CÙNG KHỔ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN VĂN HIỂN NHÂN VẬT NGƯỜI CÙNG KHỔ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học PGS. TS HÀ CÔNG TÀI HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Hà Công Tài, người thầy đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài khoa học này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Lí luận văn học, Khoa Ngữ văn, các cán bộ Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nộ 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hiển LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân, không sao chép của người khác. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được xuất bản trong các sách, báo, tạp chí và trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hiển MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 10 NỘI DUNG .................................................................................................. 11 CHƯƠNG 1. NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT ........... 11 1.1. Nhân vật văn học ................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học............................................................ 11 1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học..................................................... 13 1.2. Thế giới nhân vật Nguyễn Khải. ............................................................ 18 1.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người................................................ 18 1.2.2. Thế giới nhân vật trong sáng tác Nguyễn Khải. .............................. 28 CHƯƠNG 2 KIỂU NHÂN VẬT NGƯỜI CÙNG KHỔ ............................... 36 2.1. Con người với những định kiến xã hội................................................... 37 2.2. Con người trong sự đổi thay của nền kinh tế thị trường ............................ 48 2.3. Con người với những éo le, trắc trở, ngẫu nhiên của cuộc đời ............... 54 CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ............................ 65 3.1. Nghệ thuật trần thuật, miêu tả ................................................................ 67 3.1.1. Điểm nhìn trần thuật ....................................................................... 67 3.1.2. Giọng điệu trần thuật ...................................................................... 71 3.1.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, tính cách nhân vật .......................... 76 3.2. Nghệ thuật phân tích tâm lý ................................................................... 80 3.3. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................. 89 KẾT LUẬN................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám. Ông thuộc số ít nhà văn sớm xác định cho mình một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và luôn có mặt ở những nơi mũi nhọn của cuộc sống. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời. Là nhà văn thuộc thế hệ những nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, là người chiến sĩ cầm bút, có thể nói đời văn Nguyễn Khải không bao giờ đi chệch hướng đi mà ông đã chọn ngay trong những sáng tác đầu tay, đó là đi theo con đường cách mạng. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên sự nghiệp, nuôi dưỡng tài năng và phong cách của nhà văn. Nguyễn Khải được tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1983 (cho tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm). Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II và Giải thưởng văn học ASEAN. Nguyễn Khải là một trong những nhà văn chinh phục được trái tim độc giả bằng những tác phẩm đề cập đến những vấn đề được xã hội quan tâm trong cuộc sống hiện nay, có thể dự báo điều gì đó cho mai sau. Nhận xét về đặc điểm phong cách sáng tác của Nguyễn Khải, giáo sư Hà Minh Đức khái quát: “Nguyễn Khải giỏi phát hiện vấn đề, khai thác sâu tâm trạng nhân vật, nhạy cảm với nhiều mối quan hệ của nhân vật với thời cuộc, môi trường hoạt 2 động, hoàn cảnh gia đình và thân phận riêng. Văn mạch tiềm ẩn nhiều câu hỏi, nhiều triết lý” [69, tr.11]. 1.2. Tài năng nhiều mặt của Nguyễn Khải đã được khẳng định qua thời gian và được kết tinh rõ rệt qua số lượng khá lớn những sáng tác ông để lại cho đời. Trong đó có không ít những tác phẩm khiến cho giới nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả say sưa sôi nổi tìm đọc và luận bàn. Người quan tâm có thể tìm thấy rất nhiều những bài nghiên cứu, phê bình về nhiều phương diện của sáng tác Nguyễn Khải. ở đây, trong phạm vi hướng nghiên cứu của đề tài chỉ xin tập trung điểm lại các ý kiến bàn luận về thế giới nhân vật nói chung và nhân vật người cùng khổ nói riêng trong sáng tác của ông. Nhận xét về khả năng dựng chân dung nhân vật mang tính vấn đề rõ rệt của Nguyễn Khải, nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang khẳng định: “Nói đến nhân vật, người ta thường liên tưởng ngay đến chữ tính cách. Nhưng ở Nguyễn Khải, có lẽ các nhân vật của anh thường không làm sự suy nghĩ của ta dừng lại ở chữ ấy mà mau chóng xui ta nghĩ đến những vấn đề” [69, tr.286]. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ lại nhấn mạnh sự sắc sảo tinh tế của Nguyễn Khải trong bút pháp khắc họa tính cách nhân vật. Phan Cự Đệ cho rằng các nhân vật của Nguyễn Khải phần lớn đều có cá tính rõ nét và độc đáo. Đặc biệt, “ngòi bút hiện thực tỉnh táo” của Nguyễn Khải thường nhanh chóng phát hiện ra cái khát vọng đam mê, nội lực tiềm tàng ở mỗi nhân vật, từ đó làm nổi bật lên tính cách của nhân vật. Nhưng ông cũng có những đánh giá nhận xét rất đáng suy nghĩ về những nhân vật sắc sảo của Nguyễn Khải. Những nhân vật như thế xuất hiện nhiều trong sáng tác của nhà văn. Họ hầu hết đều là những con người thông minh, trí tuệ sắc sảo, tinh khôn. ở họ bộc lộ sự tỉnh táo đến sắc lạnh đôi khi cả sự xảo trá, ranh ma. Và ông cũng chỉ ra rất thẳng thắn những hạn chế của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Khải: “Nhiều nhân vật của anh tuy sinh động nhưng hãy còn 3 dang dở, tính cách chưa phát triển trọn vẹn và chưa đa dạng. Nhìn chung Nguyễn Khải quan tâm đến vấn đề nhiều hơn là vận mệnh, cuộc đời nhân vật. Và khi các vấn đề hiện ra, được giải quyết thì nhân vật mờ dần hoặc bị bỏ quên. Để làm nổi bật vấn đề, bao giờ cũng có những tính cách đối lập. Nhân vật được khai thác một cách duy lý từ cái vấn đề đó, cho nên tính cách thường chưa được thể hiện đầy đủ tính chất đa dạng và tạo hình của nó [69, tr.49]. Trong bài Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải [69, tr.8788], tác giả Đoàn Trọng Huy đã khẳng định đặc điểm của nhân vật Nguyễn Khải là loại nhân vật hiện thực. Theo Đoàn Trọng Huy, con người trong tác phẩm của Nguyễn Khải thường hiện ra với bộ mặt chân thật. Nguyễn Khải thường khảo sát và lấy tư liệu từ những con người thật ngoài đời. Những điển hình nhân vật được nhào nặn nên từ chất liệu của một vài nguyên mẫu nào đó trong cuộc sống. Nhà văn không có nhân vật hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhân vật của Nguyễn Khải không bị lý tưởng hoá đồng thời cũng không bị bôi nhọ quá đáng. Nhận xét này của Đoàn Trọng Huy đã khái quát được đặc điểm cơ bản nhất làm nên thế giới nhân vật Nguyễn Khải. Quan điểm của tác giả Bích Thu trong một bài viết nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Khải ở góc độ thi pháp [69, tr.123] cũng đồng nhất với một số nhà nghiên cứu khác ở chỗ cho rằng Nguyễn Khải không chủ trương xây dựng tính cách, hình tượng khách quan của nhân vật. Trong khi đi khắc hoạ tính cách nhân vật ông thường thiên về xây dựng ý kiến của nhân vật về bản thân và về thế giới. Tác giả Nguyễn Thị Bình, trong nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải cũng đã đưa ra những nhận xét rất lý thú và sâu sắc về đặc điểm nhân vật trong sáng tác Nguyễn Khải. Chẳng hạn như Nguyễn Khải thường gửi gắm trong các nhân vật yêu quý của ông những phát ngôn về niềm khát vọng khôn cùng và những lý tưởng cao cả. Các nhân vật trong tác phẩm 4 Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác trước 1975 nhìn chung không phải loại đơn giản hay phiến diện nhưng phải đến giai đoạn sau này, ông mới dành toàn bộ sự chú ý vào con người, lấy việc khám phá con người làm mục đích trung tâm. Nguyễn Thị Bình cũng khẳng định trí tuệ là phẩm chất hàng đầu của các nhân vật tâm đắc của Nguyễn Khải. Đọc bài viết Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần đây của Nguyễn Thị Huệ đăng trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, tháng 10/1999, ta thấy tác giả bài viết đã có những tìm tòi phát hiện đáng giá về sự thể hiện con người trong sáng tác Nguyễn Khải. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Khải đã miêu tả, khám phá con người trong mối quan hệ với thời gian, nhìn con người trong tương quan với sự nghiệp, nghiên cứu con người trong mối quan hệ giữa các thế hệ lịch sử . Đây là một hướng đào sâu, một cách tiếp cận mới của Nguyễn Khải. Đặc biệt, do sự chuyển hướng của quan niệm nghệ thuật về con người nên trong các sáng tác của ông từ đầu những năm 80, bên cạnh con người với tư cách lịch sử, đã xuất hiện con người với tư cách cá nhân. Tác giả Nguyễn Thị Huệ viết: “Khẳng định vị trí cá nhân, không hoà tan cái “tôi trong cái “ta , nhiệt tình cổ vũ cho giá trị cá nhân là hứng thú nổi bật trong sự nghiên cứu, khám phá và thể hiện con người của ngòi bút Nguyễn Khải” [69, tr.145]. Qua những nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Huệ cũng rút ra nhận xét cho rằng con người trong quan niệm của Nguyễn Khải luôn luôn đặt trước tình thế lựa chọn. Trong số những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhân vật của Nguyễn Khải, đáng kể có Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích - Đào Thuỷ Nguyên, Tạp chí văn học số 11/2001 và Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải - Nguyễn Thị Kỳ, Chuyên luận, Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn, 2009. 5 Trong bài viết của mình, tác giả Đào Thuỷ Nguyên đã đề cập tới thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong mối tương quan với cảm hứng sáng tác. Trên cơ sở đó, tác giả đã khái quát các loại nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải một cách hệ thống, thể hiện khả năng nghiên cứu sâu rộng và năng lực tư duy sâu sắc. Theo Đào Thuỷ Nguyên, thế giới nhân vật Nguyễn Khải gồm có: “Nhân vật tư tưởng - Con người trong thời gian và lịch sử Con người trong các khả năng chọn lựa và thích ứng - Con người trong quan hệ gia đình - Con người trong mâu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ” . Nội dung bài viết có những phát hiện khá mới mẻ: Mỗi người đều sẵn sàng dấn thân trong một thử thách mới với suy nghĩ và cách tính toán riêng của mình, hy vọng vượt lên số phận bằng chính nhân cách cá nhân. Mỗi con người, mỗi số phận nhân vật là một tìm tòi khám phá của Nguyễn Khải để mang đến cho người đọc một nhận thức mới về con người [69, tr.151]. Trong khuôn khổ của một chuyên luận, Nguyễn Thị Kỳ trình bày những nghiên cứu công phu của mình về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải. Tác giả cũng đưa ra những kiến giải về con người - nhân vật, con người - tác giả và bước đầu tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật Nguyễn Khải. ở phương diện này, Nguyễn Thị Kỳ tập trung làm rõ hai vấn đề: nghệ thuật miêu tả nhân vật và giọng điệu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải. Qua hơn hai trăm trang sách, tác giả chuyên luận đã gửi tới người đọc một thông điệp: “Trong hành trình khám phá bí mật của sự sống, Nguyễn Khải đã xây dựng nên một thế giới nhân vật đa sắc, đa thanh, lấp lánh cát bụi phận người. Thời gian của đời Nguyễn Mạnh Khải đã khép lại nhưng thế giới nhân vật của nhà văn Nguyễn Khải còn đấy, đồng hành với chúng ta trong cái hôm nay” [47, tr.211]. Nguyễn Khải là nhà văn của thời sự, của tâm lý nhân vật, ông đã tạo dựng nhiều loại nhân vật của nhiều thời khắc. Thế giới nhân vật Nguyễn Khải 6 rất phong phú, đa dạng phản ánh quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn qua từng giai đoạn sáng tác. Nhân vật của ông là nhân vật loại hình, là người nông dân, người lính, người hoạt động tôn giáo, người cách mạng, người trí thức. Mỗi loại người này trong văn ông, tuỳ vào hoàn cảnh được phản ánh và viết ra, thường nghĩ suy theo những khía cạnh mà nó được hoặc bị đặt vào và lựa chọn để bày tỏ một thái độ chấp nhận. Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu về nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy nhìn chung các bài viết đã quan tâm đến một số đặc điểm của kiểu loại nhân vật như: nhân vật tư tưởng, nhân vật chính luận - triết luận, nhân vật thích ứng …. trong đó có một số ý kiến đề cập tới nhân vật bất hạnh, nhân vật có số phận éo le, trắc trở, kém may mắn. Nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải đều đi đến ý kiến thống nhất cho rằng Nguyễn Khải đã dành nhiều tâm huyết cho loại nhân vật có số phận éo le, trắc trở, bất hạnh, kém may mắn. Những nhân vật này phù hợp với cốt cách nghiên cứu, phân tích trong sáng tác của Nguyễn Khải. Nói rộng ra, các nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Khải đều đặt ra những vấn đề nhân sinh rất rõ. 1.3. Thời kỳ đổi mới, đặc biệt trước những xáo trộn của nền kinh tế thị trường, Nguyễn Khải có dịp nhìn lại những sáng tác của mình và tập trung đi sâu khám phá những cảnh đời éo le, bất hạnh, với những con người cùng khổ, đớn đau, trắc trở, rủi ro, kém may mắm, những con người bình thường của cuộc sống thường ngày. Ông nhìn ra ở đó niềm yêu thương giữa con người, nhân cách cao thượng, sống vì người khác. Nhìn ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong những con người nhỏ bé, những kiếp người cùng khổ, bất hạnh. Trong Chuyện nghề, Nguyễn Khải viết: “Cuộc đời của những con người bé nhỏ với những vui buồn, lo lắng vặt vãnh ám ảnh tôi suốt một đời. Cho đến tận bây giờ những số phận bất hạnh, những cuộc đời ngang trái, những trớ trêu trong 7 nhiều cảnh ngộ luôn quyến rũ tôi [69, tr.422]. Nói về những nhân vật này, trong Những chặng đường văn Nguyễn Khải, Hà Công Tài viết: Văn ông như có nước mắt, lời văn tha thiết đánh động và giục giã thái độ sống cần có trách nhiệm và quan tâm hơn đến những cảnh ngộ của con người. Chính trong những bối cảnh trên Nguyễn Khải lại phát hiện nhiều vấn đề nhân sinh ẩn giấu sau những cuộc đời, những quan niệm về đạo đức truyền thống, lợi ích kinh tế, giá trị đồng tiền [69, tr.26]. 1.4. Điểm qua những bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình về văn chương Nguyễn Khải chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống về nhân vật đời thường có số phận trắc trở, trớ trêu- nhân vật người cùng khổ. Bởi vậy, đây là một hướng nghiên cứu còn để ngỏ chưa được chú ý tìm hiểu thích đáng. Thực tế đó gợi ý cho chúng tôi đi sâu vào đề tài này. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước, qua một số sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khải, chúng tôi mong muốn trình bày cảm nhận của mình về nhân vật người cùng khổmột kiểu nhân vật khá phổ biến trong văn học Việt Nam nói chung, trong sáng tác của Nguyễn Khải nói riêng, hy vọng đóng góp một phần nhỏ trong quá trình tìm hiểu, khám phá, như một cách tiếp cận để hiểu về một cây bút trí tuệ trong đội ngũ các nhà văn hàng đầu Việt Nam sau 1945. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải, chủ yếu ở thể loại truyện ngắn, luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu tìm hiểu về nhân vật người cùng khổ và nghệ thuật xây dựng nhân vật người cùng khổ, nhằm xác định nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật người cùng khổ của Nguyễn Khải, chỉ ra được quá trình chuyển biến về tư tưởng và nghệ thuật của phong cách sáng tác Nguyễn Khải trên bình diện khắc họa 8 nhân vật trong tác phẩm. Qua đó, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của ngòi bút Nguyễn Khải trong diện mạo văn học dân tộc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của luận văn là: Làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải thể hiện trong tác phẩm, bởi điều này chi phối việc lựa chọn nhân vật, cách thể hiện nhân vật của tác giả. Phân tích thế giới nhân vật, đặc biệt tập trung làm rõ vị trí, vai trò của loại nhân vật người cùng khổ, chỉ ra các bình diện khác nhau của loại nhân vật này trong các sáng tác của Nguyễn Khải. Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật, điểm mạnh và chưa mạnh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật người cùng khổ của nhà văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu về đặc điểm của nhân vật người cùng khổ, các kiểu nhân vật người cùng khổ và nghệ thuật xây dựng nhân vật người cùng khổ trong truyện ngắn của Nguyễn Khải. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận văn tập trung khảo sát những tập truyện ngắn của Nguyễn Khải, đặc biệt giai đoạn sau 1986: Một người Hà Nội, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu, Một thời gió bụi, Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, Truyện ngắn và tạp văn...Ngoài ra luận văn cũng đề cập đến những sáng tác khác của Nguyễn Khải và một số nhà văn để so sánh làm rõ luận điểm khi cần thiết. 9 5. Phương pháp nghiên cứu Để có thể nhận diện, phân tích, lý giải và làm rõ đặc điểm của loại nhân vật người cùng khổ và nghệ thuật xây dựng nhân vật người cùng khổ trong sáng tác Nguyễn Khải, chúng tôi vận dụng kết hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tiếp cận hệ thống: Trong toàn bộ sáng tác của một nhà văn, mỗi yếu tố có một vai trò độc lập tương đối. Song những yếu tố đó chỉ có ý nghĩa khi có sự thống nhất gắn bó chặt chẽ với những thành tố khác trong hệ thống để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật. Khi nghiên cứu nhân vật người cùng khổ Nguyễn Khải cần đặt loại nhân vật này trong mối liên quan với thế giới nhân vật trong sáng tác của nhà văn. Đặt nhân vật người cùng khổ trong sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khải. Mặt khác cũng cần phải xem xét nhân vật trong hệ thống các đặc trưng về phong cách sáng tác của tác giả. Phương pháp phân tích, đối chiếu - so sánh: Phân tích nhân vật người cùng khổ trong các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải để từ đó khái quát được các đặc điểm của kiểu loại nhân vật này. Kết hợp sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu với kiểu nhân vật người cùng khổ của một số nhà văn trong và ngoài nước để thấy được những nét riêng biệt, độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật người cùng khổ của Nguyễn Khải. Phương pháp loại hình: Nhân vật người cùng khổ là một kiểu nhân vật loại hình. Nghiên cứu nhân vật người cùng khổ cần sử dụng phương pháp loại hình. Chúng tôi vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu để nêu ra được những kiểu, loại nhân vật trong thế giới nhân vật của Nguyễn Khải. Trên cơ sở đó khai thác sâu hơn về những kiểu nhân vật người cùng khổ của nhà văn. 10 Ngoài những phương pháp chủ yếu đã nêu trên, luận văn còn vận dụng những khái niệm công cụ, phương pháp nghiên cứu của tự sự học và thi pháp học hiện đại trong quá trình nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn Khảo sát hệ thống nhân vật người cùng khổ và các yếu tố nghệ thuật có liên quan, luận văn hướng tới làm rõ những khám phá và đặc sắc trong bút pháp xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải. Từ đó góp phần khẳng định tài năng và đóng góp của nhà văn trong văn mạch dân tộc. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Nhân vật văn học và thế giới nhân vật trong sáng tác Nguyễn Khải. Chương 2. Kiểu nhân vật người cùng khổ trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật người cùng khổ trong truyện ngắn Nguyễn Khải. 11 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN KHẢI 1.1. Nhân vật văn học 1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học Nhân vật văn học rất đa dạng, có thể là con người nhưng cũng có thể là những sự vật, loài vật mang bóng dáng, tính cách con người. Nhân vật văn học là đối tượng cụ thể được tác giả miêu tả trong tác phẩm văn học nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống bằng nghệ thuật ngôn từ. Theo quan niệm của Trần thuật học, nhân vật là “một hiện tượng phức tạp, nhiều thành phần, nằm ở chỗ giao nhau của những bình diện khác nhau của các chỉnh thể giao tiếp là tác phẩm nghệ thuật [35, tr.249]. Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là những tác phẩm văn xuôi như truyện ngắn, tiểu thuyết, nhân vật giữ vị trí và vai trò quan trọng, bên cạnh cốt truyện và chủ đề, trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Trong văn học dân gian và văn học cổ điển, cốt truyện thường giữ vai trò chủ đạo nhưng trong văn học hiện đại, với xu hướng sáng tác truyện không có chuyện thì vai trò đó là của nhân vật. “Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người [66, tr.73]. Đọc tác phẩm văn học, ta sẽ gặp những con người được trần thuật, miêu tả cụ thể. Đó chính là những nhân vật văn học: “Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người” [25, tr.1254]. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng như 12 nhân vật người đàn bà hàng chài hay gã đàn ông trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó hoàn toàn với con người thật trong cuộc sống. Nó thực chất là những hình tượng khái quát nhất về bản thân con người được tái hiện trong tác phẩm văn học bằng các phương tiện nghệ thuật ngôn từ. Và thông qua nhân vật, nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Vì vậy cho nên sáng tác văn học không thể thiếu nhân vật. “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định” [16, tr.126]. Theo Phêđin, nhân vật là một công cụ [16, tr.126], nhà văn sáng tạo ra nhân vật để trình bày quan điểm của mình về một cá nhân, một loại người hay một hiện trạng nào đó trong xã hội. Còn B.Brecht lại cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống, mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả [62, tr.18]. Trong tác phẩm văn học, nhân vật là phương tiện tất yếu quan trọng để thể hiện tư tưởng (đặc biệt là các tác phẩm tự sự và kịch). Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức của các tác phẩm văn học, có vai trò quyết định phần lớn đối với cốt truyện, chi tiết, sự lựa chọn phương tiện ngôn ngữ biểu đạt và thậm chí có thể cả kết cấu của tác phẩm. Trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương, nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng, là yếu tố phong phú, biến hóa vô cùng vô tận. Khả năng sáng tạo nhân vật rất dồi dào, đòi hỏi nhiều công phu của người viết. Tên tuổi của nhà văn gắn với tác phẩm chủ yếu là thông qua nhân vật. Sức sống của nhân vật, giá trị điển hình của nhân vật thể hiện rõ tài năng sáng tạo nghệ thuật và bản lĩnh người nghệ sĩ. “Những nhân vật thành công thường 13 là kết quả một sự hiểu biết sâu sắc về con người, một sự phát hiện độc đáo những vấn đề quan trọng, mới mẻ của cuộc sống, của thời đại” [22, tr.122]. Những nhân vật thành công của các nhà văn lớn thường là những sáng tạo độc đáo không lặp lại. Tuy nhiên xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng, nhân vật có thể chia thành nhiều loại. Để chiếm lĩnh thế giới nhân vật văn học đa dạng, cần tìm hiểu phương diện loại hình của chúng. Lý luận văn học căn cứ vào một số tiêu chí nhất định để phân loại các kiểu nhân vật văn học như sau: Căn cứ vào phương pháp sáng tác có nhân vật cổ điển, nhân vật lãng mạn và nhân vật hiện thực. Căn cứ vào chức năng nghệ thuật có loại nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Căn cứ vào thể loại văn học có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. Căn cứ vào cấu trúc hình tượng, nhân vật chia thành kiểu nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách. Căn cứ vào thành phần xã hội có các loại nhân vật như: người nông dân, người công nhân, chiến sĩ, trí thức, phụ nữ, trẻ em, người làm thuê, lưu manh, giang hồ hảo hán, thương nhân, thầy tu … Theo các nhà nghiên cứu, mỗi tác giả thường có một hoặc một số kiểu loại nhân vật nổi bật trong sáng tác của mình. 1.1.2. Chức năng của nhân vật văn học Văn học phản ánh hiện thực đời sống bằng hình tượng văn học, nhân vật văn học. Nhân vật văn học là điều kiện thiết yếu giúp cho nhà văn miêu tả thế giới sâu sắc, sống động và có tính hình tượng. Thông qua thế giới nhân vật trong tác phẩm, người đọc có thể hình dung được bộ mặt của hiện thực cuộc sống phong phú nhiều chiều, nhiều phương diện. Đó là mảnh đất màu 14 mỡ để người đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm. Cũng có khi nhân vật trở thành “®ối tác” đối thoại với độc giả về cuộc đời và con người. Nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội. Với chức năng này, nhân vật thể hiện được ưu thế của tác phẩm văn học trong việc phản ánh bản chất của đời sống xã hội qua một hiện tượng mang tính khái quát là tính cách. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Tìm hiểu các nhân vật được xây dựng thành công trong văn học ta có thể nhận thấy những con người đó giống như vừa từ cuộc đời bước vào trang văn. ở họ toát lên đặc điểm riêng của mỗi thời đại lịch sử. Trong thời cổ đại, nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thường khái quát năng lực và sức mạnh của con người: Nữ Oa đội đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm trứng tạo nên giống nòi Việt Nam, Sơn Tinh dời núi đắp đê chiến đấu chống Thuỷ Tinh. Trong xã hội có phân chia giai cấp, truyện cổ tích có những nhân vật khái quát các chuẩn mực giá trị đối kháng trong quan hệ giữa người và người như thiện với ác, trung với nịnh, thông minh với ngốc nghếch.... Trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật Cám, dì ghẻ tiêu biểu cho những nhân vật phản diện, đại diện cho cái xấu, cái ác. Nhân vật Tấm, Nhà vua, bà lão là những nhân vật chính diện, đại diện cho cái tốt, cái thiện, cho lẽ phải. Hay ở nhân vật Grăngđê trong tiểu thuyết Ơgiêni Grăngđê của Balzăc, người đọc có thể nhận thấy một tính cách keo kiệt, bủn xỉn đặc trưng của giai cấp tư sản (thuộc giới những kẻ làm giàu phất lên từ tầng lớp thị dân). Bên cạnh đó tính cách của nhân vật này cũng biểu lộ mặt trái của xã hội Pháp thế kỷ XIX: đồng tiền có sức mạnh huỷ hoại nhân tính. Nhân vật văn học có “chức năng tương tự chức năng của một chiếc chìa khoá, giúp nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ” [66, tr.78]. Vì tính cách là kết tinh của 15 môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống [21, tr.235]. Nhân vật giúp người viết nhận ra bản chất của đời sống và giúp người đọc hiểu được những quy luật chi phối những diễn biến của lịch sử xã hội. Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ví dụ. Nhân vật Chí Phèo giúp tác giả khái quát được bản chất của xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam. Theo dõi những bước ngoặt đầy bất ngờ về sự tha hoá, lưu manh, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại, người đọc khám phá được bản chất, quy luật của xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với đầy những mâu thuân, bất công, vô lý. Cùng với chức năng nhân vật là một chiếc chìa khoá, giúp độc giả mở cánh cửa bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ, nhân vật văn học còn có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật về thế giới, con người của nhà văn. Thông qua những nhân vật cụ thể, thái độ, quan điểm đánh giá của nhà văn về các loại tính cách, về các vấn đề xã hội được bộc lộ rõ hơn và tập trung hơn. Nhân vật là sự khái quát các loại tính cách xã hội, như đã trình bày, song cho dù là những nhân vật lấy nguyên mẫu từ con người thực ngoài đời thì phần chủ quan của người viết khi xây dựng nhân vật là yếu tố quan trọng. Khi phân tích một nhân vật văn học, chúng ta cần phải nhận ra rằng nhân vật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là đứa con tinh thần của người viết. Những suy nghĩ, hành động, diễn biến cuộc đời của nhân vật thường nhằm hướng tới những chủ đích nghệ thuật cũng như tư tưởng riêng của tác giả. Khi đọc truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, chúng ta thấy rất rõ nhân vật cây xà nu là một loại cây họ thông, sống nhiều ở Tây Nguyên. Là loại cây ham ánh sáng, có sức sống mãnh liệt, lại gắn bó mật thiết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan