Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường ...

Tài liệu Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường luận văn ths. xã hội học

.PDF
99
844
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CỦA NGƢỜI DÂN VỀ SỬ DỤNG TÚI NILON GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG (Nghiên cứu tại phƣờng Ngã Tƣ Sở quận Đống Đa và xã Dƣơng Xá huyện Gia Lâm, Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã ngành: 60.31.30 LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình, bên cạnh sự nỗ lực, hướng dẫn khoa TS.của Phạm Tất Thắng các thầy cô giáo,Người cũng như sự động viên, học: ủng hộ gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. 0 Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Phạm Tất Thắng, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân của tôi đối với những điều mà thầy đã dành cho tôi. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô trong Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Hƣơng 1 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thị Hương, học viên lớp Cao học Xã hội học, chuyên ngành Xã hội học, khoá 2009-2012. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Học viên Nguyễn Thị Hƣơng 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8 1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................... 8 2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn ..................................................... 10 2.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................... 10 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................... 10 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................... 11 3.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................... 11 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu...................................... 12 4.1 Đối tượng: .......................................................................................................................... 12 4.2. Khách thể: ......................................................................................................................... 12 4.3. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................................... 12 4.4. Giới hạn nghiên cứu: ........................................................................................................ 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 13 5.1. Phương pháp luận ............................................................................................................. 13 5.2. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................................... 13 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết .......................................... 15 6.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................... 15 6.2. Khung lý thuyết ................................................................................................................. 16 7. Hạn chế của đề tài .................................................................................. 17 8. Cấu trúc luận văn................................................................................... 17 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................18 1.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu ........................................................... 18 1.2. Các hƣớng tiếp cận xã hội học ........................................................... 18 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................ 20 2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .......................................................... 23 3 2.2.1.Vài nét về Phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội.................................................. 23 2.2.2. Vài nét về Xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội ........................................................ 24 2.3. Các khái niệm công cụ ........................................................................ 27 - Nhận thức............................................................................................................................... 27 - Túi nilon ................................................................................................................................. 28 - Môi trường và Ô nhiễm môi trường....................................................................................... 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA NGƢỜI DÂN .......29 2.1. Mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt ........................................ 30 2.2. Lý do sử dụng túi nilon ....................................................................... 34 2.3. Xử lý túi nilon sau sử dụng ................................................................ 36 CHƢƠNG 3: NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ TÁC HẠI TÚI NILON 43 3.1. Mức độ hiểu biết của ngƣời dân về tác hại khi sử dụng túi nilon .. 43 3.2. Nhận thức tác hại của túi nilon đến môi trƣờng .............................. 58 3.3. Tác hại của túi nilon đến sức khỏe .................................................... 60 3.4. Nhận thức về sản phẩm thay thế ....................................................... 64 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................72 1. Kết luận ................................................................................................... 72 2. Khuyến nghị............................................................................................ 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76 PHỤ LỤC .................................................................................................................79 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số túi nilon trung bình mỗi gia đình sử dụng (%) ................................31 Biểu đồ 2.2: Xử lý túi nilon sau khi sử dụng (%) .....................................................37 Biểu đồ 2.3: Mối quan hệ giữa giới tính và hành vi xử lý rác thải túi nilon (%) ......38 Biểu đồ 3.1: Mức độ nghe tuyên truyền về tác hại ...................................................48 của túi nilon tới môi trường (%) ...............................................................................48 Biểu đồ 3.2: Mức độ nghe tuyên truyền của người dân ............................................49 giữa phường Ngã Tư Sở và xã Dương Xá (%) ........................................................49 Biểu đồ 3.3: Mức độ nghe tuyên truyền giữa nam và nữ (%) ...................................50 Biểu đồ 3.4: Mức độ nghe tuyên truyền giữa các độ tuổi (%) ..................................51 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa số lượng túi nilon sử dụng và số thành viên ...............33 trong gia đình (%) .....................................................................................................33 Bảng 2.2: Lý do sử dụng túi nilon.............................................................................34 Bảng 3.1: Nghe tuyên truyền qua các kênh thông tin (%) ........................................43 Bảng 3.2: Mức độ nghe tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông .................44 giữa hai địa bàn nghiên cứu (%) ...............................................................................44 Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa giới tính và kênh tiếp cận thông tin .............................45 Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa lứa tuổi và các kênh thông tin (%) ..............................46 Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và tiếp cận qua kênh thông tin (%) ..47 Bảng 3.6: Nội dung tuyên truyền tác hại của túi nilon .............................................52 Biểu đồ 3.5: Mối liên hệ giữa địa bàn nghiên cứu và nội dung tuyên truyền phân loại rác thải túi nilon ngay tại gia đình (%) ...............................................................54 Biểu đồ 3.6: Mối quan hệ giữa giới tính với nghe nội dung tuyên truyền (%) ........56 Biểu đồ 3.7: Mối quan hệ giữa giới tính và hiểu biết tác hại của túi nilon đến sức khỏe cộng đồng (%) ..................................................................................................57 Bảng 3.7: Sử dụng túi nilon gây ảnh hưởng đến môi trường ....................................58 Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa học vấn và nhận thức sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường (%) ..........................................................................................................59 Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa giới tính và nhận thức ảnh hưởng của túi nilon (%) ...60 Bảng 3.10: Sử dụng túi nilon gây ra bệnh tật ............................................................61 Bảng 3.11: Mối quan hệ giữa giới tính và hiểu biết..................................................62 về túi nilon gây ra bệnh tật ( %) ................................................................................62 6 Bảng 3.13: Quan điểm về sử dụng sản phẩm thay thế túi nilon của những người đã từng sử dụng (%) .......................................................................................................65 Bảng 3.14: So sánh sản phẩm thay thế và túi nilon ..................................................68 Bảng 3.15: Mối quan hệ giữa giới tính và so sánh sản phẩm thay thế với túi nilon (%) .............................................................................................................................69 Bảng 3.16: Mối quan hệ giữa yếu tố tuổi và quan điểm sử dụng sản phẩm thay thế (%) .............................................................................................................................70 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Dân số nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới, là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, nhà ở, việc làm… đồng thời làm gia tăng sức ép với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên có khả năng chịu tải nhất định, khi dân số tăng nhanh và chất thải không được xử lý xả thải vào môi trường nhiều làm vượt quá khả năng tự làm sạch và phục hồi của môi trường tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới có thu nhập thấp với số dân đông, Việt Nam đang đối mặt với vấn đề gay gắt do tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, môi trường ô nhiễm. Chiến lược quốc gia về môi trường và phát triển bền vững được xây dựng từ năm 1985, sau đó là Chương trình hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, đã và đang được thực hiện theo lộ trình. Môi trường đang từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Một trong những chất thải sinh hoạt có tác hại với môi trường hiện nay là túi nilon mà người dân vẫn sử dụng hàng ngày. Túi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học người Anh Alexander Parkes phát minh. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi sinh hoạt trong đời sống, nhất là trong việc bao gói hàng hóa. Hiện nay, túi nilon đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại dân sinh. Tuy vậy, túi nilon là một trong những mối đe dọa lớn đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật do độ bền chắc của nó. Theo nhận định của các nhà khoa học, thời gian phân hủy trong điều kiện môi trường tự nhiên của túi nilon có thể từ hàng trăm, thậm chí đến hàng nghìn năm. Trong quá trình tồn tại ngoài tự nhiên, rác thải túi nilon thể hiện tác hại trên nhiều mặt. Đặc biệt, bao bì nilon màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại năng như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư 8 phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì nilon bị đốt, các khí thải đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Và tác hại nguy hiểm nhất là túi nilon gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi nilon có khả năng gây độc cho người nếu được sự dụng ở nhiệt độ cao (70 – 80 độ C). Nếu sử dụng túi nilon để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp mạnh để giải quyết vấn dề này như Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân hủy; đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon khó phân hủy, hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon...ví dụ tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi và Đan Mạch…; Một số quốc gia ở châu Phi, như Uganda, Kenya, Tanzania... cũng đã bắt đầu cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi ni lông nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Tại Việt Nam, những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, bao gồm cả các giải pháp hành chính cũng những biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề này. Tuy vậy, ở nước ta, túi nilon vẫn được sử dụng khá rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày; việc thu gom, xử lý, tái chế còn hết sức hạn chế. Vì vậy, hiện tại và trong tương lai, rác thải túi nilon sẽ gây ra những tác hại to lớn với môi trường và sức khỏe con người. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề là “Nhận thức và hành vi của ngƣời dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trƣờng” để làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn, với mục đích tìm hiểu nhận thức của người dân về loại rác thải này gây ô nhiễm môi trường, từ đó đưa ra một số giải pháp và đề xuất về mặt chính sách nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Dần dần giúp người dân hạn chế sử 9 dụng túi nilon trong sinh hoạt và tiêu dùng và thay thế dần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường. 2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Ở Việt Nam, trong những năm gần đây với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã có tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên, phá hủy nhiều hệ sinh thái và hàng ngày đang ảnh hưởng tới chính sức khỏe của con người chúng ta. Vì vậy, môi trường đang trở thành mối quan tâm của nhiều ngành nghiên cứu, trong đó có xã hội học môi trường. Đây là một ngành hết sức quan trọng ra đời và phát triển trong bối cảnh chung của khoa học xã hội học. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Thực hiện đề tài “Nhận thức và hành vi sử dụng túi nilon của ngƣời dân gây ô nhiễm môi trƣờng” là việc vận dụng và kiểm chứng các lý thuyết xã hội học trong lĩnh vực môi trường. Đề tài này tìm hiểu nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon. Nghiên cứu và phân tích hiện trạng của đề tài cung cấp những dữ liệu cần thiết trong một nghiên cứu cụ thể về nhận thức và hành vi của người dân hiện nay; cung cấp cơ sở khoa học từ kết quả nghiên cứu cho các nhà quản lý, các nhà kinh tế có những nghiên cứu để điều chỉnh cần thiết nhằm để người dân có cơ hội sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi nilon. Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ nhận thức và hành vi của người dân khi sử dụng túi nilon trong các hoạt động hàng ngày của họ, trong đó có ảnh hưởng do túi nilon gây ra với vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Qua nghiên cứu và phân tích số liệu nghiên cứu thực tiễn đề tài sẽ cung cấp thông tin tham khảo cần thiết cho các nhà quản lý, để có thể có những điều chỉnh, giải pháp thích hợp nhằm giảm ô nhiễm môi trường do rác thải là túi nilon gây ra. 10 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu nhận thức và hành vi của người dân tại hai địa bà là phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa và xã Dương Xá, huyện Gia Lâm đối với việc sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường. Đề tài đi vào phân tích thực trạng sử dụng túi nilon trong các sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân; tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của người dân, từ đó xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người dân trong việc sử dụng túi nilon. Trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục có những chính sách hoàn thiện hơn để bảo vệ môi trường bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề môi trường được lưu trữ tại thư viện khoa Xã hội học cũng như thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và một số báo, tạp chí khác để tìm hiểu các chính sách về quản lý môi trường hiện nay thông qua việc: - Đánh giá thực trạng, mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình tại địa bàn một phường nội thành và một xã ngoại thành ở Hà Nội; - Tìm hiểu nhận thức và hành vi của người dân trong việc sử dụng túi nilon; - Ngoài ra nghiên cứu còn mong muốn làm rõ những nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình; - Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nilon. 11 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng: Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon 4.2. Khách thể: Người dân sống ở địa bàn Hà Nội (xã Dương Xá – Huyện Gia Lâm và phường Ngã Tư Sở - quận Đống Đa). 4.3. Phạm vi nghiên cứu: - Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu này thu thập thông tin tại phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa và xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2012 đến nay 4.4. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về Nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường, trong phạm vi của luận văn này tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu ở các khía cạnh sau: - Thực trạng sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình hiện nay. - Mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt. - Lý do sử dụng túi nilon - Mức độ hiểu biết tác hại chung của túi nilon. - Múc độ hiểu biết tác hại của túi nilon đến môi trường. - Mức độ hiểu biết tác hại của túi nilon đến sức khỏe con người. - Nhận thức về sản phẩm thay thế túi nilon của các hộ dân tại hai địa bàn nghiên cứu. Đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến quản lý môi trường từ loại rác thải túi nilon và nâng cao nhận thức của người dân. 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩ duy vật lịch sử. Theo đó, khi xem xét nhận thức, hành vi của người dân về sử dụng túi nilon phải đặt trong bối cảnh cụ thể, trong tiến trình phát triển xã hội, trong mối liên hệ tương tác với hệ thống xã hội tổng thể và các quá trình xã hội khác, với những yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, đặc điểm cá nhân nhằm tìm ra những ảnh hưởng theo chiều cạnh khác nhau của xã hội đối với những hành vi của người dân, cũng như tìm ra những tác động ngược trở lại gây ra ô nhiễm môi trường. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, hạn chế sử dụng túi nilon mà thay bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường và thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ môi trường. 5.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Đây là một trong các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của Xã hội học nhằm thu thập thông tin qua các sách, báo, tạp chí… để trợ giúp cho đề tài nghiên cứu. Luận văn có sử dụng tài liệu của bộ môn Xã hội học và một số bộ môn khoa học xã hội khá cũng như tham khảo một số đề tài, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong đề tài của mình, tác giả đã đọc các tài liệu liên quan đến môi trường trong tạp chí Xã hội học, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành phân tích một số số liệu, thông tin trong các sách chuyên môn, báo, tạp chí, giáo trình, báo mạng... 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu được thực hiện với 10 trường hợp họ là những người dân đang sinh sống tại hai địa bàn nghiên cứu với nhiều ngành nghề khác nhau như: Nhân viên kinh doanh, chủ kinh doanh, công nhân, nội trợ hoặc đã nghỉ hưu... Họ là chủ hộ hoặc có quan hệ với vợ chồng, bố mẹ với chủ hộ. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin bằng phiếu trưng cầu ý kiến: 13 Tác giả thiết kế bảng hỏi với 10 câu hỏi dành cho đối tượng là các hộ đang sinh sống trên địa bàn phường Ngã Tư Sở, quân Đống Đa và xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội để thu thập thông tin về nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường, tác giả tìm hiểu các khía cạnh sau: Thực trạng và lý do sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, hành vi xử lý rác, hiểu biết của người dân về sản phẩm túi thân thiện với môi trường thay thế cho túi nilon. Mẫu nghiên cứu: - Số phiếu phát ra và thu về được: 200 phiếu - Cách chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên, chọn 02 cụm dân cư của phường Ngã Tư Sở và 02 xóm của Xã Dương Xá - - Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo giới tính Giới tính Số lượng Tần suất (%) Nam 99 49.5 Nữ 101 50.5 Tổng 200 100 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo độ tuổi 19.5 22 Từ 20-29 Từ 30-39 6.5 Từ 40-49 Từ 50-59 15 37 14 Từ 60 trở lên - Số thế hệ sống cùng trong mẫu nghiên cứu 3 30.5 1 thế hệ 2 thế hệ 3 thế hệ 66.5 5.2.4. Phương pháp quan sát: Ngoài việc đi thu thập thông tin, chúng tôi có tiến hành quan sát mức độ sử dụng túi nilon ở một số hộ gia đình tại hai địa bàn nghiên cứu. 5.2.5 Xử lý thông tin Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu Số lượng túi nilon các hộ gia đình sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày hiện nay còn nhiều. Lý do chủ yếu là vì thói quen tiêu dùng cũng như sự tiện lợi của túi nilon. - Có sự khác nhau hành vi trong việc xử lý túi nilon giữa các hộ dân ở tại hai địa bàn nghiên cứu. - Có sự khác nhau về nhận thức liê quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường sức khỏe giữa nam và nữ, giữa những người có trình độ học vấn khác nhau. 15 6.2. Khung lý thuyết ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC ĐIÊM NHÂN KHẨU HỌC CÁ NHÂN ĐẶC ĐIỂM CỘNG ĐỒNG THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NILON MỨC ĐỘ, LÝ DO SỬ DỤNG TÚI NILON. SỬ LÝ SAU KHI SỬ DỤNG 16 M H 7. Hạn chế của đề tài - Đề tài “Nhận thức và hành vi của ngƣời dân về sử dụng túi nilon gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng” này, tác giả mới chỉ nghiên cứu tại hai địa bàn ở Hà Nội, trong đó là một phường thuộc nội thành và một xã thuộc ngoại thành. Những số liệu mà tác giả thu thập được chỉ mới phản ánh thực trạng ở địa bàn nghiên cứu, không thể suy rộng ra ở các địa điểm khác thuộc Hà Nội. Để có những thông tin tổng quan hơn về vấn đề này cần có các nghiên cứu khác. 8. Cấu trúc luận văn - Luận văn này gồm có 3 phần: Phần mở đầu; 03 chương chính; phần kết luận, khuyến nghị. Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học, đối tượng, khách thế, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết Phần nội dung chính gồm 3 chƣơng + Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài + Chương 2: Thực trạng và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon Trong chương này, tác giả đi sâu mô tả hai vấn đề: 2.1. Mức độ sử dụng túi nilon trong sinh hoạt 2.2. Lý do sử dụng túi nilon 2.3. Xử lý túi nilon sau sử dụng + Chương 3: Nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon Ở chương này tác giả tìm hiểu các vấn đề sau: 3.1. Mức độ hiểu biết của người dân về tác hại khi sử dụng túi nilon 3.2. Nhận thức tác hại của túi nilon đến môi trường 3.3. Tác hại của túi nilon đến sức khỏe 3.4. Nhận thức về sản phẩm thay thế Phần Kết luận và khuyến nghị - Danh mục tham khảo và phụ lục 17 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu này được dựa trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn xem xét sự vật, hiện tượng trong một quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến. Áp dụng quan điểm này tác giả phân tích nhận thức và hành vi của người dân về sử dụng túi nilon gây ô nhiễm môi trường trong mối quan hệ với các đặc điểm kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa. Đi sâu tìm hiểu thực trạng sử dụng túi nilon trên địa bàn nghiên cứu ở các khía cạnh: Mức độ sử dụng hàng ngày, lý do sử dụng và hành vi xử lý túi nilon sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, tác giả còn tìm hiểu mức độ hiểu biết của người dân về tác hại nói chung của túi nilon, tác hại đến môi trường, đến sức khỏe của con người nói chung và nhận thức về sản phẩm thay thế qua phân tích một số tài liệu về ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt do con người thải ra hàng ngày, qua phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng trưng cầu ý kiến. 1.2. Các hƣớng tiếp cận xã hội học Các hướng tiếp cận lý thuyết - Lý thuyết hành động xã hội Lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi của M.Weber, E.Durkhiem và đặc biệt là Parsons. Thuyết hành động xã hội đã đi sâu phân tích và xây dựng một hệ thống lý thuyết về những mối quan hệ cá nhân giữa người với người, thông qua đó lý giải toàn bộ những mối quan hệ xã hội. Ở luận văn này chúng tôi sử dụng lý thuyết hành động xã hội của T. Parsons, xuất phát từ chỗ ông coi “hành động xã hội là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của xã hội học”, thuyết hành động xã hội của T. Parsons đã cố gắng đi sâu phân tích và xây dựng một hệ thống lý thuyết về những mối quan hệ cá nhân giữa người với người, thông qua đó lý giải toàn bộ những mối quan hệ xã hội. Trong tác phẩm quan trọng nhất của mình “Cơ cấu hành động xã hội”, Parsons đã coi xã hội như một hệ thồng tồn tại trên cơ sở của những hành động qua lại phức tạp giữa những cá nhân trừu tượng. Những hành động xã 18 hội nói trên được quy định bởi vai trò và chức năng xã hội của các cá nhân cũng như sự tuân thủ các chuẩn mực xã hội. Thuyết hành động xã hội nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự cân bằng trong hành vi của các cá nhân đối với sự ổn định của xã hội, coi sự cân bằng là hình thức tồn tại lý tưởng của một xã hội lành mạnh. Lý thuyết Hành động xã hội được vận dụng trong đề tài này để lý giải việc nhận thức được tác hại của túi nilon cho môi trường và sức khỏe con người; những lý do dẫn đến hành vi lựa chọn sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình hiện nay. Hành động của họ có mục đích gì, có vì lợi ích nào không? - Lý thuyết Hành vi và lý thuyết Hành vi lựa chọn của George Homans Đại đa số hành vi của con người là có dự định trước. Dự định này do nhiều yếu tố tác động tới trong đó hai yếu tố quan trọng nhất là thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan. Chuẩn mực chủ quan chính là những chuẩn mực của cộng đồng phản ánh trong nhận thức của cá nhân, được cấu thành bởi hai yếu tố: ảnh hưởng của những người xung quanh và uy tín của người đó đối với đối tượng. Thái độ đối với hành vi lại được cấu thành bởi hai yếu tố: Niềm tin về kết quả do hành vi mang lại và sự đánh giá ý nghĩa của kết quả này. Có thể thấy lý thuyết này chỉ ra rằng hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là thái độ đối với hành vi và ảnh hưởng của môi trường xã hội cũng như những chuẩn mực bên trong của cá nhân. Những chuẩn mực xã hội tất nhiên là có ảnh hưởng không nhỏ tới cá nhân trong quá trình thực hiện hành vi. Trên cơ sở tìm hiểu cá nhân hóa những chuẩn mực xã hội, người ta có sự xem xét về tầm quan trọng trong tương quan so sánh giữa những chuẩn mực bên trong và thái độ của xã hội đối với hành vi của mình. Từ đó, chủ thể lựa chọn cách thực hiện hành vi của mình. Homans là nhà xã hội học người Mỹ, một trong những tác giả tiêu biểu nhất của lý thuyết trao đổi xã hội. George Homans đã đưa ra “mô hình lựa chọn duy lý” của hành vi cá nhân theo các nguyên tắc cơ bản:  Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan