Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức của học sinh trung học phổ thông huyện long mỹ, tỉnh hậu giang về giới...

Tài liệu Nhận thức của học sinh trung học phổ thông huyện long mỹ, tỉnh hậu giang về giới tính, thực trạng và giải pháp

.PDF
67
168
76

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ___________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG VỀ GIỚI TÍNH, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC. Lê Duy Sơn Sinh viên thục hiện: Đặng Nhƣ Ý MSSV: 6096139 Cần thơ, 11/2012 1 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và các bạn. Qua đây em muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa khoa học chính trị, tập thể lớp sƣ phạm giáo dục công dân K35 - 02, thầy cô giáo và các em học sinh trƣờng trung học phổ thông huyện Long Mỹ - Tỉnh Hậu Giang Đặc biệt là em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Lê Duy Sơn – ngƣời trực tiếp giúp em hoàn thành luận văn này. Do khả năng còn hạn chế. Luận văn không tránh khỏi sai sót em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2012 Sinh viên Đặng Nhƣ Ý 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng là sự xuất hiện của nhiều thứ văn hóa phẩm không lành mạnh có ảnh hƣởng rất lớn đến lứa tuổi vị thành niên nói chung và học sinh trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang nói riêng. Đối với cả nƣớc theo tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/1999, Việt Nam có khoảng 17,3 triệu trẻ vị thành niên (10-19 tuổi), chiếm 22,7% dân số. Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế và hội kế hoạch hóa gia đình cho biết, có đến 50% vị thành niên chƣa có tri thức đầy đủ về sinh lý tuổi dậy thì và các vấn đề tình dục, mang thai ngoài ý muốn, số lƣợng học sinh phổ thông nạo phá thai, 90% không biết áp dụng một biện pháp tránh thai nào. Về học sinh trƣờng trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang qua số liệu điều tra tại sở y tế tỉnh Hậu Giang số lƣợng quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân ở lứa tuổi này ngày một tăng. Điều đó dẫn đến sự gia tăng các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục đặc biệt là bệnh HIV/AIDS theo số liệu thống kê của trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hậu Giang có 12 trƣờng hợp phát hiện bệnh trong tháng 11 và trong đó có 2 đối tƣợng là học sinh, nâng tích lũy số lƣợng nhiễm HIV ở tỉnh chiếm 945 trƣờng hợp và ở lứa tuổi trung học phổ thông có 152 ngƣời nhiễm bệnh HIV. Hậu quả của căn bệnh này là do sự thiếu hiểu biết của các em học sinh Ngoài sự thiếu hiểu biết ngoài ra các em học sinh trƣờng trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang còn e ngại nên khi nói đến giới tính, tình dục nên các em đã tự tìm hiểu và muốn thử sức, muốn tự khẳng định mình là ngƣời lớn, muốn tìm tòi qua sách, báo, internet vấn đề giới tính nhƣng khi các em đã biết nhƣng không làm chủ đƣợc chính mình lại đi vào con đƣờng sai trái thì các em không biết giải quyết nhƣ thế nào. Lý do xảy ra hậu quả đó tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT chƣa ổn định nên dẫn 3 tới hậu quả đáng tiếc khi chƣa nhận thức đúng đắn về giới tính đặc biệt là bệnh HIV/AIDS, nạn nạo phá thai trong tuổi học đƣờng và các bệnh khác lây truyền qua đƣờng tình dục đó là hậu quả đáng tiếc của các em khi nhận thúc còn hạn chế về mặt giáo dục giới tính. Đứng trƣớc thực trạng đó tỉnh Hậu Giang cần đƣa ra những cuộc tổng điều tra các trƣờng trung học phổ thông toàn tỉnh Hậu Giang để hiểu rõ hơn nhận thức học sinh các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang nói chung và học sinh trƣờng trung học phổ thông huyện Long Mỹ nói riêng nhằm đƣa ra những biện pháp thích hợp để giải quyết và định hƣớng tốt cho các em học sinh nhận thức về vấn đề giới tính. Vậy nhận thức của các em học sinh trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về giới tính và giáo dục giới tính hiện nay ra sao? Tình trạng dạy và học về vấn đề giới tính nhƣ thế nào? Những nguyên nhân dẫn tới nhận thức của học sinh trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về vấn đề giới tính?... với những tất cả những lý do trên em đã chọn đề tài nhận thức của học sinh trung học phổ thông Long Mỹ ở tỉnh Hậu Giang về giới tính và tiến hành nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về giới tính, giáo dục giới tính và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông, luận văn đi sâu nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng nhận thức của học sinh trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về giới tính. Qua đó đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về giới tính 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên luận văn có 3 nhiệm vụ cụ thể sau: 4 Một là: Khái quát một số lý luận về giới tính, giáo dục giới tính và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Hai là: Sẽ làm rõ thực trạng nhận thức của học sinh trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về giới tính. Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ thông Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về giới tính. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Nhận thức của học sinh trung học phổ thông ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về giới tính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu các em học sinh của trƣờng PTTH Long Mỹ, Huyện Long Mỹ- Tỉnh Hậu Giang trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến nay 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1.Phƣơng pháp phân tích tài liệu Phân tích các tài liệu sách, báo, những thông tin trên mạng và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu và làm rõ cơ sở lý luận của đề tài. 4.2.Phƣơng pháp điều tra( điều tra bằng bảng hỏi) Sử dụng bảng hỏi gồm các câu hỏi mở và câu hỏi nhiều lựa chọn Đề tài cũng có sử dụng phần mền SPSS để xử lý số liệu và thống kê những số liệu trong 150 mẫu điều tra. 4.3.Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để thu thập những thông tin nhằm làm phong phú thêm cho những thông tinh khi thực hiện phỏng vấn. 5 Đặc biệt phƣơng pháp này tập trung chủ yếu vào những ý kiến của các .em học sinh về vai trò của gia đình, nhà trƣờng, các phƣơng tiện truyền thông về giáo dục giới tính. Qua đây đi sâu tìm hiểu sâu tâm tƣ nguyện vọng của các em để làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu của mình. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI TÍNH, GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1.Một số vấn đề lý luận về giới tính, giáo dục giới tính 1.1.1. Lý luận giới tính Giới đƣợc hiểu theo đặc điểm về sinh lý là một tập hợp ngƣời có những đặc điểm về sinh lý tƣơng ứng nhau. Trong những đặc điểm ấy, đặc điểm điển hình nhất là cơ quan sinh dục. Theo cách hiểu này, thì con ngƣời đƣợc chia ra thành hai giới thực: giới nam và nữ Giới đƣợc hiểu theo những đặc điểm do xã hội tạo ra là những yếu tố về mặt tâm lý- xã hội do xã hội tạo ra đối với con ngƣời thuộc về giới sinh thể tƣơng ứng (giới xã hội). Khi nói đến giới xã hội, ngƣời ta nói đến vai trò, vị trí, chức năng của giới sinh thể (vai trò xã hội của nam và nữ, vai trò đấu tranh giữa nam và nữ, những đặc tính của giới) Giới tính là gì? Giới tính là toàn bộ những đặc điểm riêng của giới tạo nên những đặc trƣng của từng giới, phân biệt giữa giới này và giới kia. Và sự khác biệt cơ bản là cơ quan sinh dục, nhằm duy trì nồi giống trong quá trình sinh sản và đem lại sự thỏa mãn mang tính tự nhiên của mỗi con ngƣời. Bên cạnh đó có một số khác biệt về giới tính đƣợc thể hiện: 6 Về tâm lý: giữa nam và nữ có sự biểu hiện khác biệt rõ rệt về tam lý. Dƣới đây là một số biểu hiện nổi bật: Về hứng thú: ngƣời nam thƣờng quan tâm đến vấn đề thời sự, thể dục thể thao, những hoạt động ồn ào, những trò chơi mạnh mẽ, ngƣời nữ thƣờng quan tâm đến những vấn đề tế nhị, những hoạt động “êm đềm” hơn Về nhận thức: nhận thức của ngƣời đàn ông thƣờng thiêng về vấn đề có tính chiến lƣợc sâu sắc còn ngƣời nữ thƣờng thiêng có tính chi tiết tỉ mỉ và bị ảnh hƣởng nhiều tình cảm, cảm xúc… Về tình cảm: tình cảm của đàn ông độc lập hơn với nhận thức, tách bạch giữa tình cảm này với tình cảm kia còn ngƣời nữ thì tình cảm này chi phối tình cảm kia, ngƣời đàn ông dễ chế ngự cảm xúc cảm của mình hơn ngƣời nữ. Về thế giới quan: quan điểm sống của ngƣời đàn ông thoáng hơn ngƣời phụ nữ. Về tính cách: phụ nữ thƣờng cẩn thận, tỉ mỉ, nhẫn nại và kiên trì, đàn ông thƣờng dũng cảm gan dạ. Về xã hội: đòi hỏi ngƣời đàn ông có sự mạnh mẽ, khoáng đạt, phải biết tôn trọng phụ nữ, xã hội đòi hỏi ngƣời phụ nữ phải dìu dàng, nhu mì, kín đáo. Về sinh lý: những đặc điểm về giải phẩu sinh lý đƣợc quy định ngay từ khi các tế bào sinh sản nam và nữ gặp nhau. Do đó có thể nhận xét một cách rõ ràng những đặc điểm về giải phẩu sinh lý giữa nam và nữ, ví dụ nhƣ: Bộ xƣơng của nữ thƣờng nhỏ hơn nam; xƣơng chậu của nữ rộng và thấp; xƣơng chân ray ngắn hơn. Lƣợng mỡ bụng trong cơ thể nữ nhiều hơn so với nam, nhất là những vùng ngực mông. Da mịn hơn so với nam. 7 Cấu tạo và chức năng sinh dục nam và nữ hoàn toàn khác nhau. Đây là sự khác biệt quan trọng nhất quyết định sự tồn tại giữa hai giới Các quy luật tình dục, rung cảm tình dục và sự ham muốn tình dục giữa nam và nữ cũng khác nhau Dù có sự khác biệt rất lớn nhƣng giữa hai giới bao giờ cũng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, giúp cho nhau tồn tại và phát triển. Và những mối quan hệ phức tạp đó đã làm nên sự phức hợp của đời sống giới tính. 1.1.2. Lý luận về giáo dục giới tính Khi nói về giáo dục và vấn đề giới tính thì ta có thể miêu tả giáo dục giới tính là "giáo dục tình dục" có nghĩa nó gồm việc giáo dục về mọi khía cạnh của hoạt động tình dục, gồm cả thông tin về kế hoạch hoá gia đình, sinh sản (khả năng sinh sản, tránh thai và sự phát triển của phôi thai và thai nhi, tới sinh đẻ), cộng thêm thông tin về mọi khía cạnh đời sống tình dục của một cá nhân gồm: hình ảnh thân thể, khuynh hƣớng tình dục, cảm xúc tình dục, các giá trị, đƣa ra quyết định, thông tin, hẹn hò, các quan hệ, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và làm sao để tránh chúng, và các biện pháp kiểm soát sinh sản. Giáo dục giới tính có thể đƣợc dạy một cách không chính thức, nhƣ khi một ai đó nhận đƣợc thông tin từ một cuộc trò chuyện với cha mẹ, bạn bè, ngƣời lãnh đạo tôn giáo, hay qua truyền thông. Nó cũng có thể đƣợc truyền dạy qua các tác gia với các tác phẩm về giới tính, chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về giáo dục giới tính. Giáo dục giới tính chính thức diễn ra khi các trƣờng học hay ngƣời cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thực hiện điều này. Thỉnh thoảng giáo dục giới tính chính thức đƣợc dạy nhƣ một trƣơng chình đầy đủ nhƣ một phần của chƣơng trình học tại các trƣờng trung học 8 hay trung học cơ sở. Ở những trƣờng hợp khác nó chỉ là một bài học bên trong một lớp học rộng hơn về sinh học, sức khoẻ, kinh tế gia đình, hay giáo dục thể chất. Một số trƣờng không dạy giáo dục giới tính, bởi nó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi ở một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ (đặc biệt về vấn đề độ tuổi trẻ em cần nhận đƣợc sự giáo dục nhƣ vậy, số lƣợng chi tiết liên quan, và các chủ đề về khuynh hƣớng tình dục loài ngƣời, ví dụ nhƣ cách thực hiện tình dục an toàn tình dục trƣớc hôn nhân, và đạo đức tình dục).Năm 1936, Wilhelm Reich bình luận rằng việc giáo dục giới tính ở thời kỳ ông là một trò lừa bịp, tập trung vào sinh học trong khi che đậy sự kích thích khêu gợi, là cái mà một cá nhân tới tuổi dậy thì quan tâm nhất. Reich thêm rằng việc này khiến ông cảm thấy mơ hồ về cái mà ông tin là một nguyên tắc cơ bản tâm lý học: rằng mọi lo lắng và khó khăn bắt nguồn từ các xung lực tình dục không đƣợc thoả mãn. Khi giáo dục giới tính còn đang đƣợc tiếp tục tranh cãi, các điểm gây mâu thuẫn nhiều nhất là liệu việc đề cập tới cảm xúc giới tính trẻ em là tốt hay không; việc sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản nhƣ bao cao su và thuốc tránh thai hormone; và tác động của việc sử dụng chúng trên việc mang thai ngoài hôn nhân, mang thai vị thành niên, và việc truyền nhiễm các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Sự ủng hộ ngày càng tăng cho giáo dục giới tính kiêng khem hoàn toàn của một số nhóm bảo thủ từng là một trong những lý lẽ chính của cuộc tranh cãi này. Các quốc gia có thái độ bảo thủ với giáo dục giới tính (gồm cả Hoa Kỳ và Anh Quốc) có tỷ lệ truyền nhiễm bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục và mang thai vị thành niên cao hơn. Sự xuất hiện của AIDS đã mang lại một ý nghĩa khẩn cấp mới cho chủ đề giáo dục giới tính. Tại nhiều quốc gia châu Phi, nơi AIDS đã trở thành bệnh dịch (xem HIV/AIDS tại châu Phi), giáo dục giới tính đƣợc hầu hết các nhà khoa học coi là một chiến lƣợc sống còn về sức khoẻ cộng đồng. 9 Một số tổ chức quốc tế nhƣ Planned Parenthood coi các chƣơng trình giáo dục giới tính ở diện rộng có lợi ích toàn cầu, nhƣ kiểm soát nguy cơ quá tải dân số và tăng cƣờng nữ quyền (xem thêm quyền sinh sản). Theo SIECUS, Hội đồng Thông tin và Giáo dục Giới tính Hoa Kỳ, 93% ngƣời lớn đƣợc họ khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trƣờng trung học phổ thông và 84% ủng hộ nó tại các trƣờng trung học cơ sở. Trên thực tế, 88% cha mẹ học sinh các trƣờng trung học phổ thông và 80% cha mẹ học sinh các trƣờng trung học phổ thông tin rằng giáo dục giới tính trong trƣờng học khiến họ cảm thấy dễ dàng hơn khi trò chuyện với con mình về tình dục. 1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông Học sinh trung học phổ thông (THPT) còn gọi là tuổi cuối vị thành niên và tuổi đầu thanh niên, là giai đoạn phát triển bằng tuổi dậy thì và kết thúc bƣớc vào tuổi ngƣời lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15 – 25 tuổi đƣợc chia làm 2 thời kỳ + Thời kỳ từ 15 – 18 tuổi : gọi là đầu tuổi thanh niên +Thời kỳ từ 18 – 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên Ở đây chúng ta nói về giai đoạn đầu tuổi thanh niên và cuối tuổi vị thành niên. Các lý luận tâm lý học tập trung xem xét những quy luật tiến hóa của tâm lý là cái cơ bản quyết định sự phát triển các nhà phân tâm học quan tâm nhiều đến sự phát triển của tính dục và sự chi phối của nó đối với sự phát triển của lứa tuổi này. Các nhà xã hội học lại chú ý trƣớc hết đến tính xã hội hoá của giai đoạn phát triển này và coi mức độ xã hội hoá của mỗi cá thể là tiêu chí chủ yếu quyết định sự phát triển này. Nhiều nhà tâm lý học hiện đại cho rằng cần nghiên cứu lứa tuổi này một cách phức tạp, các yếu tố sinh học, phân tâm 10 học và xã hội học đều đƣợc xem xét và xác định rõ vai trò vị trí của nó, tìm ra những quy luật hoạt động bên trong cũng nhƣ mối tác động qua lại của chúng. 1.2.1.Yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của học sinh trung học phổ thông 1.2.1.1 Yếu số sinh học. Từ 15, 16, 17 đến 18 tuổi là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con ngƣời đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh, tuy nhiên sự phát triển này còn kém so với sự phát triển cơ thể của ngƣời lớn. Giai đoạn này bắt đầu thời kỳ phát triển tƣơng đối êm ả về mặt sinh lý. Nhịp độ tăng trƣởng về chiều cao đã chậm lại, các em gái đạt đƣợc sự tăng trƣởng của mình trung bình vào khoảng tuổi 16, 17, các em trai khoảng tuổi 17, 18. Điều này giúp hình thành một cơ thể cân đối, đẹp, khoẻ của thanh niên. Trọng lƣợng cơ thể phát triển nhanh, cân nặng của thanh niên 16, 17 tuổi có thể gấp đôi cân nặng của thiếu niên. Các tố chất thể lực nhƣ sức mạnh, sức bền, dự dẻo dai đƣợc tăng cƣờng. Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh dễ đạt những thành tích trong thể thao. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những cấu trúc nhƣ trong cấu trúc tế bào não của ngƣời lớn. Số lƣợng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ đại não lại. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập. Đây là thời kỳ trƣởng thành về giới tính. Đa số các em đã vƣợt qua thời kỳ phát dục, những khủng hoảng tuổi dậy thì chấm dứt để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân bằng hơn, xét cả trên các mặt hoạt động hƣng phấn, ức 11 chế của hệ thần kinh cũng nhƣ các mặt phát triển khác của cơ thể về thể chất. Nguyên nhân của những thay đổi về sinh lý học trên chính là hoạt động của các nội tiết tố, đặc biệt là vai trò của nội tiết tố sinh trưởng và nội tiết tố giới tính.  Nội tiết tố sinh trưởng, đƣợc sản xuất và duy trì từ lúc con ngƣời sinh ra cho đến lúc chết. Mức sản xuất nội tiết tố này tăng trƣởng đột ngột vào lúc tuổi dậy thì bắt đầu và duy trì ở mức độ ổn định khi cơ thể đã đạt đƣợc sự tăng trƣởng của xƣơng, tất cả các cơ quan và hệ thống khác làm cơ thể phát triển hài hoà. Song tuổi thanh niên, việc sản xuất nội tiết tố sẽ giảm xuống mức duy trì và sửa chữa các tế bào, các mô và các cơ quan, hoàn thiện cơ thể.  Nội tiết tố giới tính, có nhiệm vụ tạo vóc dáng của cơ thể cho phù hợp với sự phát triển sinh dục và sinh sản của một ngƣời đàn ông hay phụ nữ. Các nội tiết tố này, đã bị ngừng sản xuất sau khi thai nhi đã phát triển trong tử cung, đƣợc tái sản xuất vào lúc bắt đầu tuổi dậy thì. Theo mệnh lệnh của vùng dƣới đồi, FSH (hormon của tuyến yên tác động nên noãn bào của buồng trứng) và LH (hormon tạo thể vàng) đƣợc sản sinh, kích thích các cơ quan sinh sản ra các nội tiết tố tại chỗ của riêng chúng: các tinh hoàn sản sinh các testosteron và buồng trứng sản sinh ra ostrogen và progesteron. Các nội tiết tố nam và nữ tác động đến sự phát triển của các đặc điểm giới tính bẩm sinh, và các đặc điểm giới tính thứ phát, tức là tạo ra tất cả những khác biệt về thể chất giữa cơ thể nam và nữ. 1.2.1.2. Yếu tố xã hội. Hoạt động ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò những hứng thú xã hội của lứa tuổi này không chỉ mở rộng về số lƣợng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lƣợng, ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông 12 xuất hiện ngày càng nhiều vai trò của ngƣời lớn và các em thực hiện các vai trò đó ngày càng có tính độc lập và tinh thần tránh nhiệm hơn. Thanh niên chiếm vị trí trung gian giữa trẻ em và ngƣời lớn. Các em không phải là những trẻ em nữa nhƣng cũng chƣa phải là ngƣời lớn, các em đang trở thành những ngƣời lớn. Vai trò xã hội thay đổi cơ bản: ở gia đình, thanh niên đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em một số vấn đề trong gia đình. Và các em cũng biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình. Vai trò độc lập và mức độ trách nhiệm đối với gia đình ngày càng rõ rệt. Họ là anh chị lớn trong gia đình, tham gia lao động, có ý thức với việc chọn nghề nghiệp tƣơng lai. Nhiều em đã làm ra của cải vật chất, có vai trò khá quyết định đối với một số việc trong gia đình. Từ 14 tuổi, các em đủ tuổi tham gia vào Đoàn thanh niên cộng sản. Trong tổ chức Đoàn, các em có thể tham gia các công tác xã hội một cách độc lập hơn và có trách nhiệm hơn. Đến 18 tuổi, các em có quyền bầu cử, có chứng minh thƣ, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động… với xã hội, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các hành vi của mình. Tất cả các em đều đứng trƣớc suy nghĩ về việc chọn ngành nghề. Đây là giai đoạn lứa tuổi mà con ngƣời có những điều kiện thể chất thuận lợi để hoàn thiện vẻ đẹp hình thể của mình, tạo điều kiện cho hoạt động học tập, lao động, thể thao, nghệ thuật… phát triển mạnh mẽ. Thanh niên mới lớn có hình dáng ngƣời lớn, nhƣng chƣa phải là ngƣời lớn. Thanh niên học sinh còn phụ thuộc vào ngƣời lớn, ngƣời lớn còn giữ vai trò quyết định nội dung và xu hƣớng chính của hoạt động của các em. Cả ngƣời lớn và thanh niên hoạt động đều thấy rằng, các vai trò mà các em thực hiện khác về chất so với vai trò của ngƣời lớn. Các em vẫn đến trƣờng học tập dƣới sự lãnh đạo của ngƣời lớn, vẫn phụ thuộc bố mẹ về vật chất. 13 Cả trong nhà trƣờng và ngoài xã hội, thái độ của ngƣời lớn thƣờng thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở các em rằng chúng đã lớn, đòi hỏi ở chúng tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý. Mặt khác lại đòi hỏi chúng phải thích ứng, nghe lời bố mẹ, giáo viên. Vị trí này của thanh niên có tính chất không xác định. Nguyên nhân là do hoạt động lao động ngày càng đòi hỏi sự phức tạp và những kỹ thuật, luận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành kỹ thuật tinh vi, thời gian đào tạo kéo dài đáng kể, thƣờng dẫn đến tình trạng kéo dài giai đoạn trƣởng thành, nên vai trò của thanh niên còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Bởi vậy tính không xác định về vị trí xã hội của thanh niên thƣờng diễn ra: trong hoàn cảnh, điều kiện này các em đƣợc coi là ngƣời lớn, nhƣng trong hoàn cảnh, thời điểm khác, các em lại bị coi là trẻ em. Tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho các em đƣợc phản ánh độc đáo vào tâm lý các em. Vị trí “không xác định” của thanh niên là một tất yếu khách quan. Ngƣời lớn phải tìm cách tạo điều kiện xây dựng một phƣơng thức sống mới phù hợp với mức độ phát triển chung của thanh niên và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể các em. Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động giao tiếp có nhiều biến đổi, mở rộng phát triển các mối quan hệ cả về chất lƣợng và số lƣợng, vị trí của thanh niên trong các mối quan hệ thay đổi ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn xã hội thay đổi về chất, đƣợc xã hội thừa nhận một cách chính thức đã làm tăng cƣờng các hoạt động xã hội, chi phối quyết định sự phát triển của thanh niên về mội mặt. Theo Erik Erikxơn, đây là giai đoạn ngƣời thanh niên trẻ đang hình thành, tìm kiếm cái bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình. 1.2.2.Hoạt động giao tiếp với bạn khác giới và đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông 1.2.2.1. Giao tiếp với bạn khác giới 14 Ở tuổi học sinh trung học phổ thông đã xuất hiện loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ. Đây là trạng thái hoàn toàn mới mẽ trong đời sống tình cảm của thanh niên mà thiếu niên chƣa có. Trong tình yêu của thanh niên là tình yêu bạn bè, bởi vì các em thƣờng che giấu tình cảm của mình bằng tình yêu bạn bè nên đôi khi không phân biệt đƣợc tình yêu hay tình bạn. Cho nên, thanh niên mới lớn không nên đặt vấn đề yêu đƣơng quá sớm sẽ ảnh hƣởng đến việc học. Tình yêu nam nữ ở tuổi thanh niên là sự kết hợp giữa hứng thú tình dục cảm tính với nhu cầu vì sự ấm áp của cơ thể, về sự thân thiết, gần gũi tâm hồn với ngƣời khác. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, đối với các em trai hứng thú với tình dục sớm hơn và chỉ sau đó mới xuất hiện khả năng kết hợp chúng với sự giao cảm sâu sắc, còn các em gái thì ngƣợc lại, nhu cầu về sự thân mật, ngột ngào, cảm xúc nồng nàn đƣợc bộc lộ mạnh hơn và đƣợc thức tỉnh sớm hơn những hứng thú tình dục cảm tính. Ở nam giới kích thích tình dục xuất hiện ở tuổi 16 – 19 trong khi đó ở nữ giới lại xuất hiện chậm hơn mặc dù tuổi dậy thì ở nữ giới thì mạnh hơn. Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ từ chối, hoặc đã bị từ chối, vì vui sƣớng khi đƣợc đáp ứng lại sự yêu thƣơng. Cần thấy đây là bắt đầu một giai đoạn bình thƣờng và tất yếu trong sự phát triển của con ngƣời và bên cạnh đó cho ta thấy trình độ đạo đức của cá nhân học sinh sẽ quyết định tính chất và hậu quả của tình yêu. Nhìn chung, tình yêu của thanh niên mới lớn là một vấn đề khá phức tạp. Ngọt ngào, cảm xúc nồng nàn đƣợc bộc lộ mạnh hơn và đƣợc thức tỉnh sớm hơn những hứng thú tình dục cảm tính. Ở nam giới kích thích tình dục xuất hiện ở tuổi 16 – 19 trong khi đó ở nữ giới lại xuất hiện chậm hơn mặc dù tuổi dậy thì ở nữ giới thì mạnh hơn. 15 Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ từ chối, hoặc đã bị từ chối, vì vui sƣớng khi đƣợc đáp ứng lại sự yêu thƣơng. Cần thấy đây là bắt đầu một giai đoạn bình thƣờng và tất yếu trong sự phát triển của con ngƣời và bên cạnh đó cho ta thấy trình độ đạo đức của cá nhân học sinh sẽ quyết định tính chất và hậu quả của tình yêu. Nhìn chung, tình yêu của thanh niên mới lớn là một vấn đề khá phức tạp. 1.2.2.2. Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông Đời sống tình cảm của tuổi thanh niên rất đa dạng và phong phú, mang tính sâu sắc và bền vững hơn so với tuổi thiếu niên, là nó xây dựng trên cơ sở nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn. Nó đƣợc gắn liền với thế giới quan, lý tƣởng và xu hƣớng nghề nghiệp, đồng thời có sự đối chiếu với những nhu cầu đạo đức xã hội. Tuổi đầu thanh niên có nhu cầu muốn hiểu, muốn phân tích những tình cảm của mình và tìm cách thể hiện tình cảm đó. Nhƣng ở đây có những ngƣời thể hiện tình cảm rất nóng vội khi chƣa xác định đƣợc tình cảm thật sự. Thông thƣờng những ngƣời đó là những ngƣời nông cạn và hờ hợt. Do đó xu hƣớng của tình cảm phụ thuộc vào nguyên tắc của con ngƣời, vào thế giới quan niềm tin của họ. Tình cảm có nguyên tắc đƣợc dựa trên cơ sở của thế giới quan và niềm tin sẽ giúp con ngƣời sáng suốt không bị mù quáng. 16 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG VỀ GIỚI TÍNH 2.1 Tình hình nhận thức của học sinh trung học phổ thông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang về giới tính Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh thanh thiếu niên ngày nay dậy thì sớm hơn trƣớc. Những năm cuối cấp tiểu học các em gái đã hành kinh. Các em trai ở những năm đầu trung học cơ sở đã có hiện tƣợng mộng tinh, điều đó không hiếm. Cuộc điều tra quốc gia vị thành niên (SAVY) năm 2003 là cuộc điều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên ở Việt Nam đã cho thấy rằng, tuổi trung bình có kinh lần đầu ở nữ là 14.5 tuổi và mộng tinh, xuất tinh là 15.6 tuổi. Nhìn chung, phần lớn ở thanh thiếu niên chƣa có quan hệ tình dục nhƣng tác động tâm lý xã hội do các thay đổi trong cơ thể có thể là những thách thức thật sự. Nếu không chuẩn bị sẵn tinh thần và có đầy đủ những thông tin những thay đổi rất phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên có thể gây ra những hoang mang không cần thiết. Chính vì vậy việc cung cấp thông tin về những thay đổi trong thời kỳ dậy thì cho nam nữ bắt đầu tuổi thanh thiếu niên là rất cần thiết. Trong thời gian gần đây, những nội dung giáo dục về giới tính đã đƣợc nhiều cấp, ngành quan tâm và đã đƣợc bộ giáo dục đƣa vào chƣơng trình giảng dạy từ bật trung học cơ sở. Tuy nhiên bộ môn giới tính chƣa là bộ môn riêng biệt nhƣ các bộ môn khác mà nội dung này chỉ đƣợc giới thiệu lòng ghép vào các môn sinh học hay các môn giáo dục công dân. Trong nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh trung học phổ thông về vấn đề giới tính và qua đó biết đƣợc vai trò của nhà trƣờng, gia 17 đình, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trong việc giáo dục về vấn đề giới tính cho học sinh trung học phổ thông. Nhƣ đã nói ở phần lý luận, những kiến thức về vấn đề giới tính nhƣ sự cảm nhận về tâm lý tuổi dậy thì, tình bạn, tình yêu, tình dục và các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục… có thể đƣợc xem là phần cơ bản trong kiến thức về lĩnh vực giới tính. Ở tuổi dậy thì, cùng với những thay đổi về cơ thể thì tính tò mò của trẻ cũng phát triển hơn. Chúng bắt đầu quan sát với những suy nghĩ và những nhận xét riêng của mình. Đôi khi bố mẹ thật sự bối rối khi trẻ hỏi những điều mà chúng muốn nghe. Và chúng không bao giờ ngừng đi tìm câu trả lời khi chƣa đƣợc giải đáp thắc mắc một cách cụ thể. Bên cạnh những thông tin đƣợc cung cấp tại trƣờng học, thì gia đình, bạn bè và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng là những nơi trẻ đƣợc tiếp nhận các kiến thức về giới tính. Với nguồn cung cấp thông tin đa dạng, phong phú và không có sự kiểm soát nhƣ vậy, những kiến thức về giới tính của các em hiện nay đang ở mức độ nào? Các em đang thiếu hụt về các thông tin gì? Khi hỏi 150 học sinh trƣờng trung học phổ thông Long Mỹ có nghe về vấn đề giới tính không thì 98% ( 147/150) trả lời là có. Đây là điều có thể lý giải đƣợc vì chƣơng trình giáo dục giới tính đã đƣợc lòng ghép vào môn sinh học và môn giáo dục công dân trong nhà trƣờng. Mặc dù chƣa trở thành môn học chính thức nhƣng học sinh đã đƣợc nghe, đƣợc học về một số nội dung vấn đề về giới tính. Ngoài ra, qua điều tra đã biết trong trƣờng trung học phổ thông Long Mỹ cũng có tổ chức các cuộc thi các buổi tọa đàm về giáo dục giới tính. Hơn nữa, hiện nay cụm từ “ Giáo dục giới tính” đã đƣợc đề cập rất nhiều trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ: sách báo, đài, internet, TV… Và nhƣ vậy, cụm từ “Giáo dục giới tính” không còn xa lạ với học sinh trung học phổ thông là điều dễ hiểu. 18 Trên cơ sở đó biết về vấn đề giới tính, chúng tôi đi đến tìm hiểu xem các em học sinh Trƣờng trung học phổ thông Long Mỹ nắm đƣợc vấn đề gì của giáo dục giới tính. Bảng 1: Nhận thức của HS THPT về giáo dục giới tính Nhân thức của HS THPT về giáo dục Số lƣợng Tỉ lệ giới tính Tâm lý tuổi dậy thì 149 99.3 Cơ quan sinh dục 128 85.3 Tình bạn 129 86 Tình yêu 117 78 Tình dục 118 78.7 Các biện pháp tránh thai 105 70 Các biện pháp lây truyền qua đƣờng tình 88 58.7 dục Những kiến thức giáo dục giới tính mà học sinh trung học phổ thông nắm được 120 99.3 tỉ lệ % 100 85.3 86 78 80 78.7 70 58.7 60 40 20 0 Tâm lý tuổi dậy thì Cơ quan sinh dục Tình bạn Tình yêu Tình dục Các biện Các biện pháp pháp lây tránh truyền thai qua đường tình dục Qua biểu đồ cho thấy, tỷ lệ học sinh biết những kiến thức về giáo dục giới tính là khá cao, nhƣng có sự chênh lệch giữa các nội dung về giáo dục giới tính mà các em biết đến 99.3%, học sinh đƣợc hỏi trả lời rằng đã đƣợc cung cấp thông tin về tình bạn chiếm 86%, kiến thức về cơ quan sinh dục là 85.3%, kế đến tình yêu là 78% và tình dục là, các biện pháp tránh thai là 19 70%. Những hiểu biết về tình dục và biện pháp tránh thai chiếm tỷ lệ thấp hơn. Chỉ có 58.7% học sinh trả lời là có biết đến những kiến thức về các biện pháp lây truyền qua đƣờng tình dục Những số liệu trên đã chứng minh rằng, các em ít nhiều đều có những kiến thức nhất định về giáo tính. Phần lớn những kiến thức của các em thƣờng tập trung vào những nội dung: Tâm lý tuổi dậy thì, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Còn những kiến thức về tình dục các em đƣợc ít cung cấp hơn. Có thể giải thích đƣợc sự khác biệt này là do những kiến thức về cơ quan sinh dục, các biện pháp tránh thai...là những nội dung đã đƣợc giảng dạy tại trƣờng. Qua đó, những thông tin này đƣợc trang bị đầy đủ và khoa học. Hơn nữa, phần lớn các em tìm hiểu những kiến thức nào mà mình quan tâm, những kiến thức có lợi cho bản thân các em nhƣ phòng chống các em lây truyền qua đƣờng tình dục, sự phát triển tâm sinh lý của tuổi dậy thì. Có lẽ các vấn đề liên quan đến tình dục còn là vấn đề nhạy cảm nên ngay cả trong gia đình, nhà trƣờng vẫn còn khá e dè, ngại ngùng khi nói đến vấn đề này. Có nhiều quan niệm cho rằng việc dạy những kiến thức về giáo dục giới tính cho các em ở thời điểm này là quá sớm, là “vẽ đƣờng cho hƣu chạy”, sẽ khiến các em nảy sinh sự tò mò, có thể xảy ra những trƣờng hợp nhƣ: yêu đƣơng sớm, bỏ bê học hành...sẽ dẫn đến những hậu quả xấu nhƣ: quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân, mang thai sớm...Nhƣng thực ra không phải vậy, nếu gia đình, nhà trƣờng không giảng dạy cho các em cũng tự tìm hiểu để tự thỏa mãn trí tò mò của mình. Đối với trẻ vị thành niên không có nguy hại gì hơn là những kiến thức đó đƣợc nhận biết một cách vụn trộm. Khi bản thân trẻ thức dậy một cách tụ nhiên những thay đổi tâm sinh lý thì cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất là giảng dạy giáo dục giới tính một cách chính thống. Khi các em đƣợc cung cấp thông tin, đƣợc giáo dục một cách đúng đắn và đầy đủ các em sẽ tự giải đáp đƣợc những băn khoăn, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan