Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiể...

Tài liệu Nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học ngọc linh, thành phố sơn la

.PDF
89
364
101

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNGLỰC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC NGỌC LINH, THÀNH PHỐ SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: Tâm lí học Sơn La, tháng 5 năm 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNGLỰC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC NGỌC LINH, THÀNH PHỐ SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: Tâm lí học Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Nữ Dân tộc: Kinh Nguyễn Lan Chinh Nữ Dân tộc: Kinh Phan Thị Bích Ngọc Nữ Dân tộc: Kinh Lớp: K55 ĐH Giáo dục Tiểu học A Khoa: Tiểu học – Mầm non Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Giáo dục Tiểu học Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Phương Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thu Hà Sơn La, tháng 5 năm 2017 Lời cảm ơn Lời đầu tiên chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Lê Thị Thu Hà đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên tinh thần trong suốt quá trình chúng em làm thực hiện đề tài này. Em xin trân trọng cảm ơn đến các thầy, cô giáo ở tổ Tâm lý – Giáo dục đã giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu khoa học tại khoa. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trường Tiểu học Ngọc Linh – thành phố Sơn La đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong quá trình chúng em thực hiện điều tra, khảo sát tại trường. Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp K55 ĐHGD Tiểu học A đã luôn sát cánh bên chúng em, động viên, khích lệ để chúng em có thể hoàn thành được đề tài này. Sơn La, tháng 5 năm 2017 Những ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Phƣợng Nguyễn Lan Chinh Phan Thị Bích Ngọc DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Viết tắt STT Viết đầy đủ 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 TCNL Tiếp cận năng lực 4 TB Thứ bậc 5 ĐG Đánh giá 6 HSTH Học sinh tiểu học 7 SL Số lượng 8 KK Khó khăn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................ 3 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3 2.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4 6. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 8. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 7 CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC .................................................. 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu về nhận thức ............................................................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu ...... 9 học theo tiếp cận năng lực .................................................................................. 9 1.2. Lí luận về nhận thức .................................................................................. 11 1.2.1. Nhận thức ............................................................................................... 11 1.2.2. Các giai đoạn nhận thức ......................................................................... 12 1.2.2.1. Nhận thức cảm tính.............................................................................. 12 1.2.2.2. Nhận thức lý tính ................................................................................. 13 1.2.3. Các mức độ nhận thức ............................................................................ 14 1.3. Lý luận về nhận thức của giáo viên tiểu học về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ..................................................................................................... 15 1.3.1. Nhận thức của giáo viên ......................................................................... 15 1.3.2. Khái niệm đánh giá ................................................................................. 16 1.3.3. Khái niệm năng lực ................................................................................ 17 1.3.4. Khái niệm đánh giá học sinh tiểu học ..................................................... 18 1.3.5. Khái niệm đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực .................. 20 1.3.6. Nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực .................................................................................................................... 22 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực ................................................................................ 24 1.5. Một số đặc trưng về nghề của giáo viên tiểu học ....................................... 25 CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC NGỌC LINH .............................................. 28 2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu .............................................. 28 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của giáo viên về ĐG HS theo TCNL ............................................................................................................... 28 2.2.1. Nhận thức của giáo viên về bản chất đánh giá học sinh ở trường Tiểu học Ngọc Linh theo tiếp cận năng lực ..................................................................... 28 2.2.2. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học Ngọc Linh ........................................................ 33 2.2.3. Nhận thức của giáo viên về cách thức đánh giá theo tiếp cận năng lực ... 35 2.2.4. Nhận thức của giáo viên về những khó khăn khi đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học Ngọc Linh ............................................... 39 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực ................................................................................ 43 2.4. Đánh giá chung nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học Ngọc Linh ............................................................. 46 3. Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực .............................................................................................. 52 3.1. Giúp giáo viên hiểu rõ bản chất và tầm quan trọng của đánh giá theo tiếp cận năng lực ..................................................................................................... 52 3.2. Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực ....................................................................................... 53 3.3. Giúp giáo viên hiểu và sử dụng được các kĩ thuật (cách thức) đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ............................................................................... 54 3.4. Khuyến khích, động viên những giáo viên luôn có sự sáng tạo trong đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực ..................................................... 55 3.5. Kiểm tra kiến thức về đánh giá theo tiếp cận năng lực của giáo viên trong quá trình tuyển dụng đầu vào ........................................................................... 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 50 1. Kết luận ........................................................................................................ 50 2. Kiến nghị...................................................................................................... 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 57 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Vài nét về khách thể nghiên cứu........................................................ 28 Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên trong việc đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học Ngọc Linh. ............................................................ 29 Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực .............................................................................................. 33 Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về cách thức đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực .............................................................................................. 36 Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên về những khó khăn khi đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ....................................................................................... 39 Bảng 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực .................................................................. 44 Bảng 2.7. Bảng đánh giá chung về nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực ......................................................................... 46 TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Khoa Tiểu học – Mầm non THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trƣờng Tiểu học Ngọc Linh, thành phố Sơn La - Sinh viên thực hiện: 1) Nguyễn Thị Phượng 2) Nguyễn Lan Chinh 3) Phan Thị Bích Ngọc - Lớp: K55 ĐHGD Tiểu học A Năm thứ: 3 Khoa: Tiểu học – Mầm non Số năm đào tạo: 4 - Người hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thu Hà 2. Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu thực trạng mức độ nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học Ngọc Linh và một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực 3. Tính mới và sáng tạo: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất ra một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực, góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá nói riêng và hiệu quả dạy học nói chung. 4. Kết quả nghiên cứu: Căn cứ vào nội dung nghiên cứu của đề tài, căn cứ vào việc điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên ở trường Tiểu học Ngọc Linh, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp như sau: - Giúp giáo viên hiểu rõ bản chất và tầm quan trọng của đánh giá theo tiếp cận năng lực. - Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. - Giúp giáo viên hiểu và sử dụng được các kĩ thuật (cách thức) đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. - Khuyến khích, động viên những giáo viên luôn có sự sáng tạo trong đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. - Kiểm tra kiến thức về đánh giá theo tiếp cận năng lực của giáo viên trong quá trình tuyển dụng đầu vào. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: - Góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực nói riêng và hiệu quả dạy học nói chung. - Là tài liệu tham khảo cho sinh viên nghành Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Tây Bắc. - Là tài liệu tham khảo cho giáo viên tiểu học. 6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Ngày20 tháng 5 năm 2017 Sinh viên chịu trách nhiệm chính (Ký và ghi rõ họ, tên) Nguyễn Thị Phƣợng Nhận xét của ngƣời hƣớng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi): Ngày 20 tháng 5 năm 2017 Xác nhận của Khoa (Ký và ghi rõ họ, tên) Người hướng dẫn TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Khoa: Tiểu học – Mầm non THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ảnh 4x6 I. SƠ LƢỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng Sinh ngày: 09 tháng 6 năm 1995 Nơi sinh: Bắc Phong – Cao Phong – Hòa Bình Lớp: K55 Đại học Giáo dục Tiểu học A Khóa: 2014 - 2018 Khoa: Tiểu học – Mầm non Địa chỉ liên hệ: KTX 8, Trường Đại học Tây Bắc Điện thoại: 0977602195 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học): * Năm thứ 1: Ngành học: Giáo dục Tiểu học Khoa: Tiểu học – Mầm non Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: Sơ lược thành tích: Được Trưởng khoa Tiểu học – Mầm non khen thưởng sinh viên khá năm học 2014 – 2015. * Năm thứ 2: Ngành học: Giáo dục Tiểu học Khoa: Tiểu học – Mầm non Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc Sơ lược thành tích: Được Trưởng khoa Tiểu học – Mầm non khen thưởng sinh viên xuât sắc năm học 2015 – 2016. Ngày 20 tháng 5 năm 2017 Xác nhận của trƣờng đại học Sinh viên chịu trách nhiệm chính (ký tên và đóng dấu) thực hiện đề tài (ký, họ và tên) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình giáo dục. Thông qua hoạt động đánh giá, người giáo viên nắm được mức độ giáo dục của từng học sinh về các mặt khác nhau (tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi,…) liên quan tới các môn học và các hoạt động giáo dục. Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Việt Nam đang tiến hành đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của những người làm công tác giáo dục là phải thay đổi phương pháp giáo dục để phù hợp với sự thay đổi tất yếu của nội dung giáo dục. Trong hệ thống những thay đổi ấy, vấn đề thay đổi cách đánh giá học sinh là vấn đề mà được cả xã hội quan tâm. Đổi mới đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Việc đánh giá kết quả giáo dục phải hướng tới việc sau khi học, học sinh có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào cuộc sống. Năng lực của giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục nhà trường. Đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) theo tiếp cận năng lực đang đặt ra những thách thức lớn đối với giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Đối với giáo viên ở các trường tiểu học, đánh giá học sinh tiểu học cũng giúp giáo viên điều chỉnh việc dạy học, việc tổ chức các hoạt động giáo dục và tự nhìn lại, tự đánh giá chuyên môn, năng lực sư phạm, từ đó không ngừng hoàn thiện nâng cao trình độ của mình. Muốn đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực một cách hiệu quả thì giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Đánh giá theo tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, thái độ mà chủ yếu là 1 khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn mực nào đó. Khác với đánh giá theo hướng truyền thống ở chỗ không đánh giá bằng cách chấm điểm từng môn học hằng ngày, không đánh giá trên hai tiêu chí học lực và hạnh kiểm. Đánh giá thường xuyên dựa trên hai nội dung: đánh giá quá trình học tập; đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh; đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh. Đánh giá định kỳ kết quả học tập về mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kỳ I và cuối năm học đối với một số môn học bằng bài kiểm tra định kỳ. Nhận thức tầm quan trọng về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực sẽ giúp giáo viên sử dụng hợp lí các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và tăng cường sử dụng hình thức tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Đồng thời giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tự học, tự điều chỉnh cách học, giao tiếp, hợp tác, có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ Thực tế cho thấy, nhận thức của giáo viên tiểu học về đánh giá theo tiếp cận năng lực khá đa dạng và ở các mức độ khác nhau. Thành phố Sơn La có 16 trường tiểu học và đều thực hiện đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Trường Tiểu học Ngọc Linh là một trường tiểu học tư thục được thành lập vào ngày 5 tháng 9 năm 2012 thuộc bản Mé Ban, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La. Các giáo viên ở trường Tiểu học Ngọc Linh đều thực hiện đánh giá theo tiếp cận năng lực. Năm học 2016-2017, nhà trường chỉ đạo thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016. Bản chất của việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22 chính là đánh giá theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực là cách đánh giá mới, khác biệt so với cách đánh giá theo tiếp cận nội dung. Chính vì thế mà không phảigiáo viên nào cũng có nhận thức đúng đắn về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng mức độ nhận thức và một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận 2 năng lực cùng với đó đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên về đánh giá theo hướng này là hết sức cần thiết. Trong thời gian qua, các nhà tâm lí học và giáo dục họctập trung nghiên cứu nhiều về năng lực và đánh giá theo tiếp cận năng lực, phát triển chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực….. Vấn đề nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực còn chưa được tìm hiểu sâu sắc. Đặc biệt nghiên cứu nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Ngọc Linh về đánh giá theo tiếp cận năng lực thì chưa có ai đi sâu tìm hiểu. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trườngTtiểu học Ngọc Linh, thành phố Sơn La”. 2. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. 2.2. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu trên khách thể là giáo viên tiểu học. 3.Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng mức độ nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học Ngọc Linh và một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực - Tìm hiểu thực trạng nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học Ngọc Linh, thành phố Sơn La. 3 - Đề xuất một số biện pháp để nâng cao nhận thức cho giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học Ngọc Linh, thành phố Sơn La. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu * Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mức độ nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. * Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu khách thể là 38 giáo viên trường Tiểu học Ngọc Linh. Trong đó: Nhà quản lí giáo dục: 4 giáo viên; giáo viên chủ nhiệm: 23 giáo viên; giáo viên chuyên: 11 giáo viên. 6. Giả thuyết khoa học Nhìn chung, mức độ nhận thức của giáo viên tiểu học không đồng đều nhau theo đặc thù công việc, trình độ giáo viên, thâm niên nghề. Nếu tìm ra được một số biện pháp phù hợp thì sẽ nâng cao được nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực, từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học cho học sinh tiểu học. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Sưu tầm, phân tích các tài liệu liên quan đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực; nhận thức của giáo viên về đánh giá theo tiếp cận năng lực (như sách, báo, tạp chí khoa học, khóa luận, luận án….) nhằm nắm bắt được nội dung cơ bản về mặt lí luận của vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng. 7.2. Phương pháp quan sát -Mục đích: Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm thu thập những thông tin về nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học Ngọc Linh, thành phố Sơn La. - Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành quan sát một số biểu hiện về nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Ngọc Linh qua cách họ đánh giá học sinh 4 của mình trong giờ học, trong các vở bài tập và trong một số hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học. 7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài - Mục đích Nhằm thu thập các thông tin cơ bản về hiểu biết của giáo viên trong đánh giá theo tiếp cận năng lực tại trường tiểu học Ngọc Linh. - Cách tiến hành Việc điều tra được tiến hành theo các bước : Xây dựng phiếu hỏi: bao gồm 10 câu hỏi, các câu hỏi có liên quan đến các nội dung: tầm quan trọng của đánh giá theo tiếp cận năng lực; sự khác biệt giữa đánh giá truyền thống (tiếp cận nội dung) và đánh giá theo tiếp cận năng lực; các cách thức đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực; các khó khăn mà giáo viên gặp phải khi đánh giá theo tiếp cận năng lực; các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của giáo viên khi đánh giá theo tiếp cận năng lực. + Điều tra thử: Khảo sát trên 10 giáo viên trong đó 1 quản lí, 5 giáo viên chủ nhiệm và 4 giáo viên chuyên. + Điều tra thật: Khảo sát trên 38 giáo viên bằng việc phát phiếu hỏi; yêu cầu giáo viên điền vào phiếu; sau đó thu phiếu lại và xử lý kết quả của các phiếu theo phương pháp thông kê toán học. Để có thể đo đếm và so sánh được các mệnh đề trong bảng hỏi (tương ứng với từng nội dung hỏi) chúng tôi gán cho mỗi mức một số điểm. Điểm này chỉ có tính ước lệ. Cách tính điểm như sau: + 3 = Đồng ý/ Quan trọng + 2 = Khó trả lời/ Bình thường + 1 = Không đồng ý/ Không quan trọng Tương ứng với cách tính điểm trên là sự phân bố điểm trung bình củatừng nội dung, được chia thành 3 mức: Mức 1: Điểm trung bình từ 2,40 đến 3,0 Mức 2: Điểm trung bình từ 1,70 đến 2,39 5 Mức 3: Điểm trung bình từ 1,0 đến 1,69 Chúng tôi đánh giá các mức độ như sau: Mức 1: Giáo viên nhận thức đầy đủ và sâu sắc về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực Mức 2: Giáo viên nhận thức tương đối đầy đủ nhưng chưa sâu sắc về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực Mức 3: Giáo viên chưa có hiểu biết về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. 7.4. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Nhằm tìm hiểu thêm những biểu hiện về nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực. - Cách tiến hành: Tiến hành phỏng vấn theo 3 nhóm để nâng cao tính khách quan cho kết quả điều tra. + Nhó m 1: 4 quản lí (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) + Nhóm 2: 23 giáo viên chủ nhiệm (giáo viên chủ nhiệm ở các khối lớp) + Nhóm 3: 11 giáo viên dạy môn chuyên ( Mĩ thuật, Tiếng Anh, Âm nhạc, Thể dục,...) 7.5.Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động - Mục đích: Nghiên cứu nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực dựa trên một số sản phẩm như: vở bài tập, bài kiểm tra, sổ học bạ…. của học sinh đã được giáo viên đánh giá. - Cách tiến hành: Sưu tầm một số vở bài tập, bài kiểm tra… của học sinh đã được các giáo viên tiểu học đánh giá. Qua cách giáo viên ghi lời nhận xét, đánh giá nhận thức của họ về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. 7.6. Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng công thức toán học như: trung bình cộng, số phần trăm để xử lí kết quả nghiên cứu thu được nhằm rút ra các nhận xét khoa học về nhận thức của giáo viên khi đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. 6 8.Đóng góp của đề tài - Phát hiện thực trạng nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực trường Tiểu học Ngọc Linh, thành phố Sơn La. - Bước đầu tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực, góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá nói riêng và hiệu quả dạy học nói chung. 7 CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, vấn đề nhận thức đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều loại khách thể với nhiều loại lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực còn ít được nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vì đây là hình thức đánh giá mới và còn nhiều ý kiến “trái chiều”. Chúng tôi hệ thống hóa một số công trình nghiên cứu về nhận thức nói chung và nhận thức của giáo viên như sau: 1.1.1. Những nghiên cứu về nhận thức Theo hướng này có các công trình tiêu biểu: - Những nghiên cứu ở nước ngoài: Trước khi cách tiếp cận nhận thức ra đời, các nhà tâm lí học hành vi cho rằng nhận thức của con người bắt đầu khi có kích thích tác động vào và họ theo công thức S-R (kích thích-phản ứng) Cuối năm 50 đầu những năm 60 của thế kỉ XX của các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng không phải cứ có kích thích là gây ra được hành vi.Cùng lúc đó cách tiếp cận hành vi đã bộc lộ nhiều điểm yếu vì nó không để ý đến các quá trình nhận thức, các quá trình tâm hồn. Bản chất của cách tiếp cận nhận thức là quan sát người khác và quan sát hành vi của mình. Thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức của Piaget, khi nghiên cứu về sinh học ông phát hiện ra quá trình sinh học gần như gắn liền với quá trình tâm lý và coi là quá trình phát triển duy nhất. Luận thuyết của Piaget cung cấp cho chúng ta một cái khung để nhìn thấy sự phong phú và phức tạp của nhận thức. Các công trình nhiên cứu về nhận thức có cống hiến to lớn từ các nhà tâm lý học Liên Xô. Đó là các tên tuổi như: E.N.Xôcônôp, A.A.Ximiecôp,... các công trình nhiên cứu của các nhà tâm lý học này cho thấy: nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khác quan vào trong não người, quá trình đó đi theo nhiều 8 mức độ khác nhau và họ cũng đã có những nghiên cứu rất sau về các mức độ của quá trình nhận thức. - Những nghiên cứu ở trong nước: Ở Việt Nam vấn đề nhận thức cũng được nhìn nhận như một đối tượng cần nhiên cứu. Tuy nhiên chưa có những công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này. Các nghiên cứu chỉ mang tính chất định nghĩa, khái niệm và những ứng dụng chỉ được khái quát trên bình diện lý luận và phương pháp nghiên cứu một cách căn bản trong tác phẩm tâm lý học (tập 10 do Phạm Minh Hạc chủ biên), tác giả cho chúng ta hiểu rõ khái niệm về nhận thức, các cách phân loại nhận thức và các mức độ nhận thức. Năm 2013, trong “ Nhận thức của sinh viên ngành tâm lí học về đạo đức nghề trong hoạt động của chuyên viên tâm lí học đường” tác giả Đinh Thị Duyên đã định nghĩa như sau “Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan xung quanh chúng ta. Nó phản ánh thuộc tính bề ngoài lẫn thuộc tính bên trong, nó phản ánh cả những cái đã qua, hiện tại và tương lai".[2; tr13] Cùng năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Linh Chi có nghiên cứu về “Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí về trẻ khuyết tật trí tuệ” đã chỉ ra rằng: “Nhận thức là hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết những quy luật về những hiện tượng, quá trình nào đó”. [1; tr9] Như vậy, các nghiên cứu về nhận thức nói trên của các tác giả đều chỉ ra được bản chất của nhận thức là gì và gắn đặc điểm nhận thức với từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. 1.1.2. Những nghiên cứu nhận thức của giáo viên về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực Thực tiễn giáo dục Việt Nam cho thấy, vấn đề về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên vấn đề về nhận thức của giáo viên trong đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực còn chưa được quan tâm nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi hệ thống hóa một số công trình liên quan đến nghiên cứu đánh giá theo tiếp cận năng lực. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan