Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân sinh quan phật giáo và sự biến đổi của nó trong đời sống văn hóa tinh thần ...

Tài liệu Nhân sinh quan phật giáo và sự biến đổi của nó trong đời sống văn hóa tinh thần người việt

.PDF
81
3194
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ HỌA MY NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ HỌA MY NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƢỜI VIỆT Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 603150 Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN TƢƠNG LAI Hà Nội – 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ....................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8 4. phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... 8 5. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 9 CHƢƠNG I: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN NGƢỜI VIỆT .............. 10 1.1. Nhân sinh quan Phật giáo ...................................................................... 10 1.1.1. Vị trí nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Phật giáo. ................... 10 1.1.2. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo .................................................... 13 1.2. Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống Văn hoá tinh thần của người Việt. ................................................................................................... 24 1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam. ............ 24 1.2.2. Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến một số lĩnh vực trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. ........................................................ 28 1.2.2.1. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức. .................. 28 1.2.2.2 Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống .................... 31 1.2.2.3 Ảnh hưởng Phật giáo đến chùa Việt ................................................. 33 CHƢƠNG II: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ẢNH HƢỞNG NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................. 39 2.1 Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo ...................................................................................................... 39 2.1.1 Nhân tố kinh tế .................................................................................... 39 2.1.2 Sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới .................................... 42 2.1.3 Những hiện tượng lợi dụng tôn giáo để chống phá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. ................................................................................ 44 2.2 Sự biến đổi ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt. .................................................................................... 47 2.2.1 Thực trạng ........................................................................................... 47 2.2.2 Xu hướng biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo .............. 52 2.2.2. Một số thành tựu Phật giáo đã đạt được trong công cuộc đổi mới hiện nay. . 56 CHƢƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƢỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG TIÊU CỰC CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ........................................................... 61 3.1 Quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và chính sách tôn giáo ... 61 3.2 Đảm bảo việc phát triển kinh tế thị trường, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. .............................................. 63 3.3 Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Phật giáo trong đời sống kinh tế xã hội. .......................................................................................................... 64 3.4 Đấu tranh chống những hiện tượng lợi dụng Phật giáo để chống phá nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. ................................................................. 68 3.5 Một số đề xuất nhằm hạn chế những tiêu cực trong hoạt động tín ngưỡng Phật giáo. ..................................................................................................... 69 KẾT LUẬN ................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 79 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1.1 Lý do chọn đề tài Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN ở Bắc Ấn Độ và người sáng lập là Phật Thích Ca Mâu Ni. Trải qua hơn 2500 năm, Phật giáo được truyền bá từ Đông sang Tây và lan rộng trên toàn thế giới. Những giáo lý mang nặng tính triết lý nhân sinh, đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng đến phong tục, tập quán, văn hóa, văn minh của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Có thể nói nhân sinh quan và thế giới quan là những nhân tố cấu thành tư tưởng triết học Phật giáo. Đặc biệt nhân sinh quan Phật giáo luôn đóng vai trò to lớn trong việc góp phần hình thành nhân cách, đạo đức cao đẹp của con người. Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn có một vị trí quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội người Việt. Đạo Phật chính là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc để có thể vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, đưa đất nước ngày càng phát triển tươi đẹp hơn. Cùng với những bước thăng trầm của lịch sử, đặc biệt, từ khi công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo cũng có những biến đổi nhằm thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Vậy xu hướng biết đổi ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới sẽ như thế nào? Những mặt tích cực và hạn chế nào của nhân sinh quan Phật giáo mà chúng ta cần nhìn nhận? Trên cơ sở đó có những giải pháp gì nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực? Đó là những điều tôi luôn luôn suy nghĩ. Bởi vậy tôi quyết định chọn đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo và sự biến đổi của nó trong đời sống văn hóa tinh thần ngƣời Việt” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a) Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo, thấy được những đóng góp của Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó bước đầu nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình đổi mới. b) Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy tôn giáo ở các trường Đại học, Cao đẳng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể nói, Phật giáo là một đề tài đã được rất nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu với nhiều công trình tiêu biểu như: Tác giả Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nxb Văn học, Hà Nội, 1994 đã phần nào làm sáng tỏ nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam: “Các tu sĩ đi theo thuyền buôn Ấn Độ là những người đầu tiên truyền đạo Phật vào nước ta với tín ngưỡng đơn sơ như thờ Phật, đốt trầm, tụng kinh, chữa bệnh, trừ tà và bày phép cúng dường, bố thí cho dân bản địa cùng truyền pháp Tam quy Ngũ giới cho cư dân ở đây chứ chưa có sự truyền giảng kinh điển” Trong “Từ điển Phật học Việt Nam” của tác giả Minh Châu và Minh Chi, Nxb Hà Nội, 1991 có đề cập đến sự du nhập và được bản địa hóa của Phật giáo khi vào Việt Nam: “Tiếng Bụt phổ biến hơn trong văn học dân gian và là dấu hiệu chứng tỏ đạo Phật truyền vào nước ta sớm lắm.” Thậm chí ngay trong các tài liệu thông sử và các tài liệu văn hóa cũng nghiên cứu và đề cập rất nhiều đến đề tài Phật giáo như: “Chùa Việt” của tác giả Trần Lâm Biền, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1996; “Đại Việt sử ký toàn thư – Tập 2” do Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 1993. Tác Phẩm “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do PGS Nguyễn Tài Thư chủ biên, Viện triết học, Hà Nội, 1991 có ghi: “sử liệu Phật giáo Miến Điện chép rằng hai vị cao tăng đó (Uttara và Sona) đã đến Miến Điện truyền giáo nhưng sử liệu phật giáo tại Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái Lan truyền giáo. Có học giả dựa vào một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua Asoka, và học giả đó xác định thành Nê Lê chính là Đồ Sơn hiện nay (cách Hải Phòng 12 km) Và nhiều công trình nghiên cứu về Phât giáo khác như: Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, Trung tâm thông tin tư liệu – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ của Nguyễn Thị Bảy, Nxb Văn hóa thông tin 1997; Phật giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Nxb Hà Nội, 1999; Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 v.v… Những công trình nghiên cứu nói trên, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau đã thể hiện được tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam. Tuy nhiên việc làm sáng tỏ sự biến đổi ảnh hưởng của Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần của con người Việt Nam dưới tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay thì còn chưa nhiều. Vì vậy luận văn có nhiệm vụ là: trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu đi trước để khảo sát đánh giá sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần người Việt. b) Phạm vi nghiên cứu: Tập trung làm sáng tỏ sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay và những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo 4. phƣơng pháp nghiên cứu. a) Cơ sở lý luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. b) Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ và mục đích của luận văn, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có thể thu thập, xử lý tài liệu một cách hiệu quả nhất như phương pháp lịch sử vấn đề, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để thấy rõ sự biến đổi của nhân sinh quan phật giáo trong giai đoạn hiện nay. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt. Chương 2: Sự biến đổi của ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo. CHƢƠNG I: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN NGƢỜI VIỆT 1.1. Nhân sinh quan Phật giáo 1.1.1. Vị trí nhân sinh quan trong tư tưởng triết học Phật giáo. Về bản chất, tôn giáo không chỉ là hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội. Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Điều này được Ph.Angghen nêu: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [16, tr.37] Điều này có nghĩa là con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người. Song tôn giáo lại ảnh hưởng đến đời sống của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Phật giáo – một trong mười tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời hơn 2500 năm nay và được truyền bá tới nhiều nước trên thế giới như: Xrilanca, Xiry, Ai Cập, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, một phần Anh, Pháp, Đức…và nhanh chóng trở thành tôn giáo mang tính thế giới. Trong quá trình du nhập trải qua các thời kỳ lịch sử, Phật giáo lại phụ thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia mà biến đổi ít nhiều. Có thể nói sự ảnh hưởng của Phật giáo vào xã hội loài người đã diễn ra rất sớm và nhanh chóng. Ngày nay, Phật giáo đang chiếm vị trí sâu rộng trong đời sống tinh thần của con người ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI TCN. Người sáng lập Phật giáo là Thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn, trị vì một xứ nhỏ ở trung lưu sông Hằng là Ca tỳ la vệ (nước Nêpan hiện nay). Cuộc sống giàu sang nơi cung đình đã tạo cho ông một lối sống ngăn cách với xã hội bên ngoài: ông chỉ biết có học hành, lễ bái, yến tiệc và giải trí. Vì vậy ông không hay biết những gì cực nhọc, đen tối, bất hạnh đang diễn ra ở ngoài xã hội. Sau 4 lần trực tiếp đi ra ngoài thành và tận mắt chứng kiến nỗi khổ của các chúng sinh, ông khởi lòng xót thương chúng sinh vô hạn và đã quyết noi theo gương các đạo sĩ quyết tâm đi tìm đường cứu khổ cho chúng sinh. Năm 19 tuổi ông một mình bỏ nhà ra đi để trở thành một ẩn tu. Sau 11 năm học đạo và tu khổ hạnh ông chợt nhận thấy rằng, lối tu đó cũng không giải thoát con người khỏi nỗi đau sinh, lão, bệnh, tử. Theo ông, tu khổ hạnh hay chủ trương khoái lạc cũng đều là những cực đoan phi lý như nhau. Bằng sự kiên trì và nhạy cảm của trí tuệ, sau 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề, với những suy tư sâu thẳm, ông đã giác ngộ được chân lý. Lúc này Tất Đạt Đa đã chỉ ra rằng chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ, hơn thế nữa ông còn lý giải được nguồn gốc nỗi khổ của chúng sinh cũng như tìm ra được phương pháp giải thoát diệt khổ. Từ đó ông được gọi là Thích Ca Mâu Ni – tức người đã giác ngộ chân lý đầu tiên. Là một tôn giáo, Phật giáo ra đời nhằm xoa dịu nỗi khổ của con người trong xã hội có sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ đại. Sinh thời, Đức Phật không viết sách mà chỉ thuyết giảng cho các học trò của mình bằng lời nói. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, các đệ tử đã tập hợp, phát triển tư tưởng của Người để xây dựng một học thuyết tôn giáo hoàn chỉnh được đúc kết thành ba Tạng (Tam Tạng), đó là: Tạng Kinh, Tạng Luật, Tạng Luận. Về sau Phật giáo chia thành Tiểu thừa và Đại thừa với nhiều tông phái khác nhau, du nhập và phát triển ra nhiều nước khác trên thế giới. Dù đã trải qua lịch sử thăng trầm hơn 2500 năm, với nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau, nhưng Phật giáo, mà trước hết là triết lý nhân sinh của nó giàu lòng vị tha, thương người, gần gũi với con người và mang nặng tính nhân sinh hơn các tôn giáo khác. Giáo lý Phật giáo bao gồm hệ thống quan niệm về nhận thức luận, thế giới quan, nhân sinh quan với một kết cấu chặt chẽ. Nhân sinh quan Phật giáo được bắt nguồn từ thế giới quan. Tuy nhiên mục đích chủ yếu của Phật giáo là cứu khổ cứu nạn, giải phóng con người cho nên nó mang giá trị nhân sinh sâu sắc. Nếu như triết học phương Tây chú trọng nghiên cứu thế giới, tìm hiểu giới tự nhiên, xây dựng nên các học thuyết, các cặp phạm trù, v.v…thì triết học phương Đông (Trong đó có triết học Phật giáo) lại nghiêng về việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, tôn giáo, đặc biệt là vấn đề con người hơn là việc tìm hiểu giới tự nhiên. Triết học phương Đông nghiên cứu thế giới để làm sáng tỏ con người. Mục đích nhận thức thế giới của triết học đều nhằm phục vụ cho đời sống của con người và xã hội. Cũng như nhiều trào lưu tư tưởng triết học phương Đông, Phật giáo đề cao và nhấn mạnh vấn đề nhân sinh. Điều này góp phần lý giải vì sao mặt vũ trụ quan, thế giới quan của Phật giáo, nhất là Phật giáo nguyên thủy hơi mờ nhạt trong khi nội dung nhân sinh quan lại khá rõ ràng và mang tính nổi trội. Mục đích cuối cùng của Phật giáo là giải thoát con người khỏi nỗi khổ trần thế thông qua con đường tu tập về mặt tâm linh. Do đó, Phật giáo hầu như không đề cập và không có chủ trương giải quyết những vấn đề có tính chất siêu hình. Khi các đệ tử hỏi Đức Phật về vấn đề siêu hình trừu tượng như vũ trụ có vĩnh hằng không? Nó vô hạn hay hữu hạn? Linh hồn và thể xác là một hay khác nhau? Như Lai sau khi chết có tồn tại hay không?...thì Người im lặng vì mục đích chủ yếu là cứu khổ cho con người. Điều đó không có nghĩa rằng Đức Phật không biết những điều trên đây mà thực ra Đức Phật chỉ chú tâm thuyết giảng những điều để chúng sinh biết được con đường đi đến giải thoát theo căn cơ của chúng sinh thời bấy giờ. Khi thuyết giảng tại một khu rừng Người đã cầm một nắm lá giơ lên nói: Những điều mà Như Lai nói nhiều như nắm lá trong bàn tay này, những điều mà Như Lai biết nhiều như lá trong khu rừng này. Như vậy, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Phật giáo là con người, là giá trị nhân sinh. Phật giáo ra đời là tiếng nói phủ nhận uy thế của kinh Vêđa và đạo Bà la môn, tố cáo chế độ phân biệt đẳng cấp khắt khe của xã hội Ấn Độ, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, xóa bỏ nỗi khổ trong đời sống của người dân Ấn Độ. Đức Phật tuyên bố: không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn, con người sinh ra không phải đã mang sẵn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấu tin ca (dấu hiệu quý phái của dòng Bà la môn) trên trán. Qua đó thể hiện mặt tích cực của nhân sinh quan Phật giáo trong lĩnh vực xã hội. Có thể nói, nguyện vọng cứu khổ của Đức Phật mang tính nhân văn sâu sắc. 1.1.2. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nhân sinh quan Phật giáo chịu sự qui định của tồn tại xã hội và tác động của các hình thái ý thức xã hội khác. Điều này giải thích tại sao trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân sinh quan Phật giáo có sự biến đổi, không còn giữ nguyên như ở Phật giáo nguyên thủy. Nghiên cứu chi tiết cho thấy, các phái Phật giáo có những quan niệm khác nhau về nhân sinh. Phật giáo Tiểu thừa coi trọng xuất gia khổ hạnh, chủ trương “ngã không pháp hữu”, đề cao sự giải thoát chính mình. Tư tưởng chủ yếu của Phật giáo Tiểu thừa là “tịnh độ” và “xuất thế gian”, nhấn mạnh cuộc đời là bể khổ mà nguyên nhân là do “Thập nhị nhân duyên”. Mục đích thoát khổ là phải xuất thế gian, xa rời cuộc sống phàm tục, diệt dục mới có thể rũ bỏ bụi trần để đạt tới cảnh giới Niết bàn. Còn Phật giáo Đại thừa không quá đề cao xuất gia khổ hạnh, chủ trương “ngã pháp đều không”, tự giác ngộ và giác ngộ người khác, mục đích tu tập trở thành Phật. Giới luật của Đại thừa cũng có nhiều biến đổi khác với giới luật của Tiểu thừa. Nếu giới luật của Tiểu thừa tập trung vào việc đạt quả phúc cho mình, thì giới luật của Đại thừa lại thường hướng đến lợi ích cho người khác. Phật giáo Đại thừa về sau phát triển và lại chia thành nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền bá ra các nước xung quanh. Triết lý Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng đã biến đổi, phát triển ngày càng đa dạng, phong phú để thích nghi với truyền thống của mỗi quốc gia, dân tộc trong những thời kỳ lịch sử nhất định. Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống gồm các quan điểm về con người, đời sống của con người. Phật giáo tập trung ở học thuyết cấu tạo con người, học thuyết về sự xuất hiện và tái sinh. Theo Phật, con người được cấu tạo từ những yếu tố thể hiện trong thuyết Danh sắc và thuyết Lục đại. Thuyết Danh sắc: con người được cấu tạo từ hai yếu tố vật chất và tinh thần. Thuyết Lục đại: con người được cấu tạo từ sáu yếu tố: Địa: nghĩa là đất, xương thịt; Thủy: nước, máu, chất lỏng; Hỏa: lửa, nhiệt khí; Phong: gió, hô hấp; Không: các lỗ trống trong cơ thể; Thức: ý thức tinh thần. Trong sáu yếu tố này thì năm yếu tố đầu thuộc về vật chất, chỉ có yếu tố cuối cùng thuộc về tinh thần. So với thuyết Danh sắc thì thuyết Lục đại xét cấu tạo con người nghiêng nặng về vật chất còn thuyết kia gần như có sự cân bằng, hài hòa về hai lĩnh vực vật chất và tinh thần.. Thuyết Ngũ uẩn: xem con người được cấu tạo từ năm yếu tố: Sắc: vật chất bao gồm địa, thủy, hỏa, phong; Thụ: tình cảm, cảm giác con người; Tưởng: tưởng tượng, tri giác, ký ức; Hành: ý thức, những yếu tố khiến tâm hoạt động; Thức: ý thức theo nghĩa rộng bao gồm cả thụ, tưởng, hành. Trong các thuyết về cấu tạo con người thì thuyết Ngũ uẩn là phổ biến hơn cả. Như vậy, con người được tạo thành từ Ngũ uẩn nên không có chủ thể hằng thường tự tại. Con người là sản vật, tự nhiên không có hình thái cố định của tính vật chất nhưng vì đã ăn vật chất trên thế giới nên dần hình thành khối vật chất thô kệch có sự phân biệt tính cách, màu da. Phật giáo quan niệm sự vật đều luôn vận động biến đổi, không có cái gì là thường hằng bất biến. Xuất phát từ thuyết duyên khởi, Phật giáo cho rằng thế giới hết thảy đều biến hóa, vô ngã, vô thường. Theo Phật giáo, có hai loại vô thường. Đó là sát na vô thường và tương tục vô thường. Trong đó, sát na vô thường chỉ sự biến hóa trong khoảng thời gian cực ngắn. Còn tương tục vô thường chỉ trong một chu kỳ nối tiếp nhau đều có sinh - trụ - dị - diệt (đối với sinh vật), hay thành - trụ - hoại - không (đối với sự vật), đối với con người là sinh - lão - bệnh - tử. Quan niệm của nhà Phật cho rằng con người là sự kết hợp của những yếu tố động, cho nên là giả tạm, suy cho cùng là vô ngã. Với cách nhìn như thế, Phật giáo cho rằng, mọi sự vật hiện tượng là giả danh, không có thực, con người chỉ là giả hợp của Ngũ uẩn tùy duyên giả hợp mà thành. Đủ nhân duyên hợp lại thì gọi là sống, hết nhân duyên tan ra thì gọi là chết. Sống, chết là giả hợp tan của Ngũ uẩn. Thân xác con người là nguồn gốc của mọi đau khổ. Mọi đau khổ như đói, khát, sinh, lão, bệnh, tử, nóng, giận, dâm dục v.v…đều có gốc từ con người mà ra. Điều này cho thấy, Phật giáo nhìn nhận cuộc đời con người là bể khổ. Theo Phật giáo, chết chưa phải là hết mà chỉ là điều kiện để có tái sinh. Phật giáo giải thích sự chết của con người bằng thuyết luân hồi nghiệp báo. Khi con người hình thành thì mọi suy nghĩ, hành động được ghi lại ở một nơi và cứ thế tích tụ thành Karma – Luật vô hình đặc trưng của người. Khi con người chết luật vô hình quay lại gặp điều kiện thuận lợi tạo thành sinh linh mới chịu quả ở kiếp trước và nhân ở kiếp sau cứ thế luân hồi. Cuộc đời con người là một mắt xích trong chuỗi dài vô tận, chỉ là một gợn sóng trên mặt biển bao la. Cuộc sống của con người trên trần thế không thay đổi được, nó do nghiệp cũ quy định theo luật nhân quả; mọi việc làm của con người đều là nhân của sự kết hợp Ngũ uẩn tiếp theo. Học thuyết Phật giáo cho rằng con người gieo nhân nào hưởng quả ấy, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão. Đời này ra sức học tập thì đời sau thông minh sáng suốt; đời này lười biếng thì đời sau ngu đần dốt nát; đời này sát sinh thì đời sau chết yểu; đời này phóng sinh thì đời sau sống lâu; đời này làm khổ chúng sinh thì đời sau đau khổ; đời này có tâm vỗ về an ủi người khác thì đời sau hạnh phúc; đời này giận dữ cáu kỉnh thì đời sau tướng mạo xấu xí… Có thể nói, Phật giáo quan niệm mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ phổ biến và chi phối tất cả. Phật giáo nguyên thủy cho thế giới này không có nguyên nhân đầu tiên cũng như cuối cùng, thế giới không do một đấng tối cao nào sáng tạo ra. Từ đó đi đến bác bỏ mọi quan niệm cho rằng Thượng đế hay linh hồn là lực lượng đầu tiên sáng tạo ra muôn vật. Tuy nhiên mối liên hệ nhân quả mà Phật giáo đề cập và nhấn mạnh thuộc lĩnh vực đạo đức, tinh thần, tâm lý cá nhân. Theo quan niệm của Phật giáo, xét đến cùng muôn vật trong vũ trụ là hệ thống nhân duyên của nhau, cứ thế sinh sinh diệt diệt mãi nối tiếp nhau vô cùng tận. Thế giới là vô thủy vô chung, không có cái gì là trường tồn bất biến, mọi cái đều biến đổi vận động không ngừng; không có cái gì vĩnh hằng, mọi vật đều tuân theo quy luật sinh, trụ, dị, diệt. Con người cũng thuộc về thế giới hiện tượng. Thân xác con người được đề cập trong các thuyết Danh sắc, thuyết Lục đại, thuyết Ngũ uẩn của Phật giáo. Theo luật nhân quả của Phật giáo, những việc làm của con người là nguyên nhân tạo ra cái thân Ngũ uẩn tiếp theo. Bản thân nghiệp này do kiếp trước quy định. Cứ thế con người ở trong vòng luân hồi sinh tử không ngừng từ đời này sang đời khác. Điều đó ít nhiều mang tính biện chứng. Tuy nhiên do tuyệt đối hóa sự vận động và gắn sự vận động với tính giả tạm vô thường của sự vật cho nên Phật giáo không có được quan niệm đúng đắn về sự thống nhất biện chứng giữa vận động và đứng im tương đối, không thấy được sự vận động bao giờ cũng gắn với sự phát triển. Triết học Phật giáo bác bỏ Brama và Atman, nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân hồi Samsara và nghiệp Karma của Upanisad cho rằng, mọi vật mất đi ở chỗ này là để sinh ra ở chỗ khác, trong quá trình biểu hiện sinh tử theo nghiệp nhân quả luân hồi. Để giải thoát chúng sinh khỏi nghiệp nhân quả luân hồi sinh – tử, Đức Phật nêu ra Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên. Tứ diệu đế là bốn chân lý thánh bao gồm: Khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Khổ đế Triết lý nhân sinh Phật giáo cho rằng, bản chất cuộc đời con người là khổ: “Đời là bể khổ, đời là cả những chuỗi bi kịch liên tiếp, bốn phương đều là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển” [12, tr.12]. Khổ đế nói lên bản chất của nhân sinh. Quan niệm nhân sinh trong triết học Phật giáo mang tính tiêu cực yếm thế, coi đời chỉ là ảo hóa tạm bợ. Do vô minh, con người không nhận thức được điều đó, do đó cứ lặn lội mãi trong biển sinh tử luân hồi. Cuộc đời con người đầy rẫy những nỗi khổ đau nhưng không ai nhìn thấy tường tận và rõ ràng. Đức Phật chỉ rõ: “ Ba giới không chút nào yên như lò lửa, nỗi khổ đầy rẫy trong đó, thật là đáng sợ” (Kinh Pháp Hoa); “ta thấy các chúng sinh đắm chìm trong bể khổ” (Kinh Pháp Hoa, Thọ Lượng Phẩm). Nỗi khổ của thế gian là khôn cùng song có thể chia làm ba loại khổ hay tám thứ khổ Ba loại khổ (Tam khổ) là: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ Khổ khổ: muốn nói cái khổ chồng chất nối tiếp cái khổ. Mỗi chúng sinh là nạn nhân của bao cái khổ. Cái khổ có ở ngay thể xác như bệnh tật hiểm nghèo, lại có cái khổ ở bên ngoài thể xác như thiên tai, chiến tranh, v.v.. Tất cả những cái khổ đó liên tiếp dồn dập đến với con người. Hoại khổ: Do sự thay đổi tạo nên tuân theo luật vô thường – không có cái vĩnh hằng, bất biến. Ca dao có câu “nước chảy đá mòn”, để nói một sự vật vững chắc, cứng rắn như đá nhưng cùng với thời gian chịu tác động của ngoại cảnh cũng phải thay đổi rồi bị hủy diệt, tan biến. con người cũng vậy, không thể nằm ngoài quy luật chung đó. Hành khổ: những nỗi khổ về tinh thần con người, do không làm chủ được mình bị lôi kéo vào những dục vọng làm cho tâm tư bị dằn vặt sinh ra buồn vui, giận hờn, yêu ghét… Tám thứ khổ (Bát khổ): Đức Phật tóm tắt thành tám thứ khổ trong cuộc đời của một con người gồm: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, thủ ngũ uẩn khổ. Tám thứ khổ này là sự cụ thể hóa những nỗi khổ của chúng sinh ở trần thế. Sinh khổ: con người sinh ra đã cất tiếng khóc trào đời, trước đó còn ở trong bụng mẹ thì chật chội tối tăm, người mẹ mang thai con thì vất vả mệt nhọc, kém ăn, mất ngủ, chịu bao cái khác thường so với người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, con người muốn tồn tại được thì phải ăn, uống, mặc, ở, đi lại… Muốn vậy con người phải lao động hết sức vất vả, cực khổ. Đó là về mặt vật chất, còn những nỗi khổ về tinh thần dày vò con người cũng không kém nỗi khổ về vật chất, nó làm con người suy kiệt, ốm đau. Con người đến lúc già, tuổi cao, thân thể hao mòn, già yếu các giác quan, mắt mờ, chân chậm, tai điếc… Tử: đến một thời điểm nhất định con người phải chết, xa lìa trần thế để lại nỗi xót thương vô hạn cho người thân, bạn bè. Ai cũng vậy, sợ phải xa lìa người thân, bạn bè bởi cuộc sống có biết bao điều thú vị. Ái biệt ly: nỗi khổ phải xa cách chia ly người mình yêu thương như vợ chồng, cha mẹ, anh em. Nỗi khổ này bao gồm cả nỗi khổ sinh tử biệt ly. Sống phải xa nhau đã khổ, nhưng người ở lại người đi vào thế giới khác thì đó là nỗi khổ tuyệt vọng. Oán tăng hội khổ: nỗi khổ vì phải sống cùng với người mà mình ghét, không ưa. ở chung với những người như vậy giống như gai đâm vào mắt mà không làm gì được. Sở bất đắc khổ: là những nỗi khổ do con người mong muốn, ước ao mà không được Ngũ thụ uẩn khổ: Đạo Phật cho rằng con người không có thực thể tự nó (vô ngã) mà chỉ là sự tập hợp của năm thứ: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Vì chỉ là tập hợp của năm thứ đó, nên đó cũng là một nỗi khổ. Như vậy đối với con người, ngoài khổ đau vô tận không có cái gì khác. Tập đế Tập đế nói lên sự tập hợp, tích chứa những nguyên nhân đưa tới cái khổ. Đức Phật cho rằng, mọi cái khổ đều có nguyên nhân của nó (Thập nhị nhân duyên). Phật Thích ca thuyết pháp cho môn đệ về nguyên nhân sự khổ. Đó là lòng tham sống mà luân hồi sinh tử, càng tham càng muốn, càng được lại càng tham. Con người tham sống, tham sướng, tham mạnh v.v…Nguyên nhân của lòng tham là vô minh, nghĩa là không sáng suốt, không nhận thức được thế giới, không thấy mọi sự vật đều là ảo giả mà cứ cho là thực, không nhận thức được ngay chính bản thân mình. Cả thế giới khách quan lẫn bản thể chủ quan đều chỉ là vô thường vô ngã trong dòng luân hồi trôi chảy bất tận. Trong 12 nguyên nhân đưa ra thì Đức Phật cho rằng vô minh và ái dục là hai nguyên nhân chủ yếu đưa đến đau khổ cho con người. Sự kết hợp giữa ái dục và vô minh xuất phát từ nguồn gốc của ba thứ mà Phật gọi là: than, sân, si Tham: biểu hiện sự tham lam của con người làm xúi dục con người hành động để thỏa mãn lòng tham của mình. Lòng tham của con người không có giới hạn, đây là nguyên nhân gây bao nỗi thống khổ cho con người như chém giết, xâm hại lẫn nhau. Sân: sự cáu gắt, bực tức, nóng giận khi con người không hài lòng về điều gì đó làm cho con người không kiểm soát hết hành động của mình, như thế cũng đem lại những điều khổ đau cho con người. Sách Phật ghi rằng, một đốm lửa giận có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức và một niệm sân hận nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng mở. Si: sự si mê, lú lẫn làm cho con người không phân biệt điều hay dở, điều đó gây bao tội lỗi, đau khổ cho con người. Tiếp đến Đức Phật trình bày những nguyên nhân của 12 nỗi khổ (Thập nhị nhân duyên). Duyên hành: là hành động có ý thức, ở đây đã có sự dao động của tâm, có mầm mống của nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan