Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời lý trần...

Tài liệu Nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời lý trần

.PDF
176
414
126

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN LAN ANH NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2016 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Lan Anh NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN Chuyên ngành: Triết học Mã số: 62 22 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG THỊ THƠ HÀ NỘI-2016 2 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào. Người cam đoan Nguyễn Lan Anh 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………..……………………………….......................... 1 NỘI DUNG…………………………………………………………........................ 7 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……………………...……......…............................ 7 1.1. Nhóm tài liệu và công trình về nhân sinh quan Phật giáo, nhân sinh quan Phật giáo Lý-Trần ……………………….…..….................…............................... 7 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời Lý-Trần…............ 15 1.3. Nhóm tư liệu, công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần………………............................. 21 1.4. Những vấn đề được kế thừa và phát triển mới trong luận án…...…............ 26 Chương 2: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO THỜI LÝ-TRẦN …………………………….......…..................................... 30 2.1. Nhân sinh quan Phật giáo……....…...….............……...……….…................. 30 2.2. Nhân sinh quan Phật giáo thời Lý – Trần…….....……………..................... 48 Chương 3: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG……………………………................................................................ 71 3.1. Tư tưởng chính trị thời Lý – Trần ………………………………..…............ 71 3.2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần…..... 92 Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ-TRẦN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY………......…....................................... 110 4.1. Một số ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần…………………………………………..……....……....................... 111 4.2. Đánh giá về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần và ý nghĩ của nó trong việc xây dựng văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay………………………………………………...….. 135 KẾT LUẬN……..………..…………………………………....…............................ 152 DANH M C CÁC C NG TR NH ĐÃ C NG Ố …..………………................... 155 DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………….......... 156 PH L C………………………………………………………..…………............. 166 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo ở hai triều đại Lý-Trần không thuần tuý chỉ là một bộ phận của ý thức xã hội, nó không đứng độc lập bên ngoài chính trị, mà qua tinh thần khoan dung, nhân đạo nó tác động không nhỏ đến nhiều chủ trương, chính sách của triều đình và hoạt động xã hội của các nhà chính trị. Phật giáo thực sự đã góp phần tạo nên một nền chính trị từ bi, nhân văn của thời LýTrần. Có lẽ chính điều này đã khởi nguồn cho chính sách thân dân, dân chủ, mà qua đó triều đình có thể tập hợp được sức người, sức của toàn dân phục vụ cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Lập nên những chiến công vang dội và mở ra một thời đại vàng son trong lịch sử. Vì vậy, dù không phải là một học thuyết chính trị, nhưng vượt qua cả Nho giáo – hệ tư tưởng chuyên bàn về chính trị-xã hội, nhân sinh quan Phật giáo ở thời LýTrần đã phát huy được những ưu điểm và lợi thế của mình để trở thành sức mạnh tinh thần hỗ trợ tích cựcđối với nền chính trị. Có thể nói, việc chọn lựa tư tưởng nào làm chủ đạo ở mỗi thời kỳ đều có nguyên do nhất định, mà nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất phải kể đến là do yêu cầu của thực tiễn chính trị, xã hội. Ở Việt Nam giai đoạn thế kỷ X đến XIV, dù Nho giáo đã xuất hiện và bắt đầu được tạo điều kiện phát triển, nhưng nhiều vị vua trị vì thời kỳ này vẫnđề cao Phật giáo, trên cơ sở kết hợp với Nho giáo nhằm nâng cao hiệu quả trị quốc của bộ máy nhà nước trung ương tập quyềntronggiai đoạn lịch sử lúc đó.Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, thành tích vĩ đại của thời Lý-Trần không phải là của Phật giáo mà là của Nho giáo, bởi trong những hệ tư tưởng xuất hiện ở thời Lý-Trần(NhoĐạo-Phật) thì Nho giáo mới thực sự là hệ tư tưởng chuyên bàn về chính trịxã hội. Song lại có kiến khác cho rằng, trong “thời kỳ Đại Việt thứ nhất – thời kỳ Lý-Trần – là thời kỳ tam giáo với tính trội thuộc về Phật giáo, tuy Phật giáo không phải là quốc giáo”[35,9]. Như vậy, cần phải làm r hơn mối 5 quan hệ giữa nhân sinh quan Phật giáo và tư tưởng chính trị, từ đó chỉ ra vai trò của Phật giáo với chính trị ở thời Lý-Trần. Giống như các triều đại phong kiến khác, xã hội thời Lý-Trần cũng có sự phân tầng tương đối rõ nét, tầng lớp cao quý nhất đồng thời nắm giữ quyền lực chính trị, kinh tế, tôn giáo là vua chúa và quý tộc; tầng lớp thứ hai là địa chủ, quan liêu – họ cũng giữ một số chức vụ nhất định trong bộ máy chính quyền; tầng lớp thứ ba là người lao động bình dân và nô tỳ, họ bị coi là tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội. Nhưng khi đất nước bị ngoại xâm đe dọacác tầng lớp trong xã hội đều chung sức một lòng đánh giặc, giữ nước. Phải chăng, do ảnh hưởng của nhân sinh quan Thiền Phật giáo, đã tạo ra một xã hội thuận hòa, đoàn kết nhưng rất dũng mãnh, kiên cường xông pha trận mạc, không nao núng ngay cả quân giặc rất mạnh. Bởi thế đã lần lượt chiến đấu và chiến thắng bao kẻ thù hùng mạnh. Đây là bài học về nghệ thuật phát huy sức mạnh tinh thần nhằm liên kết nhân tâm, thống nhất lực lượng, mà đến nay vẫn còn giá trị đối với nền chính trị Việt Nam. Phật giáo là một tư tưởng phổ biến trong thời Lý-Trần, từ nơi đô thành đến chốn thôn quê, nơi đâu cũng tôn sùng và thực hành theo giáo lý từ bi, hỷ xả, bình đẳng, vị tha của nhân sinh Phật giáo. Giai cấp thống trị cũng yêu mến và tôn sùng tư tưởng mà nhân dân yêu mến, họ không chỉ tận dụng sức mạnh của giáo lý Phật giáo trong việc trị nước, mà bản thân họ đã thực hành đạo lý này và trở thành những phật tử thuần thành. Điều này đã tạo nên lối sống nhân nghĩa, thuần từ, vị tha của vua – quan, hoàng tộc trong triều đình. Triết lý nhân sinh Phật giáo, đã góp phần tạo nên những nhà chính trị lý tưởng, được tôn vinh là Phật, Bồ Tát hay Thượng Sỹ… khiến nhân dân hết lòng yêu mến, ngưỡng mộ.Đây là một bài học qu giá để các nhà chính trị, nhà quản lý xã hội đương thời tham khảo, để thấy được vai trò của việc tu dưỡng đạo đức, nhân cách trong việc tạo nên uy tín chính trị trong dân, từ đó, họ sẽ hết lòng ủng hộ các quyết sách của nhà nước, điều này chính là ngọn nguồn cho mọi thắng lợi của nền chính trị và của cả đất nước. 6 Có thể nói, nền chính trị thời Lý-Trần đã kế thừa tư tưởng từ bi, hỷ xả, bác ái, vị tha của Phật giáovà triển khai trong các chủ trương, đường lối chính trị cụ thể của triều đại. Nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần xây dựng một nền văn hóa chính trị tích cực trong triều đại Lý-Trần, khiến nhân dân tin tưởng và yêu mến. Đó là l do mà thời Lý-Trần, từ vua chúa, quý tộc đến tầng lớp bình dân đều say mê đạo Phật, nhưng dân tộc đánh giặc vẫn rất giỏi, chính trị vẫn ổn định, kinh tế vẫn phát triển. Đây là bài học có giá trị thực tiễn cho việc xây dựng một nền văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay và định hướng đúng đắn cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong tương lai. Bài học đó cho đến nay vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn, nhưng vấn đề này chưa có công trình phân tích chuyên sâu, điều này cũng sẽ cần được luận giải cụ thể. Luận án chọn nghiên cứu cả hai triều đại Lý và Trần, bởi: Thứ nhất, triều Lý và Trần đều là hai triều đại phát triển cực thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây cũng là thời đại hào hùng của lịch sử với nhiều lần đánh bại những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất; Thứ hai, Tuy có sự chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại này, song cũng nhờ đóng góp tích cực của Phật giáo mà nó được thực hiện trong hòa bình và không gây ra nhiều biến động trong xã hội. Cũng vì vậy, chính sách cai trị ở hai triều đại này cũng không có nhiều sự khác biệt; Thứ ba, Phật giáo ở cả hai triều đại này đều được tôn sùng và thực sự có tiếng nói trên vũ đài tư tưởng và có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị. Chính vì có nhiều điểm tương đồng như vậy, nên trên nhiều phương diện hai triều đại Lý-Trần đều có những điểm chung, đặc biệt là trong các chủ trương, chính sách trị nước cũng có sự kế thừa và thống nhất của triều đại sau với triều đại trước. Ngày nay, Phật giáo vẫn được người Việt yêu mến và vẫn đồng hành với tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Vậy, đứng trước những cơ hội và thử thách của thời kỳ mới - thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, nhân sinh quan Phật giáo có thể đóng góp gì 7 cho nền chính trị trong kỷ nguyên mới? Luận án tiếp cận vấn đề từ việc nghiên cứu những nội dung nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hưởng đến tư tưởng của các nhà chính trị thời Lý-Trần, từ đó rút ra nghĩa của nó cho công cuộc xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay. Với những lý do mang tính lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trầnlàm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2. . c đ ch Luận án làm rõ nội dung của nhân sinh quan Phật giáothời Lý-Trần, sự phát triển của tư tưởng chính trị thời kỳ này và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị Việt Nam thời Lý-Trần. 2. . Nhi m v - Làm r nội dung nhân sinh quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo Lý-Trần. - Phân tích sự phát triển của tư tưởng chính trị thời L -Trần và các nhân tố ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị, từ đó chỉ rõ thời kỳ này, nhân sinh quan Phật giáo là tư tưởng có ảnh hưởng hơn cả đến chính trị. - Làm r ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần và nghĩa nó đối với nền chính trị Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: trong khuôn khổ của luận án,đề tài chỉ xin tập trung làm r nhân sinh quan Phật giáo ở thời Lý-Trần, qua một số nội dung: quan điểm về con người, đời người; quan điểm về giải thoát; quan điểm về đạo đức, được thể hiện qua tư tưởng của thiền sư, phật tử thời Lý-Trần, mà theo 8 tác giả có ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị (Đường lối xây dựng thể chế chính trị, ổn định xã hội; Đường lối bảo vệ thống nhất và toàn vẹn xã hội; Đường lối trấn áp các thế lực chống đối, phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội) của thời Lý-Trần. - Về tư liệu: luận án chủ yếu sử dụng các tư liệu lịch sử, công trình nghiên cứu, sách, bài viết trên các tạp chí khoa học được dịch ra tiếng Việt và đã được công bố rộng rãi. - Về không gian và thời gian: nghiên cứu đời sống chính trị-xã hội Việt Nam thời Lý-Trần, từ năm 1009 đến năm 1400. 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4. . Cơ sở lý thuyết Luận án thực hiện trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, văn hóa, chính trị, đồng thời kế thừa thành tựu của các công trình đi trước về nhân sinh quan, nhân sinh quan Phật giáo, tư tưởng chính trị, lịch sử tư tưởng và lịch sử Phật giáo Việt Nam. 4. . Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của triết học Mác-Lênin kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa và kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: triết học, sử học, văn học, văn hóa học, chính trị học. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Đóng góp mới của đề tài là tìm ra được những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng của các nhà chính trị thời Lý-Trần, nhằm góp thêm một góc nhìn nhận, đánh giá khách quan về một thực tiễn lịch sử đã từng diễn ra trong xã hội phong kiến Việt Nam, thế kỷ XI-XIV. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6. . Ý nghĩa lý luận 9 Trên cơ sở phân tích một số nội dung cơ bản và rút ra đặc điểm của nhân sinh quan Phật giáo thời Lý-Trần,luận án đã l giải nguyên nhân Phật giáo có mối quan hệ với chính trị, và từ việc phân tích tình hình kinh tế-xã hội, văn hóa-tư tưởng của thời Lý-Trần luận án khẳng định, trong bối cảnh và điều kiện ấy, nhân sinh quan Phật giáo chính là tư tưởng phù hợp hơn cả cho nền chính trị của triều đại. Từ đó, tác giả đưa ra nhiều lập luận, dẫn chứng để chứng minh rằng những tư tưởng chính trị cơ bản của thời kỳ này (xây dựng thể chế chính trị, ổn định xã hội; bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ; trấn áp các thế lực chống đối, phát triển đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội) đều có ảnh hưởng của tư tưởng từ bi, hỷ xả, nhân ái, vị tha… của nhân sinh quan Phật giáo. Bởi vậy, Phật giáo thực sự đã xây dựng một nền văn hóa chính trị tích cực cho triều đại Lý-Trần. Từ bài học này, luận án đã khẳng định nghĩa của nhân sinh quan Phật giáo trong việc xây dựng văn hóa chính trị ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm kế thừa những giá trị tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo với việc xây dựng văn hóa chính trị thời đại mới. 6. . Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về triết học, tôn giáo nói chung; lịch sử triết học, Phật giáo, nhân sinh quan Phật giáo nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục công trình đã công bố và Phụ lục, Nội dung chính của Luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 10 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Dựa trên cơ sở xác định đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý-Trần”, tác giả đã tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học đi trước, kế thừa những thành tựu nghiên cứu từ nhiều tài liệu, tư liệu về chủ đề nhân sinh quan Phật giáo nói chung, nhân sinh quan Phật giáo thời L -Trần nói riêng và tài liệu, tư liệu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam thời L -Trần… trong đó đặc biệt là sự phát triển của tư tưởng chính trị thời L -Trần, để đưa ra những dẫn chứng và phân tích cụ thể về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng chính trị thời L -Trần như thế nào. Vậy xin được tổng quan thành một số nhóm vấn đề như sau: 1.1. Nhóm tài liệu và công trình về nhân sinh quan Phật giáo, nhân sinh quan Phật giáo Lý-Trần Nhóm tư liệu về khái niệm nhân sinh quanvà các khái niệm liên quan: Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999), Nxb. văn hóa thông tin, Hà Nội, quan niệm: Nhân sinh quan là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm l tưởng, lẽ sống… Trong Từ điển Bách khoa Việt Namdo Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Nam(1995), Nxb. Trung tâm iên soạn Từ điển ách khoa Việt ách khoa Việt Nam, Hà Nội, thì định nghĩa đầy đủ hơn:Nhân sinh quan là bộ phận của thế giới quan (hiểu theo nghĩa rộng), gồm những quan niệm về cuộc sống của con người: lẽ sống của con người là gì? mục đích, nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng? trả lời những câu hỏi đó là vấn đề nhân sinh quan. 11 Đó là những định nghĩa khá cụ thể về nhân sinh quan, tác giả coi đây là những khái niệm công cụ làm nền tảng, trên cơ sở đó có thể xây dựng quan điểm nhân sinh quan riêng của bản thân và triển khai chi tiết hơn về nội dung của nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo Lý-Trần nói riêng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nhân sinh quan nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng cần phân biệt sự khác nhau giữa quan niệm của triết học Châu Á và Châu Âu. Trong bài viết Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết học Châu Á (2007), của Hồ Sĩ Qu trên trang web vanhoahoc.net, tác giả đã chứng minh có một nền triết học Châu Á rất khác với triết học của Châu Âu. Để luận giải cho vấn đề đó, tác giả có đề cập đến khái niệm nhân sinh quan và cho rằng điểm khác biệt cơ bản của hai hệ thống triết học này là quan điểm về nhân sinh. Triết học Châu Âu thường không nói nhiều về nhân sinh, mà thường đặt nó trong thế giới quan hay bản thể luận, còn trọng tâm của triết học Châu Á là quan điểm về nhân sinh, như Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo. Từ đó tác giả phân tích khá rõ khái niệm về nhân sinh quan và các nội dung chủ yếu của nhân sinh quan trong triết học Châu Á. Các tài liệu đi sâu nghiên cứu về Phật giáo thời Lý-Trần gồm có Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Tuệ Trung Thượng sĩ với thiền tông Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Xuân (chủ biên, 1993) do trung tâm nghiên cứu Hán Nôm biên soạn và xuất bản; tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1 của Nguyễn Lang(1994), Nxb. Văn học, Hà Nội; cuốn Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam của tác giả Nguyễn Hùng Hậu (1997), Nxb. Khoa học xã hội; Tư tưởng thiền Trúc Lâm Việt Nam của Trương Văn Chung (1998), Nxb. Chính trị Quốc gia; Lịch sử đạo Phật Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh (1999), Nxb Tôn giáo và Nxb Từ điển Bắc Khoa; Luận án Tiến sĩ ngữ văn của Nguyễn Công Lý (2000)về Văn học Phật giáo thời Lý-Trần, diện mạo và đặc điểm, Đại học Sư phạm Hà Nội; Lịch sử Phật giáo Việt Nam (2 tập) của Lê Mạnh Thát (2001), Nxb T.p Hồ Chí Minh… 12 Trước hết phải kể đến tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (1994)đã kết hợp giữa viết sử và bình luận lịch sử, trên cơ sở những đại diện tiêu biểu và các trường phái Phật giáo chính yếu xuất hiện trong lịch sử, các mốc lịch sử quan trọng của Phật giáo Việt Nam. Tác phẩm đã đưa ra những dữ liệu giá trị về thiên hướng phát triển của Phật giáo qua các thời kỳ tương đối toàn vẹn và đầy đủ. Trong đó, tác giả đã giành nhiều thời lượng để phân tích, làm r đặc điểm cơ bản của Phật giáo thời Lý và Trần hay sự tồn tại và phát triển của các thiền phái giai đoạn nay như thế nào và ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực của đời sống ra sao qua các nhà tư tưởng tiêu biểu. Tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát (2001), dựa trên những cứ liệu lịch sử phong phú, tác giả đã hệ thống về tiến trình hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã đề cập khá đậm nét về giai đoạn phát triển của Phật giáo Lý-Trần, đồng thời só sánh nó với thời kỳ Phật giáo chấn hưng ở thế kỷ XX. Kỷ yếu Tuệ Trung Thượng sĩ với thiền tông Việt Nam (1993), là tập hợp các bài viết nghiên cứu hành trạng và tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ – đại diện tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách sống của Thiền sư Đại Việt thời Trần, của Thiền Tông Việt Nam. Các bài viết trong đó đều tập trung phân tích tầm ảnh hưởng quan trọng của tư tưởng Phật giáo đến đời sống xã hội thời Trần, đến các tầng lớp thống trị, tướng sĩ và nhân dân. Chình nhờ ảnh hưởng đó mà tạo nên sức mạnh giúp Đại Việt 3 lần chiến thắng quân Nguyên-Mông. Một số bài viết cũng chỉ ra hướng phát triển của Phật giáo Việt Nam hiện nay và đóng góp của nó trong thời đại mới. Cuốn Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu (1997) đã phân tích khía cạnh bản thể luận,nhân sinh quan của các thiền sư, phật tử thời Trần như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang. Họ là những đại diện tư tưởng Phật giáo ở giai đoạn phát triển đỉnh cao của Phật giáo ở thời kỳ Nhà Trần. 13 Công trình này đã mang lại cái nhìn khái quát về nội dung nhân sinh quan của Phật giáo thời Trần, làm cơ sở quan trọng để tác giả Luận án đưa ra những nhận định, so sánh về tư tưởng nhân sinh của Phật giáo thời Lý và Trần, qua đó rút ra những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo đối với chính trị. Tác phẩm Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Chung (năm 1998) tập trung nghiên cứu những tiền đề về xã hội, tôn giáo và tư tưởng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm. Trong đó tập trung phân tích ảnh hưởng tư tưởng của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ đến sự ra đời của phái thiền Trúc Lâm mà sau này vua Trần Nhân Tông, là người sáng lập. Nội dung cơ bản của thiền phái Trúc Lâm được khảo sát qua tư tưởng của tam tổ là: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Tác phẩm cũng nêu lên những đặc trưng cơ bản của phái Thiền này, trong đó nhấn mạnh tính chất nhập thế nhằm mục đích chính trị và phụng sự dân tộc, bảo vệ quyền lợi quốc gia của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thời Trần. Đề tài của Nguyễn Công Lý (2000) về Văn học Phật giáo thời LýTrần, diện mạo và đặc điểm, dù nghiên cứu ở góc độ văn học nhưng công trình đã có những phân tích khá chính xác về ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng của thời đại Lý-Trần tới các sáng tác văn học, tư duy nghệ thuật và cả đời sống văn hóa xã hội thời kỳ này. Đề tài cũng đã khái quát được những đặc trưng của thời đại LýTrần, từ đó phân tích sự tương tác giữa Phật giáo với con người Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang xây dựng và bảo vệ nền độc lập và hình thành bản sắc văn hóa dân tộc đặc thù. Đề tài phân tích rất chi tiết về ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến ý thức, tinh thần xã hội qua các tác phẩm văn học. Đây là những nội dung quan trọng được luận án này đánh giá cao và tiếp tục kế thừa, phát triển. Nhóm công trình có liên quan tới vấn đề nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo – Thiền, đây là loại hình Phật giáo 14 phổ biến ở Đại Việt thời Lý-Trần, gồm các công trình sau: Thiền học Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục (1966), Nxb. Thuận Hóa; Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo của Thích Tâm Thiện(1995), Nxb. Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh; Nền tảng của đạo Phật của Peter D. Santina viết năm 1996, Thích Tâm Quang dịch, đăng trên trang budsas.org; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, Tập 1: Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV, của Nguyễn Hùng Hậu(2002), Nxb. Khoa học xã hội; Nhân sinh của Phật giáo trích từ cuốn Thế giới tái sinh Duy Nguyễn dịch(1999), Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội; Nhân sinh quan Phật giáo của Hòa thượng Thích Thanh Từ đăng trên trang web: thuongchieu.net; Nhân sinh quan Phật giáo của Thích Thiện Hoa đăng trên trangweb: tangthuphathoc.net; bài nghiên của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014) Một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 2 (128), tr 25-34. Tác phẩmThiền học Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục (1966), trình bày tư tưởng của một số Thiền sư Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến thế kỷ XV thông qua các tác phẩm tiêu biểu của họ. Trong đó có giành nhiều nội dung phân tích sự tương tác giữa chính trị và tư tưởng thiền Phật giáo ở Việt Nam thời kỳ này. Qua việc phân tích những nội dung cơ bản trong triết lý nhân sinh của thiền tác giả đã chỉ ra chính nhờ tính thực tiễn của nó đã làm cho tư tưởng Phật giáo Việt Nam dễ hòa vào các triết l đương thời và có thể tìm thấy ở cả tư tưởng chính trị. Tác phẩm Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo của Thích Tâm Thiện (1995) đã chỉ ra nguồn gốc của nhân sinh quan Phật giáo, và trình bày thuyết Duyên sinh - Vô ngã qua các bộ kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng già. Đồng thời, dưới góc độ nghiên cứu của triết học, tác giả khái quát những chỉ dẫn của Phật giáo để trở thành con người l tưởng, hạnh phúc ngay trong cõi đời này. Trong cuốn Nền tảng của đạo Phật, tác giả trình bày 12 bài giảng về lịch sử ra đời của đạo Phật và những phần giáo l căn bản nhất của đạo Phật 15 như: tứ diệu đế, l nhân duyên, nghiệp, ngũ uẩn...Tác phẩm đã mang lại những góc nhìn mới,xuất phát từ quan niệm của một Phật tử ở phương Tây và đã cố gắng làm r từng nội dung trong quan niệm nhân sinh của đạo Phật nguyên thủy. Nhân sinh Phật giáo trích từ cuốn Thế giới tái sinh của Chu Sở(1999) đã chứng minh cho tính đúng đắn của các luận đề về nhân sinh của Phật giáo như: thuyết luân hồi, thuyết định mệnh, thuyết nhân-quả, quan niệm về hạnh phúc thực sự của loài người… trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các học thuyết, các triết lý của các nhà khoa học hay các học giả lỗi lạc trên thế giới như Anhxtanh, Galilê, Côpecnich, Khổng Tử, Tôn Trung Sơn. Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1: Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV của Nguyễn Hùng Hậu (2002) đã khái quát lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV (thời Lý-Trần), đồng thời đi vào những vấn đề cơ bản của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Trong đó, nội dung nhân sinh quan Phật giáo được tác giả khảo sát qua tư tưởng của các thiền phái và các đại diện tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam trong mỗi triều đại. Bài viết Một số đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng (2014), sau khi trình bày khái quát quan niệm nhân sinh Phật giáo về con người và so sánh sự khác nhau giữa nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ, tác giả đã đưa ra ba đặc trưng của nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam là: 1. Nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam có sự hòa quyện với văn hóa và các hình thức thờ cúng bản địa; 2. Sự tương đồng giữa nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam với quan niệm nhân sinh của con người Việt Nam; 3. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam. Đây là những đánh giá tương đối chính xác góp phần làm một trong những tham khảo có giá trị cho tác giả luận án. Luận án đã có sự kế thừa và phát triển từ những nội dung đã kể trên và đưa ra những đặc điểm cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo Lý-Trần, từ đó đi đến khẳng định, nhờ 16 những đặc điểm này mà nhân sinh quan Phật giáo đã có mối liên hệ chặt chẽ với chính trị. Nhóm công trình có liên quan đến những chiều cạnh cụ thể của nhân sinh quan Phật giáo gồm: Bài Giá trị của triết học Phật giáo trong xã hội hiện đại của Phương Lập Thiên (2004) đăng trên Tạp chítiếng Trung Các trào lưu tư tưởng đương đại, số 4/2004 do Nguyễn Hải Hoành dịch trên trang web khaidoan.com; Cuốn Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam của Đặng Thị Lan (2006), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án Tiến sĩ triết học với đề tài Giải thoát luận Phật giáo của Nguyễn Thị Toan (2010), trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn Hà Nội; Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant của Thái Kim Lan đăng trên trang web daophatngaynay.com; Bài nghiên cứu của Hoàng Thị Thơ (2000) Vấn đề con người trong đạo Phật đăng trên Tạp chí Triết học, số 6/2000, trang 41-44; Bài nghiên cứu Từ bi của Phật giáo và đạo đức nhân loại của tác giả Hà Thúc Minh (2014) trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2 (128), 2014, trang 116-125. Trong đó, có thể kể đến những tài liệu, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài của tác giả luận án, như: Cuốn Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam của Đặng Thị Lan (2006) đã nghiên cứu và đi vào phân tích một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo như từ bi, ngũ giới, nhân quả, nghiệp báo, luân hồi và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bao gồm cả những tích cực và hạn chế. Từ đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của đạo đức Phật giáo. Luận án tiến sĩ Triết học Giải thoát luận Phật giáo của Nguyễn Thị Toan (2010), trên cơ sở khái quát logic phát triển quan niệm về giải thoát của Phật giáo qua các thời kỳ, đã khảo sát lịch sử quan niệm về giải thoát trong lịch sử Phật giáo trong tư tưởng Việt Nam và đi sâu phân tích một số 17 biến đổi trong quan niệm giải thoát. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm này đối với đời sống Việt Nam hiện nay. Bài Giá trị của triết học Phật giáo trong xã hội hiện đại (2004) của Phương Lập Thiên, bàn nhiều về giá trị nhân sinh của Phật giáo. Xuất phát trên nền tảng những xung đột, mâu thuẫn cơ bản của xã hội loài người để nói lên sự cần thiết phải quay trở lại với các triết l nhân sinh cơ bản của Phật giáo như: thuyết duyên khởi, thuyết nhân – quả, trung đạo, bình đẳng, từ bi, giải thoát và phân tích cụ thể ảnh hưởng tích cực của các triết lý này trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp của xã hội hiện đại. Bài Vấn đề con người trong đạo Phật của tác giả Hoàng Thị Thơ (2010) khẳng định cốt l i trong tư tưởng Phật giáo là nhân sinh quan, thể hiện ngay trong bản thể luận, vũ trụ luận và nhận thức luận, bởi vì mục đích cuối cùng của đạo Phật là “diệt khổ” giải thoát lên c i “niết bàn” của con người. Bài viết đã phân tích nền tảng triết lý nhân sinh cơ bản của Phật giáo và mục đích l tưởng của nó là “giải thoát”, đồng thời đưa ra những đánh giá về những ưu điểm và hạn chế trong triết lý nhân sinh Phật giáo. Bài viết Từ bi của Phật giáo và đạo đức nhân loại của tác giả Hà Thúc Minh (2014 ), trên cơ sở trình bày khái niệm “từ bi”, “từ” và “bi” trong các kinh điển của Phật giáo, tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về từ bi và các giá trị liên quan để có được từ bi, như hỷ xả, vô ngã, nhân ái, bố thí, trí… Đồng thời, tác giả cũng phân tích điểm giống và khác nhau giữa từ bi của Phật giáo với nhân ái của Nho giáo hay bác ái của Kitô giáo. Tác giả cho rằng điểm giống nhau là đều hướng đến cuộc sống nhân văn, nhân đạo, nhưng với Nho giáo đó là cuộc sống của con người nói chung – thiên nhân hợp nhất, còn Kitô giáo với quan niệm “con người sinh ra để cai quản muôn loài”, còn Phật giáo quan niệm đó phải là lòng nhân ái cho chúng sinh, muôn loài. Tác giả luận án cũng thống nhất với quan điểm này và triển khai nó trong nhiều nội dung của đề tài. 18 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời Lý-Trần Nhóm công trình bàn về các khái niệm tư tưởng chính trị và các khái niệm liên quan: Theo cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị do Dương Xuân Ngọc (chủ biên, 2001, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội) khái niệmchính trịđược tiếp cận từ hai giác độ chủ yếu: thứ nhất, căn cứ vào những hình thức biểu hiện của chính trị, những tư tưởng, học thuyết, cương lĩnh, đường lối của chính đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, người ta xem chính trị là sản phẩm trực tiếp của tư duy, là sự phản ánh của những quan hệ xã hội. Do đó chính trị thuộc về kiến trúc thượng tầng; thứ hai, về nội dung, chính trị được xem là dạng hoạt động vật chất đặc biệt của chủ thể chính trị nhằm theo đuổi và thỏa mãn lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế. Đó là những hoạt động nhằm giành, giữ, tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước, hoạt động kiến tạo hệ thống chính trị, nhằm duy trì sự thống trị của giai cấp thống trị. Đồng thời, với những hoạt động đó, những quan hệ chính trị cũng nảy sinh và phát triển giữa các chủ thể chính trị. Còn khái niệm Tư tưởng chính trị được tác giả trình bày: là một hình thức của ý thức xã hội, thuộc thượng tầng kiến trúc - là hệ thống những quan niệm, quan điểm, học thuyết, phản ánh các mối quan hệ chính trị - xã hội đặc biệt giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia - dân tộc xoay quanh vấn đề giành, giữ, tổ chức và thực thi quyền lực chính trị diễn ra trong lịch sử, cũng như thái độ của giai cấp, các dân tộc đối với quyền lực chính trị mà tập trung ở quyền lực nhà nước qua các thời đại lịch sử. Luận án đã kế thừa trực tiếp các quan điểm này, trên cơ sở đó triển khai, phân tích tư tưởng chính trị (ý thức, hệ tư tưởng) của giai cấp thống trị thời Lý-Trần như thế nào. Mặt khác phân tích ý thức, thái độ của giai cấp bị trị (quần chúng nhân dân) đối với các vấn đề chính trị đương thời, qua đó bằng ý thức, hành động ủng hộ hoặc phản đối, họ tương tác trở lại đối với chủ trương, chính sách, đường lối giai cấp thống trị. 19 Nhóm tư liệu, tài liệu nghiên cứu về tư tưởng Việt Nam thời LýTrần, tư tưởng chính trị thời Lý-Trần: Cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị xã hội Việt Nam từ Bắc thuộc đến thời kỳ Lý-Trần của Lê Văn Quán (2008), Nxb. Chính trị Quốc gia; Cuốn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam tập 1, do Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên, 2006), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Tư tưởng Việt Nam thời Lý-Trần do hai tác giả Trương Văn Chung và Doãn Chính đồng chủ biên(2008), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam từ Bắc thuộc đến thời kỳ Lý-Trần của tác giả Lê Văn Quán (2008) trình bày tư tưởng chính trị - xã hội ở nước ta theo từng giai đoạn, từng triều đại trên cơ sở khái quát các đặc điểm nổi bật, đặc trưng của tư tưởng chính trị - xã hội ở mỗi triều đại, mỗi thời đoạn lịch sử. Trên cơ sở phân tích và so sánh, tác giả luận án đi đến khẳng định sự thịnh trị của nền chính trị ở thời Lý-Trần, chính là nhờ sự kế thừa và phát triển những tư tưởng chính trị-xã hội đã xuất hiện trong lịch sử và sự tiếp nối những thành tựu của sự phát triển trong tư tưởng chính trị từ thời tiền L , Ngô, Đinh, tiền Lê. Có thế nói, công trình của tác giả Lê Văn Quán đã cung cấp một nguồn tài liệu phong phú về lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội của Việt Nam từ thời kỳ đầu đến Lý-Trần. Đó là cơ sở để luận án nghiên cứu và tìm hiểu về tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam trước và trong thời Lý-Trần. Tuy nhiên, cách tiếp cận, trình bày của tác giả là nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội, trong khi đề tài của Luận án chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu tư tưởng chính trị, nên Luận án sẽ chọn lọc kế thừa một số tư tưởng và thông tin giá trị cho luận án của mình. Cuốn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (2006) tập 1 là công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, trình bày, dẫn dụ khá chi tiết quá trình hình thành và phát triển hệ tư tưởng có tính triết học xuất hiện ở Việt Nam (trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển các hệ tư tưởng du nhập từ bên ngoài) từ khởi nguyên cho đến thời Hồ. Công trình gồm 3 chương, mỗi chương đều là những nghiên cứu khá chuyên sâu về sự hình thành và phát triển của tư 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan