Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhận diện những vấn đề của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình...

Tài liệu Nhận diện những vấn đề của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình ( nghiên cứu trường hợp phụ nữ làm nghề mây tre đan xã phú nghĩa, huyện chương mỹ, thành phố hà nội)

.PDF
115
159
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH (Nghiên cứu trường hợp phụ nữ làm nghề mây tre đan xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH (Nghiên cứu trường hợp phụ nữ làm nghề mây tre đan xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) Chuyền ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Thị Minh Đức Hà Nội 2015 LỜI CẢM ƠN Đối với mỗi học viên cao học nói chung và bản thân em nói riêng, luận văn tốt nghiệp không chỉ là sản phẩm của cá nhân mà còn có cả sự giúp đỡ của gia đình,thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới: Tập thể giảng viên Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo viên hướng dẫn GS.TS Trần Thị Minh Đức, Gia đình và bạn bè luôn tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa học. Hai năm qua bản thân em đã đảm nhiệm những vai trò khác nhau từ trở thành học viên cao học ngành Công tác xã hội tới làm vợ, làm mẹ. Thời gian ấy, em xin cảm ơn bố mẹ hai bên và chồng em đã luôn động viên em. Xin trân trọng cảm ơn./. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2.Tổng quan nghiên cứu ................................................................................. 2 3.Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................... 8 4.Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 9 5.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................ 10 6.Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 11 7.Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 11 8. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 11 9. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 16 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ... 17 1.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................... 17 1.1.1. Khái niệm nhận diện vấn đề của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình ............ 17 1.1.2. Khái niệm Phụ nữ .................................................................................. 17 1.1.3. Khái niệm về Kinh tế hộ gia đình .......................................................... 18 1.1.4. Vai trò của cộng tác viên xã hội trong hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế hộ gia đình ... 18 1.2. Lý thuyết đƣợc áp dụng trong nghiên cứu đề tài ................................ 19 1.2.1. Thuyết hệ thống ..................................................................................... 19 1.2.2. Thuyết vai trò ........................................................................................ 21 1.2.3. Thuyết nhu cầu ...................................................................................... 22 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và nhóm khách thể nghiên cứu .......... 24 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA NHÓM PHỤ NỮ LÀM NGHỀ MÂY TRE ĐAN ............................. 28 2.1. Khái quát thực trạng phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình 28 2.1.1. Cơ cấu nhóm mẫu và công việc của nhóm phụ nữ ............................... 28 2.1.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập .................. 31 2.2. Tự đánh giá của phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình ..... 37 2.2.1. Cảm nhận về giá trị của phụ nữ làm kinh tế gia đình ........................... 37 2.2.2. Tự đánh giá về thái độ của Cộng đồng đối với phụ nữ làm kinh tế gia đình và những mong muốn của họ .................................................................. 40 2.3. Những thách thức mà phụ nữ đáp ứng khi làm kinh tế hộ gia đình........ 45 2.3.1. Thách thức trong việc thực hiện công việc gia đình ............................. 46 2.3.2. Tham gia các hoạt động chung của cộng đồng .................................... 49 2.3.3 Thách thức trong hiểu biết về tín dụng .................................................. 52 2.3.4. Thách thức trong nâng cao kiến thức, kỹ năng ..................................... 56 2.4. Các yếu tố thuận lợi hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế gia đình ................... 60 2.4.1. Hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình ............................................... 60 2.4.2. Hỗ trợ từ các thành viên cộng đồng trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng làm kinh tế .............................................................................................. 62 2.4.3. Hỗ trợ phụ nữ nâng cao đời sống tinh thần trong cộng đồng .............. 64 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 66 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CỦA PHỤ NỮ TRONG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÀ VÍ DỤ MỘT CA ĐIỂN HÌNH ................................................... 67 3.1. Đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao khả năng của phụ nữ trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình .................................................................. 67 3.1.1. Nâng cao nhận thức cho phụ nữ làm kinh tế về hoạt động cộng đồng ......... 67 3.1.2. Đáp ứng kịp thời nhu cầu về kiến thức hỗ trợ tín dụng cho phụ nữ ............. 67 3.1.3 Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong thực hiện bình đẳng giới .......................................................................................................... 70 3.1.4. Nâng cao trình độ chuyên môn cho phụ nữ .......................................... 70 3.2.Ví dụ ca điển hình về phụ nữ làm kinh tế giỏi ...................................... 73 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ PN Phụ nữ CTXH Công tác xã hội THPT Trung học phổ thông CĐ - ĐH Cao đẳng – đại học CV Công việc NCT Người cao tuổi CTVXH Cộng tác viên xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU - HÌNH 1. Danh mục các bảng Bảng 1: Độ tuổi của các nhóm Phụ nữ tham gia nghiên cứu ......................... 13 Bảng 2. Mức thu nhập đảm bảo cho chi tiêu gia đình ................................... 34 Bảng 3: Cảm nhận của phụ nữ khi tham gia kinh tế ...................................... 38 Bảng 4: Đánh giá về thái độ của cộng đồng đối với phụ nữ làm kinh tế ....... 41 Bảng 5. Mong muốn được hỗ trợ của phụ nữ khi làm kinh tế ....................... 44 Bảng 6-9: Phụ lục IV Bảng 10 Yếu tố hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình ............................... 60 Bảng 11: Yếu tố hỗ trợ từ Cộng đồng trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng làm kinh tế ...................................................................................................... 62 Bảng 12: Yếu tố hỗ trợ phụ nữ nâng cao đời sống tinh thần trong cộng đồng ...... 64 2. Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhóm tuổi của Phụ nữ xã Phú Nghĩa ............................. 29 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nghề nghiệp của nhóm PN làm kinh tế gia đình ........... 30 Biểu đồ 2.3. Hoạt động mây tre tạo thu nhập cho gia đình ........................... 32 Biểu đồ 2.4. Thể hiện công việc mang lại sự ổn định .................................... 33 Biểu đồ 2.5. Mức thu nhập đảm bảo chi tiêu cho cuộc sống ......................... 34 Biểu đồ 2.6. Thể hiện thời gian làm việc trong ngày ..................................... 35 Biểu đồ 2.7. Giá trị của PN trong việc mang lại kinh tế cho gia đình ........... 37 Biểu đồ 2.8. Quyền của PN khi kiếm được tiền cho gia đình ........................ 39 Biểu đồ 2.9. Tự đánh giá về thái độ của Cộng đồng đối với phụ nữ làm kinh tế gia đình ........................................................................................................... 43 Biểu đồ 2.10 Thể hiện sự phân công lao động trong công việc nội trợ ......... 46 Biểu đồ 2.11. Thể hiện công việc chăm sóc con cái và người già ................. 47 Biểu đồ 2.12. Thể hiện việc dạy dỗ con cái trong học tập ............................. 48 Biểu đồ 2.13. Thể hiện sự phân công lao động trong công việc đồng áng .... 49 Biểu đồ 2.14 Thể hiện sự phân công lao động trong công việc nhà và dòng họ.... 50 Biểu đồ 2.15 Thể hiện sự phân công lao động trong vấn đề thôn/xóm ........ 51 Biểu đồ 2.16. Thể hiện sự huy động vốn để làm kinh tế ............................... 52 Biểu đồ 2.17. Huy động thêm nguồn vốn để làm kinh tế .............................. 53 Biểu đồ 2.18. Các kênh thông tin về nguồn vốn tín dụng .............................. 55 Biểu đồ 2.19 Thể hiện việc nâng cao kiến thức, kỹ năng của PN trong phát triển kinh tế gia đình ...................................................................................... 57 Biểu đồ 2.20. Thể hiện so sánh sự đánh giá của mọi người với tình trạng hôn nhân ... 59 Biểu đồ 2.21.Thể hiện sự so sánh giữa tình trạng hôn nhân với sự tự tin của bản thân PN .................................................................................................... 59 3. Danh mục hình Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống tác nhân làm thay đổi: Hội phụ nữ và các đoàn thể ...... 21 Hình 1.2. Tháp nhu cầu của Maslow ............................................................. 22 Hình 1.3. Công nhân đang trong quá trình hoàn thiện sản phẩm mây tre đan ....... 75 Hình 1.4. Quá trình sản xuất sản phẩm theo từng công đoạn khác nhau ....... 76 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ Việt Nam chiếm 50,8% dân số cả nước, 50,3% lực lượng lao động cả nước [22]. Họ có vai trò to lớn trong việc tạo ra của cải vật chất, bổ sung nhân lực, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày họ càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội.Trong điều kiện kinh tế thị trường bùng nổ hiện nay, vai trò của phụ nữ được thể hiện rõ rệt trong việc tăng cường kinh tế gia đình. Việc phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế ngày càng được xã hội công nhận và vị thế của phụ nữ cũng được nâng cao. Chính vì thế, phụ nữ luôn giữ những vị trí quan trọng trong gia đình. Đặc biệt đối với phụ nữ nông thôn hiện nay, sự gánh vác về kinh tế gia đình của họ cũng được thừa nhận từ người chồng trong gia đình. Với bản chất hiền lành chịu khó, phụ nữ sống ở những vùng nông thôn cũng đang có những suy nghĩ tiến bộ hơn về sự đóng góp lao động của mình trong kinh tế. Ở các vùng nông thôn có nghề phụ thì phụ nữ cũng phát huy được vai trò làm kinh tế của mình nhiều hơn. Ngoài những chức năng cơ bản mà một người phụ nữ là sinh sản, nội trợ, chăm sóc giáo dục con cái và duy trì tình cảm giữa các thành viên trong gia đình… thì phụ nữ sống ở vùng đất có nghề phụ mây tren đan như xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Tp Hà Nội lại càng được thể hiện vai trò làm kinh tế được nâng cao. Cải thiện đời sống và có môi trường lao động ổn định và phát triển hơn. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực như: phụ nữ làm kinh tế giỏi và công tác hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế. Các công trình nghiên cứu đã góp phần tôn vinh giá trị cao cả của phụ nữ hiện đại. Nghiên cứu về phụ nữ nông thôn làm kinh tế hộ gia đình cũng không phải là một hướng nghiên cứu mới. Để góp phần nhìn nhận sâu sắc và rõ nét hơn những vấn đề về phụ nữ 1 nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình đặc biệt phụ nữ làm nghề mây tre tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nhận diện những vấn đề của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình”. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nhận diện những vấn đề của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình” (nghiên cứu trường hợp phụ nữ làm nghề mây tren đan tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội). 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về phụ nữ và các tổ chức bảo vệ phụ nữ Trong các chế độ cũ (nhất là trong chủ nghĩa tư bản) con đường giải phóng phụ nữ đã được các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lenin tập trung nghiên cứu trong các tác phẩm : “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”; “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính chất”. Trong đó, khi bàn về địa vị của người phụ nữ C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích làm rõ tình cảnh của họ cả trong gia đình và trong đời sống sản xuất xã hội. Làm rõ những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự hoán đổi vị trí của hai giới trong lịch sử phát triển xã hội loài người. Làm rõ về địa vị của người phụ nữ trong xã hội tư bản chủ nghĩa C.Mác và Ăngghen đã rất khách quan khi cho rằng: sự phát triển của công nghiệp tư bản chủ nghĩa tạo ra những điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia vào các công việc sản xuất xã hội - song chỉ đối với phụ nữ vô sản mà thôi. Đây chính là tác nhân quan trọng góp phần từng bước làm thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của phụ nữ [8], [9]. Khi nói về phụ nữ, người ta thường nhắc đến cuốn sách “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” của Ester Boserup (1970)[4]. Theo nhà khoa học nữ này thì cho đến những năm 1970, những nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù phụ nữ thường là những người có đóng góp chính vào năng suất chủ yếu của cộng đồng, nhất là trong nông nghiệp, nhưng những đóng góp của họ 2 không được tính đến trong thống kê quốc dân cũng như trong kế hoạch hoá và thực hiện các dự án phát triển. Cuốn sách của E. Boserup đã được coi là lần đầu tiên đặt lại vấn đề trong cách đánh giá về vai trò của phụ nữ, qua cuốn sách của mình, bà đã chứng minh vai trò kinh tế của phụ nữ thông qua nghiên cứu phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara, châu Phi. Một điều mà trước đây, các nhà tạo lập chính sách và trong giới nghiên cứu kể cả những nhà khoa học nữ đã không thấy hết và do vậy không công nhận một cách đúng đắn vai trò kinh tế rất quan trọng của phụ nữ. Trong tác phẩm này, tác giả nói về tầm quan trọng của phụ nữ trong phát triển kinh tế, ở tất cả lĩnh vực. Vị thế của phụ nữ trong xã hội hiện nay cũng được nâng cao: “ Sự đóng góp của tác giả Boerup trong suy nghĩ của chúng ta về vai trò của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế là không thể được đánh giá thấp. Những nhận xét sâu sắc, sắc bén, cách sử dụng những dấu hiệu kinh nghiệm, sự cam kết về một chất lượng về giới tốt vẫn luôn là cảm hứng đói với học sinh, nhà nghiên cứu và những nhà hoạt động; những người luôn có sự quan tâm thích thú đối với một thế giới tốt hơn và công bằng hơn”. Một số tổ chức hỗ trợ phụ nữ ở các nước đang phát triển – đã có những hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho phụ nữ như Ủy ban cứu trợ quốc tế, Unicef, Save the Children và Mercy Corps, UNDP…. Đây là những tổ chức của thế giới tạo nên với mục đích thúc đẩy và giải quyết các vấn đề đang tồn tại trong một quốc gia. Vấn đề xóa đói giảm nghèo và phụ nữ cũng được các tổ chức quan tâm, nhiều dự án của Liên hiệp quốc về tăng cường cho phụ nữ trong bối cảnh hội nhập kinh tế: Mục tiêu của dự án là giúp xác định các cách thức và biện pháp để nâng cao vị thế cho phụ nữ làm việc trong khu vực công để giải quyết các thách thức mới liên quan đến việc hội nhập kinh tế sâu rộng hơn của Việt Nam và chuẩn bị cho những phụ nữ tài năng xuất chúng trong khu vực công của Việt Nam đảm nhận vai trò lãnh đạo trong mọi lĩnh vực [41], [42]. 3 Tổ chức Women thrive worldwide là tổ chức phụ nữ phát triển mạnh trên toàn thế giới ủng hộ cho sự thay đổi ở cấp Mỹ và toàn cầu để phụ nữ và nam giới có thể chia sẻ bình đẳng trong việc thị hưởng các cơ hội, sự thịnh vượng kinh tế, giọng nói và tự do khỏi sự sợ hãi và bạo lực [32]. Tổ chức Women’s world banking là tổ chức ngân hàng thế giới nhằm mang tới cho phụ nữ những cơ hội được tiếp cận với xã hội một cách công bằng hơn. Trên thế giới phụ nữ không giữ các vị trí lãnh đạo chính nhiều nên tổ chức này mang tới những cách tiếp cận là thiết kế sản phẩm luôn luôn bắt đầu với nghiên cứu chuyên sâu – hiểu cuộc sống của phụ nữ để nhóm phát triển phát triển sản phầm của tổ chức đáp ứng nhu cầu của phụ nữ trong khi được bền vững cho các tổ chức tài chính [33]. Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên hiệp quốc với mục tiêu: giảm sự nghèo khó và việc thải loại phụ nữ; Loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ; Ngăn chăn việc truyền bệnh HIV/AIDS trong dân số phụ nữ; Mở rộng quyền đạt được các chức vụ hữu trách trong các chính phủ và trong việc tái thiết sau xung đột. Quỹ cung cấp trợ giúp tài chính và kỹ thuật cho các chương trình và các chiến lược sáng kiến đổi mới nhằm tăng tiến nhân quyền của phụ nữ, đảm bảo kinh tế và giúp cho họ tham gia vào chính trị. Từ năm 1976 quỹ đã hỗ trợ việc “trao quyền cho phụ nữ” và “bình đẳng giới tính” thông qua các văn chương trình của mình và liên kết với các tổ chức phụ nữ trong các khu vực lớn trên thế giới [43]. Tổ chức Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là chương trình hoạt động của UNFPA nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam, đồng thời ủng hộ việc thực hiện cam kết tại Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển(ICPD) tại Cairo năm 1994, Hội nghị quốc tế về Cương lĩnh hành động Bắc kinh về phụ nữ (1995), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ(CEDAW), và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ số ba, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ [44]. 4 2.2. Một số nghiên cứu trong nước về Phụ nữ và các tổ chức bảo vệ phụ nữ Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngay từ những ngày đầu cách mạng đã quan tâm đến vấn đề này, coi việc nang cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội là một nhiệm vụ của sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Điều đó được thể hiện trong bài viết: “Ba cuộc cách mạng với vấn đề giải phóng phụ nữ” (1996); “Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ”. Vấn đề lý luận và thực tiễn về phụ nữ và gia đình đã được các tổ chức quốc tế và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị ngày27/4/2007 về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết có ỹ nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới [5]. Nghiên cứu về “Hiệu quả của một số chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế” của tác giả Nguyễn Xuân Nhất (2009). Từ nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra được việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh doanh tại địa phương đã được chính quyền đoàn thể quan tâm và giúp đỡ trong việc thực hiện chính sách [15]. Tác phẩm: “Những điều cần biết để phát triển kinh tế hộ gia đình” của nhóm tác giả Bùi Thanh Hà và Cộng sự (2009), Nxb Thanh Hóa. Trong cuốn sách đã đưa ra các hướng để độc giả tìm hiểu về hình thức phát triển kinh tế hộ gia đình trên nhiều lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp….. Tất cả các lĩnh vực này đều có thể áp dụng trong phát triển kinh tế gia đình. Tác giả 5 muốn chỉ ra cho bạn đọc nhìn nhận điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình để áp dụng làm ăn kinh tế một cách phù hợp và hiệu quả nhất [16]. Trong cuốn sách “ Quản lý nhà nước về gia đình lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê Thị Quý xuất bản năm 2010 đã trình bày tổng quan về gia đình, lối sống đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay[18],[19]. Nghiên cứu về “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh (2010). Tác giả đã chứng minh được vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế gia đình. Phụ nữ đảm đang trên mọi phương diện không những là người vợ, người mẹ chăm sóc gia đình mà còn là một người làm kinh tế giỏi. Từ đó, nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội [20]. Trong nghiên cứu “Tăng cường vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam(2012). Thực tế chúng ta có thể thấy: mặc dù ngày nay, tình hình bình đẳng giới đã được cải thiện đáng kể. Song ở nước ta, đặc biệt là khu vực nông thôn lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp còn phải chịu rất nhiều thiệt thòi: (i) Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp: phụ nữ đảm nhận hầu hết các công việc từ khâu chọn giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Ngoài công việc sản xuất, hầu hết tất cả các công việc chăm sóc gia đình đều là người phụ nữ gánh vác. (ii) Đối với dịch vụ khuyến nông: phụ nữphần lớn chưa có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận với tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các dịch vụ khuyến nông. Theo cách truyền thống, các chương trình khuyến nông thường chú trọng đến nam giới nhiều hơn nữ giới vì họ cho rằng nam giới là người chịu trách nhiệm ra quyết định về các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp và các hoạt động chính của gia đình.(iii) Vai trò chủ hộ trong gia đình: các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình luôn hướng về chủ hộ là nam giới. Nhưng trong thực tế rõ ràng phụ nữ luôn là đối tượng trực tiếp thực hiện các chủ trương chính sách của 6 Đảng, Nhà nước; trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tích lũy kiến thức thực tế, vận dụng khoa học kỹ thuật góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế gia đình[24]. Nghiên cứu về“Vai trò phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn” (2013); “Vai trò của phụ nữ trong nông hộ” (2013) của nhóm tác giả Nguyễn Tuyết Lan, Quyền Đình Hà, Nguyễn Viết Đăng, Nguyễn Minh Thu, Đỗ Thanh Huyền. Các công trình nghiên cứu này đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, làm sáng tỏ ở mức độ nhất định chức năng kinh tế của gia đình, các hoạt động kinh tế sản xuất, hoạt động xã hội của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế [14]. Nghiên cứu “ Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình” – Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Vương Thị Vân. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn phụ nữ giữ nhiều vị trí vai trò khác nhau, trong đó có cả vai trò làm kinh tế cho gia đình. Để từ đó, hạn chế tình trạng bất bỉnh đẳng giới trong quan hệ gia đình và xã hội [30]. Ở những góc độ khác nhau những công trình này đã đề cập đến đặc điểm của gia đình Việt Nam, phân tích thực trạng vai trò của phụ nữ trong gia đình, và xã hội ở nước ta; đồng thời cũng nêu ra những phướng hướng và giải pháp thiết thực góp phần xây dựng gia đình Việt Nam, phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Bên cạnh những nghiên cứu điều tra, đã có một số cuốn giáo trình của tác giả Lê Thị Quý, Hoàng Bá Thịnh, … đã đưa ra được vấn đề của phụ nữ và giới trong quá trình phát triển. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Bá Thịnh thường tập trung vào các khía cạnh như bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ trong phát triển và các mối quan hệ giới với các lĩnh vực cụ thể. Trong cuốn giáo trình “ Xã hội học về giới” xuất bản năm 2014 tác giả đã đề cập khá sâu về đối tượng nghiên cứu và các 7 lý thuyết phát triển liên quan nữ quyền và vấn đề bất bình đẳng giới[23]. Đây là cuốn sách quý báu cho những sinh viên và người làm việc trong lịch vực nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới. Bên cạnh đó, còn có nhiều tạo chí khoa học, báo cáo đề cập đến phụ nữ và phụ nữ làm kinh tế trong giai đoạn hiện nay…. Các bài báo “Phụ nữ và đồng tiền” [25], sức khỏe phụ nữ phản ánh nền kinh tế [26]. Những bài viết này nói về tình hình của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ảnh hưởng của nền kinh tế đối với phụ nữ. Phản ánh được đời sống thực tại của phụ nữ hiện nay về sức khỏe và kinh tế. Những công trình trên bước đầu đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phụ nữ - gia đình theo phương pháp tiếp cận giới : một phương pháp nghiên cứu hiệu quả bởi các công trình này nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong mối quan hệ với nam giới. Mặc dù vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội đã được các nhà khoa học nghiên cứu một cách khá đậm nét, song vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình vẫn chưa được đề cập một cách rõ nét. Cho đến nay xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ chưa có công trình nào nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua nghiên cứu phụ nữ làm nghề mây tren đan ở huyện Chương Mỹ. Vì vậy khi triển khai đề tài ở khía cạnh mới này, tác giả luận văn chắc chắn cần đến những kết quản nghiên cứu khoa học đã nêu như là những tài liệu tham khảo đáng quý để góp phần làm sáng tỏ vấn đề đặt ra ở trên. 3. Ý nghĩa nghiên cứu 3.1.Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về những vấn đề của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, làm sáng tỏ một số lý thuyết Xã hội học và CTXH như: thuyết hệ thống, thuyết nhu cầu, 8 thuyết vai trò trong việc phân tích vị trí của phụ nữ trong gia đình, trong sự tương quan với người chồng, nhóm xã hội từ góc độ làm kinh tế hộ gia đình. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đối với Nhà nước, kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược về các đối tượng đặc biệt quan tâm trong xã hội. Đặc biệt là phụ nữ nghèo, cô đơn không nơi nương tựa, phụ nữ bị bạo lực Đối với địa phương: nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình phụ nữ làm kinh tế tại địa phương. Để góp phần vào nghiên cứu đó thì địa phương cần điều chỉnh, quy hoạch cụ thể. Nhằm hỗ trợ phù hợp trong quá trình ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách an sinh xã hội. Góp phần làm cơ sở lý luận cho việc xây dựng các chủ trương chính sách của địa phương trong việc hoạch định chiến lược và chính sách cụ thể của phụ nữ. Góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với bản thân nhà nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH nói chung và CTXH nhóm nói riêng. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác của bản thân. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 . Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nhận diện những vấn đề của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Khách thể nghiên cứu: có 200 phụ nữ nông thôn làm nghề mây tre đan,3 cán bộ địa phương (Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã, trưởng thôn xóm, hội trưởng chi hội phụ nữ). 9 4.1.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội Phạm vi Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu về phụ nữ làm nghề mây tre đan tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Để thấy được năng lực của phụ nữ làm kinh tế và mô tả tiến trình CTXH với nhóm phụ nữ làm mây tre đan nhằm tăng cường khả năng tự chủ của họ về các vấn đề liên quan. Giới hạn nội dung nghiên cứu: nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm phụ nữ làm nghề mây tre đan sống ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; Chỉ tập trung vào 3 trường hợp là phụ nữ làm kinh tế giỏi, trung bình và phụ nữ không làm nghề mây tre đan để rút ra khuyến nghị và sự khác nhau của 3 trường hợp. 5. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Luâ ̣n văn nhằ m làm rõ thực trạng những vấn đề của phụ nữ khi tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng của phụ nữ trong vấn để phát trieernh kinh tế hộ gia đình. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Nghiên cứu một số cơ sở lý luận và thực tiễn về v ai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, vai trò của cộng tác viên xã hội và những giải pháp để nâng khả năng của phụ nữ trong vấn để phát triển kinh tế hộ gia đình. 2) Phân tích, đánh giá thực trạng phụ nữ nông thôn làm kinh tế gia đình. 3) Đề xuất một số giải pháp hiệu quả để nâng cao khả năng của phụ nữ trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình 10 6. Câu hỏi nghiên cứu Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất mây tre đan được thể hiện như thế nào? Nhu cầu nào giúp cho phụ nữ phát huy được vai trò làm kinh tế hộ gia đình? Tiến trình CTXH nhóm có vai trò như thế nào trong việc nâng cao tính tự chủ trong phát triển kinh tế? 7. Giả thuyết nghiên cứu Những phụ nữ làm kinh tế nói chung và làm mây tre đan xuất khẩu ở nông thôn họ có vị trí nhất định trong gia đình và sự bình đẳng giới trong gia đình hiện đại được thể hiện rõ trong việc làm kinh tế của phụ nữ Sử dụng phương pháp CTXH nhóm (qua tập huấn về phương pháp phát triển kinh tế) đối với phụ nữ làm kinh tế hộ gia đình sẽ nâng cao được tính tự chủ cho họ và càng khẳng định vị trí của họ trong gia đình. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 9.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu Mục đích: Khái quát một số vấn đề liên quan để hình thành cơ sở lý luận của đề tài để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. Nội dung nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích, hệ thống về mặt lý luận các nghiên cứu về vai trò của phụ nữ làm kinh tế hộ gia đình ở trong và ngoài nước nhằm xác định những vấn đề trong việc nghiên cứu, đồng thời xác định những vấn đề cần nghiên cứu: các hoạt động và nhu cầu đối với phụ nữ làm kinh tế. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập một số tài liệu, văn bản có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài. Đó là sách, báo, luận văn, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học….. mà 11 trong đó các tác giả đề cập tới vấn đề phụ nữ làm kinh tế gia đình, đến các nhu cầu và tìm ra được những vấn đề vướng mắc của phụ nữ khi làm kinh tế. 9.1.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi Mục đích: Đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng vai trò của phụ nữ làm kinh tế hộ gia đình. Nội dung: Thực trạng vai trò của phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, tự đánh giá của phụ nữ khi tham gia phát triển kinh tế, những thách thức của phụ nữ khi làm kinh tế hộ gia đình, các yếu tố thuận lợi hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình. Mẫu nghiên cứu: N = 200 người, là 200 người phụ nữ có tham gia vào phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa bàn xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Sau khi phát phiếu chúng tôi có 200 phiếu hợp lệ, được chọn làm mẫu nghiên cứu của đề tài. Trước khi các chị trả lời câu hỏi trong phiếu khảo sát thực trạng vai trò của phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình, chúng tôi có đề nghi các chị cung cấp một số thông tin liên quan như tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn… Từ những thông tin đó chúng tôi có thể xác định mối tương quan giữa thông tin đó với nhu cầu mong muốn của họ nhằm làm rõ thực trạng. Các thông tin trên thu về và được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu khảo sát ý kiến để điều tra thực trạng phụ nữ nông thôn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình (Phụ lục 1). Với số lượng khách thể thuộc trình độ khác nhau, nên tôi lựa chọn điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính để thu thập thông tin. Xây dựng hệ thống bảng hỏi nhằm đánh giá những khó khăn của phụ nữ khi làm kinh tế hộ gia đình tại nông thôn. Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi liên quan đến công việc và vai trò của phụ nữ, các nhu cầu mong muốn, những thách thức trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Kết quả điều tra được thực hiện trên mẫu đại diện cho các 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan