Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhan đề truyện ngắn nam cao...

Tài liệu Nhan đề truyện ngắn nam cao

.PDF
132
383
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THANH BÌNH NHAN ĐỀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN SƠN LA, 2015 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THANH BÌNH NHAN ĐỀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 60220102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Bùi Minh Toán TS. Bùi Thanh Hoa SƠN LA, 2015 ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Ngữ văn, trường Đại học Tây Bắc và sự hướng dẫn của GS.TS Bùi Minh Toán và TS. Bùi Thanh Hoa tôi đã thực hiện đề tài “Nhan đề truyện ngắn Nam Cao”. Với tình cảm trân trọng và biết ơn chân thành sâu sắc nhất, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến: Phòng sau Đại học, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo khoa Ngữ văn đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa. Tôi xin được trình bày lòng biết ơn sâu sắc của mình tới GS.TS Bùi Minh Toán và TS. Bùi Thanh Hoa, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cho tôi những đóng góp quý báu cũng như luôn động viên, cổ vũ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bàn bè, đồng nghiệp những người thân yêu đã luôn bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Luận văn của tôi không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự góp ý chỉ dẫn của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn./. Trân trọng cảm ơn! iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thanh Bình iv MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 2.1. Lịch sử nghiên cứu nhan đề ....................................................................... 2 2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao ................................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7 5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 7 5.1. Tư liệu nghiên cứu ..................................................................................... 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn ........................................................................... 8 6.1. Ý nghĩa lí luận ............................................................................................ 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 9 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT.............................................................. 10 1.1. Lí thuyết về văn bản ................................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm về văn bản ............................................................................ 10 1.1.2. Kết cấu tổng thể thường gặp của văn bản ............................................. 10 1.1.2.1. Nhan đề .............................................................................................. 12 1.1.2.2. Phần mở .............................................................................................. 24 1.1.2.3. Phần thân ............................................................................................ 25 1.1.2.4. Phần kết .............................................................................................. 25 v 1.2. Lý thuyết về truyện ngắn.......................................................................... 25 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 26 1.2.2. Đặc trưng truyện ngắn. .......................................................................... 26 1.2.2.1. Hình thức tự sự cỡ nhỏ. ...................................................................... 26 1.2.2.2. Truyện ngắn không thể thiếu tình huống truyện. ............................... 27 1.2.2.3. Nhân vật được thể hiện như một lát cắt điển hình. ............................ 27 1.2.2.4. Vai trò quan trọng của chi tiết. ........................................................... 28 1.3. Lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ ........................................................................ 28 1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 28 1.3.2. Đặc trưng hệ thống và đặc trưng chức năng của các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học ................................................................................... 30 1.3.2.1. Đặc trưng về hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học 30 1.3.2.2. Đặc trưng về chức năng của tín hiệu thẩm mĩ ................................... 32 1.4. Phong cách nghệ thuật ............................................................................. 35 1.4.1. Khái niệm .............................................................................................. 35 1.4.2. Cách xác định phong cách nghệ thuật của tác giả ................................ 36 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 38 CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI NHAN ĐỀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO ...... 39 2.1. Phân loại nhan đề theo cấu tạo ................................................................. 39 2.1.1. Nhan đề được cấu tạo bởi từ ................................................................. 39 2.1.1.1 Nhan đề được cấu tạo bởi danh từ ...................................................... 40 2.1.1.2. Nhan đề là động từ ............................................................................. 45 2.1.1.3. Nhan đề là tính từ ............................................................................... 48 2.1.2. Nhan đề là cụm từ ................................................................................. 50 2.1.3. Nhan đề là câu ....................................................................................... 55 2.1.3.1 Câu đơn hai thành phần....................................................................... 55 2.1.3.2. Câu đơn đặc biệt ................................................................................. 58 vi 2.2. Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao theo quan hệ giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm.................................................................................. 60 2.2.1. Quan hệ trực tiếp ................................................................................... 60 2.2.1.1. Nhan đề là tên nhân vật chính ............................................................ 61 2.2.1.2 Nhan đề là những chi tiêt, sự việc quan trọng của truyện.................. 64 2.2.1.3. Nhan đề là thời gian, không gian, địa điểm trong tác phẩm .............. 68 2.2.2. Quan hệ gián tiếp .................................................................................. 70 2.2.2.1. Nhan đề dùng từ vay mượn của tiếng nước ngoài ............................. 70 2.2.2.2 Nhan đề dùng lối nói nghịch thường................................................... 72 2.2.2.3. Nhan đề dùng lối nói ẩn dụ ................................................................ 73 2.2.2.4. Nhan đề là lời bình giá của tác giả. .................................................... 75 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 78 CHƢƠNG 3: Ý NGHĨA THẨM MĨ CỦA NHAN ĐỀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO ..................................................................................................... 80 3.1. Nhan đề thể hiện nội dung tác phẩm ........................................................ 80 3.1.1. Những nhan đề có nội dung về người nông dân ................................... 80 3.1.2. Những nhan đề có nội dung về cái đói, cái nghèo, miếng ăn ............... 86 3.1.3. Những nhan đề có nội dung về cuộc sống, sinh hoạt ở nông thôn ....... 90 3.1.4. Những nhan đề có nội dung về những điều khác thường, nghịch dị .... 95 3.2. Nhan đề dự báo tư tưởng thẩm mĩ ........................................................... 99 3.3. Nhan đề bộc lộ phong cách nghệ thuật của tác giả ................................ 110 3.3.1. Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh trong cuộc sống hàng ngày, từ đó, đặt ra vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật............................................. 110 3.3.2. Luôn hướng tới những con người bần cùng, khốn khổ, những chuyện rách áo, đói cơm đòi quyền sống xứng đáng của con người......................... 112 vii 3.3.3. Cái nhìn sắc sảo, khả năng phát hiện, khám phá hiện thực tinh tế và sâu sắc thể hiện ở những quan niệm, đánh giá, thẩm bình ngay từ nhan đề truyện ............................................................................................................ 113 3.3.4. Biệt tài sử dụng từ ngữ cô đọng, tinh giản .......................................... 115 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 116 KẾT LUẬN .................................................................................................. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân loại nhan đề theo cấu tạo ....................................................... 39 Bảng 2.2. Phân loại nhan đề cấu tạo bởi từ theo từ loại ................................. 40 Bảng 2.3. Phân loại nhan đề truyên ngắn Nam Cao là cụm từ ....................... 50 Bảng 2.4. Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao là cụm từ chính phụ ...... 51 Bảng 2.5. Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao là câu ............................. 55 Bảng 2.6. Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao theo quan hệ giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm. ............................................................... 60 Bảng 2.7. Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao theo quan hệ trực tiếp giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm. ......................................................... 60 Bảng 2.8. Phân loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao theo quan hệ gián tiếp giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm. ................................................ 70 ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nam Cao là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất, người góp phần hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ trên tiến trình văn học thế kỉ XX. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Vượt qua mọi sự bào mòn của thời gian và thử thách khắc nghiệt của mọi thời đại, truyện ngắn Nam Cao cho đến ngày nay vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lòng người đọc. Sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo không ngừng nghỉ. Nam Cao đã khẳng định được tài năng của mình. Ông là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học của Việt Nam. Nam Cao là một trong chín nhà văn được lựa chọn để giảng dạy trong chương trình môn văn ở trường phổ thông với tư cách tác gia lớn của văn học dân tộc. Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều con đường để tiếp cận với những giá trị của tác phẩm, trong đó có một phương pháp khá đơn giản và hữu hiệu là tiếp cận từ chính nhan đề của tác phẩm. "Tác phẩm văn học bắt đầu từ cái tên". Nhận định ấy cho thấy rất rõ một điều: nhan đề của tác phẩm, ấy chính là một bộ phận không thể tách rời khỏi chỉnh thể tác phẩm. Nó là một bộ phận không thể thiếu được của văn bản, có vai trò hoàn chỉnh nội dung và hình thức của văn bản. Nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn thế giới do nghệ sĩ mở ra, là “chìa khoá nghệ thuật” giúp người đọc mở ra cánh cửa chìm của tác phẩm, là một yếu tố cận văn bản. Nhan đề chính là căn cứ xác định sự thống nhất, hoàn chỉnh của văn bản. Nó không chỉ nhằm nhận diện văn bản, mà còn là một yếu tố giữ vai trò định hướng giao tiếp, một mã của thông điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật cho độc giả khi tiếp nhận tác phẩm văn học. 1 Nhan đề, không chỉ là một cái tên mà chứa đựng những ý nghĩa nhất định, gắn liền với nội dung, tư tưởng tác phẩm, thể hiện dụng ý, ý đồ nghệ thuật sâu xa của tác giả. Một yếu tố cận văn bản nhìn chung đều có dụng ý tư tưởng, thậm chí nó còn có chức năng định hướng cách đọc, sự tiếp nhận của độc giả đối với phần chính văn. Do đó, việc tìm hiểu cách đặt nhan đề tác phẩm sẽ giúp ích cho việc định hướng giao tiếp trong tiếp nhận tác phẩm, phục vụ trau dồi kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ bản thân người viết nói riêng, góp phần nhỏ vào việc giảng dạy ở trường phổ thông nói chung. Nam Cao là một nhà văn xuất sắc, một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Cho đến nay, có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Nam Cao trong nhiều lĩnh vực như: Văn chương nghệ thuật, lí luận văn học và ngôn ngữ. Nhưng trên lĩnh vực ngôn ngữ, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về nhan đề truyện ngắn của ông. Từ đó đưa ra những nhận định ban đầu về cấu trúc, nội dung, vai trò và ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn đối với nội dung, chủ đề tác phẩm và đặc biệt là phong cách sáng tác của nhà văn. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhan đề truyện ngắn Nam Cao” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu nhan đề Tìm hiểu nhan đề tác phẩm văn học đã có sự nghiên cứu ở nhiều công trình với nhiều cấp độ khác nhau. Trong lịch sử nghiên cứu Ngữ pháp văn bản, nhan đề đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, xem xét, nhìn nhận dưới góc độ chung của Ngữ pháp học. Chúng tôi chủ yếu khảo sát đối tượng dựa trên những lí thuyết nhất định, với cơ sở là những cách quan niệm đa dạng của các nhà nghiên cứu về đối tượng. 2 Khi xem xét “Tính toàn vẹn của văn bản” Giáo sư Đinh Trọng Lạc đã đặc biệt chú ý đến vai trò của nhan đề tác phẩm coi “đó là một vị trí mạnh trong văn bản, có tác dụng qui định nội dung tư tưởng, chủ đề của văn bản”[30;77]. Ông quan niệm nhan đề là một căn cứ để nhận ra tính hoàn chỉnh của văn bản. Trong các bài giảng về các biện pháp tu từ văn bản, Đinh Trọng Lạc cũng có nói tới vấn đề đặt nhan đề, nội dung, ý nghĩa của một số nhan đề. Giáo sư cho rằng đặt nhan đề rất quan trọng, có loại nhan đề “đa trị” (nhiều nghĩa) và loại nhan đề “đơn trị”. Ở nhan đề “đa trị”, người đọc phải đọc kĩ tác phẩm để hiểu nghĩa chính hay cái mà tác giả muốn gửi gắm ở đây là gì? Còn ở nhan đề “đơn trị”, tác giả cho rằng cần phải hiểu “lùi lại”, nghĩa là đọc xong tác phẩm, suy nghĩ lại nhan đề tác phẩm. Tác giả Bùi Mạnh Nhị trong bài “Về nhan đề bài thơ” đã dẫn ra một số cách đặt nhan đề bài thơ và coi nhan đề là một chi tiết, một tín hiệu nghệ thuật mang tính khái quát. Vì vậy, việc đặt tên cho tác phẩm rất quan trọng. Giáo sư Hà Minh Đức trong “Lí luận Văn học” thì quan niệm dấu hiệu về chủ đề hay được bộc lộ qua tên gọi - nhan đề của tác phẩm. Điều này có cơ sở ngay trong tâm lí sáng tạo của mỗi nhà văn, sao cho tên gọi của tác phẩm có thể bao quát một cách cô đọng nhất toàn bộ hiện thực được biểu hiện. Gần đây, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Bùi Minh Toán có luận văn của Vũ Thị Nguyệt “Nhan đề tác phẩm văn chương của Nguyễn Công Hoan”. Công trình được đánh giá cao với hướng tiếp cận nhan đề dưới góc độ ngôn ngữ học. Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu, tác giả đã có những nhận định về vai trò, ý nghĩa của nhan đề đối với nội dung, chủ đề và đặc biệt là phong cách sáng tác của nhà văn. Mặc dù vậy, trong hoạt động nghiên cứu đây chỉ là một trong số ít công trình đi sâu vào tìm hiểu cách đặt nhan đề tác phẩm ở từng tác giả cụ thể. 3 Nhìn chung, ở góc độ này hay góc độ khác, tiếp cận nhan đề dưới góc độ ngôn ngữ học vẫn là khoảng đất mênh mông chưa được quan tâm cày xới, vẫn là vấn đề mở còn thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ người làm khoa học. 2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nam Cao Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói trọn trong 15 năm (1936 -1951) song giá trị văn chương của nhà văn luôn tỏa sáng và không vơi cạn. Từ nhiều năm nay, con người và tác phẩm Nam Cao đã thành đối tượng nghiên cứu của giới nghiên cứu phê bình và của nhiều thế hệ độc giả. Ông là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ được nghiên cứu nhiều nhất, liên tục nhất. Trong một cuốn sách về Nam Cao do ban Văn học hiện đại của Viện Văn học mới biên soạn phần thư mục có tới gần 200 tên bài báo, sách viết về Nam Cao. Hầu hết các nhà nghiên cứu văn học hiện đại đều viết về ông. Việc nghiên cứu Nam Cao mấy chục năm qua có nhiều thành tựu và tiến bộ. Truyện ngắn của ông được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: lí luận văn học, ngôn ngữ, văn chương nghệ thuật. Từ góc độ ngôn ngữ học, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau: từ cấp độ ngữ âm, từ ngữ, câu đến văn bản. Ở cấp độ nào truyện ngắn của Nam Cao cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu. Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự của Nam Cao ở cấp độ ngữ âm, tác giả Bích Thu trong bài: “Sức sống của một sự nghiệp văn chương”: “…trong văn Nam Cao, một thứ văn xuôi tự nhiên như lời ăn tiếng nói hàng ngày mà soi kĩ lại thấy chữ nghĩa rất chỉnh, tiếng nói nhân vật và tiếng nói tác giả hòa quyện, đan xen tạo nên một thế giới đa thanh, phức điệu mà chỉ văn xuôi hiện đại mới có”.[47,11]. 4 Ở cấp độ từ ngữ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật dùng từ trong tác phẩm tự sự của Nam Cao. Tác giả Hà Minh Đức đánh giá “văn Nam Cao mang nhiều tính chất hiện đại mới mẻ. Anh không tả theo ước lệ và công thức sáo mòn. Nam Cao sử dụng nhiều từ mới, nhiều so sánh liên tưởng khá độc đáo để diễn tả cho đúng trạng thái của đối tượng”.[20,17]. Tác giả Bích Thu khẳng định tài năng của Nam Cao trong “cách sử dụng đại từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã…”. Hơn thế, tác giả Bích Thu còn đặc biệt chú ý đến “Sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao còn được thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đầy tính chất văn xuôi đời thường”.[47,33]. Cũng viết về nghệ thuật dùng từ trong tác phẩm của Nam Cao, Bùi Công Thuấn đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ nông dân Bắc bộ chi phối đến chuyện ngắn Nam Cao: “Đọc chuyện ngắn Nam Cao, chúng ta gặp rất nhiều từ ngữ đặc biệt của nông dân Bắc bộ. Những từ ngữ sinh hoạt hàng ngày, những cách so sánh ví von, những cách nghĩ nói năng”.[47;371] Ở cấp độ câu, tác giả Hà Minh Đức viết: “Văn Nam Cao thường có cấu trúc gọn, đanh và khỏe”.[20;17] Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Công Thuấn cũng đánh giá: “Câu văn Nam Cao dường như không chuyển tải tình cảm, không diễn đạt tình cảm, nó có vẻ cộc và khô gần như bốp chát. Chính những câu văn ngắn này làm nên chất giọng riêng của Nam Cao”.[46;368] Ở cấp độ văn bản, nhiều tác giả đã làm sáng tỏ sức hấp dẫn của truyện ngắn Nam Cao về mặt kết cấu văn bản và cấu trúc truyện ngắn. Tác giả Hà Minh Đức nhận định: “Truyện ngắn của Nam Cao nhiều màu vẻ. Có những truyện ngắn chỉ qua vài trang mà chứa đựng được một số tính cách, một cuộc đời với nhiều đổi thay… có những sáng tác mà cốt truyện đơn sơ mà gây được nhiều xúc động”.[20;18] 5 Như vậy, có thể nhận thấy dưới góc độ ngôn ngữ học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nam Cao. Đó là những tư liệu quí giá để chúng tôi tiếp tục khai thác phong cách nghệ thuật và đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của ông. Tuy nhiên, có thể thấy truyện ngắn của Nam Cao được nghiên cứu ở nhiều phương diện, cấp độ khác nhau nhưng chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu nhan đề truyện ngắn của ông. Do đó, với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ hơn về cấu tạo nhan đề, quan hệ giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm và ý nghĩa thẩm mĩ của nhan đề truyện ngắn Nam Cao chúng tôi lựa chọn đề tài “Nhan đề truyện ngắn Nam Cao” để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên những cơ sở lí thuyết về văn bản, thể loại tác phẩm văn chương, tín hiệu thẩm mĩ, chúng tôi mong muốn tiếp tục thể nghiệm phương pháp nghiên cứu văn học dưới cái nhìn ngôn ngữ học, đồng thời đóng góp tiếng nói khẳng định thêm những thành công của truyện ngắn Nam Cao qua đó khắc họa phong cách ngôn ngữ của nhà văn này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tập hợp các lí thuyết có liên quan đến đề tài Khảo sát, thống kê, phân loại các loại nhan đề theo cấu tạo và quan hệ giữa nội dung nhan đề và nội dung tác phẩm trong truyện ngắn Nam Cao. Phân tích, đánh giá các ý nghĩa thẩm mĩ của nhan đề truyện ngắn Nam Cao. Sử dụng hiểu biết về ngôn ngữ học, chúng tôi đưa ra những nhận định ban đầu về vai trò, ý nghĩa của nhan đề đối với nội dung, chủ đề và đặc biệt là phong cách sáng tác của nhà văn. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ đạo của chúng tôi trong đề tài này là cấu tạo ngữ pháp các nhan đề truyện ngắn của Nam Cao và ý nghĩa thẩm mĩ của chúng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát, nghiên cứu nhan đề ở các truyện ngắn của Nam Cao gồm các sáng tác Trước cách mạng và Sau cách mạng. 5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Tư liệu nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những truyện ngắn của Nam Cao được giới thiệu trong cuốn “Nam Cao toàn tập” gồm ba tập, Nhà xuất bản Văn học, 1999. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Mục đích của phương pháp thống kê khi thực hiện đề tài này là: Xác định số lượng nhan đề trong sáng tác của Nam Cao. Qua đó, xác định được nội dung và xây dựng luận điểm cho luận văn. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phân loại các nhan đề thành các tiểu loại nhỏ trên cơ sở tần số xuất hiện của nhan đề. - Phương pháp hệ thống. Phương pháp hệ thống là phương pháp nghiên cứu rất hiệu quả của KHTN và KHXH. Từ việc xem xét các nhan đề truyện ngắn cụ thể của Nam Cao, chúng tôi đặt nó trong quan hệ với nội dung và hình thức nhan đề truyện 7 ngắn khác của ông để tìm ra sự đồng nhất và đối lập trong cấu trúc nhan đề, vai trò nội dung ý nghĩa của tác phẩm văn chương của ông. - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Phân tích, đánh giá về các cách đặt nhan đề và rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nhan đề truyện ngắn trong việc thể hiện nội dung tác phẩm, dự báo tư tưởng thẩm mĩ, bộc lộ phong cách nghệ thuật của tác phẩm. Phương pháp này còn được sử dụng để khái quát hóa vấn đề, rút ra những nhận xét từ việc phân tích các ngữ liệu. Từ đó làm nổi bật ý nghĩa thẩm mĩ, vai trò của nhan đề cũng như rút ra những kết luận tổng quát nhằm thể hiện rõ những mục đích cần hướng tới của đề tài. - Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong khóa luận. Phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc của nhan đề, xác định giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhan đề trong tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Mục đích của phương pháp so sánh, đối chiếu được thực hiện nhằm tìm ra những điểm giống và khác biệt giữa các kiểu cấu tạo nhan đề. Hơn nữa, mỗi nhà văn có nét riêng biệt, sử dụng phương pháp này để làm rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lí luận Có nhiều cách để tiếp nhận văn chương, trong đó, tiếp nhận qua tín hiệu thẩm mĩ là một cách thức được áp dụng từ lâu với tên tuổi của các nhà nghiên cứu: Hoàng Phê (UB KHXH), Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu (ĐHSPHN)…và nhiều cây viết khác. Nhan đề là một loại tín hiệu thẩm mĩ. Vì thế, có thể tiếp nhận tác phẩm bước đầu qua nhan đề. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được đóng góp một vài suy nghĩ của mình về cách tiếp cận ấy trong phạm vi nhan đề tác phẩm văn chương của Nam Cao. 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đề tài “Nhan đề truyện ngắn Nam Cao” chúng tôi hi vọng rằng những kết quả đạt được của luận văn này sẽ giúp ích thiết thực và bổ ích cho việc giảng dạy tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần mục lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm 2 phần chính Chương 1: Cơ sở lí thuyết - Lí thuyết về văn bản - Các thể loại tác phẩm văn chương. - Lí thuyết về truyện ngắn. - Phong cách nghệ thuật Chương 2: Các loại nhan đề truyện ngắn Nam Cao - Phân loại nhan đề theo cấu tạo - Phân loại nhan đề theo quan hệ giữa nội dung nhan đề với nội dung tác phẩm Chương 3: Ý nghĩa thẩm mĩ của nhan đề truyện ngắn Nam Cao - Nhan đề thể hiện nội dung tác phẩm - Nhan đề dự báo tư tưởng thẩm mĩ - Nhan đề bộc lộ phong cách nghệ thuật của tác giả 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Lí thuyết về văn bản 1.1.1. Khái niệm về văn bản Cũng như các đơn vị khác trong ngôn ngữ, văn bản là một trong những đơn vị rất phức tạp, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau. Việc đưa văn bản vào nghiên cứu là một bước tiến của ngôn ngữ. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến khái niệm văn bản. Tuy nhiên, chưa có định nghĩa nào về văn bản được tất cả các nhà ngôn ngữ học chấp nhận. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều quan niệm khác nhau về văn bản trong các từ điển tiếng Việt, trong các sách giáo khoa phổ thông, trong các giáo trình tiếng Việt thực hành cũng như trong các sách ngôn ngữ học trong, ngoài nước. Từ những điểm tổng kết có tính sơ lược xung quanh thuật ngữ văn bản trên, có thể thấy khái niệm văn bản của các học giả có một số điểm chung. Để thuận tiện cho việc tìm hiểu văn bản trên nhiều phương diện, có thể hiểu theo ý kiến của nhà nghiên cứu Phan Mậu Cảnh: “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, được tạo lập bởi sự liên kết các câu, các đoạn văn…tạo thành một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, và có tính độc lập.” [7;29,30] 1.1.2. Kết cấu tổng thể thường gặp của văn bản “Kết cấu (còn gọi là bố cục) của văn bản là kết quả của việc sắp xếp, tổ chức các bộ phận ngôn từ có nghĩa của văn bản theo một hình thức nhất định (một cấu trúc nhất định)”.[10;103] Như vậy, kết cấu của văn bản chính là sự tổ chức, sắp xếp các phần của nội dung theo một sơ đồ nhất định ở dạng khái quát và cụ thể. Mỗi phần ấy có một giá trị nhất định làm cho văn bản mạch lạc, lô gic về nội dung và hoàn chỉnh trọn vẹn về hình thức. Có nhiều kiểu bố cục, nhưng theo Diệp Quang 10 Ban trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, kết cấu của văn bản gồm 4 phần. Đó là: Nhan đề, phần mở, phần thân, phần kết thúc. Trong đó tên phần thứ nhất của văn bản dễ nhầm lẫn với những khái niệm khác nhau: tựa đề, đầu đề, tiêu đề, tít. Trước khi triển khai nghiên cứu đề tài chúng tôi phân biệt rõ khái niệm này. “Tựa đề còn gọi là đề tựa hay lời tựa, là những lời - thường là của tác giả - viết dưới nhan đề (đầu đề), để giới thiệu, hoặc để nói điều cần thiết, hệ trọng của một văn bản, một tác phẩm. Tựa đề (lời tựa) có thể tương đối dài, ở đầu một cuốn sách, là để giới thiệu cuốn sách đó. Ví dụ: "Tựa đề cho tác phẩm X". Nhưng, nhiều khi tựa đề chỉ là một, hai dòng ngắn gọn, nói lên chủ đích của tác giả, hoặc cảm hứng khởi nguồn cho tác phẩm của mình. Như vậy, tựa đề hoàn toàn không phải là nhan đề.”[8] Khái niệm tiêu đề cũng có những cách hiểu khác nhau: Theo Trịnh Sâm: “Khái niệm tiêu đề ứng với những sở chỉ khác nhau. Đó là những dòng chữ ở bìa các cuốn sách, trên các biển hiệu buôn bán, trên các tấm pano quảng cáo, là tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghiệp, trường học, tên các nhãn hiệu hàng hóa, là tựa đề của những bức tranh, ảnh, vở múa, bức tượng, bản nhạc, vở kịch, cuốn phim, tít của các bài báo, bài thơ, truyện ngắn tiểu phẩm, đầu đề của các tác phẩm…”[38;11] Từ đây có thể hiểu khái niệm tiêu đề là tập hợp của nhiều chủng loại tiêu đề đặc thù trong đó có cả tiêu đề văn bản và tiêu đề phi văn bản. “Tiêu đề văn bản được hiểu theo hai nghĩa: a) Tên gọi chính thức của một văn bản như tên quyển sách, bài báo, bài thơ… b) Tên gọi chính thức một chương, một mục nào đó trong văn bản”[38,12] 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất