Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân dân huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 -...

Tài liệu Nhân dân huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954

.DOC
82
501
61

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi chúng ta đều rất đỗi tự hào được sống và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam vô vàn yêu quý và giàu truyền thống cách mạng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã viết lên những trang sử vàng chói lọi cho tổ quốc quê hương. Hành trình lịch sử ấy đã hun đúc cho dân tộc ta truyền thống yêu nước nồng nàn, ý thức độc lập tự chủ kiên cường bất khuất, quyết không chịu cúi đầu trước bất cứ một thế lực ngoại xâm nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng núi: “Chỳng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hựng”. Và Người đó khuyờn mọi người Việt Nam: “Dõn ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ” Mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương- “Nơi chôn rau cắt rốn”, nơi nuôi dưỡng ta lớn khôn. Đó là cội nguồn, là máu thịt, là nơi nâng bước ta đi suốt cuộc đời. Vì vậy nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử quê hương, lịch sử địa phương vừa là trách nhiệm “tỡm về cội nguồn”, vừa là đạo lý “Uống nước nhờ nguồn” của dân tộc Việt Nam nói chung và mỗi người chúng ta nói riêng. Đối với tôi có may mắn được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Lý Nhân. Tự hào về mảnh đất quê hương có bề dày lịch sử, tụi cũn thấy có trách nhiệm đi sâu nghiên cứu về một mảnh đất độc đáo với những sắc thái và truyền thống riêng, đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp. Huyện Lý Nhân nằm phía đông Bắc tỉnh Hà Nam, là vùng đất được hình thành từ rất sớm, ngay từ những buổi đầu dựng nước Văn Lang. Phía Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 1 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc Bắc giáp với huyện Duy Tiên, phía Tây có sụng Châu Giang làm đường phân ranh với huyện Bình Lục, còn phía Đông, đối diện với tỉnh Thái Bình bên tả ngạn sông Hồng dọc suốt chiều dài của huyện. Lý Nhân là nơi giàu truyền thống văn hóa cũng như lịch sử. Trải qua quá trình phát triển hàng nghìn năm huyện Lý Nhõn đó cú những đóng góp không nhỏ đến quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 – 1954, cùng với cả nước nhân dân huyện Lý Nhõn đó tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng quê hương góp phần giải phóng đất nước. Qua học tập và nghiên cứu lịch sử dân tộc Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Phỏp tụi nhận thấy việc tìm hiểu, dựng lại bức tranh toàn cảnh, có hệ thống tương đối hoàn chỉnh của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân huyện Lý Nhân (1946 - 1954) là rất cần thiết. Từ đó thấy được những đặc điểm, những đóng góp của nhân dân Lý Nhân vào sự thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lý Nhõn cũn góp phần bổ sung tài liệu vào việc nghiên cứu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Hơn nữa trong tình hình hiện nay việc làm sống lại một phong trào oanh liệt trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết phục vụ cho giảng dạy lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương (phần cận hiện đại). Bên cạnh đó nghiên cứu về lịch sử quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên cũng góp phần làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử quê hương, hiểu rõ hơn về truyền thống đấu tranh quật cường của cha ông ta, từ đó hình thành cho thế hệ trẻ niềm tự hào về quê hương nơi “chụn rau cắt rốn” của mình để phát huy truyền thống ông cha xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 2 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc Vì những lý do trờn nờn tụi đó lựa chọn đề tài “Nhõn dõn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nói đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lý Nhõn thỡ cho đến nay vẫn chưa có một tác phẩm nào đi vào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống. Tuy vậy cũng có một số tác phẩm khi nói về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc cũng có nói tới phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nam trong đó ở những khía cạnh khác nhau, ít nhiều cũng có quan hệ với đề tài. Trong cuốn “Cuộc kháng chiến thần thành của nhân dân Việt Nam ”, tập 1, 1960, Nhà xuất bản Sự thật; “Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945 - 1954”, 1960, Nhà xuất bản Sự thật, đều nêu lên kháng chiến của nhân dân toàn quốc kháng chiến chống Pháp, ở đó phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nam và Lý Nhân cũng được nói một cách vắn tắt. Năm 1979 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản cuốn “Hà Nam Ninh chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954”. Cuốn sách dày 600 trang, được các tác giả trình bày khá toàn diện cuộc kháng chiến chống Pháp của Hà Nam Ninh bao gồm Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Có thể đây là cuốn sách duy nhất đã trình bày toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Hà Nam trong đó cùng với các huyện lỵ khác, Lý Nhân cũng được đề cập đến ở nhiều sự kiện tiêu biểu và những đóng góp của nhân dân Lý Nhân trong công cuộc kháng chiến chống Pháp cũng phần nào được nhắc đến. “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1954” gồm 6 tập, do Viện lịch sử quân sự Bộ quốc phòng xuất bản năm 1985. Đây là bộ sách viết khá chi tiết mang tính khoa học và lịch sử đậm nét. Tuy nhiên mục đích của bộ sách là dựng lại toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 3 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc của cả nước nờn nó khụng đi sâu vào một địa phương cụ thể. Trong đó cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nam cũng được nhắc đến trong các tập và huyện Lý Nhân cũng có những đóng góp nhỏ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung. Năm 1990 cuốn “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Phỏp” của quân khu III được nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản. Trong cuốn sách này nêu rõ cuộc kháng chiến chống Pháp của các tỉnh trong liên khu. Xen kẽ trong các sự kiện nói tới tỉnh Hà Nam huyện Lý Nhân cũng có được đề cập. Trong một số sách báo và tạp chí của huyện thì “Lịch sử Đảng bộ huyện Lý Nhân 1930 - 1945”, xuất bản năm 2000 là cuốn sách duy nhất nói về cuộc kháng chiến oanh liệt của nhân dân trong huyện tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức sơ thảo và thiên về đánh giá vai trò của Đảng bộ huyện trong việc lãnh đạo quần chúng nhân dân trong đấu tranh và sản xuất, chứ chưa đi sâu vào những đóng góp của quần chúng nhân dân cho cuộc cách mạng của dân tộc. Nhìn chung về vấn đề này cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào viết một cách chi tiết, hệ thống và toàn diện cho nên việc làm sống lại cuộc kháng chiến hào hùng của quê hương Lý Nhân là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lý Nhân – Hà Nam trong giai đoạn 1946 – 1954. Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống, tương đối hoàn chỉnh cuộc kháng chiến của nhân dân huyện Lý Nhân bên cạnh những đặc điểm chung của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc nói chung và của nhân dân Hà Nam nói riêng. Đồng thời làm rõ những đóng góp của nhân dân huyện Lý Nhân - Hà Nam Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 4 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc và tác dụng của nó vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của cả nước. 4. Phạm vi của đề tài: Về thời gian: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam giai đoạn 1946 – 1954. Về không gian: Trong phạm vi huyện Lý Nhân và sự phối hợp đấu tranh của nhân dân huyện Lý Nhân với các huyện lị lân cận 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. Tài liệu kinh điển của Mác – Ănghen, Lờnin về chiến tranh và nhân dân; Tài liệu văn kiện của Đảng và Nhà nước; Những bài nói và viết của chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà hoạt động chính trị quân sự tất cả đã tạo thành cở sở lý luận để hoàn thành công trình nghiên cứu. Nguồn tài liệu lưu trữ: Đây là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng được khai thác, thu thập từ thư viện Quốc gia; thư viện Quân đội; thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội; phòng truyền thống; Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh, huyện. Nguồn tư liệu thành văn đã công bố trờn cỏc sách báo, tạp chí ở Trung ương, Liên khu III, Hà Nam Ninh, Hà Nam. Ngoài ra cũn cú cỏc cuộc tiếp xúc tham khảo ý kiến của các cán bộ lão thành cách mạng huyện từng hoạt động trong kháng chiến chống Pháp. Đó là nguồn tư liệu quý được coi trọng và sử dụng triệt để. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp lịch sử, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp lụgic. Ngoài ra do tính chất của đề tài là nghiên cứu lịch sử địa phương nên trong khóa luận này tụi cũn sử dụng phương pháp khai thác tư Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 5 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc liệu điền dã kết hợp với đối chiếu so sánh, phương pháp phân tích khái quát tổng hợp. 6. Đóng góp của đề tài Dựng lại bức tranh toàn cảnh, có hệ thống tương đối hoàn chỉnh cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lý Nhân từ 1946 – 1954. Làm rõ những đặc điểm những đóng góp của nhân dân huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam vào sự thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Góp phần bổ sung tài liệu vào việc nghiên cứu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nam và của dân tộc Việt Nam. Đóng góp tài liệu cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, từ đó hình thành cho thế hệ học trò lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của quê hương và ông cha mình. 7. Bố cục của khóa luận Để giải quyết khóa luận này ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì bài khóa luận còn gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Chương 2: Nhân dân huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946 đến tháng 9 năm 1954. Chương 3: Nhân dân huyện Lý Nhõn cựng cả nước đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giải phóng quê hương góp phần giải phóng đất nước từ tháng 9/1949 đến 1954. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 6 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN Lí NHÂN TỈNH HÀ NAM 1.1 Vị trí địa lý và điều tự nhiên. 1.1.1 Vị trí địa lý Huyện Lý Nhân là một trong 06 đơn vị hành chính của tỉnh Hà Nam. Vị trí địa lý nằm ở phía Đông tỉnh, trong toạ độ 20 0,35’ độ vĩ Bắc, 106,5 độ kinh Đông. Là giao điểm của bốn tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, hưng Yên. Phía Nam giáp tỉnh Nam Định và huyện Bình Lục, phía Tây giáp huyện Bình Lục và Duy Tiên, phía Đông qua sông Hồng là tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Bắc giáp huyện Duy Tiên. Huyện Lý Nhân được bao bọc bởi sông Hồng và sụng Chõu Giang. Với vị trí địa lý như vậy ngay từ những năm đầu khi thực dân Phỏp đỏnh chiếm các tỉnh Hà Nam đã nhanh chóng chiếm đóng và bình định Lý Nhân để từ Lý Nhõn kộo quõn đi chiếm các tỉnh lân cận Hưng Yên, Nam Định. Như vậy có thể nói Lý Nhân là một trong những huyện có vị trí quan trọng nhất của Hà Nam. 1.1.2 Điều kiện tự nhiên. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 167,045 km2, trong đó đất nông nghiệp 11.702,29 ha, đất ở 1.091,64 ha; đất chuyên dùng 2.322,85 ha; mặt nước chưa sử dụng 1.587,73 ha. Địa hình Lý Nhân thuộc dạng lòng chảo nghiêng dần về phía đông nam. Đặc điểm đú đó tạo ra cỏc vựng sinh thái khác nhau: Vùng đất bãi bồi ngoài đờ sụng Hồng và bồi sụng Chõu Giang; vùng đất chiêm trũng (chiếm 2/3 diện tích); vùng đất màu và cây công nghiệp. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 7 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc Đối với vùng đồng chiêm trũng, cốt đất thấp độ PH cao, độ phì thấp nên rất khó khăn cho phát triển nông nghiệp. Phải đến sau cách mạng tháng 8/1945 Đảng bộ chính quyền mới quan tâm chú trọng phát triển nông nghiệp thì lúc đó cả ba vùng đều có tiềm năng để phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh và toàn diện. Lý Nhõn cú hai con sông lớn bao quanh. Sông Hồng dài 28km nối tiếp từ Tắc Giang giáp huyện Duy Tiên, đổ ra biển qua cửa Ba Lạt (Nam Định). Sụng Chõu Giang là một nhánh của Sông Hồng bắt đầu từ Tắc Giang đổ ra Sông Hồng qua Hữu Bị. Ngoài ra Lý Nhõn cũn cú sụng Long Xuyên bắt đầu từ cống Vũ Xá chảy qua cống Vùa đổ ra sụng Chõu Giang cùng hệ thống kênh mương ngang dọc do công sức của nhân dân tạo nên. Là khu vực có nhiều sông hồ, mương máng nên dưới thời Pháp thuộc đê điều, cầu cống, đường xá không được tu bổ thường xuyên cho nên “chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã lụt”, đường xá lầy lội, thảm cảnh Nam Xang “Tứ cố địa hà”, “sỏu thỏng đi chân, sáu tháng đi tay” (đi bằng thuyền) đã ăn sâu vào trong tiềm thức người dân nơi đây. Tuy nhiên từ sau cách mạng tháng 8 – 1945 giao thông và thủy lợi luôn được Đảng bộ và chính quyền coi trọng do đó từng bước khắc phục được những khó khăn, phục vụ đời sống nhân dân trong huyện. Khí hậu huyện Lý Nhân nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,5 độ đến 24 độ, mùa hè nhiệt độ trung bình 27 độ có khi cao nhất lên tới 36 độ, mùa đông nhiệt độ trung bình 18,9 độ. Độ ẩm cỏc thỏng chênh lệch nhau không lớn, giữa thỏng khụ nhất và ẩm nhất chỉ chênh nhau 12%. Gió thay đổi theo mùa. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 8 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc 1.1.3 Sự thay đổi địa giới hành chính qua các thời kì lịch sử Lý Nhân là vùng đất được hình thành từ rất sớm, ngay từ những buổi đầu dựng nước Văn Lang. Theo các dấu tích lịch sử, các thần tích, ngọc phả, bi kớ…cũn lưu giữ ở cỏc đỡnh đền trong huyện và các truyền thuyết trong dân gian, vào khoảng hơn 2000 năm trước Công nguyên đó cú một bộ phận người Việt cổ từ thượng lưu sông Hồng xuôi về hạ lưu, cư trú trờn cỏc doi đất cao ven sông, hình thành cỏc vựng dân cư, trong đó có miền quê Lý Nhân ngày nay. Dưới thời Văn Lang, Lý Nhân thuộc bộ Giao Chỉ, sau này thuộc huyện Chu Diên, quận Vũ Bình, bộ Giao Chỉ. Thời Lý, Trần thuộc châu Lỵ Nhân, lộ Đụng Đụ nay thuộc Hà Nội. Thời Lê Sơ, năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lờ Thỏnh Tụng chia nước ta thành 12 đạo Thừa Tuyên, Sơn Nam Thượng, đồng thời cho đổi tên huyện Lý Nhân thành huyện Nam Xương (đọc chệch là Nam Xang) cho khỏi trùng với phủ Lỵ Nhân. Huyện lị trước đây đặt ở Chi Long đến 1829 mới chuyển về Nga Thượng, Nga Khê nay thuộc xã Nguyên Lý. Năm 1832 huyện Nam Xương và Bình Lục được tách khỏi phủ Lỵ Nhân để thành lập phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội (tỉnh Hà Nội được thành lập năm 1831). Ngày 21 tháng 3 năm Thành Thái thứ 2 (1890) huyện Nam Xang cùng huyện Bình Lục, Thanh Liêm lập thành phủ Liờm Bỡnh, thuộc tỉnh Nam Định. Cuối năm 1890, chính quyền thực dân Pháp phân chia lại các đơn vị hành chính, bỏ cấp phủ thành lập các tỉnh mới thì Phủ Lý Nhân được tách khỏi tỉnh Hà Nội và sát nhập thêm mấy tổng của Nam Định, thành lập tỉnh Hà Nam (20/10/1980). Huyện Nam Xang tách khỏi Nam Định trở về với Hà Nam. Ngày 31/3/1923, huyện Nam Xang được lấy tên cũ là Lý Nhân. Hiện nay huyện Lý Nhõn cú 22 xã và 01 thị trấn, với 195.800 nhân khẩu. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 9 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc 1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Lý Nhân – Hà Nam. 1.2.1. Tình hình kinh tế: Lý Nhân vốn là huyện thuần nông. Từ xa xưa các công trình trị thủy đã được ông cha đặc biệt coi trọng. Qua nhiều tháng năm lao động vất vả, nhân dân trong huyện đã đóng góp rất nhiều công sức, tiền của để xây dựng các công trình thủy lợi, đê, bối. Hàng trăm km đê bối sông Hồng, sụng Chõu Giang, sông Long Xuyên, cùng hàng ngàn km mương máng sử dụng tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, cây lúa nước có vị trí đặc biệt quan trọng đến đời sống nhân dân. Từ rất sớm người Lý Nhõn đó biết tuyển chọn các loại giống lúa tốt cho năng suất cao phù hợp với vùng đất quờ mỡnh như: nếp Cái Hoa Vàng ở Mạc Thượng, Tả Hà, nếp Quýt ở Phú Đa, Tám thơm nổi tiếng. Ở chân ruộng cao có giống lúa Lốc gieo xạ trên cạn, ở ruộng chân trũng thường cấy lúa Rong gạo đỏ, cứng cây chịu ngập, chịu rột, ớt sâu bệnh, năng suất lại ổn định rất thích hợp với khu vực đồng chiêm trũng. Trong vườn nhà, trên đất bãi nhân dân đã lựa chọn trồng những giống cây ăn quả quý có giá trị kinh tế như: Cam chanh, quýt cơm ở xã Văn Lý, Tảo Môn, Hồng Nhân Hậu ở xã Nhân Hậu, chuối tiêu Hồng, chuối ngự Đại Hoàng… Nhân dân Lý Nhân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, ngoài ra cũn cú một số người làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Nhiều nghề thủ công truyền thống từ lâu đã phát triển trên mảnh đất này. Nghề mộc với nhiều sản phẩm độc đáo như: Giường, tủ, bàn ghế…phục vụ nhu cầu đời sống của người dân, đặc biệt nhiều công trình kiến trúc khắc từ gỗ vô cùng khéo léo và độc đáo mang bản sắc dân tộc như: đình Văn Xá (Đức Lý), Kiệu Lồng (đình Thọ Chương) nhiều đền chùa, đình đài khác cho đến nay vẫn Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 10 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc còn tồn tại. Ngoài ra cũn cú nghề lụa ở Nga Khê, dệt vải ở Đại Hoàng, nghề nuôi tằm lấy tơ ở Văn Lý, nổi tiếng khắp nơi. Một số mặt hàng đã có mặt ở các tỉnh Nam Bộ. Không thể không kể đến nghề mây tre đan cũng có từ rất sớm và khá phổ biến ở Lý Nhõn đó tạo ra sản phẩm vừa bền vừa đẹp như thúng Quang Ốc, gầu giai chợ Cầu, rổ, rá ở Mạc Thượng, cót ở Vũ Xá (Đạo Lý)…từ cây mây, lũy tre gắn bó với làng quê, người Lý Nhõn đó tạo ra nhiều sản phẩm có ích như cõy chụng, cỏnh nỏ, mũi tên giết giặc, đến các đồ gia dụng phục vụ đời sống. Bên cạnh đú cũn cú nghề làm bánh ở Tống Ngu Nhuế, tổng Vũ Điện có nghề thêu, nghề dệt, tổng Thổ Ốc có nghề làm may, làm gạch, thợ mộc. Ở các khu vực ven sông Hồng có nghề đánh cá, nuôi cá. Tính chung Lý Nhõn cú tới hơn 20 ngành nghề thủ công cổ truyền, các nghề thủ công cùng với nghề nông nghiệp trồng lúa trồng màu tạo nên nguồn sống cho nhân dân trong toàn huyện, ngoài những lúc làm đồng ruộng lúc mùa màng thì tất cả người dân đều có thể làm thờm cỏc nghề thủ công phụ để phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình hoặc bán sản phẩm cải thiện đời sống. Sau khi chiếm xong Việt Nam, thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn thực hiện âm mưu bóc lột kinh tế. Cũng như cả nước chúng muốn biển Hà Nam trong đó có Lý Nhân là nơi tiêu thụ hàng hóa. Chúng duy trì lối bóc lột phong kiến, bỏ vốn ít mà kiếm lãi nhiều. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại thêm chịu ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai của chúng nên đời sống nhân dân điêu đứng. 1.2.2. Tình hình văn hóa – xã hội 1.2.2.1 Tình hình văn hóa Văn hóa vật chất: Là một trong 6 huyện thuộc châu Lỵ Nhân của Đụng Đụ trước đây, lại có quan hệ với Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, người Lý Nhõn đó tiếp thu tinh hoa văn hóa của nền văn minh Thăng Long, Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 11 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc lại đón nhận dòng văn hóa Sơn Nam. Vì vậy người Lý Nhân vừa có vẻ duyên dáng của cố đô vừa có bản tính cần mẫn, chất phác của miền quê đồng chiêm trũng thuộc châu thổ sụng Hụng. Là khu vực có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên hàng năm cứ vào mùa mưa đường xá ngập úng lầy lội người dân phải đi lại bằng thuyền “sỏu thỏng đi chân, sáu tháng đi tay”, chịu nhiều áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, thiên nhiên lại không ưu đãi cho nên đời sống vật chất của nhân dân huyện Lý Nhân vô cùng khó khăn. Cả năm chỉ trông vào một vụ cấy lúa chiêm còn vụ mùa hầu như bị ngập úng mất mùa. Người dân cơm không có ăn phải ăn độn thêm khoai, thêm sắn: “Nam Xang đồng hẹp bãi dài Ăn cơm thỡ ớt ăn khoai thì nhiều”. Người dân huyện Lý Nhân xưa kia sống vất vả và gian truân nhưng họ vẫn tạo ra biết bao vật phẩm nổi tiếng khắp vựng đó được hòa quyện trong những câu thành ngữ mang đậm bản sắc quê hương: Đậu Đầm, bỳn Tỏi, vải Lưu Xỏ, cỏ đầm Rạch. Những món ăn như bánh đúc, chuối ngự và cá kho làng Đại Hoàng, bánh đa nem Nguyên Lý đã nổi tiếng khắp vùng. Đời sống vật chất hết sức thấp kém. Huyện Lý Nhân xưa kia chỉ là những xã, thôn xóm đúi nghốo, những túp lều siêu vẹo. Đường đi lối lại lầy lội, bẩn thỉu nhỏ hẹp quanh co, nhà cửa nhà tranh vách đất ở chen chúc, chỉ lưa thưa với mái ngói của đỡnh chựa, miếu phủ của những gia đình giàu có. Người nông dân lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách. Cảnh ăn bữa nay, lo bữa mai, đói kém liên tiếp xảy ra. Đời sống văn hóa tinh thần với những nghi thức, phong tục tập quán, những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh rõ nét đặc điểm miền quê đồng chiêm Lý Nhân. Trong các lễ hội, hình thức tín ngưỡng tôn giáo có sự kết hợp hài hòa với các hoạt động văn hóa dân gian như hát trống quân, hát lả lờ, hỏt văn, Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 12 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc hát cửa đình…cỏc làn điệu dân ca mượt mà xen lẫn nhịp trống dồn dập thể hiện tinh thần thượng võ của quê hương. Hàng năm các lễ hội đấu vật được tổ chức “Ngàn năm võ vật đua tài” ở lò vật Phỳc Chõu; An Bài thu hút đủ mặt các anh tài trong vùng về tham dự. Dưới triều Lý (thế kỉ XI) đạo Phật được truyền vào Lý Nhân. Sự giao hòa giữa tâm linh và tín ngưỡng của nhân dân với đạo Phật tạo nên bản sắc riêng, mà dõu tớch cũn ghi lại ở nhiều đền chùa trong huyện. Cùng với đạo phật ở đây còn có đạo Thiên chúa Với những giáo lý nhẫn nhục thiên chúa giáo đã du ngủ quần chúng, cam chịu những điều khổ hạnh hiện tại để khi chết đi được về nơi thiên đàng vĩnh cửu. Tính đến tháng 10 năm 1950 toàn huyện có 7.806 người theo đạo này. Bọn phong kiến đế quốc ra sức thực hiện những đồi bại phong tục để phá vỡ những thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chúng đặt ra các tục lệ về cưới xin, ma chay vô cùng tốn kém bắt người dân phải thực hiện. Nhưng bản chất của những tập tục tốt đẹp lại có sự sống mãnh liệt. Giáo dục: Trờn vùng đất giàu truyền thống và hiều học, Lý Nhõn đó cú những người con tài ba, lỗi lạc. Kể từ khoa thi Nho học đầu tiên (1015) đến khoa thi cuối cùng (1919), Lý Nhõn cú hàng trăm người ứng thí trong đó có 8 vị đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ hoặc Tiến sĩ, hàng chục người đỗ cử nhân. Như Tiến sĩ Bùi Viết Lượng, người làng Vĩnh Trụ làm quan Thượng thư triều Lờ Thỏnh Tụng (1466), đã từng đi sứ phương Bắc, sau chán cảnh quan triều, tranh giành chức tước nờn đó treo ấn từ quan về quê làm thầy dạy học; Tiến sỹ Vũ Văn Lý, người làng Vĩnh Trụ đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ là người tài năng đức độ, làm quan Tế Tửu Quốc tử Giám. Ông có những học trò xuất sắc như Tam nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến, Tiến sỹ Vũ Hữu Lợi… Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 13 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc Trong các triều đại phong kiến Lý Nhõn cũn có nhiều người đỗ đạt, khi đất nước nguy biến thỡ giỳp vua đánh giặc, khi giặc tan thì về làng giúp dân mở mang thái ấp, xây dựng quê hương. Truyền thống đó tiếp tục được phát huy cao độ từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Tự hào có Phạm Tất Đắc với bài “Chiờu hồn nước ” bất hủ, Nam Cao nhà văn – liệt sĩ, ngoài ra còn có tiếng trống Bắc Lý – Nơi nguồn cội của phong trào Dạy tốt, Học tốt. Trong thời kì thực dân Pháp chiếm đóng và bình định chúng đã thực hiện chính sách ngu dân làm cho nhân dân cả nước trong đó có nhân dân huyện Lý Nhân rơi vào thảm cảnh 90 % dân số bị mù chữ. Tuy nhiên sau cách mạng 8 – 1945 thì truyền thống hiếu học của nhân dân trong huyện đã được tiếp tục tiếp tục phát huy. Phong trào diệt giặc dốt được phát động trong toàn huyện lị. 1.2.2.2 Tình hình xã hội. Theo số liệu năm 1941 thì Lý Nhõn cú 400 thôn, 9 tổng, 86 xã, qua nhiều lần nhập vào tách ra các năm 1948, 1955…nay được tổ chức thành 22 xã, 1 thị trấn với 334 thụn, xúm. Năm 1950 dân số của huyện có 88.240 người. Hiện nay dân số toàn huyện là 186.202 người. Người dân huyện Lý Nhân xưa kia có cuộc sống kình tế xã hội rất thấp kém, họ sống quẩn quanh trong những lũy tre làng trong những hủ tục lạc hậu. Người phụ nữ khi lấy chồng bị tù túng trong cảnh bếp núc, đồng ruộng và phụng sự nhà chồng nuôi con, do tư tưởng “mỗi con, mỗi của” khuyến khích phụ nữ đẻ nhiều, những nạn hữu sinh vô thường đã phổ biến. Cuộc sống của vợ chồng vốn đã khốn khổ đẻ ra một đàn con 8->10 người rồi lại tiếp tục trong cảnh lầm lũi đúi nghốo bệnh tật. Cơm không có ăn, nhà thì là những túp lều siêu vẹo cho nên họ phải sống chen chúc, trật trội, tình trạng dịch bệnh xảy ra liên tiếp. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 14 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc Thêm vào đó họ phải chịu nhiều tầng áp bức bóc lột hà khắc của bọn địa chủ cường hào và bọn đế quốc, tác phẩm “Chớ phốo” của nhà văn Nam Cao khi viết về làng Đại Hoàng huyện Lý Nhân là một minh chứng rõ ràng nói lên sự áp bức của địa chủ cường hào làm cho người dân dần dần bị tha hóa, bần cùng hóa tưởng như không còn lối thoát. Nhưng khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mang ánh sáng, hi vọng đến cho nhân dân, lãnh đạo họ đứng lên đấu tranh giành quyền lợi của chính họ. 1.3. Truyền thống đấu tranh của nhân dân huyện Lý Nhân 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1930. Từ xa xưa gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên mảnh đất Lý Nhân từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt được sử sách ghi lại và lưu truyền đến ngày nay. Trong sách Đại Việt sử kớ cú ghi: “Ấp Đồng Lư của Trấn Sơn Nam có nhiều bậc đế vương khởi nghĩa, từ thời Hùng Vương có nhiều tướng lĩnh đã khới nghiệp từ đõy…”; Ngã ba sông Luộc còn rạo rực chiến công hiển hách của Ngô Quyền và hào khí Chương Dương của Trần Quang Khải. Hiện tại ở đình Thọ Chương (xã Đạo Lý) và đền Đồng Lư (Chân Lý) vẫn còn sắc phong bài vị thờ bốn vị tướng của vua Hùng thứ VI và thứ VIII có công dẹp giặc cùng nhiều bậc hiền nhân khác. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông thế kỉ XIII với tài thao lược của mình, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã biết lợi dụng địa hình sông nước gò cao của Lý Nhân để xây dựng kho lương nuụi quõn đánh giặc ở Trần Thương xã Nhân Đạo. Nhõn dân Lý Nhân vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm từ thời Bắc thuộc bảo vệ độc lập tự chủ cho dân tộc, đến khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên đất nước ta; hai lần chúng đem quõn đỏnh chiếm Bắc kì (1873 - 1883) nhân dân Lý Nhõn đó đứng lên theo lời kêu gọi Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 15 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc của các sĩ phu yêu nước, liên tiếp vùng dậy chống áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến dưới nhiều hình thức. Khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước 1884, nước ta hoàn toàn nằm trong tay thực dân Phỏp thỡ những người có tấm lòng trung nghĩa, ý chí cách mạng đã nung nấu ngọn lửa đấu tranh chờ thời cơ để hành động. Một số sĩ phu yêu nước như cụ Hàn Đôn, Đỗ Văn Hoán người xã Nhân Giả đã tổ chức một đội quân phối hợp với các sĩ phu giữ thành Nam Định. Ông Vũ Văn Nghệ người làng Vĩnh Trụ, từng buôn ba hải ngoại, Trung Quốc, Nhật Bản, rồi đến Liờn Xụ học hỏi để mong tìm ra con đường cứu nước. Từ năm 1924 – 1926, nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định (nay là nhà máy liên hợp dệt); phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925); lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh năm (1926) ở Nam Định và Phủ Lý đó cú ảnh hướng sâu sắc đến Lý Nhân. Trong các phong trào này có một số công nhân học sinh của huyện tham gia, họ được giác ngộ, trở về nhen nhóm ngọn lửa cách mạng quê hương. Từ khi Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lờnin, của cách mạng vô sản đã soi rọi vào truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, chống áp bức bóc lột của nhân dân trong huyện và đã có bước phát triển mới, hòa nhập vào xu thế chung của dân tộc. Đó cũng là cơ sở để nuôi dưỡng phong trào yêu nước, rèn luyện tinh thần đấu tranh, ý chí cách mạng của nhân dân. Truyền thống yêu nước của nhân dân Lý Nhõn cũn được viết tiếp trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Tinh thần đoàn kết, yêu nước nồng nàn, thiết tha với bản tính cần cù, chất phác, hiếu học là bản chất của người dân Lý Nhân. Tinh thần ấy lại được tỏa sáng khi có Đảng công sản Việt Nam. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 16 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc 1.3.2. Trong đấu tranh chống thực dân Pháp. 1.3.2.1. Sự ra đời của Đảng bộ huyện Lý Nhân – Hà Nam Sau nhiều năm buôn ba tìm đường cứu nước, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[26;55]. Từ đó người ra sức truyền bà chủ nghĩa Mác – LờNin vào Việt Nam. Năm 1925 Người thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại Quảng Châu (Trung Quốc), xuất bản báo thanh niên và viết tác phẩm “Đường cách mệnh” để làm tài liệu tuyên truyền và làm tài liệu huấn luyện các cán bộ cách mạng. Đến năm 1927 – 1929 tổ chức này đã có nhiều cơ sở chi hội ở Nam Định và Hà Nam. Đồng chí Vũ Khế Bật, cán bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tỉnh Nam Định về tuyên truyền, giác ngộ xây dựng cơ sở ở làng Đồng Vũ (Thọ Ích nay thuộc xã Đạo Lý) từ giữa năm 1929. Từ chi hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đầu tiên của tỉnh tại Lũng Xuyên (1927) đã nhanh chóng phát triển cơ sở ở thôn Mạc Thượng, Dũng Kim (nay thuộc xó Chớnh Lý) tháng 9 năm 1929. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đó cú chỗ đứng chân và bắt đầu đi vào hoạt động ở một số thôn xóm. Đây thực sự là những cơ sở vững chắc gieo mầm mống, nuôi dưỡng phong trào cách mạng ở huyện. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 03/02/1930 với đường lối chiến lược cách mạng đúng đắn, trở thành động lực tập hợp lực lượng quần chúng trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết – Nghệ tĩnh. Các phong trào của công nhân Nam Định, nhân dân Tiền Hải (Thái Bình), cuộc mít tinh tuần hành ở Bồ Đề - Bình Lục có một số công nhân, học sinh và nông dân huyện Lý Nhân tham gia. Tất cả những nhân tố đú đó tác động Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 17 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc sâu sắc đến ý chí, tình cảm của nhân dân, thức tỉnh ý thức dân tộc, thổi bùng ngọn lửa yêu nước sẵn có trong tâm hồn người dân. Chính trong điều kiện ấy Đảng bộ huyện Lý Nhân ra đời và bắt tay vào lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại kẻ thù. Từ những người ưu tú trong Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội được xây dựng năm 1929, đến tháng 9 năm 1930, đồng chí Vũ Khế Bật cùng đồng chí Lê Công Thành là bí thư tỉnh ủy Hà Nam về chính thức thành lập chi bộ Đảng tại làng Đồng Vũ (xã Thọ Ích) gồm 3 đảng viên. Đến tháng 12 năm 1930 chi bộ phát triển thêm 2 đồng chí đưa tổng số đảng viên lên 5 đồng chí. Trong đó đồng chí Thái Huy Quỳnh được cử làm Bí thư chi bộ. Tháng 12 năm 1930, đồng chí Lờ Cụng Thanh về thôn Thư Lâu kết nạp thêm 4 đảng viên mới, sinh hoạt chung với chi bộ Thảo Bốc . Tháng 1 năm 1931 Tỉnh ủy quyết định thành lập ban chấp hành Huyện Bộ Lý Nhân gồm 3 đồng chí: đồng chí Phạm Đức Khoan, Nguyễn Đức Nghi, Thái Huy Quỳnh. Từ đây phong trào cách mạng Lý Nhõn đó cú bộ tham mưu lãnh đạo, đưa sự nghiệp cách mạng của huyện hòa nhập chung với sự nghiệp cách mạng của cả nước. Từ cuối năm 1931, với việc tuyên truyền gây cơ sở ở cỏc xó, thụn trong huyện đã có nhiều chi bộ được thành lập như chi bộ thôn Nhân Giả (Nhân Khang ngày nay); chi bộ Thọ Ích, chi bộ Thảo Bốc ở Mạc Thượng… và đã kết nạp được nhiều đảng viên đưa tổng số đảng viên trong toàn huyện đến cuối năm 1931 lên 20 đồng chí hoạt động ở các làng Đồng Vũ, Thọ Ích, Dũng Kim, Mạc Thượng, Thư Lâu, Nhân Giả. Như vậy từ những cơ sở đầu tiên của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội được nhen nhóm từ năm 1929, khi có sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, được giác ngộ, những người tiến bộ đã sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Từ 3 nguồn phát triển Đảng bộ Lý Nhân được thành lập và thống nhất với 3 chi bộ. Số lượng Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 18 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc đảng viên nhưng đã nhanh chóng trở thành lực lượng nòng cốt lãnh đạo phong trào cách mạng của huyện. 1.3.2.2 Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân huyện Lý Nhân. Phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường anh dũng của cha ông từ xa xưa phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân huyện Lý Nhân diễn ra sôi nổi và quyết liệt. Đảng bộ huyện Lý Nhân ra đời giữa tiếng trồng vang dội của nông dân Bồ Đề - Bình Lục, nông dân Tiền Hải – Thái Bình (10/1930), giữa lúc cao trào cách mạng 1930 – 1931 đang sôi sục trong cả nước với đỉnh cao là Xô Viết – Nghệ Tĩnh. Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp dưới nhiều hình thức mit tinh, biểu tình, giải truyền đơn, treo cờ… nhằm làm lung lạc tinh thần giặc Pháp và tay sai của chúng đồng thời tuyên truyền, mở rộng ảnh hưởng của Đảng, uy tín của Đảng trong quần chúng. Trong hai năm 1930 – 1931, Đảng bộ đã tổ chức được 9 cuộc giải truyền đơn vào các ngày lễ lớn như: Ngày quốc tế lao động 1/5; ngày kỉ niệm cách mạng Tháng Mười Nga thành cụng… Ngoài ra còn tổ chức nhiều lợt treo cờ ở khắp cỏc xó như: Tả Hà, Quan Trung, cõy đa Trịnh Hạ, cây gạo; tổ chức treo cờ trên dây thép ở đường 63 lối ra bến đò Cánh Diễm của các đảng viên ở Mạc Hạ. Đặc biệt là quần chúng tiến lên những bước đấu tranh có tính chất chính trị: Tối ngày 15 – 8 âm lịch tức 6/10/1930 ở Mạc Thượng, Đảng bộ đã huy động lực lượng quần chúng tham gia biểu tình, hô vang khẩu hiệu “đả đảo Phó lý Canh” một tên cường hào gian ác. Đõy cũng là một cuộc tập dượt cho quần chúng tham gia vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc. Sau những lần giải truyền đơn, biểu tình, treo cờ của nhân dân huyện Lý Nhân trong các năm 1930 – 1931, thực dân Pháp cho tay sai ra sức lùng Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 19 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Anh Nguyễn Thị Ngọc sục, vây ráp chống phá. Từ đầu năm 1932 cùng với phong trào cách mạng trong cả nước, phong trào cách mạng của huyện bị địch khủng bố liên tiếp. Trong hai năm 1933 – 1934 phong trào cách mạng ở Lý Nhân nói riêng và toàn tỉnh nói chung tiếp tục bị kẻ thù khủng bố, đàn áp dã man phong trào tạm thời lắng xuống. Năm 1936 khi Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền đã cử đại diện Chính phủ Pháp sang xem xét tình hình Đông Dương. Đảng đã lãnh đạo nhân dân mít tinh biểu tình đấu tranh đòi quyền dân chủ. Ở Lý Nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhân dân cũng làm đơn tố cáo chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, yêu cầu phải cải thiện đời sống dân sinh, tự do dân chủ. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939), Pháp là nước tham chiến cho nên Đông Dương cũng bị đẩy sâu vào vòng khỏi lửa. Khi Phát xít Nhật kéo vào xâm lược Đông Dương nhân dân ngày đêm rên xiết dưới thảm cảnh “một cổ hai trũng” càng thêm khổ cực. Chính những thảm cảnh đú đó tạo nên cho nhân dân trong huyện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí kiên cường để sẵn sàng đấu tranh chống kẻ thù khi thời cơ đến. Trong lúc này tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi tích cực có lợi cho cách mạng. Cuộc chiến tranh thế giới đang bước vào giai đoạn chót với thắng lợi áp đảo của quân đồng minh. Quân Nhật điên cuồng ra sức vơ vét nhân, vật lực. Cũng như nhân dân cả nước nhân dân Lý Nhân ngoài việc bị vơ vét nhân, vật lực ra còn bị bọn Nhật còn bắt nhân dân phải nhổ lỳa, ngụ để trồng đay phục vụ chiến tranh. Tất cả hành động của bọn Nhật làm cho nhân dân càng hun đúc sâu thêm lòng căm thù quân giặc. Đêm 9 – 3- 1945, Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương, đúng như dự tính của Đảng ta: “Hai con chó đế quốc không thể ăn chung một miến mồi béo như Đông Dương” [25;74], chưa đầy một ngày sau thực dân Phỏp đó đầu hàng phát xít Nhật. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội 20 Trường ĐHSP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất