Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhà trường và quản lý nhà trường (bài viết của hv trường học viện quản lý giáo d...

Tài liệu Nhà trường và quản lý nhà trường (bài viết của hv trường học viện quản lý giáo dục)

.DOCX
18
4895
105

Mô tả:

Nhà trường và quản lý nhà trường NHÀ TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG Lời nói đầu “Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước khác nhau”. Gần đây nhất, trong Văn kiện Đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường”. Muốn xây dựng cho được nền kinh tế tri thức, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển ổn định, bền vững thì việc trước tiên chúng ta cần làm là phát triển giáo dục. Bởi vì giáo dục là con đường ngắn nhất để phát triển kinh tế - chính trị - xã hội cũng như nâng cao dân trí. “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục như một điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã dành cho Giáo dục sự quan tâm đặc biệt. Tổng chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục năm 2001 là 481.295 tỉ đồng, chiếm 4,1% GDP thì đến năm 2008 tăng lên 1.453.911, chiếm 5,6% GDP (theo số liệu Bộ Tài chính) và không ngừng tăng lên những năm sau đó, đạt ngưỡng 20%GDP cùng với các chính sách miễn giảm thuế Ngân sách cho các trường, các đơn vị, tổ chức giáo dục hay việc miễn học phí các trường Sư phạm,v.v… Nói đến giáo dục là nói đến nhà trường, nơi mà các hoạt động giáo dục diễn ra thường xuyên, hàng ngày, nơi đào tạo ra đội ngũ tri thức chính cho xã hội hay nói cách khác: Giáo dục theo nghĩa hẹp có thể hiểu là Giáo dục trong nhà trường. Cho nên, muốn phát triển giáo dục thì cần phải hiểu rõ được nhà trường là gì, hiểu rõ được các yếu tố cấu thành nhà trường và nắm được các vấn đề về Quản lý nhà trường thì mới có thể hướng tới mục tiêu xây dựng và quy hoạch mạng lưới giáo dục nước ta sao cho hiệu quả nhất, thực hiện được các mục tiêu giáo dục đã đề ra. Trong bài viết này, xin đề cập đến hai vấn đề: Nhà trường và Quản lý nhà trường. 1 Nhà trường và quản lý nhà trường I. Nhà trường 1. Một số vấn đề lý luận 1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường và quan niệm Nhà trường cũng chạy dọc theo chiều dài của lịch sử nhân loại qua các thời kỳ từ xã hội cộng sản nguyên thủy cho đễn xã hội thông tin ngày nay. Ở từng thời kỳ, nhà trường đều có các chức năng khác nhau và phát triển dần cho đến khi hoàn thiện như ngày nay. Thời kỳ cộng sản nguyên thủy, giáo dục được nảy sinh bởi nhu cầu săn bắt, hái lượm và chống lại những bất lợi của ngoại cảnh. Gọi là “giáo dục nguyên thủy”. Quan điểm giáo dục học thì giáo dục bắt đầu xuất hiện đầu tiên do nhu cầu truyền thụ lại kinh nghiệm săn bắt hái lượm của lớp người trước cho lớp người sau. Những người già yếu, không thể đi săn bắt, hái lượm ở lại dạy cho những người trẻ. Giáo dục manh nha hình thành. Lúc này, giáo dục mang đặc tính tự nhiên và chưa có tổ chức nhà trường. Ở chế độ chiếm hữu nô lệ, giáo dục bắt đầu có tính chất giai cấp khi chỉ phục vụ cho giai cấp chủ nô, lúc này là giai cấp thống trị xã hội. Biểu hiện của nó ở chỗ hình thành lên những nơi để con em các chủ nô đến học, phục vụ cho việc chiếm đoạt của cải vật chất về cho giai cấp mình. Những “nơi” đó chính là “nhà trường sơ khai”. Nhà trường này chưa có sự can thiệp của nhà nước. Đến thời kỳ văn minh cổ đại Hy Lạp và Trung Hoa cổ đại, bởi nhu cầu của việc đào tạo các chiến binh hoặc các quan chức quản lý quốc gia nên giáo dục đã có sự can thiệp của nhà nước với việc hình thành và hoạt động của nhà trường. Có thể nói đây chính là dấu mốc đánh dấu sự ra đời thực sự của khái niệm nhà trường, không còn là “nhà trường sơ khai” như thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nhà nước đã có sự đầu tư, tham gia quản lý và điều hành. Thời kỳ của nền văn minh công nghiệp, với những đòi hỏi của máy móc, của những thiết bị và công cụ cần đến đội ngũ lao động có trình độ học vấn nhất định 2 Nhà trường và quản lý nhà trường thì nhà trường đã gánh thêm trọng trách là trang bị, đào tạo cho người học những kiến thức, kỹ năng để lao động. Chính vì thế mà lúc này chính bản thân giáo dục cần phải mở rộng hơn, phải trở thành kho kiến thức lớn nhất và cóp nhặt những kiến thức đó từ tất cả: nhà nước, cộng đồng và xã hội. Sự chung tay của nhân tố đó dần làm cho giáo dục phong phú hơn. Hiện nay, thời kỳ xã hội thông tin, lượng tri thức nhân loại ngày một phong phú, rộng lớn, các phát minh trên tất cả mọi lĩnh vực ngày càng nhiều. Cùng với đó là sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức và những yêu cầu phát triển đối với mỗi quốc gia nếu không muốn tụt hậu. Các nhà trường ở mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay cần phải xây dựng mạng lưới nhà trường để đáp ứng được điều đó. Ở Việt Nam, hệ thống giáo dục cũng hình thành và phát triển theo cũng guồng quay của giáo dục thế giới. Trường đại học đầu tiên của Việt Nam được hình thành bằng dấu mốc năm 1076 với sự ra đời của Quốc Tử Giám thời nhà Lý. Trải qua các chặng đường lịch sử, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền thì nền giáo dục ở nước ta ngày càng phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu và có bộ mặt như ngày hôm nay với số lượng các trường học từ mầm non đến đại học, sau đại học rất lớn. Các trường học ở Việt Nam đang trên con đường hoàn thiện và hướng chuẩn, thực hiện các mục tiêu về giáo dục của đất nước. 2. Có nhiều quan niệm về nhà trường, tuy nhiên ở đây chỉ xét 2 quan điểm là quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng Mac – LêNin về nhà trường nói chung và quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà trường Việt Nam nói riêng. Dưới quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng Mac – LêNin thì nhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt và đặc thù của xã hội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội nhằm thực hiện các chức năng truyền thụ kinh nghiệm xã hội cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng xã hội. 3 Nhà trường và quản lý nhà trường Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà trường ở Việt Nam: “Sự học tập trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của đất nước mình. Vì vậy cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước thương nòi… phải dạy cho họ có ý chí tự lập tự cường quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”. Người cho rằng học tập ở nhà trường chính là yếu tố quyết định đến việc xây dựng đất nước, phục vụ đắc lực cho nâng cao dân trí, đẩy lùi giặc dốt. Tầm quan trọng của nhà trường là không thể phủ nhận. Như vậy, nhà trường có thể coi là một thiết chế tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội, đóng vai trò tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội. 2. Thực tiễn Hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam (Sơ đồ 1) 4 Nhà trường và quản lý nhà trường Sơ đồ 1 5 đặc điểm của giáo dục nhà trường: Mang tính tự giác và tính mục đích rõ ràng. GDNT được tổ chức và diễn ra theo một kế hoạch đào tạo xác định. NT có kế hoạch cụ thể cho từng môn học, từng loại hình đào tạo,… trong khoảng thời gian 5 Nhà trường và quản lý nhà trường hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm,… cho từng lớp. Bởi vì Kế hoạch là một văn bản pháp quy, kế hoạch đào tạo xác định được những trạng thái của nhà trường trong từng giai đoạn. Có tính logic. Nội dung giáo dục của nhà trường được chọn lọc một cách khoa học cơ bản và được sắp xếp một cách có hệ thống. Hoạt động giáo dục, quá trình giáo dục (giáo dục theo nghĩa rộng) của nhà trường do cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, những người được đào tạo một cách bài bản về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thiết kế, tổ chức và vận hành, kiểm tra và điều chỉnh trên cơ sở của khoa học giáo dục. Phương pháp và phương tiện giáo dục nhà trường về nguyên tăc là tôn trọng học sinh, được lựa chọn và sử dụng trên cơ sở khoa học phù hợp với trình độ, tâm sinh lý học sinh và nội dung giáo dục cho phép đem lại kết quả bằng con đường ngắn nhất. Các loại hình nhà trường: Nhìn từ mặt thực tiễn về mục đích hình thức phương thức quản lý, đầu tư và hưởng lợi thì có:     Trường công lập; Dân lập; Tư thục; Bán công. Nhìn về thực tiễn cơ cấu hệ thống giáo dục VN:  Trường của các cơ quan NN  Trường của các tổ chức chính trị xã hội  Trường của lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay một số trường có tên gắn với thuật ngữ: “Cộng đồng” với ý nghĩa trách nhiệm của nguồn lực và mục đích phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng. Một số cơ sở GD ko mang tên trường nhưng có chức năng như một nhà trường:  TTGDTX 6 Nhà trường và quản lý nhà trường  Trung tân kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp  Trung tâm học tập cộng đồng. Với hệ thống các trường học nhiều, các loại hình đào tạo đa dạng như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào giáo dục. Người học có thể dễ dàng tìm cho mình một trường học phù hợp với mục đích học tập. Tuy nhiên, để thực sự đạt hiệu quả thì chúng ta cần phải có thêm nhiều chính sách để quy hoạch, định hình, có các kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục cụ thể đối với từng cấp học, từng nhà trường và chú trọng vào nâng cao chất lượng các trường học. Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được các chuẩn quốc gia đối với các trường học ở mỗi cấp học, các trường học dựa vào đó để xây dựng và làm mục tiêu phát triển. Một số mô hình nhà trường. Nhà trường tích cực của trường phái giáo dục mới có 30 đặc trưng: Một số mô hình về nhà trường: Nhà trường tích cực của trường phái giáo dục hiện đại có 30 đặc trưng sau đây: Nhà trường mới là một phòng thực nghiệm giáo dục thực hành. Đó là nhà trường bám sát vào các thành tự khoa học ứng dụng và nhưng nhu cầu hiện đại của đời sống. Nhà trường mới nên là một trường nội trú. Nhà trường mới nên gắn với nông thôn. Nông thôn tạo ra môi trường tự nhiên của trẻ em. Nhà trường mới nên có cả học sinh nam và nữ. NT mới nên thành lập nhóm học sinh theo giới. Sống trong các ngôi nhà cạnh tranh, các nhóm nam sinh phải được giúp đỡ giáo dục của một phụ nữ lớn tuổi để các em không phải cảm giác sống trong trại lính. Nhà trường mới nên tổ chức hoạt động lao động chân tay cho các em. Nhà trường quan tâm việc dạy các kỹ năng lao động như Mộc, trồng trọt và chăn nuôi các con vật nhỏ; 7 Nhà trường và quản lý nhà trường Bên cạnh một số các công việc có định hướng cần dành vị trí xứng đáng cho công việc tự do Chú ý giáo dục thể dục, trò chơi thể thao Chú ý đi du lịch bộ, đi xe đap, cắm trại Giáo dục trí tuệ phải chú ý đến vốn văn hóa chung có lý luận hơn là hiểu biết máy móc. Vốn văn hóa chung được lồng thêm các môn tự chọn Dạy học dựa trên sự kiện và các kinh nghiệm Dạy học được bổ sung bằng sự phát triển năng khiếu bẩm sinh của trẻ. Dạy học nên chú ý vào các hứng thú tự phát triển của trẻ. Dạy học được giao thêm các công việc các nhân như tìm tòi sự kiện trong sách vở, báo chí và chăm sóc môi trường. Công việc tập thể bao gồm những cuộc trao đổi, sinh hoạt, lao động công ích. Việc dạy học các môn lý luận, trí tuệ nên thực hiện vào buổi sáng. Một ngày ko nên học quá nhiều môn Chú ý việc tự học của học sinh Giáo dục đạo đức cũng như giáo dục trí tuệ: hết sức tránh áp đặt uy quyền, nên áp dụng hệ thống cộng hòa trường học Giúp học sinh bầu cử người chỉ huy với trách nhiệm nhất định Khuyến khích học cinh tương trợ nhau thực hiện các nhiệm vụ xã hội Tăng cường khen thưởng, đặc biệt là khen thưởng đối với các công việc học sinh thực hiện có sáng tạo. Cũng cần có trách phạt, song các trách phạt không được làm cho học sinh xấu hổ bẽ bàng 8 Nhà trường và quản lý nhà trường Việc thi đua cần được cổ vũ, song thi đua để học sinh thấy được kết quả của mình đạt được hiện nay với trước đó chứ không phải thi đua để so sánh bản thân với người khác. Nhà trường mới phải có môi trường tự nhiên, môi trường xã hội trong lành Nhà trường nên có trường ca. Nên có hình thức đọc truyện buổi tó với những truyện gây xúc động, khuyến khích học sinh trao đổi, bình luận và tự đọc. Nhà trường phân công giáo viên tổng kết, nhận xét. Giáo dục đạo đức thực hiện theo tôn chỉ khoan dung với các lý tưởng khác nhau. Nhà trường cộng đồng: Thiết chế quản lý giáo dục hội tụ được sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng và thầy giáo. Đó là thiết chế nhà trường kiểu nhà trường vừa học vừa làm mà Việt Nam ta đã có: Rút thời gian cấp học Rút thời gian buổi học Rút thời gian ngày học trong tuần Rút thời gian tháng học trong năm Mô hình nhà trường cộng đồng hướng chủ yếu vào việc nâng cao dân trí cho người học, cho nên những yêu cầu đào tạo có phần thấp hơn so với các môi trường giáo dục khác. Đây chính là một loại hình đào tạo hướng đến việc thực hiện “học tập suốt đời” cho người học. Ai có nhu cầu đi học đều có thể tham gia học tập tại các trường học cộng đồng. Nhà trường hiệu quả: Nhấn mạnh nhiều vào sự áp dụng lí luận hiện đại của quản lý nhà trường như: 9 Nhà trường và quản lý nhà trường Văn hóa trường học: xây dựng môi trường sư phạm trong sạch, thuận lợi cho phát triển tất cả các mặt từ đạo đức đến trình độ học vấn phù hợp với từng đối tượng người học. Quản lý sự thay đổi tường học: Luôn luôn thay đổi theo sự thay đổi của thực tiễn, phát triển bằng sự thay đổi và trên chính những thay đổi. Tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược phát triển nhà trường: Mỗi nhà trường cần phải có kế hoạch chiến lược phát triển cho từng giai đoạn và tầm nhìn xa, thấy được trước hình ảnh của nhà trường ở nhiều năm tiếp theo. Chia nhỏ kế hoạch chiến lược ra để thực hiện trong từng năm, từng giai đoạn của kế hoạch chiến lược sao cho luôn hướng đến mục tiêu đã đặt ra. Quản lý chất lượng giáo dục: Có nhiều hướng để quản lý chất lượng giáo dục, tuy nhiên quản lý theo TQM là một hình thức quản lý hướng tới sự toàn diện. Theo PGS.TS Lưu Xuân Mới thì “Quản lý nhà trường theo hướng vận dụng tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể - TQM (total quality management) là một cách đổi mới tư duy QLGD, một cách làm khá mới mẻ; nó không có mục đích tự thân mà chỉ là phương tiện, cách thức để đạt mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và là cách quản lý hiệu nghiệm để đạt CLGD”. Xây dựng nhà trường hiệu quả hoàn toàn có thể áp dụng TQM vào quản lý chất lượng. Nếu như nhìn nhận chất lượng giáo dục của nhà trường như một hệ thống thì Chất lượng giáo dục nhà trường được xác định theo khung tổng quát của CLGD xét về chức năng gồm: Chất lượng đầu vào (tương ứng với chức năng khởi đầu): là các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với nhà trường: chương trình, nội dung, giáo viên, cơ sở vật chất thiết bị dạy học, tài chính, quản lý và có tính đến chất lượng đầu vào của học sinh ; Chất lượng của quá trình dạy học - giáo dục: phương pháp dạy học cải tiến; kỹ thuật dạy học; tương tác sư phạm giữa giáo viên - học sinh; khai thác tiềm năng học sinh, thiết bị dạy học, hệ thống đánh giá thích hợp, thời lượng….; Chất lượng của kết quả học tập: tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ và giá trị. 10 Nhà trường và quản lý nhà trường Phát triển các giá trị trường học: Nhà trường phải xây dựng những giá trị riêng, bản sắc riêng và duy trì cũng như phát triển nó như phát triển văn hóa, những giá trị văn hóa lành mạnh. Tính giới hạn của quản lý nhà trường; Kiểm soát sự căng thẳng trong các tổ chức nhà trường và kiểm soát các mâu thuẫn của quá trình đào tạo: Nhiệm vụ chính của nhà trường chính là thực hiện các công việc về đào tạo người học, những mâu thuẫn lớn nhất chính là những mâu thuẫn trong quá trình đào tạo. Một nhà trường hiệu quả phải kiểm soát được các mâu thuẫn này, giải quyết được các mâu thuẫn tạo đà cho sự phát triển và hiệu quả. Lý thuyết về nhóm và xây dựng động lực nhóm trong nhà trường: Trong quá trình hoạt động, việc chia nhóm hoạt động cần thiết phải thực hiện. Có nhiều hướng chia nhóm trong nhà trường, hiện nay nó không chỉ đơn giản là chia ra thành các Tổ chuyên môn như vẫn áp dụng mà có nhiều hướng. Các nhóm có thể xây dựng ở nhiều tiêu chí khác nhau như cùng chuyên môn, nhiều chuyên môn,… để chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình dạy học, đào tạo người học. Những nhóm này phải có động lực, mục tiêu hoạt động và có những chương trình hoạt động sao cho hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo. Truyền thông và tổ chức thông tin trong quản lí: Nhằm đảm bảo yếu tố thông tin ngược trong quá trình quản lý nhà trường. Một số mô hình trường học ưu việt 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục và đào tạo. Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường Phát triển đội ngũ Huy động nguồn lực và quản lý nguồn lực nhà trường Quản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động giáo dục khác Quản lý môi trường giáo dục II. Quản lý nhà trường 11 Nhà trường và quản lý nhà trường Giáo dục Việt Nam đang hướng đến việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nhằm đi đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong các giải pháp đưa ra để thực hiện các mục tiêu giáo dục theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 thì biện pháp 1 là đổi mới quản lý giáo dục được cho là biện pháp đột phá, còn biện pháp 2 là phát triển đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục được cho là biện pháp then chốt. Đủ để thấy tầm quan trọng của công tác quản lý đến giáo dục là như thế nào. Quản lý giáo dục là công tác ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, nó quyết định sự thành bại, có đạt được mục tiêu giáo dục hay không ở mỗi cấp học, mỗi cơ sở giáo dục. 1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường: Quản lý là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đã các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục , đào tạo trong nhà trường. Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh. Ở đây chỉ nghiên cứu về đối tượng “Quản lý nhà trường”. 12 Nhà trường và quản lý nhà trường 2. Quản lý nhà trường Mỗi nhà trường ở Việt Nam đều có hình thức quản lý với chế độ một thủ trưởng, tức là mỗi nhà trường đều có một hiệu trường và hội đồng giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp vận hành hệ thống giáo dục thực hiện các mục tiêu giáo dục chung. Bản chất của quản lý trường học là quản lý quá trình giáo dục theo nghĩa rộng. Đối tượng của quản lý nhà trường là các thành tố cấu thành nhà trường vận động xung quanh trục quá trình giáo dục. Do đó, đối tượng quản lý nhà trường có thể hiểu là tất cả các thành tố cấu thành quá trình giáo dục và những nguồn lực được huy động, sử dụng cho quá trình đó. Nội dung của quản lý nhà trường được xác định cho từng loại chủ thể quản lý. Các chủ thể quản lý bên ngoài nhà trường: Các cấp quản lý, quản lý nhà trường theo trách nhiệm và phạm vi quyền hạn của mình, trong đó các chủ thể quản lý chủ yếu là các chủ thể nằm trong cơ cấu dọc của bộ máy quản lý giáo dục theo phân cấp quản lý. Phân cấp quản lý giáo dục ở nước ta sắp xếp từ cấp Bộ (Bộ GD & ĐT) rồi đến các Sở, các phòng giáo dục… hay còn gọi là quản lý nhà nước về giáo dục. (Sơ đồ 3) CHÍNH PHỦ UBND TỈNH QLNN về GD trên địa bàn. Thống nhất QLNN về giáo dục. Bảo đảm các điều kiện: Trình Quốc hội quyết định những chủ trương: - Đội ngũ nhà giáo. - giáo dục-đào tạo trong cả nước. - Tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị. - Cải cách nội dung chương trình cấp học. BỘ, CQ NGANG BỘ Phối hợp với Bộ GD&ĐT, QLNN về GD&ĐT theo thẩm quyền quy định. 13 Nhà trường và quản lý nhà trường UBND HUYỆN bộ gd&đt QLNN vềề GD trền địa bàn Bảo đảm các điềều kiện: BỘ GD&ĐT Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về Giáo dục và Đào tạo. Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục - Đội ngũ nhà giáo. - Tài chính, cơ sở vật chấất, trang thiềất bị. Đáp ứng yều cấều phát triển, SỞ GD&ĐT Cơ quan sản xuất, kinh doanh PHÒNG GD&ĐT UBND XÃ QLNN về GD trên địa bàn. Trường thuộc Bộ khác Trường thuộc Bộ GD&ĐT TRƯỜNG (Thuộc xã) Sơ đồ 2 Các chủ thể quản lý bên trong nhà trường: Các chủ thể có vai trò trực tiếp trong quản lý quá trình giáo dục ở cơ sở (trường). Đối với các chủ thể này, nhà trường trở thành khách thể quản lý đối với hoạt động quản lý của họ. Chất lượng, hiệu quả của chương trình giáo dục, chất lượng của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quản lý của các chủ thể này. Nội dung quản lý nhà trường của các chủ thể quản lý được xác định với những vấn đề chính sau: 14 Nhà trường và quản lý nhà trường 1. Đảm bảo chất lượng của quá trình giáo dục thông qua 3 hình thức học tập trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề. 2. Sử dụng, xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất nhà trường, quản lý tài chính, tổ chức các hoạt động kinh tế phù hợp nhằm đảm bảo hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. 3. Xây dựng tập thể giáo viên và học sinh, các đoàn thể của nhà trường đảm bảo 2 mặt chế độ và chính sách nhằm thực hiện nâng cao đời sống vật chất và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. 4. Thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá của các cấp nhằm đánh giá kịp thời chất lượng các bộ môn văn hóa của học sinh, chất lượng các hoạt động lao động, kết quả hoạt động rèn luyện sức khỏe, chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng giáo dục, tư tưởng, giáo dục học sinh… Hoạt động giáo dục của nhà trường là đối tượng chính của quản lý giáo dục tại cơ sở. Bao gồm: 1. Quản lý hoạt động dạy và giáo dục của người dạy, bao gồm các vấn đề như mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục, kết quả dạy học và giáo dục, công tác chuẩn bị và thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của người dạy; 2. Quản lý các hoạt động của người học bao gồm như: Ý thức thực hiện các nhiệm vụ học tập, các hoạt động do người học thực hiện và các hoạt động giáo dục khác do người dạy tổ chức, kết quả học tập, giáo dục 3. Quản lý các điều kiện hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục; 4. Phát triển tập thể sư phạm đủ và đồng bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đời sống cho đội ngũ nhà giáo; 15 Nhà trường và quản lý nhà trường 5. Phát triển và hoàn thiện các mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội để làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Quản lý nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân: Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên; Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở các cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động; Trường tư thục do các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội – ngề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch cảu nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để các trường công lập giữ vai tò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Quản lý nhà trường của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân: Trường của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh. Quản lý trường dân lập – tư thục: 16 Nhà trường và quản lý nhà trường Trường dân lập, tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ; Trường dân lập, tư thục và tự chịu tách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, duy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục; Văn bằng, chứng chỉ do trường dân lập, tư thục, trường công lập cấp có giá trị pháp lý như nhau; Trường dân lập, tư thục chịu trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của chính phủ. Quy định hoạt động của các cơ sở giáo dục khác mang tính chất nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân Nhóm trẻ, nhà trẻ, các lớp độc lập gồm lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ,… dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không đi học được ở nhà trường, lớp dành cho trẻ tàn tật, khuyết tật, lớp dạy nghề,… Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục cộng đồng. Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sũ phối hợp với trường đại học đào tạo thạc sĩ. III. Kết luận 17 Nhà trường và quản lý nhà trường Nhà trường là một yếu tố không thể thiếu trong giáo dục, là nơi tồn tại các hoạt động giáo dục đào tạo chính đối với mỗi nền giáo dục của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nắm được các kiến thức cơ bản về nhà trường và quản lý nhà trường không chỉ giúp nâng cao hiệu quả giáo dục mà còn có thể dựa vào đó để xây dựng các mục tiêu, chương trình đào tạo sao cho phù hợp. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục là điều cần thiết. Nhưng trước tiên, phải xác định được vị trí của nền giáo dục đang ở mức nào, các hoàn cảnh cụ thể về cơ sở vật chất, về trình độ dân trí của người dân và đặc thù ở mỗi vùng miền để xây dựng những quy chuẩn cho từng trường cấp học, chính là mục tiêu để các trường học hướng tới. Công tác quản lý giáo dục nói chun và quản lý nhà trường nói riêng là yếu tố then chốt trong thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. Nhưng cải tiến, đổi mới công tác quản lý theo hướng nào cho phù hợp thì còn phải xem xét nhiều chiều. Nó là quá trình thay đổi để phát triển, là 1 quá trình đi từ việc “Rã đông”  Thực hiện thay đổi  Tái đông”. Việc này cần phải hết sức thận trọng. Bài viết hướng đến việc tìm hiểu nhà trường và quản lý nhà trường để hiểu thêm về một môi trường giáo dục quan trọng nhất. Do thời gian không nhiều nên còn sơ sài và chưa đi sâu được vào từng vấn đề. Tài liệu tham khảo chính là giáo trình Quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục, Đổi mới nhà trường của PGS.TS Lưu Xuân Mới./. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan