Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở việt na...

Tài liệu Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay

.DOC
167
650
147

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM PHƯỢNG nhµ níc víi viÖc ph¸t huy néi lùc vµ ngo¹i lùc trong héi nhËp quèc tÕ ë ViÖt Nam hiÖn nay Chuyên ngành Mã số : CNDVBC & CNDVLS : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THÀNH HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chưa có tác giả công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Nguyễn Kim Phượng MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu về nội lực, ngoại lực và vai trò của chúng trong sự phát triển đất nước 1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của Nhà nước và những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay 1.3. Những giá trị của các công trình đã nghiên cứu và một số định hướng mà luận án tiếp tục phải thực hiện 6 6 12 22 Chương 2: TÍNH TẤT YẾU VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NỘI LỰC, NGOẠI LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Nội lực, ngoại lực và mối quan hệ biện chứng giữa nội lực, ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 2.2. Sự cần thiết phải phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 2.3. Những biểu hiện chủ yếu về vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 25 25 39 49 Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Thực trạng vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam 3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực thời kỳ hội nhập hiện nay 60 60 99 Chương 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Một số quan điểm có tính nguyên tắc đối với Nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 4.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 118 118 122 148 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN AFTA ASEAN ADB CNH, HĐH CNXH CNTB EC EU FDI FPI GDP HDI IMF NAFTA ODA TBCN WTO WB XHCN : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á Ngân hàng phát triển châu Á Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bản Ủy ban châu Âu Liên minh châu Âu Vốn đầu tư trực tiếp Vốn đầu tư gián tiếp Tổng sản phẩm quốc nội Chỉ số phát triển con người Quỹ tiền tệ quốc tế Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mĩ Vỗn hỗ trợ phát triển chính thức Tư bản chủ nghĩa Tổ chức Thương mại Thế giới Ngân hàng thế giới Xã hội chủ nghĩa 152 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỷ XXI thế giới có những biến đổi nhanh chóng, sâu sắc và phức tạp với những cơ hội và thách thức to lớn đối với từng quốc gia, đặc biệt là đối với các nước nghèo và chậm phát triển. Mặc dù thế giới có thể còn có nhiều diễn biến phức tạp với sự hợp tác và đấu tranh đan xen lẫn nhau, song xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác để tiếp tục phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trên thế giới, chi phối các quan hệ quốc tế cũng như chiến lược phát triển của từng nước. Hội nhập quốc tế nhằm mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực đời sống đã và đang trở thành xu thế nổi bật của thời đại. Bất cứ quốc gia nào muốn xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội tất yếu phải tham gia vào xu thế đó. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam không thể không hội nhập quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội để phát triển. Để chủ động hội nhập với thế giới, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, Việt Nam cần phải tích cực, chủ động phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội. Phát huy nội lực và ngoại lực giúp chúng ta mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tiếp thu thành tựu văn minh nhân loại, phát huy mọi lợi thế so sánh của quốc gia, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển. Phát huy nội lực và ngoại lực trở thành yêu cầu tất yếu, là nhu cầu bức thiết đối với Việt Nam trong xu thế hội nhập để phát triển đất nước hiện nay. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ” [31, tr.102]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, nhà nước đã không ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để phát huy nội lực, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, an ninh quốc gia, phát triển kinh 2 tế, đồng thời chủ động thu hút được nhiều nguồn ngoại lực và khai thác, sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn các nguồn lực cho sự phát triển, đưa đất nước từng bước hội nhập sâu rộng với thế giới. Thành tựu đó cho thấy vai trò to lớn của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, điều hành việc phát huy nội lực và ngoại lực, vai trò của nhà nước có lúc chưa thực sự được thể hiện đúng mức và đầy đủ do sự chi phối đa dạng, phức tạp của quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là do những hạn chế thuộc về bản thân nhà nước như: bộ máy cồng kềnh, chậm thích ứng với những biến động của thế giới; trình độ quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát huy nội lực và ngoại lực; hệ thống pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ; công tác cán bộ còn chậm đổi mới; công tác tổ chức thực hiện việc phát huy nội lực và ngoại lực còn lúng túng, thiếu chủ động… Những hạn chế đó của nhà nước đặt việc phát huy nội lực và ngoại lực trước những khó khăn, thách thức và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể là: Việc phát huy nội lực còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước. Việc thu hút ngoại lực đã tích cực hơn nhưng chưa thực sự chủ động. Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chưa hợp lý, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy hết vai trò của nó trong việc thúc đẩy quá trình chủ động hội nhập quốc tế ở nước ta. Bên cạnh đó, việc phát huy nội lực và ngoại lực chưa thực sự đem lại sự phát triển bền vững cho đất nước. Nền kinh tế Việt Nam phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng khá nhưng hiệu quả kinh tế còn thiếu bền vững, “chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp; chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc; chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý” [31, tr.17]. Việc khai thác, sử dụng nội lực và ngoại lực chưa hợp lý dẫn đến suy kiệt nhiều nguồn tài nhiên thiên nhiên, hủy 3 hoại môi trường sinh thái, làm thay đổi mô hình bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực… Mặt khác, việc phát huy nội lực và ngoại lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều biến động phức tạp hiện nay đã đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho sự phát triển đất nước. Sự tác động mạnh mẽ của các nguồn ngoại lực từ nhiều phía có thể thu hẹp phạm vi tác động của nhà nước, gây mất an toàn hệ thống kinh tế, tài chính, an ninh quốc gia; làm trầm trọng sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giữa người giàu, người nghèo, giữa các quốc gia trên thế giới; nhiều nguồn viện trợ, hợp tác chuyển giao công nghệ mang động cơ chính trị có thể dẫn tới nguy cơ chệch hướng;... Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặt các nước có nền kinh tế trung bình và chậm phát triển trước nguy cơ đỗ vỡ và khủng hoảng nguồn lực cho phát triển do bị mất hoặc giảm các nguồn viện trợ, vốn vay nước ngoài… Tình hình đó ảnh hưởng lớn đến vai trò quản lý, điều hành của nhà nước đối với các nguồn lực phát triển đất nước, đặt nhà nước trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Những hạn chế, thách thức trên đều là những vấn đề thời sự cấp bách đã và đang trở thành lực cản cho sự phát triển bền vững của đất nước đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý, điều tiết, cân đối vĩ mô đối với việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới, hoàn thiện, tăng cường vai trò của nhà nước để phát huy tối đa những tác động tích cực và giảm thiểu những tiêu cực trong việc phát huy nội lực và ngoại lực nhằm đạt mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời tránh tình trạng suy giảm vai trò của nhà nước và nguy cơ chệch hướng trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, tôi chọn chủ đề: “Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Triết học của mình. 4 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cở sở làm rõ vai trò của nhà nước, thực trạng, và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực, ngoại lực trong hội nhập quốc tế, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực, đảm bảo phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: - Làm rõ sự cần thiết phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế và vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy đó ở Việt Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng, phân tích một số vấn đề đặt ra đối với vai trò của Nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực đảm bảo phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, về vấn đề phát huy nội lực và ngoại lực, về hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế, đường lối đối ngoại của Việt Nam... 5 Ngoài ra, luận án còn kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, sách, báo, tài liệu ... có liên quan đến những nội dung được đề cập trong luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, thực tiễn, lôgíc - lịch sử… Luận án còn kết hợp các phương pháp khác như: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê, mô tả, so sánh... 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ dưới góc độ triết học vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án bước đầu làm sáng tỏ về mặt lý luận vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Luận án góp phần vào công tác tổng kết thực tiễn thông qua việc làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Từ đó, công trình này đề xuất những quan điểm, giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu lý luận, phục vụ công tác giảng dạy ở các trường đại học, học viện… 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cho đến nay, khó có thể thống kê hết số lượng công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò của nhà nước, phát huy nội lực, ngoại lực và hội nhập quốc tế, song có thể thấy, mỗi công trình, đề tài, ở các góc độ khác nhau đã cung cấp những tư liệu khoa học cả về lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho những người quan tâm nghiên cứu và những người hoạch định chính sách về các vấn đề nêu trên. Trong số các công trình đó, có một số nhóm công trình tiêu biểu như sau: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NỘI LỰC, NGOẠI LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC * Trên thế giới, từ lâu, các học giả đã dày công nghiên cứu về nội lực, ngoại lực và tổng thể các nguồn lực cho sự phát triển của các quốc gia. Adam Smith trong tác phẩm “Tìm hiểu bản chất và nguồn gốc của cải của quốc gia” đã chỉ ra nguồn lực chủ yếu của xã hội thời kỳ ông sống chính là vốn, sức lao động và đất đai, đây chính là cái gốc của sự tăng trưởng kinh tế. David Ricardo nghiên cứu nguồn lực dựa vào lợi thế so sánh và coi lợi thế so sánh chính là nguồn gốc thịnh vượng của ngoại thương, là nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội [7, tr.7]. Trong khi nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc thành tựu của kinh tế chính trị học cổ điển Anh, C.Mác, trong các tác phẩm của mình, đã nhiều lần bàn luận về nguồn lực cho sự phát triển của CNTB như: giá trị hàng hóa sức lao động, tư bản (vốn), khoa học kỹ thuật… Trong đó ông nhấn mạnh và khẳng định giá trị của nguồn lực con người, con người là chủ thể sáng tạo nên lịch sử phát triển của loài người. Mác cũng chỉ rõ mối liên quan giữa tư bản (vốn) với việc sản sinh giá trị thặng dư của CNTB qua công thức T-H-T (tiền - hàng - tiền). Ngoài ra yếu tố khoa học, kỹ thuật - một bộ phận của lực lượng sản xuất tiến bộ cũng được ông xem xét như một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước tư bản. Đây là những quan điểm khoa học, làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu có liên quan sau này [7, tr.7]. 7 Ngày nay, các nhà kinh tế học hiện đại phân tích các nguồn lực dựa trên sự đóng góp của chúng vào sự phát triển của nền kinh tế bao gồm những yếu tố vật chất đầu vào (như vốn, máy móc, thiết bị, vật tư, nguồn tài nguyên, sức lao động…) và một số yếu tố khác (tổ chức, chính sách, quản trị, công nghệ, bí quyết công nghệ)… Năm 2003, nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư Đại học Havard, ông Dani Rodrik cho rằng nguồn lực để phát triển bao hàm các yếu tố nội sinh, ngoại sinh và bán ngoại sinh của nền sản xuất. Trong đó, yếu tố nội sinh gồm vốn, lao động, khoa học kỹ thuật; yếu tố ngoại sinh gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, sinh thái, thái nguyên thiên nhiên; yếu tố bán ngoại sinh gồm thể chế và tác động của quá trình hội nhập [7, tr.7]. Hiện nay sự bùng nổ thông tin với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đã khiến nhiều học giả cho rằng thông tin cũng là một nguồn lực to lớn cho sự phát triển. Tác giả cuốn sách “Thế giới phẳng”, Thomas Friedman còn ngụ ý rằng thế kỷ chúng ta đang sống là thế kỷ của thông tin, chịu sự chi phối bao trùm của thông tin. Nhưng trên thực tế, cho đến nay, chưa có một bằng chứng hay công trình nghiên cứu nào chứng tỏ một cách rõ ràng thông tin là một nguồn lực chi phối sự phát triển [7, tr.7]. * Ở Việt Nam, nhiều tác giả, nhiều công trình, bài viết cũng đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề nguồn lực, động lực, phát huy nội lực, ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại… để xây dựng và phát triển đất nước. Trước hết, các nhà khoa học đã đi sâu làm rõ quan niệm về nguồn lực, động lực, nội lực, ngoại lực và trò của chúng trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. - Đề tài KX.04.08/06-10 “Nguồn lực và động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Khoa học và Công nghệ đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực, động lực phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Về mặt lý luận, công trình cung cấp những khái niệm căn bản về nguồn lực phát triển nhanh và bền vững ở nước ta, cách phân chia nguồn lực, các phương pháp huy động, sử dụng nguồn lực, kinh nghiệm của các nước trong việc huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội [7]. 8 Trong công trình này, các tác giả đã nêu lên khái niệm nguồn lực cho sự phát triển đất nước hiện nay: Nguồn lực phát triển là tất cả các yếu tố đầu vào đang sử dụng hoặc đang ở dạng dự trữ, dự phòng, sẵn sàng sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của xã hội theo những cách thức khác nhau nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho xã hội đạt được những mục tiêu đề ra [7, tr.38]. Từ quan niệm đó, công trình cũng phân chia nguồn lực thành các dạng nguồn lực tiềm năng và các nguồn lực thực tế sử dụng, làm căn cứ để khảo sát, đánh giá mức độ đóng góp của các nguồn lực vào sự phát triển. Công trình cũng cung cấp những bằng chứng khoa học từ thực tiễn để đánh giá đúng thực trạng huy động và sử dụng nguồn lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới. Từ đó, đề tài nêu những định hướng huy động và sử dụng nguồn lực, hình thành và phát huy động lực phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020. Mặc dù vậy, trong công trình này, các tác giả mới chỉ ở chủ yếu đề cập tới khái niệm nguồn lực và đánh giá các nguồn lực cho sự phát triển đất nước ở góc độ kinh tế mà chưa có sự khái quát các nguồn lực cho sự phát triển bền vững đất nước nói chung. - Cuốn sách “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” do GS.TSKH Lê Du Phong chủ biên [82] đã đề cập đến những vấn đề lý luận về nguồn lực, động lực phát triển bao gồm các khái niệm, vai trò và yêu cầu phân bổ nguồn lực, phát huy động lực trong phát triển; đồng thời chỉ rõ thực trạng sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; từ đó chỉ ra các quan điểm phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực, sử dụng hợp lý nguồn lực và phát huy đầy đủ động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tuy nhiên, cách thức phân chia nguồn lực, động lực, mối tương quan giữa các nguồn lực, đặc biệt là mối tương quan giữa huy động, sử dụng các nguồn lực với việc phát triển nhanh, bền vững được đề cập trong cuốn sách là những nội dung cần tiếp tục được đi sâu nghiên cứu và làm rõ. 9 - Tác giả Hồ Bá Thâm trong cuốn sách “Động lực và tạo động lực phát triển xã hội” [98] đã nêu những quan niệm cơ bản về động lực và tạo động lực phát triển xã hội hiện nay; vấn đề dân chủ hóa tạo môi trường và động lực phát triển con người và xã hội; vấn đề động lực và tạo động lực phát triển các thành phần kinh tế, phát triển văn hóa và đổi mới, hiện đại hóa hệ thống chính trị tạo động lực cho sự phát triển. Đây đều là những vấn đế lý luận hết sức cấp bách để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. - GS.TS Trần Văn Thọ trong bài viết “Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam” [99] đã nêu ra những quan niệm khá đầy đủ về nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế của Việt Nam dưới góc độ kinh tế học. Ông đã phân tích những một cách xác đáng cấu trúc của nội lực và ngoại lực cho sự phát triển đất nước, đồng thời khảo sát việc phát huy nội lực và ngoại lực ở ngành công nghiệp may mặc, một ngành sản xuất và xuất khẩu quan trọng của Việt Nam để từ đó khái quát thực trạng và những thách thức đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực ở Việt Nam và đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể. Tuy nhiên, ông mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nội lực, ngoại lực ở góc độ kinh tế mà chưa có sự đánh giá đầy đủ, khái quát về nội lực, ngoại lực cho sự phát triển đất nước trên các phương diện quan trọng khác như: chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh… - GS.TS Hoàng Ngọc Hòa trong bài viết “Quá trình nhận thức của Đảng ta về phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phát triển nền kinh tế tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”, đã hệ thống hóa các quan điểm của Đảng về phát huy nội lực, ngoại lực xuyên suốt các thời kỳ; đồng thời chỉ ra các yêu cầu và thách thức của thời đại mới đối với việc phát huy nội lực, ngoại lực nói riêng và sự phát triển đất nước nói chung. Từ đó, ông đưa ra các giải pháp cơ bản nhất để phát huy nội lực, ngoại lực, hội nhập chủ động, tích cực với nền kinh tế thế giới để phát triển nhanh và bền vững, trong đó ông nhấn mạnh các giải pháp về xây dựng nền kinh tế tự chủ để bảo đảm thực hiện nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo đảm uy tín, vị thế quốc gia trên trường quốc tế [40]. 10 Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu, quản lý đồng thời làm rõ tính tất yếu phải phát huy nội lực, ngoại lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. - Xuyên suốt các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, phát huy nội lực, ngoại lực và tổng thể các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của đất nước luôn được Đảng ta đặt ra như một trong những nội dung cơ bản nhất của chiến lược xây dựng và phát triển đất nước qua mỗi thời kỳ. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu 10 bài học cho sự phát triển đất nước, trong đó bài học thứ nhất chính là bài học về huy động nguồn lực: “huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho sự phát triển đất nước” [31, tr.95]. - Cuốn sách “Việt Nam 20 năm đổi mới” [33, tr.131] có bài viết “Những thành tựu về kinh tế xã hội trong 20 năm đổi mới (1986- 2005)” của tác giả Võ Hồng Phúc đã khái quát những thành tựu lớn của đất nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội từ khi tiến hành công cuộc đổi mới. Trong các kết luận chính của bài viết này, tác giả dành một thời lượng xứng đáng để nêu rõ tính tất yếu của việc phát huy nội lực quốc gia và thu hút ngoại lực để xây dựng và phát triển đất nước. Tác giả nhấn mạnh: “việc huy động nguồn lực từ các yếu tố bên trong của nền kinh tế là vô cùng quyết định để phát triển đất nước. Có phát huy được nội lực thì mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực”; “nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Kết hợp tốt nội lực và ngoại lực sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng đất nước”. - Bài trả lời phỏng vấn “Dân tộc và thời đại - thời cơ và thách thức” của Nguyên Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trần Quang Cơ [16] đã làm sáng tỏ nội dung quan trọng cho quá trình phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế đó là phải kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Theo ông, sự thành công của các nước công nghiệp mới (NIC) là do các nước này đã biết kịp thời điều chỉnh hoặc cải cách lại cơ cấu chính sách kinh tế của mình trên cơ sở dự đoán đúng chiều hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, nhạy bén nắm bắt ngay những cơ hội mới nảy sinh do những chuyển 11 biến trong tình hình quốc tế… Mọi tính toán đối nội, đối ngoại, mọi chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và xã hội của họ đều nhất nhất phục tùng mục tiêu giành lấy vị trí có lợi nhất cho các nước đó trong cạnh tranh kinh tế quốc tế nhằm tận dụng được sức mạnh thời đại vào sự nghiệp phát triển kinh tế của nước mình. Đây cũng là những bài học kinh nghiệm quý báu cho nước ta trong quá trình phát triển. - Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyên Di Niên trong bài tham luận tại Đại hội lần thứ X của Đảng với tiêu đề “Phát huy cao độ nội lực, ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng thể để phát huy đất nước” đã chỉ ra rằng phát huy nội lực, khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là yêu cầu tất yếu để phát triển kinh tế xã hội đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ông cũng những thuận lợi, khó khăn trong việc phát huy nội lực và ngoại lực để xây dựng đất nước, từ đó đề xuất các kiến nghị phát huy cao độ nội lực, nâng cao hiệu quả khai thác ngoại lực, không ngừng hội nhập kinh tế quốc tế để đi tắt, đón đầu thành tựu văn minh nhân loại phục vụ phát triển. Ông cũng lưu ý rằng điều tiên quyết và phải luôn chú trọng là phát huy nội lực trước tiên, còn ngoại lực có vai trò bổ sung, làm giàu cho nội lực, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển [79]. Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một số lý luận cơ bản và các cơ sở khoa học được đúc rút từ thực tiễn về tính tất yếu của việc phát huy nội lực và ngoại lực, vai trò của phát huy nội lực, ngoại lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước qua các thời kỳ. Tuy nhiên, các công trình này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục phải làm sáng tỏ như: cách phân chia nguồn lực, vai trò của các nguồn lực đối với sự phát triển như thế nào? Làm thế nào để huy động được tối đa các loại nguồn lực cho sự phát triển? Mối quan hệ biện chứng giữa nội lực và ngoại lực được biểu hiện như thế nào? Làm thế nào để khai thác, sử dụng và phân bổ nguồn lực hiệu quả, hợp lý, đảm bảo phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững? Đó là gợi mở cho tác giả luận án này đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu. 12 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY * Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, các học giả, các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước đối với sự phát triển. Thế kỷ XVIII, Adam Smith (1723 - 1790) đưa ra lý thuyết “bàn tay vô hình”, phản đối sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế và cho rằng mọi hoạt động kinh tế cần diễn ra theo quy luật khách quan chứ không chịu sự chi phối của nhà nước. Mặc dù vậy, ông cũng phải thừa nhận rằng đôi khi, nhà nước cũng phải đảm nhiệm những nhiệm vụ kinh tế nhất định như: xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, giải quyết các công việc mà các nhà sản xuất kinh doanh không thể đảm đương được [Trích theo 19, tr.62-63]. Chính sự phủ nhận vai trò kinh tế của nhà nước và để nền kinh tế phát triển tự phát đã khiến kinh tế TBCN cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX lâm vào khủng hoảng, suy thoái. Không đồng tình với các quan điểm của A. Smith, J.M Keynes (18841946) đã đưa ra các quan điểm đề cao vai trò của nhà nước. Ông cho rằng nhà nước phải can thiệp vào thị trường, phải trực tiếp đứng trong guồng máy kinh tế, phải điều tiết cả kinh tế vĩ mô và vi mô. Các nước TBCN đã vận dụng lý thuyết này vào thực tiễn, tuy nhiên, khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp vẫn diễn ra. Các học giả phương Tây cho rằng nguyên nhân là do sự can thiệp quá mức của nhà nước tới nền kinh tế đã làm cho kinh tế không thể vận hành đúng quy luật khách quan vốn có của nó [47]. Phê phán quan điểm tuyệt đối hóa vai trò Nhà nước của Keynes, “chủ nghĩa tự do mới” nêu quan điểm cơ bản là thực hiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở mức độ nhất định. Những người theo “chủ nghĩa tự do mới” cho rằng nhà nước có vai trò tác động nhất định đến nền kinh tế bằng cách điều tiết nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ; hoặc điều tiết mặt “cung” của nền kinh tế bằng cách xây dựng các chính sách kích thích kinh tế phát 13 triển (chính sách tiết kiệm, chính sách thuế…); hoặc nhà nước có thể điều tiết nền kinh tế thông qua kế hoạch hóa định hướng sự phát triển [Trích theo 47]. Bên cạnh đó, còn có một số quan niệm khác về vai trò của nhà nước như quan điểm: nhà nước xây dựng mô hình “kinh tế thị trường xã hội”, tạo ra “ngôi nhà chung” cho tất cả mọi người thông qua phúc lợi xã hội của các học giả Bắc Âu; hay nhà nước xây dựng thể chế, thiết lập và tạo ra những điều kiện thuận lợi và tạo động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên các quan điểm trên đều ít nhiều còn phiến diện, cực đoan, hoặc quá đề cao vai trò của nhà nước, hoặc hạ thấp vai trò vốn có và cần thiết của nhà nước. Phải đến khi cuốn sách “Kinh tế học” của Paul A. Samuelson ra đời, những quan điểm đầy đủ hơn về vai trò của nhà nước mới được nêu lên một cách đầy đủ, khách quan, khoa học hơn. Trong tác phẩm này, ông đã nêu quan điểm về sự kết hợp “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường với “bàn tay hữu hình” của nhà nước. Ông chỉ rõ: "Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để ngăn chặn khủng hoảng, thất nghiệp, tạo việc làm đầy đủ nhưng đồng thời phải giữ trong khuôn khổ khôn ngoan của cạnh tranh” [89, tr.63]. Qua nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các tài liệu nghiên cứu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác Lênin, đã nhiều lần nêu ra quan điểm lý luận về nhà nước. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác - Ănghen chỉ rõ: “nhà nước là hình thức mà các cá nhân thuộc một giai cấp thống trị dùng để thực hiện lợi ích chung của họ và là hình thức toàn bộ xã hội công dân của một thời đại được biểu hiện một cách tập trung” [60, tr90]. Tác phẩm “Nguồn gốc gia đình, nhà nước và chế độ tư hữu” cũng đã nêu ra những quan điểm khoa học, đầy đủ về nhà nước cả về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước [63, tr.252-253]. Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, V.I Lênin đã trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ học thuyết của C.Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề nhà nước, phân tích mối liên hệ giữa nhà nước với tính chất giai cấp của xã hội, tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, đặt cơ sở cho lý luận về nhà nước xã hội chủ nghĩa [57, tr.33]. Lênin đã làm rõ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản và nhấn mạnh chức năng cơ bản nhất của nhà nước 14 chuyên chính vô sản là tổ chức, xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN. Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành nên cơ sở lý luận khoa học cho các nghiên cứu về vai trò, bản chất, chức năng của nhà nước và hiện tại vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay, dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các quốc gia trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trong mỗi quan hệ đan xen phức tạp vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Các nguồn lực như vốn, khoa học công nghệ… di chuyển tự do trên phạm vi toàn cầu với tốc độ rất cao đã vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước, quốc gia. Các nhà khoa học, các nhà quản lý tiếp tục nêu ra nhiều quan niệm khác nhau về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển. Ở nhiều nước trên thế giới, các học giả, các nhà quản lý tiếp tục phát triển quan niệm “nhà nước tối thiểu” của chủ nghĩa tự do mới với quan niệm nhà nước chỉ thực hiện một số chức năng cơ bản nhất, sự điều tiết của thị trường mới là cách tốt nhất để tăng trưởng kinh tế. Sự đổ vỡ của nền kinh tế Achentina năm 2001 - nền kinh tế được coi là hình mẫu cho sự quảng bá về chủ nghĩa tự do mới và cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ năm 2007 sau đó lan ra các nước dẫn đến suy thoái toàn cầu là minh chứng cho những bất ổn, đổ vỡ về mô hình “nhà nước tối thiểu”, tuyệt đối hóa sức mạnh thị trường theo tư tưởng của chủ nghĩa tự do mới. Nhiều học giả cho rằng, nhà nước dần mất đi quyền lực vì ngày càng bị các nhân tố mới của toàn cầu hóa (các tổ chức toàn cầu, các hãng toàn cầu, các tổ chức khu vực, các tổ chức phi chính phủ…) cạnh tranh, chi phối. Trong hội nhập quốc tế, nhà nước không còn độc quyền quyết định mọi thứ, nhất là những thứ nằm trong các chủ thể khác như: thông tin, công nghệ, vốn, thị trường… Phạm vi tác động của nhà nước chịu sự chi phối lớn của xu thế tự do hóa thương mại, kinh tế của quá trình hội nhập. Một xu hướng khác cho rằng, trong hội nhập quốc tế, nhà nước không mất đi quyền lực mà điều chỉnh các chức năng để thích ứng với bối cảnh mới. Không ít ý kiến cho rằng, nhà nước vẫn tiếp tục đóng vai trò quản lý xã hội, là công cụ hữu hiệu để quản lý các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo đời sống cho nhân dân… 15 Liên quan đến vai trò của nhà nước trong hội nhập quốc tế, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Trong bài viết “Toàn cầu hóa kinh tế và chức năng của nhà nước”, Tạp chí những vấn đề chính trị xã hội, Giáo sư Lei Da, trường Đại học Nhân dân Trung Quốc [59] đã chỉ ra những thách thức đối với vai trò của Nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa, dẫn tới một số quan niệm cho rằng “chức năng của nhà nước dường như không còn quan trọng nữa”, “khắp nơi người ta nói đến sự tiêu mòn của nhà nước”. Tuy nhiên, sau khi phân tích vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của nhiều nước trên thế giới, Lei Da rút ra kết luận: đứng trước làn sóng lớn toàn cầu hóa kinh tế, không thể nhược hóa chức năng của nhà nước mà trái lại, nhiệm vụ cấp bách của các nước đang phát triển là điều chỉnh, tăng cường năng lực kinh tế của nhà nước, bổ sung các phương pháp, phương tiện, chức năng mới của nhà nước. Osadchaja I trong bài viết “Quá trình toàn cầu hóa và nhà nước: Cái mới trong việc điều chỉnh kinh tế ở các nước phát triển” [80] tiếp tục làm rõ những khó khăn, thách thức đặt ra đối với nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế và sự thành công của các nước phát triển trong việc điều chỉnh chức năng của nhà nước. Từ đó ông chỉ ra và khẳng định sự cần thiết phải phát huy và điều chỉnh vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như tài chính, tiền tệ… thích ứng với những biến động của xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đồng thời thực hiện hai quá trình là xây dựng, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Các nhà nghiên cứu trong nước đều đánh giá và khẳng định vai trò to lớn của nhà nước trên mọi mặt, mọi phương diện của đời sống xã hội. - GS.TS Lương Xuân Quỳ trong cuốn sách “Cơ chế thị trường và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam” [85] đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quan trọng về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước khi bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã 16 hội chủ nghĩa. Trong cuốn sách, tác giả tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lớn: nhà nước can thiệp, điều tiết, điều khiển hay quản lý nền kinh tế; nhà nước ta cần phải làm gì để hoàn thành chức năng quản lý kinh tế thị trường; những công cụ nào có thể và cần phải được sử dụng để nhà nước hoàn thành được chức năng quản lý điều khiển nền kinh tế. Cuốn sách đã làm nổi bật vai trò của nhà nước ta đối với sự phát triển kinh tế đất nước hiện nay, đó là vai trò quản lý, điều tiết kinh tế chứ không can thiệp, điều khiển thị trường [85, tr.118-119]. - Cuốn sách “Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 2005” [87] có bài viết “Nhận thức mới về vai trò, chức năng của Nhà nước ta trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa” của PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ 5 vai trò, chức năng chủ yếu của nhà nước ta hiện nay, bao gồm: một là, tạo môi trường pháp lý và khuôn khổ, giới hạn cho các hoạt động kinh tế; hai là, thực hiện chức năng quản lý kinh tế vĩ mô; ba là, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cung cấp các dịch vụ hàng hóa công cộng; bốn là, xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo công bằng xã hội; năm là, đối ngoại phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài viết đã làm rõ vai trò ngày càng quan trọng của nhà nước, bao phủ toàn diện các mặt, các lĩnh vực trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tuy nhiên tác giả cũng chú ý nhấn mạnh vai trò của nhà nước ở chỗ quản lý, điều hành chứ không can thiệp trực tiếp vào sự vận động khách quan của các lĩnh vực đó [87, tr.79-80]. - Tác giả Nguyễn Thị Phi Yến trong cuốn sách “Tìm hiểu vai trò quản lý Nhà nước đối với việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế” [118] đã phân tích vai trò của quản lý Nhà nước qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, mối quan hệ giữa nhân tố con người và quản lý nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế; làm rõ thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với vai trò quản lý của Nhà nước trong việc việc phát huy nhân tố con người để phát triển kinh tế đất nước trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp và cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy nhân tố con người trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan