Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý nhà nước Nguyễn thị chinh_561701_ths.lê thị kim sơn...

Tài liệu Nguyễn thị chinh_561701_ths.lê thị kim sơn

.DOC
83
249
115

Mô tả:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẾ VÕ
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN & QUẢN TRỊ KINH DOANH -------›š ------- NGUYỄN THỊ CHINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẾ VÕ Hà Nội – 2014 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH -------›š ------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẾ VÕ Người thực hiện Khóa Chuyên ngành : : : NGUYỄN THỊ CHINH 56 KẾ TOÁN KIỂM TOÁN Người hướng dẫn : ThS. LÊ THỊ KIM SƠN Hà Nội -2014 ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Được sự phân công của Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn Th.S. Lê Thị Kim Sơn em đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Quế Võ” . Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn ThS. Lê Thị Kim Sơn đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khoá luận này.Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong được sự góp ý của quý Thầy,Cô giáo và các bạn để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Chinh i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i MỤC LỤC............................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................iv DANH MỤC HÌNH..............................................................................................v DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT..............................................................vi PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2 1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến......................................................................... 3 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................4 2.1. Tổng quan tài liệu.........................................................................................4 2.1.1. Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế....................................................4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.............................................................................33 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................39 2.2.1. Khung phân tích.......................................................................................39 2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.....................................................39 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................40 ii PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................41 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................41 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế huyện Quế Võ........41 3.1.3. Tổ chức quản lý của đội kiểm tra thuế.....................................................45 3.2. Thực trạng công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Quế Võ...................................................47 3.2.1. Quy trình kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp.......................................47 3.3. Đánh giá, nhận xét về công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Quế Võ trong những năm gần đây. .66 3.3.1. Những ưu điểm.........................................................................................66 3.3.3. Nguyên nhân.............................................................................................68 3.4. Một số giả pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Quế Võ................68 3.4.1. Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế....................................68 3.4.2. Tăng cường công tác kiểm tra thuế..........................................................69 3.4.3. Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn cho cán bộ kiểm tra thuế........... 3.4.4. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế....................................71 3.4.5. Triển khai và áp dụng khoa học công nghệ, tin học vào ngành thuế........71 3.4.6. Nâng cao nghiệp vụ kế toán kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp..........72 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 4.1. Kết luận.......................................................................................................74 4.2. Kiến nghị.....................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................76 DANH MỤC BẢNG BIỂU iii Bảng 3.1 Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Quế Võ qua 3 năm 2011 – 2013..........................................................52 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp phân tích số liệu công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp của Đội Kiểm tra thuế năm 2011 – 2013......................53 Bảng 3.3 Theo dõi quyết định truy thu thuế và phạt theo quyết định kiểm tra năm 2011.............................................................................................54 Bảng 3.4 Theo dõi quyết định truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp và phạt theo quyết định kiểm tra năm 2012.....................................................57 Bảng 3.5 Danh sách thực hiện kiểm tra doanh nghiệp của chi cục thuế huyện quế võ năm 2013.................................................................................60 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010- 2011..........64 iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 doanh thu thuế ở Anh giai đoạn 2008-2013 (tỷ bảng).........................34 v DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT GTGT TTĐB TNCN DN TNDN CT CPXD SX&TM DNTN VP CTCP TNHH XDTM TMXD NSNN : Giá trị gia tăng : Tiêu thụ đặc biệt : Thu nhập cá nhân : Doanh nghiệp : Thu nhập doanh nghiệp : Công ty : Cổ phần xây dựng : Sản xuất và thương mại : Doanh nghiệp tư nhân : Văn phòng : Công ty cổ phần : Trách nhiệm hữu hạn : Xây dựng thương mại : Thương mại xây dựng : Ngân sách Nhà nước vi PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, phản ánh bản chất của chế độ xã hội. Do vậy để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đồng thời động viên sự đóng góp toàn dân trong việc tạo ra một nguồn lực tài chính đủ mạnh để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước đòi hỏi phải thực hiện vấn đề quản lý thuế một cách hiều quả. Trong những vấn đề về quản lý thuế thì kiểm tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Kiểm tra, kiểm tra là một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù hết sức quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường. Kiểm tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua không chỉ có những đóng góp đáng kể vào chống thất thu thuế mà còn nhằm đảm bảo công bằng, động viên đối với các chủ thể kinh tế phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, kiểm tra kiểm tra thuế vẫn còn những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu cải tiến, đổi mới hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Kiểm tra, kiểm tra thuế có mục tiêu đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế. Trên cơ sở đó có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Thực tế cho thấy nếu công tác kiểm tra, kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả sẽ tăng tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và ngược lại. Với sự đòi hỏi cấp thiết đó tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Quế Võ” làm khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung 1 Trình bày những vấn đề về công tác kiểm tra thuế và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Quế Võ giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Từ đó, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp thuế tại Chi cục thuế trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát chung về công tác kiểm tra thuế, xử lý vi phạm sau khi kiểm tra và truy thu thuế. - Phân tích thực trạng công tác kiểm tra và lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Quế Võ năm 2011- 2013. - Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Quế Võ năm 2011- 2013. - Kết quả công tác kiểm tra thuế đạt được trong thời gian qua và những hạn chế còn tồn tại. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiêp của Chi cục thuế huyện Quế Võ. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Quế Võ - Chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp 1.3.2.2. Về không gian nghiên cứu Chi cục thuế huyện Quế Võ Địa chỉ: Đường 36, xã Phượng Mao, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 2 1.3.2.3. Về thời gian Số liệu cuả Chi cục từ năm 2011-2013 Đề tài được thực hiện từ ngày 1/7/2014 đến ngày 20/11/2014 1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến Thấy rõ được thực trạng công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Quế Võ. Từ đó đưa ra được đánh giá và giải pháp để hoàn thiện hơn công tác kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tài liệu 2.1.1. Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, kiểm tra và xử lý vi phạm luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi cục thuế 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống thuế nước ta Hệ thống thuế của nước ta được hình thành và phát triển từng bước gắn với sự ra đời và phát triển của Nhà nước dân chủ nhân dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, đi đôi với việc bãi bỏ một số sắc thuế mang tính chất hà khắc (thuế thân, thuế điền ở vùng bão lụt) Nhà nước ta tạm thời cho duy trì một số sắc thuế cũ thời Pháp (như thuế môn bài, rượu, muối, thuế quan…) nhưng do chính sách không còn thích hợp nên số thu không đáng kể. Đến năm 1951, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, thực hiện sự chuyển biến về công tác tài chính theo phương châm “tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý thu chi tài chính”, Nhà nước đã ban hành chính sách thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật và một số sắc thuế thu bằng tiền như thuế doanh nghiệp. Từ năm 1957, do yêu cầu của việc xây dựng và phát triển kinh tế quốc doanh, các chế độ thu tài chính đối với xí nghiệp quốc doanh lần lượt được xây dựng, bao gồm chế độ thu quốc doanh trích nộp lợi nhuận, nộp khấu hao cơ bản…Tất cả các loại thuế và thu tài chính nói trên được bổ sung, sửa đổi nhiều lần vào các năm 1966,1967,1980, 1983,1986,1987 và đầu năm 1989. Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, năm 1990 Nhà nước quyết định thực hiện cuộc cải cách thuế lần thứ nhất, xây dựng và ban hành hệ thống thuế thống 4 nhất cả nước thay thế cho các hình thức thu trước đây. Thuế trở thành công cụ quan trọng để quản lý kinh tế và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Hệ thống thuế mới phải bảo đảm được mối quan hệ hợp lý về cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu, cùng với sự phát triển của trình độ sản xuất và trình độ quản lý trong hoàn cảnh thu nhập dân cư ở ta còn thấp, thu nhập kinh doanh phổ biến chưa cao; việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn còn yếu kém và thuế gián thu động viên rộng rãi đối với các tầng lớp tiêu dùng đang chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu các loại thuế. Từ đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở nước ta và qua phân tích, vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm trong chính sách thuế trên thế giới, ngày 28/12/1989, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 6 đã có Nghị quyết giao cho Hội đồng Nhà nước nghiên cứu xem xét, ban hành hệ thống thuế mới ở nước ta bao gồm 9 sắc thuế:  Thuế doanh thu  Thuế hàng hoá  Thuế lợi tức  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu  Thuế nông nghiệp  Thuế tài nguyên  Thuế nhà, đất  Thuế thu nhập dân cư  Thuế vốn Ngoài ra, còn một số sắc thuế mang tính chất lệ phí (như thuế môn bài, thuế sát sinh), một số lệ phí (như lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký kinh doanh, và phí (học phí, viện phí, thuỷ lợi phí v.v...) Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong đề án chung về đổi mới hệ thống thuế và các sơ thảo các luật thuế, các pháp lệnh thuế trình Quốc hội và Hội đồng Nhà nước xem xét, lần lượt thông qua và ban hành: Bằng hình thức luật 5 - Thuế doanh thu (30/6/1990) - Thuế tiêu thụ đặc biệt (30/6/1990) - Thuế lợi tức (30/6/1990) - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (26/12/1991) - Thuế sử dụng đất nông nghiệp (10/3/1993) - Thuế chuyển quyền sử dụng đất (1/7/1994) Bằng hình thức pháp lệnh - Thuế tài nguyên (30/3/1990) - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (27/12/1990) - Thuế nhà đất (31/7/1992) Riêng về thuế vốn, thực chất trước mắt là khoản thu trên vốn NSNN cấp, chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp đối với khu vực quốc doanh không phải là thuế nên Hội đồng Nhà nước giao cho Chính phủ ban hành dưới hình thức Nghị định. 2.1.1.2. Bản chất và các đặc trưng của hệ thống thuế ở nước ta a) Định nghĩa về thuế Thuế là một khoản thu theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại thuế phí, lệ phí, tiền phạt và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi cơ quan thuế quản lý. b) Đặc trưng của thuế  Tính quyền lực và tính cưỡng chế Ngay từ khi ra đời, thuế đã mang tính quyền lực, tính cưỡng chế ắt buộc cho đến ngày nay cũng vậy. Thuế không thể xây dựng trên cơ sở dung hoà với tư tưởng tự nguyện, không thể trông chờ vào thiện chí hoặc lòng nhiệt tình của dân chúng đối với Nhà nước. Nhà nước với tư cách là đại diện cho quan hệ lợi ích công cộng, lợi ích cộng đồng thì thuế thể hiện ý chí của người dân. Trong chế độ dân chủ thì thuế do cơ quan quyền lực tối cao quyết định đó là Quốc hội. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các luật thuế. 6 Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ một số loại thuế thông qua hình thức ban hành Pháp lệnh hoặc Nghị quyết về thuế  Tính không đối giá trực tiếp Nộp thuế là một nghĩa vụ xã hội mà công dân không có quyền trốn tránh và cũng không có quyền đòi hỏi trao đổi ngang giá (đối giá trực tiếp). Số tiền thuế mà các cá nhân và tổ chức kinh tế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ thụ hưởng các dịch vụ công cộng do Nhà nước cung cấp tức là lợi ích riêng mà tuỳ theo khả năng thu thuế.  Tính chi tiêu cho lợi ích công cộng Đặc điểm này làm giảm ý niệm cưỡng bức của thuế. Tổng thu nhập từ thuế Nhà nước chỉ chi một phần cho quản lý hành chính, đại bộ phận số thu nhập còn lại được chuyển giao cho dân chúng thông qua các hoạt động sự nghiệp và phúc lợi công cộng như: văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, thông tin, thể thao, bảo vệ môi trường, bảo trợ xã hội…. c) Bản chất của thuế  Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật. Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Trong điều kiện có các giai cấp, tồn tại chế độ tư hữu cùng với phạm vi hoạt động của Nhà nước ngày càng mở rộng thì chế độ đóng góp theo phương thức tự nguyện của dân cư trong chế độ cộng sản nguyên thủy không còn phù hợp nữa. Ðể có được lượng của cải cần thiết, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của 7 mình ban hành pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước. Ban đầu những của cải vật chất này được thu nộp dưới hình thức hiện vật, dần dần thuế được chuyển sang hình thức tiền tệ. Ðồng thời với việc ấn định nghĩa vụ thu nộp của cải vật chất đối với dân cư, Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ đó bằng bộ máy cuỡng chế của Nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu để thuế tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan, thuế ra đời xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không tách rời quyền lực Nhà nước.  Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. Ở các quốc gia, do vai trò quan trọng của thuế đối với việc hình thành quỹ ngân sách Nhà nước và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội nên thẩm quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các Luật thuế đều thuộc cơ quan lập pháp. Ðây là nguyên tắc sớm được ghi nhận trong pháp luật của các nước. Chẳng hạn ở nước Anh đạo Luật về dân quyền năm 1688 quy định: cấm mọi sự thu thuế để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước nếu không được Quốc hội chấp thuận. ở Pháp, Quốc hội Pháp quy định: bất cứ một khoản thuế nào nếu không được Quốc hội chấp thuận thì không được áp dụng. Hiến pháp của nước Cộng hòa Pháp năm 1791 quy định Quốc hội Pháp có quyền biểu quyết và định đoạt các Luật thuế. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế. Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho Uớy ban Thường vụ Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ một số loại thuế thông qua hình thức ban hành Pháp lệnh hoặc Nghị quyết về thuế.  Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp. 8 Thuế là nghĩa vụ thanh toán mà các thể nhân và pháp nhân khi có các dấu hiệu và điều kiện được quy định cụ thể trong Luật thuế thì phải thực hiện đối với Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.  Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Nhà nước thu thuế làm phát sinh quan hệ phân phối giữa Nhà nước với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội. Ðối tượng của quan hệ phân phối này là của cải vật chất được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của phương thức sản xuất, kết cấu giai cấp là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò, nội dung, đặc điểm của thuế. Do đó, cơ cấu và nội dung của cả hệ thống pháp luật thuế và từng Luật thuế phải được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung, cải tiến và đổi mới kịp thời nhằm thích hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng giai đoạn. Ðồng thời phải tổ chức bộ máy phù hợp, đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật về thuế đã được Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ. Hệ thống pháp luật thuế được coi là phù hợp không chỉ nhìn một cách phiến diện vào số lượng các Luật thuế nhiều hay ít, vào mục tiêu đơn thuần là động viên tài chính vào ngân sách Nhà nước mà phải được phân tích một cách toàn diện, chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế, với đời sống xã hội, không đối lập với quyền lợi và khả năng đóng góp của nhân dân. Ở nước ta trước cải cách chế độ thu ngân sách Nhà nước, Luật thuế chỉ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể và cá thể. Ðể thực hiện chế độ thu ngân sách Nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường, phát huy vai trò của các hình thức thu ngân sách Nhà nước, cuộc cải cách chế độ thu ngân sách Nhà nước được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ IV năm 1989. Kết qủa của cuộc cải cách này đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức kinh doanh. Từ đây thuế thực sự 9 trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và thuế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước. 2.1.1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Các nhà kinh tế học thường đề cập vai trò của thuế đối với ngân sách Nhà nước và đời sống xã hội. Bởi vì trên thực tế, thông qua hoạt động thu thuế, Nhà nước tập trung được một bộ phận của cải của xã hội từ đó hình thành nên quỹ ngân sách Nhà nước và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Về phương diện Luật học, thuế là một thực thể do Nhà nước đặt ra thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ quy định nội dung các loại thuế mà còn xác lập các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể, các biện pháp đảm bảo thực hiện thu, nộp thuế. Pháp luật thuế là sự thể chế hoá các chính sách kinh tế - xã hội cuả Nhà nước. Chính vì vậy pháp luật thuế là nhân tố quyết định ý nghĩa kinh tế - xã hội của thuế và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:  Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội.Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước. Cũng như pháp luật nói chung, Pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất cuả sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu - nộp thuế là nhằm tạo lập qũy ngân sách Nhà nước. Hầu hết ở 10 các quốc gia, thuế là hình thức chủ yếu mà pháp luật quy định để thu ngân sách Nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trung nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng. Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hiện nay nguồn thu nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển thành có vay có trả. Trước tiên, thuế là một công cụ quan trọng để góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển lâu dài. Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế. Thuế đã điều chỉnh được hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng xã hội. Ðây là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước.  Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, pháp luật thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Ðiều 26 Hiến pháp 1992 ghi nhận: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nước thể chế hoá và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội. Ðiều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan