Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luật Nguyên tắc chung đảm bảo quyền con người trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia...

Tài liệu Nguyên tắc chung đảm bảo quyền con người trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình và tính nhân văn của Pháp luật

.DOCX
22
738
148

Mô tả:

Chủ đề: Nguyên tắc chung đảm bảo quyền con người trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Chứng minh các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Trả lời Dù ở xã hội nào đi chăng nữa, hôn nhân và gia đình vẫn luôn là một thiết chế cơ bản của xã hội, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nó giữ vai trò là nền tảng, là tế bào của xã hội, là một trong những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của quốc gia. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh, trước hết từng “tế bào” phải phát triển lành mạnh, bền vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Con người sống không thể tách rời gia đình. Gia đình và giáo dục gia đình luôn in dấu ấn đậm nét nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Nó có vai trò quyết định trực tiếp tới sự hình thành thể lực, trí lực và nhân cách, văn hóa của mỗi con người. Vấn đề gia đình luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, tác động bằng các chính sách và điều chỉnh bằng luật. Hôn nhân và gia đình được qui định trong nhiều văn bản pháp luật cụ thể như tại Điều 36 Hiến pháp năm 2013: “1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo vệ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.” Bộ luật dân sự năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 19.06.2009, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15.06.2004,... Luật Hôn nhân và gia đình Trang 1 Tuy nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện nay, nền kinh tế thị trường đang trực tiếp tác động đến hôn nhân, gia đình làm rạn nứt và mai một các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam trên các phương diện kinh tế, văn hoá, đạo đức và lối sống… Đồng thời đây cũng là hệ quả của việc nhìn nhận vấn đề hôn nhân, gia đình thiếu đúng đắn. Do đó, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để các chủ thể xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững; song cũng đặt ra những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Trước tiên, để chứng minh được các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thì chúng ta cần phải làm rõ cái khái niệm sau: Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là gì? Thế nào là chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình? - Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình; được các qui phạm pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. - Chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là các bên tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ do pháp luật hôn nhân và gia đình quy định. Nghĩa vụ và quyền của chủ thể pháp luật hôn nhân và gia đình là những hình thức pháp lý cụ thể tác động tới cách xử sự của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình nhằm điều chỉnh và bảo vệ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Vì lợi ích của chính mình hoặc đáp ứng quyền của chủ thể khác, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thực hiện nghĩa vụ và quyền trên cơ sở qui định của pháp luật. Luật hôn nhân và gia đình – bằng các qui phạm pháp luật – đã xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên tham gia quan hệ đồng thời đặt ra các biện pháp nhằm bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ đó được thực thi. Từ đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thì Luật hôn nhân và gia đình đã phải tuân theo những nguyên lý, tư Luật Hôn nhân và gia đình Trang 2 tưởng, quan điểm chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các qui phạm pháp luật hôn nhân và gia đình, được gọi là những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tiếp tục kế thừa một số nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung điểm mới cho phù hợp với thực tiễn hiện nay nhằm bảo vệ và phát huy hiệu quả của hôn nhân và gia đình Việt Nam bền vững trong giai đoạn mới. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. 2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 3. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. 4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.” Cụ thể, chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng nguyên tắc để cho thấy những nguyên tắc này là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Thứ nhất, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. _ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Luật Hôn nhân và gia đình Trang 3 Cần được hiểu là, hôn nhân phải được xác lập trên cơ sở do nam và nữ tự nguyện quyết định, người nam không được phép ép buộc, lừa dối đối với người nữ và ngược lại; và không ai được phép cưỡng ép, hoặc cản trở nam nữ kết hôn. Nhà nước luôn đảm bảo nguyên tắc tự do trong hôn nhân, tự do lựa chọn người bạn đời nhằm chung sống lâu dài, hạnh phúc, song tự do trong hôn nhân không có nghĩa là yêu đương, kết hôn bừa bãi, tùy tiện, thiếu suy nghĩ, cân nhắc chín chắn, tự do ngoài vòng pháp luật, mà tự do trong việc xác lập quan hệ hôn nhân nhưng phải tuân thủ pháp luật. Tính chất tự nguyện trong hôn nhân không chỉ thể hiện khi kết hôn, mà còn được thể hiện trong suốt quá trình chung sống của vợ chồng và khi ly hôn. Sự tự nguyện là yếu tố đảm bảo cho các thành viên trong gia đình chung sống với nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. _ Hôn nhân một vợ một chồng. Theo nội dung nguyên tắc này, để đảm bảo thực chất của quan hệ hôn nhân, loại trừ định kiến xã hội theo quan niệm “trai năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân, trong đó chỉ có một người vợ và một người chồng, các hành vi “đa thê” hoặc “đa phu” bị nghiêm cấm. Bởi bản chất của tình yêu là không thể chia xẻ, vợ chồng có trách nhiệm chung thủy với nhau và cùng xây dựng gia đình hạnh phúc, tiền bộ. Thực tiễn đã chứng minh hôn nhân chỉ có thể duy trì bền vững, lâu dài và việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng chỉ đạt được chỉ khi có sự đồng thuận về ý chí và hành vi giữa vợ, chồng. Đồng thời, pháp luật nghiêm cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, bên cạnh đó cũng xử lý đối với những người chưa có vợ, có chồng lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng. Tuy nhiên, ngoại trừ các trường hợp do hậu quả của chế độ cũ để lại (chế độ hôn nhân một vợ một chồng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa được thiết lập ở Việt Nam từ sau ngày 13/01/1960 ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và được áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 25/03/1977). Luật Hôn nhân và gia đình Trang 4 _ Vợ chồng bình đẳng. Pháp luật công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong hôn nhân. Được hiểu là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Để thực hiện quyền cơ bản của công dân, cũng như nhằm loại trừ định kiến xã hội trong xác định vai trò của người vợ trong gia đình “thuyền theo lái, gái theo chồng”, pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về nhân thân và tài sản: + Vợ, chồng được tự do lựa chọn về nơi cư trú, quốc tịch, dân tộc tôn giáo. + Quyền “gia trưởng” của người chồng trong gia đình đã bị phủ nhận bằng việc pháp luật cho phép vợ, chồng đều có quyền đại diện cho nhau và đại diện cho gia đình theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Quyền đại diện của người vợ trong các quan hệ hôn nhân và gia đình là bình đẳng không bị phân biệt. + Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. + Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật không phân biệt chức năng kinh tế do chồng hay vợ thực hiện mà đó là trách nhiệm chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp vì lý do giới tính, sức khỏe, nghề nghiệp, mức thu nhập mà công sức đóng góp ít hơn thì cũng không làm giảm hoặc mất quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung, lao động trong gia đình được tính ngang với lao động tạo ra của cải, vật chất. + Để tôn trọng quyền tự do cá nhân và sự độc lập nhất định của vợ, chồng, pháp luật thừa nhận vợ, chồng có quyền sở hữu tài sản riêng đối với những tài sản riêng họ có trước khi kết hôn, tài sản họ được thừa kế riêng, được tặng cho riêng... Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng mà không phụ thuộc vào ý chí của chồng, vợ mình. Tuy nhiên, quyền của vợ, chồng có tài sản riêng có thể bị hạn chế vì lợi ích chung của gia đình. Luật Hôn nhân và gia đình Trang 5 + Vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi thấy tình cảm giữa vợ chồng không còn và việc duy trì hôn nhân là không cần thiết và không có lợi cho gia đình. Việc ly hôn chỉ bị hạn chế trong trương hợp người chồng có yêu cầu ly hôn khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Mục đích của qui định này là gắn trách nhiệm của người chồng trong việc tạo điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng làm mẹ. Quyền yêu cầu ly hôn của người phụ nữ không bị hạn chế ngay cả khi đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vợ chồng đã ly hôn được tự do về hôn nhân có quyền kết hôn với người khác mà không phải chịu ràng buộc đối với quan hệ hôn nhân đã chấm dứt. + Khi ly hôn, nếu một bên khó khăn, túng thiếu có quyền yêu cầu bên kia cấp dưỡng cho mình, và bên còn lại phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. + Khi vợ chồng ly hôn, pháp luật công nhận nguyên tắc bình đẳng trong phân chia tài sản chung. Nếu không tự thỏa thuận với nhau phân chia tài sản chung, nhờ tòa án phân chia, thì về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, còn căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh gia đình, tình trạng tài sản, sản xuất và nghề nghiệp của vợ chồng... + Vợ chồng bình đẳng trong thừa kế và thừa kế di sản của nhau. Nguyên tắc này một mặt thể hiện tư tưởng chỉ đạo, định hướng hoặc trực tiếp ð điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, mặt khác góp phần chứng minh rằng Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thể hiện bản chất chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta quyết tâm xây dựng. Do đó chúng ta cần tìm hiểu làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên tắc này để việc áp dụng, tuyên truyền có hiểu quả và thực thi rộng rãi, vì “tế bào của xã hội” ấm no, hạnh phúc. Thứ hai, hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Luật Hôn nhân và gia đình Trang 6 Theo nguyên tắc này, chúng ta cần hiểu là khi xác lập quan hệ hôn nhân, nam, nữ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn như nhau, không có sự phân biệt, đối xử giữa người dân tộc này với dân tộc kia; giữa người theo tôn giáo này với người theo tôn giáo kia và cũng không có sự phân biệt giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Từ đó, cho thấy Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho công dân, bên cạnh đó còn thể hiện rõ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài, quyền lợi, nghĩa vụ cũng như những yêu cầu, đòi hỏi ở họ khi xác lập quan hệ hôn nhân, sau khi đã phát sinh quan hệ vợ chồng cũng không có sự phân biệt, đối xử, nhưng cần lưu ý là một số yêu cầu, đòi hỏi chặt chẻ hơn đối với quan hệ hôn nhân và gia đình ở những đối tượng này (do tính chất đặt thù). Thứ ba, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. _ Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Theo nguyên tắc này, nam và nữ kết hôn với nhau nhằm mục đích cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Để làm được những điều lớn lao này, vợ chồng phải sống chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau lựa chọn và tôn trọng quyền lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng, phải luôn tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, đồng thời phải luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. _ Các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Luật Hôn nhân và gia đình Trang 7 Với nguyên tắc này, cần được hiểu là các thành viên trong gia đình phải có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau xây dựng một gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau. Quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. + Cha, mẹ.  Có nghĩa vụ và quyền thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái.  Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.  Tôn trọng ý kiến của con.  Chăm lo cho việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.  Không được phân biệt, đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.  Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.  Không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. + Con.  Có bổn phận yêu quí, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.  Có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.  Nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm cha mẹ. + Ông, bà. Luật Hôn nhân và gia đình Trang 8  Có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống có mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.  Phải nuôi dưỡng cháu trong một số trường hợp cụ thể. + Cháu.  Có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. + Anh, chị, em.  Có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.  Có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. _ Không phân biệt đối xử giữa các con. Theo nguyên tắc này thì Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú khi tiếp nhận quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cha mẹ phải dành tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc các con. Thứ tư, Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. _ Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình. Mục đích của nguyên tắc này là thúc đẩy, bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật được hưởng một cách bình đẳng và đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người, và thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của họ. Nhà nước đặt ra những chế định nhằm hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình. _ Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ. Luật Hôn nhân và gia đình Trang 9 Theo nguyên tắc này, Nhà nước đặt ra những chế định nhằm giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ, bảo vệ quyền làm mẹ của phụ nữ. Có thể hiểu một cách khái quát rằng bảo vệ bà mẹ, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ là bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ như quyền sinh con, quyền chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân cũng như tài sản của người phụ nữ... Tính cần thiết yếu của việc ghi nhận nguyên tắc trong luật Hôn nhân và gia đinh Lịch sử đã chứng minh rằng, phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay đã có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong gia đình cũng như xã hội. Người phụ nữ là người chăm sóc, giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình, sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình... nên có vai trò to lớn trong cuộc sống gia đình và xã hội. Việc ghi nhận nguyên tắc này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc xóa bỏ tận gốc rễ những tàn dư còn lại của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đồng thời chống lại ảnh hưởng tiêu cực của hôn nhân và gia đình tư sản để củng cố chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, hạn chế những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường với quan hệ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể thấy bảo vệ quyền lợi của phụ nữ là vấn đề không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đạo lý, là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc mang tính toàn cầu. Do đó, một đòi hỏi tất yếu khách quan là phải bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ _ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Trước tiên, chúng ta cần hiểu kế hoạch hóa gia đình là gì? Kế hoạch hóa gia đình là nổ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. Để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, mỗi cặp vợ chồng phải thực hiện tốt chính sách dân số: Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, không phân biệt con trai hay Luật Hôn nhân và gia đình Trang 10 con gái. Đảm bảo xây dựng qui mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định về thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với qui mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và chính sách dân số của nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con. Có quyền lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khỏe, tâm lý và các điều kiện khác. Song song với việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, pháp luật nghiêm cấm các chủ thể lựa chọn giới tính thai nhi, nhằm đảm bảo sự cân bằng về mặt giới tính. Nhà nước nghiêm cấm những hành vi tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức như tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh ảnh.... hay loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Thứ năm, kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, phù hợp với đạo đức, văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, những giá trị này đang bị mai một, làm phai mờ nét đẹp văn hóa của hôn nhân và gia đình. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Nếu giá trị nào không còn phù hợp nữa cần phải loại bỏ, nếu giá trị nào vẫn còn ý nghĩa trong xã hội hiện thời thì phải phát huy. Bên cạnh đó cũng cần phải phát triển thêm những giá trị mới cho phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay. Cụ thể theo em chúng ta cần phải loại bỏ những giá trị không còn phù hợp nữa như: quan niệm cho rằng hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất; hoặc chỉ thừa nhận tạo sinh tự nhiên (quan hệ vợ chồng bình thường) mà không cho phép y học can thiệp cho những trường hợp hiếm muộn (như thụ tinh nhân tạo, vấn đề kế hoạch hoá gia đình...); hoặc có những giá trị cần được thẩm định lại như vấn đề ly dị, vấn đề hôn nhân đồng tính, nuôi con đơn thân…; nhưng cũng có những giá trị vẫn còn Luật Hôn nhân và gia đình Trang 11 nguyên ý nghĩa trong xã hội hiện thời. Những nội dung đó cần thiết phải được phát huy, chẳng hạn như: + Chỉ chấp nhận quan hệ hôn nhân một vợ một chồng giữa một người nam và một người nữ. + Quan hệ vợ chồng trọn đời chung thuỷ. + Đạo hiếu trong gia đình. + Kết cấu gia đình bền vững, có trật tự. + Vấn đề hoà giải trong quan hệ gia đình… Những nội dung trên là đặc trưng của hôn nhân, gia đình Việt Nam và thiết nghĩ nó cũng là giá trị trường tồn trong đời sống xã hội của con người, đặc biệt là với các xã hội phương Đông trong đó có Việt Nam. Vì vậy, những giá trị đó cần phải được gìn giữ, khai thác và phát huy trước hết là trong cộng đồng giáo dân Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Để phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình, chúng ta cần thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Từng bước biến chiến lược thành hiện thực đời sống. + Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phòng chống tham nhũng, lành mạnh hóa đời sống xã hội tạo môi trường văn hóa tốt đẹp, trong sạch để gia đình tồn tại, phát triển. + Có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phát triển hệ thống dịch vụ xã hội hướng vào hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa gia đình và lao động nội trợ. Luật Hôn nhân và gia đình Trang 12 + Đầu tư khảo sát, nghiên cứu từng bước chỉ ra những giá trị truyền thống tốt đẹp cần kế thừa, phát huy, những giá trị tiên tiến cần tiếp thu; đồng thời, chỉ ra những hạn chế, lạc hậu trong truyền thống cần loại bỏ, những tiêu cực, lệch lạc cần ngăn chặn. + Đề cao giáo dục gia đình, có biện pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức và nhân cách trẻ em. Xây dựng và hình thành nền tảng đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. + Chủ động tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các bộ luật gắn với gia đình, như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình. Với quan niệm nghiêm túc về hôn nhân, gia đình, sự thuỷ chung trong quan hệ vợ chồng và vấn đề tôn trọng sự sống, yêu thương con người cũng như là tính bền vững của gia đình đã thực sự có tác dụng to lớn đến việc xây dựng hôn nhân tiến bộ và gia đình hạnh phúc trước hết là đối với cộng đồng trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động như hiện nay. Thiết nghĩ, trong công cuộc xây dựng đất nước, những giá trị đó nếu được giữ gìn và phát huy thì ít nhiều chúng ta sẽ góp phần bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc trong mỗi gia đình và tiến tới xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, văn minh. Kết luận Như vậy có thể thấy, các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được thể hiện một cách rõ nét. Tuy chưa được thể hiện một cách triệt để toàn Luật Hôn nhân và gia đình Trang 13 diện, nhưng việc ghi nhận những nguyên tắc này cho thấy sự tiến bộ của pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Việc ghi nhận những nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn và quan trọng về cả lý luận và thực tiễn. Nó tạo nên sự thống nhất về những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Nhà nước trong toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Đồng thời tạo nên khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng những nguyên tắc này vào thực tiễn, nhằm bảo vệ quyền lợi của con người ngày càng tốt hơn trong xã hội hiện đại. Như vậy, qua những quá trình phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình thật sự là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Chủ đề: Tính nhân văn của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật Hôn nhân và gia đình Trang 14 “Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành đậm tính nhân văn”. Qua cơ chế giải quyết hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn, hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. BÀI LÀM Gia đình là tế bào của xã hội và là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Trong chừng mực nào đó có thể nói luật hôn nhân và gia đình là tập hợp các quy tắc chi phối sự thành lập và sự vận hành của gia đình. Có ba điều cơ bản liên quan đến gia đình mà từ phân tích những dữ liệu ấy, những nhà làm luât đề ra các quy tắc là: sự phối hợp giữa một nam với một nữ; nhằm tạo dựng một cuộc sống chung; việc sinh con và giáo dục cho con. Vai trò của luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là điều chỉnh những điều cơ bản ấy hoàn thiện hơn; và là để thể hiện “pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành đậm tính nhân văn”. Hôn nhân gia đình được pháp luật quy định trong nhiều văn bản pháp luật cụ thể là Hiến pháp 2013 quy đinh tại điều 36 “1. Nam nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.” có thể thấy rằng vấn đề hôn nhân được pháp luật tôn trọng; và được quy định cụ thể hơn trong luật hôn nhân và gia đình. Nhưng muốn hôn nhân được pháp luật công nhận nam, nữ phải đảm bảo được điều kiện kết hôn được quy định cụ thể trong Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 ( LHNGĐ ) qua đây chúng ta thấy được những quy định này toát lên tính nhân văn mà pháp luật muốn hướng tới là mọi người đều bình đẳng như nhau và được pháp luật bảo vệ. Một trong những vấn đề mà nhà làm luật quan tâm đó chính là độ tuổi theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 LHNGĐ 2014 quy định “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” so với LHNGĐ 2000 thì độ tuổi trong luật hôn nhân hiện hành tính tuổi tròn nghĩa là vấn đề về sinh học được quan tâm hàng đầu vì tới độ tuổi này thì tâm sinh lý của con người cơ bản đã được hoàn thiện; và nhất là sức khỏe của người mẹ và em bé sinh ra cũng được tốt hơn. Nhưng trong thực tế cũng có những trường hợp Luật Hôn nhân và gia đình Trang 15 ngoại lệ về độ tuổi nhưng quan hệ vợ chồng vẫn được công nhận; đó là khi nam hoặc nữ không đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn sống chung như vợ chồng và đã có con khi phát hiện ra thì họ vẫn chung sống hạnh phúc và đủ tuổi theo nguyên tắc thì hôn nhân của họ là trái pháp luật, nhưng Hội đồng xét xử theo hướng vẫn công nhận quan hệ vợ chồng đây là cách xét xử linh hoạt của Hội đồng nó cũng phản ánh được tính nhân văn mà pháp luật muốn hướng tới không phải vấn đề nào cũng phải áp dụng đúng luật, sao lại phải hủy hôn nhân khi mà quan hệ vợ chồng của họ đang hạnh phúc dù trước đó đã xảy ra sai phạm; cách xét xử như vậy cần được nâng cao hơn nữa theo đúng tinh thần về quyền con người,quyền công dân được pháp luật tôn trọng. Vấn đề về điều kiện kết hôn được pháp luật coi trọng không thể bỏ qua và quy định rất chặt chẽ đó là sự tự nguyện theo như Điểm b Khoản 1 LHNGĐ 2014 “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” và chúng ta phải hiểu tự nguyện là như thế nào? Tự nguyện là theo ý chí của cả hai bên, do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở việc kết hôn. Đây là vấn đề mà nhà làm luật muốn hướng tới nhằm coi trọng sự tự nguyện của cả hai bên tránh được trường hợp kết hôn mà không có sự tự nguyện của cả hai bên; có thể thấy rằng đây là một bước tiến của pháp luật hôn nhân đã xóa bỏ sự lạc hậu của phong kiến như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, xóa bỏ tư tưởng lạc hậu của Nho giáo hôn nhân là vì của gia tộc, dòng họ chứ không phải vì đôi bên nam, nữ; dưới chế độ tư bản mặc dù hôn nhân đã đảm bảo được sự tự nguyện nhưng do vật chất chi phối nên cũng không đảm bảo được tính tiến bộ trong hôn nhân; đấy là sự tiến bộ mà pháp luật hôn nhân và gia đình muốn hướng tới. Mặc dù trong thời kỳ kháng chiến tình cảnh đất nước còn nhiều rối ren nhưng pháp luật lúc bấy giờ có xu hướng xóa bỏ sự lạc hậu của thời kỳ phong kiến như ban hành sắc lệnh 97- SL 22.05.1950 về xóa bỏ các quy định lạc hậu về dân sự trong Dân luật Bắc, Dân luật Trung, Dân luật giản yếu 1883 và những quy định lạc hậu khác có thể thấy đây là bước đệm lớn của pháp luật hôn nhân và gia đình tạo điều kiện cho luật hôn nhân về sau quy định cụ thể hơn về sự tự nguyện của nam, nữ khi kết hôn không chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài. Khi quan hệ vợ chồng được xác lập sự tự nguyện vẫn phải được coi trọng việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền về hôn nhân và gia đình của vợ, chồng vẫn phải trên nguyên tắc tự nguyện, theo tinh thần mọi vấn đề trong gia đình đều phải do vợ chồng Luật Hôn nhân và gia đình Trang 16 bàn bạc, thỏa thuận. Trong thực tế vẫn có trường hợp hôn nhân vi phạm sự tự nguyện nhưng vẫn được công nhận quan hệ vợ, chồng đó sự linh hoạt trong cách xét xử và cần được áp dụng đó là khi hôn nhân của họ tồn tại hạnh phúc mặc dù trước đó đã vi phạm. Có thể thấy rằng pháp luật hôn nhân và gia đình mang đậm tính nhân văn, coi trọng hôn nhân của hai bên nam, nữ đã lựa chọn hướng tới một xã hội công bằng và dân chủ, văn minh. Việc xác định người có đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia vào quan hệ hôn nhân rất quan trọng vì năng lực hành vi đầy đủ mới hướng tới xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc; và được quy định cụ thể tại Điểm c Khoản 1 Điều 8: “Không bị mất năng lực hành vi dân sự” đây cũng là yếu tố cần có để đủ điều kiện kết hôn, nhưng chúng ta cần hiểu rằng như thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự theo như Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2005 quy định thì người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Khi một người đã mất năng lực hành vi thì sẽ không được kết hôn vì họ không thể hiện được ý chí khi tham gia kết hôn; cơ quan hộ tịch có quyền từ chối việc đăng ký kết hôn khi phát hiện ra người đó bị mất năng lực hành vi dân sự và được quyền yêu cầu người đó chứng minh là họ không bị mất năng lực hành vi dân sự. Quy định này nhằm đảm bảo cho hôn nhân được thiết lập trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và thực hiện được các nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, trách nhiệm của gia đình đối với xã hội; nhằm đảm bảo cho sự phát triển của đứa trê sau này khoa học đã chứng minh được rằng chứng bệnh làm cho họ bị mất năng lực hành vi dân sự cũng có khả năng di truyền cho thế hệ sau, làm suy thoái vốn gen cũng như là tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mặc dù quy định chặt chẽ như vậy nhưng trong thực tế vẫn xảy ra tình trạng gia đình đã biết người đó bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn cố tình cho họ đăng ký kết hôn và họ đã vi phạm điều cấm của kết hôn là lừa dối và cũng chỉ xử phạt vi phạm hành chính theo như Nghị định 87/2001/ NĐ-CP nhưng cần có chế tài xử phạt cứng rắn hơn nữa để bảo vệ cho bên bị lừa dối chứng tỏ sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật đồng thời cũng thể hiện được tính nhân văn mà pháp luật hôn nhân và gia đình đang hướng tới. Luật Hôn nhân và gia đình Trang 17 Để hướng tới hôn nhân hợp pháp ngoài việc tuân thủ điều kiện về độ tuổi, về sự tự nguyện thì họ cũng phải không thuộc trường hợp vi phạm điều cấm mà luật hôn nhân và gia đình bảo vệ được quy định trong Điểm d Khoản 1 Điều 8: “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”. Nếu nam, nữ thuộc trường hợp cấm thì không được kết hôn; đảm bảo cho việc kết hôn đúng pháp luật và ngăn chặn hâu quả xảy ra. Thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc xây dựng quan hệ gia đình và hôn nhân tốt đẹp, cũng là cách nhìn nhận của những nhà làm luật khi đề cao quyền con người trong quan hệ hôn nhân và gia đình. - Kết hôn giả tạo là việc kết hôn không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và tạo lập gia đình mà vì mục đích khác như lợi dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài hoặc hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Ly hôn giả tạo là lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt mục đích khác mà không muốn hướng đến cùng là chấm dứt hôn nhân. Việc kết hôn hay ly hôn giả tạo hướng đến các mục đích tư lợi thông qua viêc tuân thủ các quy định của pháp luật. Việc kết hôn hay ly hôn giả tạo thực chất không vi phạm sự tự nguyện trong hôn nhân nhưng lại không đảm bảo tính tiến bộ trong hôn nhân. Chúng ta có thể nhận thấy rằng các nhà làm luật đã dự trù được việc lợi dụng kết hôn hay ly hôn giả tạo nhưng cũng cần chứng minh việc kết hôn hay ly hôn của nam, nữ là giả tạo thì hôn nhân đó mới trái pháp luật và chịu sự điều chỉnh của các chế tài pháp luật, đảm bảo được tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật khi lợi việc này để có thể kết hôn với người nước ngoài để trở thành công dân nước đó mà không cần phải trải qua quá trình kiểm soát nhập tịch gay gắt của một số nước hay việc ly hôn để trốn tránh trách nhiệm liên đới của vợ, chồng khi phát sinh các vấn đề về tài sản. Nhà nước có những chế tài để kiểm soát tình trạng kết hôn, ly hôn giả tạo NĐ 68/2002 hướng dẫn chi tiết về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Chỉ thị 15/2000/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. - Tảo hôn là việc nam, nữ hoặc cả hai bên kết hôn mà chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành vấn đề này thường xảy ra trong thời kỳ phong kiến Luật Hôn nhân và gia đình Trang 18 nhưng từ khi pháp luật hôn nhân ngày càng hoàn thiện đã xóa bỏ hầu hết những hủ tục lạc hậu này; nhưng ở một số nơi biên giới trình độ nhận thức vẫn còn lạc hậu tình trạng này vẫn còn xảy ra; điều này cho thấy tảo hôn vẫn là một vấn đề nhức nhối chưa giải quyết tận gốc nhưng nó cũng cho thấy một điều là pháp luật đã khuyến khích phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp và tiến tới xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu Nhà nước ban hành Nghị định 32/2002/NĐ-CP quy định việc áp dụng luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. Cưỡng ép kết hôn là hành vi của người thứ ba buộc nam, nữ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ; ép buộc kết hôn là hành vi của bên nam hoặc nữ buộc bên kia phải kết hôn với mình trái với nguyện vọng của họ; lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai sự thật về nhân thân, hoàn cảnh của mình nên đã đồng ý kết hôn; cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, yêu sách của cải hoặc các hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn những hành vi trên đây đều bị pháp luật cấm và có chế tài xử lý khi vi phạm như NDD87/2001/NĐ- CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Có thể thấy rằng hôn nhân là vấn đề phức tạp mà quyền của công dân, quyền của con người luôn bị xâm phạm vậy chế tài hình sự cũng có quy định về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ Điều 146; và tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn Điều 148. - Vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điểm c Khoản 2 Điều 5 LHNGĐ 2014 nêu rõ “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” pháp luật quy định chặt chẽ vậy cũng dựa trên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng trên nền tảng của hôn nhân tự nguyện, tiến bộ các bên dễ dàng thực hiện tốt chế độ hôn nhân, một nhà triết học đã từng nói “Bản chất của tình yêu là không chia xẻ được…nên hôn nhân dựa trên tình yêu nam và nữ, do ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng” pháp luật nghiêm cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, đồng thời cũng xử lý đối với những người chưa có vợ, có chồng lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có chồng và chế tài hành chính, hình sự cũng có quy định như Điều 147 của BLHS. Người tham gia kết hôn có trách nhiệm chứng minh tại thời điểm kết hôn họ không có vợ, có chồng; nếu đã có thì Luật Hôn nhân và gia đình Trang 19 phải chứng minh là đã ly hôn hoặc vợ chồng họ đã chết, đối với người chưa kết hôn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tình trạng hôn nhân hoặc văn bản chứng nhận tình trạng độc thân. Nhưng thực tế cũng có trường hợp một người có nhiều vợ hoặc nhiều chồng nhưng vẫn được pháp luật công nhận là do tình cảnh đất nước con chiến tranh chia cắt thành hai miền nam bắc mỗi miền có một chế độ chính trị khác nhau nên việc áp dụng luật hôn nhân và gia đình không đồng đều nên căn cứ theo Nghị quyết 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 để xử lý “ Nếu một người có nhiều vợ mà tất cả những cuộc hôn đó đã được tiến hành trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc (ngày công bố Luật HNGĐ 1959)hoặc trước ngày 25/03/1977 ở miền Nam (ngày công bố văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước) thì khi người chồng chết, tất cả những người vợ (nếu còn sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, người chồng cũng là người thừa kế ở hàng thứ nhất của những người vợ đã chết ” hay là Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978 về hướng dẫn xử lý các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác. Để thấy được nhằm khắc phục lỗ hổng của pháp luật và bảo vệ người ngay tình các nhà làm luật đã quy định cho phép những trường hợp ngoại lệ mà pháp luật hôn nhân và gia đình lúc ấy còn nhiều hạn chế đảm bảo tính công bằng của pháp luật. - Cấm kết hôn giữa những người có phạm vi ba đời cụ thể theo Điểm d Khoản 2 Điều 5: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha,mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng” việc cấm kết hôn như vậy nhằm đảm bảo di truyền cho thế hệ về sau tốt hơn trước tránh được những hậu quả không mong muốn xảy ra, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội, và cũng là nhằm đề cao truyền thống đạo đức gia đình Việt không bị xóa mòn đi ngược lại với quan hệ cha, mẹ, con của giữa các thế hệ có bổn phận với nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm pháp luật đảm bảo Vấn đề hôn nhân đồng giới là điểm sáng trong LHNGĐ 2014 được quy định tại Khoản 2 Điều 8: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới Luật Hôn nhân và gia đình Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan