Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên tắc bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta...

Tài liệu Nguyên tắc bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta

.PDF
54
849
58

Mô tả:

Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 36 (2010-2014) ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRỰC TIẾP LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở NƯỚC TA GVHD: Ths. Đinh Thanh Phương Bộ môn Luật Hành Chính SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý MSSV: 5106118 Lớp Luật TM2- K36 Cần Thơ 11/2013 GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 0 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta LỜI CẢM ƠN  Trong suốt thời gian học tập tại môi trường Đại học Cần Thơ nói chung và khoa Luật nói riêng. Em đã học tập được rất nhiều kiến thức có ích cho bản thân. Không chỉ là những kiến thức về chuyên ngành được đào tạo trên giảng đường, mà còn rất nhiều kinh nghiệm sống tốt từ các thầy cô bạn bè. Có thể nói quãng đường đại học đã giúp em trưởng thành hơn rất nhiều trong cuộc sống. Tuy trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân em không ít lần gặp khó khăn và thất bại nhưng với sự cố gắng và nổ lực của chính bản thân cũng như những lời động viên chân thành từ thầy cô, bạn bè và những người thân, đến nay cơ bản em đã đi đến những giây phút cuối của chặng đường sinh viên. Với chặng đường ngắn ngủi còn lại em sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình không phụ lòng mong mỏi của tất cả những người tin yêu em. Nhân đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Trường đại học Cần Thơ- một ngôi trường mơ ước đã tạo điều kiện để em học tập thật tốt trong suốt thời gian qua. Cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã truyền dạy kiến thức quý báu cho em suốt quãng thời gian học tập. Chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn luật Thương mại đã giúp em nắm bắt rõ hơn chuyên ngành học của mình. Và đặc biệt là thầy Đinh Thanh Phương người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp - và đó cũng là chặng đường quan trọng cuối cùng của quãng đời sinh viên chúng em! Xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Thầy! Trong quá trình thực hiện đề tài, do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì thế, sự đóng góp ý kiến chân thành từ quý thầy cô là điều đáng quý nhất mà em nhận được. Có như vậy em mới có thể cải thiện những mặt thiếu sót của chính bản thân và dần hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Cuối lời em xin kính chúc thầy Đinh Thanh Phương và tất cả các quý thầy cô được nhiều sức khỏe, niềm vui và luôn thành công trên con đường giảng dạy của mình! Trân trọng! Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sv. Trần Thị Ngọc Như Ý GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 1 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………… Cần thơ, ngày GVHD: Đinh Thanh Phương tháng năm 2013 SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 2 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………… Cần thơ, ngày GVHD: Đinh Thanh Phương tháng năm 2013 SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 3 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 7 2. Mục tiêu nguyên cứu đề tài........................................................................................... 8 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 9 5. Kết cấu đề tài.................................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẦU CỬ ............................................................ 10 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA BẦU CỬ ........................................ 10 1.1.1. Khái niệm về bầu cử ............................................................................................ 7 1.1.2. Vai trò của bầu cử ................................................................................................ 8 1.1.3. Ý nghĩa của bầu cử ............................................................................................. 15 1.2. QUYỀN BẦU CỬ VÀ QUYỀN ỨNG CỬ .............................................................. 17 1.2.1. Quyền bầu cử ...................................................................................................... 17 1.2.1.1. Khái niệm quyền bầu cử ................................................................................ 17 1.2.1.2. Nội dung quyền bầu cử .................................................................................. 18 1.2.1.3. Các trường hợp không được quyền bầu cử ................................................... 18 1.2.2 Quyền ứng cử....................................................................................................... 16 1.2.2.1. Khái niệm quyền ứng cử ................................................................................ 19 1.2.2.2. Nội dung quyền ứng cử .................................................................................. 20 1.2.2.3. Các trường hợp không được quyền ứng cử ................................................... 20 1.3. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG HOẠT ĐỘNG BẦU CỬ ...................................... 18 1.3.1. Khái niệm nguyên tắc bầu cử............................................................................ 21 1.3.2. Nguyên tắc bầu cử phổ thông............................................................................ 22 1.3.3 Nguyên tắc bình đẳng ......................................................................................... 23 1.3.4. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp .............................................................................. 23 1.3.5. Nguyên tắc bỏ phiếu kín .................................................................................... 24 1.4. QUY TRÌNH BẦU CỬ ............................................................................................. 25 1.4.1. Ứng cử theo quy định tại Điều 2 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và điều 2 Luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân .................................................................. 25 GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 4 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta 1.4.2. Hiệp thương ........................................................................................................ 22 1.4.3. Tiến hành các hoạt động tuyên truyền vận động bầu cử và tiến hành bầu cử .................................................................................................................................... 26 1.4.4. Tổng kết kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử và tiến hành bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có) đồng thời giải quyết khiếu nại tố cáo về bầu cử ............................... 26 1.4.5. Tiến hành các hoạt động bầu cử bổ sung (nếu có) .......................................... 26 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRỰC TIẾP ................... 24 2.1. CƠ SỞ CỦA NGUYÊN TẮC TRỰC TIẾP TRONG BẦU CỬ ........................... 24 2.2. CƠ SỞ HIẾN ĐỊNH VÀ PHÁP ĐỊNH CỦA NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRỰC TIÊP .................................................................................................................................. 30 2.2.1. Cơ sở Hiến định .................................................................................................. 27 2.2.2. Cơ sở pháp định ................................................................................................. 27 2.3. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRỰC TIẾP ................................... 28 2.3.1. Giai đoạn đến nơi bầu cử................................................................................... 28 2.3.2. Giai đoạn ghi phiếu bầu..................................................................................... 29 2.3.3. Giai đoạn bỏ phiếu bầu ...................................................................................... 29 2.4. NHỮNG ĐẢM BẢO CHO NGUYÊN TẮC TRỰC TIẾP .................................... 30 2.4.1. Những quy định đảm bảo cho nguyên tắc trực tiếp trước khi tiến hành bầu cử ............................................................................................................................ 30 2.4.2. Những quy định đảm bảo cho nguyên tắc trực tiếp trong quá trình tiến hành đến kết thúc buổi bầu cử .................................................................................... 33 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRỰC TIẾP Ở NƯỚC TA ...................... 36 3.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC QUA VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRỰC TIẾP ........................................................................................... 36 3.2. MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC BẦU CỬ TRỰC TIẾP .............................................................................................................. 37 3.2.1. Về quy định của pháp luật ................................................................................ 37 3.2.1.1. Những bất cập ................................................................................................ 37 3.2.1.2. Kiến nghị và hướng giải quyết ....................................................................... 38 3.2.2. Về việc áp dụng nguyên tắc bầu cử trực tiếp .................................................. 40 GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 5 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta 3.2.2.1. Những bất cập ................................................................................................ 40 3.2.2.2. Kiến nghị và hướng giải quyết ....................................................................... 41 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 45 GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 6 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, ở đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng nhiều biện pháp, trong đó có phương pháp thông qua người đại diện do nhân dân bằng chính lá phiếu của mình bầu ra trong một cuộc bầu cử. Những người đại diện sẽ thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước theo một nhiệm kì nhất định. Khi hết nhiệm kì như đã quy định, nhân dân lại tiếp tục thực hiện quyền làm của của mình chọn ra những người đại diện khác thông qua hoạt động bầu cử. Chính vì thế bầu cử có một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, sự lựa chọn của người dân góp phần quyết định đến tình hình phát triển chung của đất nước. Đối với bất kì một hoạt động nào khi diễn ra, nó cũng cần có những nguyên tắc để điều chỉnh. Và hoạt động bầu cử cũng không ngoại lệ, để đạt được kết quả thắng lợi cũng như để đảm bảo cho cuộc bầu cử được tiến hành một cách dân chủ Nhà nước ta cũng đã quy định những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bầu cử đó là các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc này luôn thống nhất và hỗ trợ với nhau trong suốt quá trình bầu cử của nước ta từ trước đến nay. Trong đó, nguyên tắc bầu cử trực tiếp là một trong những nguyên tắc cực kì quan trọng, nguyên tắc này đã thể hiện rõ nhất tính dân chủ trong bầu cử, phản ánh được ý chí nguyện vọng của người dân khi lựa chọn đại biểu mà họ cho là xứng đáng nhất để làm đại diện cho mình. Đúng với bản chất nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Thực tế trong những năm vừa qua, việc áp dụng nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử đã mang lại nhiều kết quả tốt, không chỉ là do sự phấn đấu của Đảng và nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện quyền bầu cử của công dân mà còn có sự hưởng ứng tham gia khá tích cực của toàn dân tộc Việt Nam. Song , bên cạnh những mặt tích cực thì tính dân chủ trong việc áp dụng nguyên tắc này lại chưa phát huy hết vai trò của nó một cách đúng nghĩa. Sự thay đổi không ngừng nghỉ của xã hội khiến cho công tác thực hiện nguyên tắc còn nhiều khó khăn và dẫn đến một số quy định trong các nguyên tắc bầu cử nói chung và nguyên tắc bầu cử trực tiếp nói riêng không còn phù hợp hoặc những nhà làm luật chưa thể dự liệu được tất cả các trường hợp do sự thay đổi quá nhanh chóng trong xã hội mà đưa ra những GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 7 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta quy định kịp thời nhằm để đảm bảo được tính dân chủ trong bầu cử một cách tốt nhất có thể. Bên cạnh đó có những cán bộ của Đảng và nhà nước còn lơ là trong công tác bầu cử. Họ chưa nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện và tuyên truyền đến người dân giúp họ có thể hiểu rõ vai trò của việc bầu cử trực tiếp quan trọng như thế nào trong việc xây dựng nhà nước. Tuy bầu cử trực tiếp chỉ là một trong những nguyên tắc của bầu cử trực tiếp. Xét về tổng quát nguyên tắc này chỉ là một nguyên tắc nhỏ trong cả thảy 4 nguyên tắc trong hoạt động bầu cử. Và cả bốn nguyên tắc đều thể hiện được vai trò của mình, nếu thiếu một trong bốn nguyên tắc thì đảm bảo cuộc bầu cử sẽ không diễn ra theo đúng nghĩa dân chủ của nó. Nhưng đối với bản thân người viết nhận thấy rằng nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc thể hiện rõ nhất quyền làm chủ của nhân dân ta trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước, nguyên tắc này giúp người dân trực tiếp bầu người đại diện mà họ cho là xứng đáng nhất. Đồng thời cũng thể hiện được ý thức của mỗi người dân trong việc thực hiện quyền làm chủ đất nước. Và thực tiễn áp dụng nguyên tắc trực tiếp có những thuận lơi khó khăn như thế nào? Đó là lí do mà người viết chọn đề tài “ Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nguyên cứu đề tài Mặc dù nguyên tắc trực tiếp được quy định rõ trong Hiến pháp và các luật bầu cử (Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân). Tuy nhiên, việc áp dụng và thực hiện nguyên tắc này vào đời sống thực tế vẫn còn nhiều bất cập, khiếm khuyết và hạn chế. Vì thế mục tiêu mà người viết muốn tìm đến trong việc nghiên cứu đề tài này là phân tích những quy định về nguyên tắc bầu cử trực tiếp để hiểu rõ bản chất của bầu cử trực tiếp là như thế nào, nội dung thực hiện ra sao, những quy định nào để đảm bảo nguyên tắc trực tiếp mà luật đã quy định sẵn, và nhìn vào thực tế áp dụng nguyên tắc này qua các cuộc bầu cử còn có những thiếu sót, chưa hoàn thiện chỗ nào. Từ đó người viết rút ra những bài học riêng cho bản thân và đưa ra một số bất cập mà người viết nhận thấy qua việc nghiên cứu, đồng thời nêu ra những giải pháp sửa đổi với mong muốn là đóng góp một phần nào đó để nguyên tắc trực tiếp ngày trở nên hoàn thiện. Tạo điều kiện cho việc thực hiện các cuộc bầu cử sau được khách quan,dân chủ và toàn diện hơn nữa. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 8 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta 3. Phạm vi nghiên cứu Do đề tài nghiên cứu là “ Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta” nên người viết chỉ giới thiệu sơ lược về bầu cử và điểm qua các nguyên tắc trong bầu cử, quy trình bầu cử một cách khái quát. Người viết chỉ tập trung phân tích những quy định của nguyên tắc trực tiếp và nêu lên thực tiễn áp dụng nguyên tắc từ đó đưa ra giải pháp và kết luận vấn đề. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp mà người viết chủ yếu sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài là phân tích những quy định của luật, đồng thời đưa ra những nhận định phân tích và kết luận nhận định, đối chiếu so sánh những quy định về bầu cử trực tiếp qua các thời kì, Thống kê thu thập tỉ lệ cử tri tham gia bầu cử…Đặc biệt người viết còn dựa vào các tài liệu đã được nghiên cứu sẵn của các sinh viên khóa trước hay tài liệu chuyên ngành từ những sách, báo, mạng Internet có liên quan để tham khảo và học hỏi theo sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn để hoàn thành đề tài. 5. Kết cấu đề tài Với đề tài này người viết phân chia thành ba chương như sau: Chương 1: Lí luận chung về bầu cử Chương 2: Nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp ở nước ta Và cuối cùng là phần kết luận. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 9 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẦU CỬ Điều 6 Hiến pháp 1992 khẳng định “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Để có Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công - nông - trí vững chắc như ngày nay, không thể không kể đến vai trò của pháp luật bầu cử, được xây dựng, ban hành và thực thi trong những năm vừa qua. Bằng việc nhân dân lựa chọn và trao quyền thông qua chế độ bầu cử, nhân dân đã ủy thác quyền lực cho những người đại diện. Ở Việt Nam, chế độ bầu cử giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy dân chủ của nhân dân. Đến với chương “Lí luận chung về bầu cử” người viết xin giới thiệu khái niệm, vai trò ý nghĩa của bầu cử, hay còn tìm hiểu như thế nào là quyền bầu cử, quyền ứng cử khái niệm và nội dung của từng quyền, những người nào không được quyền ứng cử hay bầu cử. Tìm hiểu sơ lược về các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử và quy trình bầu cử được diễn ra như thế nào. Đầu tiên xin được giới thiệu về khái niệm, vai trò cũng như ý nghĩa của bầu cử. 1.1 . KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA BẦU CỬ Bầu cử là một chế định quan trọng trong việc phát huy dân chủ, vì bầu cử gắn liền với chế độ dân chủ đại diện, nên vai trò của nó rất được đề cao trong các nền dân chủ đương đại. Bằng việc nhân dân lựa chọn và trao quyền thông qua chế độ bầu cử, nhân dân đã ủy thác quyền lực cho những người đại diện. Họ nhận được quyền lực từ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chính quyền mới ra đời là kết quả của chế độ bầu cử tiến bộ, công bằng, mang tính hợp pháp và tính chính đáng. Chính vì lẽ đó, bầu cử có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. 1.1.1. Khái niệm về bầu cử Nói về khái niệm bầu cử có rất nhiều khái niệm khác nhau, mỗi khái niệm đều thể hiện thống nhất bản chất của bầu cử là như thế nào, giúp người đọc thông hiểu và không đối lập nhau về ý chí cũng như bản chất vốn có của bầu cử. Chúng ta có thể hiểu sơ lược ngữ nghĩa của từ bầu cử như thế này: Theo người viết thì "Bầu" là chọn ra ra một cá nhân hay tập thể nào đó để giao cho họ đảm nhận một chức vụ hoặc hưởng một vinh dự mà xét thấy họ xứng đáng thông qua việc bỏ phiếu hoặc biểu quyết. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 10 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta "Cử" là việc lựa chọn ra để chính thức giao cho họ- Người được bầu một trách nhiệm hoặc gánh vác một nhiệm vụ nào đó và họ phải thực hiện. Từ đó bản thân người viết khái quát được khái niệm của bầu cử như sau: Bầu cử là cách thức mà thông qua đó nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình, nhân dân thành lập ra cơ quan đại diện cho họ, bầu ra đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình vào cơ quan đại diện mà họ thành lập ra và những người được bầu ra đó sẽ tham gia thực hiện quyền lực nhà nước. Hay trong Hiến pháp thuật ngữ “bầu cử” còn được hiểu là thủ tục thành lập cơ quan nhà nước hay chức danh nhà nước, thủ tục này được thực hiện bởi sự biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện cử tri) với điều kiện để bầu một đại biểu (chức danh) phải có từ hai ứng cử viên trở lên. Định nghĩa trên cho phép phân biệt bầu cử với phương pháp khác thành lập cơ quan nhà nước như bổ nhiệm.1 Bên cạnh đó còn có khái niệm về bầu cử như sau: Bầu cử là thủ tục mà theo đó một nhóm người xác định (nhân dân, cử tri, tập thể, cá nhân) bầu ra một hay nhiều người thể hiện chức năng xã hội nào đó.2 Như vậy bầu cử có thể khái quát chung lại là việc một công dân ở một độ tuổi nhất định, thỏa mãn những điều kiện nhất định, được thể hiện ý chí, nguyện vọng, sự chọn lựa một hoặc một số người mà họ cho là đáng tin cậy để đảm nhận một chức vụ nào đó trong cơ quan Nhà nước. Việc bầu cử phải trãi qua những thủ tục nhất định để đảm bảo tính quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của công dân cũng như thật sự chọn ra những người có năng lực để phục vụ đất nước. Công dân muốn được tham gia bầu cử phải đáp ứng những điều kiện nhất định, vấn đề này sẽ được giải thích rõ ở phần tiếp theo. Bên cạnh đó, bầu cử giữ một vai trò rất quan trọng trong việc phát huy dân chủ ở mỗi quốc gia. 1.1.2. Vai trò của bầu cử Bầu cử không những là phương thức nhân dân lựa chọn và ủy thác quyền lực cho người đại diện, nó còn thể hiện rõ nét nhất Nhà nước “của nhân dân”, quyết định phương thức hoạt động “do nhân dân” để hướng tới mục đích “vì nhân dân” của Nhà nước. Do đó bầu cử có các vai trò quan trọng sau: 1 Trường ĐH Luật Hà Nội - Thái Vĩnh Thắng, Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài, Nxb Công an nhân dân Hà Nội, 2004, tr. 53. 2 Vũ Hồng Anh: Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006,tr.159. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 11 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta Thứ nhất Bầu cử có vai trò hợp pháp hóa chính quyền - nền tảng của mọi nhà nước pháp quyền. Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 của Liên hiệp quốc đã khẳng định: “Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của nhân dân; ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” (Điều 21). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị trịnh trọng tuyên bố “Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào… và không có sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: tham gia vào việc điều hành các công việc nhà nước một cách trực tiếp hoặc thông qua những người đại diện được họ tự do lựa chọn; bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình…” (Điều 25). Bằng bầu cử, nhân dân lựa chọn, thành lập ra cơ quan đại diện và ủy thác quyền lực cho họ. Họ thay mặt nhân dân, thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước, và như vậy mới là quyền lực hợp pháp.3 Ở Việt Nam, ngay sau khi mới được thành lập, chính quyền cách mạng phải đối phó với một tình thế hết sức khó khăn. Chính phủ lâm thời long trọng tuyên bố với thế giới: nước Việt Nam đã trở thành một nước tự do, độc lập. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời, song chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận. Mặc dù trong điều kiện thù trong, giặc ngoài, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng “Phải bầu ngay Quốc hội, càng sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được”, “Chỉ có Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ và chỉ có Chính phủ lập ra bởi Tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân. Sau hết cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một Hiến pháp, mới ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân và Chính phủ mới phá tan được hết những nghi 3 Vũ Văn Nhiêm - Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Công ty luật tnhh sài gòn minh luật, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=14974:vai-tro-ca-bu-ctrong-vic-xay-dng-nha-nc-phap-quyn-ca-dan-do-dan-va-vi-dan&catid=331:hien-phap-hanhchinh&Itemid=517, [ngày truy cập 14-08-2013]. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 12 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta ngờ ở trong cũng như ở ngoài với chính quyền nhân dân”.4 Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội mới, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến và kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế.5 Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, để thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc (từ 15-21/11/1975) đã quyết định tổ chức Tổng tuyển cử trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Quốc hội sẽ xác nhận thể chế nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và quy định Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất. Do vậy, Quốc hội khóa VI do nhân dân cả hai miền Nam, Bắc bầu ra (vào ngày 25/4/1976) là người đại diện hợp pháp cho toàn thể nhân dân Việt Nam.6 Do đó, ý chí của nhân dân là nền tảng của quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân chọn lựa cho mình người đại diện và ủy thác quyền lực cho họ. Nói cách khác, cơ quan đại diện nhận quyền lực từ nhân dân và thay mặt nhân dân để thực hiện quyền lực (chủ quyền nhân dân) trong bộ máy nhà nước. Chính vì lẽ đó, chính quyền được thành lập thông qua các cuộc bầu cử hợp pháp được cộng đồng quốc tế công nhận. 4 Vũ Văn Nhiêm - Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Công ty luật tnhh sài gòn minh luật, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=14974:vai-tro-ca-bu-ctrong-vic-xay-dng-nha-nc-phap-quyn-ca-dan-do-dan-va-vi-dan&catid=331:hien-phap-hanhchinh&Itemid=517, [ngày truy cập 14-08-2013]. 5 Vũ Văn Nhiêm - Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Công ty luật tnhh sài gòn minh luật, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=14974:vai-tro-ca-bu-ctrong-vic-xay-dng-nha-nc-phap-quyn-ca-dan-do-dan-va-vi-dan&catid=331:hien-phap-hanhchinh&Itemid=517, [ngày truy cập 14-08-2013]. 6 Vũ Văn Nhiêm - Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Công ty luật tnhh sài gòn minh luật, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=14974:vai-tro-ca-bu-ctrong-vic-xay-dng-nha-nc-phap-quyn-ca-dan-do-dan-va-vi-dan&catid=331:hien-phap-hanhchinh&Itemid=517, [ngày truy cập 14-08-2013]. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 13 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta Thứ hai, bầu cử có vai trò nền tảng của dân chủ - nội dung và biểu hiện quan trọng của mọi nhà nước pháp quyền. Trong nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân là cội nguồn của quyền lực nhà nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi nhân dân là cội rễ của quyền lực nhà nước: “Gốc có vững, cây mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.7 Người cho rằng, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, Nhà nước phải hoạt động vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất của mình. “Nước ta là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ trung ương đến xã đều do dân tổ chức lên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) hiện nay cũng khẳng định “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”. Trong một nền dân chủ đại diện, bầu cử tự do và công bằng đóng vai trò nền tảng để người dân quyết định cơ cấu chính trị và chính sách tương lai của họ. Người dân phải quyết định ai là người lãnh đạo của họ. Nếu không có các cuộc bầu cử tiến bộ và công bằng, sẽ không có cơ sở bảo đảm cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Do đó, bầu cử là một phương thức hợp pháp hóa quyền lực nhà nước mang tính phổ biến và là xu thế tất yếu của thế giới hiện đại. Và để đảm bảo công bằng, dân chủ trong việc thực hiện quyền làm chủ của mình đối với đất nước thì phải đảm bảo được cho mọi công dân, có đủ điều kiện sẽ được thực hiện quyền bầu cử của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Trong các cuộc bầu cử, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái, trai, tôn giáo, mức tài sản, trình độ văn hóa, không phân biệt nòi giống đều có quyền tham gia. Đó là một cách hợp lý để nhân dân lao động thực hành quyền thống trị của mình”.8 Nước ta là một nhà nước pháp quyền của dân, do dân vì dân, ở đó quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân, nên việc bầu cử là sự thực thi quyền lực nhà nước một cách gián tiếp của nhân 7 Vũ Kỳ, Bác Hồ viết Di chúc, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1989, tr. 7. 8 TS. Vũ Văn Nhiêm - Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Công ty luật tnhh sài gòn minh luật, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=14974:vai-tro-ca-bu-ctrong-vic-xay-dng-nha-nc-phap-quyn-ca-dan-do-dan-va-vi-dan&catid=331:hien-phap-hanhchinh&Itemid=517, [ngày truy cập 14-08-2013]. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 14 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta dân, nhân dân chọn ra những người mà mình tín nhiệm vào cơ quan nhà nước từ đó hình thành nên bộ máy nhà nước. Do đó, có thể khẳng định, bầu cử có vai trò nền tảng của dân chủ - nội dung và biểu hiện quan trọng của mọi nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, chế độ bầu cử và dân chủ đại diện có mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời. Chế độ bầu cử là nền tảng của dân chủ, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc kiến tạo chế độ dân chủ. Chế độ bầu cử là một trong những trụ cột trong cấu trúc dân chủ ở bất cứ nhà nước nào. Dân chủ và bầu cử gắn bó mật thiết như hình với bóng. Ở đâu có bầu cử tự do và trung thực, thì ở đó một chế độ dân chủ được nảy nở và phát triển9. Ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa, vai trò của chế độ bầu cử còn mang tính đặc thù, thẩm quyền xây dựng Hiến pháp được trao cho Quốc hội, cho nên, có thể hình dung rằng thông qua bầu cử, nhân dân trao những thẩm quyền quan trọng, như quyết định các vấn đề quan trọng nhất của cả nước địa phương cho cơ quan quyền lực nhà nước, trao cả quyền lập hiến cho Quốc hội.10 Do đó bầu cử chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng dân chủ- nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tóm lại, chế độ bầu cử là một định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng của mọi nhà nước pháp quyền. Việc thiết kế, thực thi chế độ bầu cử tiến bộ, phù hiệp là công việc quan trọng hàng đầu đối với bất cứ nhà nước pháp quyền nào, trong đó có Việt Nam.11 1.1.3. Ý nghĩa của bầu cử Bầu cử là hoạt động rất quan trọng của công dân, qua đó thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Cuộc bầu cử không áp đặt nhân dân họ hoàn toàn tự nguyện ý chí của mình tìm ra những người xứng đáng đại diện cho chính họ, 9 Lê Đình Chân (Giáo sư Luật khoa-Đại học Sài Gòn), Sự tuyển chọn dân chủ: bầu cử, Luật hiến pháp và các định chế chính trị, Sài Gòn, 1971, tr.127. 10 TS. Vũ Văn Nhiêm - Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Công ty luật tnhh sài gòn minh luật, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=14974:vai-tro-ca-bu-ctrong-vic-xay-dng-nha-nc-phap-quyn-ca-dan-do-dan-va-vi-dan&catid=331:hien-phap-hanhchinh&Itemid=517, [ngày truy cập 14-08-2013]. 11 TS. Vũ Văn Nhiêm - Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Công ty luật tnhh sài gòn minh luật, http://www.saigonminhluat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=14974:vai-tro-ca-bu-ctrong-vic-xay-dng-nha-nc-phap-quyn-ca-dan-do-dan-va-vi-dan&catid=331:hien-phap-hanhchinh&Itemid=517, [ngày truy cập 14-08-2013]. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 15 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta thay họ quản lí và điều hành đất nước. Bầu cử có những ý nghĩa như: - Bầu cử là một trong những chế định pháp luật quan trọng trong ngành luật Hiến pháp, là cơ sở pháp lí cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước.12 Chọn ra những người lãnh đạo quốc gia thật sự xứng đáng. - Bầu cử không chỉ tìm ra cho đất nước mà con tìm ra cho các cử tri một chính sách phát triển quốc gia đối với riêng mỗi người. - Bầu cử còn là phương pháp để thành lập cơ cấu của bộ máy nhà nước. Đây là phương pháp dân chủ thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, khác biệt hoàn toàn với phương pháp truyền ngôi, thế tập đã tạo thành hình thức chính thể quân chủ. Với tầm quan trọng như vậy, bầu cử trở thành yếu tố không thể thiếu trong chế độ xã hội dân chủ đương đại, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng các chế độ xã hội tiên tiến. Với phương pháp này, chính quyền được tổ chức là một chính quyền hợp pháp, được nhân dân thừa nhận.13 - Bầu cử là một trong những biện pháp tạo nên sự hợp pháp của chính quyền nhà nước. Với bầu cử, quyền lực nhà nước hình thành do sự ủy quyền của nhân dân. Bầu cử là hình thức mà nhân dân thực hiện sự trao quyền nhà nước thuộc về mình cho người đại diện cho nhân dân. Khi hết nhiệm kì nhất định nhân dân lại thực hiện quyền bầu cử của mình trao quyền lực cho người đại diện khác.14 - Bầu cử là công cụ để ứng cử viên thắng cử phải có trách nhiệm với những gì đã và chưa hoàn thành trong nhiệm kì của họ. Bằng bầu cử, nhân dân có quyền thay đổi những người cầm quyền không còn xứng đáng với niềm tin của nhân dân.15 - Ngay từ buổi đầu nhà nước ta đã thực hiện rõ tính dân chủ trong nhân dân.Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xa hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân,cuộc bầu cử ngày một chuyển hướng theo tính dân chủ cao và nó trở nên hết sức quan trọng,thành công trong cuộc bầu cử sẽ góp phần to lớn trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng. Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, với ý nghĩa đó cuộc bầu cử phải thật sự dân chủ và đúng luật. Nghĩa là cuộc bầu cử phải tiến hành 12 Phạm Thị Diễm, Luận văn, Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử, 2010,tr.7. 13 Phạm Thị Diễm, Luận văn, Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử, 2010,tr.8. 14 Phạm Thị Diễm, Luận văn, Các nguyên tắc trong hoạt động bầu cử, 2010,tr.8. 15 Nguyễn Thị Oanh, Luận văn, Tính dân chủ trong hoạt động bầu cử của Việt Nam, 2008, tr.15. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 16 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta theo một hệ thống các quy định pháp luật, chặt chẽ và dân chủ.16 1.2. QUYỀN BẦU CỬ VÀ QUYỀN ỨNG CỬ Điều 54, Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Như vậy, bầu cử và ứng cử là những quyền hiến định của công dân, do đó phải được tuyệt đối tôn trọng và thực hiện. Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội 1997 và điều 2 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 đã ghi nhận lại những quy định này của Hiến pháp. 1.2.1. Quyền bầu cử Quyền bầu cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu cho mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu, tức là quyền chủ động trong lựa chọn của công dân. 1.2.1.1. Khái niệm quyền bầu cử Theo quy định của pháp luật, quyền bầu cử được hiểu là công dân có quyền được lựa chọn để bầu người xứng đáng, đại diện cho mình ở các cơ quan quyền lực Nhà nước mà không bị bất kỳ sự cản trở nào. Quyền bầu cử bao gồm: quyền giới thiệu người ứng cử (đề cử), quyền tham gia các hoạt động bầu cử và quyền bỏ phiếu bầu.17 Luật quy định, trong thời gian lập danh sách cử tri, những công dân có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri; mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình cư trú (có thể là nơi thường trú hoặc tạm trú). Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu (cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân mỗi cấp) và phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bầu thay (trừ trường hợp quy định của pháp luật); khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.18 16 Nguyễn Thị Oanh, Luận văn, Tính dân chủ trong hoạt động bầu cử của Việt Nam, 2008, tr.15 và tr.16. 17 Trương Thị Hiền, Bầu cử, ứng cử - quyền chính trị cơ bản của công dân, DakLakonline, http://www.baodaklak.vn/channel/3485/201103/Bau-cu-ung-cu-quyen-chinh-tri-co-ban-cua-cong-dan1981113/, [ngày truy cập 14-08-2013]. 18 Trương Thị Hiền, Bầu cử, ứng cử - quyền chính trị cơ bản của công dân, DakLakonline, http://www.baodaklak.vn/channel/3485/201103/Bau-cu-ung-cu-quyen-chinh-tri-co-ban-cua-cong-dan- GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 17 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta 1.2.1.2. Nội dung quyền bầu cử Điều 54 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 và được thể chế hóa thành điều 2 của luật bầu cử đại biểu Quốc hội 1997 sửa đổi năm 2001 và 2010 và luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 sửa đổi năm 2010 có quy định: “Công dân, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, thành phần xã hội,tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử”. Như chúng ta đã biết, quyền bầu cử không chỉ là quyền bỏ phiếu mà còn có cả quyền đề cử. - Quyền bỏ phiếu bầu: Đối với quyền này thì công dân nếu thỏa mãn các điều kiện luật định sẽ trở thành cử tri và mặc nhiên họ sẽ được tham gia bầu cử. Do nguyên trong tắc bầu cử ở nước ta cách thức bỏ phiếu là bỏ trực tiếp vì vậy để thực hiện đúng nguyên tắc thì quyền bỏ phiếu bầu của cử tri chỉ được công nhận khi họ trực tiếp bỏ lá phiếu bầu cử mình vào thùng phiếu, trừ một số trường hợp luật định sẽ đề cập đến những phần sau. - Quyền đề cử: Ngoài quyền được bỏ phiếu thì cử tri còn có một đặc quyền nữa chính là quyền quyền giới thiệu người ứng cử hay còn gọi là đề cử. Nếu xét thấy người nào đó có đủ trình độ năng lực nhưng họ lại không tự ứng cử được thì cử tri có quyền đề cử họ với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan nhà nước ở trung ương hoặc địa phương cho các cơ quan này giới thiệu để được xem xét đưa họ vào danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Quyền bầu cử của công dân được quy định rất cụ thể, bên cạnh đó còn thấy được sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện quyền làm chủ của mình đối với đất nước, không có bất kỳ sự phân biệt, kỳ thị về tín ngưỡng, tôn giáo nào. Tuy nhiên không phải mọi công dân Việt Nam nào ở độ tuổi đủ 18 đều có quyền tham gia bầu cử. Đó là những trường hợp công dân không có quyền bầu cử. 1.2.1.3. Các trường hợp không được quyền bầu cử Để đạt chất lượng, Luật bầu cử đã cụ thể hóa và quy định một số hạn chế trong việc tham gia bầu cử đó là trường hợp không được ghi tên trong danh sách cử tri và trường hợp bị xóa tên trong danh sách cử tri (quy định tại điều 23 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và điều 25 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân). 1981113/, [ngày truy cập 14-08-2013]. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 18 Nguyên tắc Bầu cử trực tiếp lí luận và thực tiễn áp dụng ở nước ta - Trường hợp không được ghi tên trong danh sách cử tri: + Những người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật: Bản án theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 được hiểu là việc Tòa án quyết định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác; + Người đang phải chấp hành hình phạt tù (Theo điều 33, 34 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi năm 2009 thì phạt tù là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam có hoặc không có thời hạn nhất định); + Người đang bị tạm giam (Theo điều 70 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hoặc bị can bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên một năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội); + Người mất năng lực hành vi dân sự (Theo điều 22 Bộ luật Dân sự 2005 Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định). - Trường hợp xóa tên trong danh sách cử tri: Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt giam hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri. 1.2.2. Quyền ứng cử Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử làm đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân. 1.2.2.1. Khái niệm quyền ứng cử Quyền ứng cử là quyền của công dân tự thấy mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện và nguyện vọng đóng góp trí tuệ cho đất nước thì nộp hồ sơ cho tổ chức phụ trách bầu cử để được xem xét đưa vào danh sách hiệp thương. 19 19 Trương Thị Hiền, Bầu cử, ứng cử - quyền chính trị cơ bản của công dân, DakLakonline, http://www.baodaklak.vn/channel/3485/201103/Bau-cu-ung-cu-quyen-chinh-tri-co-ban-cua-cong-dan1981113/, [ngày truy cập 14-08-2013]. GVHD: Đinh Thanh Phương SVTH: Trần Thị Ngọc Như Ý 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan