Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyễn chích với căn cứ hoàng nghiêu trước khi tham gia khởi nghĩa lam sơn...

Tài liệu Nguyễn chích với căn cứ hoàng nghiêu trước khi tham gia khởi nghĩa lam sơn

.PDF
55
475
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HÀ VĂN DÀN NGUYỄN CHÍCH VỚI CĂN CỨ HOÀNG NGHIÊU TRƯỚC KHI THAM GIA KHỞI NGHĨA LAM SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HÀ VĂN DÀN NGUYỄN CHÍCH VỚI CĂN CỨ HOÀNG NGHIÊU TRƯỚC KHI THAM GIA KHỞI NGHĨA LAM SƠN Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Tống Thanh Bình Sơn La, năm 2014 Lời cảm ơn! Hoàn thiện khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Sử - Địa, Trƣờng Đại học Tây Bắc. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo – Th.s. Tống Thanh Bình – ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Đông Ninh - huyện Đông Sơn, UBND huyện Nông Cống, các trung tâm thông tin thƣ viện: thành phố Thanh Hóa, Trƣờng Đại học Hồng Đức, Trƣờng Đại học Tây Bắc đã cung cấp những thông tin, tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thiện khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè, đặc biệt là các bạn sinh viên Trƣờng Đại học Tây Bắc, Trƣờng Đại học Hồng Đức đã hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Do hạn chế về nguồn tài liệu, thời gian và năng lực nghiên cứu của bản thân nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, sửa chữa, bổ sung của thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận này đƣợc hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Ngƣời viết Hà Văn Dàn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa của đề tài......................... 4 4. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 4 5. Bố cục của khoá luận...................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT HOÀNG NGHIÊU ................. 6 1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 6 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đất Hoàng Nghiêu ................. 6 1.2.1. Núi ........................................................................................................... 6 1.2.2. Sông ......................................................................................................... 8 1.2.3. Đất đai ...................................................................................................... 9 1.2.4. Đồng ruộng............................................................................................. 10 1.2.5. Giao thông .............................................................................................. 10 1.3. Quá trình hình thành vùng đất Hoàng Nghiêu ............................................ 11 1.3.1. Quá trình hình thành làng xã ................................................................... 11 1.3.2. Quá trình hình thành các dòng họ ........................................................... 13 CHƢƠNG 2. NGUYỄN CHÍCH VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HOÀNG NGHIÊU ......................................................................................................... 15 2.1. Nguyễn Chích – thân thế và sự nghiệp ...................................................... 15 2.1.1. Thân thế ................................................................................................. 15 2.1.2. Sự nghiệp của Nguyễn Chích ................................................................. 16 2.2. Khởi nghĩa Hoàng Nghiêu ......................................................................... 21 2.2.1. Căn cứ Hoàng Nghiêu ............................................................................ 21 2.2.1.1. Vị thế của Hoàng Nghiêu..................................................................... 21 2.2.1.2. Quá trình hình thành căn cứ ................................................................. 22 2.2.1.3. Cấu trúc ............................................................................................... 24 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triến của cuộc khởi nghĩa ở Hoàng Nghiêu 27 2.2.2.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................... 27 2.2.2.2. Khởi nghĩa bùng nổ ............................................................................. 34 CHƢƠNG 3. VAI TRÒ CỦA NGUYỄN CHÍCH ĐỐI VỚI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC ĐẦU THẾ KỈ XV ............................................... 39 3.1. Những đóng góp của Nguyễn Chích tại căn cứ Hoàng Nghiêu .................. 39 3.2. Giá trị của thành Hoàng Nghiêu ................................................................ 41 3.2.1.Giá trị quân sự ......................................................................................... 41 3.2.2 Giá trị Lịch sử ......................................................................................... 43 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 47 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Đất Thanh Hóa là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, sản sinh rất nhiều anh hùng dân tộc. Nguyễn Chích – một ngƣời anh hùng áo vải đã góp phần làm nên thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn với kế hoạch Nam tiến đã xoay chuyển cục diện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đóng góp to lớn nhất của Nguyễn Chích là việc ông đã tham mƣu cho Lê Lợi chuyển hƣớng chiến lƣợc vào Nam, tạo nên bƣớc ngoặt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2. Nói đến khởi nghĩa Lam Sơn, không thể không nói đến Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích… điều đáng nói là trƣớc khi tham gia khởi nghĩa, họ đều là những ngƣời tài ba. Bản thân Nguyễn Chích từng là lãnh đạo một nghĩa quân đông đảo và giành nhiều thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống Minh. Trƣớc khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Chích với căn cứ Hoàng Nghiêu đã mở rộng địa bàn, đánh địch nhiều trận, làm chủ cả một vùng rộng lớn. Với tầm nhìn chiến lƣợc của một vị thủ lĩnh, Nguyễn Chích đã quyết định đem toàn bộ lực lƣợng gia nhập khởi nghĩa Lam Sơn để mƣu việc lớn cho đất nƣớc. Nguyễn Chích không chỉ nổi tiếng ở khởi nghĩa Hoàng Nghiêu với danh nghĩa là một tƣớng quân lãnh đạo nhân dân đứng lên chống quân xâm lƣợc Minh mà Nguyễn Chích còn nổi danh trong khởi nghĩa Lam Sơn. Ông đã sớm đến với khởi nghĩa Lam Sơn cùng với đội quân của mình dƣới trƣớng của Lê Lợi. Sự tham gia của ông cùng với kế sách tiến quân vào Nam đã làm xoay chuyển cả cục diện của cuộc khởi nghĩa. Tên tuổi và chiến công của ông trƣớc tiên phải nói đến những hoạt động gắn với căn cứ Hoàng Nghiêu và cuộc khởi nghĩa của ông tại đó. Nghiên cứu nhằm hiểu thêm về con ngƣời, tài năng của ông. 3. Tìm hiểu về căn cứ Hoàng Nghiêu và những cuộc khởi nghĩa của ông trƣớc khi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng với Lê Lợi tại căn cứ Hoàng Nghiêu để thấy rõ hơn về tài năng quân sự của ông. 4. Là ngƣời con của miền đất xứ Thanh – quê hƣơng Bá Thƣớc, lại đƣợc biết Nguyễn Chích thông qua những bài giảng của thầy cô, qua lời kể, qua tƣ liệu sách báo nên tôi muốn hiểu rõ hơn về vị tƣớng tài ba này 1 Từ những lý do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nguyễn Chích với căn cứ Hoàng Nghiêu trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn” làm đề tài khoá luận của mình. Với đề tài này tôi hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để giới thiệu với mọi ngƣời hiểu thêm về danh tƣớng Nguyễn Chích một anh hùng của miền đất xứ Thanh, có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về các danh tƣớng Lam Sơn nói chung, danh tƣớng Nguyễn Chích nói riêng từ lâu đã đƣợc giới nghiên cứu trong nƣớc và thậm chí là các học giả nƣớc ngoài rất quan tâm, chú ý. Sách Đại Nam nhất thống chí – Nxb KHXH Hà Nội năm 1970 – quyển 6 ghi quê quán, gia đình của Nguyễn Chích và thành cũ của ông bên núi Hoàng Sơn. Sách Lam Sơn thực lục – Nguyễn Diên Niên khảo chứng, NXb Hà Nội; hay cuốn Khâm Định việt sử thông giám cƣơng mục tập 1, Nxb GD Hà Nội – 1988; tác phẩm Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn – Nxb Hà Nội năm 1977, đều ghi chép về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và khẳng định: Nguyễn Chích là ngƣời đã lập nên nhiều chiến công lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lƣợc Minh và là nhà quân sự tài giỏi. Trong những công trình mang tính tổng quan có đề cập đến sự nghiệp của danh tƣớng Nguyễn Chích còn có cuốn “ Khởi nghĩa Lam Sơn”, do hai giáo sƣ Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn đồng chủ biên, đƣợc Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1977, chép Nguyễn Chích với kế hoạch chuyển hƣớng chiến lƣợc vào Nam. Cuốn “Võ tướng Thanh Hoá trong lịch sử dân tộc” của học giả Trần Văn Thịnh - Nxb Quân đội nhân dân năm 1997. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần có hẳn bộ “Danh tướng Việt Nam”, trong đó ông dành riêng tập hai nói về “Danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn” đƣợc Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2000. Ngoài ra một số lƣợng sách có liên quan rãi rác đến nội dung của đề tài nhƣ “Kỉ yếu Lê Lợi và Thanh Hoá trong khởi nghĩa Lam Sơn” do Nxb Thanh 2 Hoá phát hành 1988; cuốn “Khảo sát văn hoá truyền thống Đông Sơn”; cuốn “Căn cứ địa Nghệ An trong Khởi nghĩa Lam Sơn” - Nxb KHXH Hà Nội năm 1988. Cùng một số bài viết về danh tƣớng Nguyễn Chích của các tác giả Phạm Văn Kính, Nguyễn Đăng Ngân, Võ Xuân Thƣởng... đều là những nguồn tƣ liệu cần thiết giúp chúng tôi có một cái nhìn tổng thể, sâu sắc về vấn đề đề tài đặt ra. Cuốn Lịch sử văn hoá thế kỉ 15 – 18 tập 3. Nxb KHXH – Hà Nội, 2002 – Ban nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hoá, trang 16 đến 24 chép về khởi nghĩa Nguyễn Chích đến khi gia nhập lực lƣợng vào khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra các bài viết Tạp chí nghiên cứu Lịch sử - Viện sử học Việt Nam, số 155 năm 1974, trang 66, 67 nói về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Chích từ khi bắt đầu đến khi gia nhập lực lƣợng vào khởi nghĩa Lam Sơn. Cuốn “Danh nhân Thanh Hoá” – Ban nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hoá NXB TH – năm 2006, trang 332 đến 334 cũng đề cập tới: Quê hƣơng, gia đình Nguyễn Chích. Cuốn “Địa Chí Đông Sơn” Huyện Uỷ - HĐND – UBND – Viện sử học Việt Nam, Nxb KHXH, năm 2006. Phần khảo cứu về vùng đất Vạn Lộc, xã Đông Ninh, giới thiệu quê hƣơng, gia đình, dòng họ và những vấn đề có liên quan đến khu di tích đền thờ, văn bia, mộ, lễ hội… Cuốn “Địa chí Nông Cống” – Hoàng Anh Nhân, Lê Huy Trâm – Nxb KHXH Hà Nội – 1998, phần khảo cứu vùng đất Hoàng Nghiêu, khu di tích thành cũ Nguyễn Chích. Nhìn chung đã có nhiều tài liệu đề cập đến danh tƣớng Nguyễn Chích. Tuy nhiên hầu hết các tài liệu trên tập trung vào các vấn đề về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Chích, đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với kế hoạch Nam tiến nên vấn đề vai trò của Nguyễn Chích trƣớc khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn chƣa đƣợc làm rõ. Tất cả những tài liệu đó đều chƣa làm nổi bật đƣợc về con ngƣời của ông cũng nhƣ ý nghĩa to lớn của căn cứ Hoàng Nghiêu – nơi dựng cờ khởi nghĩa của vị tƣớng này. Tuy nhiên đây là những nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về Nguyễn Chích và căn cứ địa Hoàng Nghiêu trƣớc khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đƣợc tập trung tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến danh tƣớng Nguyễn Chích với căn cứ Hoàng Nghiêu trƣớc khi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Phạm vi nghiên cứu: tập trung về danh tƣớng Nguyễn Chích và căn cứ Hoàng Nghiêu, đặc biệt là những đóng góp của ông trƣớc khi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đối với phong trào giải phóng dân tộc thể kỉ XV. Mục đích: thông qua nghiên cứu về danh tƣớng Nguyễn Chích đặc biệt là những đóng góp của ông với phong trào đấu tranh chống quân Minh trƣớc và sau khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV, làm rõ vị trí, giá trị của thành Hoàng Nghiêu trong Lịch sử. Thông qua nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Chích và căn cứ Hoàng Nghiêu để làm rõ vai trò của Nguyễn Chích trong phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XV. Ý nghĩa đề tài: Thông qua việc tìm hiểu về danh tƣớng Nguyễn Chích nhƣ: gia đình, dòng họ, và cuộc khởi nghĩa Hoàng Nghiêu để nhằm đi sâu nghiên cứu về nhân vật lịch sử này. Từ đó thấy đƣợc vai trò lịch sử cũng nhƣ đóng góp của nhân vật lịch sử này đối với phong trào yêu nƣớc ở thế kỉ XV. Từ đó nhận thấy giá trị quân sự, lịch sử, văn hoá của thành Hoàng Nghiêu để đề ra những biện pháp bảo tồn khu di tích Hoàng Nghiêu. Cung cấp tƣ liệu giá trị về Nguyễn Chích để phục vụ giảng dạy lịch sử. 4. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tài liệu chủ yếu để chúng tôi hoàn thành khoá luận, là các tài liệu Lịch sử đã đƣợc công bố và các tài liệu điền dã tại địa phƣơng quê hƣơng Nguyễn Chích. nghiên cứu, báo, tạp chí chuyên. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số nguồn tài liệu trên các trang mạng Internet đáng tin cậy… Để hoàn thành khoá luận này, chúng tôi vận dụng triệt để phƣơng pháp luận sử học Macxit trong việc tiếp cận, phân tích, nghiên cứu giải quyết vấn đề một cách chính xác và khoa học trong việc đánh giá vai trò của Nguyễn Chích trƣớc và trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học của chuyên ngành Lịch sử nhƣ 4 phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê kết hợp sử dụng phƣơng pháp điều tra, điền dã trong việc khảo sát các vấn đề có liên quan đến danh tƣớng Nguyễn Chích và căn cứ Hoàng Nghiêu. 5. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì kết cấu của khoá luận chia thành các chƣơng sau: Chƣơng 1. Khái quát về vùng đất Hoàng Nghiêu Chƣơng 2. Nguyễn Chích và cuộc khởi nghĩa Hoàng Nghiêu Chƣơng 3. Vai trò của Nguyễn Chích với phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XV 5 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT HOÀNG NGHIÊU 1.1 Vị trí địa lí Khu vực núi Hoàng Nghiêu thuộc địa phận hai huyện Nông Cống, Đông Sơn (đây là vùng đất giáp tiếp giáp ba huyện Nông Cống, Đông Sơn, Triệu Sơn) dân gian thƣờng nói “một tiếng gà gáy ba huyện đều nghe”. Vùng đất Hoàng Nghiêu nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn ở phía Nam Thanh Hoá, cách thành Tây Đô khoảng 40km, vƣợt ngang hai con sông lớn là sông Chu và sông Mã về phía Tây Bắc, cách Vạn Lộc khoảng 9km, từ trung tâm Hoàng Nghiêu khoảng 7km về phía Tây là núi Nƣa căn cứ của Bà Triệu ngày xƣa. Với vị trí đại lí thuận lợi nhƣ vậy nên Nguyễn Chích đã quyết định chiếm lấy vùng đất Hoàng Nghiêu từ trong tay của quân Minh làm căn cứ lâu dài, biến khu vực Hoàng Nghiêu thành trung tâm của phong trào kháng chiến chống Minh trên địa bàn Nam Thanh Hóa. 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đất Hoàng Nghiêu Sách Thanh Hoá Tỉnh Chí mô tả, vùng đất Hoàng Nghiêu nằm giữa núi Hoàng và núi Nghiêu “Ở một vùng đất bằng lại nổi lên dãy núi với mươi đỉnh núi, núi xanh hình thể liền nhau, dòng sông nhỏ xuyên qua xẻ làm đôi… bề ngoài trông vào chỉ là những đỉnh núi cao xanh vút mà không trông thấy trong ấy có những có đất bằng phẳng và dòng sông nhỏ” [18;25]. Vùng đất Hoàng Nghiêu trƣớc khi Nguyễn Chích xây dựng căn cứ chống Minh là vùng đất tƣơng đối hoang sơ nhiều núi, nhiều hang động, nhân dân tới đây khai phá chƣa nhiều. Đây là vùng đất nằm giữa đồng bằng nhƣng lại có vị trí hiểm trở, sông núi tạo nên một địa hình có lợi cho hoạt động quân sự. 1.2.1. Núi Đây là một khu vực có nhiều dãy núi đá, núi đất tạo thành một vùng núi hiểm trở. Cụm núi này nổi bật với cụm núi Hoàng, núi Nghiêu là hai dãy núi đá vôi hiểm trở thuộc hai huyện Nông Cống – Đông Sơn, nhƣng lại có địa thế liền kề nhau, giữa có con sông Hoàng chảy qua. 6 Dãy thứ nhất có tên là gọi là Hoàng Sơn (núi Hoàng), nằm trên địa phận của huyện Nông Cống xƣa và nay. Nó đƣợc bắt nguồn từ làng Ố xã Tân Phúc của huyện Nông Cống, trải dài theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, ngăn cách làng Nham Cát với làng Đại Bằng Tộc, qua làng Yên Mỗ chạy xuống làng Hồi Cù (xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống) chạy dài trên khắp vùng phía Bắc của xã Hoàng Giang (Nông Cống). Núi Hoàng có chiều dài 5km và chiều rộng 2km. Dãy thứ hai có tên là Nghiêu Sơn (núi Nghiêu). Núi Nghiêu trải trên hai huyện Triệu Sơn và Đông Sơn. Nó đƣợc khởi nguồn từ vùng đất thuộc địa phận xã Đồng Thắng huyện Triệu Sơn, chạy dài khắp vùng đất của xã Đông Nam, và một phần Đông Phú huyện Đông Sơn theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, qua các xã Đông Phú, Đông Nam huyện Đông Sơn kéo dài ra tận phía Yên Thái, giáp dãy núi Hoàng tạo nên hình thái trái bầu thắt lại ở hai đầu. Tổng chiều dài của núi gần 4km với chiều rộng hơn 1 km. Hoàng Nghiêu sơn là một dãy núi đá vôi, vân đá nhiều màu trông rất đẹp. Núi khu vực Hoàng Nghiêu có độ cao trung bình vừa phải. Đỉnh cao nhất của Hoàng Nghiêu sơn xấp xỉ khoảng 300m, là đỉnh núi nằm trên bờ sông Hoàng làng Nham Cát và Yên Mỗ của xã Hoàng Sơn. Dãy núi Hoàng Nghiêu đƣợc chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn đƣợc nhân dân địa phƣơng nơi đây đặt tƣơng ứng với nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: núi Đá Bàn, núi Mũi Bạc, núi Hang Hầm, núi Đồng Cũ, núi Thung Giếng, núi Thung Thuyền, núi Thung Táo, núi Ghè, núi Thung Dài, núi Đá Bạc, núi Đa Bò, Núi Thung, núi Quyết, núi Hang Vàng, núi Thanh Liêm, núi núi Hang Khăm, núi Hồi Củ, núi Cấm, núi Am, núi Hang Hến… Vùng này không chỉ là danh sơn thắng tích mà còn là vị trí chiến lƣợc hiểm yếu. Núi Hoàng Nghiêu có thành Nguyễn Chích từ khởi nghĩa Lam Sơn, thời Cần Vƣơng nghĩa quân ông Bang lập căn cứ ở đây chặn đánh giặc Pháp từ tỉnh lỵ Thanh Hoá kéo vào khủng bố Nông Cống, thời kháng chiến chống Pháp chính phủ đặt các cơ quan nhƣ: Kho Bạc, viện Kháng Nhiễm… thời kháng chiến chống Mỹ có nhánh đƣờng sắt từ ga Yên Thái kéo vào để cất giấu đầu tàu hoả… Hiện nay, núi đá còn rất uy nghiêm in bóng xuống sông Hoàng Giang nguyên 7 sơ, thanh tĩnh, nhƣng đang đứng trƣớc những nguy cơ nhƣ nổ mìn, phá đá, phá núi để khai thác một cách không quy hoạch, đang làm hỏng cảnh quan môi trƣờng Hoàng Nghiêu Sơn. Núi xƣa có nhiều động vật hoang dã nhƣ: trăn, lợn lòi, hổ, báo, nhất là khỉ… Hiện nay vẫn còn khỉ sống lẫn trong núi. Núi có nhiều cây thuốc quý mọc trên những vách đá, núi Hoàng Nghiêu còn là nơi nuôi dê rất thuận lợi. 1.2.2. Sông Nằm giữa hai dãy núi Hoàng và núi Nghiêu có dòng sông Hoàng Giang (hay còn gọi là sông Vị Hoàng) uốn khúc chảy quanh. Sông Hoàng đƣợc nhập lại bởi hai nhánh sông đều bắt nguồn từ hai huyện Thọ Xuân. Một nhánh khơi lên từ các xã Thọ Nguyên, Xuân Khánh chảy xuống qua địa phận huyện Thiệu Hoá thuộc xã Thiệu Lí và trở thành ranh giới tự nhiên chia cắt huyện Đông Sơn và huyện Triệu Sơn (thuộc hai xã Dân Quyền và Dân Lực) với huyện Đông Sơn thuộc xã Đông Ninh. Một nhánh khác bắt nguồn từ xã Xuân Phú, Xuân Sơn thuộc huyện Thọ Xuân chảy vào huyện Triệu Sơn về tới Thái Hoà đâm thẳng xuống Nông Cống. Hai dòng sông này hợp lƣu với nhau tại ngã ba Hòn Ố tạo nên dòng sông Hoàng Giang. Sông Hoàng Giang chảy sát chân núi Hoàng Sơn và Nghiêu Sơn, ôm trọn lấy làng Nham Cát về mạn phía Bắc và mặt phái Đông rồi chảy qua vực Thần đổ vào sông Yên. Đoạn sông từ ngã ba Hòn Ố chảy qua vực Thần nằm trọn trong khu vực Hoàng Nghiêu Sơn, với tổng chiều dài của đoạn sông lên tới 4km, lòng sông rộng trung bình vào khoảng 15m, đáy sông chỗ sâu nhất là trên 20m với nhiều bùn lầy, nƣớc sông đục, lên xuống theo con nƣớc thuỷ triều, tạo nên ranh giới tự nhiên giữa huyện Nông Cống (ở xã Hoàng Sơn) và huyện Đông Sơn (khu vực xã Đông Nam). Dòng Hoàng Giang nối liền với quê hƣơng Nguyễn Chích (thôn Vạn Lộc cách Hoàng Nghiêu 7 – 8 km về phía bắc). Sách Thanh Hoá Tỉnh Chí chép lại rằng: “Ở một vùng đất bằng nổi lên dãy núi với vài mươi đỉnh núi đá xanh, hình thế liền nhau, dòng sông nhỏ xuyên qua xẻ làm hai… Bề ngoài trông vào chỉ thấy những đỉnh núi đá xanh cao vút mà không thấy đất bằng phẳng và dòng sông” [18;2]. 8 Đến ngã ba Vua Bà, sông Hoàng gặp sông Nhơm để cung đổ vào sông Yên cách biển 29,9km. Từ đầu nguồn chính (phía xã Xuân Sơn) đến ngã ba Vua Bà, sông Vị Hoàng dài 81km, lƣu vực sông có diện tích khoảng 336 km. Hƣớng chảy của dòng vị Hoàng chảy song song với con sông Nhơm tức hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Sông chịu ảnh hƣởng của nƣớc triều cƣờng, dòng sông chảy chậm, vì sông quanh co khúc khuỷu và lòng sông hẹp nên việc tiêu úng rất khó khăn. Tuy nhiên nƣớc cũng có khi chảy hiền hoà, phẳng lặng lên xuống theo thuỷ triều, thuyền bè có thể đi lại dễ dàng. Sông Hoàng nhƣ một mạch máu giao thông của vùng Nam Thanh Hoá. Hoàng Nghiêu theo sông Vị Hoàng có thể ngƣợc Đông Sơn, Triệu Sơn xuôi dòng sông Hoàng là đến vùng Quảng Xƣơng. Nhƣ vậy núi Hoàng Nghiêu có sông xuyên qua tạo thành căn cứ quân sự hiểm trở. Núi cao, vách đứng là bức thành kiên cố, sông dài len qua là chiến hào sâu rộng, có điều kiện đi lại và xuất kích nhanh chóng. 1.2.3. Đất đai Vùng đất Hoàng Nghiêu thuộc vùng thổ nhƣỡng phía bắc Hoàng Giang, Hoàng Sơn, Tân Phúc. Đất này chủ yếu là do đất đá vôi phong hoá tạo thành lại chịu ảnh hƣởng của triều cƣờng và phù sa nghèo của sông Hoàng Giang do sông Yên đẩy lên. Loại đất này là do phù sa sông Yên với các sản phẩm dốc của núi đá vôi trôi xuống mang nhiều cacbonnat có mạch nƣớc ngầm chảy qua cũng bổ sung các nguyên tố kiềm thổ cho đất, cho nên vùng thổ nhƣỡng này có phần trung tính kiềm, hàm lƣợng ca++ nhiều hơn. Cơ giới của đất thịt nặng, phần lớn ruộng cấy hai vụ lúa đều bị bạc màu, loại đất này do tiếp xúc với các sản phẩm rửa trôi từ núi xuống nên mƣa nhiều đạm, giàu canxi nên đất này chủ yếu là mùn, phần lớn ở dạng cacbonnat – canxi là loại mùn bền, đƣợc tích luỹ trong đất. Nhƣ vậy với các loại đất đó Nguyễn Chích dễ dàng huy động nhân dân đào hào, đắp thành lũy để bố phòng địch. Đồng thời nghĩa quân cũng vừa chiến đấu vừa sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm từ chính vùng đất này. 9 1.2.4. Đồng ruộng Khu vực Hoàng Nghiêu là vùng đất rộng, bằng phẳng nên thuận lợi cho con ngƣời sinh sống. Nhờ sự bồi đắp của dòng sông Vị Hoàng nên tạo thành cánh đồng rất bằng phẳng và khá lớn với diện tích khoảng 150ha, nếu tính cả diện tích của cả khu vực hai dãy núi thì diện tích lớn hơn khoảng 170 ha, tƣơng đƣơng với hơn 300 mẫu đất. Đồng ruộng về cơ bản có 3 loại: đồng Gành, đồng Chiêm, đồng Trũng. Đồng Gành (đồng cao), đồng Chiêm thuộc khu vực giữa vùng, đồng lầy ở khu vực ngoài ngoại đê sông Hoàng Giang, đồng trũng chủ yếu đƣợc khai phá từ những vùng đất thấp ven sông, đồng lầy nhiều chỗ là dòng chảy của những dòng sông cổ. Đặc điểm của đồng ruộng ở đây xen kẽ các đồi núi thấp, các ngọn núi đá vôi nhỏ và những vùng đất lầy thụt do quy luật bồi tụ phù sa trên sông, dòng chảy tự nhiên của các con sông ở đây nên đồng ruộng cố nhiều ô trũng tạo thành những “túi nƣớc” dễ bị úng lụt và nhiều khi bị nhiễm mặn do ảnh hƣởng của triều cƣờng. Có thể thấy rằng, ở nơi đây có những chƣớng ngại vật để ngăn cản bƣớc tiến của kẻ thù, đồng thời nó cũng cung cấp cho nghĩa quân một phần lƣơng thực không hề nhỏ, đảm bảo cho sự phát triển của nghĩa quân. 1.2.5. Giao thông Về đƣờng bộ: có vị trí giao thông thuận lợi. Vào thế kỉ XV con đƣờng thiên lý từ Bắc vào Nam đoạn qua Thanh Hoá quanh co gấp khúc, chứ không hề thuận tiện nhƣ ngày nay. Do điều kiện địa hình tự nhiên và kĩ thuật lúc bấy giờ chƣa cho phép nên đƣờng đi phần lớn đều phải dựa vào núi đồi, men theo chân rừng, chân đồi. Căn cứ Hoàng Nghiêu nằm trên hai con đƣờng chính từ Nông Cống vào Nghệ An. Theo nhƣ nhiều ngƣời già làng thông thạo địa bàn, địa hình Nông Cống, cũng nhƣ các nhà nghiên cứu cho rằng: Con đƣờng từ Nông Cống vào Nghệ An bắt đầu từ Gốm men theo núi Sỏi (điểm nằm gối lên khu vực Hoàng Nghiêu), vòng qua núi Nƣa và men theo sƣờn đông núi Nƣa vào Chuối, cắt ngang qua triền đồi đất đỏ vào Công Liêm tiến lên huyện Nhƣ Thanh qua 10 Nhƣ Xuân vƣợt dốc Bò Lăn mà sang Nghĩa Đàn. Một nhánh khác từ Hoàng Nghiêu men theo sƣờn Đông núi Nƣa vào Chuối, tiến xuống Thị Long, từ Thị Long theo triền phía Đông núi Bợm mà vào khe Nƣớc Lạnh. Từ Hoàng Nghiêu cũng có thể vƣợt qua “Kẻ Sỏi” lên “Kẻ Nƣa”, Cổ Định qua Quán Giắt lên Sim tiến lên con đƣờng thƣợng đạo phía Tây hoặc vƣợt qua khu vực phái Nam Hoàng Nghiêu là tiến xuống vùng đồng bằng các huyện Nông Cống, Quảng Xƣơng, Tĩnh Gia rộng lớn. Về giao thông đƣờng thuỷ: Sông Hoàng Giang trong hệ thống sông Yên và các nhánh của nó tạo nên mạng lƣới giao thông đƣờng thuỷ hết sức thuận lợi cho vùng đất Hoàng Nghiêu và các xã trên lƣu vực con sông này. Ngƣợc dòng sông này lên phái Bắc có thể tiến lên các vùng Đông Sơn, Thiệu Hoá, Thọ Xuân. Điều kiện tự nhiên môi trƣờng, khí hậu đã ảnh hƣởng lớn và chi phối đến đời sống kinh tế và văn hoá tinh thần của con ngƣời. Môi trƣờng, thiên nhiên, khí hậu đã gây nên nhiều khó khăn và thử thách buộc ngƣời dân nơi đây phải chinh phục, thích ứng, sáng tạo để tồn tại và phát triển. Từ địa hình nhƣ vậy Hoàng Nghiêu có thể khống chế đƣợc một vùng đất đai rộng lớn gồm cả đồng bằng và bờ biển Nam Thanh Hoá, Bắc Nghệ An. Khi chiếm đƣợc Thanh Hoá giặc Minh đã dùng Hoàng Nghiêu làm căn cứ thống trị và trấn áp phong trào yêu nƣớc vùng này. Trƣớc yêu cầu phát triển của cuộc khởi nghĩa , căn cứ Vạn Lộc trở nên chật hẹp. Vì thế Nguyễn Chích đã chiếm lấy vùng Hoàng Nghiêu làm căn cứ lâu dài, làm trung tâm của phong trào chống quân Minh vùng Nam Thanh Hoá. 1.3. Quá trình hình thành vùng đất Hoàng Nghiêu 1.3.1. Quá trình hình thành làng xã Vùng đất Vạn Lộc quê hƣơng Nguyễn Chích nằm ở khu vực trung tâm của châu thổ sông Mã. Vùng đất này sớm đƣợc kiến tạo và khai phá. Cho đến thời kì văn hoá Đông Sơn cách ngày nay hơn 2000 năm, vùng đất này đã hình thành các làng cổ. Dấu tích văn hoá vật chất đƣợc phát hiện trong khu vực cho thấy từ văn hoá Đông Sơn cho đến ngày nay vùng đất này có sự phát triển liên tục. 11 Thôn Vạn Lộc thuộc xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Thời Lê Sơ thôn Vạn Lộc là một thôn có tên là Mạc Xá, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn chép: “có thời kì gọi là xã Phú Lộc, huyện Đông Sơn” [7;309]. Cho đến nay trƣớc cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì Vạn Lộc là một xã thuộc tổng Thạch Khê, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, tỉnh Thanh Hoá. Đến năm 1953 gọi là Vạn Lộc thôn của xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, xã Đông Ninh lại chia làm hai xã Điện Bàn và Duy Tân. Xã Điện Bàn gồm các thôn nhƣ: Vạn Lộc, Hạc Thành, Thanh Huy, Phù Bình và Phù Chuẩn. Xã Duy Tân bao gồm các thôn: Trƣờng Xuân, Hữu Bộc và Cẩm Tú (hiện nay nó thuộc về địa phận xã Đông Hoàng). Xã Vạn Lộc thời xƣa ở phía Đông Nam, ở khu vực cánh đồng Mã Pheo, Mã Bốn. Đầu tiên khai phá lập ấp là ông tổ họ Lê Nhâm Bốn rồi đến họ Vũ, họ Lƣu, họ Nguyễn, họ Ngô. Vạn Lộc là ấp của họ nà Lê, Đông Bắc Vạn Lộc có cửa vua, bãi Mẽo, cồn Trống Trác. Xã Đông Ninh hiện nay gồm có 7 thôn: thôn Vạn Lộc, Hữu Bộc, Hạc Thành, Thanh Huy, Phù Bình và phù Chuẩn. Diện tích tự nhiên là 566 ha. Kéo dài từ bắc xuống nam là 4,2km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 2,8km. Phía bắc giáp xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, phía tây bắc giáp xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, phía đông bắc giáp xã Đông Hoà, phía nam giáp xã Đông Tiến, Tiến Nông, Dân Lý thuộc huyện Đông Sơn. Vạn Lộc là trung tâm của xã Đông Ninh, ở về phía Đông Nam của huyện Đông Sơn, phía Bắc giáp làng Hữu Bộc và Hạc Thành ngăn cách bởi khu ao cổ “Ao Vạn Lộc dọc Đồng Pho” (Đông Hoà), phía Nam giáp xã Đông Hoà, phía Đông giáp thôn Trƣờng Xuân, phía Tây giáp thôn Thanh Huy. Đây là một làng nông nghiệp đƣợc hình thành sớm, những di tích khảo cổ học ở Đông Sơn thời Hùng Vƣơng cho thấy, đây là vùng đất mà con ngƣời cƣ trú từ lâu đời có thể xác định đƣợc niên đại cụ thể. Nhƣng trong gia phả dòng họ ở Vạn Lộc và những dấu tích kiến trúc cổ cho thấy, đây là vùng con ngƣời cƣ trú sớm và hình thành 12 nhiều dòng họ lớn ở đây nhƣ dòng họ Nguyễn, Vũ, họ Lƣu, họ Ngô. Vạn Lộc là ấp của họ Ngô. Quá trình hình thành làng xã khá sớm chứng tỏ Vạn Lộc là vùng đất cổ phát triển lâu đời qua nhiều thế hệ. Điều này đƣợc minh chứng qua rất nhiều những chứng tích hiện vật còn lƣu giữ lại cho đến ngày nay, nó có giá trị hết sức to lớn nhƣ: Di tích Lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật Nguyễn Chích, nhà thờ họ Nguyễn. Làng Vạn Lộc còn là trung tâm khởi nghĩa của Nguyễn Chích trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Minh. 1.3.2. Quá trình hình thành các dòng họ Đông Sơn là vùng đất dân cƣ đông đúc và có lịch sử cƣ trú rất lâu đời, có nhiều dòng họ “danh gia vọng tộc”. Theo thống kê trong cuốn địa chí Đông Sơn vào đầu thế kỉ XIX trong tổng số 6545 chủ sở hữu ruộng đất ở Đông Sơn có hai dòng họ có số lƣợng rất đông đó là họ Lê 2325 hộ = 34,54%, họ Nguyễn 2277 hộ = 34,80%), một số họ khác có số lƣợng tƣơng đối nhiều nhƣ họ Dƣơng 155 hộ =2,37%, họ Hoàng 226 hộ = 3,45%, họ Trần 220 hộ = 3,36%, họ Đỗ 130 hộ = 1,99%, dòng họ ít nhất nhƣ họ Văn 3 hộ = 0.05%, họ Nghiêm 1 hộ = 0,02%. Họ Nguyễn và họ Lê là hai dòng họ lớn nhất ở huyện Đông Sơn và tỉnh Thanh Hoá, có nhiều ngƣời học hành đỗ đạt và làm quan trong triều đai phong kiến, cũng đồng thời là hai dòng họ quan trọng trong kết cấu dân cƣ và có nhiều ngƣời thuộc hàng ngũ chức dịch trong các thôn xã. Đến nay trong một số làng thuộc huyện Đông Sơn, một số dòng họ chính vẫn chiếm đa số trong tỉ lệ cộng đồng dân cƣ của một số xã nhƣ: Xã Đông Hoà họ Nguyễn chiếm 25%, họ Lê 15%, họ Trần 5%. Xã Đông Nam họ Nguyễn chiếm 30%, họ Lê 20%, họ Trần 10%, họ Phạm 13%. Xã Đông Phú họ Nguyễn 43%, họ Lê 3,4%, họ Trần chiếm 4%. Xã Đông Tiến họ Lê chiếm 22%, họ Nguyễn chiếm 21%, họ Thiều 20,7%, họ Phạm 18%, họ Trần 6%. Xã Đông Hƣng họ Lê chiếm 30%, họ Nguyễn 29%, họ Trần 6%. [5;23]. 13 Huyện Đông Sơn hình thành nhiều dòng họ nên hình thành nhiều nhà thờ họ, những ngày giỗ họ thƣờng là những ngày quy tụ, gặp gỡ thiêng liêng giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ. Đó là nơi mọi ngƣời cùng nhau ôn lại những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, tự hào về những gì mà thế hệ cha ông đã để lại, làm rạng rỡ tiếng tăm của dòng họ mình và từ đó nhắc lại công ơn tổ tiên của mình để các thế hệ tiếp theo đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong các dòng họ ở làng Đông Sơn thì, dòng họ Nguyễn là một trong những dòng họ nổi tiếng đã lƣu danh sử sách, điển hình phải kể đến…., đặc biệt, cho đến bây giờ, hậu thế vẫn nhắc đến một nhân vật đã làm nên chuyển biến bƣớc ngoặt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – đó chính là Nguyễn Chích. Nhƣ vậy, trong lịch sử chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của dân tộc đã ghi nhận sự đóng góp của những ngƣời con sinh ra trên mảnh đất Đông Sơn. Tên tuổi của các nhân vật nhƣ Dƣơng Đình Nghệ, Thiều Thốn, Lê Giốc… là những tấm gƣơng điển hình, ảnh hƣởng tới cuộc đời của Nguyễn Chích ngay từ khi còn nhỏ, đến khi lớn lên tham gia hoạt động cách mạng. 14 CHƢƠNG 2. NGUYỄN CHÍCH VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HOÀNG NGHIÊU 2.1. Nguyễn Chích – thân thế và sự nghiệp 2.1.1. Thân thế Thôn Vạn Lộc là một thôn có nhiều dòng họ lớn cƣ trú lâu đời, trong đó dòng họ Nguyễn là dòng họ sớm có mặt tại đây. Dòng họ Nguyễn ở thôn Vạn Lộc , theo gia phả là “Nguyễn gia thế hệ” ( các thế hệ nhà họ Nguyễn) do ông Võ Nguyên Tự sinh năm Bính Dần, mất ngày 8 – 8 1819 ( Tý Sửu) và đến các thế hệ sau viết thì dòng họ Nguyễn đến nay trải qua 21 đời. Nguyễn Chích thuộc đời thứ 3 nhƣng bởi có nhiều công lao to đối với quê hƣơng nên ngƣời họ Nguyễn tự hào coi ông là ngƣời khởi tổ dòng họ Nguyễn. Theo cuốn gia phả do ông Nguyễn Cứ - trƣởng dòng họ Nguyễn Đông Ninh hiện nay đang lƣu giữ có ghi thứ bậc Nguyễn Chích thuộc đời thứ 3 nhƣ sau: Đời thứ nhất: Tỉ tổ đầu huý Bái sinh huý Liên tên chữ Vinh , tỉ tổ huý Bái họ Nguyễn. Bà tỉ tổ Nguyễn Thị Yểu sinh trai là Liêu. Đời thứ hai: Tỉ tổ huý Liêu sinh huý Chích, khởi tổ huý Liêu tên là Vinh thuỵ hiệu là Trị Quan, trời táng tự nhiên ở xã Mã Miếu tại xã Vạn Lộc. Bà khởi tổ tên huý là Lê Thị Ân sinh 3 trai: trai thứ hai và trai thứ ba mất sớm cả, trai cả là Nguyễn Chích. Đời thứ ba: Thuỷ tổ huý Chích sinh Công Chính, Chiêm Lạp thuỷ tổ là công thần mở nƣớc, Thái Bảo Hiếu Quốc Công phong Thƣởng hiền Doãn Tuyên Uy Địch Nghị Đại Vƣơng huý Chích tên thuỵ hiệu là Trinh Vũ. Ông Chích lúc bé gặp khi giặc Minh xâm lƣợc nhân đó chiếm cứ huyện Nông Cống cùng hang động Hoàng Sơn giữ đƣợc một vùng Đông Sơn, tới khi vua Lí Thái Tổ Cao hoàng đế khởi nghĩa ở Lam Sơn, ông Nguyễn Chích bèn theo lập đƣợc nhiều chiến công lớn và là công thần bản triều Lê, các công lao thành tích trƣớc sau đã ghi trong sắc chế và văn bia cùa nhà vua ban lệnh. Đời thứ tƣ: Nguyễn Công Chích tên Đản chỉ làm quan tới chức Vũ Tiết Đại Phu Tán tự Thừa Tuyên Sứ. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất