Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguy cơ ngã ở người cao tuổi tại bệnh viện lão khoa trung ương năm 2022...

Tài liệu Nguy cơ ngã ở người cao tuổi tại bệnh viện lão khoa trung ương năm 2022

.PDF
50
1
91

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN LAN PHƯƠNG NGUY CƠ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH TRẦN LAN PHƯƠNG NGUY CƠ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Tiến sĩ Trần Văn Long NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo hướng dẫn chuyên đề của tôi, Tiến sĩ Trần Văn Long, về sự hướng dẫn chuyên nghiệp, kiên nhẫn và động viên của Thầy trong suốt quá trình làm chuyên đề. Thầy là một phần quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp và sự phát triển cá nhân của tôi. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Hội đồng chuyên đề của tôi về những nhận xét và góp ý của các thành viên trong Hội đồng cho chuyên đề của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học và Bộ môn Điều dưỡng Nội người lớn trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã có đóng góp quý báu cho sự phát triển của tôi trong suốt thời gian học tập và làm chuyên đề tại Nhà trường. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tôi thực hiện chuyên đề. Tôi không thể hoàn thành được chương trình học và chuyên đề này nếu không có sự đóng góp to lớn của Ban Giám đốc cùng các khoa phòng Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, những người hy sinh thầm lặng, luôn bên cạnh, ủng hộ và động viên tôi trong suốt chặng đường gian nan, thử thách. Tác giả Trần Lan Phương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo chuyên đề: “Nguy cơ ngã ở người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2022” là báo cáo tự bản thân tôi thực hiện, các số liệu khảo sát của tôi trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố ở bất kỳ báo cáo chuyên đề hay công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trần Lan Phương MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG I ............................................................................................................ 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 3 1.1. Định nghĩa: ................................................................................................. 3 1.2. Thực trạng ngã ở người cao tuổi................................................................. 3 Ngã là một hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi. ............................................... 3 1.3. Các nguyên nhân – yếu tố nguy cơ chính gây nên ngã ............................... 4 1.3.1. Nguyên nhân gây ngã........................................................................... 4 1.3.2. Các yếu tố nguy cơ chính gây nên ngã[19]: .......................................... 5 1.3.2.1. Các yếu tố nguy cơ từ cá nhân ....................................................... 5 1.3.2.2. Các yếu tố nguy cơ bên ngoài ........................................................ 7 1.3.2.3. Các hành vi gây rủi ro .................................................................... 8 1.3.2.4. Các yếu tố xã hội và kinh tế ........................................................... 8 1.4. Hậu quả do ngã gây ra đối với người cao tuổi ............................................ 9 1.4.1. Gây chấn thương ............................................................................... 10 1.4.2. Hậu quả về tinh thần ......................................................................... 10 1.4.3. Kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị ............................ 10 1.5. Dự phòng ngã ............................................................................................ 11 2. Các phương pháp đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi............................. 12 3. Cơ sở thực tiễn:................................................................................................ 13 3.1. Các nghiên cứu đánh giá nguy cơ ngã trên thế giới ................................. 13 3.2. Việt Nam .................................................................................................... 14 3.3. Các hướng dẫn của Hội nghề nghiệp và Bộ Y tế về phòng chống ngã ở người cao tuổi tại bệnh viện ............................................................................. 15 CHƯƠNG II. ............................................................ Error! Bookmark not defined. NGUY CƠ NGÃ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI................................................ 19 TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG............................................... 22 1. Giới thiệu chung về Bệnh viện Lão khoa Trung ương. .................................. 19 2 2. Đối tượng và phương pháp khảo sát............................................................... 22 3. Kết quả ............................................................................................................. 23 3.1 Đặc điểm chung về người bệnh cao tuổi .................................................... 23 3.1.1 Đặc điểm về nhân trắc – xã hội ........................................................... 23 3.1.2 Đặc điểm về bệnh lý ........................................................................... 24 3.2 Tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương ...................................................................................................... 25 3.2.1 Tỷ lệ ngã ............................................................................................ 25 3.2.2 Đánh giá nguy cơ ngã ......................................................................... 25 3.2.3 Vị trí, hoàn cảnh, biến chứng do ngã ................................................... 26 CHƯƠNG III. ........................................................... Error! Bookmark not defined. BÀN LUẬN .......................................................................................................... 28 1. Một số tồn tại trong việc phòng tránh ngã cho người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.................................................................................. 28 2. Nguyên nhân tồn tại ........................................................................................ 29 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 35 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 39 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH ........................................... 39 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 42 BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ NGÃ ..................................................... 42 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADL ................. Activities of Daily Living (Hoạt động chức năng hàng ngày) BMI................. Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) GDS – 15 ......... The 15-item geriatric depression scale (thang điểm 15 câu hỏi đánh giá trầm cảm ở người cao tuổi) ĐTĐ ................. Đái tháo đường IADL ................ Instrumental Activities of Daily Living (Hoạt động chức năng hàng ngày có sử dụng phương tiện) TUG test........... the Timed Up and Go test (test thời gian đứng lên và đi) WHO................ World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) NB.................... Người bệnh PTTH ............... Phổ thông trung học iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm chung về nhân trắc – xã hội Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử bệnh đồng mắc Bảng 3.3. Đánh giá nguy cơ ngã Bảng 3.4. Vị trí ngã Bảng 3.5. Hoàn cảnh ngã Bảng 3.6. Biến chứng do ngã trong 1 năm qua 22 23 24 25 25 26 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các nguyên nhân – yếu tố nguy cơ chính gây nên ngã Hình 2.1. Cách thực hiện test the Timed Up and Go (TUG test) Hình 2.2. Cách thực hiện test Functional Reach Test 9 13 13 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngã là một hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi. Ngã ở người cao tuổi là một vấn đề nghiêm trọng để lại hậu quả nặng nề cho các cá nhân, gia đình và hệ thống y tế. Trên thế giới, ước tính có 646.000 trường hợp bị ngã và tử vong xảy ra mỗi năm, trở thành nguyên nhân thứ hai gây tử vong do thương tích không chủ ý, sau chấn thương giao thông đường bộ[1]. Các chấn thương do ngã gây gia tăng các biến chứng, chi phí điều trị, thời gian hồi phục[1] [2]. Những số liệu gần đây của Trung tâm thống kê sức khỏe (National Center for Health Statistics) cho thấy trong năm 2015, khoảng 55% các ca tử vong do chấn thương của người cao tuổi tại Anh có nguyên nhân là do ngã. Đối với những người có độ tuổi từ 75 trở lên thì tỷ lệ này là 78%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của gia đình, cộng đồng và cả xã hội[3]. Các yếu tố liên quan làm tăng tỷ lệ ngã trên người cao tuổi như: tuổi cao, tiền sử ngã trước đó, cân nặng, tình trạng yếu cơ, sức mạnh cơ bắp, khả năng cân bằng kém, trầm cảm, suy giảm thị lực, khối lượng xương thấp, tình trạng thoái hóa xương, khớp, tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần dinh dưỡng thiếu canxi, Vitamin D, sử dụng một số loại thuốc… Chấn thương do ngã gây gia tăng chi phí điều trị, khởi đầu chỉ từ biến cố gãy xương do ngã nhưng sau đó dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng: viêm phổi bệnh viện, loét tỳ đè, teo cơ...có thể dẫn tới tử vong[4]. Hậu quả của ngã có thể dẫn tới tàn tật và giảm chất lượng cuộc sống, gây nên tâm lý lo sợ làm hạn chế vận động. Tần suất bị ngã nhiều lần, mặc dù không kèm theo biến chứng gãy xương cũng đã làm giảm sự vận động và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân[5]. Trong nhóm người cao tuổi, ngã là nguyên nhân phổ biến làm gia tăng tỷ lệ nhập viện vì chấn thương và chiếm gần 90% nguyên nhân của gãy xương[6]. 2 Như vậy, ngã là một biểu hiện lâm sàng gây nên rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho bệnh nhân cao tuổi, nhiều yếu tố liên quan tới ngã cũng chưa được hiểu biết rõ ràng. Ngã có thể ngăn ngừa được nếu phát hiện và dự phòng các yếu tố nguy cơ. Việc đánh giá và phát hiện và phòng ngừa sớm các yếu tố nguy cơ ngã trên đối tượng người cao tuổi, sẽ góp phần giảm thiểu những hậu quả do ngã gây ra, tiết kiệm được về chi phí điều trị chăm sóc và cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Xuất phát từ những lí do trên, em tiến hành chuyên đề “Nguy cơ ngã ở người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2022” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá nguy cơ ngã cho người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương 2. Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa nguy cơ ngã cho người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa: Theo Feder G và cộng sự (2000): “Ngã là sự thay đổi đột ngột, không có chủ ý, làm cho cơ thể ngã xuống vị trí thấp hơn như mặt đất hoặc sàn nhà hoặc trên các đồ vật, do hậu quả của tai nạn, tình trạng liệt hoặc động kinh” [7] Báo cáo về dự phòng ngã ở người cao tuổi của Tổ chức Y tế Thế Giới do Kalache A và cộng sự trình bày (2007) thì ngã được hiểu như một sự vô tình làm cho cơ thể ngã xuống mặt đất, sàn nhà, hoặc vị trí thấp hơn, ngoại trừ những trường hợp cố ý để thay đổi vị trí của chủ thể trên các đồ nội thất, trên tường hoặc những đối tượng khác [8] 1.1.2. Thực trạng ngã ở người cao tuổi Ngã là một hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi. Theo WHO (2007), khoảng 28 – 35% người cao tuổi ≥ 65 tuổi có ngã mỗi năm, tỷ lệ này tăng lên đến 32 – 42% đối với những người trên 70 tuổi. Tần số ngã tăng theo tuổi và thể trạng yếu[9]. Người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão thường xuyên xảy ra ngã hơn những người đang sống trong cộng đồng. Khoảng 30– 50% số người sống ở các tổ chức chăm sóc dài hạn bị ngã mỗi năm, và 40 % số đó có tiền sử ngã nhiều lần[9]. Tỷ lệ ngã có vẻ khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ: một nghiên cứu tại khu vực Đông Nam Á: tỷ lệ người cao tuổi có ngã mỗi năm ở Trung Quốc là 6 – 31 %, ở Nhật Bản là 20 %. Một nghiên cứu trong khu vực của Châu Mỹ nhận thấy: tỷ lệ người cao tuổi bị ngã: 21,6 % ở Barbados, 34% ở Chile[9]. Các vị trí hay xảy ra ngã trong nhà là: phòng ngủ, phòng tắm, phòng ăn[10]. Nghiên cứu của Magdalena Sylwia Kamińska (2015) trên 304 bệnh nhân tuổi từ 65 – 100 tại trường Đại học Y Pomeranian ở Ba lan, kết quả thu được có 233 bệnh nhân đã từng bị ngã ít nhất 1 lần, 137 có tiền sử ngã 2 lần, 75 có 4 ngã ít nhất 3 lần. Số lần ngã nhiều nhất trong năm của nhóm nghiên cứu ghi nhận là 12 lần[10]. 1.1.3. Các nguyên nhân – yếu tố nguy cơ chính gây nên ngã 1.1.3.1. Nguyên nhân gây ngã Ngã là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, chăm sóc y tế, hành vi của chủ thể và môi trường. Ngã là một trong những hội chứng lão khoa quan trọng không chỉ bởi cơ chế xuất hiện phức tạp mà còn do sự kết hợp của nhiều yếu tố bệnh tật mắc phải và sự suy giảm sinh lý của nhiều hệ thống trong cơ thể[11]. Nguyên nhân gây ngã liên quan đến các yếu tố nội tại bên trong cơ thể và yếu tố bên ngoài môi trường sống, với sự tham gia trong hoàn cảnh ngã bởi các yếu tố ngoại lai. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy một số yếu tố liên quan đến ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng. Người cao tuổi có nguy cơ ngã nhiều hơn do mắc nhiều bệnh lý mạn tính và sự suy giảm chức năng thể chất, nhận thức liên quan đến tuổi tác[12]. Sự liên quan của nhiều yếu tố đến ngã như: đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội, giáo dục, nguồn thu nhập, tình trạng hôn nhân, giới tính, chủng tộc được đề cập đến trong nghiên cứu của Steinman B.A và cộng sự (2009) [13]. Ngoài ra, các hành vi như hút thuốc lá, các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp (THA), đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, viêm khớp, ung thư được cho là có liên quan đến nguy cơ ngã[14]. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng có thể là những yếu tố dự đoán được nguy cơ ngã[15]. Sự suy giảm trong hoạt động hằng ngày (ADL), hoạt động sinh hoạt hằng ngày bằng dụng cụ, phương tiện (IADL) hay giảm hoạt động thể chất đều liên quan đến ngã[16]. Mối nguy hiểm về môi trường (nhà ở, nội thất, cầu thang…) đóng vai trò quan trọng trong hoàn cảnh xảy ra ngã vì một số yếu tố liên quan đến hạn chế chức năng thường bị chi phối nhiều bởi môi trường sống[17]. Năm 2000, nghiên cứu của Bueno - Cavanillas và cộng sự cho kết quả ngã có thể do cả nguyên nhân nội tại hoặc bên ngoài môi trường. Đối với trường hợp ngã do nguyên nhân bên ngoài, các yếu tố liên quan chẳng hạn 5 như điều trị bằng thuốc giãn phế quản, thuốc an thần kinh. Với nguyên nhân bên trong như: Tuổi, bệnh lý đái tháo đường, sa sút trí tuệ, tiền sử ngã, rối loạn dáng đi và thăng bằng…[18] 1.1.3.2. Các yếu tố nguy cơ chính gây nên ngã[19]: Dự đoán tốt nhất về ngã là một cú ngã trước đó. Tuy nhiên, ngã ở người cao tuổi hiếm khi có một nguyên nhân hoặc một yếu tố rủi ro [20]. Một cú ngã thường được gây ra bởi sự tương tác phức tạp giữa các điều sau đây: - Các yếu tố nguy cơ từ cá nhân - Các yếu tố bên ngoài - Các hành vi gây rủi ro - Các yếu tố xã hội và kinh tế 1.3.2.3. Các yếu tố nguy cơ từ cá nhân - Tuổi: được coi là một yếu tố nguy cơ cho sự ngã của NB. Do tuổi tác, các cơ quan trong cơ thể suy giảm chức năng: cơ teo yếu, khớp thoái hóa, thị lực giảm, trí tuệ sa sút, thiếu máu lên não… khiến cho việc đi lại ở người cao tuổi khó khăn và dễ bị ngã. Người lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất hoặc thương tích nghiêm trọng phát sinh từ ngã và nguy cơ gia tăng theo độ tuổi. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, 20–30% người lớn tuổi bị thương nặng đến trung bình như vết bầm tím, gãy xương hông hoặc chấn thương đầu. Mức độ rủi ro này có thể là do những thay đổi về thể chất, cảm giác và nhận thức liên quan đến lão hóa, kết hợp với các môi trường không thích nghi[21]. Theo một nghiên cứu, khoảng 30-40% người cao tuổi trên 65 ngã ít nhất 1 lần trong một năm và tỉ lệ này tăng rất cao ở người trên 75 tuổi. Ở Pháp khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người trên 65 tuổi bị ngã trong 1 năm. Ngã tăng lên theo tuổi, đặc biệt ở nhóm trên 85 tuổi, nhất là nhóm có suy giảm nhận thức. Ngã ở bệnh nhân nội trú gấp 3 lần đối với người ở trong cộng đồng độ tuổi trên 65[22]. - Giới tính: Trên tất cả các nhóm tuổi và khu vực, cả hai giới tính đều có nguy cơ bị ngã. Ở một số quốc gia, người ta đã lưu ý rằng nam giới có nhiều 6 khả năng chết vì bị ngã, trong khi đó nữ giới bị ngã nhiều hơn. Phụ nữ lớn tuổi và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ngã và tăng mức độ nghiêm trọng của thương tích. - Tiền sử đã từng bị ngã: cũng là yếu tố nguy cơ đối với NB nội trú. Trong một nghiên cứu thuần tập cho kết luận tiền sử ngã là yếu tố nguy cơ liên quan đến ngã trên NB nam và nữ, điều quan trọng là phải có thông tin này ngay từ khi NB nhập viện[22]. - Thuốc điều trị: Sử dụng thuốc hướng tâm thần cũng làm tăng nguy cơ bị ngã ở nam giới trong khi rối loạn chức năng nhận thức và sử dụng thuốc ngủ làm tăng nguy cơ bị ngã ở phụ nữ. Một phân tích meta cho thấy nguy cơ ngã gia tăng đáng kể khi sử dụng thuốc điều trị tâm thần, thuốc chống loạn nhịp, digoxin và thuốc lợi tiểu, điều đó cho thấy rằng can thiệp chăm sóc sức khỏe là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ngã bệnh viện. Một số nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng đa số thuốc chống trầm cảm là một yếu tố nguy cơ cho ngã. Người bệnh được điều trị bằng thuốc hướng tâm thần hoặc thôi miên cần đặc biệt chú ý[23]. - Tình trạng tâm thần: Một nghiên cứu hồi cứu gợi ý rằng một trong những yếu tố nguy cơ độc lập đối với ngã là tiền sử rối loạn nhận thức và suy giảm nhận thức đặc biệt ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn. Rối loạn chức năng nhận thức làm tăng nguy cơ ngã ở phụ nữ. Do đó, cần theo dõi cẩn thận các hành động của bệnh nhân bị rối loạn chức năng nhận thức[23]. - Dáng đi: Dáng đi cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ ngã. Dáng đi bắt đầu thay đổi từ tuổi ngoài 30. Khi tới tuổi cao, bước đi sẽ ngắn, bàn chân không nhấc cao lại giữ lâu trên mặt đất, nhịp đi chậm, cánh tay ít đu đưa, vung vẩy, khớp vai ít nhúc nhích, thân ngả về phía trước để giữ thế thăng bằng. Rối loạn dáng đi là một trong những nguy cơ khiến người cao tuổi hay bị ngã. Một số người bệnh có dị tật về dáng đi như bước đi như cua, bước đi như chim cánh cụt, bước đi như vịt... gây nên sự khó khăn về giữ thăng bằng từ đó làm tăng nguy cơ ngã ở người bệnh. 7 - Chức năng nhận thức: Rối loạn ý thức là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả các rối loạn chức năng tâm thần khác nhau có thể từ lú lẫn nhẹ đến hôn mê. Về cơ bản, ý thức là sự kết hợp giữa mức độ thức tỉnh (tức là sự chú ý) và nhận thức (tức là quá trình tư duy hoặc suy nghĩ) của NB; NB có thể bị rối loạn một hoặc cả hai. Ngoài ra, rối loạn ý thức khá phổ biến trong NB khi mới nhập viện. Theo một nghiên cứu ở Mỹ thì có đến 25-30 % người cao tuổi nhập viện có rối loạn ý thức[24]. Rối loạn ý thức khiến NB không kiểm soát được hành vi, dễ mất thăng bằng, gia tăng nguy cơ ngã. - Suy giảm thị giác: Ngày nay, suy giảm thị lực đã trở nên phổ biến trong xã hội, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ người bị suy giảm thị lực nhìn xa chiếm khoảng 3,4% dân số thế giới, trong đó 0,49% người mù và 2,95% người bị suy giảm thị lực vừa và nặng. Hơn 1,1 tỷ người được ước tính có khả năng bị chứng viễn thị Người bệnh có suy giảm thị giác sẽ bị cản trở tầm nhìn đặc biệt là ở những nơi có nhiều nguy cơ ngã cao như khu vực đang vệ sinh lau dọn, khu vực mấp mô dốc… khiến nguy cơ trượt ngã của họ cao hơn so với những người bệnh không có suy giảm thị giác. - Có một hoặc thêm các bệnh kinh niên hoặc cấp tính: ví dụ: hậu quả của đột quỵ, bệnh liệt rung (Parkinson’s disease), viêm khớp, bệnh tim, mất khả năng kiểm soát việc tiêu tiểu hoặc nhiễm trùng cấp tính. - Dinh dưỡng kém: Không có đủ protein, canxi hoặc vitamin D cho nhu cầu hàng ngày. - Không vận động hoặc tập thể dục: tập thể dục ít hơn 150 phút mỗi tuần. 1.3.2.4. Các yếu tố nguy cơ bên ngoài - Thiếu các lối đi thân thiện dành cho người đi bộ và các khu vực có thể đi bộ được gần nhà, thiếu các dịch vụ và các tiện nghi. - Vỉa hè và lối đi không bằng phẳng. - Các bậc cầu thang không có tay vịn hoặc có đánh dấu các gờ, mép. - Thiếu ánh sáng bên ngoài: thắp sáng không đủ hoặc bị chói sáng quá nhiều. - Các đồ vật làm hẹp hoặc cản trở vỉa hè chẳng hạn như giá để xe đạp, 8 thùng đựng rác hoặc các vỉ sắt trơn trợt khi ướt. - Tuyết, nước đá, nước đọng vũng hoặc lá cây ướt trên cầu thang hoặc các lối đi. - Các khúc quanh hoặc các góc đường không có đánh dấu cũng như không có đường dốc thoai thoải ở các góc đường để dành cho xe lăn lên xuống dễ dàng. - Lối đi dài mà không có chỗ dừng chân nghỉ tạm dành cho khách bộ hành. - Thời gian để người đi bộ băng qua đường quá ít khiến người đi bộ khó khăn về đi qua đường. - Lối đi qua đường, vỉa hè hoặc đường đi dành cho người đi bộ không được đủ ánh sáng. 1.3.2.5. Các hành vi gây rủi ro - Leo thang hoặc dùng ghế thường thay vì dùng một ghế đẩu nhỏ vững chãi với một thanh vịn an toàn. - Thiếu ý thức về sự tác động qua lại giữa các loại thuốc. - Với những người bị bệnh hoặc có hạn chế về đi đứng, không dùng các dụng cụ hỗ trợ đi lại chẳng hạn như gậy hoặc xe đẩy có tay vịn, hoặc dùng các dụng cụ không đúng cách. - Mang giầy dép không có quai, giầy có đế dầy, giầy cao gót, hoặc giầy không thích hợp theo các điều kiện thời tiết. - Nâng hoặc cố gắng mang các túi xách quá nặng hoặc nặng nhẹ không đều. 1.3.2.6. Các yếu tố xã hội và kinh tế - Sống một mình. - Thiếu hoặc có ít sự hỗ trợ hoặc các nối kết với xã hội, nhất là sự hỗ trợ của gia đình. - Không có đủ tài chính để chọn một cách sống lành mạnh qua việc ăn uống và hoạt động thân thể. 9 - Thiếu nhà ở tiện nghi, an toàn cho người tàn tật sử dụng hoặc thiếu tài chính để trả tiền sửa chữa nhà cửa cho thích nghi khi cao tuổi và có các thay đổi trong việc đi đứng. - Thiếu sự tiếp cận với các dịch vụ y tế hoặc thông tin y tế do khoảng cách địa lý, sự cô lập xã hội, các vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa. - Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ chính gây ngã ở người cao tuổi được tóm tắt qua hình vẽ dưới đây: Yếu tố cá nhân, bệnh lý: Yếu tố thói quen: -Tuổi, giới, chủng tộc -Uống rượu -Lười vận động -Bệnh mạn tính: Parkinson, viêm khớp... -Đi giày dép không quai -Suy giảm chức năng, nhận thức... -Với tay, trèo cao... - Thuốc, sử dụng nhiều thuốc.. Ngã Yếu tố xã hội: Yếu tố môi trường: -Trình độ dân trí thấp -Hạ tầng kém -Thiếu nguồn lực, sự hỗ trợ xã hội -Sàn, cầu thang trơn -Dịch vụ chăm sóc kém.. -Vỉa hè ghồ ghề... -Thiếu ánh sáng Hình 1.1. Các nguyên nhân – yếu tố nguy cơ chính gây nên ngã 1.4. Hậu quả do ngã gây ra đối với người cao tuổi Hậu quả của ngã ở người cao tuổi thường nghiêm trọng hơn nhiều so với người trẻ, thường gây ra các chấn thương lớn cho xương và da, các bệnh kèm theo nên khó hồi phục. Ở người già thường mắc một số bệnh như loãng xương 10 kèm theo những thay đổi liên quan đến tuổi như phản xạ tự vệ chậm, do vậy khi ngã, kể cả khi ngã rất bình thường cũng trở lên nguy hiểm. Ngã là một trong những nguyên nhân chính gây tàn phế ở người cao tuổi[3]. 1.4.1. Gây chấn thương Khoảng 5% ngã gây chấn thương và dẫn đến gãy xương. Các chấn thương kiểu này thường dẫn đến tàn tật tam thời hoặc vĩnh viễn. Một nửa số người cao tuổi nhập viện vì gẫy cổ xương đùi và không thể trở lại cuộc sống độc lập tại nhà. Ngã ở người cao tuổi gây ra các chấn thương nặng (gẫy xương thường là gẫy cổ xương đùi, tụ máu ngoài da hoặc tụ máu não) chiếm khoảng 5-10%. Tỷ lệ ngã nam cao hơn ở phụ nữ và tăng theo tuổi. Ngã đứng thứ 3 các nguyên nhân gây chấn thương ở người trên 65 tuổi ở các trại dưỡng lão và 30% các trường hợp nhập viện cũng là do ngã[3]. 1.4.2. Hậu quả về tinh thần Ngoài gây ra chấn thương, ngã còn gây nhiều hiệu quả nghiêm trọng khác với người già. Khoảng một phần ba số người cao tuổi đã từng bị ngã luôn có một nỗi sợ là sẽ bị ngã tiếp. Những trường hợp nặng có thể có biểu hiện trầm cảm hoặc lo lâu, cảm giác bất lực, cô đơn hoặc hội chứng căng thẳng sau chấn thương, thậm chí có có mê sảng. Nỗi lo sợ, cộng với hạn chế do vận động, có thể dần dần khiến cho bệnh nhân mất đi sự tự tin, giảm các hoạt động hàng ngày, sự phụ thuộc trong các hoạt động hàng ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân[3]. 1.4.3. Kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị Thời gian nằm viện vì ngã thường kéo dài hơn nhiều so với các bệnh lý khác. Khoảng: 4 – 15 ngày ở Thụy Sĩ, Thụy Điển, Mỹ. Trong trường hợp gãy xương hông thời gian nằm viện kéo dài đến 20 ngày. Với độ tuổi càng cao, thể trạng yếu, người cao tuổi có thể có thể vẫn phải nằm viện liên tục trong suốt cuộc đời họ sau một chấn thương do ngã gây ra[9]. Tại Hoa Kỳ, khoảng ba phần tư số ca tử vong do ngã ở 13% dân số ≥ 65 tuổi, xảy ra chủ yếu ở nhóm có hội chứng lão khoa. Khoảng 40% nhóm tuổi 11 này sống ở nhà một mình bị ngã ít nhất một lần mỗi năm và khoảng 1 trong 40 người trong số họ phải nhập viện. Trong số những người nhập viện sau ngã, chỉ khoảng một nửa còn sống một năm sau đó. Theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật) năm 2013, hơn 2,000,000 chấn thương không tử vong liên quan tới ngã được điều trị tại khoa cấp cứu, và hơn 700,000 trong đó buộc phải nhập viện. Người bệnh bị chấn thương nghiêm trọng liên quan đến ngã phải kéo dài thời gian nằm viện trung bình 6-12 ngày và chi phí cao hơn NB không bị ngã trong nhóm so sánh trung bình 13.316 đô la Một nghiên cứu cho thấy sự gia tăng trung bình thời gian nằm viện của NB sau khi ngã được ước tính là 12,3 ngày. Điều này dẫn đến chi phí trung bình tăng 61% Chi phí điều trị và phục hồi cho ngã rất cao. Trung tâm phòng chống ngã quốc gia của Mỹ cho biết chi phí hàng năm cho ngã lên tới 27,3 tỉ đôla, chi phí điều trị cho ngã ở Pháp lên tới hàng triệu euro[3]. 1.5. Dự phòng ngã Các biện pháp dự phòng ngã và tái ngã chủ yếu tập trung vào: - Sàng lọc yếu tố nguy cơ: + Bệnh nhân: giảm thị lực, thính lực, khả năng di chuyển, các thuốc đang dùng (hướng thần), loãng xương... + Môi trường: sàn nhà, ánh sáng, cầu thang, nhà tắm, nhà bếp... - Đánh giá toàn diện: + Hạ áp tư thế, viêm khớp, tình trạng yếu cơ, tổn thương biến dạng bàn chân, kiểm tra về thần kinh, tâm thần, phản xạ gân xương, chức năng thăng bằng,.. + Đường huyết, công thức máu, điện giải đồ, chức năng thận, đo loãng xương... - Các phương pháp phòng ngã: + Bệnh nhân: giáo dục bệnh nhân, nhân viên chăm sóc; giảm thuốc hướng thần; hướng dẫn cách di chuyển và đi bộ an toàn; lớp tập thể dục. 12 + Môi trường: đảm bảo môi trường an toàn, phù hợp: giường thấp, đặt nệm trên sàn cạnh giường, tay vịn trong nhà vệ sinh... + Sử dụng dụng cụ bảo vệ hông - Điều trị: tập phục hồi chức năng, điều trị thăng bằng, điều chỉnh dáng đi, tập các kĩ thuật tăng cơ lực chi dưới, giữ thăng bằng.... [3] 2. Các phương pháp đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi ♦ Tình trạng ngã: Khai thác tiền sử ngã của bệnh nhân: - Ngã bất kỳ: trong tiền sử bệnh nhân đã bao giờ bị ngã chưa? - Ngã trong 12 tháng (1 năm) vừa qua: có/không. - Ngã nhiều lần: khi có ≥ 2 lần ngã trong 1 năm qua. - Vị trí ngã, hoàn cảnh khi ngã. - Tần suất: số lần ngã trong 1 năm (12 tháng) vừa qua. - Phân loại: ngã có chấn thương hay không, có chấn thương đầu hoặc gãy xương do ngã không, ngã có để lại di chứng không. ♦ Nguy cơ ngã được đánh giá bằng: - Bộ câu hỏi 21-item Fall Risk Index by Toba, Kikuchi (Phụ lục 2). + Gồm 21 câu hỏi, đánh giá trả lời có hoặc không. + Mỗi câu trả lời có được tính 1 điểm. Tổng điểm tối đa: 21 điểm. + Đánh giá: ≥ 10 điểm: nguy cơ ngã cao [25]. - The Timed Up and Go test (TUG test) (đánh giá hoạt động thể chất và nguy cơ ngã)[26] [27] + Dụng cụ: ghế, đồng hồ bấm giờ, mốc: hình chóp nhựa, tường. + Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh: “Đi”, bệnh nhân đứng dậy và đi về phía vật mốc trên một đường thẳng dài 3 mét. Sau đó quay lại ghế và ngồi lại. Bấm giờ để xem tổng thời gian bệnh nhân hoàn thành bài tập, tính từ lúc có hiệu lệnh: “Đi” cho đến khi BN quay trở lại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng