Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại trung tâm thông tin - thư v...

Tài liệu Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại trung tâm thông tin - thư viên học viện ngân hàng

.PDF
158
342
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------*------- TRẦN THỊ TƢƠI NGUỒN LỰC THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------*------- TRẦN THỊ TƢƠI NGUỒN LỰC THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện Mã số: 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Nhật Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Văn Nhật. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có điều gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Trần Thị Tƣơi năm 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới: - PGS.TS. Vũ Văn Nhật, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. - Các thầy, cô giáo trong và ngoài khoa Thông tin - Thư viện của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các nhà khoa học đã cung cấp tài liệu giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. - Ban Giám đốc, các đồng nghiệp Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng đã dành cho tôi sự giúp đỡ nhiệt tình, quan tâm và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin được dành lời cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tập vừa qua. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Trần Thị Tƣơi năm 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG .............................. 10 1.1. Cơ sở lí luận về nguồn lực thông tin ...................................................... 10 1.1.1. Khái niệm về nguồn lực thông tin ....................................................... 10 1.1.2. Vai trò của nguồn lực thông tin đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ............................................................................................................. 14 1.1.3. Quy luật phát triển tài liệu.................................................................. 16 1.1.4. Tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin ................................................ 19 1.1.5. Nguyên tắc phát triển, tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin....... 24 1.2. Các yếu tố tác động đến công tác tổ chức, phát triển và khai thác nguồn lực thông tin ......................................................................................... 25 1.2.1. Yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ ................................... 26 1.2.2. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin ......................................... 27 1.2.3. Nguồn kinh phí .................................................................................... 28 1.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................... 28 1.2.5. Cơ sở vật chất trang thiết bị ............................................................... 29 1.2.6. Nguồn nhân lực ................................................................................... 29 1.3 Học viện Ngân hàng với nhiệm vụ đào tạo theo học chế tín chỉ ........... 25 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 29 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động ....................................... 30 1.3.3. Quy trình đổi mới phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ ........... 32 1.3.4. Chiến lược phát triển của Học viện Ngân hàng đến năm 2020 ......... 37 1.4. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Học viện Ngân hàng . 38 1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 38 1.4.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ................................................. 38 1.4.3. Chiến lược phát triển Trung tâm Thông tin - Thư viện đến năm 2020 ... 41 1.4.4. Đặc điểm người dùng tin .................................................................... 41 1.4.5. Đặc điểm nhu cầu tin .......................................................................... 44 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ................................................................................... 49 2.1. Cơ cấu nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - Thƣ viện Học viện Ngân hàng ............................................................................................... 49 2.1.1. Nguồn lực thông tin theo nội dung tài liệu ......................................... 49 2.1.2. Nguồn lực thông tin theo loại hình tài liệu ......................................... 51 2.1.3. Nguồn lực thông tin theo ngôn ngữ tài liệu ........................................ 58 2.1.4. Nguồn lực thông tin theo thời gian xuấ t bản của tài liê ̣u ................... 59 2.1.5. Đánh giá nguồn lực thông tin ............................................................ 61 2.2. Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thƣ viện Học viện Ngân hàng ....................................................................... 71 2.2.1. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin ......................................... 71 2.2.2. Phương thức phát triển nguồn lực thông tin ...................................... 73 2.2.3. Quy trình bổ sung tài liệu ................................................................... 77 2.2.4. Kinh phí bổ sung tài liệu ..................................................................... 79 2.2.5. Hoạt động phối hợp, chia sẻ nguồn lực thông tin .............................. 81 2.2.6. Nguồn nhân lực trong công tác phát triển nguồn lực thông tin ......... 84 2.2.7. Nhận xét về công tác phát triển nguồn lực thông tin .......................... 85 2.3. Công tác tổ chức nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Học viện Ngân hàng ................................................................................................ 87 2.3.1. Xử lí tài liệu ........................................................................................ 87 2.3.2. Phương thức tổ chức nguồn lực thông tin .......................................... 89 2.3.3. Phần mềm quản trị nguồn lực thông tin ............................................. 90 2.3.4. Công tác bảo quản, thanh lý tài liệu .................................................. 91 2.3.5. Nguồn nhân lực trong công tác tổ chức nguồn lực thông tin ............. 93 2.3.6. Nhận xét về công tác tổ chức nguồn lực thông tin ............................. 93 2.4. Công tác khai thác nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Học viện Ngân hàng .......................... 95 2.4.1. Dịch vụ cung cấp nguồn lực thông tin ................................................ 96 2.4.2. Công cụ khai thác nguồn lực thông tin ............................................... 99 2.4.3. Hoạt động marketing nguồn lực thông tin ........................................ 100 2.4.4. Nguồn nhân lực trong công tác khai thác nguồn lực thông tin ........ 101 2.4.5. Nhận xét về công tác khai thác nguồn lực thông tin ........................ 102 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG............................. 104 3.1. Nhóm giải pháp phát triển nguồn lực thông tin ................................. 104 3.1.1. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin ..................... 104 3.1.2. Bổ sung nguồn kinh phí phát triển nguồn lực thông tin ................... 107 3.1.3. Tăng cường nguồn lực thông tin....................................................... 109 3.1.4. Xây dựng thương hiệu cho bộ sưu tập tài liệu độc quyền ................ 113 3.1.5. Đẩy mạnh phối hợp, chia sẻ nguồn lực thông tin ............................. 114 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng tổ chức nguồn lực thông tin .. 117 3.2.1. Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu ................................................... 117 3.2.2. Phương thức tổ chức nguồn lực thông tin ........................................ 118 3.2.3. Chú trọng công tác tổ chức bảo quản và thanh lí tài liệu ................ 119 3.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng khai thác nguồn lực thông tin121 3.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin .................................... 121 3.3.2. Hoàn thiện công cụ tra cứu truyền thống ......................................... 122 3.3.3. Nâng cấp công cụ tra cứu hiện đại ................................................... 122 3.3.4. Marketing nguồn lực thông tin ......................................................... 123 3.4. Nhóm giải pháp hỗ trợ .......................................................................... 124 3.4.1. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại .................................... 124 3.4.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ...................................... 125 3.4.3. Đào tạo người dùng tin ..................................................................... 127 3.4.4. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thư viện ............................... 128 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CSBS Chính sách bổ sung CSDL Cơ sở dữ liệu CSVC Cơ sở vật chất HVNH Học viện Ngân hàng KH&CN Khoa học và công nghệ NCT Nhu cầu tin NCKH Nghiên cứu khoa học NDT Người dùng tin NLTT Nguồn lực thông tin PHBS Phối hợp bổ sung SP&DV Sản phẩm và dịch vụ TT-TV Thông tin -Thư viện DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đội ngũ cán bộ HVNH từ năm 2007 đến na ....................................... 31 Bảng 1.2: Qui mô đào tạo từ năm 2006 -2014 ..................................................... 36 Bảng 1.3: Thống kê đề tài nghiên cứu từ 2010 - 2014 ......................................... 37 Bảng 1.4: Đội ngũ cán bộ Trung tâm TT-TV HVNH .......................................... 40 Bảng 2.1: Nội dung tài liệu theo chuyên ngành đào tạo ...................................... 50 Bảng 2.2: Thống kê loại hình tài liệu phân theo vật mang tin ............................. 52 Bảng 2.3: Thống kê loại hình tài liệu phân theo mục đích sử dụng..................... 54 Bảng 2.4: Thống kê loại hình tài liệu phân theo phạm vi phổ biến thông tin ...... 57 Bảng 2.5: Thống kê loại hình tài liệu phân theo ngôn ngữ tài liệu ...................... 58 Bảng 2.6: Thống kê tài liệu theo thời gian xuất bản ............................................ 60 Bảng 2.7: Số lượt phục vụ NDT từ năm 2008 - 2014 .......................................... 64 Bảng 2.8: Thống kê vòng quay của tài liệu .......................................................... 65 Bảng 2.9: Mức độ đầy đủ của tài liệu tại Trung tâm ........................................... 67 Bảng 2.10: Thống kê tài liệu mới bổ sung từ năm 2009 đến tháng 6/2014 ......... 68 Bảng 2.11: Tỷ lệ tài liệu được tham khảo theo từng chuyên ngành đào tạo ........ 69 Bảng 2.12: Quy định bổ sung bản tài liệu của Trung tâm ................................... 70 Bảng 2.13: Thống kê tài liệu bổ sung bằng nguồn mua từ năm 2006- 6/2014 .... 74 Bảng 2.14: Thống kê tài liệu lưu chiểu tại Trung tâm từ năm 2006 - 6/2014 ..... 76 Bảng 2.15: Thống kê tài liệu biếu tặng tại Trung tâm từ năm 2006- 6/2014....... 77 Bảng 2.16: Kinh phí bổ sung tài liệu tại Trung tâm từ năm 2006 - 6/2014 ......... 80 Bảng 3.1: Quy định số lượng bản tài liệu bổ sung ............................................. 106 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Cơ cấu NDT tại Trung tâm .................................................................. 42 Biểu đồ 1.2: Mục đích sử dụng tài liệu của NDT HVNH.......................................... 44 Biểu đồ 1.3: Nhu cầu tin về nội dung tài liệu ........................................................... 46 Biểu đồ 1.4: Nhu cầu tin về loại hình tài liệu ........................................................... 47 Biểu đồ 1.5: Nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu .......................................................... 48 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài liệu theo chuyên ngành đào tạo tại HVNH ......................... 51 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu loại hình tài liệu phân theo vật mang tin.................................. 53 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu loại hình tài liệu phân theo mục đích sử dụng ......................... 54 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu loại hình tài liệu theo phạm vi phổ biến thông tin ................... 57 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu loại hình tài liệu phân theo ngôn ngữ ...................................... 58 Biểu đồ 2.6: Tài liệu theo thời gian xuất bản ............................................................ 60 Biểu đồ 2.7: Đánh giá khả năng tìm kiếm NLTT của NDT ..................................... 59 Biểu đồ 2.8: Đánh giá của NDT về NLTT tại Trung tâm......................................... 63 Biểu đồ 2.9: Vòng quay của tài liệu.......................................................................... 65 Biểu đồ 2.10: Đánh giá của NDT về bộ sưu tập tài liệu độc quyền của Trung tâm ......68 Biểu đồ 2.11: Số lượng tài liệu bổ sung bằng nguồn mua ........................................ 74 Biểu đồ 2.12: Kinh phí bổ sung tài liệu từ năm 2006 - 6/2014 ................................ 80 Biểu đồ 2.13: Đánh giá của NDT về dịch vụ TT-TV ................................................ 97 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào thì cuộc cạnh tranh quyết liệt nhất giữa các nền kinh tế của các quốc gia chính là cạnh tranh nguồn nhân lực. Sức mạnh của một dân tộc, năng lực cạnh tranh của một quốc gia đang chuyển mạnh từ nguồn lực tài nguyên, vốn, lao động sang tri thức, trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao - sản phẩm của một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, đổi mới hệ thống giáo dục đại học là điều kiện tiên quyết đảm bảo lợi thế cạnh tranh về nguồn vốn tri thức, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ NCKH của mỗi quốc gia. Đổi mới giáo dục đại học là xây dựng một triết lý giáo dục mới về mục tiêu, chương trình, phương pháp, thiết kế hệ thống và mô hình quản lý, ở đó thư viện là “giảng đường thứ hai” của hệ thống các trường đại học. Nền giáo dục đại học Việt Nam đang có bước chuyển mạnh mẽ, toàn diện từ cơ chế hoạt động, quy mô đào tạo đến phương thức giảng dạy, học tập và NCKH. Đồng thời, dưới tác động của nhu cầu xã hội, tính cạnh tranh giữa các trường đại học đã nảy sinh và ngày càng trở nên rõ nét. Các cơ sở giáo dục đại phải nỗ lực khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trong nước, khu vực và quốc tế. Để giải quyết bài toán này, các trường đại học phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh về quy mô và chất lượng của nguồn lực nội tại, đội ngũ nhân sự, chương trình đào tạo, tài chính, CSVC, trang thiết bị, … Cuộc cách mạng KHCN đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, lãnh thổ. Tốc độ các phát minh khoa học ngày càng gia tăng, khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng được rút ngắn, sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Thông tin, tri thức trở thành sức mạnh, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của mỗi đất nước. Những tri thức và công nghệ mới ảnh hưởng rộng khắp đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động TT-TV nói riêng. Hiện tượng “bùng nổ thông tin” vừa là cơ hội, vừa là thách đối với ngành TT-TV. Các cơ quan TT-TV nước ta đã khai thác hạ tầng cơ sở và trình độ CNTT 1 của các nước phát triển, tăng cường hội nhập, nâng cao vị trí thư viện Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Việc nắm bắt NCT đa dạng, lựa chọn tài liệu phù hợp, giá trị nhất trên thị trường xuất bản phong phú với nguồn kinh phí hạn hẹp không tương xứng với giá cả tài liệu và NCT là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan TT-TV. Trong xã hội thông tin NDT có nhiều cơ hội lựa chọn tài liệu nhưng việc lựa chọn thông tin chính xác, cập nhật không hề dễ dàng. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối các thư viện Việt Nam là tận dụng mọi cơ hội, biến thách thức thành cơ hội phát triển, xã hội hóa thư viện nhằm đáp ứng tốt đa NCT, trở thành các thư viện hàng đầu trong khu vực. Thông tin chịu tác động của quy luật lỗi thời, quy luật tập trung và phân tán tài liệu gây khó khăn cho cán bộ thư viện trong việc chọn lựa tài liệu phù hợp. Điều này tác động trực tiếp đến chính sách, chiến lược tổ chức, phát triển, khai thác NLTT của mỗi cơ quan TT-TV. Để có được các bộ sưu tập tài liệu giá trị phục vụ NCT khác nhau của NDT, tùy theo điều kiện kinh phí và CSVC mà mỗi cơ quan TT-TV phải tìm ra chính sách phát triển NLTT khoa học, hợp lý nhất. Thư viện được xem như một thiết chế xã hội, ngày càng khẳng định vị trí vai trò của mình trong đời sống văn hóa, xã hội nói chung và trong các trường đại học nói riêng. Thư viện không đứng ngoài quy luật phát triển của xã hội, chi phối của thị trường thông tin nên mọi hoạt động TT-TV cũng phải đổi mới toàn diện, từ mô hình hoạt động đến việc phát triển, tổ chức, khai thác NLTT. Nguồn lực thông tin là một trong bốn thành tố cơ bản cấu thành thư viện và cơ quan thông tin. NLTT là cơ sở cho mọi hoạt động của thư viện cũng như chất lượng của SP&DV thông tin. NLTT là thước đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động thư viện và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công tác đào tạo, NCKH của nhà trường. Tạo lập NLTT chất lượng cao là giải pháp hữu ích nhất để có thể đáp ứng NCT và cạnh tranh thu hút NDT trong thời đại công nghệ số, góp phần nâng cao vị thế của cơ quan TT-TV, đảm bảo uy tín, thương hiệu của thư viện trong nước và quốc tế. Học viện Ngân hàng là trường đại học hàng đầu đào tạo và NCKH trong liñ h vực kinh tế ứng du ̣ng , trọng tâm là lĩ nh vực tài chin ́ h , ngân hàng với nhiệm vụ đào 2 tạo cán bộ ở bậc giáo dục chuyên nghiệp, bậc đại học và trên đại học. HVNH hiện có hai Phân viện ( tại Bắc Ninh, Phú Yên) và một Cơ sở trực thuộc (tại Sơn Tây). Từ năm 2008, HVNH chính thức chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Phương pháp đào tạo mới với tôn chỉ “người học là trung tâm” vì vậy, các giảng viên phải thường xuyên tìm kiếm tài liệu, đổi mới nội dung giảng dạy, cập nhật tri thức mới, sinh viên phải thường xuyên đọc tài liệu để chuẩn bị cho các bài tập nhóm, công trình nghiên cứu thực nghiệm nhỏ của mình. Vì vậy, mà nhu cầu tiếp cận và sử dụng NLTT tại Trung tâm TT-TV của giảng viên và sinh rất lớn. Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng, một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại trường đại học chính là chất lượng, hiệu quả của công tác TT-TV trong nhà trường. Một trong những yếu tố quyết định chất lượng hoạt động của các thư viện chính là NLTT. NLTT đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác học tập, giảng dạy, NCKH của NDT. Trung tâm TT-TV HVNH thuộc hệ thống thư viện các trường đại học khối kinh tế. Với vai trò là “giảng đường thứ hai” của sinh viên, Trung tâm luôn nỗ lực để đáp ứng NCT chuyên sâu giúp NDT tìm ra các tri thức mới, tạo môi trường thân thiện với NDT. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Ban giám đốc Học viện, Trung tâm được đầu tư về CSVC, nguồn nhân lực, NLTT. Do đó, NLTT tăng nhanh về số lượng, loại hình, nội dung bám sát chuyên ngành đào tạo của Học viện. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, NLTT tại Trung tâm vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định về tính đầy đủ, tính cập nhật của tài liệu... Nguyên nhân là Trung tâm chưa có chính sách bổ sung tài liệu thành văn bản được phê duyệt bởi Ban giám đốc Học viện, chưa có cơ chế tài chính thường niên cho công tác phát triển NLTT; chưa có đầu tư thỏa đáng cho việc tổ chức và khai thác NLTT…Từ những phân tích trên cho thấy, công tác phát triển, tổ chức và khai thác NLTT tại Trung tâm TT-TV HVNH là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu, phân tích hiện trạng nhằm đưa ra đánh giá, nhận xét khách quan, đề xuất giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng NLTT và hiệu quả hoạt động của Trung tâm. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Nguồn lực thông 3 tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nguồn lực thông tin là một trong những vấn đề quen thuộc đối với các nhà nghiên cứu thư viện cũng như các sinh viên, học viên khi tốt nghiệp. Qua các công trình nghiên cứu đó, NLTT được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: Tình hình nghiên cứu về phát triển NLTT: Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển NLTT tiêu biểu: Developing library and information centre collection (Phát triển vốn tài liệu của thư viện và trung tâm thông tin) (2007) của Evans G. Edward [58], Collection development in a digiital environment: an imperative for information organizations in the twenty-first century (Phát triển vốn tài liệu trong môi trường kỹ thuật số: Vấn đề cấp bách đối với các cơ quan thông tin trong thế kỷ 21), (2006), của Barbara Susana Sanchez Vignau và Ileana Lourdes Presno Queada, Knoppers ,V.Y (1986), Information law and information management (Pháp luật thông tin và quản lý thông tin)[59], Peter Clayton, G.E Gorman (2006) với cuốn sách Managing information resources in libraries: Collection management in theory and practice (Quản trị nguồn lực thông tin trong thư viện: Lí luận và thực tiễn quản trị bộ sưu tập). Các tác giả nghiên cứu và đưa ra một số khái niệm khác nhau về NLTT nhưng họ đều mong muốn xác định sứ mệnh của NLTT, phạm vị, nội dung, loại hình, ngôn ngữ của tài liệu, sự phân bổ ngân sách nhằm nâng cao chất lượng NLTT thư viện. Ở Việt Nam, vấn đề NLTT trong cơ quan TT-TV đã được nghiên cứu ở cuốn giáo trình, “Phát triển vốn tài liệu trong cơ quan TT-TV” của tác giả Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007). “Cẩm nang nghề thư viện” của tác giả Lê Văn Viết (2000) tại chương 2 mục 1 có nêu về công tác bổ sung vốn tài liệu trong thư viện [52]; Một số bài viết tiêu biểu trên tạp chí, kỷ yếu khoa học về các khía cạnh của NLTT: “Phác thảo sơ bộ chính sách nguồn lực thông tin” của tác giả Lê Văn Viết (2006) trên Tập san Thư viện, Thư viện quốc gia Việt Nam [54]; Nguyễn Viết Nghĩa (2001); “Phương Pháp xây dựng chính sách phát triển nguồn tin” trên Tạp chí thông tin và tư liệu [31] và “Một số vấn đề xung quanh việc bổ sung tài liệu 4 hiện nay” (2009) trên Kỷ yếu khoa học - Đại học KHXH&NV [33],… các tác giả đã nêu khái niệm, phương thức, chính sách phát triển NLTT nói chung. Bên cạnh đó, về công tác phát triển NLTT cũng đã được nhiều học viên nghiên cứu. Các tác giả đã nên lên những vấn đề lí luận và thực tiễn NLTT tại các cơ quan TT-TV cụ thể trong các giai đoạn khác nhau: “Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện trường đại học Bách khoa Hà Nội”, của tác giả Hà Thị Huệ (2005) [20];“Phát triển nguồn lực thông tin số tại thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội”, của tác giả Hoàng Vũ (2011) [55]; “Phát triển nguồn Lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Hoa Lư tỉnh Ninh Bình” của tác giả Lê Thị Tuyết Nhung (2011) [38], “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm TT-TV trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” của tác giả Trần Thị Anh Đào (2013), “Phát triển NLTT tại Thư viện Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” của tác giả Nguyễn Văn Hưng (2014) [24], “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Thương mại” tác giả Nguyễn Thị Thu Điệp (2014) [13], …. Tình hình nghiên cứu về tổ chức, khai thác NLTT: Có nhiều tài liệu nghiên cứu về việc tổ chức NLTT như cuốn sách “Managing information for the competitive” [56] của hai tác giả Ethel Auster, Chun Wei Choo (1996) giới thiệu chi tiết việc sử dụng các thông tin trong các tổ chức, tổ chức và quản lý tài liệu của các cơ quan TT-TV, đánh giá giá trị thông tin trong thời kì hội nhập hay cuốn “Information extraction” của tác giả Sunita Sarawagi ( 2008) hướng dẫn cách thức khai thác thông tin bằng ngôn ngữ tự nhiên [61]. Cuốn sách của PGS. TS. Nguyễn Hữu Hùng “Thông tin - từ lý luận đến thực tiễn” (2005) trong phần 2 - Tổ chức và quản lý thông tin có các bài viết như “Phát triển thông tin khoa học và công nghệ để trở thành nguồn lực”, “Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trước thềm thế kỷ XXI”, “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hoá tại Việt Nam” [24]; “Tổ chức và bảo quản tài liệu” của tác giả Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt (2005) [17]. Quản lý thư viện và trung tâm thông tin của tác giả Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002) [16]… “Quản lý thư viện trường đại học: Những thay đổi tất yếu khách quan” của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh (2005) [45], Tạp chí Giáo dục. Tác 5 giả Tạ Bá Hưng (1998) có bài “Tổ chức quản lý hoạt động thông tin khoa học công nghệ ở các tỉnh/thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá” trên Tạp chí Thông tin & Tư liệu. Các bài viết giới thiệu về lí luận và cách thức tổ chức, quản lý, khai thác NLTT và một vài giải pháp cho các cơ quan TT-TV Việt Nam. Một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức, khai thác NLTT và đưa ra các giải pháp tổ chức, khai thác chúng tại các cơ quan TT-TV, cụ thể: “Tổ chức quản lý nguồn lực thông tin tại Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Minh Châu (2013) [9], “Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội” của tác giả Phạm Thanh Bình (2011) [1] ; “Tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin ở Học viện Chính trị quân sự” của tác giả Nguyễn Đức Hào (2004) [15]; Võ Thị Mỹ Duyên (2012), “Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thư viện tỉnh Bình Thuận” [12] “Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - thư viện và Nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc hội” của tác giả Nguyễn Thuý Lê (2008) [27];… Một vài khía cạnh trong hoạt động TT-TV tại HVNH đã được nghiên cứu: “Khai thác hiệu quả hệ thống thư viện Học viện Ngân hàng”, của tác giả Nguyễn Thị Ngọc,… (2011) [36] và “Xây dựng hệ thống CSDL phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu tại Học viện Ngân hàng”, của tác giả Thạch Lương Giang,… (2012) [14]. Luận văn “Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Thông tinThư viện Học viện Ngân hàng” của tác giả Dương Thị Tuyết (2013). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu lớn hay các giáo trình của các tác giả đầu ngành về lĩnh vực TT-TV mang tính khái quát và lý luận cao. Các tác giả của luận văn hầu hết đều đi sâu nghiên cứu, khảo sát thực trạng NLTT hoặc một khía cạnh nhỏ của NLTT ở một thư viện, trung tâm thông tin cụ thể; trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, phát triển hoặc hoàn thiện tổ chức và khai thác NLTT tại các thư viện đó. Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp, toàn diện và sâu sắc về phát triển, tổ chức và khai thác NLTT tại Trung tâm TT-TV HVNH. Do đó, tôi 6 chọn đề tài “Nguồn lực thông tin phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng” là Luận văn tốt nghiệp của mình. Với mong muốn kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và góp phần hoàn thiện hơn lý luận về NLTT. Đề xuất giải pháp cụ thể để phát triển, tổ chức và khai thác NLTT đáp ứng tốt hơn NCT của NDT HVNH. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển NLTT tại Trung tâm TT-TV HVNH, thấy được những ưu điểm, hạn chế từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NLTT đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, NCKH của HVNH trong thời kì đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về NLTT trong hoạt động TT-TV, yêu cầu đối với NLTT phục vụ đào tạo và NCKH trong đổi mới phương pháp đào tạo tại HVNH. - Nghiên cứu đặc điểm NDT, NCT tại Trung tâm TT-TV HVNH. - Khảo sát thực trạng NLTT, công tác phát triển, tổ chức và khai thác NLTT và mức độ thỏa mãn NCT tại Trung tâm TT-TV HVNH. - Đề xuất các giải pháp phát triển, tổ chức, khai thác NLTT tại Trung tâm TT-TV HVNH. 4. Giả thuyết nghiên cứu Trong mỗi thư viện trường đại học, nếu công tác phát triển, tổ chức và khai thác NLTT được chú trọng, NLTT được tăng cường, chia sẻ nhằm thoả mãn nhu cầu của NDT thì chắc chắn hiệu quả, chất lượng hoạt động TT-TV sẽ tăng lên, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng 5.2. Phạm vi nghiên cứu 7 Về không gian: Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng Về thời gian: Năm 2006 đến nay 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước: về phát triển KHCN, giáo dục và đào tạo để lý giải tầm quan trọng của NLTT trong hoạt động TT-TV nói chung, trong các trường đại học khối kinh tế nói riêng; về công tác sách báo, thư viện; chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển sự nghiệp TT-TV. 6.2. Phương pháp cụ thể Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của đề tài, tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu về đề tài - Phương pháp thống kê: thống kê số liệu về NLTT của Trung tâm: loại hình, ngôn ngữ, nhóm nội dung, tần suất được sử dụng,... - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với NDT về NLTT của Trung tâm. - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn Ban Giám đốc HVNH và Ban Giám đốc Trung tâm về chính sách phát triển NLTT, phỏng vấn trực tiếp NDT về NLTT của Trung tâm và NCT của họ. - Phương pháp quan sát tình hình hoạt động và môi trường của Trung tâm. - Phương pháp so sánh: so sánh mức kinh phí qua các năm, tần suất sử dụng tài liệu, tình hình phát triển NLTT qua từng năm để nhận định tốc độ phát triển NLTT của Trung tâm. So sánh vốn tài liệu của Trung tâm và nguồn tài liệu công bố trên thị trường trong nước và thế giới từ đó đánh giá mức độ đầy đủ và cập nhật của NLTT,... - Phương pháp đối chiếu: Đối chiếu NLTT với tiêu chí kiểm định, tiêu chí đánh giá NLTT. 7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 8 Cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về NLTT tại Trung tâm TTTV Học viện Ngân hàng. Do vậy, nghiên cứu này góp phần làm rõ khái niệm, tiêu chí đánh giá NLTT, vai trò của NLTT đối với công tác giảng dạy, học tập và NCKH tại trường đại học; khảo sát, đánh giá về hiện trạng NLTT; đánh giá mức độ thoả mãn NCT của NDT tại Trung tâm TT-TV HVNH. 7.2. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng NLTT tại Trung tâm TTTV Học viện Ngân hàng, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển, tổ chức và khai thác NLTT nhằm xây dựng NLTT chất lượng cao thoả mãn NCT của NDT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của HVNH. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu Về mặt học thuật: Góp phần hoàn thiện hệ thống lý thuyết về NLTT. Làm rõ vai trò của NLTT và sự cần thiết phát triển, tổ chức, khai thác NLTT tại Trung tâm TT-TV Học viện Ngân hàng. Về mặt thực tiễn: Đưa ra các giải pháp khả thi để phát triển tổ chức và khai thác NLTT tại Trung tâm TT- TV HVNH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH của Học viện trong thời kì đổi mới giáo dục. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn dài 129 trang với 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn lực thông tin với hoạt động phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng. Chƣơng 2: Thực trạng nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin - Thư viện phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Học viện Ngân hàng. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin - Thư viện phục vụ đào tạo theo tín chỉ tại Học viện Ngân hàng. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỚI HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG 1.1. Cơ sở lí luận về nguồn lực thông tin 1.1.1. Khái niệm về nguồn lực thông tin * Khái niệm nguồn lực thông tin Nguồn lực thông tin (Information Resources) là tài sản đặc biệt của mỗi quốc gia, khi được khai thác sử dụng không mất đi mà ngày càng giàu thêm. NLTT là cơ sở hình thành mọi hoạt động của thư viện, là căn cứ để xây dựng và phát triển các SP&DV thông tin nhằm thỏa mãn NCT của NDT. Hiện nay, khái niệm NLTT tồn tại nhiều quan điểm khác nhau tùy cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về NLTT, tiêu biểu như Evans G. Edward và V.Y. Knoppers. Dù chung mục tiêu là đáp ứng NCT của NDT nhưng hai tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau về NLTT. V.Y. Knoppers coi "NLTT là một phần của sản phẩm trí tuệ, sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát, được ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. NLTT phải được cấu trúc, tổ chức lại giúp con người có thể tìm và khai thác được chúng theo nhiều cách khác nhau" [59]. Nhà thư viện học Evans G. Edward lại cho rằng "NLTT là tập hợp của các loại hình tài liệu, bao gồm cả đĩa CD-ROM có liên kết tới các trang web mà NDT có thể dễ dàng truy cập và xem những nội dung có vẻ như lỗi thời của kỷ nguyên trước đây qua Google" [58] Thông qua những khái niệm về NLTT, dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, cả V.Y. Knoppers, Evans G. Edward đều mong muốn xác định phạm vi, nội dung và sứ mệnh của NLTT. Ở Việt Nam, theo TS. Lê Văn Viết, nội hàm của thuật ngữ “nguồn lực thông tin” vẫn chưa được thống nhất, “có người cho rằng nó tương đương như vốn tài liệu trong cơ quan TT-TV. Người khác lại đưa ra quan điểm NLTT không chỉ bao hàm 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan