Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguồn gốc của sức mạnh việt nam thể hiện trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc từ 1...

Tài liệu Nguồn gốc của sức mạnh việt nam thể hiện trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc từ 1941 son

.DOCX
12
301
82

Mô tả:

Nguồn gốc của sức mạnh Việt Nam thể hiện trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc từ 1945-1975 Văn học luôn gắn liền với lịch sử ,trải qua hàng ngàn năm lịch sử văn học luôn tồn tại và song hành cùng với lịch sử của các dân tộc nói chung dân tộc việt nam nói riêng, muốn hiểu rõ văn học thì chúng ta phải tìm lại quá khử, lịch sử mới có cái nhìn bao quát nhất ,toàn diện nhất và khi chúng ta nhìn về hiện tại, tương lai với những thành công, với những cái mình đang có thì hãy luôn nhớ rằng sau lưng ta quá khứ đã tạo nên điều đó, điều cần làm là biết ơn những thành quá khứ, hướng đến cội nguồ . Chính vì lý do này ban giám hiệu nhà trường cùng các ban ngành chức năng trừng Đại Học Vinh đã tạo điều kiện, tổ chức cho toàn bộ khóa 55 thuộc nghành sư phạ , cử nhân đi thực tế chuyên môn ở các địa điểm cụ thể như Quảng Bình , Quảng Trị , Huế , Đà Nẵng , trong thời gian từ ngày 21-26/5/2017 do thầy giáo Lê Thanh Nga và cô giáo Biện Quỳnh Nga phụ trách dẫn dắt, chỉ đạo, đoàn đã đến những địa điểm gắn liền với văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt .Trong suốt hành trình chuyến đi chúng tôi đã trải nghiệm thực tế tận mắt nhìn thấy ,sờ thấy ,cảm nhận được các công trình ,địa danh văn hóa ,lịch sử như khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Gíap ,cầu Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị , Đại Nội Huế, sông Hương , lăng mộ vua Khải Định , chùa Thiên Mụ, chùa Linh Ứng ,…mỗi nơi ,mỗi địa danh đều để lai cho tôi và mỗi thành viên trong đoàn những cảm nhận sâu sắc không chỉ vì vẻ đẹp bên ngoài của các kiến trúc vật thể mà còn vẻ đẹp bên trong ,vẻ đẹp tinh thần của mỗi nơi qua đây tôi có những hiểu biết sâu hơn ,rõ hơn về lịch sử ,về những dấu tích lịch sử ở những nơi mà chúng tôi đến. Sau đây tôi xin phác họa đôi nét về cuộc hành trình mà tôi và đoàn đã trải nghiệm . Ngày thứ nhất chúng tôi lên xe rời ngôi trừng Đại Học Vinh, rời mảnh đất Nghệ An để đến Tỉnh Quảng Bình -nơi mà người anh hùng của dân tộc “ Đại Tướng Võ Nguyên Gíap chọn làm nơi an nghỉ ,đoàn đã ghé thăm khu mộ của Đại Tướng tại Vũng Chùa – Đảo Yến – Quảng Bình để thắm hương , tỏ lòng biết ơn vì công lao và những hy sinh mà Cụ đã giành cho dân tộc đặc biệt trong 2 cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược là Thực Dân Pháp và Để Quốc Mỹ, đến đây mỗi người trong đoàn tự tay dâng lên Cụ nén hương và tỏ lòng cảm mến ,biết ơn đối với Cụ . Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 184 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) ngày đêm canh giữ, phục vụ khách đến bày tỏ lòng thành kính, tri ân. Hàng ngày, Đội bảo vệ Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiến hành tổng vệ sinh xung quanh khu vực mộ để nơi an nghỉ Đại tướng luôn sạch đẹp, thoáng đãng. Khi đã thắm hương bày tỏ nỗi niềm với vị anh hùng của dân tộc xong đoàn tiếp tục cuộc hành trình đi đến những địa điểm tiếp theo. Đây là hình ảnh cầu Hiền Lương một cây cầu kỳ lạ và mang nhiều dấu tích lịch sử ta có thể nhìn thấy cây cầu có 2 màu một nửa màu xanh một nửa màu vàng ,không phải vì người xưa thế kế như vậy để tạo sự đa dạng trong cái nhìn mà ẩn đàng sau đó là chức tích lịch sử , nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền (miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam kháng chiến, miền Nam do chính quyền Sài Gòn được Hoa Kỳ hậu thuẫn quản lý) trong suốt 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975.T ừ 1954 đến 1967 - thời điểm bị bom Mỹ đánh sập, cầu Hiền Lương được chia thành hai, một nửa phía bắc do Công an giới tuyến của miền Bắc quản lý, nửa phía nam thuộc chính quyền Sài Gòn. Trong thời gian tồn tại, trên cầu Hiền Lương từng diễn ra "cuộc chiến màu sơn" quyết liệt. Ban đầu, cầu có màu đỏ ở phía bắc và xanh ở phía đối diện. Với khát vọng thống nhất, phía bờ bắc sơn lại màu xanh thì bờ nam sơn vàng. Cuộc chiến màu sơn kéo dài mãi đến 1960 thì giữ nguyên 2 màu xanhvàng.Nơi đây chứng kiến nhiều sự hy sinh mất mát của nhân dân ta song vượt lên tất cả bằng tinh thần đoàn kết chúng ta đã làm nên thắng lợi . Cũng bình thường như bao mảnh đất khác ở khắp miền đất nước, song đến khi hai miền bị chia cắt trong cuộc chiến (1954 - 1975) thì dòng sông Bến Hải và mảnh đất đôi bờ trở nên nổi tiếng tình thần đoàn kết vì mục tiêu thống nhất được nhân dân nơi đây thể hiện rõ . Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành "nhân chứng lịch sử" trên 20 năm mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước. Cụm di tích gồm tại đôi bờ Hiền Lương: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc, nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh, cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất" ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng Vĩ tuyến 17. Đến với một nơi khác Thành Cổ Quảng Trị một tòa thành nằm bên dòng Sông Thạch Hãn, được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc. Ngày nay Thành Cổ là một điểm tham quan gây nhiều xúc động, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước. Nơi đây chứng kiến cảnh đau thương mất mát do bom đạn trong chiến tranh gây ra song chúng ta luôn luôn tự hào bởi ý chí sắt son ,tình thần đoàn kết 1 một lòng của những người dân nơi đây, để rồi khi nhắc đến nơi đây thì mỗi người dân tộc việt đều tự hào nêu cao tình thần đoàn kết một lòng vượt lên trên tất cả, không sợ hy sinh, gian khổ với ước nguyện độc lập tự do cho non sông đất nước. Đây mãi luôn là tấm gương, điểm tựa để mỗi người dân Việt, thế hệ con cháu noi theo. Sau khi thắm hương kính viếng ,nghe thuyết trình ,diễn giải về mảnh đất linh thiêng đáng tự hào này ,chuyến xe chuyển sang vùng đất mới với cái tên Huế mộng mơ vì thời gian của màn đêm sắp bao phủ nên đoàn dừng chân ở khcas sạn để ăn uống nghỉ ngơi chuẩn bị cho hành trình ngày mai. Ngày thứ 2 đến với Huế nơi đầu tiên tôi và đoàn ghé thăm là Đại Nội Huế - nơi lưu trữ giá trị lịch sử của triều Nguyễn. Với kiến trúc nghệ thuật cung đình độc đáo được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước. Đây chính là công trình biểu tượng uy quyền của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn, tất cả được bố trí đăng đối trên trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Trải qua hàng trăm năm trầm mặc và tôn nghiêm trên mảnh đất Thần Kinh, Đại Nội vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc về nghệ thuật và lịch sử . Đây là nơi sinh hoạt của 13 đời vua nhà Nguyễn và cũng là trung tâm hành chính, chính trị của triều nhà Nguyễn trong khoảng 140 năm, từ đời vua Gia Long đến vua Bảo Đại ,đây không chỉ là nơi sinh hoạt của nhà vua mà còn là nơi thờ cúng các vị vua ,khi đến đây tôi hiểu rõ hơn về lịch sử các triều đại với những đổi thay và cũng hiểu hơn về các tập tục lễ nghi mà các vua chúa ,các quan đại thần sinh hoạt . Trên đây là 1 vài hình ảnh của Đại Nội Huế thể hiện sự tinh tế về mặt điêu khắc cũng như ý nghĩa sâu sắc của từng công trình . Rời khỏi Hoàng cung hành trình tiếp tục với cuộc dạo bước về một nơi khác, khác với các địa điểm trên bởi lẻ nỏ không mang trong mình cái vật chất bên ngoài mà bởi chiều sâu bên trong, hướng về tâm linh, nơi mà nhiều người tìm đến để bộc lộ nỗi lòng ,tìm đến để xin ơn ,bày tỏ những ước nguyện đó là chùa Thiên Mụ. Bản thân em là một người công giáo theo đạo Thiên Chúa nên việc cúng bái ở bản thân em không diễn ra nơi đây song không phải vì điều đó mà em coi khinh ,bởi em hiểu rằng mỗi người đều có những quan niệm tín ngưỡng riêng và những chân lý của bên công giáo hay phật giáo đều tốt đẹp ,qua cuộc viếng thăm em chứng kiến được nhiều người dân từ nhiều phương trời có cả người nước ngoài nữa họ mang trong mình tâm thể bình thản với những ức vọng sâu kín thể hiện trên khuôn mặt ,sự thành kính qua cử chỉ thắm nén hương . Sau khi kến thúc chuyến đi tâm linh đoàn trở về khách sạn để tắm rứa ,ăn uống khi công việc chuẩn bị cho nhu cầu bản thân của mỗi người hoàn tất vào lúc 19h30 đoàn đc dạo bước ngay trên dòng sông hương khác với những địa điểm khác di chuyển bằng phương tiện đường bộ thì đến đây có sự khác lạ trong phương tiện đó là đi bằng thuyền ,chắc khi nói đến đây thì ai cũng biết chúng tôi sắp được thưởng thức làn điệu gì rồi đúng không ạ ! Vâng đó là làn điệu nhã nhạc cung đình huế -một làn điệu làm nên màu sắc riêng của Huế với sự hòa quyện giữa âm thanh và cảnh vât, sự thơ mộng của con sông Hương trong màn đêm rực rỡ ánh đèn ,sự lung linh của những ngọn nến ,nhấp nhô của làn sóng nhẹ ,tiếng nhạc đu đưa có chts buồn buồn ,thơ thơ ,trầm lắng .Đến đây tôi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với làn điệu du dưa này lại được chính mình cầm cành hoa tươi thắm tặng cho những người cất vang gia điệu Huế . Dòng sông Hương ,làn điệu hát không chỉ là nơi để du khách đến chiêm ngưởng mà dòng sông còn là đề tài để các nhà văn thơ khơi dòng sáng tác của mình như Hoàng Ngọc Phú Tường với tác phẩm Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông hay những câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo Sông Hương hóa rượu ta đến uống Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say…. Hay trong các sáng tác của Tố Hữu và khong chỉ trong thơ văn mà trong các ca khúc chúng ta thường bắt gặp hình ảnh sông hương trong các lời ca tiếng hátcủa Trịnh Công Sơn, Phạm Duy , Phạm Đình Chương ,…tất cả điều đó tạo nên nét riêng ,nét đặc sắc cho Huế nói riêng đan tộc việt nam nói chung. Sau khi được thưởng thức làn điệu du dưa, âm thanh hòa quyện với cảnh vật xung quanh đoàn tiieps tục đến một nơi khác cũng thuộc vùng đất Huế đó là Lăng vua Khải Định và Tự Đức ,đến nơi đây ngoài việc chứng kiến những công trình kiến trúc điêu khắc ,hội họa tinh tế đắc sắc thì còn được người hướng dẫn viên thuyết trình về những sự kiện xaỷ ra xung quanh đời sống của vua và xoay quanh lịch sử từ đó bản thân tôi và tất cả mọi người có cái nhìn bao quát ,toàn diện hơn về các nhân tích lịch sử .Với lăng Khải Định chúng ta có thể chiêm ngưỡng được các công trình kiến trúc đồ sộ mang nhiều hoa văn đường nét tinh xảo qua đây cũng thấy được trình độ điêu luyện trong việc xây dượng của người đời trước .Còn với lăng Tự Đức chúng ta lại bắt gặp được một cảnh thiên nhiên đắt giá với khung cảnh nú rừng bao quanh tứ phía. Hai triều đại này có những nét tương đồng và khác biệt được thể hiện rõ về mặt kiến trúc, hoa văn, qua những dấu ấn này chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ xa xăm gắn với sự phát triển của đất nước. Đến với mộ của Cụ Phan Bội Châu –một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng, chúng ta lại có dịp dinh dung về chặng đường lịch sử đã qua gắn với con đường cứu nước của cụ ,cụ là một người anh hùng, người chiến sĩ yêu nước, là tấm gương cho toàn dân tộc việt noi theo. Đến đây trong mỗi người con tim lại trổi dậy, thao thức về chặng đương lịch sử đã qua, mỗi người tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước hơn. Bên cạnh các di tích lịch sử của Huế đoàn thực tế còn có dịp tiếp xúc với một tỉnh, miền đất mới đó là Đà Nẵng, đến nơi đây chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp non sông, biển nước của thành phố Đà Nẵng đó là biển Mỹ Khê và các cảnh núi non xung quanh biển, qua đây chúng ta biết quý trọng non sông đất nước hơn, tự hào vì những gì thiên nhiên mang lại cho đât nước chúng ta. Theo đúng lịch trình thì đoàn kết thúc điểm tham quan ở Đà Nẵng song thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng em được đến một vùng đất mới nữa đó là Quảng Nam với sự gắn liền của Phố Cổ Hội An ,đến đây đoàn được tham quan ,chiêm ngưỡng và được lắng nghe những hồi ức về địa danh này. Khác với các địa điểm trước đến đây ta bắt gặp một Phố Cổ của người Hoa, người Nhật gắn với các phong tục tập quán của người ngoại quốc mà trước đây họ đã gắn bó mật thiết, sinh sống ở nơi đây. Một phố cổ tràn ngập, lung linh ánh đèn rọi khắp phố tạo nên sự thơ mộng cho nơi đây. Nhìn vào những bức ảnh trên chúng ta thấy được nét văn hóa cổ xưa của người Trung Hoa và Nhật Bản gắn với mảnh đất quê hương Việt Nam, với cái tên Phố Cổ đã nói nên điều đó. Các công trình kiến trúc được xây dượng ở Phố Cổ là xây dượng theo lối, kiểu văn hóa của người Hoa, người Nhật, qua các công trình này phần nào chúng ta hiểu được nét văn hóa của người ngoại quốc, hiện tại cư dân Việt Nam đang sinh sống ở đây, biến nơi đây,thành nét văn hóa riêng của người Việt và đây luôn là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của các du khách trong và ngoài nước, tạo nên nét văn hóa cho Dân Tộc chúng ta. Kết thúc hành trình nơi đây đoàn quay trở lại với Huế để chào đón Huế trước lúc ra đi ,điểm dừng chân cuối cùng để kết thúc hành trình tham quan, thực tế, trải nghiệm là trường Quốc Học Huế, nơi nuôi dưỡng nhân tài, ươm mầm tương lai từ các thế hệ cha ông xa xưa cho đến nay. Tại đây chúng tôi được tham quan ngôi trường tiếp xúc giao lưu với nhà thơ Nguyễn Văn Hoan, nghe nhà thơ diễn thuyết về văn chương , là sinh viên sư phạm ngữ văn tôi cảm thấy may mắn khi được gặp thầy và cũng lấy làm xấu hổ vì những kiến thức hụt hẫng của bản thân, quá xa vời với kiến thức của thầy, qua đây em tự bộc bạch nổi niềm sẽ phải chuẩn bị hành trang kiến thức cho mình ngay từ bây giờ, để đưa nền văn học đan tộc ngày càng phát triển đi lên. Qua chuyến đi thực tế này em cảm nhận, hiểu rõ hơn về đất nước, dân tộc Việt, biết được những hy sinh mất mát, những cống hiến của thế hệ cha ông đi trước để có được một đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Đặc biệt đi tới đâu vùng đất nào cũng thấy được tình thần đoàn kết một lòng của các thế hệ đi trước trong việc xây dựng đất nước, bởi họ luôn mang trong mình một chân lý Việt Nam là trái tim của tôi, những người dân Việt là xương máu của tôi, là sinh viên trường Đại Học Vinh là những bộ phận tri thức toi tự ý thức được vai trò và sức mạnh của tinh thần đoàn kết bởi lẽ không có đoàn kết thì đất nước sẽ không bao giờ trường tồn, vững mạnh, lịch sử hàng ngàn năm, cụ thể qua 2 cuộc chiến tranh chống Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ đã chứng minh điều đó. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo đã giúp đỡ tạo điều kiện cho chúng em được trải nghiệm, tiếp thu kinh nghiệm, học hỏi những điều bổ ích, mở rộng tầm nhìn cho tương lai
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan