Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người phụ nữ trong văn hóa hồi giáo qua kinh qur'an và văn học ả rập...

Tài liệu Người phụ nữ trong văn hóa hồi giáo qua kinh qur'an và văn học ả rập

.PDF
314
1
84

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------- LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO QUA KINH QUR’AN VÀ VĂN HỌC Ả RẬP Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62.31.70.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHAN THỊ THU HIỀN 2. TS. PHÚ VĂN HẲN PHẢN BIỆN 1: PGS.TS. NGUYỄN TRI NGUYÊN PHẢN BIỆN 2: PGS.TS. HUỲNH QUỐC THẮNG PHẢN BIỆN 3: TS. BÁ TRUNG PHỤ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. GS. NGUYỄN TẤN ĐẮC 2. PGS.TS. THÀNH PHẦN 3. PGS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo qua kinh Qur’an và văn học Ả Rập này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học nào của các tác giả khác. Tác giả luận án Lê Thị Ngọc Điệp 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................. 1 MỤC LỤC ...............................................................................................................................................3 BẢNG TRA CÁC THUẬT NGỮ HỒI GIÁO SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN .......................6 BẢNG TRA CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH MINH HỌA SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ..... 8 DẪN NHẬP............................................................................................................................................9 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................................................9 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.........................................................................................9 3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................ 20 4. KHUNG LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU ...................................................................................................... 21 5. KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ............................................................................ 25 6. KẾT CẤU VÀ QUY CÁCH TRÌNH BÀY LUẬN ÁN ...................................................... 26 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................... 28 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................................ 28 1.1.1. Giới và nghiên cứu giới trong văn hóa ............................................................. 28 1.1.2. Tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo trong văn hóa .......................................... 41 1.1.3. Quan hệ giới và tôn giáo trong văn hóa ......................................................... 50 1.2. Người phụ nữ trong hệ tọa độ văn hóa Hồi giáo Ả Rập ........................................ 52 1.2.1. Không gian văn hóa ................................................................................................. 52 1.2.2. Chủ thể văn hóa ......................................................................................................... 57 1.2.3. Thời gian văn hóa ..................................................................................................... 60 1.2.4. Cốt lõi văn hóa ............................................................................................................ 65 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................................... 68 CHƯƠNG 2 : NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO Ả RẬP QUA KINH QUR’AN................................................................................................................................................ 69 4 2.1. Kinh Qur’an và sự phản ánh thực tại văn hóa, tinh thần văn hóa Ả Rập....... 69 2.1.1. Kinh Qur’an như một điển chế tôn giáo, chính trị, luật pháp, luân lý Hồi giáo ..................................................................................................................................... 69 2.1.2. Kinh Qur’an trong sự áp dụng thực tế ............................................................ 70 2.2. Người phụ nữ trong những quan hệ gia đình qua kinh Qur’an ........................ 71 2.2.1. Quan hệ cha mẹ - con cái........................................................................................ 72 2.2.2. Quan hệ vợ - chồng .................................................................................................. 81 2.3. Người phụ nữ trong những quan hệ xã hội qua kinh Qur’an.......................... 106 2.3.1. Tôn giáo, tín ngưỡng ........................................................................................... 107 2.3.2. Giáo dục .................................................................................................................... 111 2.3.3. Kinh tế........................................................................................................................ 118 2.3.4. Chính trị ..................................................................................................................... 125 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................................... 134 CHƯƠNG 3 : NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA HỒI GIÁO QUA VĂN HỌC Ả RẬP ............................................................................................................................................................. 136 3.1. Quan hệ văn học - văn hóa và hướng nghiên cứu văn hóa - văn học .......... 136 3.2. Người phụ nữ trong văn học dân gian Ả Rập qua Ngàn lẻ một đêm ............ 137 3.2.1. Ngàn lẻ một đêm và sự phản ánh thực tại văn hóa, tinh thần văn hóa Ả Rập ....................................................................................................................................... 137 3.2.2. Ngoại hình và tính cách của các nhân vật nữ trong Ngàn lẻ một đêm ................................................................................................................................................... 141 3.2.3. Số phận và khát vọng của các nhân vật nữ trong Ngàn lẻ một đêm 150 3.3. Người phụ nữ trong văn học hiện đại Ả Rập .......................................................... 158 3.3.1. Văn học hiện đại với những biến chuyển từ truyền thống đến hiện đại của văn hoá Hồi giáo Ả Rập ........................................................................................... 158 3.3.2. Số phận của các nhân vật nữ trong văn học hiện đại Ả Rập................. 159 5 3.3.3. Tính cách, khát vọng và nỗ lực vươn lên của các nhân vật nữ trong văn học hiện đại Ả Rập ............................................................................................................. 178 3.3.4. Cái nhìn của các nhà văn nữ trong văn học hiện đại Ả Rập.................. 183 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................................... 185 KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 186 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 191 TƯ LIỆU KHẢO SÁT.................................................................................................................... 204 PHỤ LỤC .......................................................................................................................................... 205 6 BẢNG TRA CÁC THUẬT NGỮ HỒI GIÁO SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN TT Thuật ngữ sử dụng trong luận án Nghĩa tiếng Việt 1. Allah Đấng Tối cao, Đấng Tạo hóa, Thượng đế duy nhất của người Hồi giáo 2. Caliph Người kế vị Mohammed, người đại diện vừa là vua, vừa là giáo chủ Hồi giáo 3. Hadith Hadith trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “lời nói”. Hadith là sử ký viết lại cuộc sống liên quan đến việc hành đạo của Mohammed 4. Hajj Hành hương 5. Hijab Khăn trùm kín đầu và cổ 6. Islam/ Hồi giáo Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là tuân phục. Ở Việt Nam Islam được gọi là đạo Hồi, hoặc Hồi giáo do gắn với bộ tộc người Hồi Hột ở Trung Quốc. Tên gọi Hồi giáo phổ biến ở Trung Quốc và những nước chịu ảnh hưởng Trung Quốc 7. Idjimá Thuộc luật Hồi giáo, ra đời trên cơ sở sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các học giả pháp lý đạo Hồi 8. Qur’an Qur’an trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “đọc”. Là thành tố đầu tiên mang tính chất chủ đạo của luật pháp, nguồn luật cao nhất của Luật Hồi giáo, được coi là những lời của Đấng Allah tiết lộ cho Mohammed (570-632) 9. Qiyás Là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp cao. Các thẩm phán của các nước theo Luật Hồi giáo có thể sử dụng tiền lệ pháp đó để giải 7 quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó không được đề cập trong kinh Qu’ran, kinh Sunnah và Idjmá 10. Mohammed Nhà Tiên tri cuối cùng của Allah 11. Muslim Tín đồ theo đạo Hồi 12. Rabb Trong kinh Qu’ran, Rabb là một trong những tên thông thường của Đấng tối cao Allah 13. Sahadah Tuyên xưng đức tin 14. Salât Cầu nguyện 15. Sawm Nhịn ăn 16. Shariah Luật Hồi giáo, dựa trên nền tảng là kinh Qur’an, kinh Sunnah (Hadiths, Idjmá và Qiyás) 17. Sunnah Sunnah có nghĩa là con đường, là lối sống, là cách hành xử của Mohammed. Kinh Sunnah chứa đựng những lời dạy bảo của tiên tri Mohammed và những giai thoại, những câu chuyện về Nhà tiên tri và các tín đồ của mình đã sống một cuộc sống phù hợp với trật tự tôn giáo được quy định trong kinh Qu’ran 18. Surah Chương trong kinh Qur’an 19. Umma Cộng đồng các tín đồ Hồi giáo trên thế giới 20. Zakat Thuế thiện nguyện 8 BẢNG TRA CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH MINH HỌA SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN STT Nội dung hình minh họa Trang Chương 1 H.1.1 Bản đồ hành trình biển của người Ả Rập 55 H.1.2 Bản đồ phân bố địa hình Ả Rập 57 H.1.3 Bản đồ các quốc gia thuộc bán đảo Ả Rập 59 H.1.4 Bản đồ mở rộng đế quốc Ả Rập từ Đông sang Tây 63 H.1.5 Tấm thảm cầu nguyện, ở giữa tấm thảm có la bàn chỉ về hướng Mecca 65 H.1.6 Cầu nguyện tại giáo đường 66 H.1.7 Hành hương đến Thánh địa Mecca 67 H.1.8 Hành hương đến Medina, nơi chôn cất Nhà Tiên tri Mohammed 67 Chương 2 H.2.1 Hijab nguyên mẫu cực đoan 83 H.2.2 Minh hoạ trong tác phẩm Vườn hương – được xem là Kamasutra của Ả Rập 93 9 DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, khám phá thế giới là động lực thúc đẩy xã hội loài người ngày càng phát triển, sự phát triển của văn hóa cũng không nằm ngoài quy luật này. Chúng ta đang bước vào đầu thế kỷ XXI, thế kỷ chứng kiến sự toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến xu hướng phát triển của đa văn hóa và hội nhập văn hóa, vì vậy, việc tìm hiểu văn hóa của các dân tộc trên thế giới cũng ngày càng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Cùng với Phật giáo và Kitô giáo, Hồi giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới với rất nhiều tín đồ, nhưng nghiên cứu văn hóa Hồi giáo ở Việt Nam vẫn còn là những điều mới mẻ. Hiện tại, ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Vấn đề về phụ nữ Hồi giáo trên thế giới hiện nay đang là một vấn đề khá nhạy cảm và gây ra những cuộc tranh luận chưa có hồi kết giữa các trường phái có quan điểm đối lập nhau. Do đó, việc đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ, vì quyền bình đẳng giữa nam và nữ là vấn đề chính trị - xã hội vô cùng bức thiết. Nghiên cứu người phụ nữ trong thế giới Hồi giáo Ả Rập từ trước đến nay chưa được giới khoa học trong nước quan tâm, thêm vào đó các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu từ góc độ xã hội học, sử học, dân tộc học, tôn giáo học, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu ở góc độ văn hóa học. Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề về Người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo qua kinh Qur’an và văn học Ả Rập từ hướng tiếp cận văn hóa học, một đề tài nghiên cứu hầu như rất mới ở Việt Nam. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Trong phạm vi tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh mà người viết bao quát được, chúng tôi tiến hành phân chia tài liệu tham khảo thành bốn mảng nội dung chính gồm: (1) Các công trình nghiên cứu về văn hóa Hồi giáo; (2) Các công trình nghiên 10 cứu về nữ quyền Hồi giáo; (3) Các công trình nghiên cứu về kinh Qur’an và người phụ nữ Hồi giáo qua kinh Qur’an; (3) Các công trình nghiên cứu người phụ nữ Hồi giáo qua văn học Ả Rập. (1) Các công trình nghiên cứu về văn hóa Hồi giáo Ở Việt Nam cho đến nay đã có các tài liệu, công trình liên quan đến đề tài như Bán đảo Ả Rập của Nguyễn Hiến Lê (1994), Islam Hồi giáo của nhóm tác giả Nguyễn Đức, Thế Trường, Lê Yên (2002), Đạo Hồi và thế giới Ả Rập của Nguyễn Thọ Nhân (2004), Thế giới Hồi giáo xưa và nay của Charlie Nguyễn (2004), Tôn giáo phương Đông: Quá khứ và hiện tại của Đỗ Minh Hợp chủ biên (2006), Tôn giáo lý luận xưa và nay của Đỗ Minh Hợp cùng nhóm tác giả (2005), v.v… Ở các nước phương Tây có các công trình sau : History of the Arabs (Lịch sử dân tộc Ả Rập) của Hitti Philip (1961), Lịch sử văn minh Ả Rập của Will Durant (1975), Tìm hiểu các nền văn minh thế giới của Fernand Braudel (1992), Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây của Lewis Bernard (1995), Question de Geopolitique (Các vấn đề địa chính trị) của Yves Lacoste (1998), Hồi giáo của Van Baaren (2002), v.v.. Các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu về (1) lịch sử Hồi giáo, sự ra đời, sự hình thành và phát triển đế quốc Hồi giáo; và (2) văn hóa và văn minh Ả Rập – Hồi giáo. Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu sử dụng làm cơ sở cho các nội dung liên quan đến lịch sử và văn hóa Hồi giáo – bối cảnh lịch sử - xã hội cho vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu này ít nhiều cũng có giới thiệu khái quát các vấn đề liên quan đến phụ nữ Hồi giáo. Vì vậy, những kiến thức thu được cũng làm nền tảng cho sự phân tích của chúng tôi về đối tượng khảo sát của đề tài - người phụ nữ Hồi giáo Ả Rập. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu tổng quan về văn hóa Hồi giáo, nhưng các tác giả cũng đã đề cập phân tích khá sâu vai trò, vị trí người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo. Trong nước, có bài viết “Thử tìm hiểu một vài nét đặc trưng cơ bản của đạo Hồi” của Lương Thị Thoa (2001), tác giả bàn về những đặc trưng cơ bản của đạo 11 Hồi, Hồi giáo khác với các tôn giáo lớn khác trên thế giới về thời gian và hoàn cảnh xuất hiện. Xét về nội dung, giáo lý, giới luật của đạo Hồi, tác giả nêu lên hai điểm khác biệt cơ bản của Hồi giáo so với các tôn giáo khác là độc thần tuyệt đối và ý thức bảo vệ sự độc tôn của Allah, cả hai chủ yếu dựa vào kinh Qur’an và luật Shariah. Theo tác giả, Hồi giáo đánh giá thấp vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Tư tưởng trọng nam khinh nữ là nét đặc trưng trong các quốc gia Hồi giáo. Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển, nhưng tại các quốc gia Hồi giáo Ả Rập vẫn tồn tại những tập tục lạc hậu, dã man đối với phụ nữ. Ngoài nước có công trình Islam, Globalization and Postmodernity (Hồi giáo, Toàn cầu hóa và Hậu hiện đại) của tác giả Akbar S.Ah-med và Hastings Donnan (1994) đã nghiên cứu, điều tra những phụ nữ Hồi giáo bị tác động như thế nào trước những thách thức của quá trình toàn cầu hóa trong các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế. Những trường hợp nghiên cứu được trình bày về Thổ Nhĩ Kỳ, Trinidad, Malaysia, Pakistan, Ai Cập, Bắc Mỹ, Trung Đông, Ả Rập, và Anh quốc... Công trình Islam – A very Short Introduction (Giới thiệu súc tích về Hồi giáo) của tác giả Ruthven Malise (1997), giáo sư Trường Đại học Aberdeen, chuyên nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo. Trong công trình này, tác giả đã thể hiện được một cách tổng hợp khái quát về phụ nữ Hồi giáo, nhất là vấn đề phụ nữ trong xã hội và tôn giáo. Tác giả cho biết, trật tự xã hội tốt phụ thuộc vào sự qui ước về quan hệ tình dục, đặc biệt là nữ giới. Việc phụ nữ sống tách biệt là cần thiết do sức quyến rũ tình dục của họ. Việc ngăn cấm phụ nữ còn được tăng cường bởi những qui định kiêng kỵ liên quan đến thời gian hành kinh, thời kì sinh con v.v.. . (2) Các công trình nghiên cứu về Nữ quyền Hồi giáo Ở Việt Nam: Bài viết “Địa vị của người phụ nữ trong thế giới Hồi giáo” của Nguyễn Văn Dũng (2005) và “Quyền phụ nữ ở các nước theo đạo Hồi” của Nguyễn Trọng Quang (2006), đều cùng quan điểm cho rằng phụ nữ tại các nước theo đạo Hồi đa số vẫn bị coi rẻ, không được tôn trọng, không có quyền tự do. Các quốc gia Hồi giáo đã cố gắng áp dụng những biện pháp pháp lý nhằm đem lại quyền bình 12 đẳng cho người phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng vẫn vấp phải sự phản kháng. Trong bài viết “Phụ nữ, tôn giáo và vấn đề phát triển” của Nguyễn Xuân Nghĩa (2005, 2006), tác giả đã phân tích vấn đề phụ nữ trong một số tổ chức tôn giáo và phong trào nữ quyền. Theo tác giả cái nhìn về phụ nữ của các tôn giáo có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của xã hội, nhất là những xã hội còn chịu nhiều ảnh hưởng của các tôn giáo. Những nước Hồi giáo có chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) và chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI – Gender Related Development Index) cao như Bahrain, Kuwait, Qatar, Arab Emirate sự bình đẳng giữa nam và nữ cũng được cải thiện… Ở nước ngoài: Khai sinh khuynh hướng nhận thức mới về phụ nữ, với tư cách là nữ tín đồ Hồi giáo viết về phụ nữ Hồi giáo, trong Muslim Women (Phụ nữ Hồi giáo) Freda Hussain (1984) đã thu thập những bài thuyết trình của nhiều tác giả và biên tập lại. Tập tư liệu này gồm những bài thuyết trình luận bàn về thời kỳ tiền Hồi giáo và Hồi giáo, họ đưa ra những lập luận và phân tích lý do tại sao hiện thực không tương thích với lý tưởng mà Hồi giáo đã đề cập, đó chính là do sự tác động bên ngoài của những yếu tố khác như văn hóa, xã hội v.v. Tác phẩm cũng đề cập đến một số khía cạnh quan trọng như luật pháp, giáo dục, kinh tế có quan hệ chặt chẽ đối với sự phát triển của phụ nữ Hồi giáo trong các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó còn có các công trình như Feminism and Religion (Nữ quyền và tôn giáo) của Rita M. Gross (1997), Feminist Anthropology – Past, Present, and Future (Nhân học nữ quyền – quá khứ, hiện tại và tương lai) của Pamela L. Geller (2007), Networking for Power and Change: Muslim Women Activism and the Transformation of Muslim Public Sphere (Mạng lưới quyền lực và sự biến đổi: Những hoạt động của phụ nữ Hồi giáo và sự chuyển đổi của Hồi giáo trong lĩnh vực công) của Riham Ashraf Bahi (2008). Nhìn chung, các công trình này đứng từ các góc nhìn tôn giáo học và nhân học để phân tích vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội Hồi giáo. Tại nhiều nước Hồi giáo, các nhà cải cách đấu tranh cho 13 quyền bình đẳng nam nữ đã thúc đẩy sự phát triển nữ quyền trong khuôn khổ cho phép của Hồi giáo, vì họ hiểu rằng nếu tìm cách thay thế Shariah bằng luật pháp thế tục thì không thể thành công. Trong Women in Muslim Societies - Diversity within Unity (Phụ nữ trong các xã hội Hồi giáo – Thống nhất trong đa dạng) của tác giả Herbert L. Bodman và Nayereh Johidi (1998), dựa trên tư liệu khảo sát, điền dã tại các quốc gia Hồi giáo, nhóm tác giả phân tích để tìm ra đặc thù của mỗi địa phương nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra các nhận định, đánh giá về những vấn đề đang gây tranh cãi, trực tiếp đề cập đến phụ nữ ở những đất nước khác nhau như cách họ ứng phó trước những thách thức trong xã hội hiện đại, nhưng vẫn phải thực hiện theo những tập quán để lại và những khuynh hướng bảo thủ trong thế giới Hồi giáo. Công trình nghiên cứu Womanpower: The Arab Debate on woman at work (Quyền lực nữ giới: Tranh luận của Ả Rập về phụ nữ làm việc tại công sở), Nadia Hijab (1998) đã phác thảo nên một bức tranh buồn từ những chuyện riêng tư cũng như từ chương trình phát triển quốc gia về người phụ nữ trong thế giới Ả Rập hiện đại. Bằng các chủ đề minh họa như tình trạng pháp luật cá nhân, chính sách phát triển, quyền lợi chính trị, với các ví dụ từ nhiều nước cụ thể, tác giả đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về người phụ nữ trong thế giới Ả Rập ngày nay. Trong Feminism and Islamic Fundamentalism (Phụ nữ và chủ nghĩa chính giáo Hồi giáo) của Hajdeh Moghissi (1999), tác giả đã cố gắng nỗ lực giải thích nhằm chứng minh Hồi giáo không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Tác giả đưa ra những phân tích, giải thích những vấn đề đang gây tranh cãi, tác giả cho rằng không có sự khác biệt giữa “Hồi giáo – niềm tin”, “Hồi giáo – hệ tư tưởng” của hai trào lưu đối lập là trào lưu chính thống với “cấu trúc kìm hãm”, và trào lưu hiện đại với “cấu trúc thoáng mở” trong các quốc gia Hồi giáo. Công trình này là kết quả sự cố gắng của tác giả nhằm làm sáng tỏ những điều mâu thuẫn trong các xã hội Hồi giáo. Những bài viết trong Muslim Women and the Challenge of Islamic Extremism (Phụ nữ Hồi giáo và thách thức của Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo) do Norami Othman (2005) xuất bản, Muslim Women at the Crossroads - The Right of Women 14 in Islam and General Muslim Practices (Phụ nữ Hồi giáo giữa những giao lộ – Những vấn đề thực tiễn về quyền phụ nữ Hồi giáo) của Zeenath Kausar (2006), đều bàn đến những vấn đề liên quan đến tự do, phát triển và việc trao quyền cho phụ nữ đang ngày càng gây nhiều tranh cãi phức tạp. Điều này, theo các tác giả, dường như là kết quả của khuynh hướng cực đoan trong phong trào đấu tranh nữ quyền và trào lưu chính thống của văn hóa chủng tộc trong xã hội Hồi giáo. Trong tuyển tập Women’s Empowerment and Islam: The UN Beijing Document Platform for Action (Hồi giáo và quyền phụ nữ: Tài liệu Cương lĩnh Hành động của Liên Hiệp Quốc – Hội nghị toàn thế giới lần 4, tại Bắc Kinh năm 2007), Zeenath Kausar đã tập hợp tất cả những bài viết và những văn kiện được trình bày trong Hội nghị. Tác giả cũng cố gắng thực hiện việc phân tích – phê bình các văn kiện nhất là những văn kiện liên quan đến phụ nữ tại các quốc gia Hồi giáo tập trung vào những vấn đề: (1) phụ nữ tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới bị tước đoạt cả những quyền chính thống, bị quấy rối tình dục, ngược đãi và cưỡng bức trong suốt thời gian xảy ra các cuộc xung đột vũ trang quốc tế; (2) cuộc sống đói khổ, thiếu vệ sinh, bệnh tật gây tử vong và nạn thất học khắp toàn cầu… (3) Các công trình nghiên cứu về kinh Qur’an và người phụ nữ Hồi giáo trong kinh Qur’an Trong nhóm tài liệu này có thể tiếp tục phân thành các tiểu nhóm, gồm: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về kinh Qur’an Ở nước ngoài, những công trình nghiên cứu về kinh Qur’an, chủ yếu nghiên cứu về ngôn ngữ, văn phong được thể hiện trong kinh Qur’an như công trình: A Literary History of the Arabs (Lịch sử văn học của người Ả Rập) của tác giả Nicholson R. A. (1930), The Linguistic of the Qur’an (Ngôn ngữ của kinh Qur’an) của tác giả Jeffery A. (1938), The Message of the Qur’an (Thông điệp của kinh Qur’an) của tác giả Asad và Muhammad (1980), The Holy Qur’an: Text, Translation and Commentary (Thánh kinh Qur’an: Văn bản, Dịch thuật và Bình luận) của tác giả Ali Abdullah Yusuf (1988)… 15 Thứ hai, những công trình nghiên cứu về người phụ nữ Hồi giáo trong kinh Qur’an Ở Việt Nam hướng nghiên cứu này mới chỉ là các bài viết biệt lập, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu. Bài viết “Kinh Qur’an với vấn đề phụ nữ và hôn nhân gia đình” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012) đã cho thấy những điều khoản qui định cụ thể về địa vị và thân phận của người phụ nữ trong hôn nhân và gia đình được thể hiện qua kinh Qur’an. Theo tác giả, những điều khoản qui định phụ nữ được giữ của hồi môn sau khi ly dị, hay được hưởng một phần gia tài thừa kế là những qui định tiến bộ hơn so với luật lệ các xã hội tiền Hồi giáo. Nhưng nhìn chung kinh Qur’an vẫn coi người phụ nữ có địa vị hết sức thấp kém trong gia đình và trong xã hội. Trong số các tài liệu ngoại văn thuộc nhóm chủ đề này, đầu tiên phải kể công trình Women in the Qur’an, Traditions, and Interpretation (Phụ nữ trong kinh Qur’an, truyền thống và sự giải mã), tác giả Barbara Freyer Stowasser (1996) đã mượn việc giới thiệu về những phụ nữ trong lịch sử linh thiêng của kinh Qur’an để tập trung giới thiệu hệ thống triết lý Hồi giáo từ quá khứ đến hiện tại cùng những ứng dụng chính trị – kinh tế – xã hội của nó. Hình ảnh người phụ nữ được phác họa như là biểu tượng văn hóa quan trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Hồi giáo. Thêm vào đó, trong tác phẩm Shariah and the Citizenship Rights of Women in a Modern Nation – State: Grounding Human Rights Arguments in Non-Western Culture Terms (Shariah và quyền công dân nữ giới trong một số quốc gia hiện đại: Đặt các luận điểm về nhân quyền nữ giới trên nền tảng những thuật ngữ phiphương Tây) của Norami Othman (1997), quyền con người, nhất là quyền tự do của phụ nữ trong cuộc sống và sinh hoạt xã hội của Hồi giáo thông qua kinh Qur'an và Shariah đã được bàn đến. Theo tác giả, những cuộc đấu tranh của phụ nữ để được thừa nhận các quyền bình đẳng cần phải tạo ra động lực chung, kết hợp cùng với các phong trào hồi sinh Hồi giáo hiện đang lan rộng tại nhiều quốc gia theo Hồi giáo. Phong trào đấu tranh 16 ấy không chỉ tạo ra sức mạnh đối với định chế tôn giáo mà còn tăng cường tính chính thống của Hồi giáo. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng việc áp dụng các mối quan hệ giới trong nhiều cộng đồng xã hội Hồi giáo ở Đông Nam Á có quan hệ mật thiết với những vấn đề tranh luận liên quan đến Hồi giáo hóa như dân tộc hóa, văn hóa. Khác với các nước Ả Rập, các xã hội Hồi giáo Đông Nam Á xem phụ nữ là đối tượng trung tâm trong các dự án mang tầm quốc gia ở cả hai mặt (1) tạo sức sống cho nền văn hóa truyền thống và (2) tăng cường tính chính thống của tôn giáo. Trong tác phẩm Believing Women in Islam (Đức tin của phụ nữ trong đạo Hồi), tác giả Asma Barlas (2002) đã trình bày vấn đề đang gây khá nhiều tranh cãi về nội dung trong kinh Qur’an, đó là kinh Qur’an có thừa nhận và ủng hộ sự tự do của phụ nữ hay không? Bằng lập luận sắc bén, sự phân tích logic, quan điểm vững vàng, tác giả đưa ra những luận cứ có sức thuyết phục mạnh mẽ, tạo điều kiện cho việc xây dựng lý thuyết cơ bản về giới, phê phán sự áp bức bất công đối với giới. Tác giả nhận định rằng, sẽ không có bất cứ sự biến đổi lớn nào xảy ra trong xã hội Hồi giáo mà tính pháp lý của nó không bắt nguồn từ kinh Qur’an. Tác giả cũng đồng ý với ý kiến của một số học giả đi trước cho rằng, sự bất bình đẳng và thiên vị không bắt nguồn từ kinh Qur'an, mà xuất phát từ văn bản thứ hai – Jabsir (những bài bình luận về kinh Qur'an) và Ahadith (Hadith – Lời dạy và những mẩu chuyện về cuộc đời của Mohammed. Trong những tài liệu nghiên cứu về người phụ nữ Hồi giáo qua kinh Qur’an, chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đều cho rằng Hồi giáo có sự phân biệt nam nữ, kinh Qur’an coi người phụ nữ có địa vị hết sức thấp kém trong gia đình và trong xã hội. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã nêu, đều nhận xét sự thiên vị không bắt nguồn từ kinh Qur'an, vì vậy việc lý giải lại kinh Qur'an là có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì những điều răn dạy của kinh Qur'an đã cung cấp cho các tín đồ Hồi giáo hình tượng mẫu mực về người phụ nữ và người đàn ông trong xã hội là như nhau, không có sự phân biệt đối xử. 17 (4) Các công trình nghiên cứu về người phụ nữ Hồi giáo qua văn học Ả Rập a. Những công trình nghiên cứu về Ngàn lẻ một đêm và người phụ nữ trong Ngàn lẻ một đêm Những công trình mà chúng tôi bao quát được chủ yếu nghiên cứu Ngàn lẻ một đêm như một tác phẩm văn học, tập trung giải quyết những vấn đề về nguồn gốc xuất xứ và các bản dịch của tác phẩm. Ở Việt Nam công trình nghiên cứu của Trần Thị Hồng Vân (1997): “Về nguồn gốc truyện kể Ngàn lẻ một đêm”, Phan Nhật Chiêu (2003): Câu chuyện văn chương phương Đông, Phan Quang (2004): “Lời giới thiệu bản dịch thứ XVIII” cho tác phẩm Ngàn lẻ một đêm, Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (2009): Nghiên cứu so sánh hai tác phẩm Nghìn lẻ một đêm và Mười ngày, v.v… có khá nhiều tác giả đã nêu nhiều giả thuyết và luận cứ về nguồn gốc của Ngàn lẻ một đêm. Tuy nhiên, các tác giả nói trên đều thừa nhận pho truyện Ngàn lẻ một đêm bắt nguồn từ các truyện dân gian của các dân tộc phương Đông: Ấn Độ, Ba Tư được Ả Rập hóa và bao gồm cả những câu truyện phản ánh sinh hoạt xã hội Hồi giáo buổi sơ khai thời Trung cổ được lưu truyền trong nhân dân, xoay quanh không gian giữa Baghdad và Cairo – trung tâm văn hóa vĩ đại của Ả Rập lúc bấy giờ. Ở nước ngoài, tác giả Irwin Robert (2004) trong tiểu luận “Beautiful Inbidels” (Những người vô thần dễ thương) của tác phẩm The Arabian Nights - A companion (Đêm Ả Rập, người đồng hành) đã đề cập vấn đề phức tạp của ngôn ngữ Ả Rập, tiểu sử và phong cách dịch thuật tác phẩm Ngàn lẻ một đêm của Antoine Galland và nhiều bản dịch khác với các dịch giả sau A. Galland. Trong bài viết “Alf Laylah wa Laylah or The 1001 Nights” của Daniel Beaumont giới thiệu cho tác phẩm Slave of Desire: Sex, Love, and Death in the 1001 Nights (Nô lệ và khát vọng: tình dục, tình yêu và cái chết trong Ngàn lẻ một đêm), Daniel Beaumont đã đề cập đến ba chủ đề chính : Đêm Ả Rập thời trung cổ, Đêm Châu Âu và Truyện kể trong văn học Ả Rập thời trung cổ. Phần “Đêm Ả Rập thời trung cổ” tác giả đánh giá cao tác phẩm Ngàn lẻ một đêm và coi Ngàn lẻ một 18 đêm là tác phẩm văn học đặc biệt trong dòng văn học Ả Rập thời trung cổ; đồng thời tác giả cũng nêu lên quan điểm và nguyên tắc để xác định nguồn gốc của Ngàn lẻ một đêm. Trong “Middle East” và “Islamie Studies Collection” (Tuyển tập nghiên cứu Trung Đông và Hồi giáo) của tác giả Richard Burton, tác phẩm The Aribian Nights (Những đêm Ả Rập hay Ngàn lẻ một đêm) được xuất bản năm 1850 có 32 truyện, trong đó 21 truyện nằm trong bản dịch của A. Galland và còn lại là 11 câu truyện được R. Burton sưu tầm và bổ sung. Burton có thành kiến giới và phân biệt chủng tộc. Ông chống Cơ Đốc giáo và trân trọng Hồi giáo. Nhiều người chỉ trích bản dịch của ông là phàm tục thái quá và phô trương sự uyên bác gàn dở (!). Mặc dù vậy, bản dịch của ông là ấn phẩm khá tốt và có đầy đủ các câu chuyện, thậm chí cung cấp thêm nhiều biến thể chuyện; ngoài ra, quan điểm về sự hình thành tác phẩm Ngàn lẻ một đêm của ông cũng rất đúng mực. Đặc biệt trong tiểu luận “Les Milles et Une Nuits, un anti – Coran?” đăng trong tạp chí Le Monde ngày 10.07.2004 do Nguyễn Đăng Thường dịch, tác giả Melek Chebel đã coi tác phẩm Ngàn lẻ một đêm là một cuốn sách biểu hiện tư tưởng “chống Hồi giáo, chống kinh Qur’an”. Những công trình nghiên cứu về người phụ nữ trong Ngàn lẻ một đêm. Trong công trình Arabian Society in the Middle Ages – Studies from the Thousand and One Nights (Xã hội Ả Rập thời Trung cổ - Những nghiên cứu về Ngàn lẻ một đêm), tác giả Edward William Lane (1987) đã dành hẳn một chương nghiên cứu về phụ nữ của Ả Rập thời trung đại thể hiện qua tác phẩm Ngàn lẻ một đêm. Song tác phẩm chủ yếu phân tích, tiếp cận từ góc nhìn xã hội học. Tác giả khảo sát bộ truyện dân gian Ả Rập đồ sộ Ngàn lẻ một đêm để thảo luận các khía cạnh đời sống tôn giáo lẫn thế tục của mọi tầng lớp xã hội Ả Rập thời bấy giờ. Trong chương nghiên cứu riêng về phụ nữ, tác giả đặc biệt chú ý đến vị trí, vai trò thấp bé của họ trong hôn nhân gia đình cũng như trong các quan hệ xã hội. Phụ nữ và tình dục trong nhiều câu chuyện của tác phẩm Ngàn lẻ một đêm là chủ đề chính trong chuyên luận “Sexual fictions” (Những truyện dục tình), in trong 19 The Arabian Nights - A companion (Đêm Ả Rập, người đồng hành) tác giả Irwin Robert (2004) cũng lên án những phụ nữ loạn luân, ngoại tình, ác dâm v.v., trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh đến tội ngoại tình của phụ nữ. Ở mảng tài liệu này ngoài công trình của Lane, hầu như chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu về người phụ nữ qua Ngàn lẻ một đêm. b. Những công trình nghiên cứu về văn học hiện đại và người phụ nữ trong văn học hiện đại Ở mảng tài liệu nghiên cứu về văn học hiện đại, chỉ có công trình Bibliography of Women’s literature in the modern Arab World 1800 – 1896 (Thư mục những tác phẩm văn học của phụ nữ trong thế giới Arab hiện đại từ năm 1800 – 1896) của Joseph T. Zeidan (1985), giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của những nhà văn nữ Ả Rập xuất sắc trong hai thế kỷ XIX và XX. Tài liệu nghiên cứu về người phụ nữ trong văn học hiện đại chưa có công trình chuyên sâu nào cả ở trong nước và nước ngoài. Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể thấy những công trình, những bài viết liên quan đến phụ nữ Hồi giáo Ả Rập trên thế giới là khá phong phú, song tài liệu xuất bản ở Việt Nam không nhiều. Ở Việt Nam, vấn đề người phụ nữ Hồi giáo chỉ được giới thiệu trong khuôn khổ những dạng bài viết biệt lập, thiếu sự tiếp cận mang tính liên ngành, chưa có công trình được in thành sách. Trên thực tế, cả ở nước ngoài và Việt Nam từ góc nhìn văn hóa, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống và toàn diện. Trên cơ sở vận dụng những nhóm tư liệu nói trên, chúng tôi kế thừa các thành quả nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và nước ngoài, sử dụng chúng làm tư liệu để khảo sát vấn đề và tiếp cận đề tài theo hướng nghiên cứu văn hóa học. Tóm lại, có thể thấy vấn đề nghiên cứu về Người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo qua kinh Qur’an và văn học Ả Rập là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam, dù rằng một số khía cạnh cụ thể của nó được khá nhiều tác giả đứng ở nhiều góc độ bàn đến. 20 3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (1) Từ góc nhìn văn hóa học, mục đích của luận án là nghiên cứu người phụ nữ Hồi giáo qua các nguồn tư liệu kinh Qur’an và văn học Ả Rập để tập trung làm rõ vai trò, vị trí người phụ nữ trong gia đình và xã hội; nhận diện thực trạng về người phụ nữ Hồi giáo, tìm hiểu những nguyên nhân văn hóa đã ảnh hưởng hoặc tác động đến đời sống của người phụ nữ Hồi giáo Ả Rập. (2) Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là người phụ nữ trong văn hóa Hồi giáo Ả Rập. Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về vị trí, vai trò người phụ nữ Hồi giáo Ả Rập trong văn hóa tổ chức xã hội qua các thể chế gia đình, xã hội, và sự thể hiện hình ảnh người phụ nữ qua văn học. (3) Về tên gọi Hồi giáo, chúng tôi giải thích rõ hơn tại sao trong luận án chúng tôi sử dụng tên gọi Hồi giáo mà không sử dụng Islam là tên gọi được dùng phổ biến trên thế giới. Thực ra thì tên gọi Hồi giáo hầu như không thể hiện được bản chất của tôn giáo Islam – tôn giáo của sự tuân phục Đấng Tối cao Allah. Vì vào thế kỷ VII, Islam được truyền bá sang Trung Quốc và gắn với bộ tộc người Hồi Hột – một bộ lạc sinh sống ở vùng Đông Á, nên người Trung Quốc đã gọi Islam là đạo Hồi (tôn giáo của dân tộc Hồi vùng Ninh Hạ). Tuy không thật chặt chẽ, chuẩn xác, nhưng tên gọi Hồi giáo trở nên phổ biến ở Trung Quốc và những nước chịu ảnh hưởng Trung Quốc. Vì lý do đó mà trong luận án, chúng tôi xin dùng tên gọi quen thuộc ở Việt Nam là “Hồi giáo". (3) Do tính chất, yêu cầu của nội dung và đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành giới hạn đối tượng nghiên cứu theo không gian, thời gian, chủ thể như sau: Về chủ thể và không gian nghiên cứu, văn hóa Hồi giáo không chỉ hình thành và phát triển tại bán đảo Ả Rập, mà nó còn phát triển tại các quốc gia và các vùng bị chiếm đóng trong quá trình tiến hành các cuộc xâm lược từ đầu thế kỷ VII (632 – vương triều Abu Bekr) cho đến thế kỷ VIII dưới thời Amediad của Ả Rập. Trong thời kỳ này, đế quốc Ả Rập đã trở thành một đế quốc hùng mạnh và rộng lớn, với lãnh thổ trải dài trên 12.000 km từ sông Ấn (Indus) ở phía Đông cho đến bờ Địa Trung Hải ở phía Tây.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất