Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người hoa ở bình dương - lịch sử và hiện trạng...

Tài liệu Người hoa ở bình dương - lịch sử và hiện trạng

.PDF
693
573
142

Mô tả:

1 HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TỈNH BÌNH DƢƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG-LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. HUỲNH NGỌC ĐÁNG BÌNH DƢƠNG-2010 HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TỈNH BÌNH DƢƠNG 2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG-LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. HUỲNH NGỌC ĐÁNG NHÓM CỘNG TÁC: Ths. Nguyễn Văn Thủy CN. Văn thị Thùy Trang CN. Nguyễn Văn Ngoạn CN. Trần Đức Thuận CN. Đỗ Thị Tiên-Lý Phát CN. Nguyễn Thị Ngọc Minh CN. Phan Thị Mến CN. Nguyễn Thị Hiền CN. Hồ Thị Thu Hà CN. Lê Xuân Quang CN. Tống Xuân Giang CN. Đỗ thị Thanh-Lê Thị Hòe BÌNH DƢƠNG-2010 3 MUC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU trang 1 CHƢƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁCNHÓM CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM trang 14 II. TỔNG QUÁT VỀ LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG trang 28 III. BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NHÓM NHÓM CỘNG ĐỒNG 1. Nhóm Quảng Đông, thị xã Thủ Dầu Một. trang 45 2. Nhóm Phƣớc Kiến, thị xã Thủ Dầu Một. trang 53 3. Nhóm Triều Châu, thị xã Thủ Dầu Một. trang 62 4. Nhóm Sùng Chính, thị xã Thủ Dầu Một. trang 74 5. Nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Lái Thiêu trang 84 6. Nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Búng-An Thạnh trang 95 7. Nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Tân Phƣớc Khánh trang 105 8. Nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Dầu Tiếng. trang 116 CHƢƠNG II HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 4 CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG I. TỔNG QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG trang 128 II. NHỮNG NGÀNH NGỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TIÊU BIỂU CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG. trang 141 III. HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI – DỊCH VỤ CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG. trang 166 IV. NHỮNG THƢƠNG HIỆU NỔI TIẾNG CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG. trang 185 CHƢƠNG III ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG I. ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA TRONG ĂN, Ở, SINH HOẠT… trang 204 II. CÁC TẬP TỤC TRUYỀN THỐNG VÀ LỄ TẾT TRONG NĂM III. NHỮNG NGHI LỄ VÕNG ĐỜI NGƢỜI trang 224 trang 246 IV. NGHỆ THUẬT LÂN SƢ RỒNG CỦA NGƢỜI HOA QUẢNG ĐÔNG VÀ SÙNG CHÍNH V. NHẠC LỄ TRIỀU CHÂU trang 270 trang 283 VI. NGHỆ THUẬT MÚA HẨU CỦA NGƢỜI PHƢỚC KIẾN trang 295 VII. NHỮNG VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐÖC KẾT QUA NGHIÊN CỨU VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG trang 313 5 CHƢƠNG IV ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG I. QUAN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ TỘC HỌ trang 329 II. TÔN GIÁO, TÍN NGƢỠNG VÀ LỄ HỘI trang 351 III. CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI trang 378 IV. CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG VÀ NGOÀI CỘNG ĐỒNG trang 389 V. NHỮNG VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐÖC KẾT QUA NGHIÊN CỨU VỀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƢỜI HOA BÌNH DƢƠNG trang 409 CHƢƠNG V TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG TRÊN MỘT SỐ LÃNH VỰC KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGƢỜI HOA BÌNH DƢƠNG TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY (2010) I. HOẠT ĐỘNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG. trang 421 II. TÌNH HÌNH NGƢỜI HOA BÌNH DƢƠNG TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY trang 450 6 PHẦN KẾT LUẬN trang 471 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 488 PHỤ LỤC trang 493 7 PHẦN DẪN LUẬN Theo số liệu công bố chính thức từ cuộc điều tra dân số cuối năm 2009, tổng số ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng là 17.559 ngƣời1 . Trong đó có 9.813 nam, 7.746 nữ, khu vực thành thị có 13.133 ngƣời (7.167 nam, 5.966 nữ), khu vực nông thôn có 4.425 ngƣời (nam 2.446, nữ 1.780). Tuy chỉ có tỷ lệ dƣới 10% dân số địa phƣơng nhƣng ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng là thành phần dân tộc, dân cƣ có bề dày lịch sử, văn hóa và vị trí kinh tế, xã hội quan trọng. Công trình nghiên cứu khoa học mang tên "Người Hoa Bình DươngLịch sử và hiện trạng" sẽ nghiên cứu toàn diện về ngƣời Hoa Bình Dƣơng, cả lịch sử và hiện tại trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, cả những đóp góp quan trọng của họ trong hai cuộc kháng chiến và trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Do vậy đối tƣợng nghiên cứu chính của công trình là ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng, cả trong lịch sử và hiện tại, với các mối quan hệ nhiều mặt của họ trong và ngoài cộng đồng. Khái niệm ngƣời Hoa Bình Dƣơng có nội hàm trƣớc hết là những ngƣời Hoa đã đến định cƣ trên địa bàn là tỉnh Bình Dƣơng hiện nay và các thế hệ con cháu của họ vốn sinh ra và trƣởng thành trên vùng đất này. Với tƣ cách là cá nhân hay nhóm cộng đồng, họ đã sống, hoạt động, sáng tạo và cống hiến tạo nên những thành tựu kinh tế xã hội của địa phƣơng. Dƣới thời phong kiến triều Nguyễn, họ là những thần dân của triều đình bao gồm cả những ngƣời Thanh, ngƣời Đƣờng mới đến và các thế hệ ngƣời Minh 1 Cả nƣớc có 823.071 ngƣời Hoa. Trong đó nam 421.883, nữ 401.188. 8 Hƣơng. Dƣới thời Pháp thuộc họ là những ngƣời Trung Hoa mới di cƣ đến và những ngƣời Minh Hƣơng, không phân biệt có hay không có quốc tịch Trung Hoa. Dƣới thời chính quyền miền Nam Việt Nam thì khái niệm ngƣời Hoa ở đây là để chỉ chung tất cả những ngƣời Việt gốc Hoa dù có tự nhận hay không tự nhận mình là ngƣời Hoa theo Luật Quốc tịch của nhà nƣớc đƣơng thời quy định. Và trong thời kỳ từ năm 1975 đến nay thì khái niệm ngƣời Hoa Bình Dƣơng ở đây là để chỉ chung những ngƣời gốc Hán và những ngƣời thuộc dân tộc ít ngƣời ở Trung Quốc đã Hán hóa di cƣ sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhƣng vẫn còn những đặc trƣng văn hóa, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục, tâp quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là ngƣời Hoa. Đề tài nghiên cứu cũng liên quan đến một khái niệm là nhóm cộng đồng người Hoa. Đó là khái niệm chỉ những nhóm ngƣời Hoa quần tụ trên cùng một địa bàn, liên kết với nhau dựa trên quan hệ cùng phƣơng ngữ hoặc cùng quê quán. Theo nghĩa này có các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Quảng Đông, Phƣớc Kiến, Triều Châu, Hẹ ở thị xã Thủ Dầu Một hiện nay. Tuy nhiên khái niệm này cũng dùng để chỉ chung các nhóm ngƣời Hoa có thể có nhiều phƣơng ngữ khác nhau nhƣng liên kết dựa trên mối quan hệ chính là cùng quần cƣ trên một địa bàn cƣ trú, liên kết lại với nhau vì lợi ích chung và hình thức tổ chức của họ trƣớc hết đƣợc các thành viên trong họ ủng hộ, đƣợc chính quyền sở tại và xã hội chấp nhận. Đó là 4 nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Lái Thiêu, Búng-An Thạnh, Tân Khánh và Dầu Tiếng, với các tổ chức có tên gọi là các Ban Liên lạc hay hội ngƣời Hoa đang chính thức hoạt động ở địa phƣơng. Các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng có quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Trãi qua các thời kỳ lịch sử, ngƣời Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng đã cùng với ngƣời Việt sát cánh chung vai lao động, 9 sáng tạo và đấu tranh. Máu và mồ hôi của ngƣời Việt, ngƣời Hoa hòa quyện, thấm đẫm trong mọi thành tựu kinh tế, văn hóa của xứ sở này. Các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa là thành phần quan trọng cấu thành cộng đồng dân tộc, dân cƣ Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng, cả trong lịch sử, hiện tại và tƣơng lai. Đây cũng là thành phần kinh tế xã hội có tiềm năng phong phú về lao động, ngành nghề, vốn sản xuất, và quan hệ kinh tế với các doanh nhân trong và ngoài nƣớc. Vị trí đó cần thiết để tiến hành những công trình nghiên cứu khoa học nhất là về lịch sử hình thành và phát triển của các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng và các đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội khá sinh động của họ trong suốt chiều dài biến thiên lịch sử của vùng đất và con ngƣời Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng. Tìm hiểu, nắm chắc nguồn cội lịch sử và các đặc điểm trong quá trình phát triển của những nhóm cộng đồng dân cƣ đã từn có nhiều đóng góp cho quê hƣơng xứ sở là thái độ và phong cách ứng xử văn hóa của ngƣời Thủ Dầu Một- Bình Dƣơng hiện tại. Đây là lý do thứ nhất để tiến hgành nghiên cứu đề tài này. Tỉnh Bình Dƣơng đang trên đà phát triển nhanh, hƣớng đến một đô thị công nghiệp quan trọng của cả nƣớc ở miền Đông nam bộ. Đó là quá trình huy động mọi nguồn lực xã hội, nhất là các nguồn lực tại chỗ. Ngƣời Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng là nguồn lực có tiềm năng quan trọng, đã đƣợc chứng minh, cả trong lịch sử và hiện tại. Do vậy việc nghiên cứu khoa học về ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng chính là hoạt động văn hóa cần thiết có ý nghĩa chính trị và kinh tế trong việc khơi dậy và trân trọng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Đây là lý do thứ hai để tiến hành nghiên cứu đề tài này. Lý do thứ ba để tiến hành nghiên cứu đề tài là sự cần thiết phải nghiên cứu bổ sung những khoảng trống khoa học, nhất là về lịch sử hình thành và phát triển của các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa trong quá trình di cƣ, 10 định cƣ, sinh cơ lập nghiệp ở đất Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng, các đặc điểm tộc ngƣời trong hoạt động kinh tế, bản sắc văn hóa, quan hệ xã hội …của ngƣời Hoa Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng mà các công trình nghiên cứu khoa học lớn của tỉnh trƣớc nay, vì nhiều lý do đã để trống hoặc có những kết luận chƣa khách quan, khoa học. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài hƣớng vào các chủ đểm nhƣ sau: - Tiến tới hình thành đƣợc những kết luận khoa học về lịch sử quá trình di cƣ, đến định cƣ trên đất Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng của các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Quảng Đông, Triều Châu, Phƣớc Kiến, Hẹ, các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Lái Thiêu, An Thạnh, Tân Phƣớc Khánh, Dầu Tiếng; đồng thời lấp dần các khoảng trống, điều chỉnh những nhận thức và kết luận khoa học thiếu khách quan trong nghiên cứu về ngƣời Hoa ở Thủ Dầu MộtBình Dƣơng. - Khái quát đƣợc những đặc điểm có tính chất quy luật của quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, văn hóa của các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng, góp thêm cơ sở nhận thức và khoa học để Đảng bộ và chính quyền địa phƣơng tham khảo trong việc định hình chính sách cụ thể của tỉnh Bình Dƣơng đối với ngƣời Hoa. - Cũng qua tổ chức nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp đƣợc nhiều tƣ liệu khoa học và cụ thể cho việc thống kê, phân loại, lập hồ sơ các cơ sở văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Hoa, có thêm cơ sở cho việc đề xuất công nhận các di tích lịch sử văn hóa có giá trị. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hình thành đƣợc công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về ngƣời Hoa Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng, trong đó có trang sử về truyền thống yêu nƣớc cách mạng và những cống hiến quan trọng của ngƣời Hoa Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng trong quá trình đoàn kết toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất 11 nƣớc, phục vụ tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu của mọi ngƣời về Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng nói chung và ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng nói riêng. Các chủ điểm của mục tiêu nghiên cứu đề tài đƣợc thể hiện trong 39 chuyên đề khoa học đã đƣợc Hội đồng khoa học của tỉnh xét chọn và xác định nhƣ sau: 1. Tổng quan khoa học trong nghiên cứu về ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. 2. Khái quát về quá trình hình thành các cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam bộ 3. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Quảng Đông ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng 4. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Phƣớc Kiến ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng. 5. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Triều Châu ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng. 6. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Sùng Chính (ngƣời Hẹ) ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng. 7. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Lái Thiêu (Thuận An). 8. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Búng-An Thạnh (Thuận An). 9. Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Tân Phƣớc Khánh (Tân Uyên). 10.Quá trình hình thành và phát triển nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Dầu Tiếng. 12 11.Những vấn đề khoa học về lịch sử quá trình hình thành và phát triển cộng đồng ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. 12.Kinh tế tiểu thủ công nghiệp của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng 13.Kinh tế thƣơng mại dịch vụ của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng 14.Các ngành nghề kinh doanh khác của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. 15.Những thƣơng hiệu nổi tiếng của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. 16.Những vấn đề khoa học và thực tiễn rút ra từ hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa trong lịch sử và hiện tại 17.Quan hệ tộc họ của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. 18.Quan hệ hôn nhân gia đình của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. 19. Các tổ chức xã hội của ngƣời Hoa Bình Dƣơng trong các thời kỳ lịch sử 20.Những hoạt động xã hội trong và ngoài cộng đồng của ngƣời Hoa Bình Dƣơng. 21.Tổng quan khoa học về đời sống xã hội của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng trong lịch sử và hiện tại. 22. Văn hóa vật thể của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng 23. Tôn giáo, tin ngƣỡng và các lễ hội của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. 24. Phong tục, tập quán và các nghi lễ vòng đời của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng 25.Nghệ thuật lân sƣ rồng của ngƣời Hoa Quảng Đông và Hẹ ở Bình Dƣơng 26. Nghệ thuật múa Hẩu của ngƣời Hoa Phƣớc Kiến ở Bình Dƣơng. 27. Nhạc lễ Triều Châu ở Bình Dƣơng 28. Tổng quan khoa học về đời sống văn hóa của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng trong lịch sử và hiện tại. 13 29.Hoạt động yêu nƣớc và cách mạng của ngƣời Hoa Thủ Dầu MộtBình Dƣơng giai đoạn từ trƣớc năm 1930 đên Cách mạng tháng Tám. 30.Hoạt động yêu nƣớc và cách mạng của ngƣời Hoa Thủ Dầu MộtBình Dƣơng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 31.Hoạt động yêu nƣớc và cách mạng của ngƣời Hoa Thủ Dầu MộtBình Dƣơng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 32.Tổng quan về truyền thống yêu nƣớc và cách mạng của ngƣời Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng 33.Chính sách Đổi mới của Đảng và nhà nƣớc ta đối với ngƣời Hoa. 34.Ngƣời Hoa Bình Dƣơng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. 35.Tổng luận khoa học về ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng-lịch sử, hiện tại và tƣơng lai. 36.Các anh hùng liệt sĩ và các gia đình ngƣời Hoa ở Bình dƣơng có công với cách mạng. 37.Cuộc đời và sự nghiệp các nhân sĩ, trí thức, và nghệ nhân ngƣời Hoa Bình Dƣơng nổi tiếng 38.Hồ sơ tƣ liệu về các di tích lịch sử, văn hóa của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng 39.Tập hợp các bản đồ, gia phả, văn bản cổ, hình ảnh, hiện vật lịch sử về ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. Nhƣ vậy công trình nghiên cứu khoa học về ngƣời ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng gồm phần dẫn luận, 5 chƣơng và phần kết luận cùng với các phụ lục. Mỗi chƣơng gồm nhiều chuyên đề khoa học hoàn chỉnh có quan hệ khoa học với các chuyên đề khác trong tổng thể nội dung của công trình. Các chƣơng nội dung có hƣớng nghiên cứu chuyên sâu vào các đặc điểm tộc ngƣời của ngƣời Hoa trên các phƣơng diện nhƣ: lịch sử hình thành và phát triển các 14 nhóm cộng đồng, các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội…Trên từng phƣơng diện sẽ bố trí các chuyên đề khoa học tập trung vào những vấn đề tiêu biểu nhất. Trong chƣơng nghiên cứu về lịch sử quá trình hình thành và phát triển các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng, ngoài chuyên đề viết khái quát về quá trình hình thành và phát triển các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam, 8 chuyên đề còn lại đi sâu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của từng nhóm cộng đồng ngƣời Hoa Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hẹ ở Thị xã Thủ Dầu Một và từng nhóm cộng đồng ngƣời Hoa hình thành ở các khu vực Lái thiêu, An Thạnh, Tân Phƣớc Khánh và Dầu Tiếng. Cách tiếp cận khoa học của 8 chuyên đề này là sự kết hợp giữa phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu tộc ngƣời (đối với 4 chuyên đề đầu) và phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu về những tổ chức xã hội cụ thể, ở các địa bàn cụ thể, đƣợc công nhận chính thức, đang tồn tại và hoạt động (4 chuyên đề nghiên cứu về các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Lái Thiêu, An Thạnh, Tân Phƣớc Khánh và Dầu Tiếng). Sự kết hợp về phƣơng pháp tiếp cận nhƣ trên là cần thiết và hợp lý, xuất phát từ đặc điểm, tính chất của các đối tƣợng nghiên cứu. Ở 4 nhóm cộng đồng sau, sự liên kết cộng đồng giữa các thành viên trên cùng một địa bàn nổi lên và chi phối lấn át. Nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Dầu Tiếng hay ở An Thạnh… không bao gồm chỉ thuần là ngƣời Hoa Quảng Đông hay Phúc kiến…Các liên kết dựa trên các đặc điểm tộc ngƣời ở đây có biểu hiện nhƣng chỉ là thứ yếu. Cũng cần nói rõ, cách tiếp cận của đề tài không xem đối tượng nghiên cứu là một cộng đồng người Hoa Bình Dương chung chung. Thật tế, cả trong lịch sử và hiện tại, không có một cộng đồng chung nhƣ vậy mà chỉ có những nhóm cộng đồng cụ thể liên kết về phƣơng ngữ hoặc liên kết những ngƣời Hoa trên cùng địa bàn cƣ trú ở Lái Thiêu, Búng-An Thạnh, Tân 15 Khánh, Dầu Tiếng. Ở các nhóm cộng đồng liên kết về phƣơng ngữ, phƣơng pháp nghiên cứu sẽ bám chắc vào các đặc điểm tộc ngƣời; ở các nhóm liên kết dựa theo cùng địa bàn sẽ vừa chú ý cả đặc điểm tộc ngƣời nổi trội vừa đi sâu vào các đặc điểm lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cƣ. Cách tiếp cận nghiên cứu nhƣ vậy sẽ giúp đề tài đi vào các chuyên đề khoa học sát với thực tiễn hơn và nhất là sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đi sâu nghiên cứu các đặc điểm tộc ngƣời tiêu biểu của từng nhóm cộng đồng cụ thể. Đó sẽ là đích đến cần thiết của công trình nghiên cứu khoa học này. Do vậy sau chƣơng nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng, các chƣơng II, III, IV đi sâu phân tích cả theo chiều lịch đại và đồng đại các đặc điểm tộc ngƣời nổi bật trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở địa phƣơng. Các chuyên đề khoa học ở các chƣơng này đi sâu vào những nội dung khá cụ thể của từng nhóm cộng đồng nhƣ nhạc lễ Triều Châu, nghệ thuật lân sƣ rồng của ngƣời Quảng và ngƣời Hẹ, nghệ thuật múa Hẩu của ngƣời Phƣớc Kiến...Cả những chuyên đề có nội dung chung hơn vẫn cố gắng đi đến những vấn đề cụ thể của từng nhóm cộng đồng. Chuyên đề chung về thƣơng mại của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng nhƣng vẫn đi sâu vào tập quán kinh doanh, thế mạnh trên từng lãnh vực kinh doanh của từng nhóm ngƣời Hoa, chuyên đề về kinh tế tiểu thủ công nghiệp đi sâu về nghề gốm của ngƣời Phƣớc Kiến...Hy vọng với cách tiếp cận đó, những kết quả nghiên cứu có đƣợc sẽ không rơi vào những nhận định hoặc kết luận chung chung (chúng ta đã có quá nhiều những điều chung chung nhƣ vậy) mà sẽ là những khám phá và hệ thống khoa học hoàn toàn xuất phát và có thực trong thƣc tế cụ thể sinh động, đáp ứng đƣợc một trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lấp dần các khoảng trống nhận thức và khoa học về ngƣời Hoa ở Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng, cả trong lịch sử và hiện tại. 16 Phƣơng pháp tiếp cận và nghiên cứu của đề tài nhƣ đã trình bày ở trên là sự cố gắng cải thiện tình hình nghiên cứu về ngƣời Hoa Thủ Dầu MộtBình Dƣơng trong thời gian qua. Cả trong và ngoài nƣớc đã có không ít tác giả và tác phẩm viết về ngƣời Hoa và các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình chung là thiếu vằng các công trình chuyên khảo về ngƣời Hoa Thủ Dầu MộtBình Dƣơng.Trong một vài công trình nghiên cứu về vùng đất và con ngƣời Nam bộ, có tác giả đã đề cập đôi nét về ngƣời Hoa Bình Dƣơng, ở các khía cạnh văn hóa, sinh hoạt; chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống về lịch sử hình thành và phát triển của các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở đây, nhất là về các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nhóm cộng đồng trong quá trình hòa nhập và phát triển với cƣ dân địa phƣơng. Trong những công trình biên khảo của Tỉnh Bình Dƣơng gần đây, có một số tác giả đã đề cập đến ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. Đáng kể nhƣ một số bài viết trong các tập “Kỷ yếu Hội thảo về Thủ Dầu Một-Bình Dương 300 năm”, “Thủ Dầu Một-Bình Dương đất lành chim đậu”, hoặc nhƣ trong bản thảo Địa chí Bình Dương…Nhƣng hầu hết các báo cáo và bài viết này chỉ mới bƣớc đầu đi vào nghiên cứu, còn quá lệ thuộc vào các tƣ liệu phổ biến chung, chƣa đi sâu sƣu tập tƣ liệu điền dã, còn sơ lƣợc về nội dung với nhiều suy đoán, kết luận chủ quan…Mặt khác, đặc điểm chung của các tác giả và tác phẩm này là đều xem ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng nhƣ là một cộng đồng chặt chẽ về các mối liên kết, thuần nhất về các hoạt động kinh tế xã hội, có chung một quá trình lịch sử hình thành và phát triển, chưa lấy các nhóm cộng đồng người Hoa làm đối tượng tiếp cận chính...Hệ quả của phƣơng pháp tiếp cận này là đã xem ngƣời Hoa Bình Dƣơng nhƣ một đối tƣợng nghiên cứu phi lịch sử và cụ thể, dẫn đến những kết quả nghiên cứu chung chung, ít giá trị khoa học và thực tiễn. 17 Nhằm mục tiêu bƣớc đầu xây dựng trang sử truyền thống về hoạt động đấu tranh cách mạng của ngƣời Hoa Thủ Dầu Một-Bình Dƣơng, đề tài đã đi sâu nghiên cứu về chủ đề này. Các tƣ liệu chuyên đề rải rác từ các trang sử truyền thống của các xã, huyện đã đƣợc tập hợp, hệ thống và bổ sung. Một phụ lục về danh sách các gia đình liệt sĩ, có công với cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng là ngƣời Hoa cũng đã đƣợc chú ý hoàn thiện. Những kết quả đó chỉ mới là bƣớc đầu, có thể còn nhiều công trạng, thành tích của nhiều thế hệ ngƣời Hoa đã đổ máu, hy sinh vì cách mạng trên vùng đất này chƣa đƣợc ghi nhận đầy đủ...nhƣng đó sẽ nhƣ là một nén nhang thành kính của thế hệ hiện nay, của tập thể tác giả nghiên cứu công trình này tƣởng niệm những ngƣời có công với nƣớc. Đề tài cũng đã cố gắng nghiên cứu về ngƣời Hoa Bình Dƣơng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Khó khăn nổi lên là thiếu những số liệu thống kê cụ thể vì ngành thống kê nhà nƣớc không có các mục chuyên đề liên quan. Ngoài những thông tin chung trong các báo cáo Hoa vận, còn lại các tác giả đã đi đến các phòng ban huyện thị, cơ quan Mặt trận các cấp, các nhóm ngƣời Hoa để thu thập tƣ liệu. Khó khăn thứ hai là làm sao viết đƣợc chuyên đề này bằng ngôn ngữ của báo cáo khoa học chứ không phải là báo cáo chính trị, hay văn phong tổng kết công tác Hoa vận. Sự cố gắng của tập thể tác giả ở các chuyên đề này chắc chắn là chƣa đủ, sẽ còn nhiều điểm cần bổ khuyết. Tuy nhiên, những kết quả ban đầu mà tập thể tác giả cố gắng thể hiện trong chƣơng này có thể chứng minh rằng mồ hôi công sức của ngƣời Hoa và ngƣời Việt đã hòa quyện vào nhau điểm tô cho những thành tựu kinh tế xã hội ở địa phƣơng. Thuận lợi lớn của tập thể tác giả nghiên cứu đề tài là đa số các vị đều đang sống, công tác ở Bình Dƣơng, nhiều vị là ngƣời địa phƣơng, có quá trình sống, làm việc, gần gũi với bà con ngƣời Hoa, biết ít nhiều chữ 18 Hán...nên hoạt động điền dã thu thập, xác minh tƣ liệu đƣợc tiến hành khá thuận lợi. Nhiều cuộc tọa đàm lấy tƣ liệu đã đƣợc các vị có trách nhiệm trong bà con ngƣời Hoa, nhất là các cụ cao niên quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện. Từng thành viên nghiên cứu cũng sắp xếp nhiều cuộc gặp trao đổi, phỏng vấn thu thập, xác minh tƣ liệu với những ngƣời am hiểu cụ thể. Nhờ vậy, nổi bật trong nội dung các chuyên đề là những đúc kết khoa học đậm dấu ấn thực tế. Những phát hiện mới các mặt đã đƣợc mạnh dạn nêu ra, hoặc bằng giả thiết hay suy luận có căn cứ khoa học và thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu đó đã làm phong phú thêm những tƣ liệu chung trƣớc nay đã phổ biến trong các tài liệu thành văn. Tập thể tác giả nghiên cứu đã dành một thời gian thích đáng để đọc những tài liệu thành văn có liên quan đến đề tài, nhất là những công trình nghiên cứu về ngƣời Hoa ở các địa phƣơng khác trong nƣớc, trong đó chú ý nhiều đến các công trình nghiên cứu các mặt về ngƣời Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Những gì thu hoạch đƣợc trong công việc này càng củng cố phƣơng pháp tiếp cận và nghiên cứu theo nhóm cộng đồng (đã phân tích ở trên) mà nhóm nghiên cứu đã đề ra từ đầu, đồng thời giúp cho đề tài nghiên cứu về ngƣời Hoa Bình Dƣơng triển khai đã luôn hòa theo dòng chảy khoa học mà các công trình biên khảo đi trƣớc đã vạch đƣờng. Đây là động thái khoa học cần thiết bởi vì khi đi sâu khảo sát về ngƣời Hoa chúng ta càng khám phá rằng có khá nhiều mối quan hệ và liên kết các mặt, cả trong lịch sử và hiện tại trong các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Đông Nam bộ... Đề tài nghiên cứu về ngƣời Hoa Bình Dƣơng hình thành và triển khai, những kết quả mà nó thu hoạch đƣợc, trƣớc hết là nhờ vào sự quan tâm của lãnh đạo địa phƣơng đã bố trí đề tài, cấp phát kinh phí, là quyết tâm của Hội Khoa học Lịch sử Bình Dƣơng đã ôm ấp, nung nấu ý nguyện nghiên cứu trong nhiều năm và đã mạnh dạn đề nghị tỉnh hộ trợ để triển khai, là công 19 sức đóng góp của các cơ quan khoa học và cơ quan chức năng ở Bình Dƣơng. Đó còn là kết quả sự ủng hộ và nhiệt thành đóng góp ý kiến, cung cấp tƣ liệu của đông đảo bà con ngƣời Hoa trong các chuyến đi điền dã. Cũng không thể không nhắc đến sự quan tâm ủng hộ, trao đổi kinh nghiệm, thảo luận phƣơng pháp, chia sẻ tƣ liệu...của các nhà khoa học ở thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có nhiều vị vốn là những ngƣời rất yêu quý và có nhiều tâm huyết với Bình Dƣơng. Đề tài nghiên cứu khoa học về ngƣời Hoa Bình Dƣơng, dù có nhiều cố gắng nhƣng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế các mặt. Hy vọng sẽ đƣợc các nhà khoa học am hiểu chuyên sâu và có quá trình đi trƣớc, các tiên sinh ngƣời Hoa, ngƣời Việt có bề dày cuộc sống từng trải, hiểu biết sâu sắc về các nội dung liên quan đến đề tài và tất cả mọi ngƣời có điều kiện... sẽ nhiệt thành chỉ dẫn, góp ý, bổ khuyết cho. Tập thể tác giả nghiên cứu công trình này sẽ xem đó là vinh dự lớn khi đƣợc các vị quan tâm. 20 CHƢƠNG I: Quá trình hình thành và phát triển các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC NHÓM CÔNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở MIỀN NAM: Ngƣời Hoa di cƣ đến Việt Nam rất sớm. Đó là quá trình diễn ra liên tục trong suốt các thời kỳ lịch sử, gắn với các biến động chính trị xã hội diễn ra ở Trung Quốc. Thành phần di dân Trung Hoa đến Việt Nam khá đa dạng, có cả trí thức, quan binh, dân thƣờng nhƣng đông đảo nhất vẫn là ngƣời lao động nghèo. Do vậy cho thấy lý do di cƣ có cả chính trị và kinh tế. Trí thức, quan binh sang đất Việt tìm nơi tỳ nạn chính trị hoặc chạy trốn thời cuộc nhiễu nhƣơng. Dân thƣờng tìm đƣờng sang đất Việt chủ yếu vì lý do kinh tế. Từ nơi đất chật ngƣời đông, những ngƣời lao động nghèo khổ muốn tìm đến vùng đất mới. Họ chọn và định cƣ lâu dài ở Việt Nam vì nhận thấy đây là vùng quê hƣơng mới, vừa yên ổn vừa thuận tiện làm ăn sinh sống. Quá trình lâu dài cộng cƣ, hòa nhập với cƣ dân bản xứ những ngƣời Trung Hoa di cƣ đã dần dần chuyển đổi từ di dân trở thành những thần dân, công dân của các vƣơng triều và chính quyền sở tại. Những đặc điểm chung đó của di dân Trung Hoa ở Việt Nam càng thể hiện khá rõ trong quá trình hình thành và phát triển các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa ở miền Nam. Từ giữa thế kỷ XVII trở về trƣớc, chƣa có nhóm cộng đồng ngƣời Hoa nào đƣợc hình thành trên vùng đất ngày nay là Nam bộ. Nơi đây, lúc này vẫn còn là vùng đất hoang vu, ít ngƣời sinh sống. Những nhóm ngƣời Việt đi khẩn hoang đầu tiên lúc này cũng chỉ mới tụ cƣ ở vùng đất ngày nay là Sài Gòn. Tuy nhiên, thời gian này, ở Đàng Trong đã có các điểm tụ cƣ có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan