Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người giáy ở xã gia hội huyện văn chấn tỉnh yên bái...

Tài liệu Người giáy ở xã gia hội huyện văn chấn tỉnh yên bái

.PDF
132
124
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHAM  ĐỒNG THỊ THUỲ TRANG NGƢỜI GIÁY Ở XÃ GIA HỘI HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thái Nguyên – Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHAM  ĐỒNG THỊ THUỲ TRANG NGƢỜI GIÁY Ở XÃ GIA HỘI HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ Thái Nguyên – Năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Hà Thị Thu Thuỷ nhiệt tình chỉ bảo, trực tiếp hƣớng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời tác giả cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên….đã chỉ bảo tận tình, động viên khích lệ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn, Thƣ viện tỉnh Yên Bái, Sở văn hoá thông tin tỉnh Yên Bái; Huyện ủy huyện Văn Chấn; Phòng văn hóa thông tin huyện Văn Chấn; Ủy ban nhân dân xã Gia Hội (Văn Chấn) và các cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm tài liệu luận văn. Tác giả xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2012 Tác giả Đồng Thị Thuỳ Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đồng Thị Thuỳ Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục .................................................................................................................................... i MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................... 7 1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Gia Hội huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái ............................................................................................ 7 1.2. Nguồn gốc ngƣời Giáy xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ...... 10 Chƣơng 2. ĐẶC TRƢNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI GIÁY XÃ GIA HỘI HUYỆN VĂN CHẤN .................................. 19 TỈNH YÊN BÁI .............................................................................................. 19 2.1. Các loại hình kinh tế ............................................................................... 19 2.1.1. Nông nghiệp ...................................................................................... 19 2.1.2. Chăn nuôi .......................................................................................... 40 2.2. Kinh tế khai thác tự nhiên ....................................................................... 44 2.2.1. Hái lƣợm ........................................................................................... 44 2.2.2. Săn bắt ............................................................................................... 46 2.3. Nghề phụ gia đình ................................................................................... 50 2.3.1. Nghề rèn ............................................................................................ 50 2.3.2. Nghề đan lát ...................................................................................... 52 Chƣơng 3. ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI GIÁY XÃ GIA HỘI HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI ............................................... 55 3.1. Tín ngƣỡng tôn giáo ................................................................................ 55 3.1.1. Các quan niệm trong đời sống tâm linh ............................................ 55 3.1.2. Thờ cúng gia tiên .............................................................................. 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 3.2. Phong tục tập quán .................................................................................. 60 3.2.1. Làm nhà ............................................................................................ 60 3.2.2. Cƣới hỏi ............................................................................................ 64 3.2.3. Sinh đẻ .............................................................................................. 68 3.2.4. Tang ma ............................................................................................ 75 3.3. Lễ hội, trò chơi dân gian ......................................................................... 83 3.3.1. Lễ tết ................................................................................................. 83 3.3.2. Lễ hội ................................................................................................ 86 3.3.3. Trò chơi dân gian .............................................................................. 89 3.4. Nghệ thuật ngôn từ .................................................................................. 91 3.4.1. Dân ca dân tộc Giáy .......................................................................... 91 3.4.2. Văn học dân gian Giáy...................................................................... 96 3.5. Y học dân gian......................................................................................... 98 KẾT LUẬN ................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nƣớc Việt Nam là một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống và tồn tại trên dải đất cong cong hình chữ S. Cùng với hàng nghìn năm văn hiến hào hùng đã hun đúc nên những giá trị văn hóa vĩnh hằng. Mỗi dân tộc với những đặc trƣng riêng đã góp phần tạo nên một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ngay từ buổi đầu hình thành và phát triển, văn hóa là một nhu cầu không thể thiếu đƣợc của xã hội loài ngƣời. Xã hội ngày càng phát triển thì văn hóa của con ngƣời ngày càng phong phú đa dạng. Trong mối quan hệ với đời sống xã hội, văn hóa có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Nó là yếu tố quyết định trong giáo dục nhân cách, bồi dƣỡng đạo đức, phẩm chất năng lực thẩm mĩ và thoả mãn nhu cầu tình cảm của nhân dân. Trong đó văn hóa truyền thống của dân tộc là vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên những giá trị đạo đức, tinh thần của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Giang sơn và chính phủ ta là giang sơn và chính phủ chung của chúng ta, vậy nên tất cả các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non, ủng hộ chính phủ ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn xong lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”. Nhận định này cho thấy, vấn đề đoàn kết dân tộc là hết sức quan trọng đối với mỗi đất nƣớc. Hiện nay, đất nƣớc ta đang trên con đƣờng đổi mới, vấn đề văn hóa dân tộc đƣợc Đảng và Nhà nƣớc coi là nền tảng tinh thần, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ cùng với đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông dẫn đến nguy cơ đồng hóa nền văn hóa. Sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc cần thiết cho sự nghiệp phát triển dân tộc của mỗi quốc gia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Yên Bái là tỉnh có đông dân tộc sinh sống. Trong hơn 30 dân tộc trong tỉnh thì ngƣời Giáy là tộc ngƣời có số lƣợng khá ít, khảo sát thực tế cho thấy, hiện chỉ có khoảng 2.200 ngƣời, chiếm 0,3% dân số toàn tỉnh. Ngƣời Giáy ở Yên Bái sinh sống tập trung đông nhất tại xã Gia Hội (huyện Văn Chấn), chiếm hơn 80% tổng số ngƣời Giáy toàn tỉnh. Đồng bào sống tập trung tại 6 thôn bản là: Chiềng Pằn A, Chiềng Pằn B, Nang Vai, Van Nọi, Nà Kè, Bản Đồn. Tuy chỉ chiếm một số lƣợng ít, nhƣng ngƣời Giáy ở Yên Bái lại mang trong mình những nét đặc trƣng riêng biệt. Góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của toàn tỉnh cũng nhƣ văn hóa chung của cả nƣớc. Để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình tìm hiểu những đặc trƣng tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chúng tôi quyết định chọn: “Người Giáy ở xã Gia Hội huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là các đặc trƣng về kinh tế và văn hóa của ngƣời Giáy ở Gia Hội, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa của một tộc ngƣời thiểu số ở Việt Nam nói chung và ở xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về dân tộc Giáy nói chung là một vấn đề không mới, đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Có thể kể đến các công trình sau: - Cuốn “Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam” của Ban dân tộc Tây Bắc (1975) và cuốn “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” (1978) của nhà xuất bản Khoa học xã hội có đề cập đến những đặc trƣng cụ thể của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra đƣợc một số đặc trƣng có bản của ngƣời Giáy và mối tƣơng quan giữa ngƣời Giáy với các dân tộc thiểu số khác trong cả nƣớc. - Cuốn “Văn hóa dân gian Yên Bái” của Sở văn hóa thông tin tỉnh Yên Bái, xuất bản năm 1990. Đây là một cuốn sách viết về các hình thức văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 hóa dân gian của các tộc ngƣời thiểu số ở Yên Bái. Trong đó, hát “vươn Giáy” đƣợc coi là một trong những đặc trƣng tiểu biểu nhất còn tồn tại của ngƣời Giáy nơi đây. - Cuốn “Truyện cổ tích dân tộc Giáy”, của tác giả Lò Dín Siềng xuất bản năm 1995, có đề cập tới một số truyển cổ tích tiểu biểu của dân tộc Giáy nhƣ: “Pảu loọc toó” (Ông khổng lồ), “Lục trá”, “E toi”... - Cuốn “Một số nét đặc trưng các dân tộc tỉnh Yên Bái” của Ban dân vận và dân tộc tỉnh Yên Bái xuất bản năm 2000. Đây là cuốn sách đầu tiên của Yên Bái tổng hợp đƣợc những đặc trƣng của hơn 30 dân tộc anh em đang sinh sống trong tỉnh. Trong đó, ngƣời Giáy là một tộc ngƣời có khá ít (hơn 2000 ngƣời), tuy sống xem kẽ với các dân tộc khác nhƣng họ vẫn giữ đƣợc những nét văn hóa riêng của mình. - Cuốn “Dân ca trong đám cưới và trong tiệc rượu người Giáy” (2001) và “Phong tục tập quán của dân tộc Giáy ở Lao Cai” (2004) của tác giả Sần Cháng. Sần Cháng đƣợc xem là một trong những nhà sử học ngiên cứu nhiều nhất về ngƣời Giáy. Trong hai tác phẩm kể trên, ông tập chung đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu những nét đặc trƣng tiểu biểu của ngƣời Giáy ở một địa phƣơng cụ thể là Lao Cai. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đặt chúng trong mối tƣơng quan với ngƣời Giáy ở các địa phƣơng khác. - Cuốn “Địa danh Yên Bái sơ khảo” xuất bản năm 2002 của tác giả Hoàng Việt Quân. Ở trong tác phẩm này tác giả đã tiếp cận một cách sơ khảo về tên gọi của địa danh trên toàn địa bàn tỉnh Yên Bái. - Cuốn “Văn hóa dân tộc Giáy” của tác giả Đỗ Đức Lợi, xuất bản năm 2008. Trong tác phẩm này tác giả đã đƣa ra một số đặc điểm về văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Giáy ở Việt Nam nói chung cũng nhƣ một số địa phƣơng nói riêng. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đếu quan tâm đến đời sống kinh tế cũng nhƣ văn hóa của dân tộc Giáy trên phƣơng diện rộng (phạm vi cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 nƣớc) và phƣơng diện hẹp (phạm vi một tỉnh). Qua đó có thể thấy, đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong việc lƣu giữ văn hóa truyền thống dân tộc. Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu quý giá để chúng tôi tham khảo và hoàn thành đề tài này. 3. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu về đặc trƣng kinh tế và văn hóa của ngƣời Giáy ở xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm góp phần tái hiện lịch sử hình thành và phát triển của một tộc ngƣời ở một địa phƣơng cụ thể. Làm phong phú thêm những hiểu biết khoa học về đặc trƣng kinh tế cũng nhƣ bản sắc văn hóa dân tộc Giáy trong sự giao thoa với các dân tộc khác ở địa phƣơng. 3.2. Đối tượng Đề tài tập trung nghiên cứu về một số đặc trƣng về kinh tế và văn hóa của ngƣời Giáy ở xã Gia Hội huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Đặc trƣng về kinh tế bao gồm: kinh tế sản xuất, kinh tế khai thác tự nhiên và một số nghề phụ trong gia đình. Đặc trƣng văn hóa bao gồm: tín ngƣỡng tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực, nghệ thuật ngôn từ và y học dân gian. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu những đặc trƣng về kinh tế và văn hóa của tộc ngƣời Giáy xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái từ năm 1945 đến nay. Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu nguồn gốc ra đời và phát triển của dân tộc Giáy trên địa giới xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái ngày nay. Trong đó chủ yếu là 6 thôn bản là: Chiềng Pằn A, Chiềng Pằn B, Nang Vai, Van Nọi, Nà Kè, Bản Đồn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 3.4. Nhiệm vụ - Khái quát về xã Gia Hội, huyện Văn Chấn: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cƣ và các thành phần dân tộc… - Làm rõ nguồn gốc tộc ngƣời Giáy ở xã Gia Hội. - Những đặc trƣng về kinh tế và đặc trƣng văn hóa của dân tộc Giáy xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. 4. Nguồn tƣ liệu - Nguồn tƣ liệu thành văn + Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu lí luận về văn hóa dân tộc: Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ƣơng Đảng lần thứ 5 (khóa VIII); Chính sách pháp luật của Đảng, nhà nƣớc về vấn đề dân tộc do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản; Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam do Ban tƣ tƣởng văn hóa trung ƣơng xuất bản… + Các tác phẩm thông sử, chuyên khảo và bài viết đề cập đến lịch sử, kinh tế văn hóa ngƣời Giáy của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. + Nguồn tƣ liệu địa phƣơng: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái, địa lý xã Gia Hội… - Nguồn tƣ liệu thực địa, điền dã: Đây là nguồn tƣ liệu đƣợc chúng tôi đặc biệt quan tâm. Bao gồm các tài liệu truyền miệng, truyện kể, truyền thuyết, ca dao tục ngữ, những phong tục tập quán và cả những kinh nghiệm trong cuộc sống, trong lao động sản xuất của đồng bào Giáy ở Gia Hội. Đó là những nguồn tƣ liệu cần thiết và quý báu để chúng tôi hoàn thành luận văn này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic, phƣơng pháp khảo sát điền dã, miêu thuật, phân tích tổng hợp và một số phƣơng pháp khác có liên quan đến đề tài. Đặc biệt là khâu giám định tƣ liệu, xử lý các tài liệu điền dã đã thu đƣợc trên cơ sở tiếp cận địa lý lịch sử để đảm bảo tính chính xác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đề tài này, chúng tôi đã đặt trong mối quan hệ với các dân tộc khác trong cộng đồng dân cƣ địa phƣơng để rút ra đƣợc cái nhìn tổng thể, toàn diện về đặc điểm “đa dạng trong thống nhất” của văn hóa truyền thống ngƣời Giáy ở Gia Hội. 6. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về đặc trƣng kinh tế và văn hóa của ngƣời Giáy ở xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Qua đó, có thể thấy đƣợc nét tƣơng đồng và khác biệt trong kinh tế và văn hóa của ngƣời Giáy ở Gia Hội với các tộc ngƣời khác ở địa phƣơng. Thông qua đề tài này chúng tôi muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé trong công tác bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Giáy ở xã Gia Hội. Đồng thời làm phong phú hơn nguồn tƣ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu dân tộc và giảng dạy lịch sử văn hóa dân tộc thiểu số ở địa phƣơng. 7. Cấu trúc của đề tài Luận văn bao gồm 131 trang, ngoài phần mở đầu (6 trang), mục lục (2 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (5 trang), phụ lục (16 trang), phần nội dung (92 trang) đƣợc chia thành ba chƣơng: Chƣơng 1 : Tổng quan địa bàn nghiên cứu (12 trang) Chƣơng 2: Đặc trƣng trong hoạt động kinh tế của ngƣời Giáy xã Gia Hội huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (34 trang) Chƣơng 3: Đặc trƣng văn hóa của ngƣời Giáy xã Gia Hội huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái (46 trang) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Gia Hội huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái Là xã thuộc vùng cao của huyện Văn Chấn, Gia Hội nằm ở phía Tây Bắc của huyện, cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn khoảng 35 km. Gia Hội có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc giao lƣu và phát triển kinh tế. Phía Bắc của xã giáp với huyện Văn Yên; phía Đông giáp với xã Nậm Mƣời; phía Tây giáp với xã Nậm Búng; phía Nam giáp với xã Nậm Lành. Đây chính là cơ sở cho nhân dân trong xã có điều kiện giao lƣu với huyện khác (huyện Văn Yên) trong tỉnh, cũng nhƣ giao lƣu với các xã khác để phát triển kinh tế thôn, bản. Địa hình của Gia Hội tƣơng đối phức tạp, đƣợc chia làm hai loại địa hình cơ bản: Vùng đồi núi đƣợc bao bọc bởi các dãy núi cao và có hình vòng cung, có độ cao giảm dần, chạy theo hƣớng từ Đông sang Tây; vùng đồng bằng, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, có độ cao biến thiên từ 410 - 600m. Đây là khu vực canh tác và phân bố dân cƣ trong toàn xã. Nhìn từ trên cao, Gia Hội nhƣ một thung lũng lòng chảo. Gia Hội là xã nằm trong vùng tiểu khí hậu của huyện Văn Chấn, nhiệt độ trung bình từ 20 - 30 độ C. Với một mùa hè nắng, nóng và một mùa đông rét đậm, rét hại, nhiệt độ có lúc xuống tới 2 - 3 độ C. Lƣợng mƣa đƣợc phân hóa theo hai mùa rõ rệt: từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau là mùa ít mƣa; từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau là mùa mƣa nhiều. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1200-1600mm. Độ ẩm bình quân từ 83-87%, thấp nhất là 50%, lƣợng bốc hơi trung bình từ 770-780 mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1360-1730 giờ, lƣợng bức xạ thực tế đến mặt đất bình quân cả năm đạt 45%. Kiểu khí hậu này rất thuận lợi cho cây cối sinh trƣởng và phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Do xã có đặc điểm địa hình lòng máng theo hƣớng Đông Nam - Tây Bắc nên hƣớng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khô và nóng thƣờng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 7), ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35-38 độ C, bình quân mỗi năm có 20 ngày nóng gió. Sƣơng muối thƣờng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mỗi ngày kéo dài từ 1 đến 2 giờ. Gia Hội là một xã nhỏ của huyện Văn Chấn, có tổng diện tích đất tự nhiên là 3804,51ha. Tuy địa hình của xã khá dốc nhƣng đất đai ở Gia Hội tƣơng đối màu mỡ, thuân lợi cho phát triển nông nghiệp trồng trọt. Đất đai ở đây đƣợc phân thành hai nhóm sau: Đất Feralit đỏ vàng là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích ở Gia Hội. Đặc điểm của loại đất này là hàm lƣợng mùn và đạm thấp, có tính chua nhẹ, thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng. Thứ hai là, nhóm đất dốc tụm, phân bố rải rác ở các thung lũng, sông suối, thành phần cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, lƣợng đạm ở mức trung bình. Nhóm đất này có khả năng cải tạo thâm canh cây lƣơng thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Với hệ thống sông, suối dày đặc, là điều kiện để Gia Hội có một nguồn nƣớc mặt dồi dào. Nƣớc từ suối Nậm Min, suối Xìn Châu, suối Lụng Khƣơng, suối Nậm Hàm, suối Huổi Mƣời và các nhánh suối nhỏ đƣợc dùng để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nƣớc dùng cho sinh hoạt của ngƣời dân ở đây chủ yếu đƣợc cung cấp thông qua hệ thống các mỏ nƣớc lấy từ các khe suối nhỏ rất ngọt và trong. Tuy là một xã nhỏ nhƣng Gia Hội lại có nguồn tài nguyên khoáng sản khá dồi dào. Tiêu biểu là mỏ Sunfat và mỏ than ở Nà Cại thôn Nang Vai. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có mỏ đã vôi ở thôn Chiềng Pằn. Địa hình và thổ nhƣỡng của Gia Hội rất thích hợp với phát triển lâm nghiệp. Toàn xã hiện nay có 2449,86 ha đất lâm nghiệp, chiếm 64,56% tổng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất là 1856,45 ha, đất rừng phòng hộ 593,41ha. Đây là một thế mạnh của địa phƣơng. Tuy nhiên, do rừng tập trung chủ yếu ở những khu vực có địa hình cao và hiểm trở. Cho nên việc bảo vệ, khoanh nuôi rừng tái sinh của bà con nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, dựa vào tình hình thực tế của địa phƣơng, xác định việc sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi là hƣớng đi chủ yếu, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. Xã đã tuyên truyền vận động nhân đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đƣa các giống lúa mới có năng suất, chất lƣợng cao vào gieo trồng, từng bƣớc tạo ra những sản phẩm hàng hoá, nâng bình quân lƣơng thực đầu ngƣời lên 441 kg/ngƣời/năm. Việc phát triển cây màu vụ 3 đã đƣợc bà con quan tâm chú trọng. Đặc biệt là việc trồng rừng và phát triển cây chè đƣợc Đảng ủy xã ƣu tiên đầu tƣ. Hiện nay, toàn xã có trên 147 ha chè, trong đó có 103 ha chè kinh doanh, năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha, sản lƣợng năm 2010 đạt 786 tấn. Công tác quản lý bảo vệ rừng của xã đã đƣợc triển khai tốt, hiện có trên 1.928 ha rừng đã đƣợc ngƣời dân nhận khoán, khoanh nuôi bảo vệ nên không để xảy ra cháy rừng. Đặc biệt trong cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2010 thực hiện chủ trƣơng của tỉnh và huyện về phát triển diện tích cây cao su, nhân dân Gia Hội đã tích cực trồng 36 ha theo đúng quy trình hƣớng dẫn. Xã Gia Hội có 8 thôn, bản với 1.152 hộ, 5.557 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Thái chiếm trên 50%, còn lại là các dân tộc Kinh, Tày, Mƣờng, Dao, Giáy. Cuộc sống của ngƣời dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, nghiệp và chăn nuôi. Hình thái kinh tế thị trƣờng chƣa phát triển ở Gia Hội. Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng Gia Hội vẫn chƣa xoá đƣợc tên khỏi danh sách những xã nghèo của huyện Văn Chấn. Gia Hội là xã tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc với những phong tục tập quán riêng đã góp phần hình thành nên một Gia Hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 giàu bản sắc. Tuy nhiên, việc tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống cũng chính là hạn chế lớn của xã. Trong đời sống sinh hoạt của các dân tộc trong vùng, nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại làm kìm hãm sự phát triển chung của xã. Hiện nay, bằng những nỗ lực của Đảng ủy và chính quyền địa phƣơng, Gia Hội đang ngày một khởi sắc. Một số những hủ tục lạc hậu đã đƣợc đẩy lùi nhƣ: tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; công tác y tế giáo dục đƣợc chăm lo thƣờng xuyên; các chính sách về an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo đƣợc triển khai kịp thời, đúng đối tƣợng... an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc ổn định và giữ vững. Không những thế chính quyền địa phƣơng còn quan tâm phát triển kinh tế chung của toàn xã, từng bƣớc khắc phục tình trạng “xóa đói giảm nghèo” trong nhân dân. 1.2. Nguồn gốc ngƣời Giáy xã Gia Hội huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái Dân tộc Giáy là một trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Hầu hết ngƣời Giáy không cƣ trú thành làng, bản riêng mà sống xen kẽ với các dân tộc khác. Theo thống kê dân số năm 2009, dân tộc Giáy ở Việt Nam có khoảng 49.089 ngƣời, cƣ trú tập trung tại các tỉnh: Lao Cai, Lai Châu, Hà Giang và Yên Bái. Tỷ lệ dân số ngƣời Giáy các tỉnh nhƣ sau: Tên tỉnh Dân số (ngƣời) Tỉ lệ % trong tỉnh Lào Cai 24.672 4,5 Hà Giang 13.068 2,2 Lai Châu 9.018 1,5 Yên Bái 1.869 0,3 Tỉnh Lao Cai, ngƣời Giáy sống tập trung tại các huyện Bát Xát, Mƣờng Khƣơng, Bảo Thắng, Sa Pa, Bắc Hà. Ở Hà Giang, ngƣời Giáy sống ở các huyện Hoàng Su Phì, Yên Minh, Đồng Văn. Tại tỉnh Lai Châu, đồng bào sống ở huyện Phong Thổ, xã Bình Lƣ huyện Tam Đƣờng. Ngƣời Giáy sống ở các huyện Văn Chấn và Văn Yên tỉnh Yên Bái. [33, tr.5] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Ngƣời Giáy tự gọi là “Pú Giáy” hoặc là “Hún Giáy”, hai cách gọi này đều cùng nghĩa. Từ “Pú” và từ “Hún” có nghĩa là “người” nhƣng cũng mang nghĩa của mạo từ chỉ định và cũng có ý nghĩa về đơn vị. Ví dụ : “ Pú đeo” hoặc “Hứn đeo” (một ngƣời) hoặc là “há pú”. “Hú hún”(năm ngƣời) hay “Pú Táy”, “Hún Táy”(ngƣời Tày); “Pú Miều”, “Hún Miều”(ngƣời Mèo)… Còn từ “Giáy” không có nghĩa cụ thể. Ngƣời Giáy cũng nhƣ phần lớn các dân tộc Việt Nam, trong cuộc sống hàng ngày của mình cũng là một dân tộc “biết ăn, biết để”, không có tiếng là dân tộc sống “hoang phí” hay “keo kiệt, bủn xỉn”. Phong cách sống đó còn xuất phát từ ý nghĩa sâu xa của nó là ngƣời Giáy không có “vua”, không “tổ quốc” riêng của mình. Vì thế có tộc ngƣời gọi ngƣời Giáy là “Xúa cắng kế” (Giáy vệ đƣờng) hay “Dẳng bó mý nướng” (Dẳng (Nhắng, Giáy) không có mƣờng); và trong cuộc sống thực tế, ngƣời Giáy thƣờng sống chung một vùng với các dân tộc khác, không có vùng nào chỉ có riêng ngƣời Giáy cƣ trú. Từ thực tế cuộc sống nhƣ vậy đã dạy ngƣời Giáy về cách sống là biết tự lo cho cuộc sống của mình [14,tr.8]. Xuất phát từ đặc điểm sinh thái còn xuất hiện một số nhóm ngƣời Giáy với những tên gọi khác nhau nhƣ: Giáy Lá Tà, để chỉ ngƣời Giáy sống ở ven sông, ven suối lớn; Giáy Nắm hay còn gọi là “Pú Nắm”, cƣ trú ở một số nơi thuộc tỉnh Lao Cai và huyện Hoàng Su Phì thuộc Hà Giang; Giáy Pù Nà, là nhóm ngƣời Giáy cƣ trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu và các điểm tụ cƣ đông nhất thuộc ba xã: San Thàng, Bản Giang và Then Sin thuộc huyện Phong Thổ một huyện rẻo cao phía Tây Bắc của nƣớc ta. Tộc Pu Nà còn tự gọi là Quỳ Chu - một tên địa danh ở Hoa Nam (Trung Quốc) - tức Quý Châu, nơi trƣớc kia tổ tiên họ từng cƣ trú về sau di cƣ xuống phía Nam, rồi đến Phong Thổ, Lai Châu. [33, tr.11] Trong cuốn “Văn hoá dân tộc Giáy” tác giả Đỗ Đức Lợi cũng đề cập tới cách gọi tên tộc ngƣời Giáy của một số dân tộc khác. Ngƣời Thái ở Tây Bắc gọi ngƣời Giáy là “Giẳng”. Tên này đã xuất hiện trong sách cổ Thái vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 thế kỉ XVIII. Ngƣời Lào gọi ngƣời Giáy là “Ngang” (Vào những năm 70 của thế kỉ trƣớc, có ngƣời nói Nhắng là biến âm từ tên gọi “Ngang” của tộc Lào hoặc đọc lệch từ âm gọi “Nắm” mà ra. Hoàn toàn không có yếu tố miệt thị). Ngƣời Việt (Kinh) ở miền núi Bắc Bộ gọi ngƣời Giáy là “Nhắng”. Ngƣời Mông, ngƣời Dao cũng nhƣ ngƣời Hoa (Hán) gọi ngƣời Giáy là “Sa Rén” (ngƣời Sa) hoặc “Sa rú” (tộc Sa). Trong lịch sử, tộc Giáy có tên gọi là “Pầu Thỉn”, “Chủng chá” bao gồm có các tộc ngƣời Giáy, Bố Y và Tu Dí ở Mƣờng Khƣơng (Lào Cai). Ở Việt Nam, ngƣời Giáy có quan hệ nhiều mặt với các tộc ngƣời Tày, Nùng, Thái. “Hiện tượng sống hòa vào nhau đang diễn ra ở nhiều địa phương: ở các huyện Bảo Thắng, Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Lạc, Yên Minh, dân tộc Giáy với các dân tộc Tày; ở các huyện Bảo Yên, Mường Khương, dân tộc Giáy với dân tộc Nùng; ở các huyện Mường Tè, Phong Thổ, dân tộc Giáy với dân tộc Thái. Ở những nơi đó, đồng bào Giáy, hoặc giữ được tập quán sinh hoạt dân tộc, nhưng sử dụng ngôn ngữ dân tộc khác, hoặc giữ được ngôn ngữ dân tộc Giáy nhưng tiếp thu tập quán sinh hoạt của dân tộc khác. Ở Bản Giắng (Mường Tè), Nặm Cáy, Tả Chải (Bắc Hà) người Giáy chỉ giữ lại được cách cúng tổ tiên để nhận ra dân tộc Giáy. Còn ở Bản Lầu (Mường Khương), Phong Niên (Bảo Thắng) người ta khó phân biệt ngôn ngữ sinh hoạt của hai dân tộc Giáy và Nùng. Sự giống nhau này không phải là quá trình giao lưu văn hóa mà là quá trình thống nhất của các nhóm người vốn chung ngồn gốc lịch sử, ngôn ngữ và những điểm văn hóa khác” [33, tr.13] Ngƣời Giáy ở Việt Nam là một tộc ngƣời riêng biệt, là một thành phần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, còn ở Trung Quốc ngƣời Giáy có tên gọi là Sa. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu nói về sự ra đời của ngƣời Giáy ở Việt Nam.“ Sử Thái Tây Bắc còn chép vào thế kỉ XVII-XVIII, họ tràn sang Tây Bắc đánh chiếm miền Nghĩa Lộ. Một bộ phận sang chiếm miền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Thượng Lào. Người Thái gọi là người Giẳng. Đến đầu thế kỉ XIX, bộ phận ở Nghĩa Lộ bị người Thái đẩy lùi về miền Yên Bái và Lào Cai và cư trú ở đó cho đến nay. Một số ít ở lại miền Tú Lệ lâu ngày hòa hợp với dân tộc Thái”. [60] Theo tƣ liệu dân tộc học điền dã của một số học giả Việt Nam đƣợc triển khai vào những năm 60 của thế kỉ trƣớc cho biết: “Người Giáy có mặt ở nước ta trên dưới 200 năm, tức khoàng 10 đời” [58]. Ngƣời Giáy vào nƣớc ta không thành những cuộc di cƣ có quy mô lớn, không có tổ chức vũ trang tự vệ nhƣ ngƣời Thái Đen mà theo từng nhóm gia đình, qua nhiều đợt sớm muộn khác nhau, từ những địa bàn khác nhau của Trung Quốc sang. Theo các cụ ngƣời Giáy ở Lao Cai, quê hƣơng xa xƣa của ngƣời Giáy từ Vân Nam, Quý Châu, Quảng Xuyên, Quảng Nam (Trung Quốc), đặc biệt là Quý Châu và hai nơi tiếng Giáy gọi là “Ty Ngần” và “Ty Hừ”. Trƣớc có ông Hà Lù, là ngƣời chăn vịt, đuổi vịt sang chợ Châu (bản Lầu) bán. Ông thấy ở đây ruộng đất bỏ hoang nhiều, dễ khai phá, đã về nói với bà con: “Đất nước Nam tốt, khai phá bao nhiêu cũng được, không có cấm. Bông lúa dài hơn một gang, quả bông to bằng cái chén, phơi nổ ran như pháo tết, một cây chàm nặng ba yến; bắp ngô to bằng bắp chân” [23]. Sau đó, ba mƣơi gia đình đã theo ông sang Việt Nam. Tới Lùng Tiến, Chợ Châu (Bản Lầu) đã thấy ở đó đã rải rác có ngƣời Hoa Kiều, ngƣời Tày sinh sống. Họ ở đây đƣợc ba vụ thì về rủ thêm sáu mƣơi bảy gia đình nữa… Sau đó, có một số gia đình khác tiếp tục di cƣ sang Việt Nam. Dần họ di cƣ xuống lập bản ở các vùng xa biên giới hơn. Ở Lào Cai, có những bản tụ cƣ là ngƣời Giáy, có khu ruộng đồng lớn do đồng bào tự khai phá từ lâu, là những bồn địa mà ngƣời Giáy tụ cƣ lâu đời. Điều này cũng chứng tỏ ngƣời Giáy đã có mặt sớm tại các khu vực này.[33, tr.15] Cũng trong tác phẩm “ Văn hoá dân tộc Giáy của tác giả Đỗ Đức Lợi” có đề cập đến nhóm địa phƣơng của ngƣời Giáy mang tên gọi là Pu Nà chủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 yếu cƣ trú ở 3 xã: Sam Thàng, Bản Giang, Thèn Xin thuộc huyện Phong Thổ (Lai Châu). Đồng bào tự gọi là Quỳ Chu (Quý Châu) - lãnh thổ ban đầu trƣớc khi di cƣ từ đó sang Phong Thổ. Thời gian có mặt tại đây cách ngày nay khoảng hơn một trăm năm. Một bằng chứng cho ta biết là trong vài chục năm về trƣớc họ sử dụng nhiều thứ ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Quan Hóa - một ngôn ngữ trƣớc khi sang Việt Nam, là phƣơng tiện dùng để giao tiếp với tộc ngƣời khác sinh sống ở Nam Trung Quốc. Bộ phận ngƣời Giáy ở Hà Giang, đại bộ phận là từ Vân Nam, cụ thể là từ huyện Ma Ly Phố (Vân Nam) sang, đây là huyện giáp với Hà Giang. Thời gian có thể nửa sau thế kỉ XIX. Ngƣời Giáy tới đây cƣ trú xen kẽ trong các làng bản của ngƣời Tày, Nùng, Lô Lô… Nguyên nhân di cƣ sang Việt Nam của họ chủ yếu là nguyên nhân kinh tế, vì bên kia biên giới mật độ dân số tăng trƣởng cao, thiếu đất để khai phá thành đất trồng trọt, phải tìm kiếm đất làm ăn mới và hơn nữa ngƣời dân bị giai cấp phong kiến bóc lột nặng nề. Trải qua một quá trình sinh sống và tồn tại lâu dài trên đất nƣớc ta, ngƣời Giáy đã hình thành những bản sắc riêng biệt, tiêu biểu cho một tộc ngƣời. Ngƣời Giáy là cƣ dân lúa nƣớc. Tất cả các ngày tết, lễ hội trong năm đều theo mùa vụ của lúa nƣớc. Nơi sinh sống của họ thƣờng là vùng bằng phẳng, có sông suối hoặc một thung lũng nào đó có thể trồng lúa nƣớc đƣợc. Là cƣ dân lúa nƣớc cho nên việc di chuyển nơi cƣ trú là một điều ít xảy ra đối với ngƣời Giáy. Vì một lí do nào đó phải di chuyển là rất khó khăn và cũng vẫn phải có đất làm ruộng cấy lúa. Do đó, quan niệm của ngƣời Giáy về chỗ ở là phải lâu dài và ổn định. Để đảm bảo đƣợc điều đó thì trƣớc hết là có đất để trồng cấy và nƣớc phuc vụ cho tƣới tiêu, phục vụ cho sinh hoạt của con ngƣời, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra, ngƣời Giáy rất sợ mang tiếng “téo pướng” (bỏ quê). Vì thế đã ở đâu là ở ổn định, lâu dài. Do đó, ngƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan