Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Người bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam...

Tài liệu Người bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam

.DOC
31
108
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ LỚP 16, QUẢN TRỊ LUẬT – K35 BÀI LUẬN TIỂU MÔN TỐ TỤNG HÌNH SỰ GVHD: Lê Thị Thùy Dương Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2012 ĐỀ TÀI: NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM MỤC LỤC 1 Trang Lời mở đầu.............................................................................................. 3 Khái quát chung về người bào chữa trong luật tố tụng hình sự. .4 I. 1. Khái niệm người bào chữa...........................................................4 2. Điều kiện để trở thành người bào chữa.......................................5 Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa, quyền và nghĩa II. vụ của người bào chữa....................................................................9 1. Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa........................9 2. Quyền của người bào chữa.........................................................10 3. Nghĩa vụ của người bào chữa.....................................................13 Thực trạng bảo vệ pháp luật và công lý của người bào chữa và III. một số kiến nghị hoàn thiện..........................................................16 1. Những hạn chế cần khắc phục...................................................17 2. Nguyên nhân của những hạn chế...............................................18 3. Một số kiến nghị hoàn thiện.......................................................25 Kết luận................................................................................................. 30 Tài liệu tham khảo................................................................................ 31 2 LỜI MỞ ĐẦU Quyền bào chữa là một quyền dân chủ trọng yếu của công dân. Để đảm bảo người bị buộc tội thực hiện một cách có hiệu quả nhất quyền bào chữa của mình thì cần thiết phải cho phép họ được nhờ người khác bào chữa cho họ. Chính vì vậy mà ngay sau khi thành lập chính quyền cách mạng, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 46/SL trong đó quy định tạm thời duy trì các tổ chức luật sư của chế độ cũ nhằm kịp thời bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội. Và ngay cả trong những giai đoạn đất nước phải trải qua cuộc kháng chiến khốc liệt, Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm tới việc duy trì các tổ chức luật sư, bào chữa viên nhân dân để làm nhiệm vụ bào chữa và bảo về quyền lợi cho người bị buộc tội. Tuy rằng phải đến khi Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988 được ban hành thì vị trí, vai trò của người bào chữa mới chính thức được ghi nhận về mặt lập pháp, nhưng lịch sử tố tụng hình sự của nhà nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung đã khẳng định vai trò to lớn của người bào chữa đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như đối với việc bảo đảm dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự và quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, tầm quan trọng của chế định người bào chữa và vai trò của người bào chữa chữa trong thực tiễn tố tụng bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế về hình thức và kém hiệu quả của hoạt động bào chữa, vai trò của người bào chữa chưa được thể hiện đúng mực. Và khi đó sự cho phép người bị buộc tội được quyền nhờ người bào chữa sẽ trở thành vô nghĩa, có chăng thì chỉ là sự thể hiện dân chủ về hình thức. Xuất phát từ sự nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò của người bào chữa và với chủ trương nâng cao chất lượng tranh tụng taị phiên tòa cũng như nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng hình sự, Nhà nước ta đã chủ trương tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa phát huy vai trò của mình. Chủ trương đó đã được hiện thực hóa thông qua các quy định trong BLTTHS năm 2003 và Luật Luật sư năm 2006. Để có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về giá trị thực tiễn các quy định trong BLTTHS năm 2003 về người bào chữa, từ đó đưa ra các ý kiến đóng góp vào quá trình cải cách, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự thì nhất thiết phải có sự nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt động của người bào chữa cũng như các quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến chế định người bào chữa. Từ những lý do trên, nhóm chúng em đã chọn “Người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận. 3 I. Khái quát chung về người bào chữa trong luật tố tụng hình sự 1. Khái niện người bào chữa Hiện nay, trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng có những cách hiểu khác nhau về người bào chữa. Có một số quan điểm cho rằng: “Người bào chữa là người giúp đỡ Tòa án trong việc xác định tất cả các tình tiết cần thiết về vụ án để cuối cùng Tòa án ra một bản án có căn cứ và đúng pháp luật”. Một tác giả khác còn khẳng định rõ hơn rằng: “Người bào chữa là người tham gia tố tụng để giúp đỡ Tòa án”. Ngoài ra, cũng có không ít người vẫn quan niệm người bào chữa là “thầy cãi”… Những cách hiểu nói trên là không chính xác, chưa làm rõ được khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng của người bào chữa cũng như chưa phân biệt được người bào chữa với người tiến hành tố tụng, với người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Thật ra, người bào chữa là người tham gia tố tụng (NTGTT) không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng. Từ “tham gia” nói lên tính chất, vai trò của người bào chữa. “Người tham gia” chỉ là người góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động chung nào đó, do những chủ thể khác chủ động và chính thức tiến hành. Hơn nữa, người bào chữa không phải là người được nhân danh quyền lực nhà nước và không được sử dụng quyền lực nhà nước như những tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, cũng không thể đồng nhất khái niệm người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Và trong BLTTHS 2003 đã có sự phân biệt giữa người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Tiêu chí để phân biệt chính là chức năng của họ và đối tượng mà họ bào chữa, bảo vệ. Người bào chữa tham gia tố tụng chủ yếu để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trong khi đó, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự tham gia tố tụng chủ yếu là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Như đã trình bày, người bào chữa không có quyền và lợi ích trong vụ án hình sự. Việc họ tham gia tố tụng bất luận trong trường hợp nào cũng chỉ để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Cơ sở cho sự hiện diện của họ trong tố tụng hình sự xuất phát từ hợp đồng bào chữa giữa họ với người bị buộc tội (hoặc với người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội) và phải được sự chấp thuận của cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT). Trong trường hợp đặc biệt do BLTTHS quy định, nếu người bị buộc tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì các CQTHTT yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ và dĩ nhiên ngay trong trường hợp này sự tham gia của người bào chữa cũng phải được sự đồng ý của người bị buộc tội. 4 Tuy BLTTHS không nếu khái niệm thế nào là người bào chữa, nhưng căn cứ vào quy định tại các Điều 56, 57 và 58 BLTTHS thì, người bào chữa là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, những người khác được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo uỷ quyền mời hay được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư phân công; Văn phòng luật sư cử hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhằm làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý. Vậy cơ bản có thể thấy rằng “Người bào chữa trong tố tụng hình sự là NTGTT để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. 2. Điều kiện để trở thành người bào chữa Điều kiện trở thành người bào chữa là tổng hợp những yêu cầu, đòi hỏi mà khi hội đủ những yêu cầu đòi hỏi đó một người có thể tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa. Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì để trở thành chủ thể tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa phải hội đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, phải thuộc một trong ba đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 56 BLTTHS. Như vậy, người bào chữa có thể là: 1. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư 2006, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Theo quy định tại Điều 10 Luật luật sư 2006 thì tiêu chuẩn của luật sư là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Điều kiện hành nghề Luật sư theo quy định tại Điều 11 Luật luật sư là “phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”. Luật sư là người bào chữa chuyên nghiệp. Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 đã quy định một trong những hình thức giúp đỡ pháp lý chủ yếu của luật sư là tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. Thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta cũng cho thấy sự hiện diện của luật sư với tư cách là người bào chữa trong các vụ án hình sự ngày càng phổ biến. 2. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự thường là những người ruột thịt, thân thích của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, người đỡ đầu, anh, chị em ruột và những người theo quy định của pháp luật đối với bị can bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không bào chữa cho bị cáo thì họ 5 cũng có những quyền như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp, nếu họ tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa thì họ có quyền và nghĩa vụ như đối với người bào chữa. Thực tiễn xét xử cho thấy, việc xác định người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không khó nhưng lại khó ở chỗ: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người đã thành niên không có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần mà người thân thích của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo tuy không phải là Luật sư, bào chữa viên nhân dân nhưng lại yêu cầu được bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vì họ là người có trình độ pháp lý, đã từng hoạt động trong các cơ quan pháp luật nay nghỉ hưu. Vậy những người này có được bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay không? Về vấn đề này, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng thực tiễn xét xử Toà án đã công nhận và cấp giấy chứng nhận cho họ để họ thực hiện việc bào chữa cho bị cáo. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhất thiết phải là người đã có đủ năng lực hành vi dân sự, có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài. 3. Bào chữa viên nhân dân là người được đại diện cho cơ quan, tổ chức nơi bị can cư trú, hoặc làm việc như đại diện đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, v.v. có khả năng bào chữa và được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận. Hiện nay chưa có quy định cụ thể về bào chữa viên nhân dân và trong thực tế hoạt động của bào chữa viên nhân dân cũng không được tổ chức thành một hệ thống, điều kiện để trở thành bào chữa viên nhân dân cũng không được quy định, trong khi đó trong xã hội có nhiều người có trình độ pháp lý có hiểu biết về công việc bào chữa nhưng họ chưa được kết nạp vào đoàn Luật sư và họ lại được bị can, bị cáo nhờ bào chữa. Căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02-10-2004 về quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự thì một người được coi là bào chữa viên nhân dân khi người đó được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Thứ hai, phải được mời hoặc được cử. Những người thuộc ba đối tượng nêu trên để trở thành người bào chữa phải được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mời (có thể do thân nhân của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mời nhưng phải được sự đồng ý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo). Việc mời này phải là mời đích danh (có thể thông qua Đoàn luật sư) và phải thể hiện bằng 6 văn bản. Trong các trường hợp bào chữa bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS 2003 thì điều kiện đối với luật sư là phải được Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử, đối với bào chữa viên nhân dân là do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của mặt trận cử. Trường hợp này vẫn cần có sự đồng ý của bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ thông qua việc không yêu cầu thay đổi hoặc từ chối bào chữa. Thứ ba, phải được CQTHTT cấp giấy chứng nhận bào chữa. Việc được mời hoặc được cử chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ để trở thành người bào chữa là phải được CQTHTT cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Tương ứng với từng giai đoạn tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa có thể do cơ quan điều tra (CQĐT), viện kiểm sát (VKS), tòa án cấp. Tuy nhiên, BLTTHS 2003 lại không quy định cụ thể giấy chứng nhận bào chữa do CQĐT, VKS, tòa án cấp có giá trị trong suốt quá trình từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hay chỉ có giá trị trong từng giai đoạn tố tụng và khi chuyển sang giai đoạn tố tụng khác phải cấp giấy chứng nhận bào chữa khác. Trên thực tế, CQĐT xác định giấy chứng nhận người bào chữa được cấp trong giai đoạn tố tụng nào chỉ có giá trị trong chính giai đoạn tố tụng ấy và khi chuyển sang giai đoạn tố tụng khác phải cấp giấy chứng nhận bào chữa khác. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của người bào chữa. Khắc phục tình trạng đó, Luật luật sư 2006 quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 27 như sau: “Giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luât sư có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi, luật sư bị thay đổi hoặc không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật”. Thứ tư, không thuộc các trường hợp không được bào chữa theo quy định của pháp luật. Theo khoản 2 điều 56 BLTTHS thì những người sau đây không được bào chữa: - Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó; + Đối với người đã tiến hành tố tụng trong vụ án: Quy định này nhằm đảm bảo sự vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa. Một vụ án có thể trải qua nhiều giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm… và trong những trường hợp hủy án để điều tra lại hoặc xét xử lại, quy trình có thể lặp lại nhiều lần. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án là người mà trong các giai đoạn tố tụng trước họ đã tham gia tố tụng với tư cách điều tra viên (ĐTV), kiểm sát viên (KSV), thẩm phán (TP), hội thẩm (HT), thư ký tòa án. Những người này trong quá trình tiến hành tố tụng, tiếp xúc với hồ sơ vụ án và với tư cách là người buộc tội hoặc người xét xử, ít nhiều họ cũng đã có 7 những định kiến về tội lỗi của người bị buộc tội. Trái lại, người bào chữa phải là người nhìn nhận các tình tiết của vụ án trên quan điểm gỡ tội, cố gắng tìm tất cả các tình tiết chứng cứ có thể bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ tội của người được họ bào chữa. Do vậy, nếu quy định cho những người này tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa sẽ không đảm bảo chất lượng của hoạt động bào chữa. Hơn nữa, về mặt logic, một người không thể vừa đồng thời khẳng định một người là có tội lại vừa phải tìm cách chứng minh người đó vô tội. + Người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án: Trong các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTHS không giải thích chi tiết thế nào là người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án. Nhưng căn cứ vào hướng dẫn về người thân thích của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo (điểm 4b Mục 1 Nghị quyết số 03/2004/NQ – HĐTP) có thể hiểu người thân thích của người đang tiến hành tố tụng trong vụ án là người có quan hệ sau đây với những người này:  Là vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;  Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;  Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây: là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột. Pháp luật cấm những người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng làm người bào chữa nhằm loại trừ khả năng họ lợi dụng mối quan hệ thân thích đó để tác động làm sai lệch hướng điều tra, sai lệch hồ sơ vụ án giúp bị can, bị cáo thoát tội hoặc theo hướng ngược lại làm giảm hiệu quả của hoạt động bào chữa. Trên thực tế xảy ra trường hợp, một người đã tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa trong các giai đoạn trước của vụ án, giai đoạn sau người thân thích của họ được phân công tiến hành tố tụng trong vụ án đó. Để đảm bảo quyền bào chữa, trong trường hợp này pháp luật cho phép người đó tiếp tục thực hiện việc bào chữa và phân công người khác không có quan hệ thân thích với người được nhờ bào chữa thay thế tiến hành tố tụng. Các trường hợp còn lại, nếu người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhờ có mối quan hệ thân thích với người đã hoặc đang tiến hành tố tụng thì cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa (điểm 1 Mục 2 Nghị quyết 03/2004/NQ – HĐTP). - Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch. Họ là những chủ thể tham gia tố tụng với mục đích góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án. Do vậy để đảm bảo cho lời khai, 8 kết quả giám định hay nội dung phiên dịch là xác thực họ phải không là bên buộc tội cũng không là bên gỡ tội. Từ lý do đó mà pháp luật quy định người tham gia trong vụ án với tư cách là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và ngược lại, người tham gia với tư cách người bào chữa thì không được làm chứng, tiến hành giám định hay phiên dịch. Nếu đã tham gia thì phải từ chối hoặc bị thay đổi. Vấn đề quyết định ở đây là người đó tham gia với tư cách nào trước, tư cách tham gia trước tiên sẽ được ưu tiên hơn các tư cách khác. Như vậy, để trở thành chủ thể tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa phải hội đủ tất cả 4 điều kiện trên và có các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa. Tức là nếu thiếu 1 trong 4 các điều kiện này thì sẽ không thể trở thành người bào chữa theo quy định của luật tố tụng hình sự. II. Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa, các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa BLTTHS 2003 đã quy định cụ thể và chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa đồng thời cũng quy định thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa sớm hơn so với BLTTHS 1988. Cụ thể như sau: 1. Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa Khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2003 quy định: “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra”. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ và mục đích của người bào chữa khi tham gia tố tụng hình sự là làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án nhằm chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ TNHS của người bị tạm giữ bị can, bị cáo và giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Như vậy, việc mở rộng thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa như trên là hợp lý và phù hợp với việc ghi nhận quyền bào chữa thuộc về một đối tượng là người bị tạm giữ. Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, do tính chất phức tạp và liên quan đến nhiều vấn đề “nhạy cảm” của những vụ án này, luật quy định cho người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Việc hạn chế sự tham gia của người bào chữa trong trường hợp này rõ ràng không đảm bảo nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng như nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. 9 Tóm lại, thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng phụ thuộc vào ý chí của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc phụ thuộc vào quyết định của CQTHTT (trong những trường hợp cần giữ bí mật quốc gia, v.v. và những trường hợp bào chữa chỉ định). Theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm có quyết định tạm giữ, người bị tạm giữ đã có quyền nhờ người bào chữa, kể từ thời điểm có quyết định khởi tố bị can là bị can đả có quyền nhờ người bào chữa. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng VKS quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. 2. Quyền của người bào chữa Theo quy định tại khoản 2, Điều 58 BLTTHS 2003 người bào chữa có những quyền sau đây: - Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giam tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; Để tạo điều kiện cho người bào chữa thu thập chứng cứ, BLTTHS 2003 quy định cho người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu được ĐTV đồng ý thì người bào chữa có quyền đặt câu hỏi đối với người bị tạm giữ, bị can để tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can khai báo về hành vi của mình. Thông thường nếu được ĐTV đồng ý thì người bào chữa thường đặt các câu hỏi về những tình tiết chứng minh người bị tạm giữ, bị can vô tội hoặc những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho họ mà vì lý do nào đó ĐTV không hỏi đến. Ngoài ra người bào chữa cũng có quyền có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa để thu thập chứng cứ, chuẩn bị cho luận cứ bào chữa của mình. Sự có mặt của người bào chữa khi hỏi cung bị can tạo nên sự an tâm về mặt tâm lý cho bị can. Bị can an tâm vì biết mình có sự trợ giúp pháp lý từ phía người bào chữa. Đồng thời sự có mặt của người bào chữa tạo đối trọng pháp lý đối với cán bộ điều tra và sẽ làm cho cán bộ điều tra có trách nhiệm hơn trong công việc của mình cũng như giúp họ tránh được những vi phạm pháp luật không cần thiết trong khi tiến hành hỏi cung như bức cung, mớm cung.v.v… Sự có mặt của người bào chữa trong các hoạt động của người điều tra khác cũng có những ý nghĩa và tác dụng tương tự. - Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; 10 Đây là quyền rất quan trọng để người bào chữa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. CQĐT cần phải thông báo kịp thời cho người bào chữa về thời gian, địa điểm hỏi cung bị can để người bào chữa sắp xếp công việc, tham gia vào cuộc hỏi cung. Đồng thời, đây là trách nhiệm của CQĐT trong quá trình điều tra vụ án. Thực tế cho thấy, ĐTV cùng một lúc phải thụ lý nhiều vụ án, trong đó có vụ án có bị can, người bào chữa cũng đảm nhận bào chữa cho nhiều vụ án, khi sắp xếp được lịch làm việc của ĐTV thì người bào chữa bận, và ngược lại. Hơn nữa, không phải mọi cuộc hỏi cung bị can người bào chữa đều phài có mặt và việc có mặt hay không còn phục thuộc vào ý chí của họ. Do đó, việc người bào chữa có mặt khi hỏi cung đòi hỏi phải có sự chủ động từ hai phía, khi có đề nghị của người bào chữa thì CQĐT mới bố trí sắp xếp để họ tham gia. Đây là quy định mới trong BLTTHS 2003, BLTTHS 1988 người bào chữa không có quy định quyền này. - Đề nghị thay đổi Người tiến hành tố tụng, Người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng (NTHTT), người giám định, người phiên dịch nếu có căn cứ rõ rằng, những người này không vô tư, khách quan trong việc xác định sự thật vụ án theo các căn cứ quy định tại Điều 42, 44, 45, 46, 47, khoản 4 Điều 60, khoản 3 Điều 61 BLTTHS 2003. Ví dụ: khi có căn cứ rõ rằng, ĐTV có mối quan hệ mật thiết với gia đình người bị hại, chịu ơn gia đình người bị hại, người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi ĐTV để bảo đảm tính khách quan của hoạt động điều tra. - Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ việc người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tam giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật của nhà nước, bí mật công tác; Người bào chữa có quyền độc lập thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án để chuẩn bị luận cứ cho bài bào chữa của mình. Đây không phải là hoạt động tố tụng mà đơn thuần là một biện pháp để người bào chữa thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây là những quyền giúp cho người bào chữa thực hiên hoạt động chứng minh của mình có hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự về thực hiện chức năng gỡ tội. Quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bào chữa, bởi chính trong quá trình thu thập chứng cứ, người bào chữa mới có khả năng phát hiện ra những tình tiết vụ án, từ đó mới có phương án bào chữa nhằm bảo vệ cho thân chủ của mình. Mặt khác, với quy định này người bão chữa sẽ 11 góp phần khách quan, chính xác và đúng pháp luật trong hoạt động giải quyết vụ án. - Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Quy định này được sửa đổi từ quy định về nguyên tắc đưa ra chứng cứ, những yêu cầu trong BLTTHS 2003. Xét về mặt thuật ngữ, quy định này là chính xác hơn bởi vì quyền thu thập chứng cứ thuộc về các CQTHTT, chỉ có CQTHTT mới có quyền thu thập chứng cứ, người bào chữa là người tham gia tố tụng nên họ chỉ được thu thập tài liệu, đồ vật mà thôi. - Gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam; Gặp người bị tạm giữ; bị can, bị cáo đang bị tạm giam để thu thập, trao đổi thông tin giúp đỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý. Quyền được gặp gỡ bị can, bị cáo sẽ giúp chi người bào chữa hiểu biết về nhân thân của bị can, bị cáo, hiểu thêm được nguyên nhân, điều kiện của những hành vi mà bị can, bị cao bị tình nghi thực hiện…v.v. Người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, họ bị hạn chế về quyền tự do thân thể nên thường ở trong trạng thái hoang mang, lo sợ. Do đó, BLTTHS cho người bào chữa có quyền gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với thân chủ để có thể nắm được thêm các tình tiết nhằm có lợi cho hướng cho thân chủ. Những hiểu biết này cần thiết cho người bào chữa và giúp cho họ chuẩn bị kĩ càng, chu đáo cho công việc bào chữa của mình. - Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật; Sau khi kết thúc điều tra, CQĐT có những thông tin tương đối đầy đủ về vụ án. Kết quả điều tra được thể hiện trong các biên bản hoạt động điều tra, bản kết luận điều tra. Người bào chữa có quyền đọc, ghi chép và nếu cần thiết thì sao chụp những tài liệu có trong hồ sơ liên quan đến việc bào chữa. Quy định về việc được đọc hồ sơ, ghi chép và sao chụp những tài liệu cần thiết trong hồ sơ sau khi kết thúc điều tra là nhằm tạo điều kiên cho người bào chữa thực hiện tốt hoạt động bào chữa của mình. - Tham gia hỏi và tranh luận tại phiên tòa; Theo quy định của BLTTHS 2003, sau khi các thành viên Hội đồng xét xử (HĐXX) và KSV đặt câu hỏi (với bị cáo hoặc người bị hại…), người bào chữa được đặt câu hỏi đối với người bị xét hỏi để làm rõ các tình tiết theo họ là cần thiết. Trong thủ tục tranh luận tại phiên tòa, sau khi KSV trình bày lời luận tội, người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo và tham gia tranh luận với KSV và những NTGTT khác. Đây là quyền quan trọng nhất của người bào chữa, tất cả các hoạt động của người bào chữa khi thu thập tài liệu vật chứng, gặp gỡ bị can, bị cáo… đều nhằm phục vụ cho việc tranh luận tại phiên tòa. 12 Tại phiên tòa, quyền xét hỏi thuộc về những người THTT (TP, HT, KSV) và người bào chữa. Người bào chữa tham gia xét hỏi là nhằm kiểm tra và đánh giá những chứng cứ mà họ sử dụng cho việc bào chữa. Người bào chữa tham gia tranh luận và đối đáp với bên buộc tội tại phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ. - Khiếu nại những quyết định, hành vi tố tụng của các cơ quan, người có thẩm quyền THTT; Người bào chữa khi thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay những biện pháp cưỡng chế tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đúng theo quy định của pháp luật (không đúng thẩm quyền, không đúng thủ tục…) thì được quyền khiếu nại về những quyết định của cơ quan có thẩm quyên tiến hành tố tụng. Người bào chữa có quyền khiếu nại về các hành vi tố tụng sai trái của người có thẩm quyền. Việc khiếu nại được thực hiện theo quy định của Chương 35 BLTTHS. - Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần; Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người bào chữa có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án vì bị cáo trong những trường hợp này bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc bị hạn chế về mặt thể chất làm cho họ không thực hiện được hoặc thực hiên không tốt quyền kháng cáo của mình. Nếu bị cáo là người đã thành niên, không có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì tự bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, người bào chữa không có quyền kháng cáo thay. 3. Nghĩa vụ của người bào chữa Bên cạnh việc quy định quyền của người bào chữa trong các giai đoạn thì luật tố tụng hình sự cũng đã quy định rất cụ thể về nghĩa vụ của người bào chữa. Cụ thể tại khoản 3, Điều 58 BLTTHS: - Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do luật định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định sự vô tội của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo. Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan tới vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho CQĐT, VKS, Tòa án. Việc giao nhận tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và CQTHTT phải được lập biên bản theo quy định tại điều 95 của bộ luật này. Khi tham gia tố tụng, người bào chữa được xem như một trợ thủ đắc lực về mặt pháp lý cho người bị tạm giữ, bị can. Người bào chữa phải dành toàn bộ thời gian, trí tuệ của mình, sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để hoàn thành trách nhiệm bào chữa của mình. Việc bào chữa qua loa, hình thức, vô trách nhiệm 13 với số phận pháp lý của người bị buộc tội là không thể chấp nhận được và đáng bị lên án cả về đạo đức lần pháp luật. Pháp luật chỉ ghi nhận người bào chữa có quyền thu thập các tài liệu, các đồ vật liên quan đến việc bào chữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi thu thập được các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, người bào chữa phải giao lại cho các CQĐT để đảm bảo tính hợp pháp của các tài liệu, đồ vật này cũng như cung cấp thêm các chứng cứ giúp đỡ các cơ quan điều tra giải quyết vụ án. - Giúp đỡ bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; Giúp đỡ bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ như tư vấn cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để họ thực hiện tốt nhất các quyền của mình trong tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ví dụ: khi ĐTV có những hành vi xâm hại một cách trái pháp luật tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, người bào chữa có thể giúp bị can khiếu nại hành vi trái pháp luật đó của ĐTV. Giúp bị can, bị cáo phản bác những đòi hỏi vô căn cứ của người bị hại, kiến nghị việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác thay thế cho biện pháp tạm giam… - Không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã nhận bào chữa nếu không có lý do chính đáng; Khi nhận bào chữa người bào chữa phải thực hiện nghĩa vụ đó với tinh thần trách nhiệm cao. Việc từ chối bào chữa không có lý do chính đáng được xem là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và phải bị xử lý thích đáng. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo và ràng buộc trách nhiệm của người bào chữa đối với thân chủ của mình. Như vậy, người bào chữa không được tùy tiện từ chối bào chữa nếu không nêu ra được lý do chính đáng. Lý do chính đáng có thể là: không đồng quan điểm với bị can, bị cáo và khi đã giải thích cho bị can, bị cáo về quan điểm của mình nhưng họ vẫn không nhất trí mà người bào chữa không bào chữa theo quan điểm của bị can, bị cáo. Người bị buộc tội là người cần được sự hỗ trợ rất lớn về mặt pháp lý từ người bào chữa. Khi đã xác định tham gia vào vụ án cụ thể người bào chữa phải thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Người bào chữa không được từ chối bào chữa ảnh hưởng đến việc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị cáo, bị can. - Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng bức hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; 14 Đây là một nghĩa vụ mới của người bào chữa. Việc quy định nghĩa vụ này trong BLTTHS 2003 xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn phải xử lý đối với hành vi làm đảo lộn sự thật, sai lệch hướng điều tra, sai lệch hồ sơ vụ án của người bào chữa, đồng thời khẳng định mục đích tham gia tố tụng của người bào chữa là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bên cạnh mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Người bào chữa tham gia tố tụng mục đích lớn nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội nhưng bên cạnh đó họ cũng có nghĩa vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong quá trinh tìm hiểu vụ án, người bào chữa phải tiếp xúc với nhiều người tham gia tố tụng khác nhau nên người bào chữa có thể lợi dụng việc gặp gỡ này để mua chuộc, cưỡng ép, hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Điều này rất dễ dẫn tới việc xét xử không đúng người, đúng tội, làm sai lệch mục đích đê người bào chữa tham gia tố tụng của Nhà nước. - Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; Thông thường người bào chữa tham gia phiên tòa sơ thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Nếu vụ án được xét xử ờ cấp sơ thẩm mà có liên quan đến bị cáo mà họ nhận bào chữa, Tòa án xét xử phúc thẩm sẽ triệu tập người bào chữa tham gia phiên tòa đó. Đối với thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, chỉ trong những trường hợp cần thiết thì Tòa án mới triệu tập người bào chữa. Khi được triệu tập ở bất cứ cấp xét xử nào, người bào chữa có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập. Việc có mặt tại Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền của người bào chữa. Họ phải có mặt theo giấy triệu tập và họ được có mặt tại phiên tòa để thực hiện nhiệm vụ bào chữa của mình. - Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tải liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Người bào chữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do tiếp xúc với hồ sơ vụ án, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nên biết những thông tin liên quan đến hoạt động tố tụng. Những thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án, nếu để lộ ra ngoài có thể gây khó khăn cho hoạt động tố tụng, cho việc chứng minh tội phạm và người phạm tội nói riêng, cũng như cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. Bên cạnh đó pháp luật cũng nghiêm cấm người bào chữa sử dụng các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác của cơ quan, tổ chức, bí mật đời tư của cá nhân nhằm mục đích xâm phạm lợi ích của nhà 15 nước, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nếu người bào chữa vi phạm thì phải chịu những chế tài do pháp luật quy định. Trên đây là những nghĩa vụ của người bào chữa và nếu người bào chữa không thực hiện nghĩa vụ đó, làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tóm lại, BLTTHS 2003 đã quy định tương đối đầy đủ và chặt chẽ về các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa cũng như chế tài khi người bào chữa vi phạm nghĩa vụ. Vấn đề còn lại là thực hiện quyền và nghĩa vụ này như thế nào. Việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa góp phần nâng cao vị trí, vai trò của người bào chữa trên thực tế. III. Thực trạng bảo vệ pháp luật và công lý của người bào chữa và một số kiến nghị hoàn thiện Trong 5 năm (2007 – 2011) triển khai thi hành Luật luật sư, trên cả nước đã phát triển được gần 1.600 tổ chức hành nghể luật sư, đưa số lượng tổ chức hành nghề luật sư trên toàn quốc từ 1300 tổ chức hành nghề luật sư năm 2006 lên 2.831 tổ chức hành nghề luật sư năm 2011. Đội ngũ luật sư ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay cả nước có khoảng 7.200 luật sư và gần 3.500 người tập sự hành nghề luật sư. So với năm 2006 đội ngũ luật sư đã tăng hơn 4.000 người (tăng 250,78%). Việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo… mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ví dụ vụ án Mạc Kim Tôn ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình, vụ án Bùi Tiến Dũng – nguyên Tổng giám đốc ban quản lý các dự án - PMU18, hoặc các vụ án mua bán trái phép chất ma túy có tổ chức… Nhiều luật sư đã tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, thu nhập những tài liệu, tình tiết, đưa ra những căn cứ, lập luận đầy sức thuyết phục buộc CQTHTT phải giảm án, thậm chí tuyên trắng án trả lại sự vô tội cho những người bị oan sai. Những luật sư này đã được báo giới hết lời ca ngợi và được thân chủ của họ xem như là ân nhân cứu mạng. Có thể kể đến một vài tên tuổi luật sư nổi tiếng với vai trò người bào chữa: Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải, Trần Công Ly Tao, Nguyễn Đăng Trừng… Trong nhiều vụ án, các luật sư đã thể hiện rõ nét vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Những đóng góp của người bào chữa nói chung và luật sư nói riêng trong tố tụng hình sự (TTHS) là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ ấy, sự tham gia của người bào chữa trong TTHS vẫn còn nhiều tồn tại khá nhiều hạn chế. 16 1. Những hạn chế cần khắc phục - Hạn chế thứ nhất: Luật TTHS quy định có ba chủ thể có khả năng tham gia bào chữa là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân. Nhưng, trên thực tế, tham gia bào chữa ở các phiên tòa chủ yếu vẫn là luật sư. Còn sự tham gia hai chủ thể còn lại chưa được thể hiện rõ nét. Họ chỉ xuất hiện với vai trò người bào chữa ở một số tòa án ở những vùng không có hoặc ít có luật sư. - Hạn chế thứ hai: Số vụ án hình sự (VAHS) có người bào chữa tham gia còn thấp so với tổng số vụ án được xét xử. Theo thống kê của Bộ tư pháp trong báo cáo 5 năm thi hành Luật luật sư thì trong vòng 5 năm (2007 – 2011), đội ngũ luật sư chỉ tham gia 64.173 trên tổng số 299.574 VAHS tòa đã xét xử (chiếm 21,44%). Trong đó có 32.752 vụ án do khách hàng mời và 31.421 vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. - Hạn chế thứ ba: Tỉ lệ vụ án có luật sư tham gia bào chữa cho bị can từ giai đoạn điều tra, khởi tố còn quá thấp so với tỉ lệ VAHS có luật sư tham gia ở giai đoạn sau. Như vậy, luật sư sẽ ít có khả năng thu thập chứng cứ, hoặc không thể thu thập được đầy đủ chứng cứ để chứng minh sự vô tội, hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo. Ngoài ra còn nhiều điểm bất cập về quyền của người bào chữa có mặt khi lấy lời khai người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can, tham gia các hoạt động điều tra khác; quyền đưa ra tài liệu, đồ vật và yêu cầu; quyền được gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam; quyền của người bào chữa tại giai đoạn xét xử… dù đã được quy định trong luật nhưng trên thực tiễn đã không được các CQTHTT thực thi một cách nghiêm chỉnh. - Hạn chế thứ tư: chất lượng của hoạt động của người bào chữa chưa cao. Bên cạnh những trường hợp luật sư tham gia bào chữa một cách tích cực, chủ động vẫn còn không ít trường hợp luật sư nhận bào chữa không làm việc hết mình, chuẩn bị bài bào chữa một cách sơ sài, hời hợt hoặc thậm chí không tham gia phiên tòa. Như trường hợp luật sư Tống Đức Ngũ (Đoàn luật sư tỉnh Gia Lai) bị hai thân chủ tố cáo vì đã nhận thù lao bào chữa nhưng không quan tâm tới vụ việc, không tham gia phiên tòa. Hay trường hợp luật sư Lê Bình An bị đoàn luật sư Tp.HCM áp dụng hình thức kỉ luật cảnh cáo vì có những sai phạm về đạo đức nghề nghiệp. Theo thống kê của Đoàn luật sư Tp.HCM tại báo cáo “Tổng kết 5 năm thi hành Luật luật sư” thì từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2011, Đoàn luật sư đã có các hình thức kỉ luật với các luật sư vi phạm Quy tắc và đạo đức nghề nghiệp luật sư khi:  Khiển trách: 1 (luật sư).  Cảnh cáo: 6 (trong đó có 4 luật sư, 2 tập sự hành nghề luật sư).  Tạm đình chỉ tư cách thành viên 6 tháng: 1 (luật sư). 17  Xóa tên: 6 (trong đó có 1 luật sư, 5 tập sự hành nghề luật sư). Như vậy, sự tham gia của người bào chữa trong các vụ án hình sự đã ít nhiều mang lại những cải cách to lớn trong lĩnh vực tư pháp và góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, để nâng cao vai trò bảo vệ pháp luật và công lý của người bào chữa thì cần tìm những nguyên nhân gây ra những hạn chế đang tồn tại và ảnh hưởng đến hoạt động của người bào chữa. 2. Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân thứ nhất, xuất phát từ hình thức tố tụng của TTHS Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Việt Nam theo hình thức tố tụng pha trộn, CQTHTT bao gồm CQĐT, VKS, tòa án. Đây là ba cơ quan chính trong hệ thống tư pháp hình sự, có vị trí, vai trò, chức năng khác nhau nhưng có chung nhiệm vụ phải phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội. Theo trình tự, thủ tục chung, khi có hành vi phạm tội thì trước hết CQĐT tiến hành các hoạt động như: khởi tố, tiến hành hoạt động điều tra, sau đó khi kết thúc điều tra và có đề nghị truy tố gửi đến VKS. Lúc này, VKS sẽ xem xét để quyết định có truy tố bị can ra tòa bằng bản cáo trạng hay không? Tòa án sẽ nhiệm vụ xét xử và đưa ra quyết định thông qua bản án. Cơ quan thi hành án nhận bản án và thi hành. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thường do CQĐT đề nghị hoặc trực tiếp tiến hành khi có sự phê chuẩn của VKS. VKS vừa có chức năng công tố vừa có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Như vậy, có thể thấy cách thức tổ chức hệ thống tư pháp hình sự nước ta hiện nay theo một dây chuyền cố định. Cách tổ chức như vậy tạo cho hoạt động tố tụng được diễn ra liên tục xuyên suốt, nhưng với hàng loạt các quy định, thủ tục tố tụng phức tạp thì chỉ cần một khâu nào đó trong “cái dây chuyền” trên “gặp vấn đề” hoặc sự liên kết giữa các CQTHTT không đồng bộ sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống. Mà quan trọng nhất là kết quả cuối cùng của hoạt động tố tụng. Cách thức tổ chức như vậy vô hình chung đặt các cơ quan tư pháp về một phía và đặt những người tham gia tố tụng, đặc biệt là bị can, bị cáo, người bào chữa về phía còn lại tạo thành hai cực đối lập nhau. Điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền của các cơ quan tư pháp mà hậu quả là tình trạng án oan, án sai còn khá nhiều. Giai đoạn xét xử là giai đoạn trọng tâm của quá trình tố tụng. Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào các kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cớ, ý kiến của KSV, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để đưa ra bản án, quyết định đúng pháp luật. Việc thực hiện đúng những yêu cầu trên sẽ 18 đảm bảo cho phiên toàn được tiến hành công bằng và quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tố tụng được bảo đảm. Tuy nhiên, hình thức tố tụng thiên về thẩm vấn đã làm giảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa. Cụ thể:  Trước khi đưa vụ án ra xét xử, CQĐT đã có nhiều thời gian để tiến hành thẩm vấn, đặt các câu hỏi cho bị can nhằm tìm ra sự thật của vụ án. Đến giai đoạn xét xử, theo trình tự TTHS thì HĐXX hỏi trước, sau đó đến KSV, cuối cùng mới đến người bào chữa. Luật cũng quy định Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi đưa vụ án ra xét xử. Do vậy, khi đặt câu hỏi, Thẩm phán chủ yếu đặt ra những câu hỏi xoay quanh những vấn đề mà Thẩm phán còn thắc mắc, chưa nắm chắc sau khi nghiên cứu hồ sơ; có khi Thẩm phán còn đặt câu hỏi nhằm khẳng định sự buộc tội của VKS là có cơ sở. Như vậy, ngoài VKS mang chức năng công tố thì nay lại xuất hiện một chủ thể buộc tội. Quyền lợi của bị cáo cò cón được đảm bảo không? Trong khi đó, chủ thể đối lập, người có khả năng đảm bảo quyền và lợi ích của bị cáo thì lại hỏi sau cùng, sau cả VKS. Có lẽ khi này việc người bào chữa xét hỏi chỉ mang tính hình thức là nhiều. Trong thực tế, quyền xét hỏi của người bào chữa có thể bị HĐXX cắt bớt do thời gian xét xử đã có dự kiến trước.  Việc tranh luận giữa bên gỡ tội và bên buộc tội tại phiên tòa cũng là một điều đáng bàn. Như đã nói ở trên, việc VKS và Tòa án dường như đứng về một phía cộng với việc Tòa án khó thực hiện được vai trò chủ động điều tra công khai tại phiên tòa theo luật định, mà chủ yếu xét xử theo hồ sơ vụ án do CQĐT và VKS chuẩn bị nên HĐXX thường nghiêng về ý kiến và quan điểm của VKS hơn là người bào chữa. Tạo nên tình trạng không bình đẳng giữa KSV và người bào chữa. HĐXX cũng mất đi tư cách làm người đứng giữa hai bên, nhận định, xem xét và đưa ra quyết định. Thật tai hại nếu hồ sơ vụ án không khách quan, bị bóp méo ngay từ những giai đoạn đầu thì rất khó tránh khỏi việc xét xử oan sai, không đúng sự thật. - Nguyên nhân thứ hai, xuất phát từ những hạn chế trong các quy định pháp luật tố tụng hình sự. Tuy đã có nhiều tiến bộ hơn so với BLTTHS 1988, nhưng BLTTHS 2003 vẫn còn một số hạn chế, cụ thể xét ở đây là các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người bào chữa:  Điều 56 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Tuy nhiên, trong thực tiễn tố tụng hình sự ở nước ta, việc xem 19 xét thủ tục chứng nhận tư cách người bào chữa và các nguyên tắc, phạm vi tham gia tố tụng của luật sư là có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề. Hai chủ thể còn lại không được quy định trong bất kì văn bản hướng dẫn nào dẫn đến việc CQTHTT thường rất lúng túng khi xác định điều kiện và cấp giấy chứng nhận để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ bào chữa. Nguyên nhân này khiến cho người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân tham gia bào chữa còn rất ít. Mà thực tế, cho dù có một số bào chữa viên nhân dân có tham gia với tư cách người bào chữa nhưng những đóng góp của họ trong việc bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo rất thấp do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế.  Các quyền của người bào chữa đã được quy định tại điều 58 BLTTHS nhưng lại chưa có các hướng dẫn cụ thể hóa những điều luật đó. Đây chính là “lý do” để CQĐT, VKS hạn chế khả năng tham gia vào các hoạt động điều tra của người bào chữa với lý do “gây ra những khó khăn trong việc phát hiện tội phạm, bảo đảm bí mật điều tra, bảo quản chứng cứ”. - Nguyên nhân thứ ba, xuất phát từ ý thức và tác phong làm việc của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Như đã phân tích ở trên, dù BLTTHS đã có quy định,nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại rất một quan niệm không đúng của các CQTHTT khi cho rằng sự tham gia của người bào chữa là không cần thiết.  Trước hết là về quyền của người bào chữa là được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trong trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang thì từ khi có quyết định tạm giữ. Quy định này đúng vì chỉ từ khi có quyết định khởi tố bị can hay áp dụng các biện pháp tạm giữ thì mới xuất hiện hành vị buộc tội của Nhà nước đối với một con người cụ thể và khi đó mới cần bào chữa. Tuy nhiên, trên thực tế lại xảy ra trường hợp CQĐT để tránh “đánh rắn động cỏ”, sau khi thu thập tương đối đầy đủ chứng cứ buộc tội, khi quá trình điều tra gần kết thúc mới ra quyết định khởi tố bị can (khởi tố nhằm áp dụng biện pháp tạm giam) thì sự có mặt của người bào chữa trong giai đoạn điều tra hầu như không còn ý nghĩa. Đây là vấn đề rất khó giải quyết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn bởi nó liên quan đến sự cân bằng giữa áp lực phải giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật và việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.  Quyền của người bào chữa có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ; khi lấy cung bị can và nếu ĐTV đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất