Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Ngữ văn 7 vi thạch

.DOC
4
320
104

Mô tả:

jjj
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 1 TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2016-2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 7 (Thời gian: 45 phút, không tính thời gian giao đề) __________________________________________________________________________________________ Họ tên học sinh: --------------------------------------------------------------------Lớp: -------------- SBD: --------------(Học sinh lưu ý làm bài trên giấy thi, không làm trên đề) Phần I. Trắc nghiệm : Chọn câu trả lời đúng. Câu 1: (0.5 điểm) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây? A. Ẩn dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 2: (0.5 điểm) Câu đặc biệt có trong đoạn văn sau có tác dụng gì? Gần nửa đêm, đoàn chúng tôi mới lên đến đỉnh. Chúng tôi dừng lại. Có một túp lều rộng. A. Bộc lộ cảm xúc B. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng C. Gọi đáp D. Xác định thời gian, nơi chốn Câu 3: (0.5 điểm) Câu tục ngữ nào có chủ đề khác với các câu còn lại? A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. B. Người ta là hoa đất. C. Thương người như thể thương thân. D. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ. Câu 4: (0.5 điểm) Trong câu sau, cụm C-V được in đậm làm thành phần gì trong câu ? Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. A. Chủ ngữ B. Phụ ngữ của cụm động từ C. Vị ngữ D. Phụ ngữ của cụm tính từ Câu 5: (0.5 điểm) Luận điểm chính của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là: A. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. C. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. D. Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. Câu 6: (0.5 điểm) Văn bản Ý nghĩa văn chương là của tác giả nào? A. Phạm Văn Đồng C. Hồ Chí Minh B. Hoài Thanh D. Đặng Thai Mai Phần II. Tự luận Câu 1: (3 điểm) Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: a. Hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học? Tác giả? b. Nêu luận điểm chính của văn bản đó? Câu 2: (4 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) bàn luận về ý thức tự học của học sinh, trong đó có sử dụng câu chủ động và câu bị động. Gạch chân và chỉ rõ. ---HẾT--HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ VI THỊ THẠCH ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN 7 Phần 1 Nội dung Câu 1: Đáp án A Điểm 0.5 Câu 2: Đáp án B 0.5 Câu 3: Đáp án D 0.5 Câu 4: Đáp án C 0.5 Câu 5: Đáp án C 0.5 Câu 6: Đáp án B Câu 1: 0.5 - Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ 1 - Tác giả: Phạm Văn Đồng 1 - Luận điểm chính: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất 1 quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 2: - Hình thức: Viết một đoạn văn không tách đoạn. - Kĩ năng: làm đoạn văn nghị luận giải thích có tích hợp kiến thức Tiếng Việt. 2 - Dàn ý tham khảo: + Lý giải tự học là gì + Phân tích vai trò của tự học với học sinh + Suy nghĩ của em về tự học - Thang điểm: + Sử dụng và xác định đúng câu chủ động và bị động. 1.0 + Đáp ứng nội dung, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả 2–3 + Có ý nhưng chưa hay, sai ít lỗi chính tả 1–2 + Diễn đạt lủng củng, sơ sài, sai chính tả nhiều + Bỏ trắng, lạc đề * Giáo viên cân nhắc cho điểm học sinh dựa theo cách diễn đạt. 0.25 – 1 0 ---HẾT--GIÁO VIÊN LẬP ĐÁP ÁN VI THỊ THẠCH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan