Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại ngôn ngữ văn chương HTHHanh...

Tài liệu ngôn ngữ văn chương HTHHanh

.PPTX
160
13
70

Mô tả:

NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG & PHONG CÁCH Huỳnh Thị Hồồng Hạnh TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Cuø Ñình Tuù, Phong caùch hoïc vaø ñaëc ñieåm tu töø tieáng Vieät, Nxb Giaùo duïc, 2002 2. Ñinh Troïng Laïc- Nguyeãn Thaùi Hoaø, Phong caùch hoïc tieáng Vieät, Nxb.Giaùo duïc, 1993 3. Ñinh Troïng Laïc- Nguyeãn Thaùi Hoaø, Thöïc haønh phong caùch hoïc tieáng Vieät, Nxb. Giaùo duïc, 1993 4. Ñinh Troïng Laïc, 99 bieän phaùp vaø phöông tieän tu töø , Nxb. Giaùo duïc, 1994 5. Phan Ngọc, Caùch giải thích văn học bằng ngoân ngữ học, Nxb. Trẻ, 2000 6. R.Jakovson, Thi học vaø ngữ học lí luận văn học phương Taây hiện ñại, Nxb. Văn học, 2008. 7. Hữu Đạt, Ngoân ngữ thơ Việt Nam, Nxb. Giaùo dục, 2002. 8. Đỗ Lai Thuùy, Con mắt thơ, Nxb. Giaùo dục, 1997 9. Nguyễn Phan Cảnh, Ngoân ngữ thơ, Nxb. Văn học, 2006. 10. Aristotle, Nghệ thuật thi ca, Nxb. Lao ñộng , 2007 • 11. Löu Hieäp, Vaên taâm ñieâu long, Nxb. Lao ñộng , 2007 • 12. Ñinh Troïng Laïc, 300 baøi taäp phong caùch hoïc, Nxb. GD, 1999. • 13. Nguyeãn Thaùi Hoøa, Töø ñieån tu töø – Phong caùch Thi phaùp hoïc, Nxb. GD, 2006. • 14. Robert A. Harris, A Handbook of Rhetorical Devices, Version Date: January 19, 2013, ( http://www.virtualsalt.com/rhetoric.htm). • 15. Joybrato Mukherjee (1996), Stylistics. • 16. Peter Verdonk (2010), Stylistics, Oxford. • 17. T. A. Znamenskaya (2004), Stylistics of The English language, Москва. • 18. Geoffrey Leech (2008), Language in Literature: Style and Foregrounding, United Kingdom: Pearson Education Limited. Bài 1. Tổng quan vềồ PHONG CÁCH HỌC • Nghiên cứu phong cách học cũng là khám phá ngôn ngữ, cụ thể hơn, là khám phá những sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ. Nghiên cứu phong cách học qua đó làm phong phú thêm cách chúng ta suy nghĩ về ngôn ngữ ... và việc khám phá ngôn ngữ mang lại cho ta những hiểu biết quan trọng về văn bản (viết). (Simpson, 2004: 3) 1. Lịch sử nghiên cứu Phong cách học • Phong cách học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu toàn bộ hệ thống các phương tiện biểu đạt sẵn có trong một ngôn ngữ cụ thể. • Thuật ngữ “Stylistics” lần đầu tiên được đưa vào Từ điển Oxford English Dictionary năm 1882, có nghĩa là khoa học nghiên cứu về phong cách văn học, nghiên cứu về những đặc điểm phong cách. • Tuy nhiên, các nghiên cứu ban đầu về phong cách học có từ thời cổ đại. Thuật hùng biện và thi pháp cổ đại, được coi là những tiền đề của phong cách học, nghiên cứu phong cách như một mô hình biểu đạt cụ thể, những phương tiện “trang trí” cho tư duy. • Các nhà hùng biện hay nhà thơ đã được xem như các bậc thầy trong việc áp dụng những thủ pháp nghệ thuật trong sử dụng ngôn từ, sử dụng mô hình câu và thủ pháp phong cách đặc trưng để đạt được mục đích biểu đạt cụ thể. • Sau thời kỳ cổ đại, các phương pháp tiếp cận mang tính quy phạm được áp dụng vào nghiên cứu phong cách học. • Năm 1909, nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Charles Bally cho xuất bản công trình “Traité de stylistique française” (Phong cách học tiếng Pháp), bác bỏ các phương pháp quy phạm trong nghiên cứu phong cách và phát triển thành bộ môn Phong cách học hiện đại. • Theo Ch. Bally, đối tượng của Phong cách học là tất cả mọi thứ cảm xúc và biểu cảm trong ngôn ngữ và trong lời nói. • Với vai trò là một phân môn ngôn ngữ riêng biệt, Phong cách học bắt đầu định hình chỉ trong những năm 20-30 của thế kỷ XX. ĐỊNH NGHĨA • Trong ngôn ngữ học hiện đại, thuật ngữ Phong cách học được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau. • Nhìn chung, Phong cách học được định nghĩa là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu những nguyên tắc và hiệu quả của việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc trong các tình huống giao tiếp khác nhau (Арнольд, 1990: 7). 2. Đốối tượng và các vấốn đêề cơ bản của Phong cách học • Với tư cách là một quy luật ngôn ngữ, Phong cách học nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên. • Phong cách học không nghiên cứu một đơn vị hoặc một cấp độ ngôn ngữ cụ thể, vì nó bao trùm tất cả các cấp độ ngôn ngữ và nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ từ quan điểm chức năng. • Phong cách học lại được chia thành nhiều phân ngành riêng biệt, mỗi phân ngành nghiên cứu một cấp độ và có đối tượng nghiên cứu khác nhau. • Từ đây chúng ta có ngữ âm học phong cách, hình thái học phong cách, từ vựng học phong cách và cú pháp học phong cách. PCH chủ yếu quan tâm đến tiềm năng biểu cảm của các đơn vị ngôn ngữ ở một mức độ tương ứng. 3. CÁC PHÂN MÔN CỦA PHONG CÁCH HỌC GÔỒM: • Ngữ âm học phong cách nghiên cứu sự hình thành phong cách âm thanh dựa trên các đặc điểm về âm, nét đặc thù tổ chức các âm trong lời nói. Ngành này cũng nghiên cứu các biến thể ngữ âm xảy ra trong các hình thức lời nói khác nhau, những đặc tính ngôn điệu của văn xuôi và thơ. • Hình thái học phong cách quan tâm tiềm năng phong cách của hình thức ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp đặc trưng với từng loại hình cụ thể của lời nói. • Từ vựng học phong cách xem xét các chức năng phong cách của từ vựng, tiềm năng biểu cảm, đánh giá và cảm xúc của lời nói thuộc các lớp từ vựng khác nhau. • Cú pháp học phong cách nghiên cứu các tiềm năng tạo phong cách cấu trúc và đặc trưng cú pháp cụ thể sử dụng trong những loại hình lời nói khác nhau. Như vậy • Giá trị phong cách của văn bản được thể hiện không chỉ đơn thuần thông qua tổng thể các ý nghĩa tạo nên văn phong của từng đơn vị mà còn thông qua các mối quan hệ tương tác của các yếu tố cũng như thông qua các cấu trúc và tất cả các thành tố của toàn bộ văn bản. Tóm lại: Phong cách học quan tâm tất cả các khả năng biểu đạt và phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ, ý nghĩa phong cách của các yếu tố trên và các thành phần “phụ gia” (nghĩa bóng). Nó cũng xem xét quy luật hoạt động của các đơn vị ngôn ngữ trong các lĩnh vực giao tiếp khác nhau. 4. Phương pháp của Phong cách học • Phương pháp chủ yếu của Phong cách học là phân tích ngữ nghĩa phong cách (phân tích phong cách học). Phương pháp này nhằm xác định mối tương quan giữa các phương tiện ngôn ngữ dùng để biểu cảm nội dung lời nói (hoặc văn bản) và các nội dung của thông tin theo trí tuệ, tình cảm hoặc tính thẩm mỹ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan