Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ thơ xuân diệu...

Tài liệu Ngôn ngữ thơ xuân diệu

.PDF
73
993
60

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  BỘ MÔN NGỮ VĂN ------------------------ ĐẶNG NGUYỆT MINH MSSV: 6095871 NGÔN NGỮ THƠ XUÂN DIỆU Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. GVC. CHIM VĂN BÉ Cần Thơ, 2013 ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu NỘI DUNG Chương 1: Quan điểm của một số tác giả về ngôn ngữ thơ tiếng Việt 1. Quan điểm của Nguyễn Phan Cảnh 2. Quan điểm của Hữu Đạt 3. Quan điểm của Chim Văn Bé 4. Nhận xét Chương 2: Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu 1. Bài thơ Đây mùa thu tới 2. Bài thơ Vội vàng 3. Bài thơ Nguyệt cầm 4. Bài thơ Thơ duyên KẾT LUẬN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thơ là tiếng lòng của thi nhân, là âm hƣởng từ bao cảm xúc dâng trào. Có ai yêu những đóa hoa hữu sắc vô hƣơng? Mấy ai thích văn chƣơng ép khô trên xác chữ không hồn? Chính vì thế, tình cảm là chiếc nôi của thi ca. Mỗi lời thơ là con đƣờng thênh thang trải rộng đƣa trái tim ngƣời nghệ sĩ giao hòa với cuộc đời. Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, Thơ mới là một hiện tƣợng nổi bật. Chỉ trong vòng 15 năm phát triển, nó đã có những thành tựu lớn góp phần to lớn đối với sự phát triển của nền thơ ca nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Trong trào lƣu Thơ mới ấy, ta không thể nào không nhắc đến “Ông hoàng thơ tình yêu” Xuân Diệu. Xuân Diệu đã mang đến cho làng thơ Việt Nam cái ấm nóng của hạnh phúc tình yêu, thổi một làn gió nồng nàn, sôi sục nhƣng cũng rất tinh tế vào thiên nhiên, cảnh vật; song song đó, lúc nào cũng luôn mở rộng lòng mình giao cảm với đời, tận hƣởng hết cuộc sống ngắn ngủi… Ai đã từng một lần nghe khúc nhạc hồn của Xuân Diệu ắt sẽ không thể nào quên đƣợc ngƣời thi sĩ với “tóc mây vương trên đài trán thơ ngây” ấy… Bằng những lời thơ nhẹ nhàng nhƣng thiết tha, nồng nàn mà rạo rực, hối hả, Xuân Diệu đang rảo bƣớc trên lối xƣa ấy. Ngƣời vừa đi, vừa thả hồn mình vào thiên nhiên bao la, say sƣa đắm chìm trong khúc ca giao hòa. Một ông hoàng tình ái, một đôi mắt “xanh non biếc rờn”, một con thoi thoăn thoắt trên khung dệt thời gian ít ỏi - phải chăng vì thế mà những lời thơ trong ông luôn nồng nàn, lãng mạn, nhƣng đôi khi lại phảng phất đâu đây chút dƣ âm buồn bã. Đó cũng là một bản giao hƣởng đa cung bậc đƣợc viết nên bằng những tiết tấu sôi động xen lẫn những nốt nhạc trầm ấm, lắng sâu. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, khảo sát thơ Xuân Diệu. Nhƣng hầu nhƣ chƣa ai nói rằng đã hoàn thành tƣờng tận việc nghiên cứu thơ ông, bởi vì hầu hết các công trình nghiên cứu đều thiên về mặt nội dung hơn nghệ thuật. Trong khía cạnh nghệ thuật của văn chƣơng, ngôn ngữ đóng một vai trò cốt lõi, đặc biệt quan trọng, chính nó sẽ định hình và tạo nên hình ảnh, ý nghĩa tác phẩm. Lựa chọn đề tài Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu, chúng tôi mong muốn rằng có thể đi sâu tìm hiểu rõ hơn về những đặc trƣng trong ngôn ngữ thơ Xuân Diệu hiểu rõ hơn, cảm sâu hơn thơ của ông, và hơn thế nữa, để phần nào có thể nắm rõ những xúc cảm chung của dòng chảy Thơ mới. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Về ngôn ngữ thơ Song song với sự hình thành và phát triển của nên văn chƣơng Việt Nam, đã có nhiều khuynh hƣớng tiếp cận ngôn ngữ thơ ca. Đầu tiên phải nói đến, đó là khuynh hƣớng phê bình văn học truyền thống theo lối phê điểm chữ nghĩa. Những nhà nghiên cứu tiêu biểu trong khuynh hƣớng này là Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Lê Đình Kị… Việc nghiên cứu thơ văn theo hƣớng trên có thể làm nổi bậc ngôn từ riêng lẻ, từ đó làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của hình ảnh thơ. Cũng chính vì thế mà đã kéo theo một số nhƣợc điểm: xem ngôn từ chỉ là phƣơng tiện hình thức, không có cơ sở rõ ràng về ngôn từ nghệ thuật nên sẽ rơi vào suy tán, diễn giải sáo rỗng, thiếu chính xác. Kế đến, chúng ta còn có việc tiếp cận thơ ca theo khuynh hƣớng của Lý luận văn học, đề cập đến đặc trƣng của ngôn từ nghệ thuật: tính chính xác, tính hàm súc, tình biểu cảm, tính hình tượng. Nhìn từ góc độ Phong cách học, các nhà nghiên cứu đề cập đến đặc trƣng của thơ ca qua một số điểm: tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa, tính cụ thể hóa. Theo hai huynh hƣớng trên, ta có các công trình nghiên cứu thể hiện qua nhiều quyển giáo trình, chuyên luận của các tác giả: Phƣơng Lựu, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa… Bên cạnh đó, tiếp cận thơ ca theo góc độ Thi pháp học đã xem ngôn từ nghệ thuật nhƣ một phƣơng diện quan trọng, kể đến các công trình nghiên cứu của Hoàng Trinh, Nguyễn Thái Hòa… Đặc biệt, có hai công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất về ngôn ngữ thơ ca Việt Nam: Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh và Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam của Hữu Đạt. Cả hai công trình đều vận dụng quan điểm của R. Jakobson để xem xét ngôn ngữ thơ trữ tình Việt Nam theo hai phƣơng pháp lựa chọn và kết hợp, từ đó làm bậc nổi lên những đặc trƣng đáng chú ý. Thế nhƣng, cả hai công trình đều có nhiều bất cập, hạn chế, sai sót. Gần đây, trong công trình nghiên cứu Ngôn ngữ văn chương của mình, tác giả Chim Văn Bé đã tiếp cận ngôn ngữ nghệ thuật theo hai góc độ: vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, ngôn từ nghệ thuật đƣợc xem xét trong tính chỉnh thể của nó, cần làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết cơ bản của ngôn từ nghệ thuật nhìn từ góc độ văn bản (nội dung, hình thức, những thuộc tính cơ bản, những đặc trƣng của ngôn từ nghệ thuật). Ở cấp độ vi mô, đối với thơ trữ tình, ngôn từ nghệ thuật đƣợc xem xét qua bốn đặc trƣng: tính tạo hình – biểu cảm, tính biểu trưng - đa nghĩa, tính hòa phối đa phương diện, và tính mạch lạc ngầm ẩn. 2.2. Về ngôn ngữ thơ Xuân Diệu Đi sâu vào việc nghiên cứu thơ ca Xuân Diệu, đã có rất nhiều các bài phê bình, bình luận về đủ mọi khía cạnh của thơ Xuân Diệu, từ nội dung đến nghệ thuật. Nguyễn Tấn Long – Nguyễn Hữu Trọng trong Việt Nam thi nhân tiền chiến cũng đã viết về Xuân Diệu và các tác phẩm của ông. Thế nhƣng, ở những trang viết này, các tác giả chỉ chủ yếu nói về nội dung thơ ông mà không đề cập đến nghệ thuật. Mã Giang Lân trong một số bài viết của mình về Xuân Diệu nhƣ Xuân Diệu sau Cách mạng tháng 8/1945 hay Đây mùa thu tới của Xuân Diệu phần nào có đề cập đến nghệ thuật trong thơ của “Ông hoàng thơ tình”, nhƣng các bài viết hầu nhƣ mang tính chất chân dung nên vẫn chƣa đề cập sâu đến vấn đề chính. Trong Thơ mới, những bước thăng trầm, Lê Đình Kị đã chỉ ra nhiều cách tân về tƣ duy thơ quan trọng của Xuân Diệu, ông cho rằng, thơ Xuân Diệu mới ở tƣ duy, cảm xúc và ngôn ngữ. Đỗ Lai Thúy trong Xuân Diệu, nổi ám ảnh thời gian đã nghiên cứu thơ Xuân Diệu qua khía cạnh thời gian. Theo tác giả, “Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời gian, “chất Xuân Diệu”, phong cách thơ ông nằm ở đó”. Trong Thế giới không gian nghệ thuật của Xuân Diệu qua “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”, Lý Hoài Thu cho rằng: trong quá trình nghiên cứu về thơ Xuân Diệu, ngƣời ta “dễ dàng tìm thấy những điểm tương đồng đối xứng giữa hai trục thời gian và không gian trên đồ thị vận động của hình tượng thơ”. Lê Tiến Dũng trong Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu khai thác nghệ thuật trong thơ của “Ông hoàng thơ tình”, chủ yếu là về cách thức, phƣơng thức thể hiện, phƣơng thức chiếm lĩnh hiện thực của thơ. Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu thơ Xuân Diệu đã đƣợc đặt ra từ rất sớm, thể hiện qua nhiều công trình kỳ công. Các tác giả đã đƣa ra nhiều kiến giải có giá trị. Tuy nhiên, trên bình diện tƣ duy nghệ thuật ngôn từ vẫn còn khá ít những công trình đề cập đến. Những ý kiến đề cập đa số chỉ “điểm danh” qua những nhận định, khái quát, đƣa ra dẫn chứng minh họa chứ chƣa phân tích sâu sát cụ thể những gì Xuân Diệu đã sử dụng và xây dựng trong tác phẩm của mình. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về đặc trƣng của ngôn ngữ thơ Xuân Diệu nhìn từ góc độ ngôn ngữ . Và từ đó đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu để cóa thể có cái nhìn tổng quát,toàn diện và sâu sắc về những điểm hay, đặc biệt của thơ Việt Nam 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thơ Xuân Diệu có phạm vi rất rộng. Ở đây, chúng tôi xin dựa trên quan điểm về hệ thống cơ sở ngôn ngữ thơ ca của tác giả Chim Văn Bé: Tính tạo hình – biểu cảm, Tính tượng trưng – đa nghĩa, Tính hòa phối đa phương diện, Tính mạch lạc ngầm ẩn để khảo sát bốn bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu, gồm: Đây mùa thu tới, Vội vàng, Nguyệt cầm, và Thơ duyên. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trƣớc hết, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, nhằm hệ thống những tài liệu có liên quan đến đề tài. Sau đó, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu quan điểm của những nhà nghiên cứu nhằm tạo nên một cơ sở kiến thức để tham khảo, từ đó chọn một hệ thống đúng đắn và phù hợp nhất để tiến hành nghiên cứu. Kế đến, bằng phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, chúng tôi tiến hành tìm hiểu về ngôn ngữ thơ Xuân Diệu để làm nổi bật mục đích chung của đề tài. NỘI DUNG Chƣơng một QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIA VỀ NGÔN NGỮ THƠ TIẾNG VIỆT I. QUAN ĐIỂM CỦA NGUYỄN PHAN CẢNH Ngôn ngữ thơ (NXB Văn học, 2006) của Nguyễn Phan Cảnh giới thiệu cách tiếp cận thơ từ phƣơng diện ngôn ngữ. Đồng thời, tác giả còn nghiên cứu về các phƣơng thức của ngôn ngữ nghệ thuật; mối quan hệ ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi; những đặc thù về tín hiệu, từ ngữ, âm nhạc, vần, nét khu biệt, nét dƣ… trong thơ. Bên cạnh đó, Nguyễn Phan Cảnh còn cho chúng ta thấy những “bí quyết” sinh tồn và tƣơng quan dân gian – dân tộc trong thơ lục bát; những đặc trƣng của thơ dịch; sự giản nở của ngôn ngữ thơ. Và sau đây là một số vấn đề đáng chú ý mà tác giả đã giới thiệu trong công trình nghiên cứu của mình 1. Về thao tác cơ bản của ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Phan Cảnh cho rằng, hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp. Về Thao tác lựa chọn, Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “Thao tác lựa chọn dựa trên một khả năng của ngôn ngữ là các đơn vị ngôn ngữ có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tương đồng giữa chúng” [7; tr.11]. Ông minh họa nhƣ sau: Xơi b chén ------- a ------- ĂN ------- n ------- n Xét từ phía tác giả, hiện tƣợng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân tác giả. Công việc này giúp tác giả nói đƣợc ý mình. Còn xét về phía ngƣời đọc, hiện tƣợng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân ngƣời đọc. Công việc này giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc ý tác giả. Về Thao tác kết hợp, theo Nguyễn Phan Cảnh: “Thao tác kết hợp dựa trên một khả năng khác của hoạt động ngôn ngữ, là các yếu tố ngôn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tương cận giữa chúng” [7; tr.19] Xét từ phía tác giả, hiện tƣợng kết hợp diễn ra giữa tác giả và tác phẩm. Cùng một số yếu tố ngôn ngữ nhƣ nhau, ngƣời nắm vững khả năng kết hợp sẽ nhanh chóng tìm ra đƣợc cách kết hợp tốt nhất, từ đó, làm lời nói ra đạt hiệu quả cao hơn. Xét từ phía ngƣời đọc, hiện tƣợng kết hợp diễn ra giữa tác phẩm và cá nhân ngƣời đọc. Công việc này giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc ý tác phẩm. 2. Về “Phương thức của nghệ thuật ngôn ngữ” Nguyễn Phan Cảnh cho rằng, hai phƣơng thức của ngôn ngữ nghệ thuật là phƣơng thúc tạo hình và phƣơng thức biểu hiện. Về Phương thức tạo hình, theo Nguyễn Phan Cảnh: “Trực tiếp miêu tả các hiện tượng của hiện thực vẽ nên bức tranh về cuộc sống, mở ra trước mắt người xem các tác phẩm giống với các đối tượng trong thực tế” [7; tr.28]. Chính khả năng này đã giúp ngôn ngữ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: phản ảnh hiện thực một cách trực tiếp trong tất cả tính cụ thể và tầm rộng của nó. Bên cạnh đó, chính nhờ đặc tính này, đã nảy sinh một khả năng đặc biệt đối với ngôn ngữ nghệ thuật – đó là lắp ghép – tức là “xây dựng những kết hợp như thế nào đấy mà trong khi vẫn tập trung sự chú ý của người nghe vào bình diện ngữ nghĩa thứ nhất, đã đồng thời tạo nên một ý nghĩa mới có nội dung lớn hơn tổng số ý nghĩa của các thành tố kết hợp”. [7; tr.32] Về Phương thức biểu hiện, Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “Nó biểu hiện những cảm nghĩ nhất định của con người, thể hiện cách nhận thức và đánh giá của con người đối với cuộc sống” [7; tr.33]. Chính ngay cái lúc chức năng định danh bị xóa nhòa đi thì chức năng biểu hiện đƣợc nảy sinh. 3. Về “Cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ” Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “Tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa là kỹ năng dựa vào sức liên tưởng của người nhận, đem liên kết các tín hiệu ngôn ngữ hoặc cùng xuất hiện trên thông báo, hoặc chỉ xuất hiện trên thông báo và tồn tại trong mã ngôn ngữ, để kiến lập những chỉnh thể không phân lập về mặt mỹ học, tạo nên ý nghĩa ngầm về chiều dài các câu, chữ” [7; tr.81] Theo Nguyễn Phan Cảnh, bất kỳ một chiều dài nào của tín hiệu ngôn ngữ cũng bao hàm “đồng thời hai” nhân tố: một nhân tố tồn tại thực tế, biểu hiện nghĩa logic của tín hiệu và một nhân tố ngầm, có thể trở thành hiện thực hoặc không. Theo đó, “Tổ chức các lượng ngữ nghĩa” chính là việc lấy nghĩa đen làm giá trị, tức nhân tố thứ hai không đƣợc sử dụng, nghĩa trực tiếp của từ là tất nhiên và không làm ngƣời đọc có suy nghĩ gì khác. “Tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa” là việc lấy nghĩa ngầm làm giá trị, trƣớc mắt ngƣời đọc chỉ là những câu chữ đơn sơ – nhân tố thứ nhất, vấn đề chính chính là nhân tố thứ hai. Lúc này, nhân tố thứ nhất mới đƣợc nhận thức là một vế đối lập của cái ý ngầm đƣợc tri giác. Nguyễn Phan Cảnh cho rằng, muốn cho một tín hiện “gọi” một tín hiệu khác, thì phải tổ chức ngôn ngữ thành một đơn vị không phân lập “sao cho đủ liên tưởng đến tín hiệu muốn kêu gọi”, theo đó, cách tổ chức tối ƣu chính là “ẩn dụ” [tr. 86], bên cạnh đó còn có so sánh và điển tích. Ẩn dụ là kiểu mã hóa cơ bản“nơi mối liên tưởng do chỗ không bị quy định bởi tín hiệu trên thông báo, cũng như bởi nội dung của tín hiệu được kêu gọi, nên đã trở thành vô cùng linh hoạt, đa dạng, cho phép nhà thơ đi hết chiều sâu của năng lực hình tượng của mình…làm nên nội dung chủ yếu của một thời đại thi ca” [tr. 86]. So sánh là “cách tổ chức dễ thấy nhất, cho phép tín hiệu kêu gọi và tín hiệu được kêu gọi cùng xuất hiện trên thông báo, và thông qua một tín hiệu chỉ dẫn người đọc được báo về mối liên tưởng đó” [7; tr. 91] Điển tích là “chỉ tín hiệu kêu gọi là xuất hiện trên thông báo, còn tín hiệu được kêu gọi thì không những tiềm tàng trong mã mà còn chỉ có thể được liên tưởng với điều kiện là phải có sự tích lũy văn học nhất định về phía người đọc” [7; tr. 98] Theo Nguyễn Phan Cảnh, các phƣơng thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ (so sánh, tỉ dụ, phóng dụ, ẩn dụ, điển tích…) về cơ bản vẫn là việc khai thác thi ca trên trục lựa chọn của ngôn ngữ. Cái đƣợc sử dụng là các đơn vị, vì thế ngƣời ta trau chuốt từ, cảm xúc mỹ học đƣợc xây dựng bằng hiệu quả của bất ngờ từ pháp – nghĩa là của tổ chức kép các lƣợng ngữ nghĩa, của các cấu trúc ẩn dụ tính. 4. Về “Lắp ghép hay bản chất các pương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ” Theo Nguyễn Phan Cảnh:“Lắp ghép là kỹ năng dựa vào tính tiết và thứ tự về sức chú ý và theo dõi của người nhận, đem nối các cảnh mô tả theo một quy luật nhất định, để nhằm tạo nên ý ngầm giữa các khoảng cách của những cảnh đó” [7; tr. 103] Giống nhƣ đã nói, bất kỳ một chiều dày nào của tín hiệu ngôn ngữ cũng bao hàm “đồng thời hai” nhân tố: một nhân tố tồn tại thực tế, biểu hiện nghĩa logic của tín hiệu và một nhân tố ngầm, có thể trở thành hiện thực hoặc không. Một văn bản thơ cũng bao gồm nhiều cảnh miêu tả riêng lẻ, tạo thành một tác phẩm. Khi nhân tố thứ hai không đƣợc sử dụng, thì nhân tố thứ nhất cũng không đƣợc tri giác, ngƣời đọc sẽ không có cảm giác gì giữa khoảng cách các cảnh, nghĩa trực tiếp của từ là tất nhiên và không làm ngƣời đọc có suy nghĩ gì khác – đây là “cách phân bố từ bình diện ngữ nghĩa này đến bình diện ngữ nghĩa khác”. Ngƣợc lại, khi một cảnh xuất hiện mà chúng ta không thể đoán trƣớc đƣợc thì sẽ xuất hiện một ý ngầm giữa khoảng cách của hai cảnh miêu tả. Từ đây, Nguyễn Phan Cảnh bàn về mối quan hệ ẩn ngầm trong ngôn ngữ thơ. “Khi mối quan hệ ẩn ngầm được phát hiện đầy đủ, sẽ xuất hiện một “bố cục thứ hai”, trên cơ sở của bố cục thứ hai đó, quá trình tri giác của văn bản nghệ thuật mới thực sự kết thúc” [7; tr. 109]. “Lắp ghép có tác dụng biến mối liên hệ ẩn ngầm bên trong của các hiện tượng thực tế thành mối liên hệ được bộc lộ rõ ra bên ngoài, có thể thấy và trực tiếp tri giác mà không cần giải thích”. [7; tr. 111] Theo Nguyễn Phan Cảnh, các phƣơng thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ (nhân hóa, đề dụ, hoán dụ…) về cơ bản vẫn là việc khai thác thi ca trên trục kết hợp của ngôn ngữ. Cái đƣợc sử dụng là các quan hệ, vì thế ngƣời ta trau chuốt câu, cảm xúc mỹ học đƣợc xây dựng bằng hiệu quả của bất ngờ cú pháp – nghĩa là của tổ chức kép các lƣợng ngữ nghĩa, của các cấu trúc hoán dụ tính. 5. Về “Nhạc thơ” Theo Nguyễn Phan Cảnh: “Các yêu cầu về truyền đạt thông tin đã được xử lý về thời gian và không gian đã làm xuất hiện nhạc thơ” [7; tr. 117]. Khi đề cập đến vấn đề này, tác giả còn cho rằng: Chức năng của nhạc thơ là phát các tín hiệu báo động trƣớc kết thúc đơn vị không phân lập để hƣớng đơn vị không phân lập theo sau vào thế dễ dàng. Nhạc thơ tồn tại nhƣ một “cơ chế hãm / chặn chống lại các hợp thành thi pháp không chương trình hóa, sau đó loại trừ mọi sai lệnh khả năng, đảm bảo độ trung bình cao cho hệ lưu giữ - truyền đạt” [7; tr. 117]. Nhạc thơ đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong thi pháp: “thiên chức tự điều chỉnh thiêng liêng đã làm nhạc hóa hồn thơ” [7; tr. 117]. Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “Tiết tấu” là các “thuộc tính âm thanh được lưu giữ - truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình thi ca”. “Vần” là các “đơn vị âm thanh được lưu giữ - truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình loại thể”. “Chính dưới hiệu quả của tiết tấu và vần này mà đã chỉ cho phép xuất hiện các hợp thành thi pháp chương trình hóa: mang cơ chế tự điều chỉnh trong mình, thơ ca đã đi vào quỹ đạo của những hệ bền vững”, từ đó tạo nên một nét riêng tiêu biểu – gọi là “đặc trưng nhạc tính” [7; tr.119]. Một cách cụ thể, Nguyễn Phan Cảnh đã định nghĩa về tiết tấu nhƣ sau: “lặp đi lặp lại một cách liên tục các hiện tượng tương tự có thể thay thế nhau trong thời gian và không gian” [7; tr.120]. Nguyễn Phan Cảnh cho rằng, có 3 hệ thi pháp cơ bản của ngôn ngữ: Đối lập dài – ngắn trong nguyên âm có tính chất âm vị học: hệ câu thơ theo lƣợng thơ La-tinh, Đối lập mạnh – nhẹ ở âm tiết có tính chất âm vị học: hệ câu thơ theo trọng âm thơ Nga và Đối lập bằng – trắc ở âm tiết có tính chất âm vị học: hệ câu thơ theo thanh điệu nhƣ thơ Việt. [7; tr.121]. Theo Nguyễn Phan Cảnh, có hai cách khai thác nhạc tính chủ yếu: giai đoạn văn học khi thơ là chủ đạo và giai đoạn văn học khi văn xuôi là chủ đạo. Trong giai đoạn văn học khi thơ là chủ đạo: văn bản ngôn ngữ xây dựng theo hệ lựa chọn, nhạc thơ hệ đối lập: mọi khai thác nhạc tính trong thơ sẽ xoay quanh vần. Điều này làm cho thể loại chặt chẽ hơn. Nhạc thơ ở đây do nguyên âm và phụ âm đƣa lại.Các nguyên âm tiếng Việt nằm trong thế đối lập bao gồm trầm – bổng và khép – mở. [7; tr.124] Trong giai đoạn văn học khi văn xuôi là chủ đạo: văn bản ngôn ngữ xây dựng theo hệ kết hợp, nhạc thơ hệ tương phản: mọi khai thác nhạc tính trong thơ sẽ xoay quanh tiết tấu (câu thơ toàn bằng, bài thơ sáu dấu…). Điều này làm cho số lượng âm tiết trong câu thơ tự do hơn. Nhạc thơ ở đây do thanh điệu tạo thành. Các nguyên âm tiếng Việt nằm trong thế đối lập bao gồm cao – thấp và bằng – trắc. [7; tr.127] 6. Về “Nét khu biết và nét dư” Theo Nguyễn Phan Cảnh, nét khu biệt là “tất cả các phẩm chất của hiện tượng khảo sát làm phân biệt nó với các hiện tượng khảo sát khác” [7; tr.141]. Còn nét dƣ là “những phẩm chất tùy tiện của hiện tượng khảo sát, với nghĩa có cũng được, không có cũng được của từ này”. [7; tr.141]. Khi một văn bản có ít nét dƣ thì khả năng đoán trƣớc của các tín hiệu ngôn ngữ sẽ thấp, từ đó sự xuất hiện của chúng sẽ bất ngờ, và cuối cùng thì cảm xúc sẽ xuất hiện. Nguyễn Phan Cảnh cho rằng, “cơ chế hình thành nét dư tự nhiên trong ngôn ngữ giao tế thể hiện trước hết ở sự luân phiên không chính xác giữa các đơn vị ngôn ngữ trong khi xây dựng thông báo”. [7; tr.147] Bên cạnh đó, theo tác giả: “Ngâm thơ chính là hình thái cao nhất của sự hình thành nét dư nhân tạo” và “chất hay của thơ là tỉ lệ nghịch với nét dư của bài thơ: nghĩa là câu thơ càng ít nét dư thì càng hay, tóm lại thơ hay là thơ không có nét dư nữa” [7; tr.147] 7. Về “Động học của thi pháp hay sự giản nở của ngôn ngữ thơ” Theo Nguyễn Phan Cảnh: Ca dao “lấy các đồng nghĩa lâm thời làm phương tiện biểu hiện cơ bản, nghĩa là làm việc chủ yếu bằng hệ lựa chọn, vì thế hình tượng ngôn ngữ ca dao trước hết là hình tượng ẩn dụ tính” [7; tr.232]. Ca dao “vặn từ nhưng không vặn câu”, từ đó tạo nên nét dƣ, đảm bảo sự sinh tồn về sau. Thơ ca cổ điển sử dụng hệ kết hợp nhƣ là một vế mỹ học bên cạnh hệ lựa chọn, tức là nó vừa có tính ẩn dụ, vừa có tính hoán dụ, hay nói một cách khác: nó “vừa vặn từ, vừa vặn câu”. Thơ hiện đại “tập trung khai thác hệ kết hợp để sử dụng sự liên kết về thời gian, người ta vặn câu; và để tạo bất ngờ về thời gian, người ta lắp ghép” [7; tr.237]. Ông còn cho rằng: Khi thơ ca chiếm ƣu thế, văn xuôi mang những đặc trƣng của cấu trúc thơ (giải thích sự xuất hiện biền ngẫu văn xuôi). Khi văn xuôi chiếm ƣu thế, thơ mang những đặc trƣng của cấu trúc văn xuôi (giải thích sự xuất hiện của thơ tự do). II. QUAN ĐIỂM CỦA HỮU ĐẠT Trong Ngôn ngữ thơ Việt Nam (NXB Giáo dục, 1996), Hữu Đạt đã hệ thống thành sáu phần, đi sâu nghiên cứu vào từ vựng học, ngữ nghĩa học, đồng thời lấy chất liệu của thơ Việt Nam trong nhiều thời đại để tìm hiểu nghệ thuật của ngôn ngữ trong thơ Việt Nam. Hữu Đạt đã chỉ ra những đặc điểm về loại hình ngọn ngữ và phong cách thơ ca trong phần 1; hai phƣơng thức cơ bản của ngôn ngữ thơ ở phần 2; ở phần 3, ông nêu lên ba tính chất quan trọng của ngôn ngữ thơ Việt Nam. Trong những phần còn lại, tác giả giới thiệu cũng nhƣ nhận xét thêm một một số đặc điểm độc đáo khác của ngôn ngữ thơ Việt Nam, nhƣ chơi chữ, các thể thơ lục bát, tự do… Chúng tôi xin điểm qua một số nét cơ bản và quan trọng trong quyển Ngôn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt. 1. Về Phƣơng thức của ngôn ngữ Hữu Đạt cho rằng, ngôn ngữ thơ tiếng Việt có hai phƣơng thức quan trọng: tạo hình và biểu hiện. 1.1. Phương thức tạo hình: Hữu Đạt đã không định nghĩa một cách rõ ràng về phƣơng thức tạo hình. Ông cho rằng, phƣơng thức tạo hình miêu tả đối tƣợng nhƣ vốn có của nó trong thực tế khách quan. Bên cạnh đó, Hữu Đạt nêu lên cơ sở hình thành của phƣơng thức tạo hình với “sơ đồ” nhƣ sau: [10; tr.40] Từ - ngữ - câu – đoạn – văn bản. Từ hoạt động với tƣ cách là bức tranh tạo hình, có thể tri giác đƣợc bằng cảm giác. Từ đã tạo nên văn bản có khả năng gợi ra trƣớc mắt ngƣời đọc một hình ảnh về sự vật, hiện tƣợng nào đó. Theo Hữu Đạt, “nhà nghệ sĩ” phải sử dụng hai thao tác cơ bản để tạo nên phƣơng thức tạo hình: thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp. Hữu Đạt cho rằng, thông qua phƣơng thức tạo hình, tác giả muốn ngƣời đọc thấy đƣợc nội tâm, cá tính nhân vật đang đƣợc nói đến hay là của chính nhà thơ. Phƣơng thức tạo hình thích hợp ở cả thơ ca anh hùng lẫn thơ ca trữ tình. Phần vần chính là tiền đề vật chất của phƣơng thức tạo hình trong thơ ca Việt Nam. Khi giải thích và chứng minh cho luận điểm này của mình, Hữu Đạt đã nên lên một số vần cũng nhƣ giá trị gợi hình của nó:  Um:“Hình ảnh về sự vật có độ rỗng hoặc các âm thanh.”  Óp: “Hình ảnh về sự vật có thể tích bị thu hẹp”  Ép: “Hình ảnh về sự vật có thể tích bị thu nhỏ, có thể tới mức tối đa.”  Oe: “Hình ảnh về sự vật có kích thƣớc mở rộng”  Eo: “Hình ảnh về sự vật có kích thƣớc bị thu hẹp hoặc không vững” 1.2. Phƣơng thức biểu hiện Hữu Đạt cho rằng, phƣơng thức biểu hiện cũng gồm 2 thao tác: thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp. Có hiện tƣợng chuyển nghĩa thì sẽ có phƣơng thức biểu hiện. Phƣơng thức biểu hiện trong thơ ca có đƣợc là nhờ tính tình thái. Theo Hữu Đạt, có hai nguyên nhân làm nảy sinh tính tình thái: Việc hình thành các thể đối lập trong các cấp độ ngôn ngữ; và Việc hình thành ra thế bổ sung trong các cấp độ ngôn ngữ. Về Thế bổ sung: từ những từ đồng nghĩa, nhà thơ sẽ vận dụng và thể hiện mục đích miêu tả đối tƣợng. Về Thế đối lập, có 4 trƣờng hợp: a. Mũi >< Không mũ Tắc >< Vang “Các từ cấu tạo bằng âm cuối là phụ âm mũi: từ có vẻ bay bổng, ngân vang, có nét trải dài, mênh mang. Các từ cấu tạo bằng âm cuối là phụ âm tắc: từ không vang, có nét khúc mắc, nghẹn ngào” [10; tr.90] b. Trƣớc >< Sau trong hệ thống nguyên âm Bằng >< Trắc trong hệ thống thanh điệu “Từ mang nguyên âm dòng trước (i, e, ê) thể hiện tính chất tươi sáng, nhí nhảnh. Từ mang nguyên âm dòng sau và dòng giữa (ư, u, o, ô) thể hiện cảm giác u tối, trầm buồn”. “Thanh bằng thể hiện tâm trạng sâu lắng, nỗi buồn xót xa, xa vắng, mênh mông. Thanh trắc thể hiện sự gai góc, khó khăn, sóng gió” [14; tr.93] c. Vần khép >< Vần mở d. Về ngữ nghĩa: Dài >< Ngắn, Cao >< Thấp, Gần >< Xa → thể hiện tính cách ngang tàng. 2. Về “Tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ” Theo Hữu Đạt, hình tƣợng thơ là “một bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần, điệu vớii trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sĩ” [15; tr.100] Nghĩa hình tƣợng là “cái nghĩa tiềm năng được hình thành do quá trình nhận thức của con người cùng với sự phát triển của lịch sử lâu dài” [10; tr116] 3. Về một số tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ Hữu Đạt cho rằng, ngôn ngữ thơ thơ ca Việt Nam có 3 tính chất, đặc điểm quan trọng: Tính tương xứng, tính nhạc và đặc điểm phong cách nhà thơ. 3.1. Về Tính tƣơng xứng trong ngôn ngữ thơ Bàn về tính tƣơng xứng trong ngôn ngữ thơ, tác giả cho rằng, đấy là một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn ngữ thơ ca, nó đảm bảo cho thơ ca có một vẻ đẹp đặc biệt, hài hòa. Tính tƣơng xứng bao gồm: tƣơng xứng về âm thanh và tƣơng xứng về ý nghĩa trong ngôn ngữ thơ. 3.1.1. Tính tƣơng xứng về âm thanh trong ngôn ngữ thơ Theo Hữu Đạt, “Tính tương xứng về âm thanh có tác dụng làm cho sự liên kết giữa các dòng thơ, câu thơ trở nên gắn bó, ràng buộc”. “Tính tương xứng gắn liền với quan điểm thẩm mĩ của dân tộc ta về cái đẹp nói chung và vẻ đẹp trong thơ ca nói riêng.” [10; tr.132]. Tính tƣơng xứng về thanh điệu đƣợc Hữu Đạt định nghĩa: “Là sự đối ứng giữa hai loại thanh bằng – trắc, bao gồm cả hiện tượng các thanh đi sóng đôi với nhau, tạo thành những cặp nhất định (thanh ngang – thanh huyền; thanh sắc – thanh nặng/thanh hỏi)”. Tính tƣơng xứng về thanh điệu gồm Tương xứng về âm thanh trên hai dòng thơ và Tương xứng trên một dòng thơ. Tương xứng về âm thanh trên hai dòng thơ gồm: Tương xứng toàn bộ và Tương xứng bộ phận. Trong đó, Tương xứng bộ phận đã đƣợc Hữu Đạt giải thích: “Trong hai dòng thơ đi sóng đôi với nhau có khi ta gặp những cặp âm tiết cùng mang một thanh điệu nào đó chứ không nằm trong thế tương xứng hình thành do một trong những thể đối lập…” Tương xứng trên một dòng thơ gồm: Tương xứng giữa hai vế của dòng thơ và Tương xứng giữa cá bộ phận trong một vế của dòng thơ. 3.1.2. Tính tƣơng xứng về ý nghĩa trong ngôn ngữ thơ Tính tƣơng xứng về ý nghĩa trong ngôn ngữ thơ, theo Hữu Đạt, bao gồm ba loại: Tương xứng về ý nghĩa từ vựng, Tương xứng về từ loại, Tương xứng ở bậc từ và Tương xứng ở bậc cấu trúc. Tương xứng về ý nghĩa từ vựng: “Các từ cùng một lúc đã tham gia vào nhiều thế tương xứng trên cả 2 trục: trục hệ hình và trục cú đoạn”. Kiểu này có hai loại nhỏ: Tương xứng nhau theo nét nghĩa đối lập nhau (trái nghĩa nhau): gồm tƣơng xứng trên trục hệ hình và tƣơng xứng trên trục cú đoạn, và Tương xứng theo nét nghĩa bổ sung nhau (gần nghĩa, đồng nghĩa) Tương xứng về từ loại: “Là sự tương xứng gồm các từ thuộc cùng một nhóm loại từ đi sóng đôi với nhau (cùng là danh từ, cùng là tính từ,…)”. Tương xứng ở bậc từ: “Là tương xứng mà các từ đi thành từng cặp sóng đôi với nhau trên trục hệ hình và cú đoạn” Hữu Đạt đã không đƣa ra định nghĩa cũng nhƣ giải thích gì thêm về Tương xứng ở bậc cấu trúc 3.2. Về Tính nhạc của ngôn ngữ thơ Trong chƣơng này, Hữu Đạt đã nói khá nhiều về đặc điểm của tính nhạc trong ngôn ngữ thơ Việt Nam. “Để nghiên cứu tính nhạc trong ngôn ngữ thơ Việt Nam , chúng ta chú ý đến 10 phương pháp diễn tả âm nhạc mà Xcrepxop đã nêu ra như sau: giai điệu, hòa âm, nhịp điệu, tiết luật, nhịp độ, khoảng âm, cường độ, cách phát âm, màu âm, cấu trúc”. [10; tr.162] 3.3. Về Đặc điểm về phong cách của nhà thơ Theo Hữu Đạt, về phong cách của nhà thơ gồm hai đặc điểm Đặc điểm về thế giới quan và quan niệm sáng tác và Tiếng địa phương trong ngôn ngữ thơ. Đặc điểm về thế giới quan và quan niệm sáng tác, Hữu Đạt cho rằng, nó sẽ trực tiếp chi phối việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà thơ. Đặc điểm ngôn ngữ của nhà thơ sẽ không phụ thuộc vào việc nhà thơ sinh ra từ giai cấp nào mà phụ thuộc vào lăng kính của nhà thơ khi nhìn nhận và phân tích những vấn đề xã hội, những quan hệ xã hội, và trung tâm là mối quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời trong cộng đồng. “Xét cho cùng, không phải là nội dung phản ánh mà là cách phản ánh của nhà thơ mới là nhân tố quan trọng làm nên đặc điểm riêng về ngôn ngữ ở mỗi nhà thơ” [10; tr.170] Tiếng địa phương trong ngôn ngữ thơ, theo Hữu Đạt, qua tiếng địa phƣơng, ngƣời đọc sẽ đóan nhận đƣợc những nhân vật đƣợc miêu tả trong tác phẩm thuộc vùng quê nào, cá tính của họ ra sao. Bên cạnh đó, nó không những không hạn chế mà còn gia tăng hơn nữa trƣờng cảm xúc của ngƣời đọc. III. QUAN ĐIỂM CỦA CHIM VĂN BÉ Ngôn ngữ thơ trữ tình là một chƣơng nằm trong giáo trình Ngôn ngữ văn chương Việt Nam, đƣợc tác giả Chim Văn Bé biên soạn. Ngôn ngữ thơ trữ tình đƣợc tiếp cận ở hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, ngôn từ nghệ thuật đƣợc xem xét ở tính chỉnh thể của nó (nhìn từ góc độ văn bản), tức là về phương thức biểu đạt. Ở cấp độ vi mô, đối với thơ trữ tình, ngôn từ nghệ thuật đƣợc tập trung lí giải về phƣơng diện ngữ nghĩa, ngữ dụng, thông qua tính tạo hình – biểu cảm và tính biểu trưng ở trục lựa chọn và tính chất hòa phối đa phương diện, trong đó có tính nhạc, kết hợp xem xét ngữ nghĩa của câu, cú ở trục kết hợp, thể hiện qua mạch lạc trong tổ chức nội tại một câu và mạch lạc của văn bản thơ trữ tình. 1. Về phƣơng thức biểu đạt Theo Chim Văn Bé, thơ trữ tình sử dụng hai phƣơng thức biểu đạt chính: miêu tả và biểu lộ. “Miêu tả là thể hiện đối tượng trong mối quan hệ với đặc trưng, tính chất, trạng thái hay hoạt động, hành động, quá trình nào đó. Trong thơ trữ tình, đối tượng được miêu tả có thể là thế giới ngoại vật hay thế giới tâm trạng, xúc cảm của chủ thể trữ tình, của nhân vật xuất hiện trong thơ trữ tình”. [4; tr.31] “Biểu lộ là bày tỏ thái độ, suy nghĩ chủ quan của chủ thể trữ tình trước bức tranh ngoại vật hay nội tâm được tạo ra” [4; tr.32]. Tuy phƣơng thức miêu tả chiếm số lƣợng câu chữ nhiều hơn, song phƣơng thức biểu lộ mới có tầm quan trọng đặc biệt. 2. Về đặc trƣng của ngôn ngữ thơ trữ tình Chim Văn Bé cho rằng, ngôn ngữ thơ trữ tình có 4 đặc trƣng: tính tạo hình biểu cảm, tính biểu trưng - đa nghĩa, tính hòa phối đa phương tiện, và tính mạch lạc ngầm ẩn. 2.1. Tính tạo hình – biểu cảm 2.1.1. Tính tạo hình Theo Chim Văn Bé, “Tạo hình là tạo ra hình ảnh cụ thể, sinh động” [4; tr.33]. Thơ ca tạo hình bằng ngôn từ, thể hiện qua việc miêu tả và các phƣơng thức tu từ. Đơn vị ngôn từ đƣợc dùng để miêu tả có thể thuộc hai cấp độ: danh ngữ và cấu trúc đề thuyết, hay phối hợp giữa hai cấp độ. Trong danh ngữ, đối tƣợng đƣợc miêu tả thƣờng do danh từ, danh ngữ chỉ vật thể hay chất thể biểu đạt; còn đặc trƣng, tính chất, trạng thái của đối tƣợng do vị tù, ngữ vị từ làm định tố miêu tả nêu ra. Trong cấu trúc đề - thuyết, đối tƣợng đƣợc miêu tả thƣờng do danh từ, danh ngữ, giới ngữ hay đại từ làm phần đề nêu ra; còn hành động, quá trình, trạng thái, tính chất của đối tƣợng do vị từ, ngữ vị từ làm phần thuyết biểu đạt. Ở cả hai cấp độ, đối tƣợng có thể đƣợc miêu tả ở nhiều phƣơng diện: đƣờng nét, màu sắc, âm thanh,… Nghĩa của vị từ, ngữ vị từ làm định tố hay phần thuyết càng có sắc thái miêu tả cụ thể, thì tính tạo hình càng đậm nét, hình ảnh của sụ vật càng sinh động. Mặt khác, ngữ vị từ làm định tố hay phần thuyết càng đƣợc phức hóa thành nhiều bậc quan hệ chính - phụ thì sắc thái miêu tả càng tăng lên. Tác giả còn cho rằng, có thể xuất hiện những danh ngữ hay cấu trúc đề - thuyết, trong đó, các thành tố có quan hệ bất thƣờng về nghĩa. Quan hệ này có thể diễn ra giữa từ ngữ làm phần đề với từ ngữ làm phần thuyết, hay giữa chính tố của phần thuyết và bổ tố của nó, hay giữa cả ba.. Bên cạnh đó, theo Chim Văn Bé, định tố miêu tả hay phần thuyết có thể đƣợc đảo vị trí, đặt ở đầu dòng, hay trƣớc các danh từ, danh ngữ làm chính tố hay phần đề do bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhƣ hiệp vần, ngắt nhịp... Trạng ngữ cách thức nằm đầu dòng thơ nhằm miêu tả hình thức diễn ra của sự tình đƣợc biểu đạt tiếp theo. [4; tr.36] 2.1.2. Tính biểu cảm: Về tính biểu cảm, theo Chim Văn Bé: “Biểu cảm là bộc lộ trạng thái cảm xúc như chán chường, buồn bã, đau đớn, căm phẫn, phấn khởi, hào hứng, tiếc nuối, tuyệt vọng… Hình ảnh không là cái đích sâu xa mà nhà thơ trữ tình hướng đến. Cái đích ấy chính là bộc lộ, bày tỏ tâm tư, tình cảm.” [4; tr.41]. “Các trạng thái cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp qua tình thái ngữ biểu thị xúc cảm hay cấu trúc đề - thuyết mang tính chất cảm thán” [4; tr.41]. Tuy nhiên, các trạng thái cảm xúc và hình ảnh gắn bó mật thiết với nhau, không tách rời nhau đƣợc. Trong thơ trữ tình, các trạng thái cảm xúc hòa quyện vào nhau, đẩy lên cực độ và tạo nên “cái hồn” của thơ. 2.2. Tính biểu trƣng – đa nghĩa Bàn về tính biểu trƣng và đa nghĩa, theo Chim Văn Bé: “Tính chất biểu trưng là tính đa nghĩa của từ ngữ, xuất hiện khi từ ngữ vừa được dùng với nghĩa cụ thể, vốn có trong hệ thống ngôn ngữ, vừa mang những hàm nghĩa mới, xuất hiện trong ngôn cảnh, nảy sinh trên cơ sở quan hệ liên tưởng tương đồng tiềm tàng trong tâm thức văn hóa cộng đồng” [4; tr.44]. Tác giả cho rằng, từ mang tính biểu trƣng tạo ra nhiều lớp nghĩa: nghĩa hiển hiện (nghĩa bề mặt) và những lớp nghĩa biểu trƣng (nghĩa hàm ẩn, nghĩa bóng) và cả hai phương diện nghĩa đều có giá trị như nhau. Bên cạnh đó, “Hình ảnh biểu trưng xuất hiện một cách có hệ thống suốt toàn bài thơ sẽ tạo ra hình tượng biểu trưng” [4; tr.45]. “Mỗi bài thơ có một trường biểu trưng chi phối hàng loạt hình ảnh biểu trưng. Trường biểu trưng còn hình thành trong cả hệ thống sáng tác của nhà thơ ở từng giai đoạn.” [4; tr.47]. 2.3. Tính hòa phối đa phương diện. Về tính hòa phối đa phƣơng diện, tác giả cho rằng, “Hòa phối có nghĩa là phối hợp với nhau tạo nên sự hài hòa, đăng đối, thể hiện ở nhiều phương diện của ngôn ngữ thơ trữ tình như ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, cú pháp.” [4; tr.55] Theo Chim Văn Bé, tính hòa phối đa phƣơng diện thể hiện ở ba mặt: hòa phối về ngữ âm, hòa phối về ngữ nghĩa, và hòa phối về cú pháp. 2.3.1. Hòa phối về ngữ âm Chim Văn Bé cho rằng, sự hòa phối về ngữ âm của ngôn ngữ thơ ca thể hiện ở thanh điệu và vần; và tiết tấu (còn gọi là nhịp điệu). Đầu tiên, Hòa phối về ngữ âm của ngôn ngữ thơ ca thể hiện ở thanh điệu và vần. Theo Chim Văn Bé, thanh điệu tiếng Việt đƣợc xem xét, phân loại theo hai đặc trƣng ngữ âm: “điệu tính” và “phi điệu tính”. Vần, dựa vào đặc trƣng của âm cuối, chia thành bốn loại: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết nửa khép, âm tiết khép. “Sự hòa phối về ngữ âm của ngôn ngữ thơ ca thể hiện ở thanh điệu và vần diễn ra theo hai hướng, tạo thành hai “chủ âm” của sụ hòa phối: hòa phối tương đồng và hòa phối tương phản giữa các từ ngữ trong từng câu thơ và giữa các câu thơ” [4; tr. 57]. Hòa phối về ngữ âm của ngôn ngữ thơ ca thể hiện ở tiết tấu Chim Văn Bé cho rằng, nhịp điệu thơ tiếng Việt thuộc loại trọng âm – âm tiết tính, loại nhịp điệu thể hiện ở âm tiết mang trọng âm mà thanh điệu là một thành tố hữu cơ. “Tiết tấu của thơ Tiếng Việt là sự phối hợp luân phiên giữa các âm tiết mang trọng âm và các âm tiết không mang trọng âm trong mỗi dòng thơ, trong đó, âm tiết mang trọng âm được lặp lại ở những khoảng cách đều đặn hay xê xích trong một chừng mực nào đó” [4; tr. 61]. Nhân tố chi phối tiết tấu thơ là “nhịp điệu cảm xúc”. Với nguyên nhân “nhầm lẫn ranh giới chuyển biến về âm điệu bằng – trắc của thanh điệu giữa các tổ hợp âm tiết với chỗ ngắt nhịp thật sự”, ngƣời đọc có thể làm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng