Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn nam cao...

Tài liệu Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn nam cao

.PDF
83
557
134

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN    CHÂU VĂN ÚT MSSV: 6095830 NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn Cán bộ hƣớng dẫn: ThS.GVC. CHIM VĂN BÉ Cần Thơ, năm 2013 ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ DẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG MỘT: QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ LÍ THUYẾT HỘI THOẠI I. QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN ĐỨC DÂN 1. Về lí thuyết hội thoại 1.1. Khái niệm hội thoại 1.2. Cấu trúc hội thoại 1.3. Các yếu tố cấu trúc hội thoại 1.3.1. Cấu trúc lượt lời 1.3.2. Cấu trúc mở thoại 1.3.3. Cấu trúc cặp thoại 1.3.4. Sự liên kết phát ngôn 2. Về lí thuyết hành động ngôn từ 2.1. Hành vi ngôn ngữ II. QUAN NIỆM CỦA ĐỖ HỮU CHÂU 1. Về lí thuyết hội thoại 1.1. Khái niệm hội thoại 1.2. Vận động hội thoại 1.2.1. Sự trao lời 1.2.2. Sự trao đáp 1.2.3. Sự tương tác 1.3. Nguyên tắc cộng tác hội thoại 2. Về lí thuyết hành động ngôn từ 2.1. Phát ngôn ngữ vi 2.2. Các hành vi ngôn ngữ I. QUAN NIỆM CỦA CHIM VĂN BÉ 1. Về lí thuyết hội thoại 1.1. Khái niệm về hội thoại 1.2. Cấu trúc hội thoại 1.2.1. Mở thoại 1.2.2. Trao lời 1.2.3. Đáp lời 1.2.4. Xen lời 1.2.5. Kết thoại 1.3. Nguyên lí cộng tác hội thoại 2. Về lí thuyết hành động ngôn từ 2.1. Hành động ngôn từ 3. Độc thoại nội tâm 4. Hệ quy chiếu trong việc đánh giá ngôn từ nhân vật CHƢƠNG HAI: NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO I. SƠ LƢỢC VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAM CAO II. GIỚI HẠN VĂN BẢN TRUYỆN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP CẬN 1. Giới hạn ngữ liệu 2. Phương hướng tiếp cận III. BẢNG THỐNG KÊ CÁC CUỘC HỘI THOẠI, LƢỢT THOẠI, ĐỘC THOẠI NỘI TÂM. IV. CÁC CUỘC HỘI THOẠI, ĐỘC THOẠI ĐIỂN HÌNH 1. Ngôn ngữ đối thoại 1.1. Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tâm lí nhân vật 1.2. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện tính cách nhân vật 1.3. Ngôn ngữ đối thoại thể hiện phẩm chất nhân vật 2. Ngôn ngữ độc thoại 2.1 Ngôn ngữ độc thoại thể hiện tâm trạng nhân vật 2.2. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện chiều sâu suy nghĩ nhân vật PHẦN KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nam Cao là một nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945. Những câu chuyện trong tác phẩm là hiện thực xã hội lúc đương thời, nó thật bình dị và gần gũi. Nhiều tác phẩm của Nam Cao được dệt nên từ những “cái hằng ngày” chủ yếu liên quan đến cuộc sống riêng tư của các nhân vật, những sự việc vặt vãnh, nhỏ nhoi, tủn mủn… Nhưng cái nhỏ nhoi đời thường ấy lại có sức mạnh ghê gớm và đã trực tiếp tác động đến những vấn đề có tính chất nhân bản. Có thể nói, Nam Cao là nhà văn của Chủ nghĩa hiện thực tâm lí. Cái quan trọng hơn hết trong nhiệm vụ phản ánh chân thực cuộc sống là cái chân thực của tư tưởng, của nội tâm nhân vật. Xét đến cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là sự kiện, biến cố mà là con người trước sự kiện và biến cố đó. Vì thế mà trong tác phẩm của Nam Cao, chi tiết tâm lí nhân vật là cái hứng thú cho người đọc. Ở đó chúng ta còn thấy được tâm hồn con người là những tấm bi kịch và bi hài kịch của những tư tưởng, ý tưởng nội tại. Nam Cao lấy thế giới nội tâm nhân vật làm đối tượng chính cho miêu tả. Như một nguyên tắc, các sự kiện, biến cố, tình tiết chỉ giữ vai trò kích thích các nhân vật để cho các nhân vật bộc lộ những nét tâm lí, tính cách của mình. Và Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá con người trong con người, miêu tả và phân tích chiều sâu tâm lí nhân vật. Nam Cao đã mở ra một khuynh hướng khám phá mới cho phương pháp hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt Nam. Có thể nói rằng, cảm hứng phân tích phê phán thấm nhuần trong toàn bộ sáng tác của Nam Cao. Nó là một đặc điểm nổi bật, trở thành “linh hồn” chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao. Những trang văn của Nam Cao toát lên một tấm lòng của một con người đau đời và thương đời da diết. Nam Cao rất yêu những mảnh đời đã bị diềm dưới đáy của xã hội. Đó là những mảnh đời bị đẩy vào lối cùng đường, không đạt được gì trong cuộc đời, không đủ khả năng phát huy những tiềm tàn ưu việt của mình. Để nắm bắt được và chứng minh cho những điều đã nói trên thì chúng ta cần phải khai thác ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện. Chính vì vậy mà chúng tôi quyết định chọn đề tài “Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. 1 2. Lịch sử vấn đề Nam Cao gặp nhiều lận đận trên con đường văn chương. Nam Cao bắt đầu cầm bút viết văn từ năm 1936 và bắt đầu thử bút trên nhiều thể loại như: thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí… nhưng không thành công. Nam Cao thất vọng và nghi ngờ khả năng văn chương của mình. Với một niềm đam mê cháy bỏng, cuối cùng Nam Cao cũng được khẳng định mình trên văn đàn văn chương bằng tập truyện ngắn đầu tay “Đôi lứa xứng đôi” do nhà xuất bản Đời mới ấn hành. Cuộc đời Nam Cao lại ngắn ngủi, Nam Cao đã mất vào năm 1951 trên chiến trường khu 3. Chính vì vậy mà số lượng tác phẩm Nam Cao để lại không nhiều. Nhưng bằng ngòi bút của mình, Nam Cao đã tạo dựng nên một bức tranh sinh động về xã hội đương thời. Để khắc hoạ một bức tranh về xã hội được sinh động như thế thì ngôn ngữ là một trong những yếu tố không thể không nhắc đến. Về ngôn ngữ truyện của Nam Cao, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong bài viết của Bích Thu về Sức sống của một sự nghiệp văn chương cũng đã điểm qua đôi nét về phong cách, thi pháp, ngôn ngữ và giọng điệu trong các tác phẩm của Nam Cao. Nhưng trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung trên bình diện ngôn ngữ mà thôi. Về ngôn ngữ, Bích Thu cũng đã đưa ra quan điểm của mình ở hai khía cạnh là ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại để thấy được cái tài hoa Nam Cao. Ngôn ngữ đối thoại, Bích Thu viết: “Sự thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang đầy chất văn xuôi đời thường, ngoài việc thực hiện chức năng tự sự còn là để khắc hoạ tính cách, nội tâm nhân vật”[16; 33]. Như vậy, vai trò của ngôn ngữ trong một sáng tác văn chương là rất quan trọng, không thể coi nhẹ vì nó làm nên sự sống còn của một tác phẩm. Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại thì chúng ta cần nhìn nhận về giá trị độc thoại nội tâm của nhân vật. Bích Thu cũng đã đề cập đến như sau: “Nam Cao có nhiều đóng góp trong việc miêu tả lời thoại nội tâm, đặc biệt trong sự tiếp thu một cách sáng tạo chắt lọc phương pháp dòng ý thức của văn học phương Tây trong các sáng tác, tạo điều kiện đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật, khiến nhân vật đối diện với chính mình, tự phơi bày, tạo ra những cuộc tranh luận ngầm, bộc lộ ý kiến cá nhân của nhân vật về một vấn đề đang được quan tâm: nhân cách trong cuộc đời, trong sáng tạo nghệ thuật”.[16; 33] 2 Tuy nhiên bài viết này chỉ nhận định khái quát chưa đi sâu khai thác triệt để để chứng minh tầm quan trọng của đối thoại, độc thoại. Nhưng giá trị của bài viết này không có nghĩa là không có cơ sở, không có giá trị ứng dụng. Nguyễn Đăng Mạnh cũng có một vài nhận xét về ngôn ngữ của Nam Cao trong bài viết Về Nam Cao và truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: “Nam Cao có nhiều đóng góp xuất sắc về ngôn ngữ văn xuôi. Sự hấp dẫn của văn Nam Cao một phần quan trọng là do sức hấp dẫn của một thứ ngôn ngữ phong phú về từ vựng, về cú pháp, về giọng điệu. Một thứ ngôn ngữ đi sát với đời sống, nhiều khi cứ như là buông thả theo lối khẩu ngữ dân gian có vẻ dài dòng, luộm thuộm, kì thực đã vận dụng tiếng nói của đời sống một cách chủ động với một trình độ nghệ thuật cao.”[16; 439] Nguyễn Đăng Mạnh đã đánh giá cao về ngôn ngữ của Nam Cao, nó vừa phong phú lại gần gũi với quần chúng. Có lẽ vì thế mà hầu hết các tác phẩm điều được hưởng ứng tích cực từ các bạn độc giả. Tìm đến văn của Nam Cao là tìm đến những cái thân quen thường ngày nhưng lại rất độc đáo, hấp dẫn lạ kì. Về ngôn ngữ độc thoại cũng được nêu lên trong bài viết này: “Dưới mái liều tranh, người nông dân của Nam Cao thường một mình một bóng, tự mình lại nói chuyện với mình, độc thoại nội tâm triền miên, âm thầm buồn tủi. Cũng có khi có hai ba người ngồi nói chuyện với nhau, giọng rì rầm điều điều buồn nản”. [16; 435] Qua nhận định vừa dẫn, ta thấy người nông dân trong tác phẩm Nam Cao cũng mang nhiều nỗi suy nghĩ. Tất cả những suy nghĩ trong một tâm trạng buồn tủi. Tâm trạng đó cũng có liên quan tới hoàn cảnh của cuộc sống, cái hoàn cảnh được nói ở đây không gì khác hơn chính là những hoàn cảnh khó khăn, bần cùng. Khi khai thác ở khía cạnh này thì nó lại làm cho giá trị của tác phẩm được nâng lên gấp nhiều lần. Khi nhận xét về phong cách truyện ngắn Nam Cao, Bùi Công Thuấn cũng đã nêu lên quan điểm của mình trong Phong cách truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng. Trong bài viết này, Bùi Công Thuấn đã nghiên cứu về phong cách nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ và phong cách tác giả, Bùi Công Thuấn nhận định: “Bút pháp tâm lí và tính triết lí trong những truyện ngắn của Nam Cao là đặc sắc và có giá trị bao trùm lên ngôn ngữ có chất nông dân Bắc Bộ và chất trí thức tiểu tư sản bế tắc, bi tráng của Nam Cao. Cũng chính sự thể hiện tâm lí và những nhận thức triết lí của Nam Cao là những đóng góp độc đáo làm nên giá trị riêng của Nam Cao”.[16; 380] Theo cách nhận định này, chúng ta có thể hiểu tâm lí và cái triết lí có trước để làm 3 nhân tố quyết định cho ngôn ngữ của nhân vật. Nhưng cái cốt lõi ở đây đó là tâm lí, triết lí gì? Phản ứng bằng những phát ngôn có đúng với tâm trạng, triết lí đó hay chưa? Làm những điều đó là điều không dễ. Nhưng đối Với Nam Cao thì những vấn đề tâm lí, triết lí được khai thác và thể hiện một cách triệt để tạo ra một nét rất riêng, rất độc đáo. Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao của Phạm Quang Long có đoạn viết: “Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện Nam Cao là ông sử dụng rất tài tình cả một hệ thống các tình huống nhận thức – lựa chọn gắn chặt với những tình huống tâm lí và trên cơ sở miêu tả, lí giải một khía cạnh phong phú, phức tạp của quá trình này mà đi sâu vào thế giới tâm lí của con người, vào những đối thoại tư tưởng giữa nhà văn với người đọc không phải dưới dạng triết lí trừu tượng mà là những triết lí, những quan điểm đạo đức, nhân sinh ấy được cảm nhận từ hệ thống hình tượng, từ những rung động thẩm mĩ”.[16; 381] Nhận định này, Phạm Quang Long chủ yếu khai thác trên bình diện tình huống nhận thức – lựa chọn gắn với tình huống tâm lí. Đó là cơ sở là nền tảng để mà đi sâu khai thác tâm lí nhân vật. Với đặc điểm thi pháp này thì Phạm Quang Long chưa đi sâu khai thác ngôn ngữ của nhân vật chỉ nhấn mạnh vào tình huống và tâm lí. Nên chưa làm nổi bật hết tầm quan trọng của ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao. Trong bài Nam Cao và nghệ thuật sáng tạo tâm lí, Hà Minh Đức khẳng định những ý đóng góp của Nam Cao ở phương diện miêu tả tâm lí nhân vật qua các độc thoại nội tâm. Qua đó nhằm khắc hoạ những nỗi u uất, buồn tủi của một con người trước một hoàn cảnh cụ thể, trong đó có những con người nhỏ bé như nông dân nghèo, nông dân bị bần cùng hoá trong xã hội. Hoặc có thể là những độc thoại mang cảm xúc tươi vui chung của mọi người: “Nam Cao không phải là nhà văn đầu tiên sử dụng độc thoại nội tâm, nhưng là tác giả vận dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất độc thoại nội tâm và cả nhân vật nông dân cũng độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm xen giữa dòng đối thoại, đi sâu vào hồi tưởng quá khứ và mong ước mai sau. Độc thoại nội tâm trong tâm trạng cô đơn độc của nhân vật. Độc thoại nội tâm trong không khí vui chuyện chung của nhiều người.”[16; 409] Đó là một trong số nhiều bài viết nhận xét về ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện của Nam Cao. Mỗi bài viết được đặt dưới một góc nhìn khác nhau, nhưng chung quy lại ở tất cả bài viết điều nâng cao về giá trị to lớn của ngôn ngữ nhân vật 4 trong truyện. Nó là đầu mối để chúng ta nắm bắt và lột tả hết tâm lí của nhân vật hay tâm trạng của nhân vật. 3. Mục đích nghiên cứu Ngôn ngữ nhân vật trong truyện của Nam Cao không cầu kì mà nó rất đậm chất đời thường. Tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật là rất quan trọng nó như thể là chiếc chìa khoá vàng cho chúng ta khám phá thế giới nội tâm, cảm xúc con người trước cuộc sống thực. Quan trọng hơn chúng ta có thể giải thích những biến đổi tâm lí của nhân vật, tính cách của nhân vật, cuộc đời của nhân vật thông qua quá trình vận động tâm lí của nhân vật. Đồng thời giúp đánh giá đúng bản chất bên trong con người họ. Đề tài nghiên cứu này cho chúng ta thấy được cái độc đáo Nam Cao trong lối cách sử dụng ngôn từ trong truyện nhằm phơi bày hết những hiện thực xã hội lúc bấy giờ. 4. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi khảo sát trên sáu tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi tập trung khai thác ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện từ các cuộc hội thoại và độc thoại cụ thể trong tác phẩm. Qua đó giúp chúng ta nắm bắt được tâm lí cũng như tính cách nhân vật. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này chúng tôi vận dụng nhiều phương pháp kết hợp với nhau. Chúng tôi phân tích các cuộc hội thoại, lượt thoại và độc thoại nội tâm trong tác phẩm truyện ngắn của Nam Cao theo tiêu chí là thể hiện tính cách, phẩm chất, tâm lí nhân vật đối với các cuộc đối thoại và lượt thoại. Riêng đối với độc thoại nội tâm, chúng tôi phân tích trên tiêu chí là những độc thoại đó thể hiện chiều sâu suy nghĩ hay là phẩm chất của nhân vật. Về thống kê, chúng tôi sẽ lập bảng để thống kê lại từng tác phẩm có bao nhiêu cuộc thoại, lượt thoại và độc thoại. Phân loại, chúng tôi sẽ phân loại từng nhân vật theo suốt từng tác phẩm một cách cụ thể (tác dụng của thao tác này nhằm để tiện đánh giá tâm lí nhân vật theo suốt tác phẩm). 5 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG MỘT QUAN NIỆM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ VỀ LÍ THUYẾT HỘI THOẠI VÀ LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ I. QUAN NIỆM CỦA NGUYỄN ĐỨC DÂN 1. Về lí thuyết hội thoại Trong quyển Ngữ dụng học, tập một, Nguyễn Đức Dân đã dành chương ba để viết về lí thuyết hội thoại. Trong đó ông đã nêu ra những vấn đề đại cương, cấu trúc của cuộc hội thoại. 1.1. Khái niệm hội thoại Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của con người. Đề cập đến vấn đề này Nguyễn Đức Dân đã khẳng định: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: Bên kia trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người là hội thoại.”[6 ; 76] Theo quan điểm này của Nguyễn Đức Dân thì giữa người nói và người nghe có sự tương tác với nhau và có sự luân phiên lượt lời với nhau để tạo thành một cuộc hội thoại. 1.2. Cấu trúc hội thoại Nguyễn Đức Dân cho rằng trong một cuộc hội thoại gồm ba phần: Mở thoại, thân thoại, và kết thoại. Phần mở thoại là lúc bắt đầu cho cuộc hội thoại, luôn luôn do một bên chủ động. Thân thoại là phần nằm giữa phần mở thoại và kết thoại. Kết thoại là lúc kết thúc do một bên chủ động đề ra. 1.3. Các yếu tố cấu trúc hội thoại 1.3.1. Cấu trúc lƣợc lời Nguyễn Đức Dân xác định đơn vị cơ bản của hội thoại là lượt lời. Có nghĩa là người thứ nhất nói xong lượt lời của mình - giữ vai trò là người nói, còn những người khác giữ vai trò là người nghe, lần lượt đến những người nói tiếp theo. Đương nhiên sẽ không thành lượt lời khi mà nhiều người nói cùng một lúc. Tuy là vậy nhưng cũng có 6 trường hợp ngoại lệ của nó: “Chỉ có ngoại lệ là khi một đám đông đứng trước một cá nhân trong một hội thoại xưng tụng, thề nguyền trong các nghi lễ tôn giáo, đồng thanh hô, hò reo; vạn tuế, muôn năm, hoan hô, đúng rồi, xin thề, quyết tâm, đả đảo, rõ…” [6 ; 87 ] Ở phần nội dung này Nguyễn Đức Dân cũng đưa ra một số vần đề như trao lời, tranh lời. Trao lời là sự chuyển lời tự nhiên có ý thức chủ động của người đang giữ lượt lời. Một người có thể trực tiếp chuyển giao lượt lời cho một đối tượng xác định. Trái với trao lời là tranh lời, còn gọi là ngắt lời. Đây là những lời nói “xen ngang” vào lời của người khác. Hoặc vì tưởng nhầm là họ đã nói xong, hoặc vì một phản ứng tức thời, tích cực hay tiêu cực như: “Đúng quá!”, “hoan hô”, “phải vậy thôi”, “không đúng”, “tầm bậy!”, “làm gì có chuyện đó!”,“tôi xin giải thích ngay điều này”, “vậy mà cũng nói”…Như thế lượt lời có thể chuyển sang lượt lời của người khác một cách không tự nhiên. 1.3.2. Cấu trúc mở thoại Khi một lời nói được phát ra và kết quả của lời nói này sẽ làm cho người khác nói ra một hay một chuỗi những lượt lời tiếp theo. Và lời nói đó chính là lời mở thoại. Khi người con nói với bố “bố ạ !” thì có nghĩa là người con muốn nói với bố một chuyện gì đấy. Đấy là lời mào đầu hay mở thoại. 1.3.3. Cấu trúc cặp thoại Nguyễn Đức Dân cho rằng, các cặp thoại không phải được nói ra một cách ngẫu nhiên tùy tiện. Chúng được tổ chức, thực hiện theo một quy cách chặt chẽ, tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại, việc gì sẽ dẫn tới việc gì, ai nói và sẽ nói khi nào... Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Khi nói một điều người ta dự đoán, chờ đợi một điều gì khác sẽ xảy ra. Sau khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ, người ta chờ đợi một hành vi ngôn ngữ đáp ứng. Sau một nội dung mệnh đề, người ta chờ đợi một nội dung mệnh đề. Nghĩa là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau. Các cập hành vi ngôn ngữ như: Hỏi – trả lời (/ đáp); chào – chào; đề nghị - đáp ứng; đề nghị - bác bỏ; mệnh lệnh – sự tuân theo (chỉ tuân theo lời nói). Cấu trúc cặp thoại lƣợt lời ƣa dùng Trong cuộc hội thoại, có nhiều lượt lời thứ hai ưa dùng. Trong cùng một lượt lời thứ nhất sẽ tạo ra nhiều lượt lời thứ hai khác nhau, trong đó có những lượt lời ưa 7 dùng hơn và những lượt lời ít dùng hơn. Nguyễn Đức Dân cũng đã nhận định: “Lượt lời ưa dùng thường ngắn hơn lượt lời ít dùng thường dài hơn.” [6; 102] Cấu trúc cặp thoại lời chêm xen Ở một lượt lời trong cặp thoại có thể xuất hiện những lời chêm xen. Lời chêm xen này không làm cho đặc điểm căn bản của lượt lời bị phá vỡ, cho nên nó không ảnh hưởng tới sự tiếp tục bình thường của cặp thoại. Gọi là lời chêm xen vì nó không cùng một cấp độ với những câu khác trong một lượt lời. Lời chêm xen có ý nghĩa là làm cho người đối thoại lưu ý để nhằm vượt qua những khó khăn trước một trở ngại nào đó để cuộc hội thoại được diễn ra bình thường. Những trở ngại này thường liên quan tới những phương châm hội thoại và nói chung là phương châm ứng xử xã hội. Một khi đã vượt qua được trở ngại, người ta không chú ý tới những lời chêm xen đó nữa. Chẳng hạn, giữa cặp thoại có thể xuất hiện lời nhắn chào, thăm hỏi xã giao không liên quan tới chủ đề chính của cặp thoại. 1.3.4. Sự liên kết phát ngôn Trong một văn bản giữa các câu, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Các phát ngôn trong hội thoại phải tuân theo nguyên lí liên kết, cũng gọi là nguyên lí mạch lạc (A: coherence principle). Theo đó, mỗi phát ngôn phải là một mắc xích trong một chuỗi phát ngôn có liên kết với nhau, mỗi phát ngôn có liên kết chặt chẽ với nhau hay nhiều phát ngôn trước đó đáp ứng hiệu lực tại lời và phù hợp với những tiền giả định ngữ dụng của những phát ngôn đi trước. Có sự phân biệt liên kết các phát ngôn với sự liên kết tối thiểu trong văn bản (A: text cohesion). 1.4. Nguyên lí cộng tác hội thoại Nguyên lí cộng tác hội thoại, Nguyễn Đức Dân đã tiếp thu từ H.P. Grice: “Hãy làm cho phần đóng góp của mình ở giai đoạn mà cuộc hội thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi và mình chấp nhận tham gia”. Ở nguyên lí này có bốn tiểu nguyên lí hay là bốn phương châm như sau: (1) Phương châm về lượng Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng tin đúng như nó được đòi hỏi cho mục đích của hội thoại. Đừng đóng góp lượng tin của mình nhiều hơn điều mà nó được đòi hỏi. (2) Phương châm về chất Đừng nói những điều mình tin là sai. 8 Đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng chính xác. (3) Phương châm quan hệ Hãy đóng góp những điều có liên quan (A: relevant). (4) Phương châm cách thức Hãy nói rõ ràng, đặc biệt là: Tránh tối nghĩa. Tránh mơ hồ. Ngắn gọn. Có mạch lạc. 2. Về lí thuyết hành động ngôn từ 2.1. Hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ là một thuật ngữ được dịch thuật từ từ speech acts. Thuật ngữ này được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng và Nguyễn Đức Dân cũng dùng thuật ngữ này. Ở phần nội dung này Nguyễn Đức Dân tiếp thu kết quả nghiên cứu của Austin. Hành vi ngôn ngữ trong một phát ngôn có 3 loại: (1) Hành vi tạo lời Austin đặt tên cho hành động “nói một điều gì đó” là hành vi tạo lời (A: Locutionaly acts). Có ba phương diện khác nhau của hành vi này. Quan sát một phát ngôn, trước hết ta thấy hành vi ngữ âm (A:phonetic acts) để tạo ra chuỗi âm thanh làm nên phát ngôn đó. Tất cả mọi cách thức âm thanh để thực hiện một âm tố, một từ thuộc lớp từ vựng hay ngữ pháp nào đó với những kiểu nhấn giọng, ngữ điệu được xác định được gọi là hành vi đưa giọng (A: phatic acts). Một cách tổng quát, hành vi được thực hiện một câu hay những thành tố của nó với những “nghĩa” đã xác định nào đó cũng như “sự quy chiếu” xác định được gọi là hành vi tạo vật (A: rhetic acts)”. (2) Hành vi tại lời Austin đặt vấn đề: nói một điều gì đó là thể hiện một hành động gì đó nghĩa là thế nào? Trong giao tiếp, chúng ta có những hành vi như hỏi, trả lời, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khẳng định, cam kết, khuyên bảo… Muốn thể hiện chúng ngay trong lời nói (A; in saying something) thì cần nói “một điều gì đó”. Cái hành vi này được gọi là hành vi tại lời (A: illocutionary act). (3) Hành vi mượn lời 9 Khi thực hiện một hành vi tại lời chúng ta có hai loại hiệu quả khác nhau. Thứ nhất đó là giá trị tự tại của hành động tại lời. Thứ hai đó là hiệu quả mà người nói chủ động gây ra đối với người nghe. II. QUAN NIỆM CỦA ĐỖ HỮU CHÂU 1. Về lí thuyết hội thoại Trong quyển Đại cương ngôn ngữ học tập hai, Đỗ Hữu Châu cũng nêu ra một số vấn đề về hội thoại. 1.1. Khái niệm hội thoại Về hội thoại, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.”[5 ; 201] Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu thì ngôn ngữ là phương tiện chính để con người hình thành nên cuộc hội thoại, bên cạnh đó ngôn ngữ còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ khác. 1.2. Vận động hội thoại Trong bất kì cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu đó là trao lời, trao đáp và cuối cùng là sự tương tác. 1.2.1. Sự trao lời Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói ra chuỗi lượt lời của mình là một lượt lời. 1.2.2. Sự trao đáp Cuộc hội thoại được chính thức hình thành khi người nghe đáp lại lượt lời của người nói. Giữa người nói và người nghe có sự trao đáp lượt lời với nhau. Sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời, thường thấy hai yếu tố này cùng đồng hành với nhau. 1.2.3. Sự tƣơng tác Trong cuộc hội thoại, các nhân vật tham gia hội thoại có chịu ảnh hưởng nhau, tác động qua lại với nhau làm biến đổi lẫn nhau. Trước một cuộc hội thoại giữa các nhân vật tham gia hội thoại có sự khác biệt, đối lập về hiểu biết, tâm lí, tình cảm, ý muốn…Không có sự khác biệt này thì giao tiếp thành thừa. 10 1.3. Nguyên tắc cộng tác hội thoại Về nguyên tắc cộng tác, Đỗ Hữu Châu cũng đã vận dụng, tiếp thu kết quả nghiên cứu của Grice. “Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị đúng như nó được đòi hỏi mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào”. Ở nguyên lí này có bốn phương châm sau: (1) Phương châm về lượng Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng thông tin đúng như đòi hỏi Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng thông tin lớn hơn đòi hỏi (2) Phương châm về chất Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng Đừng nói những điều mà anh không có bằng chứng xác thực (3) Phương châm quan hệ Hãy quan yếu (4) Phương châm cách thức Tránh lối nói tối nghĩa Tránh lối nói mập mờ Hãy ngắn gọn Hãy nói có trật tự 2. Về lí thuyết hành động ngôn từ 2.1. Phát ngôn ngữ vi Phát ngôn ngữ vi là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời người ta thực hiện ngay cái việc được biểu thị trong phát ngôn. Khi chúng ta nói “Chúng tôi xin đảm bảo đây là hàng thật. Nếu sai, chúng tôi xin chịu bồi thường.” Trong phát ngôn này ta thấy một hành vi bảo đảm. 2.2. Các hành vi ngôn ngữ Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Theo Austin thì có ba loại hành động ngôn ngữ lớn. Đó là hành vi tạo lời (acte locutoire), hành vi mượn lời (acte perlocutoire) và hành vi ở lời (acte illocutoire). 11 Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ các kiểu kết hợp thành câu... để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Một bộ phận của hành vi là ở đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tiền ngữ dụng học. Hành vi mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ hay nói đúng hơn chính là mượn những phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hay chính cả người nói. Ví dụ: khi nghe thông báo trên một đài phát thanh “Ngày mai, 25 tháng 7 ở Hà Nội sẽ có mưa lớn, gió mạnh sức gió cấp 4, cấp 5 tức 40 đến 50 km một giờ”. Khi nghe phát ngôn này một số người rất lo lắng và tỏ ra bực mình nếu họ là những người ở xa cơ quan công tác, một số khác lại tỏ ra thờ ơ, một số khác lại vui mừng vì trời đỡ oi bức. Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ: Về hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn…Khi chúng ta hỏi ai về cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ trả lời cho chúng ta cho dù có thể trả lời không biết. III. QUAN NIỆM CỦA CHIM VĂN BÉ 1. Về lí thuyết hội thoại Trong quyển Ngôn ngữ văn chương Việt Nam, Chim Văn Bé cũng đã đề cặp đến một số vấn đề về lí thuyết hội thoại. 1.1. Khái niệm về hội thoại Khái niệm hội thoại được Chim Văn Bé giải thích: “Hội thoại là một quá trình tương tác trực tiếp bằng lời giữa những người đang tham gia vào hoạt động giao tiếp, diễn ra trong một thoại trường (không gian, thời gian) cụ thể, xoay quanh đề tài và chủ đề nào đó. Sản phẩm hoàn chỉnh của một quá trình hội thoại là ngôn bản hội thoại, còn đơn vị cơ sở của bản hội thoại là đoạn ngôn hay đoạn thoại.[ 2; 99 ] Theo tác giả thì giữa những người tham gia hội thoại có sự tương tác lẫn nhau. Và sự tương tác này được đặt trong một không gian và thời gian cụ thể vì thời gian và không gian có ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc hội thoại. Và cuộc nói chuyện này cũng 12 cần phải theo một đề tài hay chủ đề nào đó. Có như thế thì cuộc hội thoại mới được hình thành. 1.2. Cấu trúc của hội thoại Về cấu trúc của hội thoại, Chim Văn Bé đã nhìn nhận ở hai phương diện: tĩnh và động. Xét ở phương diện động thì cuộc hội thoại diễn ra như một quá trình vận động. Ở phương diện tĩnh thì hội thoại được xem như là một sản phẩm đã được tạo tác. 1.2.1. Mở thoại Mở thoại là một hành động nói ra lượt lời để nhằm mục đích dẫn dắt vào cuộc thoại. Có hai cách mở thoại, có thể người nói mở thoại bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp. Cách mở thoại gián tiếp là chào, hỏi thăm sức khoẻ. Cách mở thoại trực tiếp là đề nghị đối tác trao đổi ý kiến về một đề tài nào đó. Lượt lời thực hiện chức năng mở thoại gọi là lời khai thoại. Lời khai thoại có thể là toàn bộ hay một bộ phận nào đó trong lượt lời được nói ra. Ví Dụ: “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lị con u - Thế nhà con đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố, trả lời khe khẽ: - Có” “Ông lão ôm khích thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bảo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má: - Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.” (Kim Lân: Làng) 13 1.2.2. Trao lời Trao lời là hành động nói ra và hướng lượt lời của mình đến đối tác. Mỗi lượt lời là một phát ngôn, có thể tương đương với một từ, một câu hay một chuỗi câu dài. Sản phẩm của hành động trao lời là lời trao. 1.2.3. Đáp lời Đáp lời là hành động nói ra lượt lời của mình nhằm hồi đáp lại hành động trao lời của đối tác. Sản phẩm của đáp lời là lời đáp. Xét trong mối quan hệ với lời trao, lời đáp có thể là tương thích hay không tương thích. Lời đáp tương thích là lời đáp có đáp ứng lời trao theo hướng khẳng định hay phủ định. Sự tương thích có thể hiện trên bề mặt ngôn từ hay thể hiện gián tiếp qua mối quan hệ giữa các hành động qua lời. “Ông Cứu tiến lên gần nhỏ nhẻ thưa: - Lại quan lớn, còn vong hồn của con kia. Nếu có thế nào, con con cam chịu tội trước của quan. Xin quan lớn cho phép con mai táng, con xin hậu tạ quan lớn. Quan lại nhìn ông Cứu bằng đôi mắt dịu dàng của một người có trái tim dễ cảm. Ngày hỏi: - Anh định tội bao nhiêu? - Lại quan lớn, con xin khấn một nén. Quan cười: - Anh phải biết cứ tiền dầu xăng khứ hồi ô tô về đây cũng đáng một nén rồi.” (Nguyễn Công Hoan: Thịt người chết) Lời đáp không tương thích là lời đáp không đáp ứng lời trao, có thể kênh giao tiếp bị nhiễu hay người nói bị tổn thương, nghe không chính xác lời trao nên đáp lời lệch lạc. Lời đáp không tương thích còn có thể do nguyên nhân tâm lí nào đó, khiến cho người đáp “đánh trống lãng”. “Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến: - Phúc đời nhà mày, con nhé. Cả ôm lấy ông Chí Phèo. Thị cười và nói lãng: - Hôm qua làm biên bản, Lí Cường nghe đâu đã tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của.” (Nam Cao: Chí Phèo) 14 “Anh xe nhấp nhổm chạy rảo cẳng vài bước, rồi lại tiến bước như trước. Một lúc, anh mới đáng bạo hỏi một câu rõ khôn: - Bà tìm ai thưa bà? - Tôi tìm người quen. - Người quen bà ở phố nào? - Anh cứ kéo đi.” (Nguyễn Công Hoan: Ngựa người và người ngựa) Hành động trao lời và đáp lời tạo thành quan hệ trao – đáp, là hạt nhân của vận động hội thoại. Quan hệ trao – đáp trong hội thoại sẽ tạo nên các tác động qua lại giữa các đối tiếp, làm thay đổi tri thức, thái độ, ý thức, tình cảm… của các đối tác. Sự tương tác có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Trong tương tác tích cực là tương tác hợp tác, qua đó, khoảng cách về tri thức, thái độ, ý chí, tình cảm… Giữa các đối tác được rút ngắn dần, hội thoại diễn ra trong không khí thân thiện, nhịp nhàng. Tương tác tiêu cực là tương tác bất đồng, đối chọi nhau về lập trường, thái độ, ý chí, tình cảm giữa các đối tác, làm cho cuộc tthoại không đạt được mục đích giao tiếp, thậm chí dẫn đến xung đột, cuộc thoại trở thành cuộc cãi lộn. Lời trao và lời đáp hợp thành cặp trao – đáp hay cặp kế cận (adjacency pair) trong. 1.2.4. Xen lời Xen lời là hành động ngắt lời, nói chen vào khi đối tác chưa kết thúc lượt lời. Kết quả của hành động xen lời là lời xen. “Xuân ngẩn ngơ mà rằng: - Tự nhiên người ta đánh con, người ta đuổi con, người ta áp chế… -Thôi đi, anh đừng chối!” Thế anh này, anh hỏi gì? Xuân lúng túng xua tay: - Bẩm…bẩm… bà lớn Phó Đoan hôm qua… Văn Minh cắt ngay: - Im! Anh phải gọi là bà Phán, không thì bà không bằng lòng.” (Vũ Trọng Phụng: Số đỏ) 15 1.2.5. Kết thoại Kết thoại là hành động kết thúc cuộc thoại. Người nói có thể kết thúc cuộc thoại bằng cách thông báo trực tiếp, hay bằng một lời chào hay lời hẹn. Lượt lời thực hiện chức năng kết thúc cuộc thoại là lời kết thoại. “- Này bác Tràng! Bác tràng!... Sau một khuôn cửa tối, một cái đầu trọc thò ra gọi giật giọng. Tràng lật đật quay lại. -Về muộn mấy? Hẵng vào chơi cái đã nào. Tràng đứng lại thoái thác: -Thôi, ông để cho đến hôm khác. Cái đầu trọc nháy nháy một con mắt, hất hất về phía người đàng bà hóm hỉnh: - Cánh nào đấy? - À hà… người quen. Thôi để hôm khác, ông nhá.” (Kim Lân: Vợ nhặt) 1.3. Nguyên lí cộng tác hội thoại Về nguyên lí cộng tác hội thoại, Chim Văn Bé đã tiếp thu kết quả nghiên cứu của Grice. Trong phần nghiên cứu về nguyên lí cộng tác hội thoại Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu đã lượt bỏ một siêu phương châm của Grice. Để làm rõ những quan điểm của Grice về lí thuyết hội thoại, Chim Văn Bé cũng đã trích dẫn nguyên văn có kèm lời dịch. “Make your contribution such as is required, at the state at which it occurs, by the accepted purpose or direction of the talk exchange in wich you are engaged.”( Hãy làm cho phần đóng góp của bạn đúng như được đòi hỏi, ở giai đoạn mà nó xuất hiện, phù hợp vói mục đích hay phương hướng của cuộc trò chuyện mà nó tham gia vào). Nguyên lí này có bốn phạm trù, mỗi phạm trù có “siêu phương châm”, phương châm và các tiểu phương châm: “I. Maxims of quantity (which relate to the amount of informative to be provided): 1. Make your contribution as informative as is required for the current purpose of the exchange. 2. Do not make your contribution more in formative than is required. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng