Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của toni morrison...

Tài liệu Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của toni morrison

.DOC
166
335
87

Mô tả:

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................. 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................... 2.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................................... 2.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 2.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................................. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.......................................................................................... 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN........................................................................................... Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................. 1.1. PHÊ BÌNH LÍ LUẬN VỀ “MẢNH VỠ”............................................................................ 1.1.1. Trên thế giới.............................................................................................................. 1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................................10 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TONI MORRISON......................................................16 1.2.1. Nghiên cứu về Toni Morrison trên thế giới.............................................................16 1.2.2. Nghiên cứu về Toni Morrison ở trong nước..........................................................33 Chương 2: KHÁI NIỆM “NGÔN NGỮ MẢNH VỠ”................................................................40 2.1. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT......................................................................................40 2.2. “NGÔN NGỮ MẢNH VỠ”.........................................................................................47 2.2.1. Mảnh vỡ như là đặc trưng của tư duy hậu hiện đại.................................................51 2.2.2. Nội hàm khái niệm...................................................................................................62 Chương 3: NGÔN TỪ MẢNH VỠ...............................................................................................65 3.1. NGÔN TỪ HỖN ĐỘN.................................................................................................66 3.1.1. Mảnh vụn ngôn từ – tấm gương của thế giới đảo ngược.........................................69 3.1.2. Sức mạnh phá hủy của ngôn từ trong thế giới ảo....................................................74 3.2. NGÔN TỪ RỜI RẠC VÀ PHI CHUẨN....................................................................79 3.2.1. Ngôn từ rời rạc.......................................................................................................79 2 3.2.2. Ngôn từ phi chuẩn..................................................................................................90 3.3. NGÔN TỪ SAI LẠC.....................................................................................................93 3.3.1. Sự sai lạc ngẫu nhiên..............................................................................................96 3.3.2. Nick – name (biệt hiệu)..........................................................................................98 3.3.3. Cái tên bị nguyền rủa............................................................................................101 Chương 4: NHÂN VẬT MẢNH VỠ..........................................................................................105 4.1. KHÁI NIỆM “NHÂN VẬT” VÀ “NHÂN VẬT MẢNH VỠ”..............................105 4.1.1. Nhân vật...............................................................................................................105 4.1.2. Nhân vật mảnh vỡ.................................................................................................108 4.1.2.1. Nhân vật truyền thống..............................................................................108 4.1.2.2. Nhân vật mảnh vỡ....................................................................................111 4.2. NHÂN VẬT MẢNH VỠ CỦA TONI MORRISON...............................................114 4.2.1. Sự phá hỏng bản thể – Pecola...............................................................................115 4.2.2. Ghép nối mảnh vỡ bản thể – Milkman..................................................................123 4.2.3. Nửa người nửa ma hay bản thể Beloved...............................................................131 4.2.4. Vị thánh bất hạnh hay bản thể vỡ nát của Baby Suggs.........................................137 4.2.5. Cuộc chiến đấu vì bản thể của người mẹ giết con – Sethe....................................142 KẾT LUẬN.................................................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........151 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................152 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin và kết quả trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách nghiêm túc, trung thực trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả Nguyễn Thị Minh Thảo LỜI CẢM ƠN 4 Luận án này được hoàn thành tại khoa Ngữ văn, Bộ môn Lý luận văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Huy Bắc, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu; giúp tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô trong Bộ môn Lí luận văn học và Văn học nước ngoài của nhà trường, đã nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người thân luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Tác giả ThS. Nguyễn Thị Minh Thảo MỞ ĐẦU 5 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lần đầu tiên trong văn học Hoa Kỳ (Mỹ), nữ văn sĩ người da đen Toni Morrison đã nhận được giải thưởng Nobel văn học cao quý. Viện Hàn lâm Thụy Điển khi công bố giải thưởng đã nhận định Morrison là một “văn sĩ thượng thặng”, mà tác phẩm “được khắc họa đẹp đẽ và gắn bó một cách kì diệu với cuộc sống, con người”. Tình yêu và sức sống, bi kịch, khát vọng và nỗi đau… của người nô lệ da đen đã được thể hiện bằng một tài năng nghệ thuật trác tuyệt. Tất cả những điều ấy đã hoà trộn và tạo nên vẻ đẹp kinh ngạc trong những tác phẩm của bà. Tiểu thuyết của Toni Morrison đã gây chấn động và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình trên thế giới. Sáng tác của Morrison được xếp vào vị trí của những kiệt tác kinh điển. Bà được đưa vào hàng ngũ những nhà nhân văn của mọi thời...Tác phẩm của bà hiện đang được dạy ở nhiều trường đại học và phổ thông ở Mỹ, cũng như một số trường đại học, cao đẳng trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay đã có hai tiểu thuyết là Người yêu dấu (Beloved) và Mắt biếc (The Bluest Eye) được dịch sang tiếng Việt. Ngôn ngữ nghệ thuật là phương tiện để nhà văn mô hình hóa thế giới, qua đó bộc lộ toàn bộ tài năng nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn, đồng thời là tiếng nói nghệ thuật của nhà văn về thế giới. Morrison trong nỗ lực không mệt mỏi của mình, đã kiến tạo một thế giới nghệ thuật đặc sắc, bằng ngôn ngữ và lối tư duy của hệ hình hậu hiện đại: ngôn ngữ mảnh vỡ. Ngôn ngữ mảnh vỡ là lối diễn ngôn để Morrison khắc họa thực trạng và cuộc đấu tranh giành quyền sống cho những người đồng bào đáng thương của bà. Đồng thời, bà cũng đề nghị tha thiết về một sự bình đẳng giữa các tiếng nói, các ngôn ngữ; đồng nghĩa với việc giành quyền sống công bằng cho các chủng tộc, màu da. Ta có thể nhận thấy, ngòi bút tràn đầy thiên tính nữ và tình yêu thương mênh mang, sức sống lạc quan của Morrison cuộn chảy trên từng trang viết. Viết về một thế giới bị tàn phá, lệch lạc song Morrison không hề tuyệt vọng. Bà chỉ cho những người đồng bào yêu quý con đường đến với tự do: đó là tình yêu thương, sự nối kết với lịch sử và văn hóa. Morrison là người đã ca khúc ca chiến thắng, đã cất đôi cánh vĩ đại kết tinh từ tôn giáo da đen nhân bản 6 nguyên thủy và sức mạnh của cộng đồng, của tình yêu thương. Trong phạm vi tài liệu chúng tôi thu thập được, các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vấn đề mảnh vỡ, chưa có bài nào khái quát và chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ mảnh vỡ trong diễn ngôn nghệ thuật hậu hiện đại và trong tiểu thuyết của Morrison. Sự cách tân này xuyên suốt, tạo ra sự độc đáo, sức cuốn hút kì lạ, thể hiện tài năng nghệ thuật phi thường và đó có lẽ cũng chính là nguyên nhân mang lại thành công vang dội cho Morrison. Vì thế, chúng tôi quan tâm nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (Fragmentary language in Toni Morrison’s novels) với mong muốn đưa ra một hướng tiếp cận khả dĩ khám phá được những lớp ý nghĩa nghệ thuật ẩn sâu trong tác phẩm của nữ văn sĩ da màu này. Thực hiện đề tài, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với ngành lí luận văn học. Đó là nghiên cứu các tác phẩm văn học hậu hiện đại thế giới dưới góc nhìn kí hiệu học hậu hiện đại. Nó sẽ giúp chúng ta khai phá những khung trời mới lạ bằng sắc màu kì diệu của nghệ thuật, khắc phục được những hạn chế của các cách tiếp cận trước đây, chủ yếu là tiếp cận ở phương diện thế giới quan, tư tưởng hệ. Thành công của luận án sẽ có đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy xây dựng diện mạo hệ thống lí thuyết về nghiên cứu phê bình văn học hậu hiện đại trong nước, một gương mặt vừa quen thuộc vừa đầy lạ lẫm. 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Morrison để thấy những đặc trưng nghệ thuật của Morrison, những sáng tạo, cách tân của bà trong sáng tác. Trên cơ sở đó, luận án hướng đến những vấn đề thuộc về văn hóa da trắng, da đen trong sự xung đột, hòa giải và những di chứng không thể xóa bỏ giữa các chủng tộc áp bức và bị áp bức trong đời sống con người thời hậu hiện đại. Về mặt lí luận, khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, một đặc trưng của văn học hậu hiện đại cũng được làm rõ, có thể trở thành một công cụ để nghiên cứu văn 7 học hậu hiện đại nói chung. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Morrison. Trọng tâm là cách biểu đạt, cách cắt nghĩa thế giới ấy bằng hình tượng ngôn từ. Sau khi xác lập khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, luận án khảo sát ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của bà ở các phương diện cơ bản là lớp ngôn từ mảnh vỡ và lớp nhân vật mảnh vỡ. Chúng tôi quan niệm “ngôn từ” và “nhân vật” là ngôn ngữ, là lối biểu đạt, diễn ngôn mảnh vỡ hậu hiện đại. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là ba cuốn tiểu thuyết của Toni Morrison: Mắt biếc (The Bluest Eye), Người yêu dấu (Beloved) và Bài ca của Solomon (Song of Solomon). Trong đó, Mắt biếc và Người yêu dấu đã được dịch sang tiếng Việt, tiểu thuyết Bài ca của Solomon, chúng tôi tiến hành khảo sát trên nguyên bản tiếng Anh. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đối với hai cuốn Mắt biếc và Người yêu dấu chúng tôi cũng tiến hành đối chiếu, so sánh với nguyên tác. Ba cuốn tiểu thuyết này có thể đại diện và kết tinh đặc trưng tiểu thuyết Morrison, đã được giới nghiên cứu phê bình văn học thế giới khẳng định. Trong đó, thế giới của người da màu được đề cập với sự có mặt đầy đủ của các thế hệ: Mắt biếc là câu chuyện về một cô bé; Người yêu dấu là câu chuyện về người mẹ và con gái; Bài ca của Solomon viết về người cha và con trai... Đối với Người yêu dấu, tác phẩm được giới phê bình nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao, thời báo Los Angeles khẳng định, đây là “một kiệt tác… thật tuyệt vời… không thể tưởng tượng nổi nền văn học Mỹ nếu thiếu nó”, còn tạp chí Chicago Sun ca ngợi “Tác phẩm hoàn hảo nhất của Toni Morrison. Chưa có cái gì bà viết lại nâng bà lên cao đến thế, lại thể hiện tài năng phi thường, gây sửng sốt đến thế”… Ngoài ba cuốn đã được đề cập, Morrison còn có sáu tiểu thuyết khác là Thiên Đường (Paradise), Sula, Tar Baby, Jazz, Yêu (Love) và Lòng nhân (A Mercy). Tuy chúng tôi không khảo sát kĩ các tiểu thuyết này, nhưng trong quá trình nghiên cứu luận án sẽ có những liên hệ và so sánh để thấy được cái nhìn 8 thống nhất trong sáng tác của Morrison. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Luận án kết hợp nghiên cứu lí luận với vận dụng phân tích tác phẩm của tác giả nữ da đen Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel văn học. Ở phương diện lí thuyết, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu hoàn cảnh ra đời, xác lập nội hàm khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ như là một đặc trưng diễn ngôn của thời kì hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng. Tiếp đó, chúng tôi vận dụng khảo sát trên ba tiểu thuyết tiêu biểu của Toni Morrison. Tác phẩm của bà mang đặc trưng của tiểu thuyết hậu hiện đại, với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mới lạ, đóng góp cho văn học thế giới những diện mạo mới. Song song với quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành dịch tiểu thuyết Bài ca của Solomon (Song of Solomon) sang tiếng Việt. Công việc nghiên cứu và dịch thuật tác phẩm của Toni Morrison góp phần giới thiệu những di sản văn hóa của nhân loại, làm phong phú kho tàng văn học nước ngoài ở Việt Nam. Trước mắt, luận án giúp sinh viên tiếp cận với nền văn học Mỹ – Phi, với phong cách nghệ thuật độc đáo, những cách tân mạnh mẽ, tinh thần nhân văn lớn lao của các tác giả đương đại. Luận án có ý nghĩa khoa học, có đóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu lí thuyết phê bình hậu hiện đại, đó là việc nghiên cứu một thuật ngữ lí luận công cụ và tập dượt vận dụng nghiên cứu những tác phẩm văn xuôi hậu hiện đại, một lĩnh vực hãy còn khá mới mẻ ở trong nước. Ở Việt Nam, đây là luận án đầu tiên có tính chất tổng hợp, khái quát về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Morrison trên những phương diện cơ bản. Luận án đã tập hợp được một số nhận định về đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết, đặc biệt là tính mảnh vỡ – đặc trưng của văn học hậu hiện đại – trong tiểu thuyết của bà. Luận án cũng làm nổi bật được sự độc đáo trong nghệ thuật trần thuật, khẳng định ngôn ngữ mảnh vỡ trong thế giới tiểu thuyết Morrison, một lối hành văn táo bạo, mới mẻ, kiệt xuất. 9 Thành công của luận án bắc một cây cầu nhỏ cho những người nghiên cứu tiếp theo về thế giới nghệ thuật của Morrison nói riêng, cũng như nghiên cứu về văn học hậu hiện đại nói chung. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành đề tài này, dưới cái nhìn của lí thuyết Phê bình hậu hiện đại, chúng tôi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp văn hóa – xã hội: Chúng tôi nghiên cứu tiểu thuyết của Morrison trong mối liên hệ mật thiết với hoàn cảnh văn hóa, xã hội. Những nội dung của tiểu thuyết được phân tích, soi rọi từ góc nhìn văn hóa, xã hội. Đó là những vấn đề văn hóa, xã hội của người da đen, cộng đồng người da đen trong môi trường văn hóa, xã hội người da trắng. - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học lịch sử: Phương pháp này chúng tôi sử dụng để chỉ ra những cách tân trong văn học hậu hiện đại – những hình thức nghệ thuật phản truyền thống, những kĩ thuật tiểu thuyết còn mang tính thử nghiệm, mới mẻ. - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học lí thuyết: Phương pháp này được áp dụng chủ yếu khi chúng tôi phân tích, tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật cơ bản của nhà văn khi xây dựng tác phẩm. Luận án chỉ ra vai trò, giá trị của những chi tiết, kĩ thuật, hình thức nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để biểu đạt nội dung tư tưởng trong tác phẩm. - Phương pháp phê bình tiểu sử: Chúng tôi nghiên cứu tiểu sử của nhà văn để thấy được mối quan hệ, tác động qua lại giữa cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, những cơ sở để minh giải về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của một cây bút khá đặc biệt trên thế giới: một nữ văn sĩ người da đen. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích, bình giá… để vừa mở rộng vừa đào sâu vấn đề cần nghiên cứu. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 10 Về phương diện lí thuyết, luận án tổng hợp và xác định nội hàm khái niệm thuật ngữ ngôn ngữ mảnh vỡ, đặc trưng của văn học hậu hiện đại. Thuật ngữ này đã được sử dụng rải rác trong các công trình nghiên cứu về văn học hậu hiện đại, tuy nhiên, nội hàm khái niệm vẫn chưa được làm rõ. Từ chỗ minh giải nội hàm khái niệm, đóng góp của luận án là xây dựng một công cụ lí luận để nghiên cứu về văn học hậu hiện đại nói chung. Về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Morrison, luận án làm sáng tỏ nghệ thuật ngôn ngữ mảnh vỡ, khẳng định những giá trị chân, thiện, mỹ và những đóng góp lớn của Morrison đối với văn học hậu hiện đại thế giới – một nữ nhà văn hãy còn khá mới mẻ đối với bạn đọc Việt Nam. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Sau phần Mở đầu, luận án được triển khai theo bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Khái niệm “Ngôn ngữ mảnh vỡ” Chương 3: Ngôn từ mảnh vỡ Chương 4: Nhân vật mảnh vỡ Các chương này dù đứng độc lập vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hướng vào việc chỉ ra đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Morrison và ý nghĩa của nó đối với nghiên cứu, phê bình lí luận văn học. Cuối cùng là phần Kết luận, Danh mục các công trình liên quan đến đề tài luận án và Tài liệu tham khảo. Chương 1 11 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở chương tổng quan này, chúng tôi tiến hành khảo sát, tóm tắt, tổng thuật những luận điểm cơ bản trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến tính mảnh vỡ ở trong nước và trên thế giới, cũng như những công trình khảo cứu chuyên sâu về vấn đề này trong tiểu thuyết của Toni Morrison. 1.1. PHÊ BÌNH LÍ LUẬN VỀ “MẢNH VỠ” 1.1.1. Trên thế giới Khó có thể bao quát hết mảng tài liệu này đối với việc nghiên cứu xuất phát từ Việt Nam. Dẫu sao, chúng tôi cũng cố gắng thu thập các công trình nghiên cứu trong phạm vi có thể. Dưới đây là những tài liệu chúng tôi có được ở vào thời điểm thực tại. Thuật ngữ mảnh vỡ (còn gọi là tính phân mảnh, ghép mảnh, mảnh ghép), là một trong những đặc tính nổi bật của văn học hậu hiện đại. Các nhà nghiên cứu chú ý đến những đặc trưng của tự sự hậu hiện đại: mảnh vỡ, chắp nối, những phiến đoạn chia cắt, không liền mạch… Trong cuốn Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ, phần viết về Chủ nghĩa hậu hiện đại đã khái quát: “Cốt lõi của phê bình hậu hiện đại chính là việc nghiên cứu những phương thức khác nhau của kỹ thuật trần thuật, tập trung vào việc xây dựng diễn ngôn rời rạc, tức tính cắt mảnh (fragmentaire) của trần thuật” [35;398]. Trong cuốn Dẫn luận lí luận văn học, nhà phê bình văn học Terry Eagleton xác định, “tác phẩm nghệ thuật hậu hiện đại điển hình nhất là tùy tiện, đa trị, lai ghép, lệch tâm, dễ thay đổi, ngưng đọng, hệt như một mô phỏng” [dẫn theo 9;30]. Khi đi vào đặc trưng của văn xuôi hư cấu hậu hiện đại, nhà nghiên cứu Barry Lewis đã đề cập đến các phương diện sau: “sự hỗn độn thế tục, cóp nhặt, mảnh vỡ, sự nới lỏng tổ chức, tính hoài nghi và vòng tương tác” [9;31]. Do chưa có điều kiện nghiên cứu sâu rộng tính mảnh vỡ trong văn học thế 12 giới nói chung, phần này chúng tôi khảo sát và thuật lại theo công trình của Stuart Sim, cuốn Từ điển phê bình về tư tưởng hậu hiện đại (Critical Dictionary of Postmodern Thought). Theo Stuart Sim, các nhà văn hậu hiện đại tấn công vào những nền tảng muôn đời của văn học. “John Hawkes có lần đã tiết lộ, khi bắt đầu viết lách, ông cho rằng “những kẻ thù thực sự của tiểu thuyết là cốt truyện, nhân vật, cấu trúc và chủ đề”. Tất nhiên là, rất nhiều tác giả sau đó đã làm rất tốt công việc của họ để giáng những đòn búa tạ vào bốn hòn đá tảng trên của văn học, đưa nó vào địa hạt của sự lãng quên. Không những cốt truyện bị nghiền, bị tán thành những mảnh nhỏ của sự kiện và chi tiết, các nhân vật thì tan rã ra thành những mớ ước muốn mãnh liệt, cấu trúc thì không hơn gì những màn cảnh sân khấu chớp nhoáng, ngắn ngủi, mà cả các chủ đề cũng trở nên quá mờ nhạt đến mức có thể nói một sự sai lầm đến tức cười nếu nói rằng chắc chắn các cuốn tiểu thuyết là một “thể loại như thế, như thế nào đó” [131;125–26]. Jonathan Baumbach quan sát một truyện ngắn trong tập Sự trở về của nghi lễ (The Return of Service,1979), và nhận định nếu “bạn đọc một truyện trong thời buổi này thì nó không hề là câu chuyện một tẹo nào cả, không hề có những cảm xúc truyền thống” [131;126]. Các nhà văn hậu hiện đại không tin tưởng ở sự trọn vẹn và tính hoàn chỉnh, người bạn đồng hành của các câu chuyện trong quá khứ. Một trong những cách để thay thế đó là sự đa kết thúc (nhiều khả năng kết thúc cho một câu chuyện), điều này đã chống lại sự đóng kín bằng cách đưa ra rất nhiều kết thúc cho một cốt truyện. Theo nghiên cứu của Stuart Sim, một số nhà văn khác phá vỡ cách kể chuyện theo trình tự có mở đầu, kết thúc trọn vẹn bằng những cách khác nhau: “Fowles phá vỡ lối kể chuyện bằng cách nhảy dù, (phô bày sự thân mật, gần gũi) của ông với Marx, Darwin và những người khác. Ông trực tiếp nói chuyện với người đọc, thậm chí ở một mức độ bước hẳn vào trong câu chuyện của chính ông với tư cách như là một nhân vật. Đa kết thúc là một phần của những chiến thuật nhảy dù đó. Fowles từ chối chọn lựa giữa hai kết cục hoàn chỉnh cho tiểu thuyết của ông: kết thúc thứ nhất là Charles và Sarah tái hợp sau 13 chuyện tình giông bão, kết thúc thứ hai là họ tiếp tục tách rời, không thay đổi. Do đó ông tạo nên một yếu tố chính không chắc chắn trong cuốn sách. Ông thậm chí còn dây dưa đến một khả năng thứ ba, đó là để Charles ở trên tàu, tìm kiếm Sarah trong thành phố: ‘nhưng quy ước ngầm của tiểu thuyết Victorian cho phép, không có điểm bắt đầu, không có kết thúc...’” [131;127]. Một cách thức khác để phá vỡ tính hoàn kết của văn học truyền thống là “làm cho không có điểm bắt đầu và không có kết thúc, bằng cách bẻ gẫy văn bản thành những mảnh vụn hoặc từng phần, bị chia cắt bởi không gian, nhan đề, các con số hoặc các biểu tượng. Tiểu thuyết và truyện ngắn của Richard Brautigan và Donald Barthelme đầy ắp những mảnh vỡ. Một số tác giả khác thậm chí còn đi xa hơn và mảnh vỡ là của chính kết cấu văn bản với các hình minh họa, bản in hoặc trộn lẫn với điện ảnh. Như Raymond Federman đưa nó vào trong lời giới thiệu cho Tiểu thuyết siêu thực: Tiểu thuyết hiện nay... và mai sau (1975): “trong những không gian nơi không có gì để viết, các tác giả tiểu thuyết có thể, ở bất cứ thời điểm nào, đưa vào chất liệu (dấu trích dẫn, các bức tranh, các sơ đồ, bảng biểu, chữ ký, những mẩu của văn bản/diễn ngôn khác...) hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện” [131;127]. Minh họa cho điều này, Stuart Sim dẫn câu chuyện Người vợ cô đơn của Willie Master (1967) của William Gass. “Tác giả đã thực hiện tất cả những điều trên trong 60 trang giấy kì quặc của nó, và đó là một văn bản của nhà văn hậu hiện đại tuyệt vời (parexelence). Những trang giấy đó, trong bản thân nó gồm bốn màu khác nhau: màu xanh sổ tay ghi chép, xanh kaki, màu đỏ dâu và màu trắng bóng láng. Một phụ nữ “nude” nằm ườn chiếm hết trang bìa trước. Nàng là một người vợ vỡ mộng, người ẩn dụ cho sự hiện thân của ngôn ngữ tình dục (lovemaking language)”. Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến một ví dụ nữa, để minh họa cho tính ghép mảnh, sự bị bẻ gãy của văn bản, đó là tác phẩm của Marshall McLuhan. “Sự bài trí, bày đặt thực sự kì cục, lập dị có lẽ được thiết kế bởi Marshall McLuhan trong chất gây ảo giác. Sự đa dạng của các mặt chữ (in đậm, in nghiêng), các phông chữ (Gô tích; kí tự), các kí hiệu (biểu tượng của âm nhạc, chất giọng), và sự pha tạp các cách sắp xếp (nhiều cột, nhiều lời chú thích), tranh giành không gian với những hình ảnh lố bịch (những 14 vết bẩn của tách cà phê, dấu hoa thị khổng lồ). Trong một bài nghiên cứu khái quát, Ronald Sukenic gọi đó là “một cơn mưa rào bất chợt của những sự kiện mảnh vỡ”” [131;127–28]. Tác giả nhận định, “Với những tác phẩm theo kiểu như vậy được viết bởi Fowles, Brautigan, Barthelme và Gass, quả thật là điều khó khăn khi chúng ta không nhớ đến lời đề từ nổi tiếng của E. M. Forster trong Howards End: “Sống trong những mảnh vỡ sẽ chẳng còn bao lâu nữa.” Chúng ta có thể thấy những đối âm này với một lời phát biểu của nhân vật trong tác phẩm Xem trăng của Barthelme (1968): ‘Những mảnh vỡ là hình thái duy nhất mà tôi tin tưởng’. Hai trạng thái này chứng tỏ sự khác biệt dữ dội giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại” [131;128]. Có thể thấy, mảnh vỡ là một đặc trưng tiêu biểu của văn học hậu hiện đại phương Tây. Các nhà văn hậu hiện đại đã nói bằng ngôn ngữ mảnh vỡ, thứ ngôn ngữ nghệ thuật, mà theo họ, có thể giải phóng được tư duy, xúc cảm, thể hiện sinh động vẻ đẹp vốn có của cuộc sống. Những sáng tạo mới lạ của các nhà văn hậu hiện đại trong ngôn ngữ mảnh vỡ trên các yếu tố: ngôn từ, nghệ thuật kể chuyện, nhân vật, cốt truyện,... theo chúng tôi nhận thấy, như là một biểu hiện chống lại những trung tâm đã cũ mòn, xơ cứng, muốn phá vỡ, bẻ gẫy, lật tung, đào xới tất cả,... muốn tìm đến những mảnh đất mới lạ cho sáng tác nghệ thuật, đồng thời, đó cũng là biểu hiện của sự khao khát thoát khỏi những hệ thống quy tắc, chuẩn mực đã lỗi thời,... khiến họ ngạt thở, không còn khả năng tái sinh. Ngôn ngữ mảnh vỡ, là một sáng tạo đặc biệt thành công của các nhà văn hậu hiện đại, để có thể thể hiện, bộc lộ tâm thức của con người thời đại. 1.1.2. Ở Việt Nam Thuật ngữ “mảnh vỡ” cũng giành được sự quan tâm thích đáng trong nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia tháng 1 năm 2013 Văn học hậu hiện đại – lí thuyết và thực tiễn, có 5/30 bài trực tiếp nghiên cứu về mảnh vỡ, đề cập đến các vấn đề từ cốt truyện đến nhân vật, ngôn từ mảnh vỡ. Đó là các bài “Kiểu nhân vật phụ nữ mảnh vỡ trong Thằng điên và quỷ sứ của Sarkadi Imre” của Mai Thị Liên Giang; “Cốt truyện 15 phân mảnh, lắp ghép trong tác phẩm của Murakami” của Nguyễn Anh Dân; “Về mảnh vỡ ngôn ngữ của David Lurie trong Ruồng bỏ của J.M. Coetzee” do Nguyễn Thị Ngọc Thủy viết; “Ngôn từ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison” của Nguyễn Thị Minh Thảo; “Kí hiệu rỗng trong ngôn ngữ trần thuật của Kafka” của Đoàn Thị Việt Nga. Ngoài ra, hầu hết các bài viết còn lại đều có đề cập đến thuật ngữ mảnh vỡ như là một đặc trưng của văn học hậu hiện đại. Trong bài đề dẫn Hậu hiện đại như là một siêu ngôn ngữ, Lê Huy Bắc nhận xét “Ngày nay, những khái niệm mảnh vỡ, phân mảnh, trò chơi, phi trung tâm, liên văn bản, nhại, hỗn độn,... đã trở nên quá quen thuộc với giới nghiên cứu trẻ và sách báo” [68;5]. Lê Nguyên Cẩn trong công trình Về một vài khái niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại, ghi nhận: “Chủ nghĩa hậu hiện đại là sự tiếp nối điển hình xu hướng tính phân mảnh”, về sự “giải” các siêu tự sự, tạo ra các tiểu tự sự “Với đại tự sự sẽ có giải đại tự sự, nghĩa là tạo ra các tiểu tự sự, bởi vì theo J.F. Lyotard thì ngày nay “chúng ta là nhân chứng chứng kiến sự đập vụn, xé lẻ “những lịch sử lớn” và sự xuất hiện vô vàn những “câu chuyện lịch sử manh mún”, đơn giản, cục bộ; ý nghĩa của những thiên trần thuật có bản chất “cực kì nghịch lí” ấy không phải là hợp thức hóa tri thức, mà là “kịch tính hóa sự hiểu biết của chúng ta về khủng hoảng” [68;10]. Nhà nghiên cứu khẳng định: phi trung tâm hóa, phân rã, phân mảnh (mảnh vỡ) là khuynh hướng của triết học hậu cấu trúc (giải cấu trúc), nhằm mục đích loại bỏ tư tưởng “trung tâm”: “Cũng như vậy, phi trung tâm hóa nghĩa là tạo ra nhiều trung tâm, mỗi nhân vật trong tác phẩm trở thành một trung tâm của một câu chuyện nào đó; giữa các câu chuyện này có thể hoặc không có mối liên hệ nào và không có khả năng kết hợp lại với nhau; tất cả tạo thành các mảnh vỡ được khớp nối theo sở thích của tác giả. Vì thế, khi đọc tác phẩm hậu hiện đại, người đọc sẽ phải phiêu lưu trôi dạt theo các mảnh vỡ mà không nắm bắt được câu chuyện, vả lại cũng chẳng có một câu chuyện nào theo mô hình kể chuyện truyền thống được đưa ra ở đây cả. Người đọc sẽ rơi vào trạng thái bất định mà nguyên lí bất định trong toán học đã được E. Thom đưa ra. Trạng thái bất định đó cũng là hiện 16 thực của cuộc sống đương diễn ra. “Mỗi mảnh vỡ trở thành một câu chuyện, có thể lôgic có thể không, tùy thuộc trạng thái của nhân vật người kể chuyện, trạng thái kể có ý thức hay vô thức. Cho nên, mỗi mảnh vỡ đều có giá trị tự thân, giá trị đó lớn hay nhỏ, tùy thuộc chuẩn đánh giá của người đọc mà không nằm trong ràng buộc với một chuẩn chung nào cả. Chuẩn chung chỉ xuất hiện khi xã hội là một tổng thể, còn ở chủ nghĩa hậu hiện đại, xã hội là giải kết hợp, là không thể liên kết được với nhau, là nằm trong trạng thái tâm thần phân lập. Tính đa trị được hiểu là như thế” [68;13]. Trong bài Phân tâm học cấu trúc và lí thuyết ngôn ngữ của J. Lacan, Châu Minh Hùng phân tích tính luôn luôn phân mảnh của ngôn ngữ do bản chất của ngôn ngữ khi được diễn đạt ra bên ngoài sau khi đã được sắp xếp, cắt xén, biên tập bởi ý thức (do trật tự và luật lệ quy định, chi phối). “Trong cách nhìn ấy, với Lacan, vô thức là một cấu trúc phức tạp của tinh thần, nó chỉ bắt đầu xuất hiện khi con người tham gia vào đời sống văn hóa xã hội. Nó là sản phẩm của xung đột và hòa hoãn giữa tự nhiên và văn hóa xã hội, giữa ham muốn và trật tự luật lệ, giữa tính toàn vẹn và tính bị phân mảnh. Điểm khác biệt giữa Lacan với Freud là trong khi Freud nhấn mạnh vào bản tính tự nhiên và sinh lí mà con người có thể nhận diện thông qua kết tập các mảnh vỡ trong giấc mơ, Lacan lại nhấn mạnh vào tính văn hóa xã hội đã tạo ra lối mòn và sự chệch hướng trong nhận thức thông thường. Theo Lacan, bản tính tự nhiên và sinh lí là cái toàn vẹn nhưng không thể nhận diện được trọn vẹn vì nó luôn luôn bị phân mảnh, tức bị cắt xén, biên tập bởi trật tự và luật lệ của Biểu trưng. Bao viền xung quanh đời sống chúng ta là những Biểu trưng với hình thức ước lệ là kí hiệu ngôn ngữ, cho nên không có chủ thể nào độc lập với trật tự Biểu trưng và ngôn ngữ, chính Biểu trưng và ngôn ngữ đã đi vào chiều sâu tinh thần và điều hành cuộc sống của chúng ta, nó che đậy và kìm nén sự thực và tư tưởng làm cho chúng ta rơi vào trạng thái vô minh hay ngộ nhận (misrecognition). Nói một cách đơn giản (trong khi bản chất của vấn đề không hề đơn giản), chúng ta luôn bị (nhưng lại tự tin là được) nói và hành động theo các nguyên tắc của trật tự và luật lệ mà quên rằng thực chất cuộc sống không 17 phải thế, chúng ta ít có cơ hội phản tỉnh rằng, các Biểu trưng và ngôn ngữ đã tạo thành thứ mặt nạ che đậy thực chất cuộc sống luôn muốn nổi loạn ở xung quanh chúng ta và trong chúng ta” [68;34]. Nghiên cứu về Nhân vật hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986, Lê Văn Trung chỉ ra bốn kiểu nhân vật điển hình, đó là kiểu nhân vật phân rã hình tượng trung tâm, những nhân vật ngoại biên, dị biệt; kiểu nhân vật nữ quyền; những nhân vật kí hiệu và những nhân vật mảnh vỡ, ghép mảnh. Ở kiểu nhân vật mảnh vỡ, ghép mảnh, tác giả nhận xét: “Đặc điểm nổi bật của kiểu nhân vật này là sự vụn vỡ từng mảnh của mỗi cá nhân, là mối quan hệ cực kì lỏng lẻo, rời rạc của các nhân vật trong cùng một tác phẩm. “Những nhân vật “tôi” trong rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nhật Chiêu... là những cái “tôi” vụn vỡ thành những mảnh rời rạc. Đó không phải là những cái tôi phân thân nữa mà là nhiều cái tôi trong một hình tượng. Những cái tôi đa diện, những cái tôi vô nghĩa lí, những cái tôi nghịch dị” [68;96]. Phùng Văn Tửu trong bài Biểu tượng “Ông bố chết” trong tiểu thuyết của Donald Barthelme ghi nhận về tính chất mảnh vỡ của phong cách ngôn từ “Cuốn Cẩm nang…, truyện trong truyện Ông Bố Chết, về cơ bản vẫn cùng phong cách với đại bộ phận còn lại, có những mục câu cú mảnh vụn, nhưng cũng có những mục loằng ngoằng thiếu các loại dấu chấm câu. Có nhiều ý kiến nghiêm túc chắc chắn khiến Thomas và Julie tâm đắc, nhưng lại xen lẫn với vô số điều vô nghĩa lí hoặc hài hước như các mục nói về màu sắc của các ông bố chi phối tính cách, về bộ phận sinh dục của các ông bố so với của những ai không phải là bố...” [68;141]. Cùng đề cập đến Mảnh vỡ, bài viết Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép trong tác phẩm của Murakami của Nguyễn Anh Dân nghiên cứu các kiểu cấu trúc cốt truyện mang phong cách hậu hiện đại của nhà văn người Nhật. Đó là các kiểu “cốt truyện phân mảnh, lắp ghép; phi tuyến tính; mô hình cốt truyện lồng khung”. Với các kiểu kết cấu này, tác giả đã tạo nên những “không – thời gian ảo hóa, mê lộ khiến con người lạc lối, lầm lẫn; những cốt truyện và kết cấu mê cung, phân mảnh, đầy biến ảo, lôi cuốn, hấp dẫn”. Về kiểu cốt truyện phân 18 mảnh, qua khảo sát, tác giả nhận xét: “Cốt truyện phân mảnh là hình thức tổ chức các sự kiện, biến cố không theo một trình tự mà có sự gián đoạn, phân cách, khiến cho người đọc khó theo dõi, khó giải mã. Phân mảnh là một hình thức đặc trưng của tư duy hậu hiện đại, nơi mà mọi giá trị đều bị phá vỡ và cảm quan “phân mảnh” về thế giới ngự trị” [68;157]. Với bài Kiểu nhân vật mảnh vỡ phụ nữ trong “Thằng điên và Quỷ sứ” của Sarkadi Imre, Mai Thị Liên Giang khảo sát và thấy nhân vật trong tác phẩm này là những con người mảnh vỡ – đặc trưng của nhân vật hậu hiện đại, lạc loài, cô đơn, không tính cách, không tình cảm, mất liên lạc với nhau. “Cũng như nhiều nhà văn hậu hiện đại khác, một trong những thủ pháp nghệ thuật của Sarkadi Imre là xây dựng kiểu nhân vật mảnh vỡ. Tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm, chúng ta gặp các nhân vật với những đổ vỡ, chấn thương tinh thần trước những điều phi lí của xã hội. Trong Thằng điên và quỷ sứ, kiểu nhân vật này thể hiện rõ nhất qua hình ảnh bác sĩ Sebuếc Dôntan. Mảnh vỡ là khuynh hướng sáng tác tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Đơn giản bởi mảnh vỡ chính là bản thể của hiện tồn hậu hiện đại” [68;205]. Ngôn ngữ mất chức năng giao tiếp, ngôn ngữ vô nghĩa, vô hồn, ngôn ngữ bất lực là những đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật David Lurie trong tác phẩm Ruồng bỏ, tác phẩm của nhà văn Nam Phi đoạt giải Nobel năm 2003 mà Nguyễn Thị Ngọc Thủy đã chỉ ra trong bài viết Về “mảnh vỡ ngôn ngữ” của David Lurie trong “Ruồng bỏ” của J.M. Coetzee. Những kiểu loại ngôn ngữ đối thoại đó, tác giả cho rằng “Chúng tôi gọi kiểu ngôn ngữ đối thoại này là ngôn ngữ có tính chất mảnh vỡ.” David Lurie mặc dù biết ba thứ tiếng nhưng cuối cùng ấp úng không thể sử dụng được ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình. “Ông hoàn toàn mất khả năng diễn đạt cho người khác hiểu tâm trạng ngổn ngang và những suy nghĩ của mình về bản chất thật của cái mà người ta gọi là nỗi nhục nhã ông đang mắc phải. Hơn ai hết, một giáo viên dạy thông tin như ông hiểu rằng ngôn ngữ đang bị “sáo, mòn như bị mối ăn ruỗng từ bên trong”. Chỉ còn các đơn âm là còn nghe thấy, thậm chí nghe cũng không hết” [68;220]. Kiểu ngôn ngữ vô hồn đó thể hiện sự mất niềm tin và đứt vỡ trong tâm hồn con người. 19 Lê Huy Bắc trong bài Trung tâm – ngoại biên: vua thất thế, sãi làm vua (website: phongdiep.net) phân tích tính mảnh vỡ, vô thức trong đời sống hậu hiện đại và tính chất trò chơi của ngôn ngữ, sự dao động của trung tâm – ngoại biên – một quy luật của tồn tại lịch sử trong tác phẩm của Đặng Thân: “Cái ‘ngoại biên’ hiện nay là ngoại biên hậu hiện đại (hoặc giả tất cả mọi ngoại biên trong lịch sử đều là ngoại biên hậu hiện đại?). Tác phẩm hậu hiện đại tiêu biểu tại thời điểm này chính là 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] của Đặng Thân. Người đọc có thể tìm thấy ở đây vô vàn điều “khác biệt” với tư duy tiểu thuyết Việt đương thời và trước đó. Cấu trúc sách cho thấy thân phận của một môn đồ trung thành của mảnh vỡ trí tuệ, mảnh vỡ internet. Những mảnh vỡ vô chủ, vô đích, trôi dạt trên sự sống theo những ngẫu nhiên, nhưng vẫn không thiếu những biểu tượng, ẩn dụ về một gái Việt nạ dòng lang chạ với đủ phường đàn ông vì sự thông minh, lãng mạn nhưng nhẹ dạ, vì đam mê xác thịt nhưng lại muốn làm giàu, vì một lí tưởng vật chất nhưng lại nghiêng ngả trước những cám dỗ đồi bại đội lốt tinh thần cao cả bởi nhiều kẻ đốn mạt, trục lợi thâm hiểm... Theo đó, với lối tư duy trác tuyệt của mình, Đặng Thân đã biến ngôn ngữ thành phi ngôn ngữ, biến khả năng giao tiếp thành thảm họa, biến lịch sử thành hư cấu và hư cấu thành lịch sử, biến khoa học thành trò chơi, biến chuyện tình yêu thành xác thịt và xác thịt thành tình yêu, biến bạn thành thù và thù thành bạn, biến nhà thông thái thành kẻ ngốc và kẻ ngốc thành thông thái, biến tri thức thành phản tri thức, biến vĩ nhân thành cuồng nhân ngay trong chính “cái vĩ” của mình... Một cái nhìn đa diện, đầy chất chơi về cuộc đời như thế đã cho thấy sự bất an về bản thể, về hành trình sống của nhân loại. Một bất an ngẫu nhiên, không xuất phát từ thực tại mà dường như tự khi cái được gọi là trái đất hình thành và khi cái được gọi là con người ra đời”. Tác giả Nguyễn Hưng Quốc trong bài: Các lí thuyết phê bình văn học (chuyên đề Chủ nghĩa hậu hiện đại), đưa ra nhận xét sau: “Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn đặt trên nền tảng chủ nghĩa duy lý của Descartes và gắn liền với phong trào Khai Sáng, nhấn mạnh vào lý trí, khoa học, kỹ thuật và những sự tiến bộ theo hướng tuyến tính; chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với chủ nghĩa hậu cấu trúc, đề cao tính bất định, tính đứt đoạn, tính đa dạng và tính phân 20 mảnh. Chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương phi tâm hoá (de – centring), do đó, chấp nhận những sự lắp ghép ngẫu nhiên (collage) và những sự nhại lại (pastiche), chấp nhận sự kết hợp lỏng lẻo giữa các thành tố trong tác phẩm như những thủ pháp nghệ thuật quan trọng. Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn hoàn toàn hướng đến tương lai, cổ vũ các cuộc cách mạng, khuyến khích mọi hành vi phủ định và phản kháng, chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp cái nhìn về tương lai với một chút hoài niệm đối với quá khứ, kết hợp dễ dàng giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và sự cách tân” [153]. Như thế, mảnh vỡ là một trong những phạm trù trung tâm của của lí thuyết phê bình hậu hiện đại. Các nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước đã sử dụng rộng rãi khái niệm này để khảo cứu tác phẩm văn chương hậu hiện đại. Nhưng quả đúng như tinh thần hậu hiện đại, mỗi người sử dụng mỗi kiểu và chưa có ai quy tụ thành khái niệm cụ thể. Chúng tôi nhận thấy, cũng chưa có ai chỉ ra đặc trưng của ngôn ngữ hậu hiện đại là ngôn ngữ mảnh vỡ, mặc dù họ có thể phân tích rất kỹ các biểu hiện của nó. Từ tất cả những quan điểm và cách sử dụng trên, chúng tôi dựa vào đó để xác lập khái niệm “ngôn ngữ mảnh vỡ” ở chương hai. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TONI MORRISON 1.2.1. Nghiên cứu về Toni Morrison trên thế giới Với sự nổi tiếng của mình, Toni Morrison được nghiên cứu hầu như là rộng khắp thế giới, công việc đó vẫn đang tiếp diễn. Đến nay, việc thống kê có bao nhiêu công trình nghiên cứu về bà gần như là không thể, kể cả việc hiểu thấu đáo tác phẩm của bà vẫn là thách thức lớn đối với nhiều thế hệ nghiên cứu. Xuất phát từ Việt Nam, nơi văn học Mỹ và Toni Morrison chưa được nghiên cứu nhiều, thì đối với chúng tôi, việc tập hợp tài liệu tham khảo quả là không dễ. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu tiểu thuyết Morrison, chúng tôi thấy các khuynh hướng tiếp cận các tiểu thuyết của bà chủ yếu là: Phê bình nữ quyền, phê bình hậu hiện đại, phê bình phân tâm học, tiếp cận từ góc độ văn hoá, lịch sử… tập trung vào các vấn đề sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất