Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng vi...

Tài liệu Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng việt)

.PDF
104
2124
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ----------------------- THẠCH THI TỪ 石诗慈 Ngôn Ngữ mạng của thanh thiếu niên Trung Quốc hiện nay (Có liên hệ với tiếng Việt) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ----------------------- THẠCH THI TỪ 石诗慈 Ngôn Ngữ mạng của thanh thiếu niên Trung Quốc hiện nay (Có liên hệ với tiếng Việt) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS. Nguyễn Văn Chính HÀ NỘI - 2015 GS.TS. Đinh Văn Đức LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự dẫn dắt của PGS.TS. Nguyễn Văn Chính. Các ngữ liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố tại các công trình khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2015 Thạch Thi Từ LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn khoa Ngôn ngữ học, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tại khoa. Trân trọng -2- MỤC LỤC Phần I : Mở đầu ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4 2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................. 4 4. Nhiệm vụ:................................................................................................................ 4 4.1. Chỉ rõ các đặc trưng của ngôn ngữ mạng tiếng Hán ..................................... 4 4.2. Khảo sát, mô tả các phương thức tạo từ ngữ thường gặp trong ngôn ngữ mạng tiếng Hán..................................................................................................... 4 4.3. Liên hệ với ngôn ngữ mạng tiếng Việt .......................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 5 6. Bố cục của luận văn: ............................................................................................... 5 Phần II: Nội dung...................................................................................................... 6 Chương 1. Những nội dung về ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán hiện nay.......... 6 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 6 1.2. Khái niệm ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán ........................................................ 7 1.3. Nguyên nhân ra đời ngôn ngữ mạng.................................................................... 9 1.3.1. Ngôn ngữ mạng xét về mặt văn hóa ......................................................... 10 1.3.1.1. Địa vị /vị thế văn hóa thể hiện trong từ vựng mạng ....................... 11 1.3.1.2. Định tính văn hóa của từ vựng mạng .............................................. 13 1.3.2. Ngôn ngữ mạng xét về mặt xã hội ........................................................... 15 1.3.2.1. Động cơ tương tác trong siêu không gian và cộng đồng ................ 17 1.3.2.2. Động cơ quyền lực trong xã hội biểu tượng giả tạo ....................... 18 1.3.2.3. Động cơ khoe khoang thành tích, thích thay đổi vai ...................... 19 1.3.3. Ngôn ngữ mạng xét về mặt tâm lý ........................................................... 20 1.3.3.1. Tâm lý tự giấu kín và lập dị ............................................................ 21 1.3.3.2. Dùng hình tượng sinh động trong biểu đạt tình cảm, ý chí ............ 21 1.3.3.3. Bắt chước theo số đông/ theo tâm lý đám đông.............................. 23 1.3.3.4. Giải trí dưới hình thức bôi nhọ để thỏa mãn hiếu kỳ ...................... 24 Tiểu kết: .................................................................................................................... 26 -3- Chương 2. Những đặc điểm và phương thức tạo từ ngữ của ngôn ngữ mạng tiếng Hán .................................................................................................................. 27 2.1. Đặc điểm của ngôn ngữ mạng tiếng Hán ........................................................... 27 2.1.1. Tính sáng tạo ............................................................................................ 27 2.1.2. Tính uyển chuyển ..................................................................................... 31 2.1.3. Đặc trưng châm biếm và hài hước............................................................ 32 2.1.4. Tính phi chính thức .................................................................................. 33 2.1.5. Tính có chứng cứ ...................................................................................... 34 2.1.6. Tính khả biến ............................................................................................ 35 2.2. Phương thức tạo từ ngữ của ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán ........................... 36 2.2.1. Phương thức tạo từ dựa theo đặc điểm ngữ âm ........................................ 36 2.2.1.1. Lớp từ ngữ được tạo theo lối hài âm............................................... 37 2.2.1.2. Lớp từ ngữ được tạo theo kiểu dịch âm .......................................... 38 2.2.1.3. Lớp từ ngữ được tạo theo phương thức hoà trộn (về ngữ âm) ....... 39 2.2.2. Phương thức tạo từ ngữ bằng biện pháp tu từ .......................................... 40 2.2.2.1. Biện pháp so sánh, ví von ............................................................... 41 2.2.2.2. Biện pháp bắt chước ....................................................................... 41 2.2.2.3. Phương thức hoán dụ ...................................................................... 44 2.2.3. Phương thức tạo từ ngữ theo từ pháp học ................................................ 45 2.2.3.1. Biện pháp phụ gia ........................................................................... 45 2.2.3.2. Phương thức lặp .............................................................................. 45 2.2.4. Biện pháp tạo từ ngữ theo Cú pháp học ................................................... 46 2.2.4.1. Từ ngữ được tạo theo kết cấu đẳng lập ........................................... 46 2.2.4.2. Từ ngữ được tạo theo kết cấu chính phụ......................................... 47 2.2.4.3. Từ ngữ được tạo theo kết cấu trần thuật ......................................... 48 2.2.4.4. Từ ngữ được tạo theo kết cấu động bổ ........................................... 49 2.2.4.5. Từ ngữ được tạo theo kết cấu động tân........................................... 50 2.2.5. Các phương thức tạo từ ngữ khác............................................................. 50 2.2.5.1. Phương thức tượng hình ................................................................. 50 2.2.5.2. Phương thức chiết tự (tách rời chữ) ................................................ 52 2.2.5.3. Phương thức viết tắt ........................................................................ 55 Tiểu kết: ................................................................................................................... 56 -4- Chương 3. Ngôn ngữ mạng tiếng Hán trong liên hệ với tiếng Việt .................... 57 3.1. Những điểm tương đồng .................................................................................... 57 3.1.1. Tương đồng về xuất xứ của ngôn ngữ mạng ............................................ 57 3.1.2. Tương đồng về Ngữ dụng học .................................................................. 60 3.1.2.1. “Trung ngữ cảnh” trong Internet có sự thiếu hụt ............................ 60 3.1.2.2. Thiếu hụt các yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm trong giao tiếp mạng ... 61 3.1.2.3. Với giao tiếp mạng thông tin truyền đi đã vượt qua rào cản về thời gian và không gian ................................................................................ 62 3.1.2.4. Với Internet môi trường giao tiếp và chủ thể giao tiếp đều là ảo ... 62 3.1.3. Tương đồng về tri nhận ............................................................................ 62 3.1.4. Tương đương về phương thức tạo từ ngữ mạng ....................................... 65 3.1.4.1. Cùng chịu ảnh hưởng tiếng Anh, tạo ra mã ngôn ngữ bị pha trộn .... 65 3.1.4.2. Cùng chịu ảnh hưởng phát âm của phương ngữ vùng miền ........... 66 3.1.4.3. Cùng chịu ảnh hưởng nhại giọng trẻ con ........................................ 68 3.2. Những điểm khác biệt ........................................................................................ 69 3.2.1. Khác về hình thức biến dị của ngôn ngữ mạng ........................................ 69 3.2.2. Khác về bắt chước kiểu câu ...................................................................... 76 3.2.2.1. Bắt chước kiểu câu - Theo kiểu định nghĩa .................................... 76 3.2.2.2. Bắt chước kiểu câu - Theo kiểu thời sự hot .................................... 77 3.2.2.3. Bắt chước kiểu câu - Theo kiểu lời bài hát ..................................... 78 3.2.2.4. Bắt chước kiểu câu - Theo kiểu tác phẩm phim ............................. 79 3.2.2.5. Bắt chước kiểu câu - Theo kiểu văn thể thịnh hành ....................... 80 3.2.2.6. Bắt chước kiểu câu - Tự sáng tạo.................................................... 81 3.2.3. Khác biệt về thời của ngôn ngữ mạng ...................................................... 81 3.2.4. Khác về chữ viết nhầm của ngôn ngữ mạng ............................................ 82 3.3. Một số vấn đề về giao thoa ngôn ngữ mạng Hán-Việt ...................................... 86 3.3.1. Khái niệm giao thoa ngôn ngữ ................................................................. 86 3.3.2. Biểu hiện của giao thoa ngôn ngữ mạng Hán-Việt .................................. 86 3.3.2.1. Ý nghĩa của những từ được vay mượn sẽ lệch khỏi ý nghĩa của từ gốc............................................................................................................ 86 3.3.2.2. Thay thế ý nghĩa .............................................................................. 88 3.2.3. Những ảnh hưởng qua lại của ngôn ngữ mạng Hán-Việt ......................... 90 Tiểu kết: ................................................................................................................... 90 -5- Phần III. Kết luận ................................................................................................... 91 Thư mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 92 Tài liệu tiếng Việt: .............................................................................................. 92 Tài liệu tiếng Hán: .............................................................................................. 92 -6- Phần I : Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Bước vào thời @, mạng xã hội trở thành một công cụ hữu hiệu trong trao đổi thông tin. Cùng với sự phát triểm của công nghệ thông tin, giao tiếp qua mạng đang trở thành hình thức giao tiếp mới nhất và sự ảnh hưởng của nó đang ngày càng rõ rệt hơn trong đời sống xã hội. “Báo cáo thống kê tình hình phát triển Internet Trung Quốc lần thứ 31” do Trung Tâm thông tin Internet Trung Quốc (CNNIC) đưa ra ngày 15/01/2013 cho biết số người sử dụng mạng tại Trung Quốc vào thời điểm thống kê đã là 0.564 tỷ người, một con số lớn như vậy cho thấy tốc độ tăng lên rất nhanh của cộng đồng cư dân này. Một trong số nhiều lý do cho sự tồn tại và phát triển ngôn ngữ mạng chính là tính tiện dụng, nhanh chóng trong giao tiếp mạng. Internet dần trở thành môi trường “lý tưởng” để sản sinh và truyền bá các từ ngữ mới. “Từ ngữ mạng” được sinh ra nhiều đến mức có thể làm người ta rối mắt, nhưng ở một góc độ nào đó lại cho thấy sức sáng tạo của các thành viên cộng đồng. So với ngôn ngữ „chuẩn mực truyền thống‟ ngôn ngữ mạng thường mang đặc trưng sinh động, dí dỏm, hài hước, cá tính nổi bật, lan truyền nhanh chóng, có thể gọi mạng là “địa bàn thí nghiệm ngôn ngữ” nơi người ta có thể kiểm tra sức sinh sản từ ngữ cũng như độ bền vững của chúng. Xuất hiện trên mạng Internet nhưng phạm vi sử dụng của nhiều từ ngữ mới đã vượt quá phạm vi Internet từng bước lan truyền sang những phương tiện thông tin đại chúng truyền thống như báo chí, TV, v.v, và thâm nhập vào cuộc sống giao tiếp thường nhật góp làm giàu thêm vốn từ vựng toàn dân. Internet (mạng) theo quan niệm chính thống, đó là một môi trường không gian giao tiếp ảo nhưng qua thực tiễn sử dụng, nó không đơn thuần là không 1 gian hư cấu nữa. Ngôn ngữ „mạng‟ sản sinh, lưu hành là vì nhu cầu trao đổi thông tin, đồng thời qua ngôn ngữ mạng chúng ta cũng có thể phát hiện ra một khía cạnh văn hóa (văn hóa mạng). Sự xuất hiện của ngôn ngữ mạng ban đầu có thể chỉ là một cách thức muốn nâng cao tốc độ chat hoặc do một kiểu phản ứng tức thời khi có nhu cầu nào đó của cư dân mạng khi họ có trong tay những phương tiện, những sản phẩm IT. Đến nay, với cách nhìn cởi mở, có thể nói: ngôn ngữ mạng đang tồn tại như một thực tế cần được chấp nhận, tìm hiểu, lý giải và quản trị chúng. Để có được cách nhìn nhận này, ngôn ngữ mạng cũng đã trải qua không ít những cách đánh giá mang tính thiên kiến. Ban đầu, người ta thường có thái độ phản đối với lý do rằng ngôn ngữ mạng không tuân thủ các quy tắc, quy phạm của ngôn ngữ chuẩn mực, tính trong sáng không được đề cao trong ngôn ngữ mạng... vì vậy cần loại bỏ thứ ngôn ngữ này. Nay, ngôn ngữ mạng đã dành được một mức độ quan tâm nào đó của xã hội và của một số cấc nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Điều đó cho thấy thái độ của cả xã hội đối với ngôn ngữ mạng có một quá trình chuyển biến từ “phản đối” sang “lưu tâm nghiên cứu”. Sự thịnh hành trên thị trường sách Trung Quốc một số cuốn từ điển tập hợp từ ngữ mạng trong những năm gần đây có thể được coi như minh chứng của thái độ quan tâm đến loại ngôn ngữ này. Các cuốn từ điển loại này có thể kể đến: “Từ điển mạng Anh-Hán” (NXB Văn hiến khoa học kỹ thuật Thượng Hải, 2002), “Từ điển mạng Anh-Hán Mới ”(NXB Công nghiệp Quốc Phòng, 2006), “Từ điển ngôn ngữ mạng Tân Hoa”(NXB Thương vụ, 2012), “Từ điển mới của mạng” (NXB Thế giới mới, ngày 2012) v.v. Cuối mỗi năm, cư dân mạng Trung Quốc cũng thường tổng kết lại những từ ngữ, những câu nói thịnh hành trong năm rồi phát tán qua mạng để cộng đồng cư dân mạng cùng đọc giải trí. 2 Từ ngữ mới sau khi ra đời sẽ trải qua một quá trình tái sàng lọc của cộng đồng. Nếu chúng thích ứng, phù hợp chúng sẽ tìm được „vị trí‟ trong hệ thống ngôn ngữ mà chúng đang tồn tại, ngược lại nếu chúng không phù hợp, không tìm được chỗ đứng, như một quy luật, chúng sẽ bị đào thải ra khỏi hệ thống ngôn ngữ. Các từ ngữ mạng cũng vậy, một số đơn vị có thể tồn tại trong một vài năm, một số đơn vị có tuổi thọ ngắn hơn, chỉ vài ba tháng đã bị loại bỏ nhưng có những đơn vị (từ ngữ) đã có được một đời sống lâu dài được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận coi như là một yếu tố của ngôn ngữ chuẩn mực mà quên mất nguồn gốc “mạng” của chúng. Ở Trung Quốc, lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ mạng chưa thực sự phải đã là lâu nhưng từ chỗ ít quan tâm, nay cũng đã có một số nghiên cứu khá chuyên sâu, thậm chí, các nhà Hán ngữ đã mạnh dạn đề xuất một hướng tiếp cận riêng cho ngôn ngữ mạng với sự đề xuất môn Ngôn ngữ học mạng. Môn học này được giáo sư Chu Hải Trung một học giả nổi tiếng của Trung Quốc đưa ra trong bài “Một môn khoa học ngôn ngữ mới - Ngôn ngữ học mạng”. Tiếp sau sự đề xuất này là sự chú ý, ủng hộ của một số nhà nghiên cứu thế giới như Santiago Posteguillo (2003) đã trình bày và phân tích ngôn ngữ học mạng một cách toàn diện và có hệ thống trong “Ngôn ngữ học mạng: ngôn ngữ, lời nói và tư duy của Internet” hay Giáo sư David Crystal cũng đã viết bài “Phạm vi ngôn ngữ học mạng” thảo luận về vấn đề Internet và thông tin kỹ thuật có ảnh hưởng tới ngôn ngữ như thế nào. Ngôn ngữ học mạng hiện nay đã trở thành một vấn đề rất đáng quan tâm. Hướng tiếp cận này đang từng bước hoàn thiện các luận điểm lý luận và phương pháp, thủ pháp nghiên cứu đặc thù. Từ ngữ mạng từ cách thức cấu tạo, phạm vi, quy luật sử dụng, phương thức truyền bá đều có nhiều sự khác biệt ít nhiều với từ vựng truyền thống. Chủ nhân đầu tiên của ngôn ngữ mạng, có thể nói là thế hệ trẻ (thanh thiếu niên), Tính ngắn gọn, linh hoạt, mới lạ khiến chúng được cộng đồng mạng ưa chuộng 3 và nhân rộng. Tìm hiểu từ ngữ mạng Trung Quốc, nhìn nhận chúng như một biểu hiện năng động, sáng tạo của lớp trẻ rồi liên hệ với ngôn ngữ mạng tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt ngôn ngữ mạng của giới trẻ hai nước chính là động lực để chúng tôi đi vào thực hiện đề tài luận văn này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ mạng chat giữa tiếng Hán và tiếng Việt. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Ngôn ngữ mạng giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong chat boxes và tin nhắn của điện thoại di động. 3. Mục đích nghiên cứu: * Luận văn được tiến hành nhằm mục đích cho thấy rõ sự tồn tại và lưu hành của ngôn ngữ mạng là một hiện tượng khách quan. Ngôn ngữ mạng ra đời nhằm thực hiện chức năng giao tiếp trên mạng. * Chỉ rõ một số tác nhân xã hội khiến ngôn ngữ mạng ra đời, tồn tại và phát triển. * Mô tả các phương thức tạo từ ngữ phổ biến trên ngôn ngữ mạng. * Bước đầu chỉ ra một số tương đồng, khác biệt trong từ ngữ mạng Trung Quốc và Việt Nam. 4. Nhiệm vụ: 4.1. Chỉ rõ các đặc trưng của ngôn ngữ mạng tiếng Hán 4.2. Khảo sát, mô tả các phương thức tạo từ ngữ thường gặp trong ngôn ngữ mạng tiếng Hán 4.3. Liên hệ với ngôn ngữ mạng tiếng Việt 4 5. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp mô tả: Được sử dụng để mô tả các đặc điểm của ngôn ngữ mạng tiếng Hán * Phương pháp so sánh đối chiếu: Được sử dụng với mục đích làm rõ các điểm tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ mạng tiếng Hán trong so sánh với tiếng Việt * Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Được sử dụng trong việc phân tích , mô tả nghĩa của các từ ngữ mạng tiếng Hán và tiếng Việt 6. Bố cục của luận văn: Luận văn được thiết kế làm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung gồm ba chương. Chương 1. Những nội dung về ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán hiện nay Chương 2. Những đặc điểm và phương thức tạo từ ngữ của ngôn ngữ mạng tiếng Hán Chương 3. Ngôn ngữ mạng tiếng Hán trong liên hệ với tiếng Việt 5 Phần II: Nội dung Chương 1. Những nội dung về ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán hiện nay 1.1. Đặt vấn đề Mặc dù gọi là ngôn ngữ mạng, nhưng mà nó không phải là một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Chữ viết và ngữ âm của ngôn ngữ mạng chủ yếu là chữ Hán hoặc là những ký hiệu mà mọi người đều đã hiểu biết, quy tắc ngữ pháp vẫn tuân theo quy tắc ngữ pháp tiếng Hán. Đặc điểm nổi bật nhất của nó là hệ thống từ vựng có những điểm khác biệt, nhiều khi trái ngược (đến mức hoàn toàn) với hệ thống từ vựng tiêu chuẩn. Hệ thống ngôn ngữ luôn vận động phát triển, sự vận động phát triển xảy ra đồng đều trên các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, trong đó vận động biến đổi nhanh nhất chính là từ vựng. Sự vận động của hệ thống từ vựng trong mọi ngôn ngữ vừa có nguyên nhân nội tại lại vừa chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài mà sự vận động, thay đổi của xã hội là một trong những tác nhân chủ yếu. Có thể nói, mọi sự biến đổi trong xã hội đều được phản ánh trong ngôn ngữ nói chung, trong từ vựng nói riêng. Từ vựng chính là bộ phận có phản ứng sớm nhất, là tấm gương ghi nhận sớm nhất, nhanh nhất sự biến động xã hội. Từ vựng mạng chính là minh chứng điển hình thực tế này. Ngôn ngữ mạng là sản phẩm của sự phát triển Internet. Trong không gian hư cấu, Internet ngày càng phổ biến. Với không gian ảo này, phương thức biểu đạt tư tưởng và tình cảm của những người sử dụng mạng cũng có sự khác biệt với thói quen, cách thức sử dụng ngôn ngữ của con người trong cuộc sống hiện thực, Với mạng, người ta có thể sáng tạo ra nhiều từ ngữ (với người Trung Quốc là „tự‟ (chữ)) mới lạ, Chính vốn từ ngữ mới lạ này đã dần trở thành một nét đặc sắc, tiêu biểu của ngôn ngữ mạng. 6 Tính mới, tính khác biệt của ngôn ngữ mạng trong Hán ngữ lớn đến mức, đối với những người sử dụng tiếng Hán là tiếng mẹ đẻ nếu chưa từng tiếp xúc với ngôn ngữ mạng thì họ không hiểu được ngôn ngữ mạng mặc dù các quy tắc ngữ âm và ngữ pháp vẫn là của tiếng Hán. Lý do ở đây là do hệ thống từ vựng ngôn ngữ mạng mang tính khác biệt. 1.2. Khái niệm ngôn ngữ mạng trong tiếng Hán Cho đến nay, một định nghĩa chính xác thế nào là ngôn ngữ mạng vẫn chưa được đưa ra những quan điểm chung đều cho rằng ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ “tự nhiên” của cộng đồng sử dụng Internet. 1.2.1. Ngôn ngữ mạng theo cách hiểu rộng nhất là tất cả hình thức ngôn ngữ có liên quan đến mạng, gồm thuật ngữ chuyên môn, từ ngữ thường dùng, từ ngữ mới và cả những ký hiệu thị giác. Một cách cơ bản, ngôn ngữ mạng được chia thành hai bậc: Bậc cơ sở (ngôn ngữ mạng cơ sở) và bậc giao tiếp (ngôn ngữ mạng giao tiếp). Ngôn ngữ mạng cơ sở chỉ những thuật ngữ chuyên dùng cho máy tính và Internet. Ví dụ như: thùng máy, màn hình, ổ cứng, con chuột, cửa sổ, hộp thoại, menu, virus v.v, những từ này đều được định nghĩa rõ ràng, thống nhất. Trong vốn từ vựng tiêu chuẩn chúng được tập hợp trong hệ thuật ngữ chuyên dụng hoặc thuật ngữ khoa học kỹ thuật, những từ này vừa là cơ sở giao tiếp mạng, vừa là cơ sở của ngôn ngữ mạng để sinh ra những từ mới. Ngôn ngữ mạng giao tiếp chủ yếu để chỉ loại ngôn ngữ được sử dụng khi chủ thể giao tiếp A giao tiếp với chủ thể giao tiếp B trên mạng, môi trường giao tiếp gồm: diễn đàn BBS và chat boxes, Email, hội thoại trên mạng v.v. Những hình thức giao tiếp này có nhiều loại, phạm vi liên quan rất rộng, ngoài những từ, ngữ trong ngôn ngữ tiêu chuẩn như hệ thống từ xưng hô, các từ chỉ hành vi, từ tình thái ra, còn có những từ ngữ không có trong giao tiếp thực tế (ngoài mạng), như hệ ký hiệu biẻu thị nét mặt, đại ngữ bằng số, từ viết 7 bǎnzhǔ tắt v.v, Ví dụ: càiniǎo 版 主 Bản Chủ (có nghĩa là “chủ thớt”), 菜 鸟 Thái Điểu (từ guànshuǐ xưng hô), 灌 水 Rót Nước (từ chỉ động tác), CC (có nghĩa là “hix hix” từ tình thái), ^ _ ^, : -) (ký hiệu nét mặt), 7456 (có nghĩa là “tức hết cả người”), 886 (có nghĩa là “tạm biệt” đây là đại ngữ bằng số), 3Q, 3X (có nghĩa là “Thanks - cảm ơn” từ viết tắt). Cũng có một số học giả chia ngôn ngữ mạng (theo nghĩa rộng) thành ba loại: Một là thuật ngữ chuyên môn mạng, Ví dụ: phần cứng, phần mềm, phòng chat, mạng máy tính cục bộ (LAN), tường lửa, trình duyệt, web v.v. Hai là vốn từ vựng đặc biệt có liên quan với mạng, Ví dụ như: Chính phủ điện tử, cổ phiếu khái niệm Trung Quốc, không gian ảo, xa lộ thông tin v.v. Ba là những từ thường dùng và ký hiệu mà cư dân mạng dùng ở trong jī dòng pāizhuān gōng jī phòng chat và BBS, Ví dụ như: 鸡 冻 Kê Động, 拍 砖 đập gạch, 公 鸡gà dōngdōng jiàng zǐ trống, 东 东 Đông Đông, 酱 紫Màu Đỏ Tím v.v. 1.2.2. Ngôn ngữ mạng theo nghĩa hẹp đơn thuần được dùng để chỉ ngôn ngữ mạng giao tiếp, nó tương ứng với loại thứ ba trong cách chia ngôn ngữ mạng thành ba loại vừa nêu trên. Tức là ngôn ngữ mà cư dân mạng đang sử dụng trong môi trường văn hóa mới gắn với sự ra đời, phát triển của mạng. Ngôn ngữ mạng được tìm hiểu trong luận văn được giới hạn chủ yếu ở ngôn ngữ mạng giao tiếp, tức là những từ ngữ thường dùng trong phòng chat và BBS, chủ yếu gồm những từ thường dùng mang ý nghĩa mới khi được đưa vào phòng chat trên mạng và BBS. 8 Từ vựng mạng là độc quyền của mạng, là hình thức biểu hiện tư tưởng và tâm lý một cách trực tiếp của cư dân mạng. Nó vừa là công cụ của tư duy, vừa là „vật liệu‟ chủ yếu để giao tiếp. Ngôn ngữ mạng là một hình thức/kiểu đặc thù của phương ngữ xã hội, trong quá trình phái sinh ngữ nghĩa và tìm kiếm sự phối trộn giữa ngôn ngữ và văn hóa (như hệ quả nảy sinh từ sự tiếp xúc, hòa trộn giữa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc), dung lượng văn hóa trong nghĩa từ ngày càng nổi trội. Sự ra đời của ngôn ngữ mạng đã cho thấy sự vận động của văn hóa có thể là động cơ của sự phát triển xã hội. Từ vựng mạng ngắn gọn rõ ràng, hình tượng sinh động, cá tính kỳ lạ, chứa đựng những chỉ tố thể hiện sự sành điệu, có sự khác biệt rất lớn với từ vựng ngoài mạng. 1.3. Nguyên nhân ra đời ngôn ngữ mạng Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, sự thay đổi xã hội được phản ánh trong biến đổi ngôn ngữ (chủ yếu thay đổi từ vựng). Sự ra đời của mạng khiến cuộc sống con người thay đổi thần tốc, nó mang đến một phương tiện và cách thức giao tiếp nhanh nhạy. Với mạng, ngôn ngữ mạng có điều kiện, môi trường nảy sinh và chúng tác động trở lại cuộc sống của con người. Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu sự biến động chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa xã hội. Diện mạo từ vựng ở một thời kỳ nhất định là sự phản ánh cuộc sống và phương thức tư duy của con người trong thời kỳ đó. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, Internet ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Internet có ưu thế thuận tiện, nhanh chóng, dung lượng thông tin phong phú v.v khiến cho con người ưu tiên chọn nó để làm phương thức giao lưu hoặc thu thập, trao đổi thông tin. Sự xuất hiện của mạng cũng khiến cho ngôn ngữ vận động sản sinh ra những từ ngữ mới. Bởi ngôn ngữ là sản phẩm của xã hội, ngôn 9 ngữ là sản phẩm của sự phát triển thời đại, nên mỗi khi đời sống xã hội xuất hiện những sự vật, hiện tượng mới , quan niệm mới v.v đều cần ngôn ngữ để thể hiện. Qua không gian mạng, Phương thức giao tiếp mặt đối mặt kiểu truyền thống giữa những người tham gia giao tiếp không tồn tại nữa. Với mạng, giao tiếp chỉ gói gọn thông qua việc gõ bàn phím, không còn sự trợ giúp của ngôn ngữ thân thể (Body Language), nét mặt và hình tượng bề ngoài, Khi trao đổi với nhau trên mạng, người giao tiếp hoàn toàn nhờ vào các đơn vị từ vựng mà họ tự lưa chọn để biểu đạt tư tưởng hoặc tình cảm của mình, cho nên, mọi người đã học được cách làm thế nào để sử dụng vốn từ vựng hữu hạn để biểu đạt bản thân mình sao cho tốt nhất, chuẩn nhất và nhanh nhất, vừa hiệu quả, lại chuyển tải được đầy đủ các sắc thái tình cảm như hóm hình, phẫn nộ hoặc vui vẻ. Chính điều vừa nêu đã khiến ngôn ngữ dùng để giao lưu trên mạng có đặc trưng đặc biệt so với ngôn ngữ truyền thống . Trong cộng đồng sử dụng mạng, thanh thiếu niên là một tập thể năng động nhất, có cống hiến cho kho từ vựng mạng. Họ thích chat ở trên mạng, bởi vì phương thức chat này cùng lúc có thể giao lưu với nhiều người, với họ, đây là một phương thức hiệu quả và nhanh chóng nhất để kết giao bạn bè. Trong quá trình gõ bàn phím, các từ ngữ mới, các cách dùng mới được sinh ra. Những từ mới và cách dùng mới phần nhiều được “tắt hóa” từ nguyên dạng, bởi vì tạo từ theo kiểu tắt hóa như thế có thể tiết kiệm số lần gõ bàn phím, nâng cao hiệu suất chat trên mạng. 1.3.1. Ngôn ngữ mạng xét về mặt văn hóa Trong ngôn ngữ có sự tích lũy và sự lắng đọng của văn hóa. Giữ sự tao nhã, súc tích và mỹ cảm, tránh thô tục và quá thẳng thắn được coi là cách giao tiếp mang tinh thần văn hóa Hán. Trong ngôn ngữ mạng, chúng ta thường 10 xuyên cảm nhận được sự chi phối của văn hóa truyền thống. Trong “Lời mở đầu tu từ học”, Vương Hy Kiệt viết: “Sáng tạo từ vựng mới là một nghệ thuật, bời vì ngoài yêu cầu cơ bản là phải phù hợp với quy luật cấu tạo từ tiếng Hán, nó còn phải phản ánh cá tính, đặc trưng của sự vật. Phải thể hiện được hình tượng mà sự vật vốn có, phải gửi gắm được sắc thái tình cảm của người đặt tên đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của dân tộc trong thời đại ngày nay.” [ 34, 141] Sự tồn tại khách quan của từ vựng mạng nếu chỉ đơn thuần nhìn từ góc độ xã hội, nó ra đời chủ yếu là để phục vụ nhu cầu nào đó của con người hiện đại. Trong một xã hội mà các giá trị thẩm mỹ được phát huy tự do, một lúc nào đó con người (giới trẻ) nảy sinh đòi hỏi thóat khỏi văn hóa truyền thống. Nhịp sống khẩn trương, thực dụng của thời đại hậu công nghiệp có một sự liên hệ, ràng buộc vô hình với tinh thần và tâm hồn của con người. Từ vựng mạng sinh từ một không gian hư cấu và lấy “giao lưu” làm một trong những chức năng cơ bản, ngay từ khi sinh ra chúng đã mang „hơi thở‟ xã hội đồng thời lại có sự ghi dấu văn hóa của cá thể sáng tạo, cho nên, giữa từ vựng mạng và văn hóa có một mối liên hệ cơ hữu bền chặt. Đứng từ góc độ văn hóa, cần nhìn nhận ngôn ngữ mạng như thế nào? Trước tiên cần phải làm rõ “Vị thế Văn Hóa” và “Định tính văn hóa” trong ngôn ngữ mạng. 1.3.1.1. Địa vị /vị thế văn hóa thể hiện trong từ vựng mạng Trong “Ngôn ngữ học văn hóa” tác giả Hình Phúc Nghĩa viết: “Văn hóa là những phương thức sống chung của mọi thành viên trong xã hội kết tinh thành đặc trưng tâm lý, đạo đức, hành vi xã hội chuẩn mực”[17,8]. Văn hóa phản ánh những phương thức hoạt động, quan niệm sống của các cộng đồng xã hội hoặc dân tộc khác nhau, nó là căn cứ quan trọng nhất để phân biệt các cộng đồng xã hội hoặc địa vị Văn Hóa dân tộc khác nhau. Ngôn ngữ là một 11 trong những bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn hóa, ngôn ngữ tác động quan trọng đến sự phát triển của văn hóa. Đồng thời, ngôn ngữ lại chịu ảnh hưởng từ văn hóa, là tấm gương phản ánh “thực trạng văn hóa” của một nền văn hóa nào đó, là kết quả của quá trình xã hội hóa bản thể cá nhân. Cơ chế ngôn ngữ hoạt động giúp các cá nhân một mặt để nhận thức thế giới, nhận thức xã hội theo đường hướng nhận thức chung của toàn xã hội, mặt khác cũng giúp các cá nhân đưa dấu ấn cá nhân của mình vào xã hội, buộc xã hội từng bước chấp nhận biến cái cá nhân thành cái chung mang tính xã hội. Quá trình của xã hội hóa các đặc trưng cá nhân là một quá trình vận động không ngừng, điều này hàm ý rằng sự phát triển của địa vị văn hóa cá thể là có tính khả biến. Giả Quyên Quyên cho rằng: “Địa vị văn hóa” là một cộng đồng có cảm giác chấp nhận với thân phận ấy, tức là cảm giác chấp nhận văn hóa, gồm cả việc chấp nhận và được chấp nhận. Ngôn ngữ là ký hiệu quan trọng của địa vị văn hóa, sự định vị của địa vị văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp với sự xây dựng và phát triển của ngôn ngữ. Kramsch cho biết: “Ngôn ngữ của một thành viên cộng đồng xã hội có liên quan một cách tự nhiên với địa vị văn hóa của cộng đồng này”[17,8]. Trong mỗi hành vi nói năng, dù ở dạng nói hay viết đều có thể tìm thấy được dấu hiệu cho biết các đặc trưng văn hóa xã hội được người nói hoặc người viết tri nhận và thể hiện. Thông qua các biểu thức ngôn ngữ , cách thứcthể hiện, người nói đã chứng minh Trình độ văn hóa của mình. Thông qua các mô thức như giọng nói, từ ngữ, mô hình ngữ pháp và phong cách nói năng, người sử dụng ngôn ngữ tự định vị mình hoặc được xác nhận là thành viên của cộng đồng ngôn ngữ này hoặc cộng đồng ngôn ngữ kia. Sở dĩ từ vựng mạng có thể trở thành ký hiệu quan trọng của địa vị văn hóa chủ yếu là do hai nguyên nhân như sau: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan