Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong hai tiểu thuyết bến không chồng và dưới c...

Tài liệu Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong hai tiểu thuyết bến không chồng và dưới chín tầng trời của nhà văn dương hướng

.PDF
127
1131
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ NGUYÊN NGÔN NGƢ̃ ĐỐI THOẠI CỦ A NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BẾN KHÔNG CHỒNG” VÀ “DƢỚI CHÍ N TẦNG TRỜI” CỦA NHÀ VĂN DƢƠNG HƢỚNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ NGUYÊN NGÔN NGƢ̃ ĐỐI THOẠI CỦA NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BẾN KHÔNG CHỒNG” VÀ “DƢỚI CHÍ N TẦNG TRỜI” CỦ A NHÀ VĂN DƢƠNG HƢỚNG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS - TS HOÀ NG TRỌNG PHIẾN Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả phân tích , khảo sát nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thị Nguyên LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS .TS Hoàng Trọng Phiế n ,- người đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình và tạo những điều kiện tốt nhất có thể để tôi có cơ hội thực hiện và hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngôn ngữ học, phòng Quản lý khoa học và Sau đại học – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến cơ quan tôi đang công tác, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã cũng chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành được luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Thị Nguyên DANH MỤC VIẾT TẮT 1.BKC: Bế n Không Chồ ng 2. DCTT: Dƣới chin ́ tầ ng trời 3. BN: Bổ ngữ 4. VD: Ví dụ 5. D1, D2, D3, Dg: Danh tƣ̀ ngôi thƣ́ nhấ t , Danh tƣ̀ ngôi thƣ́ hai , Danh tƣ̀ ngôi thƣ́ ba, Danh tƣ̀ gô ̣p. 6. Đcđ: Đa ̣i tƣ̀ chỉ đinh ̣ 7. V: Vị từ 8. Vp: Vị từ phụ 9. Vck: Vị từ cầu khiến 10. Vnhck : vị từ ngôn hành cầu khiến 11.Vtck: vị từ tình thái cầu khiến 12. Ttt: Tiể u tƣ̀ tình thái 13. Tr.N: Trạng ngữ DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ TRONG LUẬN VĂN STT 1 2 3 4 5 6 Tên bảng Bảng thống kê số lƣợng và tỷ lệ các dạng thức cuộc thoại trong hai tiểu thuyết Bảng thống kê số lƣơ ̣ng nhân vâ ̣t trong hai tiể u thuyế t Bảng thống kê số lƣợng và tỷ lệ các kiểu câu trong các cuộc thoại Bảng thống kê số lƣợng và tỷ lệ các kiểu câu sử dụng hành động nói trực tiếp Bảng thống kê số lƣợng và tỷ lệ các kiểu câu sử dụng hành động nói gián tiếp Bảng thống kê số lƣợng và tỷ lệ chủ đề các cuộc thoại Trang 10 21 27 27 - 28 29 71 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài. ....................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 3 5. Đóng góp của luâ ̣n văn.............................................................................. 3 6. Bố cu ̣c luâ ̣n văn ......................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: NHƢ̃ NG KHÁI NIỆM CẦN YẾU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 5 1.1 Khái niệm hội thoại ................................................................................. 5 1.1.1 Đơn thoại......................................................................................... 6 1.1.2 Song thoại ....................................................................................... 7 1.1.3 Tam thoại ........................................................................................ 8 1.1.4 Đa thoại ........................................................................................... 9 1.2 Khái niệm cuộc thoại ............................................................................ 11 1.2.1 Cấu trúc chung của cuộc thoại ...................................................... 11 1.2.2 Các yếu tố cấu tạo ......................................................................... 11 1.3 Các hành vi giao tiếp trong hội thoại .................................................... 14 1.3.1 Hành vi ngôn ngữ.......................................................................... 14 1.3.2 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp ....................................... 16 1.4 Vai trò của ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học ....................... 18 1.4.1 Nhân vâ ̣t giao tiế p và mố i quan hê ̣ liên nhân................................ 18 1.4.2 Vai trò của ngôn ngƣ̃ nhân vâ ̣t trong tác phẩ m văn ho ̣c ............... 21 1.5 Vài nét về tác giả Dƣơng Hƣớng và hai tiểu thuyết “Bến không chồng” và “ Dƣới chín tầng trời”. ............................................................................ 22 1.5.1 Vài nét về tác giả............................................................................. 22 1.5.2 Tóm tắt tiểu thuyết “Bến không chồng” ....................................... 23 1.5.3 Tóm tắt tiểu thuyết “Dƣới chín tầng trời” .................................... 24 1.6 Tiể u kế t .................................................................................................. 25 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI CỦA NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BẾN KHÔNG CHỒNG” VÀ “DƢỚI CHÍN TẦNG TRỜI” CỦA NHÀ VĂN DƢƠNG HƢỚNG. ...................... 26 2.1 Đặc điểm riêng của lời thoại nhân vật trong từng tiểu thuyết qua một số cuộc thoại điển hình. ................................................................................... 26 2.1.1 Đặc điểm lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết “Bế n không chồ ng” qua một số cuộc thoại điển hình .......................................................... 30 2.1.2 Đặc điểm lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết “Dƣới chiń tầ ng trời” qua một số cuộc thoại điển hình. ................................................ 50 2.2. Đặc điểm chung của ngôn ngữ đối thoại góp phần khắc họa tính cách nhân vật trong hai tiểu thuyết. ..................................................................... 62 2.2.1 Lời thoại nhân vật sử dụng nhiều lời chửi tục hoặc lời thô tục. 62 2.2.2 Lời thoại của nhân vật sử dụng quán ngƣ̃ ................................... 66 2.2.3 Nhâ ̣n xét về phong cách ngôn ngƣ̃ nhà văn Dƣơng Hƣớng thể hiê ̣n qua ngôn ngƣ̃ đố i thoa ̣i của nhân vâ ̣t trong hai tác phẩ m. ........... 67 2.2.4 Tiể u kế t ....................................................................................... 68 CHƢƠNG 3: CHỦ ĐỀ CÁC CUỘC THOẠI TRONG HAI TIỂU THUYẾT “ BẾN KHÔNG CHỒNG” VÀ “ DƢỚI CHÍN TẦNG TRƠ.̀ ........................ I” 70 3.1 Chủ đề gia đình ..................................................................................... 71 3.2 Chủ đề tình yêu ..................................................................................... 77 3.3 Chủ đề triết lý nhân sinh ....................................................................... 80 3.4 Chủ đề công việc ................................................................................... 88 3.5 Tiể u kế t .................................................................................................. 90 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 94 PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki). Văn bản nghệ thuật (truyện ngắn, tiểu thuyết…) vốn là một hình thức tổ chức ngôn ngữ có giá trị đặc biệt trong việc lƣu giữ, truyền đạt truyền thống văn hóa, lịch sử, tƣ tƣởng, phong cách ngôn ngữ, phong cách nhà văn ở một thời điểm lịch sử nhất định. Việc nghiên cứu ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật có nhiều khía cạnh khác nhau: ngôn ngữ ngƣời kể chuyện, chủ đề, nhân vâ ̣t… Trong đó nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt tƣ tƣởng, cảm xúc, tâm lý nhân vật. Bàn về “Thi pháp tiểu thuyết”, M. Bakhtin khẳng định vai trò của đối thoại: “Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người…..Sống tức là tham gia đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý…Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người và toàn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, môi, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi. Nó trút hết con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người, gia nhập cuộc hội thảo thế giới….Bản ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc thoại không bao giờ kết thúc” [2, tr.76]. Trong hầu hết các tác phẩm văn học, đối thoại – giao tiếp giữa các nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành văn bản. Lý thuyết hội thoại vốn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong ngôn ngữ học hiện nay. Nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại nhân vật trong tác phẩm văn học Viê ̣t Nam không phải là một đề tài mới. Đã có nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tác phẩm của một số tác giả nhƣ Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Thị Thu Huệ… Về thể loại tiểu thuyết, các tác phẩm của những nhà văn nhƣ Ma Văn Kháng, Nguyên Hồng,…cũng đã đƣợc nghiên cứu trong các luâ ̣n văn , luâ ̣n án tiế n si ̃ . Bằ ng viê ̣c dƣ̣a vào lý thuyế t hô ̣i thoa ̣i , chúng tôi khảo sát ngôn ngữ đố i thoa ̣i của nhân vâ ̣t trong 1 các cuộc thoại ở hai tiểu thuyết “ Bến không chồng” và “Dƣới c hín tầng trời” nhằ m góp thêm ngƣ̃ liê ̣u vào viê ̣c nghiên cƣ́u ngôn ngƣ̃ nhân vâ ̣t văn học và định hình phong cách ngôn ngữ của nhà văn Dƣơng Hƣớng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu những nét đặc trƣng trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong hai tiể u thuyế t “Bế n không chồ ng ” và “Dưới chín tầ ng trời ” của nhà văn Dƣơng Hƣớng. Qua đó chúng tôi rút ra vai trò của ngôn ngữ đối thoại nhân vật trong việc xây dựng tính cách, tâm lý nhân vật. 2.2 Nhiêm ̣ vu ̣ nghiên cƣ́u - Khảo sát các cuộc thoại có trong hai tác phẩm : “Bế n không chồ ng” và “Dƣới chín tầng trời” và đặc điểm lời thoại của các nhân vật. - Bƣớc đầ u đinh ̣ hin ̀ h phong cách ngôn ngƣ̃ nhà văn Dƣơng Hƣớng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn chúng tôi là ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thể hiện qua các dạng: - Đối thoại đầy đủ: + Song thoại + Tam thoại + Đa thoại - Đối thoại không đầy đủ: + Đơn thoại 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong luâ ̣n văn này , chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát song thoại trong 2 tiể u thuyế t “ Bế n không chồ ng” và “Dƣới chiń tầ ng trời” của nhà văn Dƣơng Hƣớng. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau: 4.1 Phƣơng pháp phân tích hội thoại Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để chỉ ra đặc điểm về cấu trúc, đặc điểm lời thoại của nhân vật, mục đích giao tiếp của nhân vật qua hình thức của các lời thoại. 4.2 Phƣơng pháp thống kê Chúng tôi tiến hành thống kê số lƣợng các cuộc thoại trong 2 tiểu thuyết, phân loại và tính tỷ lệ xuất hiện các dạng thức đối thoại, thố ng kê số lƣơ ̣ng, tỷ l ệ các kiểu câu ( trầ n thuâ ̣t , nghi vấ n, cầ u khiế n và cảm thán ) trong lời thoa ̣i nhân vâ ̣t, số lƣợng nhân vật và số lƣợng, tỷ lệ các hành động nói trực tiếp cũng nhƣ các hành động nói gián tiếp trong các cuộc thoại và chủ đề của chúng. 4.3 Phƣơng pháp miêu tả Chúng tôi chọn ra những cuộc thoại tiêu biểu dựa trên những tiêu chí khảo sát để tiến hành miêu tả đặc điểm nhằm rút ra những nét riêng trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật ở từng tiểu thuyết cũng nhƣ đă ̣c điể m chung trong cả hai tiểu thuyết. 5. Đóng góp của luâ ̣n văn Nhƣ̃ng kế t quả nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn se:̃ - Góp thêm một hƣớng tiế p câ ̣n nghiên cƣ́u ngôn ngƣ̃ đố i thoa ̣i của nhân vâ ̣t trong các tác phẩ m văn ho ̣c dƣ̣a trên lý thuyế t hô ̣i thoa ̣i. - Giúp cho việc cảm nhận về tác phẩm c ủa nhà văn Dƣơng Hƣớng tố t hơn, toàn diện và sâu sắc hơn. - Qua luâ ̣n văn này chúng tôi cũng góp thêm tiế ng nói tim ̀ hiể u và đinh ̣ hin ̀ h về phong cách ngôn ngƣ̃ của nhà văn Dƣơng Hƣớng. 6. Bố cu ̣c luâ ̣n văn Luâ ̣n văn của chúng tôi gồm ba phần: 1. Mở đầu 3 2. Nội dung: Gồm ba chƣơng Chƣơng 1: Nhƣ̃ng khái niê ̣m cầ n yế u liên quan đế n đề tài. Chƣơng 2: Đặc điểm ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong hai tiểu thuyết “Bế n không chồ ng” và “Dƣới chín tầ ng trời” của nhà văn Dƣơng Hƣớng. Chƣơng 3: Chủ đề các cuộc thoại trong hai tiểu thuyết “Bế n không chồ ng” và “Dƣới chín tầ ng trời”. 3. Kế t luâ ̣n Tài liệu tham khảo Phụ lục 4 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHƢ̃ NG KHÁI NIỆM CẦN YẾU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm hội thoại Hoạt động giao tiếp thông thƣờng là hội thoại, là sự trao đổi thông tin giữa hai ngƣời với nhau. Qua hội thoại, các yếu tố ngôn ngữ bộc lộ khả năng vận hành và phát huy tác dụng cao nhất. Có thể nói giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản và là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên phổ biến của con ngƣời. Hiện nay có rất nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu về hội thoại, đặc biệt là các nhà ngữ dụng học, đáng chú ý là các ý kiến sau đây: Đỗ Hữu Châu khẳng định: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác” [5, tr.201]. Ông còn đƣa ra hai khái niệm hội thoại và đối thoại. Theo ông, thuật ngữ hội thoại dùng cho mọi hình thức nói chung nhƣ: hội thoại sƣ phạm giữa thầy và trò trong giờ học, hội thoại trong đại hội, trong hội thảo khoa học… Đối thoại thì dùng cho hình thức hội thoại tích cực mặt đối mặt giữa những ngƣời hội thoại. Trong đối thoại lại có song thoại, tam thoại, và đa thoại. “Song thoại là hình thức nguyên mẫu của mọi cuộc đối thoại và hội thoại” [5, tr.205]. Theo Nguyễn Đức Dân thì: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi. Bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại.” [8, tr.76]. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Giao tiếp là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Trong giao tiếp, hội thoại luôn có sự hồi đáp giữa ngƣời nói và ngƣời nghe, chẳng những ngƣời nói và ngƣời nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng ngƣời cũng tác động lẫn nhau” [13, tr.63]. Đỗ Thị Kim Liên quan niệm: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ 5 cảnh nhất định mà giữa họ có sự tƣơng tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” [25, tr.18]. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học cho rằng: “ Đối thoại là một trong các dạng thức của lời nói, trong đó có sự hiện diện của ngƣời nói và ngƣời nghe, mỗi phát ngôn đều trực tiếp hƣớng đến ngƣời tiếp chuyện và xoay quanh một chủ đề hạn chế của cuộc thoại. Đối thoại có đặc điểm là các phát ngôn có tính chất riêng biệt, ngắn gọn, có các kết cấu cú pháp đơn giản, sử dụng nhiều phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhƣ cử chỉ, điệu bộ…” [37, tr 93-94]. Qua việc trình bày một số quan niệm về hội thoại và đối thoại ở trên, chúng tôi nhận thấy đối thoại xuất hiện trong giao tiếp, thực hiện chức năng giao tiếp một cách trực tiếp. Hình thức đối thoại là những phát ngôn trực tiếp đƣợc nói ra trong một ngữ cảnh nhất định nhằm một mục đích nhất định và có hiệu lực nhất định. Ngôn ngữ hội thoại mang tính chất hƣớng ngoại, hƣớng đến nhân vật, có mặt trực tiếp trong sự tƣơng tác lẫn nhau. Về dấu hiệu hình thức để nhận biết đối thoại, trong mô ̣t tác phẩm văn học, lời thoại của nhân vật đƣợc tác giả truyền đạt trực tiếp, đƣợc hình thức hóa bởi các dấu câu kết hợp với sự xuống dòng để phân biệt với ngôn ngữ của ngƣời dẫn chuyện. Khi xuất hiện đối thoại, ở lời dẫn của tác giả sẽ có một số động từ quen thuộc nhƣ: nói, bảo, mắng, hỏi… Tùy vào số lƣợng nhân vật tham gia giao tiếp mà quyết định đến dạng thức của cuộc thoại đó. Thƣờng có các dạng đối thoại nhƣ sau: 1.1.1 Đơn thoại Là lời thoại của một nhân phát ra hƣớng đến ngƣời nghe nhƣng không có lời đáp trực tiếp. Ngƣời nghe phản hồi bằng hành động hay thực hiện bằng cử chỉ không đƣợc tác giả mô tả trực tiếp. Biểu hiện của dạng thức này thể hiện rõ nhất lời độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là một dạng ngôn ngữ của nhân vật đƣợc nhà văn dùng nhƣ là một thủ pháp tự sự. Khác với đối thoại (mă ̣t đố i mă ̣t), đô ̣c thoa ̣i 6 là lời nói của nhân vật hƣớng đến bản thân mình . Ngƣời nói cũng là ngƣời nhâ ̣n mà không nói bằ ng lời . Độc thoại chỉ có quan hệ một chiều , chiề u khác là nhân vậ t “ẩ n”. Nhân vâ ̣t “ẩ n” cũng chiń h là miǹ h . Mình nói mình nghe, có lúc mình tự trả lời hoặc giải đáp. Theo Nguyễn Thái Hoà thì : “Đô ̣c thoa ̣i có thể ở da ̣ng nói và da ̣ng viế t…Mo ̣i hình thƣ́c đô ̣c thoa ̣i đều hàm chứa một cuộc đố i thoa ̣i với mô ̣t ngƣời nghe (đo ̣c) hàm ẩn…Trong truyện kể ( bao gồ m cả tiể u thuyế t ), lời kể của tác giả ( tƣ́c là thuyế t minh, dẫn dắ t truyê ̣n, lời miêu tả… ) đƣơ ̣c xem là độc thoại ( lời trƣ̣c tiế p ) đố i lâ ̣p với đố i thoa ị của các nhân vâ ̣t ( lời gián tiế p)”. [16, tr 68]. VD 1: Sáng nay trước lúc đi họp xã, Vạn thấy con Hạnh đến mượn nhà để tập văn nghệ. Vạn đưa chìa khóa cho nó và dặn khi nào về tạt qua ủy ban đưa cho chú. Bây giờ đã là chín giờ tối mà vẫn không thấy con Hạnh đến. Có lẽ chúng nó tập cả tối. Tan họp, Vạn thập thễnh bước về. Nhà mụ Hơn đã tắt đèn đi ngủ. Bước tới cửa Vạn chợt nghe tiếng con Hạnh và tiếng thằng Nghĩa cười nói trong nhà. Vạn đứng sững lại: - Thì ra chúng nó tập văn nghệ là thế này đây. Hỏng! Con bé hồi này láu cá đến thế là cùng. Mọi tội vạ lại đổ lên đầu mình mất thôi. [BKC; 72] Trong ví du ̣ trên nhân vâ ̣t Va ̣n tƣ̣ đô ̣c thoa ̣i nô ̣i tâm với chiń h miǹ h khi Van trở về nhà , phát hiện ra Nghĩa và Hạnh mƣợn nhà mình để tập vă n nghê ̣ nhƣng thƣ̣c ra để làm nơi hò he ̣n nhau . Vạn rất tức giận và tự nói với mình khi phát hiện ra điều này. 1.1.2 Song thoại Song thoại là “giao tiếp hai chiều, có sự tƣơng tác qua lại giữa ngƣời nói và ngƣời nghe” [13, tr.64], lời của ngƣời trao hƣớng đến ngƣời nghe và có sự đối đáp bằng hành vi ngôn ngữ mà ngƣời ta gọi là hành vi trao lời và hành vi đáp lời và sự tƣơng tác. Trong hai tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng , hầu hết ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thuộc dạng thức này. 7 VD 2: Đào Vương đứng dậy cảm ơn bố mẹ Nam và Tuyết. Vương chống nạng rướn người ôm lấy cổ Nam để Nam cõng ra xe….Nam chào cô Lùn, cho xe chạy chầm chậm qua đầu làng. Một cảm xúc dâng trào trong Nam. Tiếng xe rù rì phá tan không gian tĩnh lặng. Ánh đèn pha xuyên qua màn sương dày đặc. Những con thiêu thân bay tán loạn, liều mình lao vào kính xe trước mắt Nam. - Cậu với Tuyết cứ mặt trăng mặt trời mãi thế này sao? Tuổi trẻ của chúng mình qua đi quá mau, mới ngày nào còn cởi truồng tắm sông Đình, giờ đã thế này. - Không hiểu sao cứ nhìn thấy Tuyết mình lại gai gai lạnh. Cuộc sống vợ chồng không thể tồn tại. Một là ly hôn, hai là ly thân, điều đó phụ thuộc vào Tuyết. [DCTT; 347, 348] 1.1.3 Tam thoại Tam thoại là dạng thức đối thoại với sự tham gia của ba ngƣời với ba vai khác nhau. VD 3: Hạnh đang băm bèo ở cầu ao thì cái Thắm le te dắt thằng cu con đến báo tin Nghĩa về. - Chị Hạnh ơi, anh Nghĩa về rồi đấy. Hạnh buông dao ngồi thừ ra nhìn mẹ con cái Thắm. - Mặc xác người ta. – Hạnh cố nói được mấy tiếng rồi vội vã cầm dao vơ nắm bèo rõ to băm thoăn thoắt. Tim Hạnh đập rộn lên, đầu óc quay cuồng, tí nữa thì băm cả vào tay. - Cô Hạnh ơi! Mai cô cho cháu ngồi ô tô bác Nghĩa đi chơi chợ huyện như lần trước cô nhá? - Ôi thằng cu con tí của cô. – Hạnh gượng cười. – Bây giờ cô không còn ô tô nữa rồi, cháu đến xin bác Nghĩa í. Cháu thấy đấy bây giờ cô có ở với bác Nghĩa nữa đâu nào. 8 - Bác ấy có ô tô sao cô lại không ở với bác ấy? – Thằng bé mở to mắt ngây ngô nhìn Hạnh. - Đừng có hỗn nào. - Thắm mắng con. - Con có hỗn đâu. – Thằng bé cãi. – Cô không cho cháu ngồi ô tô, hôm nào bố cháu về cháu ứ cho cô ngồi xe tăng của bố cháu. Thằng bé phộng phạo, nhảy ra bờ ao bắt chuồn chuồn. [BKC; 294, 295] 1.1.4 Đa thoại Là dạng thức lời của nhiều nhân vật đan xen vào nhau trong một ngữ cảnh hội thoại cụ thể. Đa thoại xuất hiện không nhiều trong hai tiểu thuyết “Bến không chồng” và “Dưới chín tầng trời” nhƣng cũng góp một phần miêu tả, khắc họa tính cách của nhân vật. VD 4: Sáng sớm, tàu sông Xanh đỗ lừng lững trên bến, dân buôn hàng tàu đổ ra đông nghẹt, ngồi vạ vật quanh quán nước trên vỉa hè. Đã mấy năm nay thành lệ, mỗi lần có tàu đi nước ngoài về, phố xá, bến bãi cứ rộn rạo. Từ cô bán nước chè, anh xe ôm, đến lão chèo đò dưới bến cũng rạng rỡ mặt mày vì mỗi lần tàu sông Xanh về thu nhập được nâng cao gấp trăm ngày thường. Mọi người đang tán gẫu với nhau trên bến, bỗng cánh chèo đò từ tàu ngoài vào mặt may buồn thiu, miệng chửi đổng: - Mẹ kiếp, chuyến này hỏng ăn rồi! - Sao thế? - Tàu sạch trơn! Hàng hóa chẳng có chi hết. - Định tung tin đểu để ăn mảnh một mình chắc? - Không tin cứ ngồi đây mà chầu. - Vô lý, tàu đi Nhật về mà không có hàng sao? - Mẹ kiếp, có khi nó đánh sạch ngoài phao không rồi cũng nên? - Thằng nào mà tay to vậy? Ăn cơm cũng phải để cho người ta húp cháo chứ! - Dám chơi kiểu này chỉ có Đào Thanh Măng. 9 [DCTT; 337] Chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê số lƣợng, tỷ lệ các dạng thức cuộc thoại xuất hiện trong hai cuốn tiểu thuyết “Bế n không chồ ng” , “Dưới chín tầ ng trời” và có kết quả nhƣ sau: Bảng 1.1: thống kê số lƣợng, tỷ lệ các dạng thức cuộc thoại xuất hiện trong hai tiểu thuyết STT Tên tác phẩ m Tổ ng số Dạng thức Số lầ n Tỷ lệ xuấ t hiê ̣n (%) Độc thoại 13 7,4 Song thoa ̣i 126 71,6 Tam thoa ̣i 21 11,9 Đa thoa ̣i 16 9,1 Độc thoại 18 5,6 Song thoa ̣i 249 78,3 Tam thoa ̣i 32 10,1 Đa thoa ̣i 19 6 cuô ̣c thoa ̣i cuô ̣c thoa ̣i 1 2 Bế n không chồ ng Dƣới chín tầ ng trời 176 318 => Nhận xét: Qua bảng thống kê, chúng tôi thấy trong cả hai tiểu thuyết, số cuộc thoại dƣới hình thức song thoại chiếm số lƣợng và tỷ lệ cao nhất trong tổng số các cuộc thoại của cả hai tiể u thuyế t (Bế n không chồ ng: 126/176 cuộc thoại, chiếm 71,6 %, “Dưới chín tầ ng trời” có 249/318 cuô ̣c thoại chiếm 78,3 %), Số lƣợng và tỷ lệ cao thứ hai là dạng thức tam thoại: (Bế n không chồ ng: 21/176 chiếm 11,9, % tổng số các cuộc thoại; Dƣới chín tầ ng trời: 32/318 chiế m 10,1% tổ ng số cuô ̣c thoa ̣i ). Trong tiể u thuyế t “Bế n không chồ ng” , dạng thức đa thoa ̣i chiế m tỷ lê ̣ cao thƣ́ ba (16/176 tƣơng đƣơng 9,1 %) thấ p nhấ t là da ̣ng thƣ́c đô ̣c thoa ̣i (chỉ có 13/176 chiế m 7,4%). Ở tiểu thuyết “Dưới chín tầ ng trời” thì dạng thức đa thoại và độc thoại có số lƣơ ̣ng và tỷ lê ̣ gầ n bằ ng nhau ( Có 18//318 cuô ̣c thoa ̣i là đô ̣c thoa ̣i nô ̣i 10 tâm tƣơng đƣơng 5,6 % tổ ng số cuô ̣c thoa ̣i và 19/318 đa thoa ̣i, chiế m 6% tổ ng số cuô ̣c thoa ̣i). 1.2 Khái niệm cuộc thoại Cuộc thoại là đơn vị lớn nhất của hội thoại. Cuộc thoại là một lần nói chuyện trao đổi giữa cá nhân, ít nhất là hai câu, trong một cộng đồng xã hội. Để tham gia một cuộc thoại, ngƣời tham gia giao tiếp phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản, đó là: nguyên tắc luân phiên lƣợt lời và nguyên tắc liên kết. Điều đó có nghĩa là: trong khi ngƣời này nói thì ngƣời kia nghe rồi mới phản hồi trở lại, không cùng nói đồng thời. Hai bên tham gia phải luân phiên nói một cách uyển chuyển, nhịp nhàng. Mặt khác, các bên tham gia phải bảo đảm sự liên kết với nhau để cùng tạo ra tính liên kết của cả cuộc thoại. Thực tế không có sự quy định hay xác định một cách chặt chẽ từ trƣớc thứ tự ngƣời nói và cách luân phiên lƣợt lời hay cách liên kết lƣợt lời, song việc tuân thủ hai nguyên tắc này dựa trên sự tự nguyện của các bên tham gia giao tiếp. 1.2.1 Cấu trúc chung của cuộc thoại Để tìm hiểu đƣợc cấu trúc ngôn ngữ của một cuộc thoại chúng ta cần xác định đƣợc mạng lƣới quan hệ của hệ thống các đơn vị ngôn ngữ cấu thành nên cuộc thoại đó, đồng thời cũng cần xác định những yếu tố bên trong quan yếu, yếu tố bên ngoài không quan yếu nhƣng có ảnh hƣởng đến cấu trúc cuộc thoại. Bất kỳ cuộc thoại nào cũng có phần mở đầu và phần kết thúc. Trong thực tế, ngƣời mở đầu hay kết thúc một cuộc thoại thƣờng là tự nguyện, chủ động. Bởi vậy, theo đó đƣơng nhiên ta có 3 phần: Mở thoại - Thân thoại Kết thoại. Tuy nhiên đây không phải là một cấu trúc cứng nhắc vì trên thực tế giao tiếp không phải bao giờ ranh giới giữa các phần này cũng đƣợc xác định rõ ràng. 1.2.2 Các yếu tố cấu tạo Các yếu tố cấu tạo nên cuộc thoại bao gồm: 11 - Lƣợt lời: là đơn vị cơ bản của hội thoại mà nói nhƣ Đỗ Hữu Châu đó là “chuỗi đơn vị ngôn ngữ đƣợc một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình” [5, tr.205]. Lƣợt lời đƣợc xác định là một lần nói xong của một bên giao tiếp trong khi các bên kia không nói, và khi có lời hồi đáp là đánh dấu một lƣợt lời tiếp theo. Lƣợt lời sẽ không đƣợc hình thành khi nhiều ngƣời cùng nói một lúc. Việc xác định lƣợt lời cũng tức là có sự xuất hiện của luân phiên lƣợt lời, các bên giao tiếp có sự luân phiên liên tục, chủ động về lƣợt lời hồi đáp để bảo đảm hội thoại không bị gián đoạn. Sự luân phiên lƣợt lời trong hội thoại hoạt động theo cơ chế chuyển giao lƣợt lời, còn gọi là sự trao lời. Khi ngƣời nói đang giữ lƣợt lời, nếu không có ý định tiếp tục nói sẽ chủ động chuyển lời cho các bên khác đang tham gia hội thoại. Sự chuyển lời này có thể trực tiếp bằng lời, sự chỉ định hoặc chuyển bằng hình thức gián tiếp nhƣ ngữ điệu, lời xác nhận kết thúc lƣợt lời của mình để có tính chất thông báo cho các bên khác tiếp tục nhận lƣợt lời để hồi đáp, duy trì cuộc thoại. Trong các song thoại, ở lƣợt lời thƣờng không có những dấu hiệu, thông báo để chỉ định rõ ràng đối tƣợng nghe tiếp nhận sự trao lời vì lúc này chỉ có một ngƣời nghe duy nhất. Tuy nhiên, trong tam thoại hay đa thoại thì trong lƣợt lời cần có sự xác định rõ ràng hoặc có tính chất định hƣớng đối tƣợng tiếp nhận sự trao lời là ai. Mặt khác, để đối tƣợng tiếp nhận lƣợt lời hồi đáp thỏa mãn yêu cầu của ngƣời trao lời thì ngƣời trao lời cũng cần tính đến các yếu tố nhƣ: tâm lý, tính cách, trình độ, …của đối tƣợng để đƣa ra sự trao lời phù hợp nhất. Trong quá trình tƣơng tác hội thoại, cả hai bên tham gia sẽ cũng theo dõi lƣợt lời của đối phƣơng để có sự hồi đáp chuẩn xác. Bởi vậy, khi trao lời, nếu càng nắm rõ đƣợc đặc tính, tâm lý…liên quan đến đối tƣợng thì sự trao lời càng diễn ra thành công, góp phần tạo nên thành công của cuộc thoại. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan