Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Ngôn ngữ

.DOCX
75
212
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ NGỌC VẬN DỤNG TRI THỨC VỀ CÁC THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU VÀO VIỆC TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ NGỌC VẬN DỤNG TRI THỨC VỀ CÁC THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU VÀO VIỆC TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NGÀNH: NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhung Thái nguyên, tháng 4 năm 2016 MỤC LỤC B. NỘI DUNG..........................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................1 1.1. Một số khái niệm ngôn ngữ học liên quan đến đề tài...........................................1 1.1.1. Một số khái niệm về ngữ âm..............................................................................1 1.1.2. Các khái niệm về từ vựng học............................................................................1 1.1.3. Các khái niệm về ngữ pháp học.........................................................................2 1.2. Khái quát về nghĩa của câu...................................................................................5 1.2.1. Nghĩa tường minh và hàm ẩn của câu................................................................5 1.2.1.1. Nghĩa tường minh............................................................................................5 1.2.1.2. Nghĩa hàm ẩn...................................................................................................5 1.2.2. Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu...........................................................6 1.2.2.1. Nghĩa miêu tả..................................................................................................6 1.2.2.2. Nghĩa tình thái.................................................................................................7 1.3. Khái quát về Tác giả Kim Lân và tác phẩm “Vợ nhặt”......................................10 1.3.1.Tác giả Kim Lân................................................................................................10 1.3.2. Tác phẩm Vợ nhặt............................................................................................12 1.4.Tiểu kết.................................................................................................................13 Chương 2: CÁC THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU TRONG TRUYỆN NGẮN VỢ NHẶT..................................................................................................14 2.1. Nhận xét chung....................................................................................................14 2.1.1. Nhận xét về các thành phần nghĩa của câu trong Vợ nhặt.............................14 2.2. Đặc điểm các loại nghĩa của câu trong Vợ nhặt.................................................38 2.2.1. Nghĩa miêu tả...................................................................................................38 2.2.1.1. Nghĩa miêu tả mang sự tình hành động........................................................39 2.2.1.2. Nghĩa miêu tả mang sự tình quá trình...........................................................39 2.2.1.3. Nghĩa miêu tả mang sự tình tư thế................................................................40 2.2.1.4. Nghĩa miêu tả mang sự tình trạng thái, tính chất, quan hệ...........................40 2.2.2. Nghĩa tình thái..................................................................................................41 2.2.2.1.Nghĩa tình thái nhận thức...............................................................................42 1 2.2.2.2. Nghĩa tình thái đánh giá................................................................................42 2.2.2.3.Nghĩa tình thái cảm xúc.................................................................................43 2.2.2.4. Nghĩa tình thái đạo lý....................................................................................43 2.2.2.5. Nghĩa tình thái thái độ...................................................................................44 2.2.3. Nghĩa hàm ẩn....................................................................................................45 2.2.3.1. Nghĩa hàm ẩn khái quát.................................................................................45 2.2.3.2. Nghĩa hàm ẩn đặc thù....................................................................................46 2.3.Tiểu kết.................................................................................................................47 Chương 3: NGHĨA CỦA CÂU VỚI VIỆC KHẮC HỌA NHÂN VẬT, THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM VÀ BỘC LỘ PHONG CÁCH TÁC GIẢ QUA TÁC PHẨM VỢ NHẶT........................................................................................49 3.1. Các thành phần nghĩa của câu với việc khắc họa nhân vật và thể hiện chủ đề tác phẩm Vợ nhặt..............................................................................................................49 3.1.1. Nghĩa miêu tả...................................................................................................49 3.1.1.1. Vai trò của nghĩa miêu tả trong việc thể hiện giá trị hiện thực.....................49 3.1.1.2. Vai trò của nghĩa miêu tả trong việc thể hiện giá trị nhân đạo.....................51 3.1.2. Nghĩa tình thái trong việc khắc họa hình tượng nhân vật...............................54 3.1.3. Nghĩa hàm ẩn....................................................................................................59 3.2. Các thành phần nghĩa của câu với việc bộc lộ phong cách tác giả Kim Lân.....62 3.3. Tiểu kết................................................................................................................63 C. KẾT LUẬN.....................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................67 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Khảo sát các thành phần nghĩa của câu trong Vợ nhặt.............................14 Bảng 2.2: Tóm tắt số sự tình và câu mang các thành phần nghĩa của câu................37 Bảng 2.3: Tỉ lệ xuất hiện của các loại nghĩa miêu tả trong Vợ nhặt.........................38 Bảng 2.4: Tỉ lệ xuất hiện các loại nghĩa tình thái của câu trong Vợ nhặt.................41 Bảng 2.5: Tỉ lệ xuất hiện các loại nghĩa hàm ẩn của câu trong Vợ nhặt...................45 3 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Câu là một đơn vị thông báo nhỏ nhất, và nghĩa của câu phục vụ trực tiếp cho việc giao tiếp. Nghĩa của câu cũng có vai trò góp phần biểu thị nội dung cơ bản trong tác phẩm văn học. Việc tìm hiểu những nội dung cơ bản của tác phẩm đều phải dựa vào các thành phần nghĩa của câu. Trong nhiều năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách là công cụ giao tiếp và các bình diện làm nên nghĩa của câu. Cũng theo đó mà ngữ nghĩa của câu được mở rộng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở một trong các thành phần nghĩa. Chú trọng hơn đến nghĩa của câu là một hướng đi đúng đắn, là một tất yếu trong sự phát triển của ngôn ngữ học. Bởi việc nghiên cứu này vừa giúp củng cố thêm lí luận về các thành phần nghĩa của câu vừa có thể giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp, và hiệu quả tiếp nhận văn bản tiếng Việt, trong đó có các tác phẩm truyện ngắn. Hơn nữa, nó còn giúp những người giáo viên tương lai có thêm kĩ năng tích hợp tri thức ngôn ngữ, tri thức văn hóa vào việc tìm hiểu tác phẩm truyện ngắn, phục vụ cho việc giảng dạy sau này. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ của truyện ngắn ở phương diện hình thức. Nhưng phương diện nghĩa của câu dường như chưa có mấy công trình quan tâm nghiên cứu. Trong các nhà trường, khi phân tích tác phẩm truyện ngắn, người dạy và người học cũng chưa có ý thức rõ ràng về việc vận dụng tri thức nghĩa của câu. Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học của mình là Vận dụng tri thức về các thành phần nghĩa của câu vào việc tìm hiểu truyện ngắn Vợ nhặt. Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định về mặt thực tiễn và lý luận. Về mặt lý luận, đề tài sẽ gớp phần hoàn thiện hóa tri thức về các thành phần nghĩa của câu trong các tác phẩm văn chương. Về mặt thực tiễn, đề tài có thể góp phần nâng cao tri thức tiếng Việt và 4 nâng cao hiệu quả giảng dạy tác phẩm truyện ngắn Vợ nhặt ở chương trình trung học phổ thông 2. Lịch sử vấn đề Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, đã có một số công trình đề cập đến lí luận về các thành phần nghĩa của câu và một số công trình khảo sát một thành phần nghĩa hoặc một loại nghĩa trong một thành phần nghĩa của câu tiếng Việt. 2.1. Các công trình đề cập tới tri thức lí luận về nghĩa và các thành phần nghĩa của câu Sự phân biệt nghĩa hàm ẩn với nghĩa tường minh và những tri thức cơ bản về nghĩa hàm ẩn được đề cập trong các giáo trình: Đại cương ngôn ngữ học – tập 2 Ngữ dụng học, (Nxb. Giáo dục, 2009) của GS, TS. Đỗ Hữu Châu; Câu tiếng Việt (Nxb Đại học Sư phạm, 2009) của Nguyễn Thị Lương; Ngữ pháp tiếng Việt (Nxb. GD, 2000) của Diệp Quang Ban. Những tri thức cơ bản về nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái được đề cập trong: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích ngữ pháp (Nxb. GD, 2007) của Nguyễn Văn Hiệp; Ngữ pháp tiếng Việt, (Nxb. Đại học Thái Nguyên, 2015); Đề cương bài giảng cao học (ĐHSP- ĐH Thái Nguyên, 2015) ; và bài báo: “Phân loại nghĩa tình thái của câu tiếng Việt”, (T/c Ngôn ngữ, 10/ 2015) của TS. Nguyễn Thị Nhung. Hai giáo trình của Nguyễn Thị Lương và Diệp Quang Ban nói trên cũng ít nhiều đề cập đến hai thành phần nghĩa này. 2.2. Các công trình nghiên cứu việc vận dụng tri thức nghĩa của câu vào phân tích tác phẩm văn chương Đã có một số luận văn và khóa luận tìm hiểu về nghĩa tình thái trong tác phẩm văn chương. Đó là các luận văn cao học: Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, của Lương Văn Hưng; Nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn bản truyện và kí giảng dạy ở trường THPT của Phùng Thanh Hảo. Bên cạnh đó là các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường ĐHSP Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Nhung như: Nghĩa tình thái thái độ của câu trong một số văn bản truyện được giảng dạy ở trường THPT của Dương Thị Thúy Quỳnh; Nghĩa tình thái của câu trong trích đoạn “Vĩnh biệt cửu trùng đài” trích kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng của Lê Thị Mai; 5 Nghĩa tình thái nhận thức của câu trong một số văn bản truyện và kí được giảng dạy ở trường THPT của Hoàng Thị Thương. Tác giả Nguyễn Thị Nhung cũng có một số bài báo về vấn đề vận dụng tri thức nghĩa tình thái vào việc tìm hiểu tác phẩm văn chương. Đó là: “Nghĩa tình thái của phát ngôn thuộc ngôn ngữ nhân vật trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam)” (Kỷ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc 2013 “Ngôn ngữ và văn học”); “Tìm hiểu tính cách nhân vật “Bá kiến” thông qua nghĩa tình thái của câu” (T/c Ngôn ngữ và đời sống, số 5 (235)-2015); “Vài nét về văn hoá Việt Nam qua các câu chứa nghĩa tình thái đạo nghĩa (trên cứ liệu văn bản văn học giảng dạy ở trường THPT”, Việt Nam học – những phương diện văn hoá truyền thống - Kỉ yếu hội thảo khoa học toàn quốc, 8/2015). Như vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung, đầy đủ các thành phần nghĩa của câu trong một tác phẩm văn học. Do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài này với hi vọng công trình sẽ đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn lí luận về nghĩa của câu nói chung và các thành phần nghĩa nói riêng. Từ đó giúp nâng cao kĩ năng vận dụng tri thức về các thành phần nghĩa của câu vào tìm hiểu tác phẩm văn chương nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT. 3. Mục đích nghiên cứu - Thấy được biểu hiện của các thành phần nghĩa của câu trong truyện ngắn Vợ nhặt để qua đó củng cố tri thức về các thành nghĩa của câu tiếng Việt. - Xác định vai trò của các thành phần nghĩa của câu trong Vợ nhặt với việc biểu đạt các thành tố nội dung của tác phẩm để hình thành kĩ năng vận dụng tri thức nghĩa của câu vào việc tìm hiểu tác phẩm văn chương. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lí luận của đề tài. Khảo sát, thống kê các thành phần nghĩa của câu trong truyện ngắn Vợ nhặt. Phân tích vai trò và giá trị của mỗi thành phần nghĩa với việc thể hiện các thành tố nội dung trong truyện ngắn Vợ nhặt. 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các thành phần nghĩa của câu được thể hiện trong truyện ngắn Vợ nhặt. Phạm vi nghiên cứu là các sắc thái nghĩa của mỗi thành phần nghĩa và phương tiện biểu đạt của chúng trong truyện ngắn Vợ nhặt, vai trò của các thành phần nghĩa của câu trong việc khắc họa nhân vật, thể hiện chủ đề tác phẩm và phong cách tác giả. 6. Đóng góp Đề tài nghiên cứu thành công có thể đem lại những đóng góp về lí luận và thực tiễn: - Về mặt lí luận: Kết quả nghiên cứu đề tài có thể góp phần làm sáng tỏ thêm tri thức lí luận về nghĩa của câu, làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm Ngữ văn và giáo viên dạy Ngữ văn THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu - Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp chung là Phương pháp nghiên cứu lý thuyết… - Phương pháp đặc thù được vận dụng ở đây là Phương pháp miêu tả. Để làm nổi rõ diện mạo, giá trị của các thành phần nghĩa của câu trong tác phẩm Vợ nhặt, chúng tôi lựa chọn những thủ pháp sau: Thủ pháp thống kê dùng để phân loại, hệ thống hóa, xác định số lượng các loại nghĩa, các câu có sử dụng các loại nghĩa đó. Thủ pháp phân tích ngôn cảnh giúp thấy được, giải thích được sự xuất hiện cùng giá trị của mỗi thành phần nghĩa của câu. Thủ pháp phân tích nghĩa tố giúp xác định rõ nội hàm của mỗi thành phần nghĩa trong câu. Những thủ pháp như thay thế, lược bỏ có tác dụng làm hạn chế sự cảm tính chủ quan, nhằm tăng hiệu quả các thủ pháp, phương pháp khác. Thủ pháp so sánh đối chiếu dùng để chỉ ra sự thống nhất và khác biệt giữa các thành phần nghĩa trong truyện ngắn Vợ nhặt. 7 8. Kết cấu Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung khóa luận được chúng tôi chia thành ba chương với các nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Trong chương này, chúng tôi xác định những cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài như: Các khái niệm ngôn ngữ học liên quan đến đề tài, khái quát về nghĩa của câu, phân loại các loại nghĩa miêu tả, nghĩa tường minh, nghĩa tình thái, khái quát về Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt Chương 2: Các thành phần nghĩa của câu trong truyện ngắn Vợ nhặt Trong chương này, chúng tôi thống kê các thành phần nghĩa của câu: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa hàm ẩn và miêu tả đặc điểm của các thành phần nghĩa này trong tác phẩm Vợ nhặt. Chương 3: Nghĩa của câu với việc khắc họa nhân vật, thể hiện chủ đề tác phẩm và bộc lộ phong cách tác giả qua truyện ngắn Vợ nhặt Ở Chương này, chúng tôi tiến hành phân tích, khẳng định vai trò của các loại nghĩa trong câu đối với tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) trong việc khắc họa nhân vật, thể hiện chủ đề và bộc lộ phong cách tác giả. 8 B. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm ngôn ngữ học liên quan đến đề tài 1.1.1. Một số khái niệm về ngữ âm Ngữ điệu là yếu tố không thể thiếu được của câu và của phát ngôn. Ngữ điệu là sự biến đổi về cao độ, cường độ và trường độ của giọng nói trong phạm vi cả câu, có thể chỉ ra các kiểu câu khác nhau, khu biệt ý nghĩa của những câu cùng cấu trúc, tạo nét đặc trưng cho từng ngôn ngữ. Có thể khẳng định, ngữ điệu không chỉ là nhân tố cấu thành câu mà còn là một phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái của câu. (777 KN, 322) Trọng âm là biện pháp âm thanh làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ lớn hơn âm tố (như âm tiết, từ, ngữ đoạn hoặc câu) để phân biệt với các đơn vị ngôn ngữ khác cùng cấp độ. Trọng âm có thể được thể hiện qua trọng âm lực (việc tăng sức mạnh của luồng hơi phát ra), trọng âm nhạc tính (thay đổi tần số dao động của dây thanh) hoặc qua trọng âm lượng ( kéo dài sự phát âm). Có trọng âm từ, trọng âm ngữ đoạn và trọng âm câu. Đề tài này quan tâm đến trọng âm câu.Trong một số trường hợp ngữ điệu kết hợp với trọng âm trong câu để thể hiện tình thái đánh giá, thái độ về nội dung hiện thực của lời nó. 1.1.2. Các khái niệm về từ vựng học - Từ: Hiện nay có trên 300 định nghĩa khác nhau về từ. Để tiện lợi cho việc nghiên cứu, tôi chọn định nghĩa sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” [22,67]. Định nghĩa trên hàm chứa hai vấn đề cơ bản: Về hoạt động trong lời nói, từ là đơn vị có khả năng hoạt động độc lập. Nhờ đặc điểm này, ta phân biệt được từ với đơn vị bậc thấp hơn nó là hình vị. Hình vị tuy có nghĩa nhưng không trực tiếp tạo nên cụm từ và câu. Chúng xuất hiện trong lời nói chỉ như một bộ phận của từ, không thể tách riêng mà dùng được. -Tổ hợp từ: Tổ hợp từ là một thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến nhưng chưa được quan tâm nhiều về mặt khái niệm. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ này trong đề 1 tài để chỉ một đơn vị gồm từ hai từ trở lên kết hợp với nhau theo một mối quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa nhất định. Chúng có thể do các thực từ hay các hư từ tạo thành, cũng có thể bao gồm cả thực và hư từ. Các tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành (còn được gọi là quán ngữ) cũng được chúng tôi xếp vào kiểu kết cấu này. Tổ hợp từ - quán ngữ có vai trò không nhỏ trong việc biểu thị lớp ý nghĩa tình thái của câu. Nó được lặp đi lặp lại trong các loại diễn ngôn thuộc phong cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh, liên kết,... Đây là kiểu tổ hợp xuất hiện phổ biến trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ; cũng có khi nó được dùng trong phong cách viết khoa học, chính luận như: chẳng may, chẳng qua, may ra, có ra thì, biết rằng, chao ôi... - Cặp từ, cặp tổ hợp từ: Chúng tôi sử dụng tên gọi cặp từ, cặp tổ hợp từ ở đây để chỉ những đơn vị gồm hai từ (như mới...đã; có... không) hay hai tổ hợp từ (như may ra... chẳng may ra) kết hợp với nhau gián cách qua các từ ngữ khác theo một mối quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa nhất định. - Kết cấu: Trong công trình này, chúng tôi gọi những mô hình kết hợp gồm một/ một số từ ngữ xác định với các từ khác chưa xác định nhưng cùng từ loại, phạm trù nghĩa là kết cấu, ví dụ: việc gì mà phải P, A mà P. 1.1.3. Các khái niệm về ngữ pháp học - Câu: Sau khi khảo sát các tài liệu khác nhau về định nghĩa câu, tôi thấy nổi lên năm khuynh hướng chính: định nghĩa câu dựa vào mặt ý nghĩa; định nghĩa câu dựa riêng vào mặt hình thức; định nghĩa câu dựa vào cả mặt ý nghĩa và hình thức; định nghãi câu dựa vào khối lượng và chức năng; khuynh hướng cuối này nổi bật là hai định nghĩa: Tác giả Diệp Quang Ban đã đưa ra định nghĩa: “Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ”. [2,106]. 2 Tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng câu là: “ Phạm trù ngữ pháp cơ bản của cú pháp học. Nó là đơn vị độc lập nhỏ nhất của lời nói, đơn vị hiện thực của giao tiếp được cấu tạo từ từ và ngữ theo quy luật ngữ pháp và ngữ điệu của một ngôn ngữ, là đơn vị cơ bản để hình thành, thể hiện và thông báo ý nghĩa, cảm xúc với thực tại và mối quan hệ của chúng với người nói” [17, 32] Tác giả Nguyễn Thị Nhung trong cuốn Ngữ pháp tiếng việt cho rằng: trong các khuynh hướng trên, hai khuynh hướng định nghĩa cần chú ý hơn cả là: + Định nghĩa giúp phân biệt câu với những đơn vị nhỏ hơn và lớn hơn nó. Đó là: Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất. Chức năng thông báo giúp phân biệt câu với đơn vị nhỏ hơn là từ, tính chất nhỏ nhất trong số các đơn vị thông báo giúp phân biệt câu với những đơn vị lớn hơn là đoạn văn và văn bản. + Định nghĩa đem lại cái nhìn toàn diện về câu, có thể phát biểu là: “Câu là đơn vị ngôn ngữ được tạo ra trong quá trình tư duy và giao tiếp, do các từ, ngữ trực tiếp tạo thành theo một quy tắc ngữ pháp, sử dụng một ngữ điệu kết thúc nhất định, thường biểu đạt một sự tình thường kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói. Câu đồng thời là đơn vị lời nói nhỏ nhất có chức năng thông báo” [13, 148]. Định nghĩa này giúp thấy được những nét khái quát về các mặt: sự hình thành, hình thức, nội dung và chức năng của câu. Vì vậy để phục vụ cho việc nghiên cứu nghĩa của câu trong đề tài này, tôi theo quan niệm của Nguyễn Thị Nhung. - Thành phần câu: Theo giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của TS.Nguyễn Thị Nhung: Thành phần câu là những bộ phận trực tiếp tạo nên cấu trúc ngữ pháp của câu. Câu gồm các thành phần : thành phần nòng cốt như chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần phụ như: vị ngữ phụ, trạng ngữ, khởi ngữ, tình thái ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ. Tâm điểm của cấu trúc ngữ pháp câu là nòng cốt câu. Đó là thành phần đảm bảo cho câu được trọn nghĩa và độc lập về ngữ pháp. a.Thành phần nòng cốt + Chủ ngữ: Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua lại với thành phần vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ. 3 + Vị ngữ: Đây là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ trực tiếp, chặt chẽ, qua lại và quy định lẫn nhau với chủ ngữ, chỉ đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng được nói đến ở chủ ngữ. [13, 155] b. Thành phần phụ: + Trạng ngữ: Là thành phần phụ của câu, biểu thị các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, phương tiện, cách thức, mục đích, nguyên nhân,… của sự tình được nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng trước, sau hay chen giữa nòng cốt câu. Trong nhiều trường hợp, trước trạng ngữ có dùng quan hệ từ để dẫn nhập, đồng thời trạng ngữ thường được tách biệt với thành phần nòng cốt câu bằng một quãng ngắt (khi viết dùng dấu phẩy). [11, 41] + Khởi ngữ: Là thành phần phụ, đứng trước nòng cốt câu, được dùng để nêu một đối tượng, một nội dung với tư cách là đề tài của câu nói đó (do đó có người gọi là đề ngữ). Trước khởi ngữ có thể có quan hệ từ về, đối với…và tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phảy (quãng ngắt). [11, 61] + Tình thái ngữ: Là bộ phận phụ của câu dùng để thể hiện mục đích nói, ý kiến, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu và quan hệ, thái độ của người nói với người nghe. Tình thái ngữ chỉ là một trong những phương tiện biểu thị nghĩa tình thái của câu, không có vị trí nhất định trong câu. [13, 170] + Liên ngữ: Là thành phần phụ của câu, thường đứng trước nòng cốt câu, thực hiện chức năng nối kết ý câu chứa nó với ý của câu, của phần văn bản đứng gần nó hoặc với tình huống bên ngoài, tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phảy (quãng ngắt). [13, 175] + Phụ chú ngữ: Là bộ phận phụ của câu, đứng sau hoặc đứng trước một từ ngữ nào đó có tác dụng giải thích hoặc chú thích thêm một số chi tiết có liên quan đến từ ngữ đó, giúp cho người nghe, người đọc hiểu rõ hơn, đúng hơn nội dung của câu hoặc ý định của người chú giải. Phụ chú ngữ có thể tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phảy, dấu ngang cách, dấu ngoặc đơn, dấu móc vuông và dấu hai chấm. [13, 178] + Hô ngữ: Là thành phần phụ của câu, dùng để bộc lộ một cảm xúc chưa có nội dung rõ rệt của người nói hoặc để thiết lập và duy trì quan hệ giao tiếp, thường đứng đầu nhưng cũng có thể đứng cuối câu, tách khỏi tách khỏi nòng cốt câu bằng dấu phảy (quãng ngắt). [13, 181] 4 1.2. Khái quát về nghĩa của câu Nghĩa của câu được các nhà nghiên cứu chia thành hai bộ phận lớn: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn Nghĩa tường minh bao gồm: nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. 1.2.1. Nghĩa tường minh và hàm ẩn của câu 1.2.1.1. Nghĩa tường minh Nghĩa tường minh của câu là loại ý nghĩa được biểu thị trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu- nên còn gọi là nghĩa hiển ngôn hay nghĩa câu chữ. Muốn nhận diện nghĩa tường minh, chỉ cần dựa vào nghĩa của các từ ngữ có mặt trong câu cùng với các quy tắc cấu tạo nên nó. [11, 149] 1.2.1.2. Nghĩa hàm ẩn a. Khái niệm Nghĩa hàm ẩn (còn gọi là hàm ngôn) là loại ý nghĩa không được biểu thị một cách trực tiếp bằng chính nghĩa của các từ ngữ có trong câu. Muốn hiểu nó, người nghe, người đọc phải suy ra từ nghĩa tường minh và tiền giả định của nghĩa tường minh cùng ngữ cảnh. [11, 149] b.Phân loại nghĩa hàm ẩn Nghĩa hàm ẩn được chia làm 2 loại: Hàm ẩn hội thoại khái quát và Hàm ẩn hội thoại đặc thù - Hàm ẩn hội thoại khái quát: Khi tạo ra các ý nghĩa hàm ẩn này, người nói vẫn tôn trọng phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại. Người nói dựa vào khả năng mở rộng ý nghĩa của người nghe mà đưa chúng vào phát ngôn của mmnh. Người nghe có thể suy luận mà không cần đòi hỏi ngữ cảnh giao tiếp hay một tri thức nền nào. - Hàm ẩn hội thoại đặc thù: Để tạo ra các ý nghĩa hàm ẩn này, người nói phải cố tình vi phạm đến một hoặc một số phương châm hội thoại để buộc người nghe phải vận dụng thao tác suy ý một cách căng thẳng nhằm đạt tới một ý nghĩa nào đó. Người nghe chỉ suy luận ra dựa trên hiểu biết về ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. 5 1.2.2. Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu 1.2.2.1. Nghĩa miêu tả a. Khái quát về nghĩa miêu tả Nghĩa miêu tả (nghĩa biểu hiện, nghĩa trình bày, nghĩa kinh nghiệm) là phần phản ánh những mảng của thế giới hiện thực hay một thế giới nào khác ở ngoài ngôn ngữ. Đó là việc phản ánh sự tri nhận, kinh nghiệm của con người về thế giới. Mỗi sự tình là một cấu trúc nghĩa bao gồm bản thân sự tình đó do vị từ đảm nhiệm làm cốt lõi và quây quần xung quanh là những tham thể, biểu thị những vai nghĩa nào đó. Những tham tố/ vai nghĩa bắt buộc phải có (để tạo với vị từ một câu trọn vẹn về nghĩa) gọi là diễn tố. Những tham tố không mang tính bắt buộc được gọi là chu tố. [14, 84] b. Phân loại các kiểu sự tình Các nhà ngôn ngữ học theo trường phái chức năng đã căn cứ vào những tham số ngữ nghĩa để phân loại sự tình. - Tính [+/- Chủ ý] Một sự tình được gọi là [+ Chủ ý] khi được thực hiện bởi một chủ thể có khả năng quyết định sự tình có xảy ra hay không, hay nói cách khác khi chủ thể là người kiểm soát được sự tình. Một sự tình sẽ được coi là [- Chủ ý] khi chủ thể không có khả năng này. [12, 57] - Tính [+/- Động] Một sự tình [-Động] là sự tình được tri nhận không liên quan đến bất kì một sự thay đổi nào, tức sự tình được xem trước sau đều như nhau. Một sự tình [+Động] thì lại liên quan đến một sự thay đổi nào đó. Ngoài ra, còn có thể quan tâm tới các tham số ngữ nghĩa khác như: tính [+/Hữu kết], tính [+/- Nhất thời] Nhà ngôn ngữ học S. Dik (1978), đã dựa vào các tham tố ngữ nghĩa trên để phân loại sự tình thành bốn loại mỗi loại mang hai đặc trưng: + Loại vị tố có đặc trưng (+Động) và (+Chủ ý): là các vị tố chỉ hành động (đi, nhảy, chạy, kêu, gào…) 6 + Loại vị tố có đặc trưng (+ Động) và (- Chủ ý): đó là các vị tố chỉ quá trình (rơi, khô, héo, phãi, thấm, chảy, trôi…) +Loại vị tố có đặc trưng (-Động) và (+Chủ ý): là loại vị tố chỉ tư thế (ngồi, đứng, quỳ, cúi, nằm…) +Loại vị tố (-Động) và (-Chủ ý): là các vị tố chỉ trạng thái, tính chất, quan hệ (lo, sợ, vui, mừng, to, nhỏ, đẹp, xấu, của, vì, để, bằng…) Các vị tố chỉ hành động, quá trình, tư thế, trạng thái, tính chất thường được sử dụng rất phổ biến. Riêng nhóm vị tố chỉ quan hệ, tần số xuất hiện thấp. Nhóm này vốn là các từ chỉ quan hệ, được đưa vào cấu trúc vị tố - tham thể để biểu thị mối quan hệ giữ các tham thể nên được gọi là vị tố. Điều này cũng chứng tỏ khái niệm vị tố trong cấu trúc vị tố - tham thể thuộc phạm trù chức năng – nghĩa chứ không thuộc phạm trù từ loại. Vị tố quan hệ cũng có những đặc trưng (-Động), (Chủ ý) như vị tố trạng thái, nhưng luôn luôn đòi hỏi hai tham thể. [12, 59] 1.2.2.2. Nghĩa tình thái a. Khái niệm Tình thái là một khái niệm vô cùng phức tạp. Bởi thế cho đến nay, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn chưa có được sự thống nhất trong việc đưa ra khái niệm và cách phân chia nghĩa tình thái - Ở nước ngoài, Vinogradov, O.B. Xirotinina, Lyons, Gak, Liapol, Palmer, Ch. Bally, N. Chomsky, Bybee là một số nhà ngôn ngữ học tiêu biểu đã đề cập tới quan niệm về nghĩa tình thái. Họ quan niệm về nghĩa tình thái rộng, hẹp khác nhau. + Theo quan niệm hẹp, nghĩa tình thái thường được cho là phản ánh mối quan hệ, thái độ, ý định của người nói đối với nội dung phát ngôn và/ hoặc quan hệ giữa nội dung phát ngôn đối với thực tế. + Theo quan niệm rộng, tình thái - nói theo Bybee - là “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề”. Nói cách khác, phạm trù tình thái bao gồm tất cả những kiểu ý nghĩa gắn với sự hiện thực hoá câu, biến nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở thành các phát ngôn trong giao tiếp. 7 - Ở Việt Nam, các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Hiệp,... cơ bản thống nhất với các quan niệm nói trên, đặc biệt là quan niệm rộng về tình thái. - Tác giả Nguyễn Thị Nhung cho rằng NTT có một vai trò hết sức quan trọng trong lời nói, nó bao gồm một phạm trù rất rộng các ý nghĩa liên quan đến hai mối quan hệ là quan hệ giữa điều được nói trong câu với hiện thực khách quan và quan hệ giữa người nói với điều được nói tới, với người nghe. Vì vậy, tác giả theo quan niệm rộng về nghĩa tình thái, cho rằng: “Nghĩa tình thái là một bộ phận nghĩa của câu, giúp biến nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở thành các phát ngôn khi giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những gì mà người nói thể hiện kèm theo nội dung mệnh đề khi thực hiện một lời nói, nhằm biểu thị quan hệ của điều được nói đến trong câu với hiện thực khách quan; biểu thị nhận thức, sự đánh giá, cảm xúc của người nói với điều được nói đến trong câu, và mong muốn, thái độ của người nói với người nghe.” [14,97]. Chúng tôi theo quan niệm này. b. Sự phân loại của nghĩa tình thái Tình thái là một phạm trù phức tạp và chưa thống nhất, khó có một sự bao quát triệt để. Tuy nhiên, nhiều nhà ngôn ngữ học đã thống nhất, khó có một sự bao quát theo nghĩa rộng gồm các nhóm cơ bản sau: - Các nhóm thể hiện mục đích phát ngôn của người nói (hỏi, ra lệnh, yêu cầu…) - Ý nghĩa đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình - Những đặc trưng liên quan đến diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung ngữ nghĩa- ngữ pháp của vị từ và mối quan hệ của chủ thể được nói đến trong câu và vị từ. - Các ý nghĩa thể hiện sự đánh giá, thái độ lập trường hay cảm xúc của người nói với nội dung thông báo. - Các ý nghĩa thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Ở đề tài này chúng tôi theo quan điểm của TS.Nguyễn Thị Nhung: 8 TS. Nguyễn Thị Nhung cho rằng, trước hết cần chia nghĩa tình thái thành hai nhóm lớn là: nhóm biểu thị mối quan hệ giữa điều được nói tới trong câu với hiện thực khách quan, và nhóm biểu thị quan hệ giữa người nói với điều được nói trong câu, và với người nghe. a. Nhóm nghĩa tình thái khách quan Nghĩa tình thái khách quan hay tình thái hướng tác thể, có được do người nói đơn thuần truyền đạt lại hiện thực như nó vốn có. Nhóm ý nghĩa này nhằm vào những kiểu quan hệ chung nhất giữa phán đoán với hiện thực; là những đặc trưng nội tại của cấu trúc chủ ngữ - vị ngữ logic, mang tính khách quan, bản thể; có thể kiểm tra được tính đúng/ sai; không có vai trò chủ quan của người nói. nghĩa tình thái khách quan từng được quan tâm trong logic học nhưng đồng thời cũng là một nhóm nghĩa tình thái trong ngôn ngữ học. Phương tiện chính để thể hiện nghĩa tình thái khách quan là các động từ tình thái, các phó từ chỉ thời thể, tần xuất, chỉ sự phủ định. Nhóm nghĩa tình thái này bao gồm: nghĩa tình thái khách quan khả năng hiện thực, nghĩa tình thái khách quan khả năng phi hiện thực, nghĩa tình thái khách quan tất yếu hiện thực và nghĩa tình thái khách quan tất yếu phi hiện thực Nghĩa tình thái khách quan khả năng hiện thực biểu thị rằng sự việc được nói đến trong câu là chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra. Nghĩa tình thái khách quan khả năng phi hiện thực biểu thị rằng sự việc được nói đến trong câu có khả năng không xảy ra. Nghĩa tình thái khách quan tất yếu hiện thực thì biểu thị sự việc được nói đến trong câu là có tính hiện thực: đã xảy ra, có điểm bắt đầu, điểm kết thúc, có trạng thái kéo dài hoặc không kéo dài, bất ngờ hoặc không bất ngờ. Nghĩa tình thái khách quan tất yếu phi hiện thực lại biểu thị rằng sự việc được nói đến trong câu là không xảy ra. b. Nhóm nghĩa tình thái chủ quan - Nghĩa tình thái nhận thức Nghĩa tình thái nhận thức là một loại của tiểu nhóm nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với điều được nói tới nằm trong nhóm nghĩa tình thái chủ 9 quan, thể hiện sự hiểu biết của người nói bao gồm cả sự xác nhận cũng như những cam kết của cá nhân người nói đối với tính chân thật của điều được nói ra trong câu. - Nghĩa tình thái đánh giá Nghĩa tình thái đánh giá là một loại của tiểu nhóm nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với điều được nói tới nằm trong nghĩa tmnh thái chủ quan, biểu thị sự đánh giá của người nói về sự thể được nói tới trong câu. Phương tiện chính để biểu thị loại nghĩa này là các trợ từ, tổ hợp từ biểu thị sự đánh giá và các kết cấu có cặp phó từ, cặp kết từ. - Nghĩa tình thái cảm xúc Nghĩa tình thái cảm xúc là thuật ngữ chúng tôi dùng để chỉ một loại của tiểu nhóm nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với điều được nói tới, nằm trong nhóm nghĩa tình thái chủ quan biểu thị các cung bậc của cảm xúc hay thái độ của người nói với điều được đề cập trong câu - Nghĩa tình thái đạo lý Nghĩa tình thái đạo lý là loại của tiểu nhóm nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với người nghe nằm trong nhóm nghĩa tình thái chủ quan thể hiện hiện ý chí, mức độ áp đặt của người nói đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện dựa trên những quy tắc, chế định mà một cộng đồng xã hội quy ước hay Nhà nước đặt ra, hoặc những nguyên tắc của một loại hành động bắt buộc phải tuân theo. - Nghĩa tình thái thái độ Nghĩa tình thái thái độ là loại của tiểu nhóm nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với người nghe nằm trong nhóm nghia tình thái chủ quan cho thấy tình cảm, thái độ, quan hệ của người nói đối với người nghe. Loại nghĩa tình thái này này chủ yếu được biểu hiện bằng ngữ điệu, các đại từ, danh từ xưng hô (tao, chú, giáo sư, nhóc, đằng ấy), động từ hô gọi (thưa, lạy,...), tình thái từ (ạ, nhỉ, nhé, …), thán từ (nè, vâng, ờ,...), dạng kết cấu ngữ pháp của câu (đầy đủ hay tỉnh lược), câu chửi rủa. Mỗi phương tiện biểu thị nghĩa tình thái thái độ có thể biểu thị những sắc thái nghĩa tình thái thái độ khác nhau trong những tình huống khác nhau. 1.3. Khái quát về Tác giả Kim Lân và tác phẩm “Vợ nhặt” 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan