Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố thái nguyên, tỉnh th...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên đến năm 2030

.PDF
82
530
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- LẠI ANH TÚ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2030 Ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Mã số: 60.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Lại Anh Tú LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và rèn luyện, khóa học Cao học Khoa học môi trường K120 (2012 - 2014) đã bước vào giai đoạn kết thúc. Được sự nhất trí của của nhà trường và Phòng đào tạo Sau đại học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030”. Sau gần một năm thực hiện, đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Thanh Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Khoa học môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã động viên, giúp tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo cùng tập thể cán bộ phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường và Công ty cổ phần môi trường & công trình đô thị Thái Nguyên đã tạo điều kiện trong quá trình thu tập thông tin tại hiện trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè và đồng nhiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và làm đề tài tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4 1.1. Quy hoạch môi trường............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm quy hoạch môi trường ......................................................... 4 1.1.2. Các cấp độ và hình thức quy hoạch môi trường. ................................... 5 1.1.3. Cơ sở pháp lý trong Quy hoạch môi trường ở Việt Nam....................... 6 1.1.4.Đặc điểm của Quy hoạch môi trường .................................................... 8 1.1.5. Các nguyên tắc Quy hoạch môi trường ................................................. 9 1.1.6. Quy trình Quy hoạch môi trường........................................................ 10 1.1.7. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Quy hoạch môi trường....... 10 1.2. Mảng xanh, cây xanh đô thị................................................................... 15 1.2.1. Khái niệm mảng xanh đô thị............................................................... 15 1.2.2. Thành phần cây xanh đô thị ................................................................ 16 1.2.3. Tác dụng của cây xanh đô thị đối với môi trường đô thị ..................... 16 1.2.4. Nguyên tắc trồng cây ở đường phố. .................................................... 27 1.2.5. Một số tiêu chuẩn chọn cây trồng vỉa hè............................................. 29 1.2.6. Thực trạng Quy hoạch cây xanh ở Việt Nam ...................................... 29 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 32 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 32 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 32 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 32 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 32 2.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP Thái Nguyên..... 32 2.3.2. Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên.............. 32 2.3.3. Dự báo nhu cầu cây xanh của thành phố Thái Nguyên đến năm 2030 .... 32 2.3.4. Đề xuất các phương án quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030 ............................................................................................... 32 2.3.5. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030 ......................................................... 32 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 32 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................. 32 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................... 33 2.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu ............................................ 33 2.4.4. Phương pháp phân tích hệ thống......................................................... 33 2.4.5. Phương pháp chuyên gia..................................................................... 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 34 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên ........... 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ..................................... 34 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 37 3.2. Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên................. 42 3.2.1. Hiện trạng cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên......... 42 3.2.2. Đánh giá ............................................................................................. 48 3.3. Dự báo nhu cầu cây xanh đô thị của thành phố Thái Nguyên đến năm 2030 ............................................................................................... 49 3.3.1. Dự báo tốc độ tăng dân số đến năm 2030 ........................................... 49 3.3.2. Dự báo năm nhu cầu về mảng xanh đô thị thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. .............................................................................................. 50 3.4. Đề xuất các phương án quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. .............................................................................................. 51 3.4.1. Cây xanh công viên thành phố............................................................ 51 3.4.2. Đường phố và quảng trường ............................................................... 52 3.4.3. Các công trình kiến trúc, quần thể kiến trúc........................................ 53 3.4.4. Khu nhà ở ........................................................................................... 53 3.4.5. Khu công nghiệp ................................................................................ 54 3.4.6. Quy hoạch cây xanh trên một số tuyến đường chính ở thành phố Thái Nguyên. ............................................................................ 56 3.4.7 Bản vẽ quy hoạch cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. .............................................................................................. 64 3.5. Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. ........................................................ 65 3.5.1. Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách.......................................... 65 3.5.2. Giải pháp khoa học kỹ thuật ............................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 70 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các cách tiếp cận đưa vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển (ADB-1991) ................................................................................... 5 Bảng 3.1. Bảng dân số và mật độ dân số năm 2013 ...................................... 37 Bảng 3.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn...... 38 Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế của một số ngành của TP Thái Nguyên ........................................................................................... 39 Bảng 3.4. Hiện trạng cây xanh đô thị trên địa bàn TP Thái Nguyên ............. 44 Bảng 3.5. Hiện trạng cây xanh trên các tuyến đường của TP Thái Nguyên... 46 Bảng 3.6. Dự báo phát triển dân số TP Thái Nguyên đến năm 2030............. 50 Bảng 3.7. Bảng dự báo nhu cầu cây xanh theo dân số .................................. 51 Bảng 3.8. Đề nghị một số loại cây xanh được bố trí tại các khu chức năng .. 55 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Trung tâm thành phố Thái Nguyên ............................................... 42 Hình 3.2. Đường Hoàng Văn Thụ ................................................................ 57 Hình 3.3. Đường Nguyễn Du........................................................................ 58 Hình 3.4. Đường Nha Trang......................................................................... 58 Hình 3.5. Đường Hùng Vương. .................................................................... 59 Hình 3.5. Đường Lương Ngọc Quyến .......................................................... 60 Hình 3.6. Đường Phan Đình Phùng .............................................................. 61 Hình 3.7. Đường Bắc Kạn ............................................................................ 62 Hình 3.8. Đường Bến Tượng........................................................................ 62 Hình 3.9. Đường Bắc Nam ........................................................................... 63 Hình 3.10. Sơ đồ hệ thống công viên cây xanh và cảnh quan tự nhiên.......... 64 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng đã kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trở thành vấn đề vừa mang tính toàn cầu vừa có tính riêng của từng quốc gia. Tùy thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế phát triển, mỗi khu vực có hướng đi riêng nhưng đều nhằm mục đích bảo vệ "ngôi nhà chung". Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và từng địa phương. Có quy hoạch môi trường mới quản lý tốt môi trường, mới thực hiện được chiến lược phát triển bền vững. Như vậy có thể nói quy hoạch môi trường là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm. Quy hoạch cây xanh đô thị là quy hoạch một thành phần của môi trường, từng thành phần của môi trường được quy hoạch hợp lý sẽ mang lại một bản quy hoạch môi trường thích hợp. Quy hoạch phát triển cây xanh, một trong các nội dung của quy hoạch và quản lý môi trường đô thị sẽ góp phần vào việc phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố trong tương lai. Cây xanh đô thị là một thành phần không thể thiếu của các đô thị, có tác dụng bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đô thị, nâng cao chất lượng môi trường sống, chất lượng bóng mát, góp phần khắc phục và ngăn chặn suy thoái môi trường do con người và thiên nhiên tạo ra. Các tiêu chí về cây xanh đô thị như: diện tích cây xanh/người, đất cây xanh công cộng/người, v.v… là một trong những tiêu chí quan trọng. Càng đặc biệt quan trọng đối với thành phố Thái Nguyên, đô thị loại I ngày càng phát triển về mọi mặt đem lại lợi ích cho người dân, xứng đáng với thành phố “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”. 2 Quy hoạch cây xanh đô thị cho thành phố Thái Nguyên là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan ban ngành, cộng đồng dân cư và cơ quan chuyên trách về mảng xanh đô thị cần phải quan tâm và tham gia một cách tích cực vào công tác lập quy hoạch và hoạt động phát triển kinh tế xã hội luôn gắn với quy hoạch nhằm làm tăng độ che phủ của cây xanh đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh đường phố,… đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, yêu cầu của sự phát triển đô thị hiện nay. Với những ý nghĩa trên, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030” được chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu định hướng cơ sở quy hoạch để bố trí hợp lý hệ thống cây xanh đô thị nhằm khắc phục tối đa sự thiếu hụt, phân bố không đồng đều và thiếu khoa học diện tích xanh, đảm bảo an toàn sinh thái và nhu cầu phát triển của thành phố Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên. - Dự báo nhu cầu cây xanh đô thị của thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. - Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án phù hợp quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. - Đề xuất các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh thành phố Thái Nguyên đến năm 2030. 3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác. 3 - Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị thành phố Thái Nguyên một cách hiệu quả trong giai đoạn mới nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường trong thành phố. * Ý nghĩa thực tiễn - Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian phục vụ công tác quy hoạch cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các cơ sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực của đề tài. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quy hoạch môi trường 1.1.1. Khái niệm quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường (QHMT) là "quá trình sử dụng một cách hệ thống các kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của môi trường" (Greg Lindsey, 1997). QHMT là "tổng hợp của các biện pháp môi trường công cộng mà cấp có thẩm quyền về môi trường có thể sử dụng" (Faludi, 1987). Theo Toner, QHMT là "sự ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức khỏe trong các quyết định về sử dụng đất" (Greg Lindsey, 1997). QHMT là "sự cố gắng làm cân bằng hài hòa các hoạt động phát triển mà con người vì quyền lợi của mình áp đặt một cách quá mức lên môi trường tự nhiên" (John E, 1979). QHMT là sự xác định các mục tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên và đề ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó." (Alan Gilpin, 1996). Theo Vũ Quyết Thắng (2005), QHMT là "việc xác lập các mục tiêu môi trường mong muốn, đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện và phát triển một/những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra".[15] Theo Phùng Chí Sỹ, QHMT là "quá trình sử dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật nhằm đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong một không gian xác định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung hoặc một ngành nói riêng". 5 Theo Nguyễn Thế Thôn (2004), QHMT "được hiểu là sự vạch định, quy định sắp xếp, bố trí các đối tượng môi trường theo không gian lãnh thổ hoặc theo không gian vật thể môi trường nhằm bảo đảm môi trường sống tốt đẹp cho con người và bảo vệ môi trường sống cho các hệ sinh vật của môi trường bền vững trong sự thống nhất với sự phát triển lâu bền của kinh tế xã hội theo các định hướng, các mục tiêu và thời gian của kế hoạch, phù hợp với trình độ phát triển nhất định". [14] 1.1.2. Các cấp độ và hình thức quy hoạch môi trường. QHMT có thể phân chia thành: Quy hoạch bảo vệ một thành phần môi trường (như đất, nước, nước ngầm, tài nguyên sinh vật vv.v... Quy hoạch môi trường tổng thể vùng, khu vực (lưu vực, vùng ven biển, hệ thống đô thị, các vùng sinh thái - hay vùng địa sinh vật). QHMT vùng thường phải chú ý đến đầy đủ các yếu tố tài nguyên, chất lượng các thành phần môi trường (đất, nước, không khí), các hệ sinh thái nhạy cảm, sinh vật quý hiếm, đa dạng sinh học cũng như các hoạt động phát triển trong khu vực. Bảng 1.1. Các cách tiếp cận đưa vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển (ADB-1991) Cấp quy hoạch Nhất thể hóa chính sách, thủ tục môi trường Chính sách môi trường Quy hoạch cấp quốc gia được đưa vào quy hoạch môi trường cấp quốc gia Quy hoạch cấp khu vực Kỹ thuật quy hoạch môi trường được ADB sử dụng. Khái quát môi trường, chiến lược môi trường, chương trình hành động quốc gia về môi trường. Quy hoạch phát triển Quy hoạch tổng hợp khu vực và quy hoạch phát triển môi trường đa ngành khu vực, quy hoạch sử 6 dụng đất, quy hoạch đa dự án Quy hoạch cấp ngành Nghiên cứu ngành, các Hướng dẫn môi trường, mối liên kết với ngành chiến lược môi trường khác ngành Thủ tục kiểm toán môi Quy hoạch cấp dự án Kiểm điểm về môi trường cấp dự án: đánh trường của các hoạt giá tác động môi trường động dự án và hướng dẫn môi trường Về tính chất, quy hoạch môi trường có thể được tiến hành theo một quy trình riêng biệt và tương đối độc lập - đó là các dạng quy hoạch chuyên ngành hay quy hoạch tổng thể môi trường. Trong các dạng thức quy hoạch phát triển khác như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch vùng ..v..v…việc lồng ghép chúng với các mục tiêu, chính sách môi trường là phương thức hiệu quả nhất để có thể đạt tới sự phát triển bền vững. Với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - môi trường, những vấn đề môi trường được đề cao, có vị trí ngang bằng với các thành phần quan trọng khác do đó tạo ra sự hài hòa và gắn kết cần thiết cho phát triển bền vững. 1.1.3. Cơ sở pháp lý trong Quy hoạch môi trường ở Việt Nam Căn cứ pháp lý trong QHMT liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật hiện hành. Các văn bản pháp luật quan trọng hàng đầu là: Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/11/1993 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 10/01/1994. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. 7 Nghị định 175/CP của Chính phủ ra ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam); Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (theo QĐ 256/2003/QĐ-TTg); các chiến lược bảo vệ môi trường địa phương và ngành. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 theo Quyết định số 1216-QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Văn bản số 7401/NKH-CLPT ngày 09/10/2006 của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất xác định thời gian lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2020; 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, ban hành theo quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCNMT 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua ngày 20/3/1996 và chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ban hành số 472-CTN ngày 3/4/1996. 8 Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998. Luật Thủy sản được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 và được thông qua năm 2003. Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003. Luật Phát triển và bảo vệ rừng, ban hành ngày 18/11/1991 và luật sửa đổi, bổ sung luật phát triển và bảo vệ rừng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/11/2004. Các công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia ký kết: Công ước về việc bảo vệ di sản và tự nhiên của thế giới (đã được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11-1972. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước Ramsar, 2-2-1971 (được sửa đổi theo nghị định thư Paris ngày 03-12-1982). Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới rác phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng. Công ước về đa dạng sinh học (Rio De Janeiro, ngày 05-06-1992). 1.1.4. Đặc điểm của Quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường có một số đặc điểm như sau: - Quan điểm hệ sinh thái. Quan điểm này xem xét con người trong tự nhiên hơn là tách khỏi nó; nghĩa là nhấn mạnh mối tương tác giữa con người với các hệ sinh thái tự nhiên và rộng hơn sinh quyển. Các dạng quy hoạch có xu hướng tập trung hẹp hơn. - Tính hệ thống. Xem xét tổng thể các thành phần liên quan, tập trung vào các thành phần chủ chốt và các mối quan hệ của chúng, thừa nhận các hệ thống là mở, tương tác với môi trường, nhân biết sự liên hệ và phụ thuộc giữa các hệ thống. 9 - Tính địa phương. Từ môi trường nhấn mạnh tính đặc trưng của mỗi địa phương, tuy nhiên cần thiết phải xem xét các thành phần môi trường và sự biến đổi môi trường trong phạm vi lớn hơn. - Tính biến đổi theo thời gian. Xem xét sự thay đổi môi trường theo các chu kỳ khác nhau, dài và ngắn, quá khứ và tương lai. Nếu quỹ thời gian không hợp lí, quy hoạch môi trường sẽ không đạt được mục tiêu đã đặt ra. Các dạng quy hoạch khác thường có trục thời gian ngắn hơn. - Tính chất hướng vào tác động. Nghiên cứu xem xét đầy đủ những ảnh hưởng môi trường do hoạt động của con người và sự phân bố của chúng. Các dạng quy hoạch khác thường có định hướng đầu vào, tập trung chủ yếu vào dữ liệu, mục tiêu và kế hoạch hơn là vào tác động của các hoạt động phát triển. - Tính phòng ngừa. Khuynh hướng chủ đạo trong chiến lược quy hoạch môi trường là nhu cầu bảo tồn, trong đó nó tập trung vào việc làm giảm nhu cầu đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ có khả năng tạo ra các stress hơn là việc chấp nhận các nhu cầu như là đã đặt ra từ trước và cố gắng tập trung vào việc làm giảm thiểu hay loại bỏ các ảnh hưởng môi trường.[15] 1.1.5. Các nguyên tắc Quy hoạch môi trường - Xác định rõ các mục tiêu và các đối tượng cho quy hoạch môi trường. - Quy hoạch môi trường phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch kinh tế - xã hội. - Xác định các quy mô về không gian và thời gian của quy hoạch môi trường - Quy hoạch môi trường luôn luôn trên quan điểm hệ thống, tức là phải phân tích và tổng hợp hệ thống. - Quy hoạch môi trường phải qua công tác đánh giá môi trường và lập các luận cứ khoa học cho quy hoạch môi trường. - Quy hoạch môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội. 10 1.1.6. Quy trình Quy hoạch môi trường Sơ đồ mô tả các bước trong nghiên cứu lập quy hoạch môi trường. Thực hiện, giám sát Quy trình quy hoạch Điều kiện môi trường Vấn đề TNMT Mục tiêu MT Thiết kế quy hoạch Quản lý Đánh giá Điều kiện MT, tác động MT, phương án MT Quy hoạch môi trường về cơ bản cũng tương tự như trong các lĩnh vực quy hoạch khác. Tuy nhiên, trong quy hoạch môi trường các mục tiêu môi trường thường rất khó định lượng. Hơn nữa, ngoài những mục tiêu môi trường có tính quốc gia còn tồn tại các mục tiêu đặc thù của địa phương, vì vậy quy trình quy hoạch môi trường thường xuất phát từ những khía cạnh môi trường và tài nguyên đáng quan tâm ở mỗi địa phương.[15] 1.1.7. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Quy hoạch môi trường a. Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp này ra đời phục vụ cho con người khi phải tiến hành nghiên cứu liên ngành các đối tượng là các hệ thống phức tạp. Đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hệ thống các tổng thể, các hệ thống. Phương pháp phân tích hệ thống tiến hành phân tích trên một hệ thống cụ thể, trên một tổng thể gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố thành phần các quan hệ tương hỗ với nhau và với môi trường quanh chúng. Khi phân tích hệ thống, xét từng yếu tố, 11 nhưng không thể xét riêng lẻ mà phải xét mỗi yếu tố trong mối tương quan và tác động qua lại của nó với các yếu tố khác và môi trường bên ngoài của chúng. Sau khi xem xét các yếu tố, phương pháp phân tích hệ thống đòi hỏi phải xem xét tổng hợp trở lại các yếu tố thành phần trong thể thống nhất của hệ thống và nghiên cứu chúng trong tổng thể cùng các yếu tố tác động từ bên ngoài; nghiên cứu những đặc thù, những quy luật của từng hệ thống, xét mỗi hệ thống trong quá trình phát sinh, phát triển, tăng trưởng, suy thoái để thấy được xu thế và tìm ra phương hướng tác động tích cực vào hệ thống có hiệu quả nhất cho những quyết định theo các mục tiêu của nghiên cứu các hệ thống. Phương pháp phân tích hệ thống nhấn mạnh tính liên ngành, sử dụng nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để cùng nghiên cứu, ra quyết định cho các vấn đề phức tạp. Phương pháp phân tích hệ thống được tiến hành theo các bước: - Xác định ranh giới, đường biên hệ thống. - Quan trắc, đo đạc, thu thập thông tin các yếu tố thành phần, hợp phần, sắp xếp các dữ liệu có liên quan tới đối tượng nghiên cứu. - Phân tích, thống kê các mối liên kết giữa các yếu tố mà quan trọng nhất là các yếu tố gây tác động qua lại trong hệ thống, các mối liên kết chìa khóa trong hệ thống gây ra khả năng điều khiển hệ thống. - Xây dựng mô hình định tính, mô hình toán học của hệ thống có các mục tiêu, thể hiện cấu trúc và hoạt động chức năng của hệ thống có mối liên hệ qua lại với môi trường bên ngoài trong các mô hình. - Mô phỏng hệ thống với các điều kiện, giả thiết khác nhau, phân tích mô hình trong các ý nghĩa khác nhau của các tiến trình, chọn giải pháp đúng đắn cho các quyết định tối ưu. Quy hoạch môi trường là lựa chọn, quy định, sắp xếp, bố trí các đối tượng môi trường theo lãnh thổ. Các đối tượng môi trường đa dạng và phức tạp, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong hệ sinh thái (địa sinh thái hệ thống) 12 của lãnh thổ môi trường. Thành phần môi trường này bị tác động và thay đổi, kéo theo sự thay đổi các thành phần khác. Bởi vậy phương pháp phân tích hệ thống trên quan điểm tiếp cận hệ thống là phương pháp không thể thiếu và xuyên suốt công tác quy hoạch môi trường. b. Phương pháp viễn thám . Phương pháp viễn thám sử dụng các thông tin của các nguồn tư liệu cập nhật đa thời gian của ảnh máy bay và nhiều loại vệ tinh khác như : LANSAT TM, SPOT, MOSS, ADEOS, RADARSAT, ERSAT, IRS, RESOURCE, OCEAN, NOAA-AVHRR … đối với vệ tinh chúng có thể cung cấp tư liệu rất kịp thời sau những khoảng thời gian ngắn (từng ngày hoặc vài ba ngày tùy từng loại vệ tinh). Phương pháp viễn thám rất có hiệu quả để phản ánh nhanh, kịp thời và khách quan những thông tin về hiện trạng môi trường qua tài liệu viễn thám, ảnh viễn thám. Đây là tài liệu cơ sở tốt nhất cho công tác quy hoạch môi trường. Phương pháp phân tích, xử lý hệ thông tin địa lý (GIS) dựa vào kỹ thuật ứng dụng những hệ thống vi tính số để tiếp nhận, lưu trữ, xử lí phân tích, quản lý, trình bày, mô hình hóa và phân tích những số liệu, thông tin môi trường về tự nhiên và kinh tế - xã hôi thuộc lãnh thổ một vùng, một khu vực, một địa điểm địa lý. Vị trí mô tả chứa đựng hệ thông tin địa lý phải được xác định trong GIS bởi một hệ thống lưới chiếu địa lý, bao gồm các mã số sơn văn - kinh độ - vĩ độ, nhằm bảo đảm khả năng truy xuất và xử lí số liệu chính xác trên một vùng địa lý cụ thể. Nói chung GIS là tổng thể số liệu định vị cho không gian địa lý, được tổ chức quản lý và xử lý bới các phần mềm thích ứng của máy tính như MapInfo, ArcInfo, ArcView, Idrisi, … Kỹ thuật GIS dựa vào khả năng lưu trữ, xử lý, mô hình hóa và phân tích có thể tạo ra các khả năng sau đây:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan