Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, xây dựng phương án phòng chống cháy nổ trong quá trình thi ...

Tài liệu Nghiên cứu, xây dựng phương án phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công công trình thủy điện thượng kon tum_removed

.PDF
95
282
88

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Nghiên cứu, xây dựng phương án phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công công trình thủy điện Thượng Kon Tum". được hoàn thành dưới với sự nỗ lực của bản thân tác giả, sự giúp đỡ của Khoa Công trình – Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội và các bạn bè đồng nghiệp. Tác giả đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo – GS. TS Vũ Thanh Te đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong bộ môn Công nghệ và quản lý xây dựng – Trường Đại học Thủy Lợi đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả về tài liệu, thông tin khoa học kỹ thuật trong quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người đi trước đã chỉ bảo khích lệ động viên ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt để tác giả đảm bảo hoàn thành luận văn này đúng tiến độ. Do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những tồn tại và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp và trao đổi. Tác giả rất mong muốn những vấn đề còn tồn tại sẽ được tác giả phát triển ở mức độ nghiên cứu sâu hơn góp phần đưa những kiến thức khoa học ứng dụng vào thực tiễn xây dựng công trình. Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2015 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Hương ii BẢN CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Tác giả Nguyễn Thị Hương iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i BẢN CAM KẾT .............................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRÊN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN ........................................................................................................................... 7 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cháy nổ ....................................................... 7 1.1.1 Khái quát về cháy nổ trên công trình xây dựng. ............................... 7 1.1.2 Tính bắt cháy và độ chịu lửa của vật liệu, kết cấu xây dựng ............ 9 1.1.3 Độ chịu lửa của kết cấu gạch đá, bê tông cốt thép. .......................... 9 1.2. Các ví dụ thực tế đã xảy ra.................................................................... 10 1.3. Thực trạng công tác quản lý về an toàn cháy nổ trong quá trình thi công hiện nay. ....................................................................................................... 14 1.3.2 Đặc điểm người lao động trong ngành xây dựng ............................ 15 1.3.3. Đặc điểm doanh nghiệp trong ngành xây dựng ............................. 16 1.3.4. Đối với doanh nghiệp tư vấn giám sát............................................ 17 1.4. Kết luận chương I.................................................................................. 18 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÁY NỔ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG ......................... 19 2.1. Cơ sở pháp lý trong quản lý an toàn về cháy nổ ................................... 19 2.1.1. Các văn bản pháp lý quy định về cháy nổ trong xây dựng............. 19 2.1.2 Những kiến thức cơ bản về cháy nổ ................................................. 20 2.2.2. Cháy nổ của bụi trong không khí................................................... 38 iv 2.2. Các kết cấu xây dựng ............................................................................ 40 2.2.1. Tính bắt cháy và độ chịu lửa của vật liệu, kết cấu xây dựng. ........ 40 2.2.2. Độ chịu lửa của kết cấu gạch đá, bê tông cốt thép. ....................... 43 2.2. Các hiện tượng cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình xây dựng .......... 47 2.2.1. Hiện tượng cháy: ............................................................................ 48 2.2.2. Hiện tượng nổ: ................................................................................ 48 2.3. Cơ chế phá hoại của hiện tượng cháy nổ ............................................. 51 2.4. Các giải pháp thường dùng để đảm bảo an toàn về cháy nổ .............. 52 2.4.1. Nâng cao độ chịu lửa của kết cấu thép.......................................... 52 2.4.2. Bảo vệ các kết cấu gỗ khỏi cháy. .................................................... 55 2.4.3. Biện pháp phòng ngừa phát sinh đám cháy. .................................. 57 2.4.4. Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng. .......................................... 57 2.4.5. Biện pháp thoát người và cứu tài sản an toàn................................ 58 2.4.6. Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả. ................. 58 2.4.7. Sử dụng chất chữa cháy .................................................................. 59 2.5. Kết luận chương II ............................................................................... 63 CHƯƠNG III. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN AN TOÀN VỀ CHÁY NỔ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN THƯỢNG KON TUM ..................................................................................................... 64 3.1 Giới thiệu về công trình. ........................................................................ 64 3.2 Các công việc có khả năng xảy ra cháy nổ và các nhân tố ảnh hưởng .. 68 3.2.1. Không thận trọng và coi thường khi dùng lửa. .............................. 68 3.2.2. Cháy do điện. .................................................................................. 69 3.2.3. Cháy do ma sát, va đập................................................................... 69 3.2.4. Cháy do tĩnh điện. ........................................................................... 69 3.2.5. Cháy do sét đánh............................................................................. 70 3.2.6. Cháy do tàn lửa, đốm lửa. .............................................................. 70 v 3.2.7. Sử dụng, tàng trữ, bảo quản nguyên vật liệu không đúng nơi quy định. ................................................................................................................... 70 3.2.8. Thiếu sự quan tâm, theo dõi của người quản lý sản xuất. .............. 70 3.3. Xây dựng phương án an toàn về cháy................................................... 70 3.3.1. Phương án kỹ thuật ......................................................................... 70 3.3.2. Phương án sản xuất ........................................................................ 73 3.4. Xây dựng phương án an toàn về nổ phá ............................................... 79 3.4.1. Biện pháp an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dựng vật liệu nổ. ................................................................................................................... 79 3.4.2. An tòan lao động. ............................................................................ 81 3.5. Những biện pháp phòng ngừa ............................................................... 83 3.6. Kết luận chương III ............................................................................... 85 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Cháy công trình nhà cao tầng, TTTM Lotte Kim Mã, Hà Nội. ...... 12 Hình 1.2: Cháy ở tòa Keangnam Hà Nội ........................................................ 13 Hình 1.3: Hầm thủy điện Nghệ An ................................................................. 14 Hình 2-1: Sơ đồ biểu diễn quá trình cháy ....................................................... 22 Hình 2-2: Diễn biến nhiệt độ trong quá trình cháy ......................................... 23 Hình 3-1: Những khối lượng công việc đồ sộ trên công trường thuỷ điện Thượng Kon Tum đang được gấp rút hoàn thành ........................................... 66 Hình 3-2: Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại công trường ............................ 71 Hình 3-3:Dụng cụ bảo hộ lao động và một số thiết bị PCCC......................... 72 Hình 3-4: Biển hiệu, cáo hiệu PCCC .............................................................. 73 Hình 3-5: Sơ đồ hệ thống quản lý ................................................................... 74 Hình 3-6: Quy trình sử dụng bình chữa cháy bằng khí CO 2 .......................... 76 Hình 3-7: Chữa cháy bằng bọt khí .................................................................. 77 Hình 3-8: Quy trình sử dụng bình chữa cháy bằng bột khô .......................... 78 Hình 3-9: Chữa cháy bằng bột khô ................................................................. 78 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2-1: Nhiệt độ tự bốc cháy t t của một số chất cháy. ............................... 23 Bảng 2-2: Đặc trưng cháy (nổ) của một số chất hơi, khí ................................ 34 Bảng 2-3: Đặc trưng cháy của một số chất lỏng ............................................. 35 Bảng 2-4: Đặc trưng cháy của một số chất rắn. .............................................. 37 Bảng 2-5: Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các kết cấu xây dựng; giờ ............. 43 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Trong những năm vừa qua, hoạt động xây dựng đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều công trình xây dựng lớn được hoàn thành và đưa vào sử dụng đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Nhận thấy, cùng với các bước tiến đó thì công sức con người bỏ ra là không nhỏ, từ các công trình dân dụng nhà ở đến các công trình cao tầng, trung tâm thương mại, từ các công trình ở đồng bằng đến các công trình miền núi, vùng sâu vùng xa. Các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng đến các công trình thủy lợi thủy điện. Tất cả thành quả đã cho thấy được công sức lao động của con người cụ thể là các người công nhân, các kỹ sư, các nhà thiết kế, khảo sát...làm việc trực tiếp trên các công trình đó. Tuy nhiên, đã có không ít những điều đáng tiếc xảy ra trên công trường xây dựng, nguyên nhân không phải do thiên tai mà do chính sự bất cẩn của con người gây ra làm thiệt hại về người và tài sản cho toàn xã hội. Việc nơi là tắc trách, coi thường trong an toàn lao động của cả công nhân lao động trực tiếp trên công trình và cả các nhà quản lý, chủ đầu tư đã nhận được kết quả không đáng có. Trong các công tác an toàn lao động trong thi công công trình phải kể đến công tác an toàn về cháy nổ, vì nó rất nguy hiểm, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại to lớn. Cụ thể: ''Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2013, cả nước xảy ra gần 2.394 vụ cháy, làm chết 60 người và bị thương 199 người; 35 vụ nổ, làm chết 48 người và bị thương 105 người tài sản thiệt hại 1.664.148 tỷ đồng Điều đáng lo là số vụ nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng làm nhiều người chết cũng gia tăng..'' Con số sẽ không dừng lại ở đó nếu cán bộ và công nhân còn lơ là coi thường công tác an toàn về cháy nổ trong thi công. Việc ban hành các chỉ thị, thông tư hướng dẫn 2 của Nhà nước về công tác thực hiện an toàn cháy nổ trong thi công cũng nhằm đảm bảo cho an toàn về người và tài sản cho xã hội. Do đó, cần phải nâng cao ý thức về an toàn lao động cho toàn thể nhân dân và phải có từng phương án cụ thể cho từng công trình xây dựng trên địa bàn cả nước. Hiện nay, để thấy được tầm quan trọng của phòng chống cháy nổ và tác hại của nó, Nhà nước ta đã gắn những biển báo – khẩu hiệu trên khắp các ngã tư đường phố về tầm quan trọng của phòng chống cháy nổ trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. 3 4 5 Xuất phát từ thực tế trên, học viên đã chọn đề tài: " Nghiên cứu, xây dựng phương án phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công công trình thủy điện Thượng Kon Tum". 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu, xây dựng phương án phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công công trình thủy điện Thượng Kon Tum. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: - Tiếp cận trên cở sở lý luận về cháy nổ. - Tiếp cận các công trình thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập, phân tích, kế thừa những nghiên cứu đã có. - Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận về cháy nổ. - Nghiên cứu ứng dụng. 4. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về cháy nổ trong xây dựng cũng như các biện pháp phòng ngừa. - Nghiên cứu cơ sở khoa học về cháy nổ. - Vận dụng, lập phương án an toàn về cháy nổ trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum. 5 . Dự kiến kết quả đạt được - Hệ thống được cơ sở khoa học về cháy nổ. - Xây dựng được phương án an toàn cháy nổ trong xây dựng công trình thủy điện Thượng Kon Tum. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn được trình bày trong 03 chương. Chương 1: Tổng quan về công tác phòng chống cháy nổ trên các công 6 trình xây dựng thủy lợi - thủy điện. Chương 2: Cơ sở lý luận về cháy nổ liên quan đến an toàn trong quá trình thi công xây dựng. Chương 3: Xây dựng phương án an toàn về cháy nổ trong quá trình thi công nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum. 7 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRÊN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cháy nổ 1.1.1 Khái quát về cháy nổ trên công trình xây dựng. Trong quá trình thi công xây dựng có nhiều nguyên vật liệu dễ cháy, nổ được sử dụng như xăng, dầu, khí gas hoặc gỗ,…v.v. Ngoài ra, một số vật liệu khác như giấy dầu, tải, bạt…. cũng thường được sử dụng để làm lán trại cho công nhân. Nếu không thận trọng khi sử dụng các vật liệu này và không tuân theo các quy định về phòng chống cháy, nổ trên công trường thì nguy cơ xảy ra hỏa hoạn là rất lớn, có thể gây chết người, cháy nhà hoặc sập đổ công trình. Các nguy cơ đó có thể do chủ quan của con người hoặc phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc sinh hoạt. Do đó, phòng chống cháy, nổ trên công trường là một việc làm quan trọng để đảm bảo an toàn lao động. Các công việc có nguy cơ gây cháy nổ. – Lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng các vật liệu dễ cháy, nổ như xăng hoặc dầu cho các máy xây dựng có sử dụng động cơ đốt trong như ôtô, máy xúc, máy ủi hoặc máy phát điện,…. – Sơn, bả hoặc dán keo (các bộ phận công trình) với dung môi là hợp chất của xăng hoặc dầu. – Hàn điện, hàn xì sử dụng ôxy và axêtilen hoặc hàn dùng khí gas. – Sử dụng ngọn lửa như khi hút thuốc hoặc nấu ăn. – Sử dụng điện trong sản xuất hay sinh hoạt. – Các công việc xuất hiện nhiều bụi từ các chất dễ cháy, nổ như than hoặc nhôm khi khai thác, nghiền nhỏ các vật, cưa hoặc mài,…. Các nguy cơ gây tai nạn lao động 8 Có rất nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động do cháy, nổ trong các công việc được đề cập ở trên, tuy nhiên, có thể phân loại thành các nhóm như sau: Khi dự trữ, bảo quản và vận chuyển nhiên liệu – Các nhiên liệu dễ cháy, nổ bị thoát ra ngoài như hơi gas, hơi xăng hoặc dầu do các thiết bị lưu giữ chúng bị hở hoặc thủng. Khi đó, nếu gặp lửa dễ gây cháy, nổ. – Thiết bị lưu giữ các chất dễ cháy nổ được đặt ở những nơi quá nóng như ngoài trời nắng hoặc gần các nguồn nhiệt. – Vận chuyển các chất dễ cháy, nổ như xăng hoặc dầu không có các thiết bị tiếp đất nên có thể phát sinh cháy, nổ do tĩnh điện. – Đường ống dẫn các chất khí dễ cháy như khí gas bị hở, dẫn tới cháy hoặc nổ khi gặp lửa hoặc tia lửa. Không thận trọng khi dùng lửa – Dùng lửa gần nơi có các vật liệu dễ cháy như có hơi xăng, hơi gas hoặc gỗ vụn,…. – Dùng lửa trần kiểm tra sự rò rỉ của các chất khí dễ cháy như khí gas hoặc hơi xăng,…. – Quên tắt bếp gas, bếp điện, bếp dầu hoặc bếp củi trong sinh hoạt ở lán trại. – Vứt tàn đóm, tàn thuốc lá vào nơi có nhiều vỏ bào, mùn cưa, giấy vụn (thường được sử dụng làm mái lợp cho một số lán trại),…. Cháy do điện – Các thiết bị điện bị quá tải gây ra cháy dây điện và thiết bị điện. – Do chập mạch điện. – Các vị trí nối dây điện hoặc cầu chì do tiếp xúc không tốt đã phát mà sinh ra tia lửa điện, gây cháy, nổ trong môi trường có bụi than, bụi nhôm, hơi gas, xăng hoặc dầu. 9 – Khi mất điện, người phụ trách về nhà nhưng quên ngắt điện của máy với nguồn điện nên khi có điện trở lại, máy hoặc các thiết bị hoạt động, có thể sinh ra quá nóng và gây cháy. – Người phụ trách quên ngắt điện các thiết bị khi làm xong việc, dẫn tới các thiết bị đó có thể bị quá nóng và gây cháy. – Bị cháy do sét đánh trúng nhà hoặc công trình. 1.1.2 Tính bắt cháy và độ chịu lửa của vật liệu, kết cấu xây dựng Khả năng an toàn chống cháy của công trình được xác định bởi mức độ chịu lửa của nó,mức độ chịu lửa phụ thuộc vào khả năng cháy của vật liệu xây dựng và độ chịu lửa của các bộ phận kết cấu chính của công trình. - Tính bắt cháy của vật liệu xây dựng:khả năng có thể bắt cháy(bốc lửa hay cháy âm ỉ)của vật liệu khi có mồi lửa hoặc đưa mồi lửa ra xa gọi là tính bắt cháy.Tiêu chuẩn và quy tắc xây dựng(TCVN5308-1991)phân chia tất cả vật liệu xây dựng và kết cấu theo khả năng bắt cháy ra làm 3 nhóm là: không cháy,khó cháy và cháy. - Độ chịu lửa của kết cấu xây dựng:là khả năng giữ được độ bền(chịu lực)và khả năng che trở(bao che)của chúng trong đám cháy(tức vẫn hoàn thành chức năng khai thác của kết cấu). - Giới hạn của kết cấu công trình:công trình được cấu tạo từ các bộ phận kết cấu khác nhau,được làm từ các nhóm vật liệu khác nhau.Theo mức độ chịu lửa và giới hạn chịu lửa tối thiểu của các kết cấu chủ yếu,các công trình được chia thành 5 cấp độ chịu lửa là I,II,III,IV,V.Cấp I là cấp có độ chịu lửa cao nhất và giảm dần theo thứ tự chữ số,cấp V là cấp có mức độ chịu lửa thấp nhất. 1.1.3 Độ chịu lửa của kết cấu gạch đá, bê tông cốt thép. - Độ chịu lửa của kết cấu gạch đá:phụ thuộc vào tiết diện,giải pháp kết cấu,tính chất nhiệt vật lý của vật liệu gạch,đá và phương pháp đốt nóng. 10 - Độ chịu lửa của bê tông cốt thép:nhờ tính không cháy và khả năng dẫn nhiệt không lớn mà các kết cấu của bê tông cốt thép khá bền vững đối với tác động của các yếu tố xâm thực của đám cháy,nhưng không thể bền vững vô hạn đối với lửa.Các kết cấu bê tông cốt thép hiện đại thướng có thành mỏng không có liên kết toàn khối với các bộ phân khác của công trình,nên làm hạn chế khả năng hoàn thành chức năng chịu tải của chúng trong điều kiện cháy,thời gian chịu đựng của chúng thường chỉ đạt dưới 1 giờ và đôi khi còn thấp hơn.Giới hạn chịu lửa của bê tông cốt thép phụ thuộc vào kết câu tiết diện của nó,bề dày lớp bê tông bảo vệ,khối lượng và đường kính của cốt thép,mác của bê tông và loại cốt liệu,tải trọng tác dụng và sơ đồ làm việc của kết cấu. 1.1.4. Cháy nổ trên công trình thủy lợi – thủy điện Cháy nổ trên công trình thủy lợi – thủy điện chủ yếu là do các nguyên nhân sau: - Sử dụng lượng thuốc nổ lớn không an toàn, không đúng quy cách: thuốc nổ được dùng vào các công việc đào hầm, phá đá tạo mặt bằng hoặc phá đá làm vật liệu thi công xây đắp, bảo quản hoặc vận chuyển không an toàn và ngay cả khi sử dụng cũng rất chủ quan. - Lượng vật liệu phải tự gia công rất nhiều mà chủ yếu là ngoài trời nên chỉ cần không cẩn trọng một chút cũng gây ra cháy nổ như hàn xì, cắt sắt…các tia lửa bắn ra và tiếp xúc với các nguồn dễ cháy khác sẽ dễ dàng gây cháy. - Xây dựng trong mùa khô, thời tiết nắng nóng điều kiện địa hình không thuận lợi cũng là nguyên nhân tạo nên môi trường cháy. 1.2. Các ví dụ thực tế đã xảy ra Theo thống kê của Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn TP HCM, từ đầu năm 2011 đến nay cả nước đã xảy ra gần 900 vụ cháy nổ các 11 cơ sở, nhà dân và phương tiện giao thông, chết trên 20 người, bị thương 80 người, thiệt hại về tài sản hơn 306 tỷ đồng. Trong đó có 14 vụ cháy lớn, tổng thiệt hại tài sản khoảng 213,2 tỷ đồng. Chỉ riêng trong tháng 01/2015, trên địa bàn Thành phố xảy ra 13 vụ cháy, 84 sự cố cháy làm 02 người bị thương; thiệt hại tài sản trị giá trên 160.000.000 đồng (một trăm sáu mươi triệu đồng). So với tháng trước giảm 05 vụ cháy, tăng 18 sự cố cháy; thiệt hại về tài sản giảm 4,8 tỷ đồng, giảm 01 người chết, 03 người bị thương. Nhưng chỉ xét về cháy nổ các công trình xây dựng thì điển hình có các vụ cháy nổ sau: - Điển hình như vụ cháy tòa nhà 70 tầng Keangnam Landmark Tower , đường Phạm Hùng, Hà Nội, ngày 27/8. Khu vực phát cháy ở tầng dùng làm gara ôtô. Nguyên nhân là do các công nhân bất cẩn khi hàn, cắt lắp đặt hệ thống máy tản nhiệt, máy làm mát. Tia lửa hàn bén vào vật liệu dễ bắt lửa của hệ thống điều hòa gây cháy và lan nhanh. - Mới đây nhất là vụ hỏa hoạn tại tòa nhà 33 tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trên phố Cửa Bắc (Hà Nội) chiều 15/12. Nguyên nhân cháy vẫn đang được tiếp tục điều tra, song theo xác định bước đầu của cơ quan điều tra, có thể hỏa hoạn do công nhân bất cẩn trong khi hàn xì hoặc để thuốc lá bắn vào mút xốp gây cháy. - Ngoài ra còn vụ Hồi 04h40’ ngày 09/01/2015, xảy ra cháy kho chứa sắt, tấm cách nhiệt của ông Đặng Văn Dương, địa chỉ số 163, 165 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân. Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội điều động 06 xe chữa cháy, T34 chi viện 02 xe chữa cháy tới hiện trường tổ chức cứu chữa, dập tắt, không có thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản: cháy toàn bộ nhà kho có diện tích 90 m2 (trị giá tài sản đang thống kê), nguyên nhân đang được điều tra, làm rõ. Không là công trình xây dựng nhưng là kho chứa vật liệu xây dựng. 12 Trong rất nhiều các nguyên nhân gây cháy tại các cơ sở thì nguyên nhân do thợ hàn vi phạm các qui định về phòng cháy khi thực hiện công việc chiếm một số lượng lớn, một phần do ý thức trách nhiệm của người chủ cơ sở chưa cao khi thuê thợ hàn, một phần là do thợ hàn chưa được trang bị kiến thức về PCCC và thiếu ý thức đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc của mình. Một số hình ảnh về cháy nổ công trình xây dựng: Hình 1.1: Cháy công trình nhà cao tầng, TTTM Lotte Kim Mã, Hà Nội. 13 Hình 1.2: Cháy ở tòa Keangnam Hà Nội Cụ thể về công trình thủy lợi – thủy điện đã xảy ra các vụ sau: - Nổ mìn phá đá gây sập hầm thủy điện ở Nghệ An khiến 2 người chết, 5 người bị thương.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan