Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng mô hình vườn ươm bio-city cho ngành chế biến công nghiệp thự...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình vườn ươm bio-city cho ngành chế biến công nghiệp thực phẩm

.PDF
93
103
102

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM *********************** BÁO CÁO KHOA HỌC Đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN ƯƠM BIO-CITY CHO NGÀNH CHẾ BIẾN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TẠI PHÂN VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH (BÌNH DƯƠNG) Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Anh Quân 8791 TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2011 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM *********************** BÁO CÁO KHOA HỌC Đề tài cấp Bộ năm 2010: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN ƯƠM BIO-CITY CHO NGÀNH CHẾ BIẾN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TẠI PHÂN VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH (BÌNH DƯƠNG) Chủ nhiệm đề tài: Các cộng tác viên: KS. Nguyễn Anh Quân CƠ QUAN CHỦ TRÌ 1 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Vườn ươm doanh nghiệp Hình 2: Tiêu thụ thực phẩm tại Việt Nam 2004 – 2014 Hình 3: Mô hình hoạt động của vườn ươm Hình 4: Các giai đoạn ươm tạo Hình 5: Quy trình tuyển chọn ươm tạo Hình 6: Sơ đồ quy trình tuyển chọn Hình 7: Sơ đồ mô hình cấu trúc cơ quan quản lý vườn ươm Biocity 2 LỜI MỞ ĐẦU Khái niệm ươm tạo doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện từ năm 1959 tại Hoa Kỳ, gắn với sự kiện khai trương Trung tâm công nghiệp Batavia, New York. Từ những năm 1980, số lượng và loại hình các vườn ươm doanh nghiệp đã phát triển mạnh tại nước này và sau đó lan rộng sang châu Âu và các nước đang phát triển ở châu Á khác. Với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và nhu cầu thực phẩm chất lượng ngày một tăng, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang tăng trưởng rất mạnh trên toàn thế giới. Vườm ươm hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng được các nước trên thế giới quan tâm phát triển. Các nước đi đầu trong lĩnh vực này là Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc. Tại các nước này, vườm ươm có thể hỗ trợ các doanh nghiệp: tư vấn về sử dụng và vận hành máy móc, dây chuyền sản xuất chế biến thực phẩm; tư vấn áp dụng quy trình sản xuất sạch; tìm đối tác để chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; tư vấn đào tạo về nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, marketing, tiếp cận nguồn tài chính, quản lý tài chính, lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất, vệ sinh thực phẩm, các vấn đề về công nghệ và chất lượng sản phẩm, bán hàng, thương hiệu và định vị sản phẩm, quảng bá doanh nghiệp,...; tiếp cận mạng lưới kinh doanh - nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp mới thành lập như mạng lưới các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất, các nhà phân phối sản phẩm, các nhà chuyển giao công nghệ. Đồng thời, các vườn ươm doanh nghiệp còn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, marketing,... Sau 2 - 3 năm các doanh nghiệp có thể tách khỏi vườn ươm hoạt động độc lập và nhường chỗ cho các doanh nghiệp mới thành lập khác. 3 Nước Mỹ, nơi có trên 1.000 vườn ươm doanh nghiệp, đã giúp Google hay Yahoo thành công nhờ sự hỗ trợ từ các vườn ươm. “Trung tâm sáng tạo Thượng Hải” của Trung Quốc là một vườn ươm, không những ươm tạo doanh nghiệp trong nước, mà còn “ươm tạo” các doanh nghiệp quốc tế. Các công ty nước ngoài ngày đầu bỡ ngỡ đến Thượng Hải có thể thuê một văn phòng làm việc ở đây với giá rẻ bất ngờ so với thị trường. Đó cũng là ẩn ý để doanh nghiệp mới thành lập của Trung Quốc có điều kiện cọ sát với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trong vườn ươm, chuẩn bị tinh thần vươn ra thị trường quốc tế. Tại Vương quốc Anh, BioCity Nottingham được ví là ngôi nhà chung đáp ứng các nhu cầu khác nhau về phòng thí nghiệm và trang thiết bị văn phòng của rất nhiều doanh nghiệp khoa học mới khởi sự thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Y tế, công nghệ nano, công nghệ sinh học, và dịch vụ chuyên môn đặc biệt... Hiện nay các nước trên thế giới đang tích cực đẩy mạnh phát triển vườn ươm doanh nghiệp. Ngay cả các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philipine cũng có tới hàng trăm vườn ươm khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề ươm tạo doanh nghiệp mới bắt đầu nhen nhóm từ gần mười năm trở lại đây. Thực tế, Việt Nam đang trở thành trung tâm chế biến thực phẩm khi tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành đạt tới 20-30%. Việc hỗ trợ, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Do đó, việc xây dựng các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng được coi là một công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ và gây dựng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiềm năng. Hiện nay cả nước ta mới chỉ có ”Vườn ươm doanh nghiệp Hà Nội” (HBI) hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Đây là mô hình hoạt động phi lợi nhuận với do Uỷ ban EC tài trợ với mục đích cung 4 cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập, mới khởi sự trong ngành chế biến và đóng gói thực phẩm. Mặc dù được đánh giá là có triển vọng, nhưng để cho vườn ươm doanh nghiệp của Việt Nam phát triển ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngoài việc có một thị trường tốt, thì điều quan trọng nhất là phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ, sự tham gia mạnh mẽ của các quỹ đầu tư mạo hiểm; các tập đoàn lớn sẵn sàng tiếp nhận những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những công nghệ mới đượcươm tạo. Với sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến công nghiệp thực phẩm khu vực phía Nam nước ta cả về số lượng lẫn quy mô, đồng thời cùng với những lợi ích cụ thể mà vườn ươm đem lại cho sự phát triển của doanh nghiệp nên việc hình thành các vườn ươm này là hết sức cần thiết. Vì vậy, triển khai Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình vườn ươm biocity cho ngành chế biến công nghiệp thực phẩm tại Phân viện Công nghiệp thực phẩm TPHCM (Bình Dương)” là nhiệm vụ phù hợp với định hướng của Chính phủ để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thể hiện tại Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 01 năm 2007 về việc phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”. 5 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm, quá trình hình thành, phát triển vườn ươm doanh nghiệp trên thế giới Theo định nghĩa của Hiệp hội ươm tạo doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NBIA), “Vườn ươm doanh nghiệp là nơi nuôi dưỡng của các doanh nghiệp, giúp chúng sống sót và lớn lên trong giai đoạn khởi sự bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết cho các doanh nghiệp non trẻ này”. Theo nhiều nghiên cứu, khái niệm “ươm tạo doanh nghiệp” bắt đầu xuất hiện từ năm 1959 tại Hoa Kỳ, gắn với sự kiện khai trương Trung tâm công nghiệp Batavia, New York. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, số lượng và loại hình vườn ươm doanh nghiệp đã phát triển mạnh tại nước này, sau đó lan rộng sang châu Âu và châu Á. Tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận về vai trò, chức năng của việc ươm tạo doanh nghiệp trong chính sách phát triển doanh nghiệp và điều kiện kinh tế, khoa học và công nghệ (KH&CN) từng thời kỳ, mà mỗi quốc gia có những quan điểm, cách hiểu khác nhau, nhưng khái quát chung lại, vườn ươm doanh nghiệp hoạt động có mục tiêu cơ bản là: 1) Cung cấp có thời hạn một hệ thống các dịch vụ phát triển kinh doanh chất lượng cao cho các doanh nghiệp với giá ưu đãi hoặc miễn phí; 2) Giúp các doanh nghiệp kết nối tới các nguồn vốn ưu đãi và các trường đại học, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao; 3) Giúp các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới liên kết kinh doanh rộng lớn trong và ngoài cơ sơ ươm tạo. Hiện nay, các nước trên thế giới đang tích cực đẩy mạnh phát triển vườn ươm doanh nghiệp. Số lượng vườn ươm trên thế giới phát triển gần như theo cấp số nhân. Trên thế giới hiện có khoảng 5.000 vườn ươm doanh nghiệp và khoảng hơn một phần ba là các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ. Ở Mỹ hiện có trên 1.100 vườn ươm. Riêng trong năm 2001, các vườn ươm ở Bắc Mỹ đã hỗ trợ trên 35.000 doanh nghiệp khởi sự, cung cấp 82.000 chỗ làm mới và tạo ra doanh thu năm trên 7 tỷ USD. Chi phí để tạo ra một việc làm mới trong vườn ươm là 1.100 USD so với 10.000 USD ở bên ngoài. Ước tính tại 6 Mỹ 1 USD đầu tư vào vườn ươm và các doanh nghiệp đang ươm tạo hoặc đã tốt nghiệp sẽ tạo ra khoảng 30 USD thuế doanh thu, và tỷ lệ sống sót của các doanh nghiệp được ươm tạo là trên 90%, một con số rất cao nếu so với chỉ 20% còn hoạt động sau 3 năm của các doanh nghiệp bên ngoài. Ở Châu Âu có trên 1.200 vườn ươm, tạo ra khoảng 30.000 việc làm mới mỗi năm với chi phí trung bình để tạo một việc làm mới là 4.000 euro. Tại Trung Quốc, đến năm 2005 đã có 534 vườn ươm với tổng diện tích 19,7 triệu m2, thực hiện ươm tạo cho gần 40.000 doanh nghiệp, hơn 15.000 đã tốt nghiệp và tạo ra trên 700 nghìn việc làm. Các vườn ươm của Trung Quốc đã giúp tỷ lệ thương mại hóa nghiên cứu khoa học tăng từ 25-30% lên trên 70%, số lượng bản quyền sở hữu trí tuệ gia tăng đáng kể, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao với sự đóng góp của nhiều sinh viên du học và học giả Hoa kiều trở về. Đến năm 2004, 32 vườn ươm theo dạng công viên phần mềm đã ươm trên 12 nghìn doanh nghiệp, tổng doanh số chiếm 55,5% cả ngành, 45,7% lượng xuất khẩu, 71,9% lượng lao động, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 50%/năm. Theo thống kê, một phần tư số doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ của TQ xuất thân từ các vườn ươm. Về tác động của vườn ươm làm tăng hiệu quả thông qua một số tiêu chí: Nếu các vườn ươm của Trung Quốc đã giúp tỷ lệ thương mại hóa nghiên cứu khoa học tăng từ 25-30% lên trên 70%, số lượng bản quyền sở hữu trí tuệ gia tăng đáng kể, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao với sự đóng góp của nhiều sinh viên du học và học giả Hoa kiều trở về. Các vườn ươm Trung Quốc đã có những đóng góp to lớn như: - Giúp tỷ lệ thương mại hóa nghiên cứu khoa học tăng thêm, giúp tiết kiệm đầu tư cho nghiên cưu khoa học công nghệ hàng năm. - Số lượng bản quyền sở hữu trí tuệ gia tăng đáng kể; - Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao với sự đóng góp của nhiều sinh viên du học và học giả Hoa kiều trở về. Ngay cả các nước khác như, Ấn Độ, Thái Lan, PhiliPine cũng có tới hàng trăm vườn ươm khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề ươm tạo 7 doanh nghiệp mới bắt đầu nhen nhóm từ vài năm trở lại đây. “Trung tâm sáng tạo Thượng Hải” là một vườn ươm, không những ươm tạo doanh nghiệp trong nước, mà còn “ươm tạo” các doanh nghiệp quốc tế. Các công ty nước ngoài ngày đầu bỡ ngỡ đến Thượng Hải có thể thuê một văn phòng làm việc ở đây với giá rẻ bất ngờ so với thị trường. Đó cũng là ẩn ý để doanh nghiệp mới thành lập của Trung Quốc có điều kiện cọ sát với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trong vườn ươm, chuẩn bị tinh thần vươn ra thị trường quốc tế. Gợi ý từ khu của Thượng Hải có thể được xem xét để học hỏi trong việc xây dựng vườn ươm tại Việt Nam. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam Từ “incubator” du nhập vào Việt Nam từ những năm 1996 - 1997 khi nói về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi đó, danh từ này được dịch ra tiếng Việt là “lồng ấp”. Sau đó, cụm từ “Lồng ấp doanh nghiệp” đã được thay bằng một cụm từ mỹ miều hơn - “Vườn ươm doanh nghiệp”. Đến nay, khái niệm này không còn xa lạ đối với những người làm xúc tiến phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam. Mục đích chính mà vườn ươm mang lại là: Các ý tưởng mới của các bạn trẻ sẽ được nâng đỡ trong vườn ươm doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các hoạt động đối với vườn ươm doanh nghiệp nói chung như sau: 8 Hình 1: Vườn ươm doanh nghiệp Không thể so sánh với nước Mỹ, nơi có trên 1.000 vườn ươm doanh nghiệp, nhưng con số 8 khu nhà được gọi là “vườm ươm doanh nghiệp” mới được hình thành ở Việt Nam thì quả là quá ít, và hơn thế nữa cũng chưa mấy người biết đến chúng. Có quan niệm “nhỏ là đẹp”, nhưng nhỏ cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải đối diện với đủ cái khó từ chính quy mô nhỏ bé của mình. Trừ lợi thế linh hoạt, uyển chuyển, các doanh nghiệp mới thành lập khó từ nhân sự, vốn, đến cả vấn đề muôn thủa là mặt bằng kinh doanh. Đó là chưa kể, DNNVV hầu hết khởi nghiệp ở bước đang thử nghiệm công nghệ mới mà chưa biết có vượt qua được “thung lũng tử thần” hay không? Nhưng một khi họ đã thành công thì giá trị gia tăng sẽ không phải là 1 hay 2 lần chi phí mà có khi lên tới cả trăm lần. Vậy nên, những quỹ đầu tư mạo hiểm có ý nghĩa nhiều khi sống còn với các DNNVV. Chính bởi trăm sự khó khăn trong những ngày đầu mới “nứt vỏ hạt” ấy nên DNNVV mới cần đến khu vườn ươm, nơi có bàn tay nâng đỡ của các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thậm chí của cả các doanh nghiệp lớn đã có kinh nghiệm. Cây lớn không thể ở mãi trong vườn ươm. Những khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ là nơi doanh nghiệp vươn tới sau khi đã cứng cỏi, “ tốt nghiệp” vườn ươm. Các “vườn ươm doanh nghiệp” xuất hiện tại Việt Nam cũng vì mục tiêu này. 9 Mặc dù vậy, có lẽ đối với đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, “vườn ươm doanh nghiệp” vẫn còn là một khái niệm rất xa vời. Hiện chỉ có 8 “vườm ươm doanh nghiệp” mới được hình thành ở Việt Nam. DNNVV hầu hết khởi nghiệp ở bước đang thử nghiệm công nghệ mới mà chưa biết có vượt qua được được giai đoạn khởi đầu khó khăn hay không. Vì vậy, DNNVV rất cần đến khu vườn ươm, nơi có bàn tay nâng đỡ của các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, thậm chí của cả các doanh nghiệp lớn đã có kinh nghiệm. Cây lớn không thể ở mãi trong vườn ươm. Những khu công nghiệp, cụm công nghiệp là nơi doanh nghiệp vươn tới sau khi đã cứng cỏi, “tốt nghiệp” vườn ươm. Các “vườn ươm doanh nghiệp” xuất hiện tại Việt Nam cũng vì mục tiêu này. Khác với các hình thức hỗ trợ DNNVV khác, vườn ươm doanh nghiệp phải là nơi hội tụ các dịch vụ phát triển kinh doanh, trong đó khó khăn về mặt bằng sản xuất cũng như địa điểm làm việc của doanh nghiệp được hỗ trợ giải quyết một cách hiệu quả. Bởi đây là một trong những khó khăn lớn nhất của đối tượng doanh nghiệp này. Hiện nay có nhiều tỉnh, thành đề ra các khu quy hoạch cho phát triển khu, cụm công nghiệp. Nhưng lại hiếm có nơi nào xác định đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp cho DNNVV, đầu tư vào các vườn ươm doanh nghiệp. Có nhiều nơi, DNNVV không thể vào được các khu công nghiệp vì không gánh được chi phí cho cả ngàn mét vuông trên những lô đất đã và đang được quy hoạch trong các khu công nghiệp hiện nay. Vì thế, doanh nghiệp vẫn thiếu đất, còn các khu công nghiệp vẫn “thừa” đất. Các khu văn phòng cho thuê cao cấp chỉ hợp túi tiền của các doanh nghiệp lớn. Có biết bao khu đô thị mới ra đời nhưng hầu như rất ít quy hoạch khu văn phòng cho các doanh nghiệp nhỏ hay khu chợ dành cho các hộ buôn bán nhỏ. Đó là lý do mà các doanh nghiệp phải chọn giải pháp “văn phòng doanh nghiệp giữa trời” (trong khu chung cư cao tầng) dù không phù hợp với khuyến cáo của Bộ Xây dựng về việc hạn chế sử dụng căn hộ trong chung cư để làm văn phòng. 10 Nếu tình trạng các địa phương không quan tâm, đầu tư xây dựng các “vườn ươm doanh nghiệp” thì giấc mơ về “vườn ươm”đúng nghĩa của các DNNVV vẫn mãi xa vời. Năm 2006, Câu lạc bộ ươm tạo doanh nghiệp được thành lập với 11 thành viên, tuy nhiên do chính sách hỗ trợ đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa phát triển mạnh. Năm 2007, phong trào vườn ươm có dấu hiệu phát triển lại, nhưng do khủng hoảng kinh tế nên đã lắng xuống. Thế nhưng ở nhiều nước trên thế giới, do có một hành lang pháp lý ổn định và chính sách hỗ trợ tốt nên các vườn ươm coi cuộc khủng hoảng hiện nay là một cơ hội tốt để tạo nguồn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ phục hồi kinh tế, tạo công ăn việc làm. Hiện “thị trường” vườn ươm của Việt Nam đang có dấu hiệu ấm dần lên. Các quỹ đầu tư mạo hiểm như IDG, DFJ, Vinacapital... đang tăng vốn đầu tư và đẩy mạnh việc tìm kiếm các công ty để đầu tư. Các tập đoàn lớn như FPT cũng đang bắt đầu tìm đến các nguồn ươm tạo, giống như thời kỳ 2008. Một tín hiệu đáng mừng nữa là Luật Công nghệ cao đã được Quốc hội thông qua, các bộ, ban, ngành hay VCCI ... đều có những dự án, chiến dịch lớn để đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ... Tất cả những tín hiệu tích cực đó sẽ giúp cho các vườn ươm doanh nghiệp khởi động và lạc quan hơn trong thời gian tới. Chương trình đào tạo E - Learning của TOPICA đã ươm tạo 9 doanh nghiệp hạt giống, trong đó 2 doanh nghiệp đã “tốt nghiệp”, 4 doanh nghiệp nhận được đầu tư hàng tỷ đồng và các doanh nghiệp còn lại đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. TOPICA cũng đã xúc tiến hoạt động trên khắp 64 tỉnh thành qua các trung tâm TOPICA64 và hợp tác với các doanh nghiệp địa phương. Có tới 80% trung tâm đang hoạt động rất tốt. Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên mô hình vườn ươm của TOPICA không được nhân rộng lên. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ban lãnh đạo của TOPICA đang lên kế hoạch áp dụng lại mô hình vườn ươm nhân tạo trước đó. Đồng thời TOPICA cũng sẽ huy động sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế 11 giới và các tổ chức khác để triển khai khóa đào tạo học vấn cho các đơn vị vườn ươm trong nước và hỗ trợ các đơn vị xây dựng vườn ươm nhân tạo của họ. TOPICA cũng đã hợp tác với Hội Doanh nghiệp trẻ huy động được 109 doanh nghiệp tham gia đào tạo, dự kiến đến năm 2010 con số này sẽ là 1.000 doanh nghiệp. Học viên theo học các khóa học trực tuyến sẽ chỉ phải lên lớp 1 lần trong 1 tháng và thực hành trong môi trường 3D với kiến thức, kỹ năng thực tế cao. Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thành lập vào tháng 8 năm 2006. Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao được thành lập với mục tiêu cơ bản và cốt lõi là “nuôi dưỡng”, hỗ trợ cá nhân, nhóm hoặc tổ chức có sở hữu và năng lực công nghệ, có ý tưởng kinh doanh tốt dựa trên công nghệ, tạo điều kiện cho họ vượt qua những khó khăn ban đầu, phát triển theo kế hoạch kinh doanh được đề ra và trưởng thành vững vàng. Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn quốc tế, lắp đặt các trang thiết bị văn phòng, hệ thống mạng viễn thông và các phòng thí nghiệm hiện đại, chuyên nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp cũng sẽ được Vườn ươm thiết kế đa dạng, quy mô và chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác ươm tạo doanh nghiệp. Ở Việt Nam, một số cơ sở ươm tạo doanh nghiệp cũng đã rải rác hình thành, tuy nhiên đến nay vẫn còn tương đối hạn chế về số lượng, với thời gian hoạt động chỉ mới từ 1 đến 5 năm. Nhìn chung, các cơ sơ ươm tạo doanh nghiệp này vẫn còn đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng cũng đã có một số cơ sơ bắt đầu hoạt động có hiệu quả như: Vườn ươm công nghệ FPT, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Tinh Vân, Vườn ươm CRC (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Vườn ươm Phú Thọ (Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh), Vườn ươm doanh nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội (HBI), Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm thành phố Hồ Chí Minh 12 (SBI), Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao Hoà Lạc (Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc). Các dịch vụ phát triển kinh doanh đang được thực hiện gồm: - Các dịch vụ tư vấn tại chỗ về phát triển kinh doanh để điều chỉnh, cập nhật và đánh giá các kế hoạch kinh doanh hiện tại và hỗ trợ khách hàng ươm tạo trong tất cả các lĩnh vực liên quan. - Khách hàng ươm tạo được tiếp cận mạng lưới của SBI gồm các chuyên gia tư vấn địa phương, các giảng viên, các đối tác chiến lược, thành viên của Công viên phần mềm Quang Trung và các khách hàng khác của SBI, các quan hệ kinh doanh và quan hệ trong khu vực cơ quan nhà nước. - Hỗ trợ trong xác định, tuyển chọn, tuyển dụng, đào tạo và giữ nhân viên cho khách hàng ươm tạo và các khách hàng bên ngoài. - Đào tạo theo mục tiêu trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật khác nhau dựa trên nguyên tắc học kết hợp với thực hành. - Tổ chức các sự kiện và các cuộc gặp gỡ nhằm giúp các khách hàng ươm tạo liên kết và trưng bày các sản phẩm và dịch vụ. - Tổ chức các hoạt động xúc tiến/quảng cáo cho các khách hàng ươm tạo và khách hàng bên ngoài; thiết kế các tài liệu quảng bá, chuẩn bị cho triển lãm. - Cung cấp các dịch vụ thư ký, hành chính cho các khách hàng ươm tạo. - Các dịch vụ khác. Hiện “thị trường” vườn ươm của Việt Nam đang có dấu hiệu ấm dần lên. Các quỹ đầu tư mạo hiểm như IDG, DFJ, Vinacapital... đang tăng vốn đầu tư và đẩy mạnh việc tìm kiếm các công ty để đầu tư. Các tập đoàn lớn như FPT cũng đang bắt đầu tìm đến các nguồn ươm tạo, giống như thời kỳ 2008. Một tín hiệu đáng mừng nữa là Luật Công nghệ cao đã được Quốc hội thông qua, các bộ, ban, ngành hay VCCI ... đều có những dự án, chiến dịch lớn để đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ... Tất cả những tín hiệu tích 13 cực đó sẽ giúp cho các vườn ươm doanh nghiệp khởi động và lạc quan hơn trong thời gian tới. 1.3. Tính chất hoạt động của các vườn ươm 1.3.1. Tính chất hoạt động phi lợi nhuận Vườn ươm doanh nghiệp được coi là công cụ phát triển hiệu quả, được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển và thành công của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ và các nguồn lực hỗ trợ. Mục tiêu chính này nhằm tạo ra các doanh nghiệp hoạt động thành công trên thị trường sau khi rời khỏi vườn ươm. Trong đa số trường hợp, mục đích này gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN của các quốc gia, hoặc chiến lược phát triển kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, đặc biệt trong trường hợp phát triển các doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp công nghệ, thương mại hoá công nghệ, hiện thực hoá ý tưởng kinh doanh…, nên các vườn ươm thường nhận được sự phối hợp, hỗ trợ, tài trợ… từ phía các tập đoàn, doanh nghiệp, quỹ đầu tư, ngân sách gắn với mục tiêu ươm tạo cụ thể. Theo đó, phần lớn các vườn ươm hoạt động phi lợi nhuận, nhằm tạo ra được các điều kiện ưu đãi thuận lợi nhất cho doanh nghiệp được ươm tạo. 1.3.2. Mô hình tổ chức và sở hữu Tại nhiều quốc gia, hầu hết các vườn ươm doanh nghiệp được thành lập và vận hành với sự tham gia của Nhà nước ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng tồn tại khá phổ biến mô hình vườn ươm doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân, hoạt động độc lập về tài chính, đầu tư, kinh doanh. Nhà nước hoặc các nhà tài trợ khác hỗ trợ ươm tạo các doanh nghiệp tiềm năng thông qua cơ chế và dịch vụ của vườn ươm. Ở Việt Nam, một số cơ sở ươm tạo doanh nghiệp hiện đang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, có sự hỗ trợ của Nhà nước và tài trợ của EU (Vườn ươm HBI và SBI); hoặc đơn vị sự nghiệp có thu thuộc sở hữu nhà nước (Vươn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao Hoà Lạc). Nhưng cũng có mô hình ươm tạo thuộc sở 14 hữu tư nhân (Vườn ươm công nghệ FPT, Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ Tinh Vân). Qua thực tế hoạt động và trong điều kiện đang phát triển của Việt Nam hiện nay, mô hình lý tưởng để điều hành vườn ươm doanh nghiệp trong tương lai nên là mô hình thực thể công - tư theo hình thức doanh nghiệp. Điều này là hợp lý và cần thiết để nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ về mặt chính sách, đảm bảo sự phát triển bền vững của vườn ươm và cung cấp những ưu đãi cho vườn ươm như: Miễn/giảm thuế cho các doanh nghiệp ươm tạo, kéo dài thời gian khấu hao cho các tài sản cố định của vườn ươm, khuyến khích các nhà tài trợ cho vườn ươm, tạo điều kiện thuận lợi cho vườn ươm kết nối kinh doanh, tiếp cận tài chính (vốn ngân hàng) cho các doanh nghiệp được ươm tạo. 1.3.3. Tính bền vững Tuy có vai trò quan trọng như trên, việc hình thành và duy trì hoạt động vườn ươm doanh nghiệp trong một số trường hợp cần có sự cân nhắc “thấu đáo” về các chi phí - lợi ích. Trước hết, chi phí thành lập và vận hành các vườn ươm là rất đáng kể. Tại Mỹ, để tạo ra một việc làm tại các vườn ươm được nhà nước hỗ trợ hoạt động cần chi phí là 1.100 USD; chi phí vận hành trung bình hàng năm cho một vườn ươm doanh nghiệp công nghệ khoảng 350.000 USD. Mức chi phí tại Đức thậm chí còn lớn hơn nhiều, trong khi hiệu quả thấp hơn, tỷ lệ ươm tạo thành công chỉ đạt từ 20-30%, tùy theo ngành nghề. Với chi phí tương đối lớn như vậy, nên hầu hết trong giai đoạn đầu hoạt động, tự bản thân các vườn ươm không bù đắp được toàn bộ chi phí và buộc phải tham gia vào những chương trình đặc biệt. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các DNVVN còn hạn chế, nên nếu phải dùng nguồn chi ngân sách nhà nước (do người dân và doanh nghiệp đóng thuế) để hỗ trợ cho một nhóm doanh nghiệp (dẫu đã được lựa chọn khắt khe) là khó nhận được sự đồng thuận rộng rãi, nhất là khi nhận thức về lợi ích của các vườn ươm mang lại còn hạn chế. 15 Để tồn tại và phát triển bền vững, các vườn ươm trước hết phải đảm bảo đầu tư thích đáng cơ sở vật chất và có đội ngũ nhân lực phù hợp. Đây là nền tảng quan trọng để vườn ươm có thể cung cấp được dịch vụ chất lượng cao, hấp dẫn, đồng thời phát triển thêm các dịch vụ gia tăng nhằm tăng thêm nguồn thu cho vườn ươm, cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh để có thể trang trải chi phí trong phạm vi dự kiến. 1.4. Tiềm năng xây dựng mô hình vườn ươm doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 20092014 sẽ tăng 67,3%, riêng trong năm 2014, mức tiêu dùng này ước tính đạt 426.997 tỷ đồng. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người ước đạt 56,4% (tương đương 4.537.628 đồng) vào năm 2014. Hình 2: Tiêu thụ thực phẩm tại Việt Nam 2004 - 2014 Tuy nhiên tính theo GDP thì mức tiêu dùng thực phẩm có thể sẽ giảm nhẹ từ 15,5% (năm 2009) xuống 14,8% (năm 2014). Điều này cho thấy thu nhập của người dân tăng nhưng ở mức tương đối chậm. Nền kinh tế phát triển cộng với dòng vốn đầu tư vào các ngành thực phẩm, đồ uống và công nghiệp 16 bán lẻ tăng sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm. Trong ngắn hạn, giá cả các mặt hàng thực phẩm dự báo vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên mức giá thấp mà các nhà bán lẻ áp dụng hiện này vẫn cao hơn rất nhiều so với khả năng tài chính của người tiêu dùng trung bình ở nông thôn. Với đà tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5%/năm trong suốt 10 năm qua, lực lượng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam kéo theo nhu cầu tiêu dùng về ẩm thực tăng lên nhanh chóng. Tất nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhưng chính phủ Việt Nam đã tìm ra các giải pháp phù hợp giúp nền kinh tế duy trì ổn định. Gần đây BMI đã có đánh giá lạc quan hơn về mức tăng trưởng của Việt Nam đạt 4,4% so với dự báo ban đầu là 2,9%. Việt Nam sẽ trở về quỹ đạo tăng trưởng vào năm 2011 do đặc điểm hiện nay của Việt nam là dân số trẻ và mật độ tăng cao nên Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng về các sản phẩm đồ uống và thực phẩm có thương hiệu trong trung hạn. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Hiện các DNVVN chiếm khoảng 96,5% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp trên 40% GDP và là khu vực phát triển nhanh nhất, góp phần quan trọng trong tạo việc làm mới, giảm đói nghèo ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc hỗ trợ, phát triển DNVVN đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (Business Incubator) được coi là một công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ và gây dựng phát triển các DNVVN tiềm năng. 17 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng điều tra - Các doanh nghiêp cụ thể hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm khu vực miền Nam Việt Nam - Các đối tượng khởi nghiệp ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 2.2. Phương pháp điều tra khảo sát a. Khảo sát trực tiếp: - Phiếu điều tra, phỏng vấn các doanh nghiêp cụ thể hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm khu vực miền Nam Việt Nam. + Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có nhu cầu khởi nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm b. Khảo sát gián tiếp: Thu thập thông tin thông qua Internet, các tổ chức trong và ngoài nước (Sở CôngThương, Hiệp hội DN vừa và nhỏ). 2.3. Phương pháp phân tích đánh giá chuyên gia - Phương pháp kế thừa: nghiên cứu học tập các yếu tố dẫn đến thành công của các mô hình vườn ươm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm trong và ngoài nước. - Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu xây dựng mô hình vườn ươm bio-city cho ngành chế biến công nghiệp thực phẩm cho các tỉnh phía Nam. 18 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu khảo sát, thu thập thông tin về các mô hình vườn ươm biocity ứng dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm trên thế giới và trong nước 3.1.1. Mô hình vườn ươm biocity ứng dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm trên thế giới. Từ nửa cuối thế kỷ 19, các vườn ươm doanh nghiệp thực phẩm đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Mỹ để hướng tới phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp khởi sự chế biến thực phẩm quy mô siêu nhỏ và hộ gia đình. Các dịch vụ cung cấp tại vườn ươm thường là các thiết bị chế biến thực phẩm cho thuê bán thời gian, đi kèm các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và hỗ trợ kỹ thuật. Các dịch vụ này đã giúp giảm đáng kể các chi phí đầu tư ban đầu, các rủi ro của kinh doanh thực phẩm. Các vườn ươm đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi sự trở nên linh hoạt hơn trong hợp tác kinh doanh, phân phối sản phẩm. Nhờ việc bố trí gần các trường, viện nghiên cứu chuyên ngành, các vườn ươm chế biến thực phẩm đã tạo điều kiện cho các doanh nhân khởi sự tiếp cận với các chuyên gia chế biến, các máy móc chuyên dụng và các trang thiết bị cần thiết, và các khóa đào tạo. Người tham gia vườn ươm là các doanh nhân tiềm năng xuất xứ từ cả khu vực nông thôn và thành thị. Theo thời gian, số lượng vườn ươm doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã tăng lên nhanh chóng. Tại các quốc gia châu Mỹ, việc khởi sự một doanh nghiệp thực sự là thách thức vô cùng lớn cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ vì sự đầu tư trang thiết bị chế biến đắt tiền, phải đảm bảo các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, khó khăn trong thuê mặt bằng sản xuất, phải cạnh tranh kinh doanh khốc liệt,.... 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan