Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động quản l...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của các bộ

.PDF
128
478
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CAM ANH TUẤN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TÀI LIỆU LƯU TRỮ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ Mã số: 5 10 02 Người hướng dẫn: PGS.Vương Đình Quyền HÀ NỘI - 2004 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 3 CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TLLT ............ 19 PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC BỘ .......................... 19 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TÀI LIỆU LƯU TRỮ......................................................20 1.1.1. Khái niệm về thông tin ..................................................................................................20 1.1.2. Khái niệm về hệ thống thông tin ...................................................................................24 1.1.3. Khái niệm về hệ thống thông tin tài liệu lưu trữ ...........................................................27 1.2. NHU CẦU SỬ DỤNG THÔNG TIN TLLT TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC BỘ...............31 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ. .....................................................31 1.2.2. Nhu cầu sử dụng thông tin TLLT trong hoạt động quản lý nhà nước của các bộ ..........37 1.3. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN TLLT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ..........................................41 NHÀ NƯỚC CỦA CÁC BỘ .............................................................................................................41 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................................48 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI .. 49 CÁC BỘ HIỆN NAY .......................................................................................... 49 2.1. ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN, NỘI DUNG KHỐI TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA CÁC BỘ. .................................49 2.1.1. Đặc điểm .......................................................................................................................49 2.1.2 Thành phần của tài liệu lưu trữ bộ. ...............................................................................51 2.1.3 Nội dung chủ yếu của tài liệu lưu trữ bộ. ......................................................................52 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN TLLT TẠI CÁC BỘ HIỆN NAY..........................................59 2.2.1. Những kết quả đạt được. .............................................................................................60 2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân .....................................................................................72 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................84 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TÀI LIỆU LƯU TRỮ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC BỘ......................................................................... 86 3.1. CÁC YÊU CẦUĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG HỆTHỐNG THÔNGTIN TÀILIỆU LƯU TRỮ...........................................86 3.2. XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI CÁC BỘ. ....96 3.2.1.Xác định tổ chức điều phối hoạt động của hệ thống......................................................97 3.2.2.Xác định thành phần con người tham gia hệ thống .......................................................99 1 3.2.3. Xây dựng các hệ cơ sở dữ liệu trong hệ thống............................................................101 3.2.4. Các thành phần khác của hệ thống .............................................................................116 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN HÀNH HIỆU QUẢ HỆ THỐNG THÔNG TIN TLLT TẠI CÁC BỘ.117 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 125 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài. Tài liệu lƣu trữ là một nguồn di sản văn hoá hiện vật đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Kể từ khi đƣợc sản sinh đến lúc đƣợc bảo quản tại các kho lƣu trữ cố định, thông tin của nguồn di sản này không biến đổi. Tuy nhiên, mục đích sử dụng nguồn thông tin ấy có sự thay đổi. Nếu lúc mới sản sinh, thông tin chỉ dừng lại là các quyết định quản lý, kết thúc giai đoạn giải quyết công việc, tài liệu đƣợc bảo quản tại lƣu trữ hiện hành của cơ quan, nhằm mục đích tham khảo, phục vụ hoạt động quản lý... Khi đƣợc lƣu giữ tại các lƣu trữ cố định, thông tin của TLLT trở thành một nguồn sử liệu hết sức quan trọng, phản ánh chân thực những sự kiện, hiện tƣợng.. diễn ra trong quá khứ. Để có thể phục vụ tốt các nhu cầu khác nhau về sử dụng TLLT thì một yêu cầu đúng đắn đặt ra là phải tổ chức khoa học tài liệu, đảm bảo chất lƣợng từ khâu thu thập, bổ sung tài liệu đến khâu tổ chức sử dụng tài liệu. Nếu khâu thu thập, bổ sung đem lại cho lƣu trữ những tài liệu quý giá, tạo nguồn nguyên vật liệu cho công tác lƣu trữ thì khâu tổ chức sử dụng lại là cầu nối giữa kết quả của công tác lƣu trữ với các nhu cầu sử dụng tài liệu. Một trong những nhiệm vụ của công tác lƣu trữ là cung cấp những thông tin quá khứ hữu ích phục vụ hoạt động quản lý, trong đó có hoạt động quản lý nhà nƣớc. Với nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc một ngành hay lĩnh vực, nhu cầu thông tin phục vụ hoạt động quản lý của các bộ là rất lớn, trong đó thông tin TLLT là một nguồn thông tin đặc biệt quý giá. Nó cung cấp cho các cấp lãnh đạo bộ những bằng chứng khách quan về các sự kiện diễn ra trong quá khứ; những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động quản lý... Thông tin TLLT góp phần gia tăng chất lƣợng cho các chủ trƣơng, chính sách, quyết định mang tính chiến lƣợc của các bộ. Trƣớc những biến đổi to lớn của thời đại bùng nổ thông tin, công tác thông tin TLLT đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin là thời khắc báo hiệu cho các nhà lƣu trữ biết rằng: đã đến lúc phải ứng dụng khoa học hiện đại, đặc biệt là 1 công nghệ thông tin vào công tác lƣu trữ nói chung và công tác tổ chức sử dụng TLLT nói riêng. Mặt khác, việc “không gặp nhau” giữa ngƣời sử dụng với cán bộ lƣu trữ là một trở ngại đáng kể. Những thách thức này hiện diện rõ nét nhất trong các lƣu trữ hiện hành, đặc biệt là trong lƣu trữ các cơ quan nhà nƣớc cấp bộ - các lƣu trữ mà thông tin TLLT là một nguồn dữ liệu đặc biệt cho hoạt động quản lý. Điều này đã và đang đặt ra hai bài toàn khó đối với những ngƣời làm công tác tổ chức sử dụng tài liệu của các lƣu trữ bộ. Thứ nhất, các lƣu trữ bộ cần phải có sự chủ động hơn nữa, dự đoán trƣớc các nhu cầu sử dụng TLLT thoả mãn. Thứ hai, các lƣu trữ bộ cần phải có những giải pháp để phục vụ tốt các nhu cầu sử dụng TLLT trên cơ sở ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin. Có nhƣ vậy, công tác lƣu trữ mới có thể đem lại những hiệu quả thiết thực nhất phục vụ các nhu cầu khác nhau của xã hội nói chung, của các bộ nói riêng. Thấu hiểu đƣợc những khó khăn này của các lƣu trữ bộ, trên cơ sở những nét tƣơng đồng giữa các bộ, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động quản lý nhà nước của các bộ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ khoa học chuyên ngành “Lƣu trữ học và Tƣ liệu học”. Đây là một đề tài có ý nghĩa rất lớn. Cụ thể nhƣ sau: + Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin TLLT sẽ là giải pháp giúp cho hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ ngày càng hiệu quả và hiệu lực, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách hành chính đang diễn ra mạnh mẽ tại các cơ quan nhà nƣớc nói chung và tại các bộ nói riêng. Nhƣ chúng ta đã biết, công tác đảm bảo thông tin, trong đó có thông tin TLLT, là yếu tố quyết định đảm bảo chất lƣợng cho hoạt động quản lý nhà nƣớc. Hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin tài liệu lƣu trữ nói riêng sẽ là cơ sở không thể thiếu cho hoạt động quản lý của các bộ. Việc xây dựng và cam kết cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời những thông tin TLLT của hệ thống thông tin nàylà yếu tố đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của các bộ. + Xây dựng hệ thông thông tin TLLT góp phần thay đổi quan niệm cũ về công tác lƣu trữ nói chung, công tác tổ chức sử dụng tài liệu trong các lƣu trữ 2 bộ nói riêng. Thật vậy, đây là hình thức tổ chức sử dụng TLLT mang tính chủ động và linh hoạt hơn rất nhiều so với các hình thức tổ chức sử dụng khác. Thay vì đợi ngƣời lãnh đạo yêu cầu, các cán bộ lƣu trữ mới cung cấp thông tin, chúng ta chủ động tìm hiểu những thông tin nào ngƣời lãnh đạo cần và chủ động cung cấp. Quan niệm này cần nhận đƣợc sự khuyến khích và ủng hộ của những ngƣời đứng đầu cơ quan, đồng thời cần phải nhân rộng trong các cán bộ làm công tác tổ chức sử dụng TLLT, để có thể hoạt động hiệu quả trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay. + Xây dựng hệ thống thông tin TLLT phục vụ hoạt động của các bộ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lƣu trữ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thông tin TLLT tại các bộ là xây dựng các hệ cơ sở dữ liệu TLLT. Xây dựng cơ sở dữ liệu TLLT chính là khâu xử lý thông tin tiền máy hết sức quan trọng. Với cấu trúc đặc trƣng của cơ sở dữ liệu áp dụng đối với các lƣu trữ hiện hành là phân loại thông tin của từng tổ hợp TLLT theo chuyên đề, hoặc theo phân loại thông tin của phông lƣu trữ độc lập, việc xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tài liệu lƣu trữ nhƣ yêu cầu của đề tài đặt ra sẽ kích thích công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lƣu trữ, và công tác thông tin TLLT tại các bộ. + Xây dựng hệ thống thông tin TLLT, với chức năng nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, xử lý và cung cấp thông tin TLLT, sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động của công tác lƣu trữ các bộ. Thật vậy, thoả mãn các nhu cầu sử dụng tài liệu đƣợc coi là cách tốt nhất nhằm phát huy giá trị của tài liệu lƣu trữ, một yếu tố có tác dụng giáo dục đối với ý thức của các cán bộ về công tác lƣu trữ, cũng nhƣ vị trí của công tác lƣu trữ trong hoạt động của các bộ. Bên cạnh đó, muốn làm tốt việc xây dựng hệ thống thông tin TLLT nhƣ vậy đòi hỏi các khâu nghiệp vụ quan trọng khác nhƣ phân loại tài liệu, xác định giá trị và bổ sung tài liệu... trong công tác lƣu trữ bộ phải đƣợc tiến hành nghiêm túc và khoa học. Nhƣ vậy, công tác thông tin TLLT đƣợc tổ chức theo mô hình này vừa đƣợc coi là thƣớc đo chất lƣợng của công tác lƣu trữ, vừa đƣợc coi là một 3 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác lƣu trữ ở các bộ và đem lại một vị thế xứng đáng trong xã hội cho công tác lƣu trữ nói riêng, ngành lƣu trữ nói chung. 4 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Với những ý nghĩa nêu trên, đề tài đƣợc tiến hành nhằm thực hiện một số mục tiêu cụ thể sau đây: + Phân tích và nhận định về thực trạng công tác thông tin TLLT tại các bộ hiện nay. Đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng giúp chúng tôi đƣa ra đƣợc một mô hình tổ chức tối ƣu của hệ thống thông tin TLLT tại các bộ; + Đề xuất, định hƣớng việc xây dựng hệ thống thông tin TLLT ở các bộ, qua đó xác định đƣợc một số thành phần thiết yếu nhất của hệ thống thông tin TLLT phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ. Đây là một hƣớng nghiên cứu mới trong công tác lƣu trữ nên chúng tôi không đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể các thành phần của hệ thống thông tin TLLT. Những phân tích, kiến nghị của chúng tôi xung quanh vấn đề này chỉ dừng lại ở việc khai phá ban đầu. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đây là một đề tài khó, phức tạp và có phạm vi nghiên cứu rộng. Xây dựng hệ thống thông tin nói chung hay hệ thống thông tin TLLT nói riêng là một sự huy động và tập trung nhiều nguồn nhân lực, vật lực (trong đó đáng kể là nguồn nhân lực, vật lực khoa học công nghệ). Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc xác định các thành phần trong hệ thống thông tin TLLT phục vụ hoạt động quản lý Nhà nƣớc của các bộ. Chúng tôi không đi sâu nghiên cứu việc áp dụng những giải pháp khoa học công nghệ vào việc xây dựng các hệ thống thông tin tài liệu lƣu trữ tại các bộ, cụ thể trong đề tài này là công nghệ thông tin, sự lựa chọn các thiết bị phần cứng hay chƣơng trình phần mềm thích hợp... Đề tài đƣợc nghiên cứu và thực hiện trên cơ sở khảo sát thực tế công tác thông tin TLLT (công tác lƣu trữ) phục vụ hoạt động quản lý tại các bộ. Nhƣ chúng tôi đã nói ở trên, việc đi đến quyết định lựa chọn địa bàn thực hiện đề tài tại các cơ quan bộ là do sự tƣơng đồng trong chức năng, nhiệm vụ, cũng nhƣ quá trình hình thành tài liệu lƣu trữ ở các cơ quan này. Mặt khác, các bộ với tƣ cách là cơ quan đƣợc Chính phủ giao quyền quản lý nhà nƣớc trong một ngành 5 hay lĩnh vực đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc. Tính hiệu quả trong hoạt động của các bộ trở thành một yêu cầu bức thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng hệ thống thông tin TLLT cũng góp phần tác động không nhỏ trong việc nâng cao hoạt động của các bộ. Vì vậy, chúng tôi chỉ dừng lại việc nghiên cứu đề tài này tại các cấp bộ. Do có những điểm đặc thù riêng và khả năng tiếp cận khó khăn, các bộ Ngoại giao, Công an và Quốc phòng không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối với 3 bộ mới thành lập là Bộ Tài nguyên Môi trƣờng, Bộ Bƣu chính Viễn thông và Bộ Nội vụ, lƣu trữ các bộ tuy đƣợc thiết lập trên cơ sở của bộ phận lƣu trữ các cơ quan tiền nhiệm trƣớc đây nhƣng đến thời điểm này vẫn trong giai đoạn kiện toàn, vì vậy, chúng tôi cũng chƣa có điều kiện khảo sát thực tế tại các bộ này. Thông tin TLLT đƣợc đề cập đến trong đề tài này chủ yếu là thông tin hành chính trên các vật mang tin bằng giấy. Các loại thông tin chứa trong các vật mang tin khác nhƣ phim, ảnh, ghi âm, đĩa từ ... không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Mặt khác, số lƣợng của loại hình tài liệu này tại các lƣu trữ bộ không nhiều. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra, đề tài cần hoàn thành một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: Nhiệm vụ thứ nhất là nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống thông tin TLLT phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ. Nhiệm vụ thứ hai là tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác thông tin TLLT tại các bộ. Nhiệm vụ này có tính chất quyết định của đề tài. Hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu này sẽ là cơ sở thực tiễn để xác định giải pháp phù hợp và tối ƣu nhất đối với công tác thông tin TLLT tại các bộ trong giai đoạn hiện nay. 6 Và nhiệm vụ thứ ba là nghiên cứu nhằm xác định đƣợc các thành phần thiết yếu của hệ thống thông tin TLLT tại các bộ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất đồng thời cũng là mục tiêu lớn nhất mà đề tài cần đạt đƣợc. 7 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thông tin TLLT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác lƣu trữ nói chung. Mục đích cuối cùng của những khâu nghiệp vụ phức tạp trong công tác lƣu trữ nhƣ thu thập, bổ sung, phân loại tài liệu, xác định giá trị tài liệu... chính là để phục vụ hoạt động thông tin TLLT - nguồn thông tin quá khứ đặc biệt quan trọng. Vì vậy, bên cạnh những mảng nghiên cứu truyền thống về các nghiệp vụ của công tác lƣu trữ, một trong những chủ đề nghiên cứu đƣợc rất nhiều các nhà lƣu trữ học trên thế giới và Việt Nam quan tâm, đó là công tác thông tin TLLT. Dƣới tác động của thời đại bùng nổ thông tin, sự lựa chọn này của các nhà lƣu trữ học Việt Nam và trên thế giới càng mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Hiện đại hoá công tác thông tin TLLT, đặc biệt là việc sử dụng những thành tựu tân tiến của công nghệ thông tin, đã trở thành một xu hƣớng phát triển chung của ngành lƣu trữ trên toàn thế giới. Trong cuốn chuyên khảo mang tên “Lưu trữ học”, do Nhà xuất bản Giáo dục Chuyên nghiệp Mátxcơva ấn hành năm 2002, các tác giả cuốn sách, đồng thời là các nhà lƣu trữ học hàng đầu của Nga đã dành một chƣơng để viết về công tác “Thông tin hoá công tác lưu trữ”. Theo bản dịch của cuốn sách này, hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Phòng Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng, thì những nỗ lực gắn liền lĩnh vực thông tin với công tác lƣu trữ đã đƣợc hình thành từ cuối thế kỷ 19 ở nƣớc Nga. Đến nay, việc áp dụng những lý luận của công tác thông tin vào công tác lƣu trữ đã trải qua 4 giai đoạn phát triển. Cụ thể nhƣ sau: + Giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến những năm 1950: thành tựu chủ yếu của giai đoạn này là cơ khí hóa các công cụ tìm tin. + Giai đoạn từ cuối những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970: đây là giai đoạn của “tự động hoá công tác lƣu trữ... gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin học”[22;159]. Những kết quả của giai đoạn này đã hình thành nên cơ sở lý luận cho việc xây dựng các hệ thống thông tin. 8 + Giai đoạn từ sau những năm 1970 đến đầu những năm 1980: đây là giai đoạn chứng kiến sự ra đời của các hệ thống tra tìm thông tin tự động cục bộ và hệ thống tra tìm thông tin tự động liên thông giữa các lƣu trữ. Trong giai đoạn này, ở Nga ngƣời ta cũng chứng kiến sự ra đời của các vật mang tin mới, các chƣơng trình ứng dụng cho hệ thống tra tìm thông tin tự động hoá.. + Giai đoạn từ sau những năm 1980 đến những năm 1990: đâylà giai đoạn “số hoá các nguồn vật mang tin truyền thống trong các lƣu trữ quốc gia với mục đích xây dựng phông bảo hiểm và phông sử dụng”[22;161] diễn ra mạnh mẽ tại Liên bang Nga. Và công tác thông tin TLLT, với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin, không còn đƣợc quan niệm là một công tác đơn giản, mang tính thủ công. Khái niệm “hệ thống thông tin” hay “hệ thống tra tìm thông tin tự động hoá” đƣợc xuất hiện với tần suất lớn trong cuốn sách này. Nhƣ vậy, công tác thông tin TLLT không còn đƣợc coi là nhiệm vụ của riêng các cán bộ lƣu trữ. Trong giai đoạn hiện nay, để gia tăng hiệu quả của công tác thông tin TLLT, nó cần sự trợ giúp của rất nhiều nhân tố khác, trong đó phải kể đến nguồn lực của công nghệ thông tin. Tại Hội nghị SARBICA (Chi nhánh khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Lƣu trữ Quốc tế) vừa đƣợc tổ chức tại Việt Nam từ ngày 3 đến 5 tháng 5 năm 2004 với chủ đề “Các chính sách và thực tiến xác định giá trị, bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử”, Tiến sỹ William Undertood, Viện Nghiên cứu Công nghệ bang Georgia, Mỹ đã giới thiệu một mô hình sử dụng thông tin TLLT theo tiêu chuẩn ISO. Đó là hệ thống thông tin TLLT mở (The open archival information system - OAIS). Hệ thống này bao gồm rất nhiều thành phần, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. Qua hai chuyên khảo nghiên cứu nói trên, có thể nói công tác thông tin TLLT cũng nhƣ công tác lƣu trữ tại các nƣớc nhƣ Nga, Mỹ... đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Những quan niệm về công tác thông tin TLLT đã có sự thay đổi rất lớn dƣới tác động của thành tựu công nghệ thông tin. Có thể nói, những lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn xây dựng hệ thống thông tin 9 TLLT của các nƣớc này là những kinh nghiệm quý báu cho nƣớc ta sau này. Tuy nhiên, khả năng áp dụng những mô hình nói trên vào nƣớc ta lúc này là hoàn toàn không khả thi. Nga, Mỹ là những nƣớc có nền kinh tế phát triển, có cơ sở hạ tầng thông tin tân tiến, những quan niệm truyền thống về văn bản và TLLT đã có sự thay đổi, trình độ dân trí cao... Những điều kiện nói trên hoàn toàn không hội tụ đủ ở Việt Nam. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu nói trên sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà lƣu trữ học Việt Nam trong việc đi tìm một mẫu hình phù hợp với thực tiễn nƣớc nhà. Ở Việt nam, từ cuối những năm 1970, trên Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam - một tạp chí chuyên ngành uy tín - đã xuất hiện những bài nghiên cứu đầu tiên bàn về mối quan hệ giữa công tác thông tin và công tác lƣu trữ. Có thể kể đến những bài viết nhƣ “Bước đầu tìm hiểu về những hoạt động thông tin trong các Viện Lưu trữ” của tác giả Hồ Văn Quýnh, Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ số 3/1977; “Bàn về chức năng cơ bản của thông tin khoa học - kỹ thuật, lưu trữ khoa học - kỹ thuật và sự phối hợp hoạt động giữa chúng” của tác giả Văn Thắng, Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ số 3/1978; “Hoạt động thông tin trong công tác lưu trữ” của tác giả Nguyễn Cảnh Đƣơng, Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ số 1/1977... Đây là những bài nghiên cứu đầu tiên về công tác lƣu trữ dƣới góc độ tiếp cận thông tin học của các nhà khoa học Việt Nam. Dựa theo kết quả nghiên cứu thu đƣợc cộng với sự trợ giúp kiến thức của các tài liệu tham khảo nƣớc ngoài, các tác giả đã đi đến chung một nhận định rằng “hoạt động thông tin trong lƣu trữ là một bộ phận cấu thành trong công tác lƣu trữ, nó cũng có những thuộc tính thuộc về bản chất giống nhƣ công tác lƣu trữ”[25;21]. Có thể coi đây là một nhận định quan trọng trong việc áp dụng các lý thuyết thông tin trong công tác lƣu trữ. Với nhận định này, công tác lƣu trữ nói chung, công tác tổ chức hệ thống công cụ tra cứu, công tác tổ chức sử dụng TLLT nói riêng đã trở thành một nhân tố tích cực trong việc cung cấp thông tin TLLT. Trong những năm gần đây, các bài viết nghiên cứu lý luận về mối quan hệ của công tác thông tin và công tác lƣu trữ ít dần, xuất hiện chủ yếu và 10 thƣờng xuyên là các bài viết đề cập đến khâu xây dựng công cụ tìm tin trong lƣu trữ nhƣ “Một số ý kiến về hướng phát triển hệ thống công cụ tra cứu khoa học cho tài liệu văn kiện Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam” của hai tác giả Trần Hoàng và Mạnh Hùng, Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ số1/1987; bài “Xây dựng hệ thống công cụ tra tìm khoa học tài liệu lưu trữ là nhiệm vụ cấp thiết của ngành lưu trử Việt Nam” của tác giả Phan Đình Nham, Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ số 3+4/1989...; các bài viết mang tính tổng kết về công tác thông tin tài liệu lƣu trữ nhƣ bài “Thông tin tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng” của tác giả Nguyễn Văn Lanh, Tạp chí Lƣu trữ Việt Nam số 2/1999 (nay là Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ); các bài viết liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lƣu trữ nhƣ “Một số điểm lưu ý khi khi ứng dụng tin học vào lưu trữ” của tác giả Dƣơng Văn Khảm, Tạp chí Văn Thƣ Lƣu trữ số 3/1991; bài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài liệu lưu trữ ở Phú Thọ hiện nay” của tác giả Hán Văn Cảnh, Tạp chí Lƣu trữ Việt Nam số 5/2002... Bên cạnh những bài viết trên tạp chí chuyên ngành, nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp ngành liên quan đến công tác thông tin tài liệu lƣu trữ đã đƣợc tiến hành, trong đó có thể kể đến đề tài mã số 86-98-015 “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống công cụ tra tìm tài liệu phông lưu trữ Quốc gia”do Ts Phan Đình Nham làm chủ nhiệm đề tài; đề tài mã số 48A.02.04 “Những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng hệ thống thông tin tự động hoá tài liệu lưu trữ quốc gia” do TS Dƣơng Văn Khảm làm Chủ nhiệm đề tài... Những bài viết và công trình nghiên cứu nói trên đều ít nhiều đề cập đến công tác thông tin tài liệu lƣu trữ dƣới những góc độ khác nhau. Một xu hƣớng mà các nhà nghiên cứu đề cập đến trong hầu hết các bài viết của mình là cần phải hiện đại hoá công tác lƣu trữ, trong đó việc hiện đại hoá công tác thông tin tài liệu lƣu trữ cần đặt lên hàng đầu. Đây là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, vấn đề này cũng nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều các sinh viên, học viên cao học ngành Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng. Có thể kể đến một số đề tài nhƣ “Tổ chức thông tin phục vụ hoạt động 11 điều hành và lãnh đạo của Bộ Nội vụ” của sinh viên Trần Thị Châm; “Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý ở Văn phòng HĐND - UBND Tỉnh Thái Bình” của sinh viên Vũ Thị Vƣợng... Đây là những đề tài gắn liền với một địa chỉ nghiên cứu nhất định, vì vậy nó mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, đề tài của các sinh viên chủ yếu đề cập đến nguồn thông tin hiện hành, ít đề cập đến nguồn thông tin quá khứ từ TLLT. Những kết quả nghiên cứu về công tác thông tin TLLT ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới là những gợi ý rất bổ ích đối với đề tài của chúng tôi. Tuy nhiên, những công trình, bài viết kể trên chỉ dừng lại nghiên cứu ở một số khía cạnh cụ thể của công tác thông tin TLLT nhƣ mối quan hệ của công tác lƣu trữ với công tác thông tin TLLT, xây dựng các công cụ tra tìm thông tin TLLT, ứng dụng công nghệ thông tin TLLT hoặc mang tính chất tổng kết công tác thông tin TLLT tại một cơ quan cụ thể... Gần nhƣ không có đề tài nào đề cập đến việc nghiên cứu các giải pháp mang tính toàn diện và hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thông tin TLLT, đặc biệt là công tác thông tin TLLT tại các bộ. Với cách tiếp cận có hệ thống, đề tài này sẽ góp phần xây dựng một mô hình thông tin TLLT phù hợp nhất tại các bộ nhằm phục vụ các nhu cầu thông tin hồi cố trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc. Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi đƣa ra không chỉ căn cứ trên thực tế hoạt động của các bộ hiện nay nói riêng và nƣớc ta nói chung mà còn tính đến khả năng hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam trong tƣơng lai. 6. Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài, chúng tôi có sử dụng một số nguồn tƣ liệu tham khảo nhƣ: + Pháp lệnh Lƣu trữ Quốc gia năm 2001 + Một số văn bản liên quan đến đề tài nhƣ: - Báo cáo của Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc và của các bộ tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 726-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng chỉ đạo công tác lƣu trữ trong thời gian tới và một năm thi hành Pháp lệnh lƣu trữ Quốc gia của. 12 Những tài liệu này cung cấp cho chúng tôi những thông tin về thực tiễn hoạt động thông tin TLLT tại các bộ. Qua đó, chúng tôi có thể đánh giá đƣợc thực trạng công tác này tại các bộ. - Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ - Quyết định của Bộ trƣởng một số bộ quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc bộ... - Quyết định của Chánh Văn phòng một số bộ quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc văn phòng bộ... + Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ Tạp chí Lƣu trữ Việt Nam, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Tạp chí Thông tin và tƣ liệu... + Một số sách chuyên khảo về lƣu trữ, thông tin học và quản lý. + Các niên luận, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ và các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hƣớng nghiên cứu của đề tài. Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi chủ yếu vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát. Phƣơng pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát đƣợc chúng tôi vận dụng trong việc thu thập các thông tin cần thiết đối với đề tài. Những thông tin thu đƣợc qua các phƣơng pháp trên và các thông tin trên các nguồn tài liệu tham khảo sẽ đƣợc chúng tôi xử lý một cách khoa học trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. Phƣơng pháp thống kê giúp chúng tôi xử lý hữu hiệu các số liệu thu nhận đƣợc. Ngoài ra, trong đề tài này, chúng tôi cũng vận dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng pháp hệ thống... Mặt khác, những kết quả nghiên cứu đều đƣợc chúng tôi phân tích, đánh giá, nhìn nhận dựa trên những quan điểm mang tính phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin đã đƣợc cụ thể hoá thành các nguyên tắc của lƣu trữ học, cụ thể đó là nguyên tắc tính đảng, nguyên tắc lịch sử và nguyên tắc toàn diện tổng hợp. 7. Đóng góp của đề tài. Đề tài hoàn thành có những đóng góp cơ bản sau đây: 13 Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hoá một cách khá cụ thể những thành tựu và hạn chế của việc nghiên cứu công tác thông tin TLLT ở nƣớc ta từ trƣớc đến nay, cũng nhƣ ở một số nƣớc trên thế giới. Thứ hai, đề tài đã đƣa ra một cái nhìn tổng quan nhất về công tác thông tin TLLT tại các bộ trong giai đoạn hiện nay. Đây là những đóng góp về mặt thực tiễn. Thứ ba, về mặt lý luận, đề tài là đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định đƣợc một số yêu cầu mang tính nguyên tắc khi tiến hành xây dựng hệ thống thông tin TLLT, cũng nhƣ xác định đƣợc một số thành phần cơ bản... trong hệ thống thông tin TLLT tại các bộ. Trên đây là một số đóng góp quan trọng của đề tài. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng rằng, đề tài này sẽ là những gợi ý đối với các bộ trong nỗ lực cải thiện hoạt động thông tin TLLT tại bộ mình. 8. Giới thiệu về bố cục của đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài đƣợc thể hiện trong 3 chƣơng, ngoài lời mở đầu và phần kết luận. Cụ thể nhƣ sau: Lời nói đầu Chƣơng 1: Sự cần thiết xây dựng hệ thống thông tin tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ. Chƣơng này là chƣơng mang tính chất dẫn luận của đề tài. Để tìm hiểu đƣợc sự cần thiết trong việc xây dựng hệ thống thông tin trong hoạt động quản lý nói chung, hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ nói riêng, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về thông tin, hệ thống thông tin. Có thể nói, khái niệm thông tin là một trong những khái niệm tồn tại nhiều cách hiểu nhất. Việc tìm ra cách hiểu đúng đắn và khoa học nhất về khái niệm thông tin sẽ là cơ sở quan trọng giúp tác giả đi đúng hƣớng trong quá trình triển khai đề tài. Trên cơ sở những hiểu biết về thông tin và hệ thống thông tin, chúng tôi tìm ra định nghĩa, cũng nhƣ những nội hàm trong khái niệm hệ thống thông tin TLLT. Căn cứ vào lý luận chung của thông tin học và chức năng, nhiệm vụ của các bộ, 14 chúng tôi tìm hiểu về nhu cầu sử dụng thông tin TLLT cũng nhƣ vai trò của hệ thống thông tin TLLT trong việc phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ… Đây là những yếu tố mang tính quyết định đến việc xây dựng hệ thống thông tin TLLT phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ. Chƣơng 2: Thực trạng công tác thông tin tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ hiện nay Trong chƣơng này, trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm của tài liệu hiện đang đƣợc bảo quản tại các kho lƣu trữ bộ, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác thông tin TLLT phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ. Những việc đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc sẽ đƣợc chúng tôi phân tích và chứng minh một cách cụ thể. Trên cở sở phân tích nguyên nhân của những hạn chế, chúng tôi muốn khẳng định rằng cần phải có những thay đổi cơ bản đối với công tác thông tin TLLT của các bộ. Trong đó, giải pháp xây dựng hệ thống thông tin TLLT là giải pháp mang tính triệt để nhất. Chƣơng 3: Xây dựng hệ thống thông tin tài liệu lƣu trữ phục vụ hoạt động quản lý nhà nƣớc của các bộ. Căn cứ vào các nhu cầu thông tin trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, trên cơ sở thực trạng công tác thông tin TLLT của các bộ, chúng tôi đƣa ra mô hình hệ thống thông tin TLLT bao gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhƣ vấn đề tổ chức, con ngƣời, xây dựng cơ sở dữ liệu, lựa chon các thiết bị phần cứng, xây dựng phần mềm... Sự vận hành của cả hệ thống, mà cụ thể là của các thành phần đã nêu sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin TLLT của các đối tƣợng sử dụng là cán bộ trong bộ. Phần kết luận Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự khan hiếm về mặt tƣ liệu. Mặt khác, do trình độ bản thân còn hạn hẹp, cộng với thời gian nghiên cứu ngắn, nên mặc dù đã rất cố gắng song đề tài chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Chúng 15 tôi mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và các đồng nghiệp. Để hoàn thành luận văn, trong thời gian thực hiện, chúng tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía các cán bộ Phòng Nghiệp vụ Trung ƣơng thuộc Cục Văn thƣ Lƣu trữ Nhà nƣớc, các cán bộ Phòng Lƣu trữ Bộ Công nghiệp, Phòng Lƣu trữ Bộ Khoa học Công nghệ... Đặc biệt, chúng tôi sẽ không thể hoàn thành luận văn này nếu không nhận đƣợc sự giúp đỡ đầy nhiệt huyết của PGS Vƣơng Đình Quyền - thầy giáo hƣớng dẫn khoa học trực tiếp của chúng tôi, của các thầy cô giáo và bạn đồng nghiệp hiện đang công tác tại Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội. Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ quý báu đó. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 8 năm 2004 Tác giả Cam Anh Tuấn 16 CHƢƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TLLT PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA CÁC BỘ Thông tin là chất liệu quan trọng trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý nhà nƣớc nói riêng, điều này thể hiện rõ nét nhất là trong việc ban hành các quyết định quản lý. Chất lƣợng của một quyết định quản lý phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lƣợng của các thông tin, các số liệu và dữ kiện đƣợc cung cấp. Tính hợp pháp và hợp lý của các quyết định phụ thuộc phần nhiều vào các thông tin đƣợc cô đặc trong nội dung của chúng. Thông tin đƣợc coi là những tiền đề, những cơ sở quan trọng cho hoạt động quản lý, trong đó có hoạt động quản lý nhà nƣớc. Quản lý, với cách hiểu tƣơng đối phổ biến là “hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn, kiểm tra... các quá trình xã hội và hoạt động của con ngƣời để hƣớng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt đƣợc mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất” [31;136], thƣờng bao gồm các nội dung cơ bản nhƣ lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra... Mỗi nội dung nói trên của quản lý đều có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, chúng cùng có một điểm chung quan trọng là đều sử dụng thông tin nhƣ một nguồn nguyên vật liệu quan trọng. Thông tin tham gia vào hầu hết các khâu của quản lý. Ví dụ: + Lập kế hoạch là khâu xác định mục tiêu và các nguồn lực quan trọng để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Để có thể lập đƣợc một kế hoạch khả thi, các nhà quản lý cần có rất nhiều thông tin về nguồn lực thực hiện (nhân lực, vật lực..), các thông tin liên quan đến vấn đề lập kế hoạch... Những thông tin nhƣ vậy sẽ giúp các nhà quản lý đề ra đƣợc các mục tiêu và biện pháp thực hiện phù hợp. + Khâu tổ chức thực hiện là khâu quyết định dẫn đến việc mục tiêu đề ra có đạt đƣợc hay không. Khi thực hiện khâu này, các nhà quản lý cần phải thu thập các thông tin về kinh nghiệm tổ chức thực hiện trƣớc đây, thông tin về phản ứng của các đối tƣợng thực hiện... 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan