Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài nguyên nước lưu vự...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài nguyên nước lưu vực sông ba

.PDF
204
148
129

Mô tả:

VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA CNĐT: HUỲNH THỊ LAN HƯƠNG 8358 HÀ NỘI – 2009 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ ii  MỤC LỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................ iii  MỤC LỤC HÌNH VẼ................................................................................................................v  MỞ ĐẦU .............................................................................................................................2  CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.............................................................................6  1.1.  Mâu thuẫn tranh chấp tài nguyên nước.....................................................................6  1.2.  Giải quyết mâu thuẫn tài nguyên nước trên thế giới.................................................8  1.3.  Giải quyết mâu thuẫn tài nguyên nước ở Việt Nam ...............................................12  CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG BA...............................16  2.1.  Vị trí địa lý ..............................................................................................................16  2.2.  Đặc điểm địa hình ...................................................................................................16  2.3.  Đặc điểm thổ nhưỡng..............................................................................................20  2.4.  Thảm phủ thực vật ..................................................................................................22  2.5.  Đặc điểm khí hậu ....................................................................................................23  2.6.  Đặc điểm thủy văn ..................................................................................................27  2.7.  Đặc điểm hải văn ....................................................................................................29  CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA........................................................31  3.1.  Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ......................................................................31  3.2.  Đánh giá sự biến động của tài nguyên nước...........................................................35  3.3.  Tình hình khai thác sử dụng nguồn nước trên lưu vực sông Ba.............................41  CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ MÂU THUẪN TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA................................................................................................46  4.1.  Mức bảo đảm nước mặt trong tỉnh và các vùng .....................................................46  4.2.  Nhu cầu dùng nước trong lưu vực sông Ba ............................................................51  4.3.  Tính toán cân bằng nước – kịch bản hiện trạng......................................................55  4.4.  Tính toán cân bằng nước – kịch bản tương lai........................................................70  4.5.  Những mâu thuẫn có thể xảy ra trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Ba.79  4.6.  Cơ chế giải quyết tranh chấp tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba .....................89  CHƯƠNG 5. HỆ THỐNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA..........................................................................91  5.1.  Tổng quan về hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp ..............................................91  5.2.  Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước.....................................99  5.3.  Sử dụng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp cho các loại hình mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Ba............................................................109  KẾT LUẬN .........................................................................................................................123  TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................125  PHỤ LỤC .........................................................................................................................127  Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ ii MỤC LỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. Bảng 2. 1. Bảng 2. 2. Bảng 2. 3. Bảng 2. 4. Bảng 2. 5. Bảng 2. 6. Bảng 3. 1. Bảng 3. 2. Bảng 3. 3. Bảng 3. 4. Bảng 3. 7. Thống kê số lượng lưu vực sông xuyên biên giới................................................ 6 Lưới trạm khí tượng và đo mưa lưu vực sông Ba và vùng lận cận.................... 23 Lượng bức xạ tổng cộng (kcal/cm2)................................................................... 23 Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) ....................................................... 24 Nhiệt độ trung bình tháng và năm (oC) .............................................................. 24 Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)....................................................... 25 Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba ................................................................. 28 Lượng mưa bình quân nhiều năm các trạm lưu vực sông Ba (1977-2006) ........ 31 Tần suất lượng mưa năm các trạm ...................................................................... 31 Nguồn nước các sông trong lưu vực ................................................................... 33 Kết quả tính tần suất dòng chảy năm tại các trạm lưu vực sông Ba ................... 33 Lượng mưa tháng, năm bình quân nhiều năm các khu vực trong và lân cận lưu vực sông Ba........................................................................................................ 36 Bảng 3. 8. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất tại các trạm thủy văn ............................... 39 Bảng 3. 9. Đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc được tại các trạm thủy văn trong lưu vực .......... 40 Bảng 3. 10. Tổng lượng lũ lớn nhất thời đoạn tại các vị trí .................................................. 40 Bảng 3. 11. Dòng chảy kiệt đo tại các trạm đo thủy văn lưu vực sông Ba ........................... 41 Bảng 3. 12. Hiện trạng công trình thủy lợi lưu vực sông Ba................................................. 42 Bảng 4. 1. Mức bảo đảm nguồn nước mặt trong các tỉnh thuộc lưu vực sông Ba .............. 50 Bảng 4. 2. Mức bảo đảm nguồn nước mặt trong các vùng tính cân bằng nước thuộc lưu vực sông Ba............................................................................................................... 50 Bảng 4.3: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt dân sinh (l/người/ngày.đêm)................... 52 Bảng 4. 4. Tiêu chuẩn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt .................................. 53 Bảng 4. 5. Tiêu chuẩn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ...................................... 53 Bảng 4. 6a. Lượng nước cần dùng trong các vùng................................................................ 54 Bảng 4. 7. Các nút tưới trong kịch bản hiện trạng............................................................... 60 Bảng 4. 8. Thông số của các hồ chứa và nhà máy thủy điện - Kịch bản hiện trạng ........... 62 Bảng 4. 9. Kết quả đánh giá dòng chảy mô phỏng và thực đo giai đoạn 1980-1999.......... 63 Bảng 4. 10. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút tưới giai đoạn 1980-1999 Kịch bản hiện trạng.................................................................................................................... 64 Bảng 4. 11. Kết quả đánh giá dòng chảy mô phỏng và thực đo giai đoạn 2000-2005.......... 65 Bảng 4. 12. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút tưới giai đoạn 2000-2005- Kịch bản hiện trạng.................................................................................................................... 66 Bảng 4. 13. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút thủy điện giai đoạn 2000-2005 Kịch bản hiện trạng............................................................................................................ 67 Bảng 4. 14. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ cho các vùng – Kịch bản hiện trạng ... 68 Bảng 4. 15. Các nút tưới trong kịch bản tương lai ................................................................ 72 Bảng 4. 16. Thông số của các hồ chứa và nhà máy thủy điện - Kịch bản tương lai ............. 73 Bảng 4. 17. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút tưới - Kịch bản tương lai ..................... 75 Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ iii Bảng 4. 18. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút cung cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi, công nghiệp, thủy sản - Kịch bản tương lai ....................................................... 76 Bảng 4. 19. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút thủy điện - Kịch bản tương lai............. 76 Bảng 4. 20. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ cho các vùng - kịch bản giai đoạn năm 2020.................................................................................................................... 77 Bảng 4. 21. Kết quả tính cân bằng nước cho các khu tưới.................................................... 80 Bảng 4. 22. Lưu lượng trung bình trong các tháng mùa cạn năm 1998 tại một số vị trí trên sông Ba được tính toán theo mô hình MIKE BASIN (trong giai đoạn hiện tại, năm 2005)........................................................................................................... 81 Bảng 4. 23. Lưu lượng trung bình trong các tháng mùa cạn năm 1998 tại một số vị trí trên sông Ba được tính toán theo mô hình MIKE BASIN (trong giai đoạn từ sau năm 2010 có hồ Kanăk - An Khê và Ba Hạ) ............................................................. 82 Bảng 4. 24. Kết quả tính toán cân bằng nước năm 2020 trong các tiểu vùng....................... 83 Bảng 4. 25. Đặc trưng các thông số kỹ thuật của các công trình thuỷ điện trên dòng chính sông Ba............................................................................................................... 88 Bảng 4. 26. Lượng nước cần trả lại sông Ba (hạ lưu đập An Khê) ....................................... 88 Bảng 5. 1. Các chức năng khác nhau và những người dùng được phép can thiệp............ 101 Bảng 5. 2. Chi tiết các phương án ..................................................................................... 108 Bảng 5. 4. Nhu cầu sử dụng nước của các bên liên quan.................................................. 110 Bảng 5. 5. Kết quả tính toán độ thiếu hụt trong cấp nước của các phương án.................. 115 Bảng 5. 6. Kết quả tính cân bằng nước tại các nút thủy điện giai đoạn 2000 - 2005........ 117 Bảng 5. 7. Nhu cầu sử dụng nước của các bên liên quan.................................................. 117  Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ iv MỤC LỤC HÌNH VẼ Hình 2. 1 Bản đồ hành chính và mạng lưới sông suối lưu vực sông Ba ............................... 17 Hình 3. 1. Bản đồ lượng mưa bình quân nhiều năm lưu vực sông Ba .................................. 32 Hình 3. 2. Bản đồ module dòng chảy năm lưu vực sông Ba................................................. 34 Hình 3. 3. Bản đồ các công trình thủy lợi trên lưu vực sông Ba ........................................... 44 Hình 4. 1: Bản đồ phân vùng lưu vực sông Ba...................................................................... 48 Hình 4. 2. Sơ đồ tính trong MIKEBASIN giai đoạn 1980-1999 - Kịch bản hiện trạng........ 56 Hình 4. 3. Sơ đồ hệ thống giai đoạn 1980 - 1999 - Kịch bản hiện trạng............................... 57 Hình 4. 4. Sơ đồ tính trong MIKEBASIN giai đoạn 2000-2005 - Kịch bản hiện trạng........ 58 Hình 4. 5. Sơ đồ hệ thống giai đoạn 2000-2005 - Kịch bản hiện trạng................................. 59 Hình 4. 6. Các lưu vực con được phân chia trên lưu vực sông Ba........................................ 61 Hình 4. 7. Dòng chảy thực đo và tính toán trạm Củng Sơn giai đoạn 1980-1999 ................ 63 Hình 4. 8. Dòng chảy thực đo và tính toán trạm Củng Sơn giai đoạn 2000-2005 ................ 65 Hình 4. 9. Sơ đồ tính trong MIKEBASIN - Kịch bản tương lai ........................................... 70 Hình 4. 10. Sơ đồ tính hệ thống - Kịch bản tương lai ........................................................... 71 Hình 5. 1. Mặt cắt ngang của hồ chứa ................................................................................... 95 Hình 5. 2. Màn hình khởi động hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp ................................. 99 Hình 5. 3. Màn hình các chức năng người điều khiển có thể can thiệp .............................. 100 Hình 5. 4. Màn hình “Sửa đặc điểm hồ chứa”..................................................................... 102 Hình 5. 5. Màn hình “Sửa các tham số” .............................................................................. 102 Hình 5. 6. Màn hình biểu diễn đồ thị lưu lượng dòng chảy đến theo tháng........................ 103 Hình 5. 7. Màn hình cho phép sửa đổi dòng chảy vào hồ ................................................... 103 Hình 5. 8. Màn hình cho phép sửa đổi nhu cầu sử dụng nước cho 1 đơn vị diện tích tưới. 104 Hình 5. 9. Đồ thị biểu thị nhu cầu sử dụng nước hàng tháng của các hộ sử dụng .............. 105 Hình 5. 10. Đồ thị biểu thị so sánh giữa cung và cầu cho một hộ sử dụng ......................... 105 Hình 5. 11. Đồ thị biểu thị so sánh lượng thiếu hụt giữa hai hộ sử dụng............................ 106 Hình 5. 12. Đồ thị biểu thị cao trình mực nước hồ từng thời đoạn ..................................... 106 Hình 5. 13. Đồ thị biểu thị lượng nước trữ trong hồ từng thời đoạn................................... 107 Hình 5. 14. Đồ thị biểu thị lưu lượng cấp cho môi trường sinh thái ................................... 107 Hình 5. 15. Kết quả mô phỏng của các phương án ............................................................. 108 Hình 5. 16. Kết quả lựa chọn phương án có lợi .................................................................. 109 Hình 5. 17. Bảng giới thiệu của các bên liên quan.............................................................. 110 Hình 5. 18. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước của các bên ..................................................... 111 Hình 5. 19. Biểu đồ lưu lượng dòng chảy đến..................................................................... 111 Hình 5. 20. Kết quả mô phỏng thiếu hụt – Phương án 1 ..................................................... 112 Hình 5. 21. Nhu cầu sử dụng nước năm 2020 ..................................................................... 113 Hình 5. 22. Thiếu hụt nước - phương án nhu cầu sử dụng năm 2020 - phương án 1 ......... 113 Hình 5. 23. Thiếu hụt nước - phương án nhu cầu sử dụng năm 2020 - phương án 2 ......... 114 Hình 5. 24. Thiếu hụt nước - phương án nhu cầu sử dụng năm 2020 - phương án 3 ......... 115 Hình 5. 25. Kết quả lựa chọn phương án có lợi nhất - Mâu thuẫn dạng 1 .......................... 116 Hình 5. 26. Màn hình đăng nhập kiểu tranh chấp 2 ............................................................ 117 Hình 5. 27. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước của các nhóm .................................................. 118 Hình 5. 28. Các tham số của hệ thống................................................................................. 118 Hình 5. 29. Lượng nước chảy vào hồ chứa theo tháng ....................................................... 119 Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ v Hình 5. 30. So sánh giữa cung và cầu cho tưới ................................................................... 119 Hình 5. 31. So sánh giữa cung và cầu cho thủy điện........................................................... 120 Hình 5. 32. Sửa nhu cầu cho thủy điện................................................................................ 120 Hình 5. 33. Sửa nhu cầu cho thủy điện................................................................................ 121 Hình 5. 34. Lựa chọn phương án có lợi nhất - Mâu thuẫn dạng 2 ...................................... 122 Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ vi MỞ ĐẦU Nước là một nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và sức khoẻ của con người và là một phần quan trọng của hệ sinh thái. Ở hầu hết các vùng trên thế giới, việc cấp nước đang trở nên ngày càng khó khăn do sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích như công nghiệp, sự phát triển của đô thị hoá và gia tăng dân số. Nước phân bố trên thế giới rất không đồng đều theo không gian và thời gian. Có những vùng có lượng nước ngọt dồi dào, tuy nhiên có những vùng đang phải đối mặt với sự khan hiếm nước ngọt. Hơn nữa, nguồn nước ngọt trên thế giới lại không được phân phối theo các phạm vi quốc gia. Có khoảng 261 lưu vực sông trên thế giới chảy qua 2 hay nhiều hơn quốc gia. Chính vì vậy, sự thiếu hụt và phân phối không đều về nguồn nước có thể tạo ra các mâu thuẫn về nước ở các cấp độ địa phương, vùng hay thậm chí ở cấp độ quốc tế. Bên cạnh đó, sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế sẽ tiếp tục làm gia tăng ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là gia tăng khan hiếm nguồn nước. Trong một hệ thống tài nguyên nước, việc tăng cường khan hiếm nguồn nước sẽ dẫn đến mâu thuẫn về chia sẻ nguồn nước. Từ đó có thể nhận thấy: cần sớm lập quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông, xây dựng chiến lược và chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Tuy nhiên, không giống như các nguồn tài nguyên khác, nước được sử dụng để làm năng lượng để phát triển cho tất cả các khía cạnh của xã hội. Do đó, không thể quản lý tài nguyên nước theo cách xem xét một mục tiêu đơn lẻ mà phải xét theo các mục tiêu tổng hợp và phải dựa trên các lợi ích của các ngành. Trong một quốc gia, các lợi ích này bao gồm các lợi ích công cộng, các cộng đồng dân cư, các nhà sản xuất năng lượng và các nhà môi trường. Chính vì vậy, quá trình giải quyết tranh chấp về nước đã được nghiên cứu bởi nhiều chuyên gia như: luật, kinh tế, chính sách, địa lý học, ... và các lý thuyết về hệ thống. Các hướng tiếp cận truyền thống như: hệ thống luật pháp, các hội đồng ở cấp quốc gia thường đưa ra các giải pháp mà trong đó ngành này sẽ đạt lợi ích của ngành khác. Ở Việt Nam hiện nay, quản lý tài nguyên nước hiệu quả là vấn đề rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Đến nay, nhiều công việc xây dựng phương pháp tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam đã được thực hiện theo các nguyên tắc: hiệu quả về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội. Các công việc tiếp theo cần thực hiện là xác định các thủ tục và hướng dẫn có thể áp dụng nhằm hỗ trợ việc ra quyết định phân bổ và quản lý nguồn nước ở cấp lưu vực sông hoặc tiểu lưu vực. Tuy nhiên, rất cần có những công cụ mang tính khoa học cao để hỗ trợ, giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về các phương án phân bổ nguồn nước, từ đó ra các quyết định đúng đắn và chính xác. Nhìn chung, nguồn tài nguyên nước là có hạn, tuy nhiên nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao dẫn tới nhu cầu về nước cũng ngày càng gia tăng, điều này dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước. Các mâu thuẫn này là khác nhau đối với từng lưu vực sông. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước mang ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đây sẽ là một công cụ hỗ trợ kỹ thuật đắc lực giúp cho các nhà xây dựng chính sách có được một cái Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 2 nhìn tổng quát về các mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình phân bổ nguồn nước, dựa trên sự phân tích kết quả tối ưu của các phương án phân bổ nước trên lưu vực để xây dựng kế hoạch phân bổ và quản lý nguồn nước hiệu quả. Lưu vực sông Ba là một lưu vực sông lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển KT - XH của các tỉnh nằm trên lưu vực. Lưu vực sông Ba thuộc địa phận của 3 tỉnh: Gia Lai, Đắc Lắc và Phú Yên. Lưu vực có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. Lưu vực có dạng gần như chữ L, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 13.900 km2, dân số tính đến năm 2004 là 1.366.582 người. Hiện trạng và diễn biến tài nguyên, môi trường trên lưu vực sông Ba mang nét đặc trưng của một vùng kinh tế đang bước vào thời kỳ phát triển với những chuyển dịch rõ rệt. Áp lực của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong khu vực đã tác động mạnh mẽ đến tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên nước. Lưu vực có lượng mưa và dòng chảy không phong phú, thuộc loại trung bình so với cả nước. Do đó, trong lưu vực sông Ba đã nảy sinh các mâu thuẫn về sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các hộ, các địa phương v.v… dùng nước. Trong lĩnh vực quy hoạch, trên lưu vực sông Ba đã có các quy hoạch thủy lợi, thủy điện được xây dựng trong những thời gian trước đây, tuy nhiên chúng đều là quy hoạch đơn ngành nên chưa đảm bảo đầy đủ yêu cầu về mặt tổng hợp. Qua xem xét có thể chỉ ra là mặc dù trong các quy hoạch đó đều có nói đến từ “sử dụng tổng hợp nguồn nước” nhưng cách giải quyết các công trình quy hoạch vẫn mang tính đơn ngành, trong đó chỉ chú trọng đến dùng nước của ngành mình và một điểm tìm thấy nữa là không có quy hoạch nào đưa ra được chiến lược và các chính sách về quản lý tổng hợp tài nguyên nước cũng như các giải pháp cần thiết để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước đối với lưu vực sông. Trong quy hoạch thủy điện năm 2002, ngành Điện đã đề xuất một hệ thống công trình thủy điện bậc thang trên sông Ba, bao gồm 4 công trình thủy điện trên dòng chính: (An Khê - Kanak, sông Ba Thượng, sông Ba Hạ) và 7 công trình thủy điện trên dòng nhánh (Sông Hinh, EaKrong Hnăng, AYun thượng 1, AYun thượng 2, Daksrong, H’Chan, H’Mun). Do đây là quy hoạch đơn ngành do ngành Điện lập mà không có sự phối hợp với các ngành khác, nên quy hoạch này mới chú trọng hiệu quả phát điện của các công trình mà chưa quan tâm đầy đủ tới nước cho hệ sinh thái cũng như sử dụng nước của các ngành khác ở hạ lưu. Mặt khác, công trình An Khê còn có nhiệm vụ chuyển nước từ sông Ba sang sông Côn nhằm giải quyết vấn đề thiếu nước trầm trọng trên lưu vực sông Côn, tuy nhiên điều này cũng dẫn đến việc thiếu nước xảy ra trên sông Ba. Tương tự như vậy, các hồ chứa phục vụ tưới hầu hết cũng được thiết kế cho phép lấy hết dòng chảy cơ bản của sông trong mùa kiệt để tưới nên tạo nên tình trạng khô cạn nước cho đoạn sông hạ lưu đập trong các tháng mùa khô. Phương thức khai thác sử dụng nguồn nước trên lưu vực sông Ba hiện tại cũng còn tồn tại những điều bất cập và những biểu hiện chưa bền vững. Để lấy nước tưới con người đã sử dụng quá nhiều các đập dâng nhỏ ở trung và thượng lưu, việc xây dựng các đập dâng lớn như đập Đồng Cam ở hạ lưu nhưng không có hồ điều tiết dòng chảy ở thượng nguồn, ... là những bất cập và những biểu hiện chưa bền vững trong phương thức khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Điều này đã làm suy giảm rất đáng kể dòng chảy các tháng mùa cạn ở khu vực hạ lưu và gần cửa sông. Hiện tại, dòng chính sông Ba ở khu vực hạ lưu từ sau đập Đồng Cam đến biển Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 3 nguồn nước đang bị cạn kiệt và hệ sinh thái đã bị suy thoái tương đối nghiêm trọng. Đã xuất hiện những thời gian trong mùa kiệt nguồn nước tự nhiên đến thượng lưu đập Đồng Cam không đủ cho lấy nước của đập khiến cho mực nước thượng lưu đập thấp hơn ngưỡng tràn. Đoạn sông khu vực hạ lưu đập ra đến biển không còn nước, lòng sông rộng từ 1 - 2 km nhưng gần như khô cạn và nổi lên toàn là cồn cát trắng. Mặt khác, sông Ba hiện nay chưa có tổ chức quản lý lưu vực sông nên chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý và điều phối việc sử dụng nước trên phạm vi toàn lưu vực. Trên lưu vực cũng chưa có nghiên cứu và bất kỳ một quy định nào về phân bổ nguồn nước sử dụng cho các ngành, nên các ngành tự tiến hành quy hoạch và xây dựng công trình khai thác sử dụng nước theo ý mình. Nước cho hệ sinh thái và duy trì các giá trị môi trường của dòng sông thì chưa có ngành nào quan tâm tới. Từ đó có thể nhận thấy: cần sớm lập quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Ba, trước mắt cần xây dựng chiến lược và chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên, nhất là tài nguyên nước. Tóm lại, Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba nói riêng là nguồn tài nguyên thiết yếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo, cũng là yếu tố thiết yếu trong quá trình đạt tới các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ và các mục tiêu phát triển khác. Đối với riêng lưu vực sông Ba là một lưu vực lớn nằm cả hai bên sườn Đông và Tây dãy Trường Sơn với điều kiện tự nhiên đa dạng. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên quy định nên đây là lưu vực sông có nguồn nước thấp nhất ở dải duyên hải miền Trung, nhưng đây cũng là lưu vực có tiềm năng đất, khoáng sản, hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú. Vì vậy vấn đề sử dụng nước trên lưu vực sông Ba đã và đang xuất hiện các tranh chấp về tài nguyên nước như đã trình bày ở trên. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng khung hỗ trợ giải quyết tranh chấp về nước cho lưu vực sông Ba mang tính thực tiễn cao. Từ kết quả của nghiên cứu, có thể mở rộng áp dụng cho các lưu vực khác ở Việt Nam. Để có thể tiếp cận và giải quyết được các nôị dung đã đề ra trong đề tài, nhóm thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a) Phương pháp khảo sát, thu thập, điều tra bổ sung thông tin, dữ liệu liên quan đến sử dụng và phát triển tài nguyên nước: Đây là phương pháp truyền thống luôn được thực hiện trong công tác điều tra cơ bản về hiện trạng, diễn biến tài nguyên nước. Các số liệu, kết quả thu được qua phương pháp này là cơ sở thiết yếu để xác định hiện trạng và dự báo diễn biến cũng như tình hình sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba; b) Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp các thông tin, dữ liệu: Việc phân tích đánh giá tài nguyên nước, thiết lập các mục tiêu từ các thông tin, dữ liệu thực đo được thực hiện trên cơ sở ứng dụng các phương pháp thống kê thông dụng hiện nay. c) Phương pháp đánh giá tài nguyên: Sử dụng các công cụ phân tích, xác định, đánh giá diễn thế của các điều kiện chung về tài nguyên nước, về sự phát triển kinh tế xã hội, về dân số, ... của khu vực trong tương lai. Kết quả để phục vụ xây dựng các kịch bản sử dụng nước ứng với các thời kỳ khác nhau. d) Phương pháp mô hình: Ứng dụng, xây dựng các mô hình mô phỏng nhằm đưa ra được bức tranh tổng thể về tài nguyên nước ở các tiểu vùng có liên quan. Đối với mô hình mô phỏng các phần mềm chuyên dụng hiện nay trong nước cũng như nước Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 4 ngoài sẽ được ứng dụng như mô hình thuỷ văn và tính toán dòng chảy (NAM), mô hình quy hoạch và đánh giá nguồn nước (MIKE Basin); e) Phương pháp phân tích tối ưu đa mục tiêu: Tiến hành phân tích tối ưu dựa trên cơ sở tối ưu về nguồn nước nhằm đưa ra phương án phân bổ nguồn nước hiệu quả nhất thỏa mãn tối đa nhu cầu của các ngành. f) Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia thông qua các Hội thảo khoa học lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước về cách tiếp cận, thiết kế nghiên cứu. g) Phương pháp tư vấn, tiếp xúc cộng đồng: Đảm bảo sự tham gia của các cộng đồng dân cư sống trên lưu vực nhằm tăng cường nhận thức của cộng đồng. 1. Mục tiêu của đề tài: Xây dựng một công cụ mang tính khoa học để hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước, giúp ích trong quá trình ra quyết định trong phân bổ hợp lý tài nguyên nước phục vụ công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông. 2. Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, cấu trúc của báo cáo tổng kết đề tài bao gồm 5 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hệ thống thỗ trợ giải quyết tranh chấp tài nguyên nước; - Chương 2: Điều kiện địa lý tự nhiên lưu vực sông Ba; - Chương 3: Hiện trạng tài nguyên nước và khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Ba; - Chương 4: Cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Ba - Mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Ba; - Chương 5: Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước lưu vực sông Ba; Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.1. Mâu thuẫn tranh chấp tài nguyên nước Thiếu hụt nguồn nước là một trong những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với nền kinh tế và cuộc sống của con người trong tương lai ở bất kì quốc gia nào. Sự phát triển dân số không ngừng, đà đô thị hóa bùng nổ và biến đổi khí hậu sẽ khiến tình trạng thiếu nước dẫn đến xung đột nước ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trên thế giới, mâu thuẫn về nước là vấn đề mang tính thời sự và ngày càng trở nên gay gắt. Hiện nay trên toàn thế giới có 263 lưu vực sông xuyên quốc gia thuộc 145 nước, chiếm gần nửa diện tích lục địa. Ở Châu Âu có 69 lưu vực sông xuyên biên giới chiến 62% diện tích lưu vực so với diện tích châu lục, Châu Phi có 59 lưu vực sông xuyên biên giới chiến 62% diện tích lưu vực so với diện tích châu lục, Châu Á có 57 lưu vực sông xuyên biên giới chiến 39% diện tích lưu vực so với diện tích châu lục, Bắc Mỹ có 40 lưu vực sông xuyên biên giới chiến 55% diện tích lưu vực so với diện tích châu lục, Nam Mỹ có 38 lưu vực sông xuyên biên giới chiến 60% diện tích lưu vực so với diện tích châu lục. Ngoài ra, trên toàn thế giới hiện có khoảng 274 tầng chứa nước dưới đất chảy xuyên biên giới giữa các quốc gia. Bảng 1. 1. Thống kê số lượng lưu vực sông xuyên biên giới Tên châu lục Số lưu vực sông xuyên biên giới Tỷ lệ % diện tích lưu vực so với diện tích châu lục Châu Âu 69 62 Châu Phi 59 62 Châu Á 57 39 Bác Mỹ 40 55 Nam Mỹ 38 60 Nước chảy qua ranh giới các vùng - do đó “chảy” qua cả các ngành kinh tế, luật pháp, chia cắt nền văn hoá và biên giới quốc gia – chính vì thế nó gây ra các mâu thuẫn gay gắt giữa các hộ dùng nước trong khi tìm cách đạt được nguồn nước phục vụ cho lợi ích của mình, bên cạnh đó yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên cũng là một vấn đề quan trọng. Trong khi đó, nguồn nước lại được khai thác trên tinh thần “giành giật” là chính, không có một chiến lược nào được đề cập đến nhằm hòa giải sự cạnh tranh giữa các ngành, điều này gây ra tranh chấp về tài nguyên nước ngày càng trở nên gay gắt ở Tây Mỹ, Châu Phi, Trung Đông, Châu Á và khắp thế giới. Trong 60 năm qua trên thế giới đã có 37 vụ xung đột giữa các quốc gia về nước. Trên 200 Hiệp ước thỏa thuận về nguồn nước quốc tế giữa các quốc gia liên quan. Sự thiếu hụt nước ngày càng trầm trọng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề đối với thế giới. Khan hiếm và ô nhiễm nước là nguyên nhân chính gây nên cái chết cho hàng chục Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 6 triệu người trên thế giới hàng năm. Thiếu hụt nước cũng dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng tài nguyên nước. Trên quan điểm phân vùng, có thể phân loại mâu thuẫn dưới các dạng 1.1.1. Mâu thuẫn ở cấp độ quốc gia Về mặt địa lý, chính trị, nước là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đối đầu giữa nhiều quốc gia, chẳng hạn giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq để tranh giành nguồn nước của 2 con sông Tigre và Euphrates; giữa các nước cộng hòa Trung Á là Kazakhstan, Ouzbékistan, Turkménistan và Kirghizistan để tranh giành nguồn nước 2 con sông Syr Daria và Amor Daria; giữa Israel, Palestine, Syria, Jordania để tranh giành nguồn nước sông Jourdania; giữa Ai Cập và Soudan để tranh giành nguồn nước sông Nil... Về mặt kỹ thuật là cả một chùm thách đố lớn lao để làm sao “bắt” được các nguồn nước ngày càng tốt hơn. Về mặt sinh thái là làm sao xử lý các nguồn nước bị nhiễm bẩn do chính con người tạo ra. Một nguyên nhân chính gây nên tình trạng khan hiếm là các nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt trong khi đó tài nguyên nước lại phân bố không đều. Chẳng hạn có đến 60% của tổng số 40.000 tỉ mét khối nước mưa đổ xuống mặt đất hàng năm lại nhắm vào 9 quốc gia là Brazil, Nga, Trung Quốc, Canada, Indonesia, Ấn Độ, Colombia, Mỹ và Cộng hòa dân chủ Congo. Trong khi đó nhiều nơi lại sốt lên vì thiếu nước. Còn theo tính toán của các chuyên gia về môi trường nước của Tập đoàn tư vấn quốc tế PWC thì chỉ trong vòng thế kỷ 20, nhu cầu về nước đã tăng gấp 6 lần, trong khi dân số thế giới chỉ tăng 3 lần. Riêng 2 thập niên 1980 và 1990, nhu cầu về nước đã tăng gấp 2 lần. Vì vậy nếu dân số thế giới tăng đến 45% vào năm 2025 thì nhu cầu về nước sẽ tăng đến 50% so với hiện nay, phần lớn được sử dụng trong nông nghiệp để sản xuất lương thực phục vụ 8,3 tỉ dân trên thế giới. Tất cả công cụ hệ thống quản lý được thiết lập nhằm điều phối việc khai thác các con sông châu Á sao cho tất cả các bên đều không bị lợi dụng, chèn ép và không bị thiệt, đến nay, đều không hiệu quả, từ Ủy ban Mê Công (1957); các hiệp ước Sarada (1920), Kosi (1954), Gandak (1959) giữa Ấn Độ và Nepal; Hiệp ước nguồn nước Indus giữa Ấn Độ và Pakistan (1960); Hiệp ước sông Hằng giữa Ấn Độ và Bangladesh (1977); đến Thỏa thuận sử dụng nước và năng lượng lưu vực Syr Darya giữa Kazakhstan và Uzbekistan... 1.1.2. Mâu thuẫn ở cấp độ địa phương Nước đang là vấn đề gây ra nhiều cuộc xung đột trên thế giới. Cho đến nay, đã có khá nhiều cuộc đàm phán, thương lượng diễn ra nhằm mục đích tìm lời giải cho các cuộc tranh chấp nước quốc tế. Song, thực tế lại cho thấy các cuộc tranh chấp nguồn nước xảy ra trong phạm vi quốc gia phổ biến hơn là những cuộc xung đột nước quốc tế. Trong thập kỷ qua, những cuộc tranh luận về mặt chính sách đang ngày càng tăng lên cùng với vấn đề khan hiếm nước và tranh chấp nguồn nước. Ở mức độ quốc tế, đó là các cuộc xung đột hay chiến tranh giữa các quốc gia cùng chia sẻ một nguồn nước. Còn ở cấp quốc gia và địa phương, xung đột hay tranh chấp chủ yếu là do sự bất bình đẳng về quyền sử dụng giữa các ngành khác nhau trên cùng lưu vực. Tuy nhiên, xung đột về nước không chỉ là do vấn đề khan hiếm nước mà còn là do vấn đề quản lý và quyền sử dụng nguồn nước đó. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 7 Những cuộc xung đột liên quan đến nước ở địa phương xảy ra ngày càng nhiều hơn những cuộc xung đột nước ở cấp quốc gia. Sự thiếu hụt các quy định pháp lý trong quyền sử dụng và cấp nước địa phương là nguyên nhân chính về mặt thể chế và chính sách. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong cách quản lý ở mức độ địa phương cũng là nguyên nhân gây xung đột. Tất cả những thiếu hụt đó đã gây nên tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư. Những nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương, họ là những người “thấp cổ bé họng” và không có tiếng nói chính trị thường bị đẩy ra ngoài các nhóm có thế lực mạnh hơn. Do đó, để giải quyết triệt để vấn đề này cần thiết phải phát triển một cách tiếp cận hiệu quả đối với vấn đề cấp nước cho người nghèo, và cách tiếp cận này phải phát huy được hiệu quả ở địa phương. Để đạt được điều đó, trong các chính sách và chương trình cần đảm bảo các yếu tố về nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng địa phương, có sự đền bù thỏa đáng cho cộng đồng bị mất quyền sử dụng nguồn nước, xây dựng quy định kiểm soát giá cả, chất lượng và số lượng nước cung cấp bởi các công ty tư nhân đồng thời xây dựng các cơ chế giải quyết khi có xung đột xảy ra. 1.2. Giải quyết mâu thuẫn tài nguyên nước trên thế giới Trong thông điệp nhân kỷ niệm Ngày nước Thế giới năm 2009, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon có đoạn viết: “Phần lớn tài nguyên nước trên toàn cầu, dù ở trên hay nằm dưới mặt đất cần được chia sẻ. Có tới 40% dân số trên thế giới đang sinh sống trên một trong số 263 lưu vực sông quốc tế thuộc lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia. Mối quan ngại về những nguy cơ bất hoà có hơi hướng vũ lực là yếu tố luôn được quan tâm tại diễn đàn chia sẻ các tài nguyên nước có hạn. Hợp tác, chứ không phải là xung đột mới là cách ứng xử chung nhất cho tất cả những ai đang phải trực diện với những nhu cầu mang tính cạnh tranh về nước”, trong bài viết cũng chỉ ra “Cho đến nay, tính trên toàn thế giới đã có ít nhất 300 hiệp định, thoả thuận quốc tế, thường là giữa các bên có sự bất đồng. Những hiệp định này thể hiện thế mạnh của các nguồn nước chung, đó là thúc đẩy hoà bình và tăng cường tin cậy lẫn nhau. Với thiện chí chính trị, với một cơ chế chính sách mền dẻo, thể chế vững mạnh và lối tiếp cận tổng hợp sẽ giúp chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin tưởng phấn đấu vì lợi ích của toàn nhân loại”. Đối với tranh chấp trong sử dụng tài nguyên nước trong một quốc gia. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi chính phủ ở mỗi quốc gia phải có chế tài, cơ chế nhằm đảm bảo mọi thành phần kinh tế, mỗi người dân đều được tiếp cận nguồn nước sạch, đảm bảo lợi ích quốc gia là lớn nhất. Mặt khác các ngành sử dụng nước, các địa phương phải hợp tác cùng nhau chia sẻ nguồn nước nhằm sử dụng nguồn nước có hiệu quả nhất. Trước những nguy cơ thiếu hụt về nước, chiến tranh xảy ra giữa các nước trong lưu vực nhằm kiểm soát nguồn nước...vv, cần có giải pháp để đảm bảo lợi ích của các bên. Xu hướng đối thoại là giải pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề này. 1.2.1. Trên lưu vực sông Nile Lưu vực sông Nile là một lưu vực rộng lớn với chiều dài vào khoảng 6695 km, nguồn nước của sông được cung cấp phần lớn từ các con sông của Ethiopia, Ai Cập và một số nước khác thuộc Châu Phi. Do kết quả của một loạt các thỏa thuận thời thuộc địa, mục tiêu hàng đầu của Anh ở Đông Phi là bảo vệ Ai cập, do đó, Cairo có quyền hợp pháp Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 8 được khai thác 55,5 tỷ m3 nước hàng năm từ sông Nile, trong khi Sudan được quyền có 18,5 tỷ m3 còn lại. Tuy nhiên, tám nước còn lại trong lưu vực sông Nile là Ethiopia, Eritrea, Uganda, Kenya, Tanzania, Uganda, Burundi và Cộng hòa dân chủ Congo đều nằm ở thượng lưu tính từ Ai Cập. Hầu hết các nước này đã có ý kiến về khuôn khổ pháp lý hiện tại không cho phép họ can thiệp vào dòng chảy của sông Nile, ít nhất về mặt lý thuyết. Hiện nay, Uganda và Ethiopia đang dự kiến phát triển một loạt các dự án thủy điện mới. Ban đầu, Ai Cập phản ứng quyết liệt những dự án đó, nhưng hiện nay đã bắt tay vào quá trình xúc tiến hợp tác giữa mười nước lưu vực sông Nile. Có vẻ như Cairo nhận ra rằng khó có thể chống lại việc triển khai các công trình thượng lưu và dường như các hiệp định quốc tế làm cơ sở cho những dàn xếp hiện nay sẽ không đứng vững tại bất cứ tòa án quốc tế nào bởi sự bất công vốn có của chúng. Việc phát triển dân số nhanh trong khu vực và sự khan hiếm nước lâu nay chính là ngòi nổ xung đột tiềm tàng trong khu vực, nhưng tất cả các nước trong khu vực đã hiểu rằng hợp tác là chính sách tốt nhất, chứ không phải là xung đột. “Sáng kiến Lưu vực Sông Nile” (NBI) đã được thành lập nhằm hướng mọi sáng kiến khác tới việc hợp tác thủy lợi trong lưu vực. Một trong những vai trò chủ đạo của NBI trong thời gian tới là đảm bảo tất cả các quốc gia trong lưu vực được hưởng lợi từ các dự án đập thủy điện ở bất cứ quốc gia nào trên lưu vực. Ví dụ, người ta cam kết cải thiện việc kết nối truyền tải giữa các nước thành viên để điện được phát triển (kéo dài), chẳng hạn như Ethiopia có thể phân phối điện khắp khu vực. 1.2.2. Trên lưu vực sông Mê Công Sông Mê Công là con sông lớn trên thế giới, nó chảy qua sáu quốc gia độc lập Trung Quốc, Myanmar, Campuchia, Lào, Thái lan, Việt Nam. Đây là khu vực đang phát triển, sự tăng trưởng trưởng dân số và việc công nghiệp hóa trong khu vực làm tăng nhu cầu nước, cùng với việc chính phủ Trung Quốc tiếp tục xây đập mới tại thượng lưu con sông dài 4.400 km dẫn tới chất lượng nước bị thay đổi, phù xa lắng đọng ở thượng nguồn, tình trạng ngập mặn ở hạ lưu diễn ra thường xuyên. Trước tình hình đó “Ủy ban Sông Mê Công” được thành lập nhằm giải quyết những tranh chấp. Tuy nhiên, Trung Quốc và Myanmar lại không tham gia vào Ủy ban. Điều này càng làm cho việc giải quyết tranh chấp trở lên khó khăn. 1.2.3. Trên lưu vực sông Colorado Sông Colorado là con sông chính ở vùng Tây Nam nước Mỹ, chảy trong một vùng đất rộng khoảng 627.000 km2, qua các bang Wyoming, Colorado, Utah, New Mexico, Arizona, Nevada và California. Mức tăng dân số ở 3 tiểu bang Arizona, California, và Nevada trong vùng hạ lưu sông Colorado thuộc hàng cao nhất ở Hoa Kỳ. Theo đà tăng dân số như hiện nay, tính đến năm 2020, số dân cư trong vùng tùy thuộc vào nguồn nước do con sông cung cấp sẽ lên đến 38 triệu người. Số dân sử dụng nguồn nước sống ở New Mexico theo dự đoán cũng sẽ tăng khoảng 91% trong cùng khoảng thời gian. Để giải quyết mâu thuẫn trong sử dụng nước của các bang trong lưu vực sông, Hiệp định Colorado hình thành với những điều khoản về sử dụng nước. Tuy nhiên, nếu nhu cầu về nước dùng trong khu vực thượng lưu con sông và lượng nước sử dụng cấp cho bang Arizona theo Hiệp Định Colorado tăng cao, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 9 California sẽ mất đi cơ hội được sử dụng nguồn nước dành cho bang. Một vấn đề khác là Hiệp Định Colorado được viết vào thời điểm mà các điều kiện về khí tượng, thủy văn là không tiêu biểu cho vùng, và mực nước trung bình tính toán trong Hiệp Định là cao hơn những con số khảo sát của các nghiên cứu mới đây. Vào năm 1945, New Mexico giành được quyền sử dụng 42,5.103m3 nước mỗi năm từ sông Colorado - khoảng 10% lưu lượng nước của con sông, con số này hiện nay là chủ đề chính của bản Hiệp Ước. Vào những thời kỳ khô hạn, Hiệp Định cho phép cắt giảm lượng nước cấp cho cho New Mexico, nhưng Hiệp Ước lại không định nghĩa rõ cụm từ "khô hạn". Tất cả các yếu tố này là điềm báo về những xung đột trên vấn đề sử dụng nước trên lưu vực sông Colorado. 1.2.4. Trên lưu vực sông Tigre và Euphrate Hai sông Tigre và Euphrate chảy qua ba quốc gia Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc phân chia nguồn nước của 2 con sông này luôn gây căng thẳng về quan hệ giữa 3 nước, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cho xây dựng 32 con đập giữ nước ở thượng lưu sông Tigre và Euphrate để tưới tiêu cho 50% diện tích trồng trọt của mình thì Syria chỉ nhận được 37% lượng nước từ sông Euphrate, còn Iraq chỉ nhận được 24% lượng nước từ sông Tigre. Điểm nóng này có thể bùng nổ tranh chấp quân sự bất cứ lúc nào do Thổ Nhĩ Kỳ luôn phản đối việc Syria và Iraq cho xây dựng nhiều con đập giữ nước trên 2 con sông Tigre, Euphrate để tưới tiêu trên lãnh thổ quốc gia mình theo quy định của một hiệp định về phân chia nguồn nước được 3 nước ký kết và năm 1987 qua trung gian của Liên Hiệp Quốc. 1.2.5. Trên lưu vực sông Indus Lưu vực sông Indus chảy qua địa phận hai nước Ấn Độ và Pakistan. Trên lưu vực mâu thuẫn về sử dụng nước ngày càng trở nên trầm trọng do sự phát triển dân số và công nghiệp ở cả hai bên biên giới. Chính phủ Ấn Độ ước tính rằng tới năm 2025 lượng nước sẵn có tính theo đầu người tại nước này sẽ giảm xuống còn 1.500 m3, thấp hơn rất nhiều so với dự đoán của Liên Hiệp Quốc là 1.700 m3, mà dưới ngưỡng này xung đột về nước sẽ nổ ra. Dù có nhiều vấn đề căng thẳng giữa hai nước kể từ lúc chia tách, nhưng một trong những thỏa thuận đạt được có ý nghĩa nhất đó chính là thỏa thuận về chia sẻ nguồn nước hiện tại. Với trung gian giúp đỡ của Ngân hàng thế giới “Hiệp ước nước Indus” đã ra đời. Theo thỏa thuận, Ấn Độ được chia quyền kiểm soát các sông Beas, Ravi và Sutlej, trong khi quyền kiểm soát các sông Chenab, sông Ấn và Jhelum nằm trong tay Pakistan. Dù Ấn Độ được phép dùng nước từ ba con sông sau, nhưng họ không được phép thay đổi dòng chảy của chúng bằng bất cứ cách nào, dù là chuyển nước hay tích nước. Thỏa thuận này được “Ủy ban nước Indus” giám sát trong 45 năm qua. 1.2.6. Biển nước ngọt Aral Tại những nước cộng hòa Trung Á trước đây thuộc Liên Xô, nhiều chương trình tưới tiêu không hiệu quả đã làm thất thoát một lượng nước ngọt lớn từ biển Aral khiến cho diện tích của biển nước ngọt lớn nhất thế giới này bị giảm hơn một nửa (diện tích bề mặt từ 67.000km2 xuống còn 30.000km2). Không những bị giảm diện tích trữ nước, nước của biển Aral còn bị ô nhiễm nặng nề khiến dân chúng không thể sử dụng được. Nguyên nhân chính gây nên thảm họa sinh thái này là do 4 quốc gia Trung Á là Ouzbékistan, Kazakhstan, Turkménistan và Kirghzistan đã thay nhau chuyển dịch nguồn nước của 2 con sông Amor Daria và Syr Daria, vốn là nguồn cung cấp nước chính cho biển Aral, để Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 10 tưới tiêu cho các cánh đồng trồng bông của mình. Trước tình trạng ngày càng bị khan hiếm nước trầm trọng, cả 4 quốc gia này đều đổ lỗi cho nhau mà không đề ra được bất cứ chương trình nào để cải tạo lại nguồn cung cấp nước cho biển Aral. 1.2.7. Trên lưu vực sông Lerma-Chapala Lưu vực sông Lerma-Chapala ở Mexico nằm ở tây nam cao nguyên Altiplano, đây là một vùng bán khô hạn nhưng nông nghiệp trong vùng là một ngành kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Mặt khác, đây cũng là một vùng đô thị phát triển. Theo hiến pháp của Mexico, Chính phủ đã tiến hành thu phí đối với tất cả các ngành dùng nước trên toàn quốc. Do đó, tính công bằng đã trở thành "chìa khoá" cho sự thành công của việc chia sẻ nguồn nước trên lưu vực sông Lerma-Chapala. Giải pháp quan trọng là giao cho từng hộ sử dụng nước một "quyền được hưởng sự công bằng" có thể thoả mãn họ khi có mâu thuẫn xảy ra. Nói cách khác, giải pháp "thắng - thắng" là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết được các mâu thuẫn một cách lâu dài. Từ các vấn đề nảy sinh trên lưu vực, Hội đồng Lưu vực sông đã xây dựng một mô hình động lực học hệ thống. Mô hình có khả năng: • • • Mô tả một hệ thống phức tạp như một thể thống nhất để có thể tiến hành thực hiện các phân tích; Cho phép các hộ sử dụng nước trong một vùng có thể tính toán các lợi ích của họ có thể đạt được và so sánh với các lợi ích của các hộ sử dụng nước trong các vùng khác; Nó cung cấp các phân tích cần thiết để có thể xây dựng một chính sách phân bổ nguồn nước chi tiết trong sử dụng nguồn nước hiệu quả trên lưu vực sông LermaChapala. Như vậy, có thể thấy rằng, để giải quyết các mâu thuẫn về trong sử dụng tài nguyên nước, ở nhiều quốc gia trên thế giới đã hình thành các chính sách, chiến lược lâu dài, nhằm đạt được sự đồng thuận trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên một lưu vực sông. Tuy nhiên, xét về mặt kỹ thuật, có thể nói rằng, hiện nay trên thế giới, chưa có nhiều nghiên cứu xây dựng một bộ công cụ có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật để giải quyết các tranh chấp giữa các hộ sử dụng nước trên lưu vực sông. 1.2.8. Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước Với sự tài trợ của UNESCO – IHP, K D W Nandalal, University of Peradeniya, Peradeniya, Sri Lanka và Prof. Slobodan P. Simonovic, The University of Western Ontario, Ontario, Canada (2003 – 2006) đã xây dựng Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp (Conflict Resolution Support System) là một phần mềm để hỗ trợ giải quyết các tranh chấp trong quản lý tài nguyên nước. Các tác giả đã xây dựng một hệ thống máy tính mô phỏng 3 dạng mâu thuẫn cơ bản trong sử dụng nước, đó là: - Mâu thuẫn trong việc chia sẻ nguồn nước tưới và nước phục vụ cho sinh hoạt - Mâu thuẫn giữa nước dành cho thủy điện và nước cung cấp cho sinh hoạt. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 11 - Mâu thuẫn giữa việc phòng chống lũ cho hạ du và nhu cầu tưới. Trên cơ sở tham khảo từ nghiên cứu này, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành xây dựng một hệ thống hỗ trợ giải quyết về mặt kỹ thuật các tranh chấp về sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông. Các mâu thuẫn được xem xét trong quá trình xây dựng hệ thống hỗ trợ này bao gồm các mâu thuẫn giữa các ngành. Hiện nay, cách tiếp cận nhằm giải quyết mâu thuẫn là làm thế nào để tất cả các bên đều cùng có lợi và đều thấy thỏa mãn với yêu cầu của mình. Do đó, hệ thống sẽ hỗ trợ dưới dạng để hai bên có thể cùng ngồi thảo luận, bên cạnh đó, họ có thể xem xét lượng nước đến, khả năng đáp ứng nhu cầu của mình cũng như của hộ đang có tranh chấp với mình. Từ đó, mới dễ dàng đạt được thỏa hiệp từ phía các hộ sử dụng nước. 1.3. Giải quyết mâu thuẫn tài nguyên nước ở Việt Nam Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã nảy sinh một số tranh chấp, mâu thuẫn tài nguyên nước của một số hệ thống xuyên quốc gia và một số hệ thống trong lãnh thổ Việt Nam. Lưu vực sông Mê Công: Trên lưu vực sông Mê Công việc Trung Quốc xây dựng hàng loạt con đập ở trên đầu nguồn sông Mê Công là hiểm họa lớn nhất đối với tương lai của sông Mê Công - một trong những con sông lớn trên thế giới và là nguồn nước quan trọng đối với khu vực. Hiện Trung Quốc đang xây 8 đập nước khổng lồ trên dòng chính của sông Lan Thương - tên Trung Quốc của sông Mê Công. Dân cư các nước hạ nguồn trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng tức thời như lượng cá tôm giảm sút, nhiều đoạn sông cạn nước, tàu thuyền không lưu thông được. Việc xây dựng các con đập sẽ làm gia tăng sức ép đối với sông Mê Công và mạng lưới nhánh phụ khổng lồ của con sông này - vốn đang phải đối mặt với những hiễm họa do ô nhiễm, biến đổi khí hậu. Những thay đổi về lưu lượng và thời gian dòng chảy làm giảm chất lượng nước và mất đi tính đa dạng sinh học. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, các đập thủy điện của Trung Quốc chặn dòng chảy tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập mặn, làm hạn chế nước ngọt cho canh tác; Việc xây dựng các đập thuỷ điện của Trung Quốc ở phía thượng nguồn gây mâu thuẫn với nhu cầu dùng nước và môi trường sinh thái của các nước phía hạ nguồn. Tại hội nghị chuyên đề lần thứ 6 của Ủy hội sông Mê Công tổ chức vào năm 2003 tại Vientiane có tham luận khẳng định: “Bất kỳ đập nước nào trên dòng chính sông Mê Công cũng đều có hại cho sản xuất và đời sống các nước…”. Lưu vực sông Hồng: Lưu vực sông Hồng gồm dòng chính sông Hồng (chảy xuyên qua biên giới hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam) và những sông suối phụ cận, trong những năm trở lại đây cùng với việc khai thác quặng ở phía thượng nguồn của một số suối thuộc lưu vực sông Hồng đã gây ô nhiễm nghiêm trọng phía hạ nguồn, trong đó suối Đỏ là một ví dụ điểm hình. Việc khai thác quặng phía thượng nguồn suối Đỏ (thuộc phần lãnh thổ Trung Quốc) đã làm ô nhiễm nguồn nước phần hạ nguồn suối Đỏ, nước ô nhiễm từ đây đổ vào sông Chảy rồi ra nhập vào hệ thống sông Hồng. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 12 Ô nhiễm nguồn nước suối Đỏ gây ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường nước suối Đỏ; hầu như trên suối này không thấy tồn tại loài thuỷ sinh nào sinh sống, nước ở suối Đỏ không thể sử dụng cho sinh hoạt hay phục vụ sản xuất nông nghiệp của dân cư thuộc các xã, bản Máy, Xín Mần, Hoàng Su Phì. Theo phản ánh của dân cư sinh sống hai bên bờ suối, có những ngày nước suối Đỏ đen ngàu và thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân cư sinh sống hai bên bờ suối. Sự khai thác quặng phía thượng nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước suối Đỏ gây mâu thuẫn với nhu cầu dùng nước và môi trường sinh thái phía hạ nguồn. Lượng nước trên phần lưu vực sông Hồng thuộc Trung Quốc chảy về nước ta cũng có những thay đổi nhất định về chế độ; trong cuối năm 2006 đầu năm 2007 lượng nước thiếu hụt khá rõ và biến động phi tự nhiên nên lượng nước về các hồ chứa Hòa Bình, Tuyên Quang (và cả lượng nước về Việt Nam theo sông Thao) bị ảnh hưởng lớn. Thực tế, số liệu quan trắc tại các trạm thủy văn Mường Tè, vùng thượng lưu sông Đà và trên sông Lô tại Hà Giang về mùa cạn những năm gần đây cũng thể hiện các dấu hiệu cho thấy mức độ khai thác mạnh mẽ TNN vùng thượng lưu sông Hồng hiện nay trong phần lãnh thổ Trung Quốc. Việc tích nước từ các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn dẫn đến nguồn nước ở hạ lưu sông Hồng đang bị cạn kiệt quá mức,dù không phải năm hạn. Lần đầu tiên trong lịch sử, hiện tượng sông Hồng gần như trơ đáy đã xuất hiện. Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn: Lưu vực sông Vu Gia là một trong những lưu vực sông liên tỉnh lớn của VN. Từ 2005, Bộ Công nghiệp đã quy hoạch xây dựng trên hệ thống sông Vu Gia đến 7 thuỷ điện bậc thang, đều nằm trên địa bàn Quảng Nam. Trong đó, 6 thuỷ điện thiết kế theo nguyên tắc trả nước về dòng cũ. Riêng thuỷ điện Đăk Mi4 tại huyện Phước Sơn chuyển nước từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn. Với thiết kế này, hơn 1.850km2 diện tích của lưu vực sông Vu Gia (kể từ đầu nguồn đến Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) chịu ảnh hưởng. Trên 40.000 người dân cùng hàng chục nghìn hécta lúa, hoa màu thuộc các huyện Đại Lộc, Điện Bàn của Quảng Nam và Hoà Vang của Đà Nẵng sẽ bị thiếu nước, trong đó có Nhà máy nước Cầu Đỏ - cấp nước chính cho TP. Đà Nẵng sẽ phải ngừng vận hành do bị nhiễm mặn. Lưu vực sông Ba: Vấn đề chuyển nước sông Ba sang sông khác đã gây những tác động đáng kể đến dòng chảy xuống hạ du. Ngoài ra vấn đề vận hành các nhà máy thủy điện trong mùa lũ cũng gây tác động không nhỏ, làm gia tăng thiệt hại do lũ cho các khu dân cư ở hạ du. Ngày 2 tháng 11 năm 2009, khi bão Mirinae đổ bộ vào Phú Yên gây mưa rất to thì hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả với lượng nước lớn. Mưa gây lũ lớn, kết hợp với việc xả lũ tại thuỷ điện sông Ba Hạ đã nhấn chìm thị xã Sông Cầu và nhiều vùng ở huyện Tuy An. Việc xả lũ của thuỷ điện sông Ba Hạ khi nước lũ dâng cao là do chưa có quy chế điều tiết liên hồ, khi các hồ phía thượng nguồn xả lũ thì hồ phía hạ nguồn không thể tự điều tiết lũ. Để đảm bảo công trình thuỷ điện sông Ba Hạ buộc xả lũ gây gập trên diện rộng. Ở Việt Nam hiện nay, nhằm hoàn thiện thêm về các chính sách và văn bản pháp lý, gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 112/2008/NĐ-CP Về quản lý, bảo vệ, khai Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 13 thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Nghị định 120/2008/NĐ-CP Về quản lý lưu vực sông. Trong Nghị định đã nêu rõ nội dung của quản lý lưu vực sông là cần có xây dựng quy hoạch lưu vực sông bao gồm Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước; Như vậy, có thể thấy rằng, Chính phủ đã từng bước hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm thực hiện việc chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước hợp lý. Mặc dù, hiện nay chưa có quy hoạch lưu vực sông nào được phê duyệt, nhưng có thể thấy rằng, vẫn đề quản lý, giải quyết mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông đang được quan tâm sâu sắc. Chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước là một nội dung quan trọng của quy hoạch tài nguyên nước của lưu vực sông nhằm giải quyết các cạnh tranh trong sử dụng nước. Đối với các lưu vực sông có tài nguyên nước dồi dào, phong phú, nhưng nhu cầu sử dụng nước còn ít so với tiềm năng, thì vấn đề chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước chưa thật bức xúc. Tuy nhiên, đối với lưu vực sông khan hiếm nước thì vấn đề chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước là vô cùng cần thiết để làm giảm nhẹ các mâu thuẫn và xung khắc trong sử dụng nước, khắc phục suy thoái nguồn nước và duy trì ổn định môi trường của dòng sông. Giải quyết tốt vấn đề chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước của lưu vực sông sẽ góp phần bảo vệ quyền dùng nước chính đáng của người dùng, đem lại công bằng xã hội và bền vững về môi trường. Lưu vực sông Ba không phong phú về tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng lên những năm gần đây, nên đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong sử dụng nước, và trong một số trường hợp, mâu thuẫn trong sử dụng nước đã rất bức xúc đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết. Năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành giai đoạn 1 dự án xây dựng “Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Ba”. Hiện nay, Bộ đang tiến hành các thủ tục cần thiết để phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Ba, trong đó có nội dung quy hoạch chia sẻ, phân bổ tài nguyên nước. Khi Quy hoạch chính thức phê duyệt, chính phủ sẽ có một công cụ về mặt pháp lý để thực hiện quản lý lưu vực sông. Bên cạnh đó, cũng cần có những công cụ về mặt kỹ thuật. Trước tiên, cần có công cụ hỗ trợ ra quyết định bao gồm hệ thống các mô hình phục vụ công tác quản lý. Một công cụ khác, nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết mâu thuẫn đó chính là hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước. Hệ thống này phải được vận hành dựa trên những ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý bởi cơ chế chia sẻ, phân bổ nguồn nước. Mặc dù những ràng buộc về mặt pháp lý này chính là cơ sở chắc chắn buộc các ngành dùng nước phải tuân thủ, nhằm tránh được những tác động xấu đến tài nguyên nước. Tuy nhiên, không phải lúc nào người dân cũng tuân thủ theo những quy định này, cần thiết phải có công cụ hỗ trợ đàm phán giữa các hộ sử dụng nước, nhằm đi đến thỏa thuận về chia sẻ nguồn nước trong trường hợp dòng chảy đến không đáp ứng được các nhu cầu. Trên cơ sở này, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành xây dựng hệ thống hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhằm trợ giúp cho các nhà quản lý có thể giải quyết các mâu thuẫn tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt chú trọng mâu thuẫn giữa các hộ sử dụng. Công cụ cũng chỉ xác định hỗ trợ về mặt kỹ thuật, do vậy, các phân tích tối ưu, chỉ đánh giá trên cơ sở phân tích về nguồn nước. Để có thể sử dụng hiệu quả, cần có sự kết hợp với các phân tích về kinh tế, để kiến nghị được phương án sử dụng có lợi nhất về mọi mặt. Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam còn là một vấn đề mới. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào xây dựng hệ thống này. Cho đến nay, mới chỉ có một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 14 các công cụ riêng rẽ trong DSS (Hệ thống hỗ trợ ra quyết định) để quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường cho lưu vực sông. Tuy nhiên, có thể nói rằng ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu nào xây dựng một hệ thống hỗ trợ ra quyết định hoàn chỉnh cho một LVS. Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước chỉ là một hợp phần của một DSS. Chính vì vậy, trên lưu vực sông Ba, khi Quy hoạch Tài nguyên nước được phê duyệt, Tổ chức lưu vực sông được thành lập, cần thiết phải xây dựng một DSS hoàn chỉnh, từ đó kết nối với Hệ thống hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước để có thể giải quyết được các mâu thuẫn về khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học và có tính pháp lý cao. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan