Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống ...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình hrm

.PDF
279
444
118

Mô tả:

BTNMT TTKTTVQG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA Số 4 Đặng Thái Thân – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội -----------------********-------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRÊN SẢN PHẨM MÔ HÌNH HRM Chủ nhiệm: ThS. Đỗ Lệ Thủy 7583 28/12/2009 HÀ NỘI, 12-2009 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA Số 4 Đặng Thái Thân – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội -----------------********-------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRÊN SẢN PHẨM MÔ HÌNH HRM Chỉ số đăng ký: Chỉ số phân loại: Chỉ số lưu trữ: Cộng tác viên chính: TS Lê Đức ThS Võ Văn Hòa ThS Nguyễn Đăng Quang CN Vũ Duy Tiến TSKH Phạm Kỳ Anh TS Phạm Thị Thanh Ngà CN Nguyễn Thu Hằng CN Nguyễn Mạnh Linh Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2009 Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2009 CƠ QUAN CHỦ TRÌ CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Đỗ Lệ Thủy Bùi Minh Tăng Trần Văn Sáp Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2009 HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2009 CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÓ VỤ TRƯỞNG TS. Nguyễn Lê Tâm Nguyễn Lê Tâm Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCDG Phương pháp phân tích BCDG (Bergthorssen-Doss-Cressman method for Grid) BIAS Sai số hệ thống BRK Loại mây (nhiều mây) BRoKen BS Chỉ số Brier (Brier Score) BSS Chỉ số kỹ năng Brier (Brier Skill Score) BoM Cơ quan khí tượng Ôxtrâylia (Bureau of Meteorology, Australia) CLR Quang mây (CleaR) CRF Chỉ số đánh giá Cumulative Relative Frequency CSI Chỉ số đánh giá CSI (Critical Success Index) DMO Dự báo trực tiếp từ mô hình (Direct Model Output) DWD Tổng cục thời tiết Cộng hoà Liên bang Đức (Deutscher WetterDienst) EMOS Thống kê sau mô hình tổ hợp (Ensemble Model Ouput Statistics) ETS Chỉ số đánh giá ETS (Equitable Threat Score) FB Chỉ số đánh giá FB (Frequency Bias) FAR Tỷ lệ cảnh báo khống (False Alarm Ratio) GME Mô hình toàn cầu của CHLB Đức (Global Model for Europe) Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 i Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia GMOS Thống kê sau mô hình trên lưới (Gridded Model Ouput Statistics) GSM Mô hình phổ toàn cầu của JMA (Global Spectral Model) JMA Cơ quan khí tượng Nhật bản (Japan Meteorological Agency) HSS Chỉ số kỹ năng Heidke (Heidke Skill Score) KF Phương pháp lọc Kalman Kalman Filter MAE Sai số tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Error) ME Sai số trung bình (Mean Error) MLR Hồi quy tuyến tính đa biến (Multiple Linear Regression) MOS Thống kê sau mô hình (Model Ouput Statistics) NCEP Trung tâm dự báo môi trường quốc gia Mỹ (National Centers for Environmental Prediction) NWS Cơ quan khí tượng quốc gia Mỹ (US National Meteorological Service) NWP Dự báo thời tiết số trị (Numerical Weather Prediction) OVC Loại mây (đầy mây) (OVeRcast) PC Chỉ số đánh giá (Percentage Correct) POD Chỉ số xác suất phát hiện mưa (Probability Of Detection) PoP Xác suất xảy ra mưa (Probability Of Precipitation) Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 ii Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia PP Phương pháp dự báo hoàn hảo (Perfect Prognosis) RMSE Sai số quân phương (Root Mean Square Error) RV Chỉ số RV (Reduction of Variance) SCT Loại mây (ít mây) SCaTtered SSCP Ma trận phương sai hiệp biến Sum of Squares and Cross Products TS Chỉ số đánh giá TS (Threat Score) TTDBTƯ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương UMOS Thống kê sau mô hình có cập nhật hệ số (Updatable Model Ouput Statistics) VCE Sự thay đổi theo độ cao (Vertical Change Elevation) Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 iii Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia DANH SÁCH CÁC BẢNG TT Số thứ tự bảng 1 2.4.1 2 2.4.2 3 3.1.1 4 5 3.1.2 3.1.3 6 3.1.4 7 8 3.1.5 3.1.6 9 3.1.7 10 3.1.8 11 3.1.9 12 13 3.1.10 3.1.11 14 15 3.1.12 3.1.13 16 3.1.14 17 3.1.15 18 19 20 21 3.1.16 3.1.17 3.1.18 3.1.19 Nội dung Trang Số liệu (quan trắc) và mô hình (HRM, GSM) được thử nghiệm trong phát triển hệ thống diễn giải Số lượng các trạm quan trắc khí tượng bề mặt của 9 Đài KTTV khu vực được thử nghiệm trong phát triển hệ thống diễn giải Biến đổi của phương trình dự báo tmax và RV, hạn 54 giờ tại trạm Láng theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình GSM vào mùa hè Như bảng 3.1.1, nhưng cho trạm Tân Sơn Hòa Tần xuất tuyển chọn và tần xuất tuyển chọn đầu tiên các nhân tố của phương trình dự báo tmax, hạn 54 giờ theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình GSM vào mùa hè Biến đổi của phương trình dự báo tmin và RV, hạn 66 giờ tại trạm Láng theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình HRM vào mùa đông Như bảng 3.1.4, nhưng cho trạm Tân Sơn Hòa Tần xuất tuyển chọn và tần xuất tuyển chọn đầu tiên các nhân tố của phương trình dự báo tmin, hạn 66 giờ theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình HRM vào mùa đông Biến đổi của phương trình dự báo t, td và RV, hạn 48 giờ tại trạm Trường Sa theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình GSM vào mùa hè Tần xuất tuyển chọn và tần xuất tuyển chọn đầu tiên các nhân tố của phương trình dự báo t và td, hạn 48 giờ theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình GSM vào mùa hè Biến đổi của phương trình dự báo gió và RV, hạn 24 giờ tại trạm Côn Đảo theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình HRM vào mùa đông Như bảng 3.1.9, nhưng với mô hình GSM Tần xuất tuyển chọn và tần xuất tuyển chọn đầu tiên các nhân tố của phương trình dự báo gió hạn 24 giờ theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình HRM vào mùa đông Như bảng 3.1.11, nhưng với mô hình GSM Biến đổi của phương trình dự báo mây và RV, hạn 06 giờ tại trạm Sìn Hồ theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình GSM vào mùa hè Tần xuất tuyển chọn và tần xuất tuyển chọn đầu tiên các nhân tố của phương trình dự báo mây, hạn 06 giờ theo dung lượng tập dữ liệu mới với mô hình GSM vào mùa hè Các nhân tố có tần xuất tuyển chọn lớn hơn 20% trong các phương trình MLR cho tmax với bộ nhân tố đầu vào từ mô hình HRM và GSM Tương tự bảng 3.1.15 nhưng cho yếu tố dự báo tmin Tương tự bảng 3.1.15 nhưng cho yếu tố dự báo t Tương tự bảng 3.1.15 nhưng cho yếu tố dự báo td Tương tự bảng 3.1.15 nhưng cho yếu tố dự báo u và có tần xuất > 31 Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 32 54 55 56 57 58 60 60 62 64 65 66 67 67 69 70 71 71 72 73 iv Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương 22 3.1.20 23 3.1.21 24 3.1.22 25 3.1.23 Trung tâm KTTV Quốc Gia 10% Tương tự bảng 3.1.15 nhưng cho yếu tố dự báo v và có tần xuất > 10% Tương tự bảng 3.1.15 nhưng cho yếu tố dự báo ff và có tần xuất > 10% Tương tự bảng 3.1.15 nhưng cho yếu tố dự báo clr và có tần xuất > 10% Tương tự bảng 3.1.15 nhưng cho yếu tố dự báo ovc và có tần xuất > 10% Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 73 74 75 75 v Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ TT Số thứ tự hình 1 1.2.1 2 3 1.2.2 2.3.1 4 2.4.1 5 2.4.2 6 7 8 2.5.1 2.7.1 2.7.2 9 2.7.3 10 2.7.4 11 2.7.5 12 3.1.1 13 14 3.1.2 3.1.3 15 3.1.4 16 3.1.5 17 3.1.6 18 3.1.7 19 3.1.8 20 3.1.9 Nội dung Trang Đồ thị hai chiều và ba chiều của hàm trọng số cho ma trận SSCP mới và SSCP cũ theo dung lượng mẫu (theo Wilson và Vallee, 2002) Sơ đồ mô tả bước dự báo và hiệu chỉnh của lọc Kalman Chỉ số RV trung bình trên khu vực Việt Nam theo phương pháp hồi quy từng bước từ mô hình HRM dự báo cho tmax (trái) và tmin (phải), hạn dự báo 72 giờ Sự biến thiên trung bình (%) của sai số quân phương (RMSE) dự báo từ lọc Kalman theo các giá trị dung lượng mẫu khác nhau cho tmax hạn 6h (bên trái) và tmin hạn 18h (bên phải) Tương tự hình 2.4.1 nhưng cho t hạn 24h (bên trái) và wind hạn 24h (bên phải) Thuật toán dự báo hiện tượng từ dự báo xác suất Meteogram dự báo cho Cam Ranh Bản đồ dự báo nhiệt độ 2m (t2m, trái), nhiệt độ tối thấp 2m (tmin2m, giữa) và nhiệt độ tối cao 2m (tmax2m, phải) theo GMOS Bản đồ dự báo nhiệt độ 2m (t2m,trái), nhiệt độ điểm sương 2m (td2m,giữa) và độ ẩm tương đối 2m (rh2m, phải) theo GMOS Bản đồ dự báo độ ẩm tương đối 2m (rh2m, trái), lượng mây (giữa) và gió 10m (w10m, phải) theo GMOS Bản đồ dự báo xác suất mưa 24 giờ ngưỡng 01mm (trái), 05mm (giữa) và 20mm (phải) theo GMOS Biến đổi của RV theo dung lượng mẫu tập số liệu mới sau khi mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) thay đổi vào mùa đông (trái) và mùa hè (phải) cho tmax Như hình 3.1.1, nhưng cho yếu tố tmin Biến đổi của RV theo dung lượng mẫu tập số liệu mới sau khi mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) thay đổi vào mùa đông (trái) và mùa hè (phải) cho t và td với hạn dự báo 12, …, 72 giờ Toán đồ tụ điểm dự báo t (trên) và td (dưới) hạn 72 giờ, mùa hè từ mô hình GSM so sánh với quan trắc trong năm 2007 (trái), 2008 (giữa) và 2009 (phải) Toán đồ tụ điểm dự báo t (trên) và td (dưới) hạn 72 giờ, mùa đông từ mô hình GSM so sánh với quan trắc trong năm 2006 (trái), 2007 (giữa) và 2008 (phải) Biến đổi của RV theo dung lượng mẫu tập số liệu mới sau khi mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) thay đổi vào mùa đông (trái) và mùa hè (phải) cho u, v và ff Như hình 3.1.16, nhưng cho bốn loại mây CLR, SCT, BRK và OVC Hình 3.1.8. Sự biến thiên của các hệ số hồi quy trong phương trình dự báo tmax hạn 30h và sai số hệ thống (BIAS) của DMO và KF tại trạm Láng đối với chu kỳ dự báo 21/11/2007-21/01/2008 với số liệu đầu vào từ mô hình GSM Tương tự như hình 3.1.8 nhưng cho phương trình dự báo t hạn 24h 10 Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 14 30 35 36 41 46 47 47 48 48 50 51 51 52 53 63 64 77 78 vi Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương 21 3.1.10 22 23 3.1.11 3.2.1 24 3.2.2 25 26 27 3.2.3 3.2.4 3.2.5 28 3.2.6 29 30 31 3.2.7 3.2.8 3.2.9 32 3.2.10 33 34 35 3.2.11 3.2.12 3.2.13 36 3.2.14 37 38 39 3.2.15 3.2.16 3.2.17 40 41 3.2.18 3.2.19 42 43 44 45 3.2.20 3.2.21 3.2.22 3.2.23 46 3.2.24 Trung tâm KTTV Quốc Gia Tương tự như hình 3.1.8 nhưng cho chu kỳ dự báo 25/10/200725/12/2007 với số liệu đầu vào từ mô hình HRM Tương tự như hình 3.1.10 nhưng cho phương trình dự báo t hạn 24h Bias dự báo của tmax vào mùa hè 2007 (trái), 2008 (giữa) và 2009 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Bias dự báo của tmax vào mùa đông 2006 (trái), 2007 (giữa) và 2008 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Như hình 3.2.1, nhưng với chỉ số RMSE Như hình 3.2.2, nhưng với chỉ số RMSE Bias dự báo của tmin vào mùa hè 2007 (trái), 2008 (giữa) và 2009 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Bias dự báo của tmin vào mùa đông 2006 (trái), 2007 (giữa) và 2008 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Như hình 3.2.5, nhưng với chỉ số RMSE Như hình 3.2.6, nhưng với chỉ số RMSE Bias dự báo của t vào mùa hè 2007 (trái), 2008 (giữa) và 2009 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Bias dự báo của t vào mùa đông 2006 (trái), 2007 (giữa) và 2008 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Như hình 3.2.9, nhưng với chỉ số RMSE Như hình 3.2.10, nhưng với chỉ số RMSE Bias dự báo của td vào mùa hè 2007 (trái), 2008 (giữa) và 2009 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Bias dự báo của td vào mùa đông 2006 (trái), 2007 (giữa) và 2008 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Như hình 3.2.13, nhưng với chỉ số RMSE Như hình 3.2.14, nhưng với chỉ số RMSE Bias dự báo của t theo mô hình GSM vào mùa hè 2007, 2008, 2009 (trên) và mùa đông 2006, 2007, 2008 (dưới) với ba phương pháp DMO, UMOSreg và UMOS Hình 3.2.18: Như hình 3.2.17, nhưng với chỉ số RMSE Dự báo tmax ngày thứ hai (hạn dự báo 48 giờ) theo GMOS với các mô hình GSM, HRM theo hai phương pháp UMOS và KF. Quan trắc cũng được hiển thị với mục đích so sánh. Như hình 3.2.19, nhưng cho tmin Như hình 3.2.19, nhưng cho t Như hình 3.2.19, nhưng cho td Dự báo rh hạn 54 giờ theo GMOS với các mô hình GSM, HRM theo hai phương pháp UMOS và KF. Quan trắc cũng được hiển thị với mục đích so sánh. Bias dự báo của dd vào mùa hè 2007 (trái), 2008 (giữa) và 2009 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 78 78 81 82 83 84 85 86 87 88 90 91 92 93 94 95 96 97 99 100 101 102 103 104 105 107 vii Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương 47 3.2.25 48 49 50 51 52 3.2.26 3.2.27 3.2.28 3.2.29 3.2.30 53 3.2.31 54 55 56 57 58 59 60 3.2.32 3.2.33 3.2.34 3.2.35 3.2.36 3.2.37 3.2.38 61 62 3.2.39 3.2.40 63 3.2.41 64 3.2.42 65 3.2.43 66 3.2.44 67 3.2.45 Trung tâm KTTV Quốc Gia Bias dự báo của dd vào mùa đông 2006 (trái), 2007 (giữa) và 2008 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Như hình 3.2.24, nhưng với chỉ số RMSE Như hình 3.2.25, nhưng với chỉ số RMSE Như hình 3.2.24, nhưng với chỉ số CRF Như hình 3.2.25, nhưng với chỉ số CRF Bias dự báo của ff vào mùa hè 2007 (trái), 2008 (giữa) và 2009 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Bias dự báo của ff vào mùa đông 2006 (trái), 2007 (giữa) và 2008 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS Như hình 3.2.30, nhưng với chỉ số RMSE Như hình 3.2.31, nhưng với chỉ số RMSE Như hình 3.2.30, nhưng với chỉ số HSS Như hình 3.2.31, nhưng với chỉ số HSS Như hình 3.2.30, nhưng với chỉ số TS Như hình 3.2.31, nhưng với chỉ số TS Chỉ số CRF dự báo của dd theo mô hình GSM vào mùa hè 2007, 2008, 2009 (trên) và mùa đông 2006, 2007, 2008 (dưới) với ba phương pháp DMO, UMOSreg và UMOS Như hình 3.2.38, nhưng với chỉ số HSS cho ff Dự báo gió hạn 30 giờ theo GMOS với các mô hình GSM, HRM theo hai phương pháp UMOS và KF. Quan trắc cũng được hiển thị với mục đích so sánh. HSS dự báo của n vào mùa hè 2007 (trái), 2008 (giữa) và 2009 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS HSS dự báo của n vào mùa đông 2006 (trái), 2007 (giữa) và 2008 (phải) theo hai mô hình GSM (trên) và HRM (dưới) với ba phương pháp DMO, KF và UMOS HSS dự báo của n theo mô hình GSM vào mùa hè 2007, 2008, 2009 (trên) và mùa đông 2006, 2007, 2008 (dưới) với ba phương pháp DMO, UMOSreg và UMOS Dự báo lượng mây hạn 12 giờ theo GMOS với các mô hình GSM, HRM theo hai phương pháp UMOS và KF. Quan trắc cũng được hiển thị với mục đích so sánh. Dự báo lượng mây hạn 12 giờ theo GMOS với các mô hình GSM, HRM theo hai phương pháp UMOS và UMOSreg. Quan trắc cũng được hiển thị với mục đích so sánh. Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 122 123 124 126 127 129 130 131 viii Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU 1.1 CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP UMOS, LỌC KALMAN VÀ GMOS 3 Lược sử phát triển các phương pháp thống kê sau mô hình 3 1.1.1 Trên thế giới 3 1.1.2 Tại Việt Nam 6 1.2 Cơ sở lý thuyết các phương pháp UMOS, KF và GMOS 1.2.1 UMOS 7 7 1.2.2 Lọc Kalman 12 1.2.3 GMOS (Gridded MOS) 15 CHƯƠNG II. THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG DỰ BÁO UMOS, KF VÀ GMOS 19 2.1 Đặt vấn đề 19 2.2 Yếu tố dự báo 20 2.2.1 Các yếu tố dự báo 20 2.2.2 Kiểm tra chất lượng thám sát 22 2.3 Nhân tố dự báo 27 2.4 Phương pháp 31 2.4.1 Xây dựng các phương trình dự báo cho UMOS và KF 31 2.4.2 Thiết kế và xây dựng GMOS 36 2.5 Hậu xử lý 39 2.6 Phương pháp đánh giá 42 2.7 Sản phẩm 44 Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 ix Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1 Khảo sát kết quả thực hiện 3.1.1 Khảo sát các phương trình dự báo theo UMOS 49 49 49 3.1.1.1 Phương trình dự báo các yếu tố nhiệt độ: tmax, tmin, t và td 49 3.1.1.2 Phương trình dự báo gió và lượng mây 62 3.1.2 Khảo sát các phương trình dự báo theo lọc Kalman 69 3.2 Đánh giá 3.2.1 Đánh giá dự báo nhiệt độ 79 80 3.2.2 Đánh giá dự báo gió 105 3.2.3 Đánh giá dự báo lượng mây 124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 PHỤ LỤC Phụ lục Thông tin về các trạm quan trắc khu vực và tập nhân tố dự báo từ mô hình HRM và GSM 139 Bảng Danh sách 132 trạm quan trắc synốp thuộc 9 khu vực được sử I.1 dụng trong nghiên cứu dự báo các yếu tố nhiệt độ, gió và lượng mây 139 Bảng Danh sách các nhân tố dự báo cơ bản từ mô hình HRM và GSM I.2 được sử dụng để đưa vào các sơ đồ tuyển chọn nhân tố cho các phương pháp UMOS và KF 141 Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 x Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia MỞ ĐẦU Kể từ năm 2000, khi mô hình số dự báo thời tiết đầu tiên HRM bắt đầu được đưa vào chạy dự báo tại Việt Nam, cho đến nay có nhiều mô hình khác nhau đang được chạy nghiên cứu hay dự báo thử nghiệm tại một số Trung tâm tính toán của Việt Nam như HRM, Eta tại Trung Tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, RAMS, HRM tại Khoa Khí tượng Thủy văn Hải dương học, Đại học Khoa học Tự nhiên, MM5, WRF tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Trước đó, kết quả dự báo dưới dạng số từ Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) và Cơ quan khí tượng Úc (BoM) cũng đã nhận được tại Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia vào các năm 1997 và 2001. Tuy nhiên, một hệ thống diễn giải dự báo cho các sản phẩm dự báo từ mô hình vẫn chưa được triển khai tại Việt Nam. Tại những trung tâm có sử dụng mô hình dự báo, sản phẩm dự báo cuối cùng vẫn là sản phẩm dự báo trực tiếp từ mô hình, chưa có bất kỳ hiệu chỉnh nào. Cho đến nay, tập số liệu bề mặt (địa hình, thảm phủ thực vật, sử dụng đất) sử dụng trong tất cả các mô hình hiện có tại Việt Nam đều được lấy từ tập số liệu toàn cầu của Mỹ. Tập số liệu này được xác định từ vệ tinh trong những năm 90. Tới thời điểm hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, tập số liệu này đã không còn mô tả tốt một số khu vực trên lãnh thổ Việt Nam khi có những biến động lớn trong khu dân cư tại các đô thị, hay vấn đề sử dụng đất. Ngoài ra, các mô hình sử dụng đều có nguồn gốc từ các nước ngoại nhiệt đới nên khả năng mô phỏng chính xác các quá trình nhiệt đới trên khu vực Việt Nam cũng cần được đặt ra. Do đó, sai số hệ thống tồn tại trong sản phẩm dự báo của mô hình là không thể tránh khỏi. Bởi vậy một dự báo thống kê như MOS trở nên rất cần thiết nhằm tăng cường chất lượng dự báo, loại bỏ các sai số hệ thống từ mô hình cũng như điều kiện ban đầu. Bên cạnh đó, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội trong chất lượng dự báo hạn ngắn cũng thúc đẩy xây dựng dự báo sau mô hình. Trong nỗ lực tăng cường chất lượng dự báo, đã có một nghiên cứu đầu tiên trong nước thử nghiệm lọc Kalman vào hiệu chỉnh dự báo từ mô hình (Võ Văn Hòa và nnk, 2007). Mặc dù phương trình thống kê mà nhóm tác giả này sử dụng còn đơn giản, kết quả hiệu chỉnh đã cho thấy những cải tiến đáng kể và chỉ ra khả năng phát triển dự báo thống kê sau mô hình ở Việt Nam. Tiếp tục theo hướng nghiên cứu của nhóm tác giả trên cũng như hướng nghiên cứu của đề tài cấp Bộ dự báo mưa bằng MOS và ANN vừa hoàn thành (Bùi Minh Tăng và nnk, 2009), đề tài này tiếp cận bài toán thống kê sau mô hình theo hai hướng: UMOS và lọc Kalman. Kết quả dự báo theo hai phương pháp này sau đó sẽ được chuyển lên lưới nhờ một phương Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 1 Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia pháp phân tích thích hợp, tạo khả năng dự báo cho một điểm bất kỳ ngoài điểm trạm (GMOS). Theo đăng ký trong thuyết minh đề cương, đề tài chỉ sử dụng dự báo từ mô hình HRM chạy nghiệp vụ tại TTDBTƯ làm nhân tố dự báo. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy trong hệ thống MOS dự báo mưa định lượng hiện có tại TTDBTƯ (Bùi Minh Tăng và nnk, 2009), mọi dự báo MOS từ mô hình HRM luôn có sai số lớn hơn dự báo tương ứng từ mô hình GSM. Để hướng tới một dự báo tốt hơn, đề tài đã sử dụng thêm mô hình GSM bên cạnh mô hình HRM. Hệ thống đã được xây dựng độc lập với mô hình dự báo để có thể sử dụng cho bất kỳ mô hình dự báo nào, không phụ thuộc riêng cho từng mô hình. Dựa trên mục tiêu và nội dung công việc đã đăng ký trong bản thuyết minh đề tài, nội dung của báo cáo tổng kết đề tài được bố cục thành các phần như sau: Mở đầu Chương I. Tổng quan về các phương pháp UMOS, lọc Kalman và GMOS Chương II. Thiết kế các hệ thống dự báo UMOS, lọc Kalman và GMOS Chương III. Kết quả và đánh giá Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Đề tài do các nghiên cứu viên Phòng Nghiên cứu ứng dụng, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương thực hiện với sự cộng tác chặt chẽ của các đồng nghiệp Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và sự theo dõi, chỉ đạo kịp thời của Ban Giám đốc Trung tâm. Nhóm thực hiện đề tài hy vọng những kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được sẽ có những đóng góp cho công tác dự báo nghiệp vụ cũng như nghiên cứu phát triển sau này tại Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương nói riêng và Trung tâm KTTV Quốc gia nói chung. Nhân dip này, chủ nhiệm đề tài và các cộng tác viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo Trung tâm KTTV Quốc gia và đặc biệt là Ban Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn thành đề tài. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn. Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 2 Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP UMOS, LỌC KALMAN VÀ GMOS 1.1. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ SAU MÔ HÌNH 1.1.1. Trên thế giới Ngay sau khi có sự xuất hiện của dự báo số, các phương pháp thống kê sau mô hình đã bắt đầu được áp dụng với phương pháp dự báo hoàn hảo PP (Perfect Prog) do Klein và nnk (1959) đề xuất. Sau đó một thập niên, Glahn và Lowry (1972) đề xuất phương pháp thứ hai MOS (Model Output Statistics) chủ yếu dựa vào kỹ thuật hồi quy tuyến tính đa biến. Ngày nay, MOS được hiểu theo nghĩa rộng hơn với bất kỳ kỹ thuật thống kê nào có thể áp dụng từ hồi quy logistic, phân tích riêng biệt cho đến mạng tế bào thần kinh nhân tạo, giải thuật di truyền. MOS theo như Glahn và Lowry (1972) đề xuất được xem là dự báo MOS truyền thống. Hai phương pháp này đều có mục đích làm chính xác hơn các kết quả dự báo từ mô hình và cùng dựa trên phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến. Lựa chọn nhân tố dự báo là khác biệt duy nhất giữa hai phương pháp này. Trong khi PP sử dụng quan trắc làm nhân tố dự báo thì MOS sử dụng dự báo từ mô hình làm nhân tố dự báo trong pha traning. Khi áp dụng dự báo, PP xem dự báo từ mô hình như quan trắc và đưa vào phương trình dự báo. Cho tiết về hai phương pháp này có thể xem trong Wilks (2006) hoặc Bùi Minh Tăng và nnk (2009). Khi dự báo số bắt đầu cung cấp những trường dự báo có chất lượng hơn trong thập kỷ 80, một số các trung tâm dự báo lớn trên thế giới đã xây dựng hệ thống diễn giải dự báo dựa trên phương pháp MOS, cung cấp dự báo tại các điểm trạm quan trắc khí tượng như Mỹ (Carter và nnk, 1989), Canada (Brunet và nnk, 1988), Hà Lan (Lemcke và Kruizinga, 1988), Úc (Woodcock, 1984), Anh (Francis và nnk, 1982). Tuy nhiên, vào những năm 90, người ta bắt đầu nhận thấy những hạn chế của MOS, dẫn đến giảm dần sử dụng MOS trong diễn giải dự báo. Vấn đề nằm ở chỗ: khi xây dựng các phương trình hồi quy, tập số liệu mô hình dùng làm nhân tố dự báo phải đồng nhất. Theo đánh giá của Jacks và nnk (1990) để có được một quan hệ thống kê ổn định, cần ít nhất hai năm số liệu dự báo từ mô hình và thám sát. Sau đó khi sử dụng MOS, các đặc trưng của mô hình dự báo như các sơ đồ tham số hóa, độ phân giải,... cần được giữ nguyên như khi sử dụng mô hình để thiết lập quan hệ thống kê. Điều này rõ ràng là một hạn chế lớn của MOS, bởi ta biết rằng từ thập kỷ 90 với sự phát triển nhanh của tốc độ tính toán cũng như các hệ thống quan trắc, các Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 3 Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia mô hình thường xuyên được cập nhật với độ phân giải ngày càng cao hơn, các sơ đồ tham số hóa tinh tế hơn, trường phân tích chính xác hơn. Erikson và nnk (2002) cho ta thấy sai số hệ thống sẽ xuất hiện khi sử dụng MOS với mô hình được cải tiến. Do đó, khi mô hình có sự thay đổi ta phải đợi ít nhất hai năm mới có thể bắt đầu sử dụng MOS trong dự báo hoặc dự báo lại với mô hình đã thay đổi cho hai năm trước đó nhằm xác định lại các hệ số hồi quy. Với số phương trình hồi quy rất lớn (tại mỗi trạm, cho mỗi biến và mỗi hạn dự báo có một phương trình hồi quy riêng biệt), chi phí cho tái xây dựng hệ thống MOS khi mô hình thay đổi là khá lớn. Có thể lấy thí dụ thông qua hệ thống MOS của Mỹ: Hệ thống MOS đầu tiên được xây dựng cho mô hình LFM vào năm 1976. Đến năm 1990, hệ thống này được thay thế bởi hệ thống MOS cho mô hình NGM (Jacks và nnk, 1990). Từ năm 1993, mô hình Eta bắt đầu được đưa vào chạy nghiệp vụ tại NCEP thay thế cho mô hình LFM. Do mô hình Eta thường xuyên được cải tiến, không có hệ thống MOS nào được xây dựng cho mô hình này trong suốt những năm 90 (Mao và nnk, 1999). Phải đến năm 2002, khi hệ thống dự báo với mô hình Eta đã trở nên ổn định, hệ thống MOS cho Eta mới bắt đầu được thực hiện (Dallavalle và nnk, 2004). Với hệ thống mới này, các tác giả đã tính đến khả năng mô hình thay đổi trong quá trình sử dụng MOS bằng cách lựa chọn một lưới tính cố định cho MOS thường có độ phân giải thô hơn so với độ phân giải mô hình hay làm trơn các nhân tố dự báo (Erikson và nnk, 2002). Để giải quyết hạn chế này của phương pháp MOS truyền thống khi mô hình liên tục có sự thay đổi, người ta sử dụng các phương pháp thống kê có khả năng tự cập nhật. Thông tin sẽ được truyền vào phương trình dự báo ngay khi có những thay đổi trong mô hình dự báo. Hiện tại có hai phương pháp cho phép hệ phương trình dự báo tự cập nhật: • Phương pháp thứ nhất: Sử dụng lọc Kalman, thay vì cố định các hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy, các hệ số này sẽ được cập nhật hàng ngày theo thời gian (Simonsen 1991, Homleid 1995). Cần chú ý rằng tên gọi lọc Kalman có thể gây hiểu lầm về một phương pháp lọc nhiễu. Thực tế, lọc Kalman là một phương pháp đánh giá tối ưu trạng thái của một hệ thống thể hiện qua các biến trạng thái từ các quan trắc gián tiếp (Grewal và Andrews, 2001). • Phương pháp thứ hai: Về cơ bản vẫn sử dụng phương pháp MOS truyền thống nhưng đưa thêm khả năng tự cập nhật cho MOS thông qua một phương pháp lấy trọng số giữa hai tập dữ liệu cũ và mới khi có thay đổi trong mô hình (Wilson và Vallée, 2002) với tên gọi UMOS. Nếu mô Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 4 Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia hình không có cải tiến nào đáng kể, UMOS sẽ trở thành phương pháp MOS thông thường. Ngoài ra, có một số tác giả đề xuất một số phương pháp mới thay thế cho MOS với tập số liệu mẫu ngắn hơn (Mao và CS, 1999) hoặc phương pháp phi tuyến thông qua mạng tế bào thần kinh có khả năng tự cập nhật (Yuval và Hsieh, 2003). Cần chú ý rằng khi sử dụng các phương pháp phi tuyến thay thế cho phương pháp hồi quy tuyến tính, vấn đề thay đổi của mô hình khi sử dụng MOS vẫn không được giải quyết. Cả hai phương pháp này cùng xuất hiện những năm đầu thập kỷ 90 và nhanh chóng được các trung tâm dự báo trên thế giới triển khai ứng dụng, đặc biệt là lọc Kalman. Được đề xuất bởi các tác giả Bắc Âu, lọc Kalman nhanh chóng được triển khai thực hiện trước tiên tại các nước này như Đan Mạch (Simonsen, 1991), Nauy (Homleid, 2004) hay Iceland (Crochet, 2004). Sau đó phương pháp này dần được các nước khác tại châu Âu sử dụng như Pháp (Météo France, 2002), Đức (Haalman, 2003), Rumani (Diaconu, 2002), Hy Lạp (Golanis và Anadranistokis, 2002), ... Tại các nước Đông Á, lọc Kalman được ứng dụng rất nhiều trong hệ thống diễn giải dự báo hạn ngắn tại Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) và Cơ quan khí tượng Hàn quốc (KMA). Từ năm 1996, JMA chủ yếu sử dụng lọc Kalman trong diễn giải kết quả dự báo từ mô hình cho mọi yếu tố khí tượng cơ bản: mưa, gió, nhiệt độ (JMA, 2006). Tại Hàn Quốc, KMA dự báo cho nhiệt độ cho 40 điểm trạm tại Hàn Quốc cùng 32 điểm khác tại CHDC ND Triều Tiên, Trung Quốc và Nhật Bản theo phương pháp lọc Kalman và một biến thể của nó là DLM (Joo, 2006). Riêng với phương pháp UMOS, dù được phát triển tại Mỹ nhưng lại được ứng dụng tại Canada (Wilson và Vallée, 2002, 2003). Hiện tại, Mỹ vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp MOS truyền thống nhưng đã bắt đầu triển khai theo hai hướng GMOS và EMOS. Hiện tại, MOS đang được tiếp tục phát triển theo hai hướng mới là GMOS (dự báo thống kê sau mô hình trên lưới) và EMOS (dự báo thống kê sau mô hình tổ hợp). Nếu như theo phương pháp MOS, thông thường ta chỉ xây dựng phương trình dự báo tại trạm, sau đó cũng đưa ra dự báo tại điểm trạm thì GMOS hướng đến sử dụng MOS dự báo trên lưới (Dallavalle và Glahn, 2005). Nếu như thám sát được cho trên lưới thì GMOS chính là phương pháp MOS thông thường. Nếu các thám sát phân bố không đều, sau khi có dự báo MOS tại trạm, sử dụng các kỹ thuật phân tích hai chiều như Cressman hay Barnes người ta sẽ chuyển các dự báo này về lưới. Như vậy, GMOS có thể cho ta dự báo từ MOS tại bất kỳ điểm nào, không cố định tại các điểm trạm như MOS, đây chính là lợi thế của phương pháp này. Với Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 5 Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia EMOS, thay vì sử dụng MOS cho một mô hình, người ta sử dụng các phương pháp thống kê dựa trên dự báo từ nhiều mô hình (Wilks và Hamill, 2007). So với MOS, EMOS không cần sử dụng một tập số liệu mẫu dài lại có khả năng đưa ra được phân bố xác suất của biến dự báo. Hơn nữa, phương trình dự báo sử dụng chỉ cần lấy trung bình đơn giản đã có thể đem lại kết quả dự báo tốt tương đương với MOS. Có thể nói EMOS sẽ là hướng phát triển mạnh trong tương lai. 1.1.2. Tại Việt Nam Việt Nam hiện mới chỉ có khả năng áp dụng các phương pháp thống kê sau mô hình đã được nghiên cứu trên thế giới vào bài toán cụ thể của mình, chưa có khả năng đóng góp nghiên cứu về mặt phương pháp luận. Trước năm 1997, trong nghiệp vụ dự báo hàng ngày, chủ yếu sử dụng phương pháp synop để dự báo hình thế thời tiết. Một số các công cụ trên cơ sở phương pháp thống kê truyền thống cũng được xây dựng, nhưng phần lớn là những phương trình hồi qui đơn giản áp dụng cho một vài điểm, chỉ để dự báo một số nhân tố truyền thống như mưa, nhiệt độ, vận tốc gió, và phần lớn là áp dụng cho những dự báo hạn vừa và dài (Nguyễn Văn Tuyên, 1988, 1999). Từ năm 1997 trở lại đây, trên cơ sở hợp tác song phương, Trung Tâm dự báo KTTV Trung ương đã thu được một số sản phẩm dự báo của các mô hình số từ JMA, cơ quan khí tượng Úc (BoM) và một vài Trung tâm khí tượng khác chủ yếu dưới dạng bản đồ. Đến năm 2002, tại TTDDBTƯ bắt đầu chạy nghiệp vụ mô hình số phân giải cao HRM. Trong các năm từ 2001 đến 2002 tại TTDBTƯ đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dự báo lượng mưa dựa trên sản phẩm mô hình dự báo số trị của Nhật”. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp thống kê mà chỉ đơn thuần là một mô hình tính toán lượng mưa dẫn xuất dựa trên các biến dự báo từ mô hình thông qua một vài phương trình vật lý (Đỗ Lệ Thủy và nnk, 2002). Sau những năm đặt trọng tâm phát triển mô hình dự báo từ năm 2000, những năm gần đây, các nghiên cứu về dự báo thống kê sau mô hình mới bắt đầu được triển khai với công trình đầu tiên của Bùi Minh Tăng và nnk (2009). Các tác giả này đã áp dụng một số kỹ thuật thống kê theo nghĩa MOS mở rộng (không đơn thuần là hồi quy tuyến tính) vào dự báo yếu tố lượng mưa 24 giờ đầu từ mô hình số trị. Các kết quả thu được là rất đáng khích lệ dù nghiên cứu có nhược điểm xem như mô hình dự báo không thay đổi theo thời gian. Nhược điểm này có thể không nghiêm trọng với các trung tâm dự báo lớn khi có thể chạy lại mô hình sau khi thay đổi nhưng với Việt Nam sẽ là một vấn đề lớn do Việt Nam phụ thuộc vào dự báo từ mô hình toàn cầu của các trung tâm khác. Các phương pháp dự báo sau mô hình có Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 6 Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia khả năng tự cập nhật như UMOS, lọc Kalman hay tổ hợp như EMOS hứa hẹn sẽ đem lại những giải pháp cho vấn đề này và Việt Nam nên đi theo các hướng nghiên cứu này nếu muốn xây dựng hệ thống diễn giải dự báo. Trên thực tế trước đó, Võ Văn Hòa và nnk (2007) đã có một nghiên cứu nhỏ thử nghiệm lọc Kalman hiệu chỉnh dự báo nhiệt từ mô hình. 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP UMOS, KF VÀ GMOS 1.2.1. UMOS Theo như cách tiếp cận truyền thống của MOS (hồi quy tuyến tính đa biến) không dễ để có thể đưa ý tưởng cập nhật vào phương pháp, nếu chỉ nhìn MOS ở khía cạnh toán học quen thuộc của nó. Bài toán hồi quy tuyến tính đa biến MOS sử dụng có dạng như sau: xác định tập p+1 các hệ số tự do ai của phương trình dự báo yếu tố Y theo tập p các nhân tố dự báo Xi: Y= a0 + a1X1+ … + apXp (1.2.1) từ tập số liệu quá khứ và áp dụng dự báo tương lai. Các hệ số ai sẽ được xác định theo phương pháp bình phương tối thiểu dựa trên tập số liệu training dung lượng mẫu n. Viết dưới dạng ma trận, công thức tính vector hệ số ai có dạng sau: a = (XTX)-1XTy (1.2.2) trong đó y là vector yếu tố dự báo kích thước n, X là ma trận nhân tố dự báo kích thước (p+1)×n, với mỗi vector cột, tương ứng vector nhân tố dự báo kích thước n. MOS không cố định trước tập p các nhân tố mà thực hiện hồi quy từng bước với p tăng dần từ 1 cho đến một giá trị nào đó thỏa mãn tiêu chuẩn dừng. Tại mỗi bước, bài toán hồi quy mà MOS thực hiện hoàn toàn đồng nhất với mô tả toán học ở trên. Nếu thực hiện như đã mô tả ở trên, khi muốn cập nhật phương trình dự báo 1.2.1 với tập số liệu training đã được mở rộng thêm từ n lên n+m (m là số ngày mới tích lũy thêm dữ liệu), toàn bộ quá trình phải được thực hiện lại từ đầu với hồi quy từng bước và tại mỗi bước phải giải các hệ phương trình tuyến tính 1.2.2. Với tập các nhân tố có thể vào khoảng 200, tại mỗi bước ta phải giải 200 hệ phương trình tuyến tính 1.2.1. Thông thường, mỗi phương trình dự báo sau khi thỏa mãn điều kiện dừng có khoảng 10 nhân tố, số lần giải phương trình sẽ là 2000 lần. Nhân lên với số trạm cần cập nhật, chi phí tính toán cho mỗi lần cập nhật sẽ rất lớn. Với tốc độ máy tính hiện nay, khối lượng tính toán như trên có thể giảm thiểu nếu thực hiện tính toán song song cho nhiều trạm tại cùng một thời điểm. Khó khăn thực sự nằm ở phương thức thiết kế, lưu trữ và sử dụng số liệu cho bài toán cập nhật. Với những vấn đề cố hữu như trên, các trung tâm thường không thực hiện cập nhật phương trình dự báo theo ngày hay theo tháng mà thực hiện một lần duy nhất rồi áp dụng cho các năm kế tiếp hoặc cập nhật theo từng năm. Với dung lượng Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 7 Trung Tâm Dự báo KTTV Trung ương Trung tâm KTTV Quốc Gia tập training đủ dài, cách thực hiện như vậy vẫn đảm bảo một kết quả tốt do phương trình dự báo sẽ ổn định trên một tập dữ liệu đủ dài. Tất nhiên, nếu tận dụng được tập số liệu mới để tăng dung lượng tập training, phương trình dự báo thu được sẽ có chất lượng tốt hơn. Với các nghiên cứu của mình, Ross (1987, 1989, 1992) và sau đó là Wilson và Vallee (2002) đã chỉ ra rằng vẫn có thể thực hiện cập nhật cho MOS mà chi phí tính toán không lớn nếu thực hiện theo cách thông thường. Ý tưởng cập nhật được hình thành dựa trên biểu diễn lại dạng toán học của phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến. Từ công thức (1.2.2) dễ thấy vector a được xác định thông qua ma trận XTX kích thước (p+1)×(p+1) và vector XTy kích thước p+1. Mỗi phần tử Mij của ma trận XTX chỉ đơn giản là tích vô hướng giữa hai vector nhân tố dự báo kích thước n thứ i và j, trong khi mỗi phần tử Vi của vector XTy là tích vô hướng giữa vector nhân tố dự báo kích thước n thứ i với vector yếu tố dự báo kích thước n. n Mij= ∑ X ik X kj (1.2.3) k =1 n Vi= ∑ X ik Yk (1.2.4) k =1 Các phần tử này có đặc tính cộng, nghĩa là khi dung lượng mẫu tăng lên n+1, các phần tử Mij hay Vi có thể xác định rất đơn giản bằng cách cộng thêm số hạng X(i,n+1)X(j,n+1) và X(i,n+1)Y(n+1) vào giá trị trước đó mà không cần phải tính lại toàn bộ cho n+1 số hạng. Khả năng cập nhật rõ ràng đã thể hiện ngay trong phân tích trên. Nếu muốn cập nhật, thay vì phải lưu chuỗi dữ liệu Xi hay Y với kích thước n tăng lên từng ngày, bài toán sẽ đơn giản hơn, nếu ta chỉ cần lưu các phần tử Mij và Vi và thay đổi giá trị của chúng từng ngày bằng cách cộng thêm một số hạng mới vào như trên. Cách thực hiện này sẽ tiết kiệm dung lượng lưu trữ với một ma trận và một vector kích thước không thay đổi (p+1)×(p+1) và p+1 so với ma trận nhân tố dự báo và vector yếu tố dự báo có dung lượng n tăng dần. Các hệ số ai cuối cùng vẫn hoàn toàn được xác định theo công thức (1.2.2) của bài toán hồi quy tuyến tính đa biến. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi điểm nhìn như vậy, phương pháp mới đòi hỏi tập các nhân tố p phải được xác định trước. Đây là chi phí phải trả cho việc đưa ý tưởng cập nhật vào MOS. Điều này cũng đồng nghĩa quá trình hồi quy từng bước sẽ không được thực hiện và các nhân tố dự báo phải cố định giống như trong phương pháp lọc Kalman. Một quá trình sơ tuyển cần được thực hiện tuyển chọn trước các nhân tố này. Thông thường p vào khoảng 10 và dung lượng lưu trữ được sử dụng cập nhật phương trình dự báo cho một trạm sẽ rất nhỏ với 132 số thực (11×11+11). Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM - Hà Nội 2009 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan