Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng hệ thống billing oline của vnpt hà nội...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống billing oline của vnpt hà nội

.PDF
26
279
142

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- NGUYỄN KHẮC HIẾU NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BILLING ONLINE CỦA VNPT HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: TRUYỀN DỮ LIỆU VÀ MẠNG MÁY TÍNH MÃ SỐ: 60.48.01.04 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2013 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hữu Lập Phản biện 1: …………………………………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………………………………... Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 MỞ ĐẦU Hiện nay các tổng đài ghi số liệu cước cuộc gọi tại VNPT Hà Nội đang đặt tại các khu vực theo từng quận huyện. Số liệu cước tại từng tổng đài được ghi ra băng từ, đĩa CD v.v.. và cung cấp cho Trung tâm Tính cước xử lý theo chu kỳ hàng tuần. Với khoảng cách địa lý rộng quá trình tiếp nhận và xử lý mất nhiều thời gian. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng hệ thống tính cước vẫn bộc lộ : chương trình có quy mô cồng kềnh và thiếu sự thống nhất; quy trình vận hành giao nhận và xử lý số liệu còn sử dụng nhiều nhân công; khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu tra cứu cước gọi hàng ngày của khách hàng, các nghiệp vụ phát sinh khác của đơn vị. Xuất phát từ các hiện trạng nêu trên và từ thực tế VNPT Hà nội là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (áp dụng một chính sách thống nhất của Tập đoàn). Cần phải tiếp tục nghiên cứu cải tiến hệ thống trong đó có việc tiếp nhận số liệu online từ các tổng đài, xử lý số liệu và tính cước tự động. Từ đó, có thể áp dụng vào triển khai thực tế tại VNPT Hà nội, đồng thời khuyến nghị mở rộng việc áp dụng phần mềm này cho các Viễn thông tỉnh thành khác. Với mong muốn tiếp cận với đề tài có tính thực tế, gần gũi với công việc đang thực hiện tôi đã chọn đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp : “ Nghiên cứu xây dựng hệ thống Billing online của VNPT Hà Nội” Luận văn tập trung nghiên cứu về Hệ thống Billing online trong đó: thiết kế Module tiếp nhận hệ thống số liệu từ các tổng đài đến Billing server, xử lý số liệu và tính cước cuộc gọi online; cho phép tổng hợp số liệu báo cáo hàng ngày, cho phép khách hàng tra cứu cước chi tiết trên Web liên tục theo chu kỳ, hệ thống đảm bảo vận hành đơn giản giảm chi phí nhân công. Nội dung luận văn gồm 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về hệ thống tính cước viễn thông Chương 2 : Xây dựng mô hình hệ thống Billing online VNPT Hà nội Chương 3 : Xây dựng thử nghiệm module xử lý và tính cước chi tiết cuộc gọi trong hệ thống Billing onlile. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, tuy có được một số kinh nghiệm đối với Hệ thống Tính cước hiện có, nhưng do thời gian có hạn nên trình bày luận văn có chỗ hạn chế, 2 do đó không tránh khỏi những trình bày đơn giản và sai sót. Kính mong các Thầy, cô và đồng nghiệp góp ý. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà nội, 08.2013 Tác giả 3 CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÍNH CƯỚC VIỄN THÔNG 1.1 Khái niệm định nghĩa. 1.1.1 Tính cước viễn thông Tính cước trong viễn thông là nhóm các quá trình cần thực hiện của nhà cung cấp dịch vụ như : nhận và ghi dữ liệu, tính toán và thu phí thông tin, in hóa đơn cho khác hàng, xử lý thanh toán và quản lý thu nợ. Tính cước và thanh toán trong viễn thông là một thành phần quan trọng của bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào bất kể chuyên ngành : điện thoại, thông tin di động, các nhà cung cấp dịch vụ Interrnet, các công ty truyền hình cáp …bởi vì nó tạo ra một giá trị kinh tế của doanh nghiệp. 1.1.2 Hệ thống tính cước viễn thông Một hệ thống tính cước là sự kết hợp của phần mềm và phần cứng bao gồm nhận chi tiết cuộc gọi và thông tin sử dụng dịch vụ. Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống tính cước Đây là một quy trình chuẩn cho một hệ thống tính cước. Biểu đồ cho thấy hệ thống tính cước được chia thành hai phần, phần một kết thúc trước (gần xử lý thời gian thực) và một kết thúc quay lại theo chu kỳ (xử lý hóa đơn định kỳ). Phần kết thúc trước tập hợp thông tin cuộc gọi như các kết nối được thực hiện qua mạng ( ví dụ như chuyển mạch) và thực thi các lệch ghi cuộc gọi chi tiết (CDRs) của các thông tin liên lạc của khách hàng. Mỗi CDR bao 4 gồm việc xác định các khách hàng và các thông tin kháccó liên quan được đưa vạo hệ thống tính cước. Hệ thống tính cước cũng nhận được các dữ liệu cung cấp khác( chẳng hạn như một nhà cung cấp dịch vụ đường truyền). Những bản ghi tính cước cập nhật được lưu trữ trong một bảng dữ liệu. Kết thúc của phần tính cước định kỳ kết hợp với các bản ghi từ các bảng CDR để tạo ra hóa đơn gửi tới khách hàng. Các khách hàng nhận hóa đơn và thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Tài khoản thanh toán của khách hàng được ghi trong hệ thống thanh toán. File danh mục lịch sử khách hàng sau đó được cập nhật cho việc sử dụng các đại diện dịch vụ khách hàng (CSRs) và quản lý thanh toán.    1.2. Các chức năng cước viễn thông 1.2.1 Chức năng hoạt động Trong tính và thanh toán cước viễn thông, chức năng hoạt động bao gồm các chức năng - quản lý và lưu trữ dữ liệu khách hàng (tùy thuộc vào từng công ty cung cấp dịch vụ có thể có các công nghệ dịch vụ khác nhau như ghi chi tiết cuộc gọi, dữ liệu đo lưu lượng mạng...). - tính cước, đánh giá dịch vụ (tính thời gian, lưu lượng sử dụng dịch vụ của khách hàng, áp giá, giảm giá khuyến mại) - in và quản lý hóa đơn khách hàng, theo dõi thanh toán tài khoản của khách hàng. 1.2.2 Quản lý thông tin Khu vực quản lý thông tin kết hợp với chức năng hỗ trợ thông tin, sảm phẩm và dịch vụ dữ liệu khách hàng. Mô hình quản lý bao gồm lưu trữ các dữ liệu thô, dữ liệu tính cước, dữ liệu thanh toán và thông tin quản lý khách hàng. Thông tin khách hàng thường được tích hợp với hệ thống quản lý quan hệ khách hàng kết hợp với chức năng quản lý thông tin thanh toán qua mô hình quản lý quan hệ khách hàng (CRM)  1.2.3 Quản lý tài chính Khu vực quản lý tài chính bao gồm các chức năng : - theo dõi và xử lý thanh toán của khách hàng - lập báo cáo, biểu đồ doanh thu dịch vụ - quản lý nợ đọng, tính thuế công ty. 1.3 Nguyên tắc tính cước 5 1.3.1 Kiến trúc tính cước Sự khác nhau về kiến trúc giữa các miền, các dịch vụ và các phân hệ (ví dụ như CDRs, IMS) ảnh hưởng tới cái cách mà các chức năng tính cước được gắn vào các miền khác nhau, các dịch vụ và các phân hệ khác nhau. Tuy nhiên, việc yêu cầu theo chức năng của việc tính cước là luôn giống nhau trong tât cả các miền, các dịch vụ và các phân hệ. Trong phần này mô tả phương pháp chung cho việc định nghĩa các chức năng tính cước logic, cung cấp một kiến trúc logic thường gặp cho tất cả các miền, các phân hệ và các dịch vụ mạng hiện nay có liên quan đến tiêu chuẩn hóa tính cước. Hình 1.2 : Kiến trúc tính cước tổng thể. 1.3.2 Đối tượng tính cước Đối tượng tính cước bao gồm hai phần riêng biệt, đó là tính cước dựa theo phiên và tính cước dựa theo sự kiện. 1.3.2.1 Tính cước dựa theo phiên Tính cước dựa theo phiên là chức năng dunhf cho việc tính cước của mạng/các phiên người dùng, ví dụ như các cuộc gọi thoại, gọi di động, truy nhập Internet hoặc các phiên IMS. Tính cước dựa theo phiên : bắt đầu của phiên người dùng được nhận dạng bởi các thiết bị mạng xử lý các phiên nghĩa là báo hiệu trao đổi giữa thiết bị người dùng và thiết bị mạng. Sự kiện có thể tính cước này sau đó được ánh xạ trên một sự kiện tính cước như đặc biệt trong TS tính cước giữa mà ứng dụng cho thiết bị mạng kia. 1.3.2.2 Tính cước dựa theo sự kiện 6 Tính cước dựa vào là một sự kiện tính cước được định nghĩa như là một chuyển giao người dùng đầu cuối tới mạng. Sự kiện tính cước được nhận dạng trong thành phần mạng có thể xử lý nó, dựa trên báo hiệu thay đổi giữa thiết bị người dùng và thành phần mạng. Sự kiện sau đó được ánh xạ đến một sự kiện tính cước phù hợp. 1.3.3 Dữ liệu tính cước 1.3.3.1 Tham số cước - Lưu lượng số liệu trao đổi : phương thức tính cước này cho phép khách hàng onlile gửi và nhận các thông tin theo nhu cầu phản ánh đúng mức độ sử dụng thực tế của mạng lưới và các chi phí có liên quan. - Thời lượng sử dụng dịch vụ : đây là cách tính cước thông thường đối với các dịch vụ thoại hiện nay. Tuy nhiên tham số tính cước này không phát huy được ưu thế của dịch vụ và không phản ánh đúng mức độ sử dụng. - Chất lượng dịch vụ mà khách hàng yêu cầu (QoS) : chất lượng dịch vụ bao gồm nhiều yếu tố (độ trễ, mức độ ưu tiên). - Đích truy nhập số liệu : APN được xác định khi thiết lập kết nối và sẽ giúp phân biệt việc sử dụng các dịch vụ của khách hàng. Do có APN mà khách hàng truy nhập sẽ là căn cứ để tính cước. Loại dịch vụ : ban đầu APN có thể được sử dụng để phân biệt dịch vụ và sau đó mức độ QoS và APN sẽ được sử dụng để xác định loại dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Ngoài ra còn một số tham số khác để tính cước như : - Thời gian truy nhập : giờ bận, giờ rỗi - Ngày truy nhập : ngày nghỉ ( thứ bẩy, chủ nhật), các ngày lễ… 1.3.3.2 Thu thập và xử lý tham số cước CTF được lắp đặt trong tất cả các thành phần mạng liên quan đến tính cước sẽ thu thập thông tin tính cước trong thành phần mạng quan tâm đến việc sử dụng các tài nguyên mạng bởi người dùng đầu cuối di động. Các tài nguyên mạng có thể gắn liền với người mang (ví dụ như CS,PS, WLAN), hệ thống con. Các mục đích của tính cước offline là để chuyển đổi thông tin tính cước thành các CDR mà post-processed trong miền thanh toán BD. Trong khi thu thập các thông tin tính cước sử dụng cho các CDR xuất hiện trong khi sử dụng tài nguyên mạng, không có ảnh hưởng của tính cước offline khi sử dụng các tài nguyên. Tất cả các hoạt động bao gồm trong việc chuyển giao của thông tin tính cước thành 7 hóa đơn người dùng đầu cuối và thu cước của người dùng đầu cuối nằm trong những hóa đơn này. 1.3.3.3 Chuyển tiếp dữ liệu cước Quá trình này nhận số liệu tính cước thu thập được và xác định các sự kiện có thể tính cước từ một tập các số liệu thu thập ở trên. Sau đóthu thập các sự kiện tính cước mà phù hợp với các sự kiện có thể tính cước đã được xác định trước chuyển các sự kiện tính cước tới chức năng dữ liệu tính cước thông qua điểm tham chiếu. Các sự kiện tính cước cung cấp thông tin liên quan trực tiếp tới các sự kiện có thể tính cước, nghĩa là những thông tin đại diện cho việc sử dụng tài nguyên mạng cùng với việc nhận diện của người dùng có liên quan. 1.4 Kết luận chương Chương này tập trung giới thiệu tổng quan về hệ thống tính cước viễn thông. Trong chương sau Luận văn sẽ mô tả về hiện trạng của hệ thống tính cước VNPT Hà Nội và xây dựng mô hình hệ thống tính cước online VNPT Hà Nội. 8 CHƯƠNG 2 . XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG TÍNH CƯỚC ONLINE VNPT HÀ NỘI 2.1 Mô hình tính cước truyền thống 2.1.1. Các dịch vụ và quy mô tính cước Hệ thống tính cước tại VNPT Hà nội có nhiệm vụ tính và in hóa đơn khách hàng các dịch vụ : - Tính cước cuộc gọi chi tiết (CDRs) : bao gồm cước gọi nội hạt, liên tỉnh, di động, quốc tế … - Tính cước truyền số liệu thuê kênh riêng (Leased Line). - Tính cước MetroNet (Metropolitan Area Network). - Tính cước MegaVNN, MegaWan, FiberVNN. - Tính cước MyTV (dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet ) - Tính cước kết nối với các đơn vị trong Tập đoàn VNPT và các doanh nghiệp bên ngoài VNPT. - Tiếp nhận số liệu đã tính cước từ Vinaphone, Công ty Viễn thông quốc tế chuyển đến để tổng hợp in. Với tổng số lượng thuê bao tương đối lớn ~ gần 1,3 triệu thuê bao. Do đó, yêu cầu phải xử lý khối lượng lớn công việc tính cước. Đồng thời, việc tăng trưởng thường xuyên đối với việc phát sinh cuộc gọi, thời lượng truy cập của thuê bao Điện thoại Cố định/Gphone, MegaVNN là vấn đề quan trọng trong Bài toán Tính cước Viễn thông. 2.1.2. Cấu trúc hệ thống tính cước Hệ thống tính cước bao gồm nhiều module riêng lẻ ứng với mỗi người thực hiện các công việc tương ứng. Vì vậy chưa có được sự tập trung, thống nhất trong tất cả các khâu. - Module xử lý số liệu cước chi tiết cuộc gọi (CDR) được thực hiện theo chu kỳ 1 lần / 1 tuần. Quá trình tiếp nhận và xử lý số liệu bằng nhân công, số lượng băng từ nhận từ một tổng đài mất nhiều thời gian do khoảng cách địa lý xa. - Module load các số liệu đầu vào được thực hiện theo chu kỳ 1 lần / 1 tháng. Các số liệu tiếp nhận về từ các đơn vị được tập hợp xử lý và load lên cơ sở dữu liệu Oracle theo khuôn dạng thống nhất để phục vụ tính cước. 9 - Module tính cước được thực hiện theo chu kỳ 1 lần / 1 tháng. Ở đây từng loại cước được chia ra mỗi nhân viên phụ trách tính riêng từng loại cước. Vì vậy mỗi một loại cước lại tương ứng có một module riêng, điều này dẫn đến việc xử lý và cập nhật dữ liệu không được thống nhất (một nghiệp vụ cần xử lý có thể nhiều người cùng thực hiện). - Module tổng hợp cước được thực hiện theo chu kỳ 1 lần / 1 tháng. Sau khi đã có đủ dữ liệu các loại cước phần này mới được thực hiện. Vì vậy khi có trường hợp một loại cước có sự cố chậm thời gian tính cước dẫn đến quá trình tổng hợp số liệu để in cước phải dừng lại. Trong hệ thống tính cước bao gồm các module riêng sau : - Load số liệu danh mục, biến động: hàng tháng trước khi tính cước, cần có công đoạn chuẩn bị các loại số liệu đầu vào cho từng module cước, các số liệu đầu vào này là các danh mục như: danh mục khách hàng, danh mục số máy, đặt mới... hoặc các số liệu biến động như: dịch chuyển, đổi số,... - Đọc BIN: chuyển đổi số liệu cuộc gọi ghi tại các tổng đài từ dạng file nhị phân thành các bản ghi dữ liệu (dạng bảng của Foxpro hoặc Oracle) - Cước FiberVNN : là cước các thuê bao quang (Fiber To The Home) truy cập trực tiếp Internet. - Cước MegaVNN: tính cước cho các thuê bao MegaVNN dựa vào nguồn số liệu do công ty VDC cung cấp hàng tháng - Cước thuê kênh riêng Leased Line : là cước thuê kênh các đường truyền dùng riêng trên đôi cáp đồng. - Cước MegaWAN: là cước dịch vụ mạng riêng ảo của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. MegaWAN cho phép kết nối các mạng máy tính của doanh nghiệp (như các văn phòng, chi nhánh, cộng tác viên từ xa, v.v... ) thuộc các vị trí địa lý khác nhau tạo thành một mạng duy nhất và tin cậy thông qua việc sử dụng các liên kết băng rộng xDSL. - Cước MetroNet là cước dịch vụ của mạng đô thị băng rộng với đường truyền tốc độ siêu cao; có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ giá trị gia tăng cùng lúc trên cùng một đường truyền nối kết các khu công nghiệp, khu thương mại lớn, công viên phần mềm, khu công nghệ cao, khu đô thị mới và khu cao ốc văn phòng... với các điểm tập trung lưu lượng truyền số liệu. - Cước thuê bao: là cước áp dụng hàng tháng cho từng thuê bao, được tính theo số ngày sử dụng trong tháng của thuê bao 10 - Cước cuộc gọi (CDR) : tính cước chi tiết cho từng cuộc gọi nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh, di dộng, quốc tế, VoIP, dịch vụ 108,.. 2.1.3 Đánh giá về hệ thống tính cước truyền thống Hệ thống tính cước của VNPT Hà Nội hiện nay có những ưu nhược điểm sau: a.Ưu điểm : Hệ thống tính cước bao gồm nhiều module nhỏ được phân công tương ứng với mỗi nhân viên nên người thực hiện dễ tiếp thu nhanh được nghiệp vụ mới. Công cụ phát triển tùy theo người sử dụng nên phát triển các module cước dễ hơn. Theo chu kỳ chỉ tính cước 1 lần / tháng nên việc xử lý các nghiệp vụ kèm theo như tổng hợp khuyễn mãi, chiết khấu …dễ dàng hơn. b.Nhược điểm Tổ chức hệ thống quá cồng kềnh với nhiều module nhỏ và thiếu sự thống nhất. Với việc chia nhỏ các module tính cước tương ứng với từng loại dịch vụ dẫn đến việc cập nhật nghiệp vụ phát sinh khó khăn. Mỗi khi có một loại cước mới cần xây dựng thêm một module tương ứng. Số liệu đầu vào tại các tổng đài cung cấp chi tiết cuộc gọi (CDR) chưa được đồng bộ, thống nhất do có nhiều hãng khác nhau như Alcatel, Siemen, Erisson, NEC, VKX v.v…nên mất nhiều thời gian convert về dạng chuẩn. Quá trình xử lý còn qua nhân công nên không thể tránh được sai sót khi thực hiện. Do có nhiều module xử lý riêng lẻ cho từng định dạng tổng đài khác nhau nên khó khăn trong việc sửa và cập nhật chương trình. 2.2 Xây dựng mô hình hệ thống tính cước online VNPT Hà Nội 2.2.1 Các yêu cầu chung Hệ thống tính cước online (OCS) là một hệ thống cho phép nhà cung cấp dịch vụ tính chi phí khách hàng sử dụng trong thời gian thực. Từ thực trạng còn rất nhiều vấn đề mà hệ thống tính cước của VNPT Hà nội chưa đáp ứng được vì vậy cần xây dựng một hệ thống tính cước hoàn chỉnh từ tiếp nhận dữ liệu đầu vào đến tính và tổng hợp cước theo tuần tự hoàn toàn tự động. Hệ thống tính cước mới không những giảm được các công việc dùng nhân công mà còn có thể cung cấp dữ liệu kịp thời cho việc báo cáo sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của đơn vị, cũng như phục vụ cho công tác điều tra an ninh, khi cần thiết. 11 2.2.2 Cấu trúc hệ thống Hệ thống tính cước online được trình bày trong hình 2.3, bao gồm module tiếp nhận đầu vào, module cập nhật biến động và module xử lý tính cước và tổng hợp cước. - Module tiếp nhận đầu vào thông qua một FTP Server được kết nối với các máy dữ liệu của hệ thống phát triển dịch vụ và các tổng đài liên quan. Ở đây dữ liệu chuyển về FTP Server có thể hoàn toàn tự động hoặc qua nhân công với user cho phép. Số liệu tiếp nhận bao gồm các dữ liệu cuộc gọi chi tiết CDR, danh mục khách hàng, số liệu dịch vụ khác như : di động, megaVNN… - Module cập nhật biến động dùng cho cập nhật các số liệu đầu vào không thực hiện tự động như danh mục khách hàng, bảng giá cước, bảng biến động khách hàng.v.v…     Hình 2.3 : Hệ thống tính cươc online. - Module xử lý số liệu và tính cước là một Packaget bao gồm các hàm và thủ tục. Trong đó thủ tục xử lý số liệu chứa các fucntion nhỏ bao gồm xử lý các định dạng tổng đài có trong VNPT Hà Nội như Alcatel, NEC, Siemen…và các số liệu thô khác. Thủ tục tính cước chứa các hàm xét riêng từng loại cước khi 12 kết hợp với bảng giá cước và dịch vụ. Ở đây khi FTP Server nhận được dữ liệu về, hệ thống tính cước tự động quét và gọi thực thi module này. - Module tổng hợp cước thực hiện theo chu kỳ đặt trước và cung cấp các số liệu cước kết nối, tổng hợp báo cáo theo yêu cầu đưa ra. 2.2.3 Cơ sở dữ liệu của hệ thống Một Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ Client/Server hiệu suất cao, đủ tính năng, thích ứng cho các chủng loại, từ các máy tính xách tay (laptop, notebook) cho đến các máy Mainframe. Thiết kế dữ liệu theo tính năng mở, dễ dàng cập nhật khi có thay đổi về nghiệp vụ, hướng đối tượng, hướng người dùng. Server phục vụ tính cước được chia thành 2 schema là schema XULY và Schema TONGHOP. + Các Table cước Chi tiết cuộc gọi a. Các bảng số liệu CDR đầu vào b. Bảng kết quả Tính cước cuộc gọi chi tiết c. Bảng chi tiết số liệu Mega d. Bảng tính cước số liệu MegaVNN + Table các loại cước tính theo Danh mục + Table Biến động + Table kết quả tổng hợp cước. 2.2.4 So sánh hệ thống tính cước online với mô hình tính cước truyền thống. So với hệ thống cũ, hệ thống tính cước onlile đã giải quyết được hầu hết các nhược điểm còn tồn tại ở hệ thống cũ : - Chương trình và số liệu được đưa về một thể quản lý thống nhất vì vậy khi cần xử lý một vấn đề nào như thay đối phương pháp tính cước hay cập nhật loại cước, cập nhật tổng đài mới … chỉ cần thao tác một module duy nhất. - Dữ liệu tính cước khách hàng được cập nhật và tính liên tục theo thời gian thực không phải đợi vào chu kỳ cuối tháng. Điều này thuận lợi cho khách hàng kiểm tra thông tin cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh. - Các số liệu được tập trung trên Database nên việc thu thập và xử lý báo cáo được nhanh chóng chính xác. - Rút ngắn được thời gian và giảm chi phí nhân công trong công việc. 13 2.3 Kết luận chương Trong chương này luận văn đã trình bày về mô hình của một hệ thống tính cước mới của VNPT Hà nội, đó là hệ thống tính cước online. Các yêu cầu cần phải giải quyết đối với hệ thống tính cước online cũng được đề cập tới. Từ các vấn đề nêu trên, trong chương sau luận văn sẽ trình bày vấn đề xây dựng module tính cước cuộc gọi online, đây có thể nói là module quan trọng trong hệ thống tính cước này. 14 CHƯƠNG 3 . XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM MODULE XỬ LÝ VÀ TÍNH CƯỚC CUỘC GỌI TRONG HỆ THỐNG BILLING ONLINE 3.1 Lựa chọn hệ điều hành và hệ quản trị CSDL 3.1.1 Hệ điều hành Hệ thống máy chủ lưu trữ số liệu và tính cước có thể cài đặt Hệ điều hành Windows Server hoặc Unix. Chúng ta chọn Hệ điều hành UNIX, do tính năng bảo mật cao hơn. Do UNIX có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau, từ những máy tính cá nhân cho đến các máy chủ dịch vụ. Unix là hệ điều hành đa nhiệm hỗ trợ một cách lý tưởng đối với các ứng dụng nhiều người dùng. Sơ đồ máy chủ : Máy trạm 1 Server UNIX Máy trạm 5 Máy trạm 2 Máy trạm 3 Máy trạm 4 Hình 3.1 : Sơ đồ Hệ thống máy chủ Tính cước. 3.1.2 Hệ cơ sở dữ liệu Oracle và công nghệ Client/Server Oracle Corporation trở thành một công ty CSDL nổi tiếng nhờ tạo ra một Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ kiểu Client/Server với hiệu suất cao và đầy đủ chức năng. Oracle vượt qua tầm vóc của một công ty CSDL khi bổ sung hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ kiểu Server của nó những sản phẩm tích hợp cao được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng xử lý dữ liệu phân tán và công nghệ Client/ Server. 15 + Về các công nghệ của Oracle đựợc khai thác trong ứng dụng. a. Công nghệ Partitioning Công nghệ Partitioning hỗ trợ cho những bảng chứa dữ liệu lớn bằng cách tạo ra các index (chỉ mục) cho phép người dùng phân chia dữ liệu của bảng thành các đơn vị có khả năng quản lý nhỏ hơn gọi là các partition. Khi ứng dụng công nghệ Partition, các câu lệnh DML (Data Manipulation Language - nhóm các câu lệnh thao tác dữ liệu) và các câu lệnh truy vấn SQL (Structured Query Language - ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc) không nhất thiết phải sửa lại. Đối với các câu lệnh DDL (Data Definition Language - nhóm các câu lệnh định nghĩa dữ liệu), sau khi các partition được định nghĩa, các câu lệnh DDL có thể truy cập chính xác tới từng partition và thao tác riêng lẻ trên các partition, làm tăng tốc độ truy cập trên toàn bộ bảng. b. Xử lý song song. Oracle hỗ trợ tốt khả năng xử lý song song với các mức khác nhau: mức đối tượng cơ sở dữ liệu, mức câu lệnh DML và mức Instance. Song song mức đối tượng CSDL. Song song mức câu lệnh DML : Trong các câu lệnh truy vấn và câu lệnh DML, có thể sử dụng chỉ dẫn để thực hiện song song. Song song mức instance: Trong trường hợp CSDL được cài trên hệ thống RAC với các máy chủ chạy song hành; c. Các kỹ thuật tối ưu cho Oracle + Tối ưu câu lệnh SQL + Tối ưu cấu hình vật lý + Tối ưu các tệp cấu trúc cơ sở dữ liệu Oracle + Tối ưu đối tượng + Tối ưu tài nguyên phần cứng + Tối ưu vùng nhớ chia sẻ (Share Pool) + Vùng cache phiên kết nối 3.1.3 Ngôn ngữ xử lý số liệu: PL/SQL PL/SQL là ngôn ngữ xử lý số liệu đi kèm trong CSDL Oracle. Toàn bộ các chức năng xử lý, phân loại số liệu và tính cước được xây dựng bằng PL/SQL, được tổ chức dưới dạng các stored object bao gồm package, procedure và các function. 3.1.4 Ngôn ngữ xây dựng giao diện: Visual Basic.NET 16 Visual Basic.NET (VB.NET) cho phép bạn tạo ra những ứng dụng đầy sức mạnh cho nền tảng Microsoft Windows với thời gian ngắn nhất, kết hợp chặt chẽ việc truy cập dữ liệu từ một phạm vi rộng của kịch bản dữ liệu. VB.NET có nhiều đặc tính ngôn ngữ mới và được cải tiến như sự kế thừa, giao diện và overloading và là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầy tiềm năng. a. Nền tảng của .NET Nền tảng .NET là bộ khung phát triển ứng dụng mới, nó cung cấp một giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface-API) mới mẻ cho các dịch vụ và hệ điều hành Windows , nó cũng mang lại nhiều kỹ thuật khác nổi bật của Microsofts suốt từ những năm 90. Nền tảng .NET bao gồm 4 nhóm sau: + Một tập các ngôn ngữ, bao gồm C# và Visual Basic.NET ; một tập các công cụ phát triển bao gồm Visual Studio.NET, một tập đầy đủ các thư viện phục vụ cho việc xây dựng các ứng dụng web, các dịch vụ web và các ứng dụng windows; còn có CLR – Common Language Runtime (ngôn ngữ thực thi dùng chung) để thực thi các đối tượng được xây dựng trên bộ khung này. + Một tập các Server xí nghiệp .Net như SQL Server 2000. Exchange 2000, BizTalk 2000,… chúng cung cấp các chức năng cho việc lưu trữ dữ liệu quan hệ, thư điện tử, thương mại điện tử B2B,… + Các dịch vụ web thương mại miễn phí.Nhà phát triển có thể dùng các dịch vụ này để xây dựng các ứng dụng đòi hỏi tri thức về định danh người dùng … 17 + .NET cho các thiết bị điện thoại (cell phone) , thiết bị game. b. NET Framework .NET hỗ trợ tích hợp ngôn ngữ, tức là ta có thể kế thừa các lớp, bắt các ngoại lệ (Exception), đa hình thông qua nhiều ngôn ngữ. .Net Framework thực hiện việc này nhờ vào đặc tả Common Type System-CTS (hệ thống kiểu chung) mà tất cả các thành phần .Net đều tuân theo. b. Ngôn ngữ Visual Basic.NET VB.NET là một ngôn ngữ hướng đối tượng rất mạnh và hỗ trợ đầy đủ các đặc trưng của ngôn ngữ hướng đối tượng như trừu tượng, bao đóng, kế thừa, đa hình, đa luồng và cấu trúc xử lý những ngoại lệ (exception) 3.2 Thiết kế Module xử lý số liệu và tính cước cuộc gọi online     3.2.1 Sơ đồ hệ thống      Hệ thống tính cước online được thiết kế phục vụ cho phần tính cước chi tiết cuộc gọi (CDR) được ghi tại các tổng đài. Hệ thống bao gồm các hệ thống xử lý khác nhau : a. Hệ thống các tổng đài ghi và chuyển dữ liệu về FPT Server + Nhóm các tổng đài của hãng Alcatel kết nối với FPT Server qua Card X25 (Eicon hoặc Symicron), chuyển dữ liệu CDR về FPT Server theo chu kỳ định trước (15 phút hoặc 30 phút v.v…) + Nhóm các tổng đài của hãng NEC, VKX, SIEMEN, ERISSON do các hãng chưa hỗ trợ lấy dữ liệu tự động nên nhân viên tại tổng đài vẫn phải cắt số liệu cung cấp theo chu kỳ và chuyển lên FPT Server. b. Máy chủ FPT Server được cài đặt phần mềm On line Billing Application với lisence do ANSV cung cấp. c. Hệ thống xử lý số liệu bao gồm các Module xử lý số liệu của từng loại tổng đài của các hãng, hàm tính cước CDR được gắn vào Triggers của từng bảng tương ứng với từng tổng đài. c. Bảng tổng hợp cước chi tiết bao gồm số liệu ở tất cả các tổng đài là CSDL chính để các hệ thống khác của VNPT Hà Nội kết nối vào phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng, thống kê báo cáo … Sơ đồ hệ thống xử lý và tính cước tự động được trình bày trong hình 3.5: 18   Hình 3.5 : Hệ thống xử lý và tính cước tự động.  Hệ thống xử lý cuộc gọi chi tiết là một chương trình tự động quét tìm các file dữ liệu mới từ các tổng đài gửi đến FPT Server dạng BIN, convert dữ liệu về dạng chuẩn đưa lên CSDL Oracle và tính cước liên tục theo từng bản ghi. 3.2.2 Thiết kế giao diện người dùng 3.2.2.1 Giao diện khởi tạo hệ thống Khi bắt đầu một sang một tháng cước mới để thuận tiện cho việc quản lý cơ sở dữ liệu, bước đầu tiên người tính cước phải thực hiện đó là khởi tạo hệ thống. Chức năng chính của khởi tạo hệ thống là tạo các bảng theo tên tổng đài và bảng kết quả theo partition cho tháng làm việc mới. Load dữ liệu gốc và tính cước từ tháng cũ sang bảng partition vừa khởi tạo. 3.2.2.2 Cập nhật các Danh mục cước Việc cập nhật danh mục cước là công việc được thực hiện thường xuyên trong tháng khi có biến động. Vì vậy, giao diện phục vụ cho cập nhật danh mục cước phải đảm bảo tính đơn giản, tiện dụng và dễ theo dõi, tìm kiếm thông tin. 3.2.2.3 Thực hiện xử lý số liệu và tính cước Giao diện thực hiện xử lý số liệu và tính cước được thiết kế sao cho vừa có thể thực hiện theo xử lý tự động hoặc lựa chọn xử lý và tính cước riêng từng tổng đài. 3.2.3 Xử lý số liệu trên Database Dựa trên thiết kế cõ sở dữ liệu đã được trình bày ở trên, tiến hành lập trình các module tương ứng với thiết kế để thực hiện các thao tác xử lý tính cước cuộc gọi chi tiết (CDR). Mô hình tổng quát các module được lập trình xử lý số liệu trên database như sau :
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan