Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi

.PDF
100
118
57

Mô tả:

Vô ThÞ tr−êng trong n−íc B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi: Nghiªn cøu x©y dùng gi¶i ph¸p ph¸t triÓn thÞ tr−êng thøc ¨n ch¨n nu«i Cn®t: NguyÔn Xu©n ChiÕn 8521 Hµ néi – 2010 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Đề tài Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, một trong những ngành chính tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn. Trong những năm vừa qua ngành chăn nuôi đạt được một số kết quả về mức độ tăng trưởng, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng dần. Chăn nuôi trang trại, công nghiệp bước đầu hình thành và phát triển, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những tồn tại như chăn nuôi ở quy mô nhỏ, phân tán và mang tính tận dụng; giá thành sản phẩm chăn nuôi cao (do giá thức ăn chăn nuôi cao hơn từ 10 đến 15% so với các nước trong khu vực, hệ số sử dụng thức ăn chăn nuôi thấp, chi phí thú y còn ở mức cao...); dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được kiểm soát tốt, hệ thống thông tin dự báo và khả năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Theo định hướng Chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008, năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp dự kiến sẽ chiếm khoảng 32%, đến 2015 là 38%, năm 2020 là 42%,với tốc độ tăng trưởng đạt 6 - 7%/năm. Ngoài ra, theo mục tiêu phát triển đàn gia súc, gia cầm đến năm 2015: đàn bò sữa đạt 200.000 con, cung cấp 350.000 tấn sữa, đáp ứng 30% nhu cầu trong nước; sẽ có 9,0 triệu con bò thịt, đạt 310.000 tấn thịt; đàn trâu sẽ là 3,1 triệu con với 72.800 tấn thịt; đàn lợn lớn nhất với 36,9 triệu con, 4,2 triệu tấn thịt, đàn gia cầm lên đến 397,3 triệu con, đạt 2,256 triệu tấn thịt. Bên cạnh đó, với sự tăng trưởng đều của nền kinh tế Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người cũng liên tục gia tăng hàng năm, dẫn tới cơ cấu tiêu dùng thực phẩm của dân cư cũng thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ lệ tiêu thụ gia súc, gia cầm. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi theo phân tích ở trên dẫn tới nhu cầu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cũng tăng trưởng theo. Thực tế những năm vừa qua cho thấy nhu cầu TĂCN tăng khoảng 7%-8% một năm, cụ thể là năm 2008 nhu cầu TĂCN là 14,6 triệu tấn, ước tính năm 2010 nhu cầu khoảng 18,6 triệu tấn và đến năm 2015 là 24,2 triệu tấn. 1 Đối với TĂCN thành phẩm, do nguồn cung TĂCN sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nên khối lượng còn lại phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, ngành TĂCN cũng phải nhập khẩu lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là khá lớn. Hiện nay, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 70% so với nhu cầu, số còn lại khoảng 30% phải nhập khẩu (trong đó khoảng 20% nguyên liệu giàu năng lượng, 80% các loại thức ăn bổ sung, 60%-70% thức ăn giàu đạm và hơn 90% chất phụ gia là phải nhập khẩu). Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu về Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây, cụ thể năm 2009 đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2008, tăng 52% so với năm 2007 và tăng tới 144% so với năm 2006. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng ngành sản xuất TĂCN đang gặp phải nghịch lý khi không chủ động được nguồn nguyên liệu chủ chốt có nguồn gốc từ nông nghiệp như ngô, khô dầu đậu tương, bột cá, thức ăn thô xanh... hầu hết các loại thức ăn bổ sung, vitamin, bột xương đều phải nhập khẩu với giá cao. Hiện cả nước có khoảng trên 200 doanh nghiệp sản xuất TĂCN với công suất khoảng 13,5 triệu tấn/năm, trong đó trên 97% doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 3%. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dẫn đến giá TĂCN của Việt Nam liên tục tăng cao trong những năm gần đây vì phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của giá nguyên liệu thế giới, đây cũng là nguyên nhân làm cho giá cả thị trường thực phẩm tăng cao. Theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2008 và Thông tư số 122/2010/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC về việc thực hiện bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ; Theo Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2009 về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, mặt hàng TĂCN nằm trong danh mục mặt hàng, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Tuy nhiên xét về mặt dài hạn, để bình ổn thị trường, ổn định giá cả ở mức hợp lý thì phải có các biện pháp nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển. Việc đề xuất và nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi” là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc bình ổn thị trường thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu của Đề tài là cơ sở giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ 2 chế, chính sách, giải pháp nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020, điều này cũng là căn cứ cho các doanh nghiệp trong ngành TĂCN xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh trang, giảm giá thành sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhu cầu thị trường, hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước phát triển, đồng thời góp phần bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu như nông sản thực phẩm.... 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến mặt hàng TĂCN như: - Chương trình hợp tác với Bỉ về nghiên cứu thức ăn gia súc invitro và insacco, 2001. - Viện Chăn Nuôi, Dự án Nghiên cứu sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ làm thức ăn gia súc và phân tích hệ thống chăn nuôi bền vững (SAREC/SIDA), 2002 - Viện Chăn nuôi, Dự án "Tăng cường sử dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc Việt Nam” (NUFU Nauy), 2004 - Th s. Lê Thị Thanh Lan, “Phân tích cầu về thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở vùng Đông Nam bộ, 2005 – 2010. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “ Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006 – 2010”. - Trung tâm thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO), Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), “Báo cáo thường niên Ngành hàng TĂCN Việt Nam năm 2008 và triển vọng 2009”. - Định hướng Chiến lược phát triển của Ngành chăn nuôi đến năm 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008). Các nghiên cứu đã cho chúng ta thấy được một bức tranh toàn cảnh khá rõ nét về thực trạng phát triển của ngành chăn nuôi và sản xuất TĂCN của Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về định hướng phát triển thị trường TĂCN Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo. Do đó, việc đề xuất nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát triển thị 3 trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam” mang tính thời sự và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài. - Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam (chủ yếu đánh giá chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò và chăn nuôi gia cầm) trong giai đoạn vừa qua và định hướng trong thời gian tới để qua đó thấy được tiềm năng và nhu cầu phát triển thị trường TĂCN. - Phân tích, đánh giá thực trạng về sản xuất, xuất nhập khẩu, thị trường tiêu thụ, tổ chức quản lý hệ thống phân phân phối, đồng thời đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh TĂCN ở Việt Nam. - Làm rõ xu hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường TĂCN ở Việt Nam. 4. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển của ngành chăn nuôi dẫn tới nhu cầu về TĂCN, tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, thị trường, tiêu thụ, hệ thống phân phối và xu hướng phát triển của ngành giữa sản xuất TĂCN trong mối tương quan với sự phát triển của ngành chăn nuôi, từ đó xác định rõ đối tượng nghiên cứu của Đề tài là thị trường và hệ thống phân phối TĂCN tại Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, từ cụ thể đến khái quát, Đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh, tổng hợp, mô hình hóa, khảo sát thực tế, hội thảo lấy ý kiến chuyên gia vào việc nghiên cứu và triển khai thực hiện Đề tài. Ngoài ra, Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê toán học thông qua kỹ thuật lọc dữ liệu trong Excel để xử lý số liệu báo cáo thu thập được làm cơ sở cho việc tổng hợp, đánh giá về mặt định lượng và định tính. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Thị trường TĂCN của Việt Nam và một số nước được lựa chọn để nghiên cứu kinh nghiệm. + Về thời gian: Nghiên cứu thị trường TĂCN giai đoạn 2000 - 2010 đưa ra giải pháp phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 4 5. Kết cấu của Đề tài Đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Thực trạng ngành chăn nuôi ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng về thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 5 Chương 1 THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM 1.1. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM 1.1.1. Đặc điểm, vai trò của ngành chăn nuôi đối với nền kinh tế Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân. Trong những năm qua, chăn nuôi của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt, cá, trứng, sữa…. Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), công nghiệp thực phẩm, xuất khẩu. Sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, dịch bệnh trên vật nuôi, chính sách phát triển ngành, nguồn thức ăn cho vật nuôi. Thức ăn cho vật nuôi ngoài nguồn thức ăn tự nhiên thì phần lớn thức ăn do ngành trồng trọt cung cấp, nhờ những thành tựu về khoa học và công nghệ, nguồn thức ăn cho vật nuôi được cải thiện về năng suất và chất lượng. Thức ăn cho gia súc, gia cầm sản xuất theo phương pháp công nghệp hiện đại, đa dạng về chủng loại tạo điều kiện cho phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Vai trò của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, từ chỗ thiếu lương thực đến nay trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới - trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới với sản lượng trên 5 triệu tấn/năm. Nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng và góp phần hỗ trợ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng nhanh. Thành tựu của nông nghiệp Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua là do kết quả của chính sách mở cửa và đổi mới nền kinh tế. Chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng dần khẳng định vai trò quan trọng trong cơ cấu phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trong những năm gần đây, đời sống được cải thiện, tốc độ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh, việc sử dụng thực phẩm ngày càng tăng cao, bình quân sản lượng thịt hơi/người/năm tăng 2 lần trong giai đoạn từ năm 1993 đến 2008. Nếu nhu cầu sản phẩm chăn nuôi vẫn duy trì với tốc độ như hiện nay 6 sẽ tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển, thu hút nhiều dự án trong và ngoài nước tiến tới hòa nhập với sự phát triển ngành chăn nuôi của các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành chăn nuôi Việt Nam đang từng bước chuyển dần sang mô hình phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp và sự phát triển của ngành chăn nuôi sẽ thúc đẩy một số ngành khác như: ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, thuốc thú y, chế biến sản phẩm chăn nuôi... cùng phát triển. Hiện nay, do hạn chế về quỹ đất dành cho chăn nuôi và nguyên liệu chế biến thức ăn trong nước thiếu đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển chăn nuôi của Việt Nam. Mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng ngành chăn nuôi nước ta vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu, điều này đã ảnh hưởng đến năng suất, giá thành chăn nuôi. Đồng thời việc phát triển chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương kết hợp với xúc tiến thương mại vượt qua các khó khăn, thách thức để ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển không ngừng của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008, ngành chăn nuôi nuôi Việt Nam cũng phát triển rất mạnh mẽ, giá trị sản phẩm chăn nuôi không ngừng tăng, năm 2005 là 42,5 nghìn tỷ đồng, đến năm 2008 là 97,9 nghìn tỷ đồng - tăng 116% so với năm 2005. 1.1.2. Thực trạng của ngành chăn nuôi Việt Nam 1.1.2.1. Chăn nuôi gia súc, gia cầm - Về chăn nuôi Bò: Chăn nuôi bò được Nhà nước, đặc biệt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNN & PTNT) chú trọng phát triển. Gần 70% tổng đàn bò cả nước là Bò Vàng địa phương được phân bố trên mọi miền của đất nước. Bò Vàng có tầm vóc nhỏ, màu vàng, sinh trưởng phát triển chậm, khối lượng khi trưởng thành từ 150-190 kg, tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh thấp. Tuy nhiên, Bò Vàng có khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, nếu lai tạo với bò Zebu, bò lai sinh ra có ưu thế lai tốt, sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện kinh tế và xã hội của nước ta. Từ đàn bò cái lai đã được cải tiến tiếp tục lai tạo với các giống chuyên dụng sẽ tạo ra các giống bò thịt và bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu thịt, sữa cho nhân dân. Số lượng đàn bò trong giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 5,78% trong khi đó sản lượng thịt tăng 13,47%. Năm 2009, tổng đàn bò là 6,103 triệu con, giảm 3,7% so với năm 2008, sản lượng thịt bò đạt 257,8 nghìn tấn tăng 13,7% so với năm 2008. Ước năm 2010 tổng đàn bò là 7,178 triệu con, sản lượng thịt bò là 265 nghìn tấn. 7 Bảng 1.1. Tỷ lệ tăng giảm số lượng đàn Bò qua các năm Năm Số lượng bò (nghìn con) Tỷ lệ tăng/giảm bình quân (%) Sản lượng thịt (nghìn tấn) Tỷ lệ tăng bình quấn (%) 2005 5.540,70 142,16 2006 6.510,80 +17,50 159,46 +12,17 2007 6.724,70 +3,30 206,14 +28,50 2008 6.337,70 -5,80 227,19 +10,21 2009 6.103,30 -3,70 257,80 +13,7 KH 2010 7.177,90 +17,60 265,00 +2,79 +5,78 Bình quân (%) +13,47 (Nguồn: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 của BNN & PTNT) Giai đoạn 2001-2005, chăn nuôi bò thịt được nhiều địa phương quan tâm, chỉ đạo phát triển, bước đầu đạt kết quả, tăng nhanh hơn về đầu con, năng suất, sản lượng thịt. Từ đó đưa ra kế hoạch chăn nuôi bò thịt từ năm 2006 – 2015, theo đó số lượng đàn bò năm 2010 theo kế hoạch là 7,17 triệu con đến năm 2015 số lượng bò thịt lên đến khoảng 9 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi bò thịt vẫn chăn nuôi một số khó khăn như: thiếu giống tốt; chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, quảng canh tận dụng, dựa vào chăn thả tự nhiên vẫn là chủ yếu; cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ chăn nuôi bò thịt thấp, ; năng suất sinh sản, tăng trọng, chất lượng thịt thấp; thiếu đồng cỏ và thức ăn thô xanh; quy trình kỹ thuật chưa được áp dụng rộng dãi trong sản xuất. Chăn nuôi bò phát triển ở tất cả các địa phương trong cả nước nhưng tập trung nhiều ở các vùng DHNTB và Bắc Trung Bộ như Gia Lai, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.... Số lượng đàn bò tại hai vùng này đạt 2,6 triệu con chiếm trên 45% tổng đàn bò trong cả nước. Bảng 1.2. Số lượng đàn Bò theo khu vực sinh thái Đơn vị tính: nghìn con Vùng TD & Năm MNPB 2000 651,10 2005 875,70 2006 1026,60 2007 1088,80 2008 1058,80 2009 1031,7 ĐBSH 502,90 709,90 821,50 822,90 729,9 695,00 BTB& DHMT 2023,20 2404,20 2742,00 2825,50 2619,00 2489,8 Tây Nguyên 524,90 616,90 747,90 756,30 721,30 716,80 Đông Nam Bộ 228,60 396,10 493,00 541,60 495,10 473,30 ĐBSCL Cả nước 197,20 537,90 679,80 689,60 713,50 696,70 4127,90 5540,70 6510,80 6724,70 6337,70 6103,30 (Nguồn: Số liệu Tổng cục thống kê năm 2009) 8 Bò sữa: Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam có lịch sử phát triển trên 50 năm, nhưng thực sự phát triển nhanh từ năm 2001 sau khi Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Đàn bò sữa đã tăng trên 3 lần, từ 41 nghìn con/năm lên 130 nghìn con, tương ứng với tổng sản lượng sữa tăng trên 4 lần từ 64 ngàn tấn/năm lên 290 ngàn tấn/năm. Trong gần 10 năm thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bò sữa (giai đoạn 2001- 2010) thì năm 2009 là năm mà chăn nuôi bò sữa Việt Nam có nhiều thuận lợi, gặt hái nhiều thành quả. Cơ hội rất tốt để phát triển đàn bò sữa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày càng cao về sữa tươi. Các công ty, như Công ty Vinamilk, Công ty sữa quốc tế - IDP, Công ty sữa tương lai, Công ty Cổ phần Sữa Lâm Đồng… đang triển khai chương trình phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng cơ sở chế biến sữa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Số lượng đàn bò sữa trong giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 5,46%, sản lượng thịt tăng 10,41%. Năm 2009, tổng đàn bò sữa là 130.000 nghìn con, đạt tốc độ tăng đàn trên 6,98% năm, sản lượng sữa đạt 301 nghìn tấn tăng 6,11% so với năm 2008. Ước kế hoạch năm 2010 tổng đàn bò sữa đạt 149,5 nghìn con, tăng 15% so với năm 2009 và sản lượng sữa tươi đạt 350 nghìn tấn, tăng 16,3% so với năm 2009. Bảng 1.3. Số lượng bò sữa qua các năm 2005 Số bò (nghìn con) 104,1 2006 113,2 +8,73 215,9 +9,24 2007 98,7 -12,86 234,4 +8,56 2008 111,3 +9,45 262,2 +11,82 2009 130 +6,98 301 +6,11 149,5 +15 350 +16,3 Năm KH 2010 Tỷ lệ tăng/giảm bình quân (%) +5,46 Bình quân (%) SL sữa (1000 tấn) 197,7 Tỷ lệ tăng/giảm bình quân (%) +10,41 (Nguồn: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 -2020 của BNN & PTNT) Đàn bò sữa Việt Nam tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ 75 ngàn con, chiếm trên 70% tổng đàn bò sữa cả nước, trong đó Tp. HCM là nơi có đàn bò sữa nhiều nhất Việt Nam và chiếm gần 60% tổng đàn bò sữa Việt Nam. Hiện nay, đàn bò sữa cả nước có trên 115 ngàn con, các tỉnh có đàn bò sữa lớn nhất là: Tp. 9 HCM 73.328 con, Hà Nội 6.800, Long An 6.104, Sơn La 5.136, Sóc Trăng 5.071, Tiền Giang 3.371, Lâm Đồng 2.833, Bình Dương 2.351. Bảng 1.4. Số lượng Bò sữa theo các vùng sinh thái Đơn vị tính: nghìn con Vùng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 2009 TD & MNPB 10,52 9,41 7,00 8,39 7,22 6,00 ĐBSH 11,98 10,66 9,14 9,33 8,34 7,22 BTB & DHMT 6,83 4,74 2,86 1,76 1,96 1,69 Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL 2,55 2,90 2,72 2,79 2,84 2,46 63,94 75,07 67,69 76,59 79,57 68,88 8,31 10,44 9,25 9,14 15,60 13,50 Cả nước 104,12 113,21 98,66 107,98 115,52 100 (Nguồn: Báo cáo của BNN & PTNT về chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 1999 -2009) Về chăn nuôi Lợn: Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Hơn nữa, thịt lợn cũng là nguồn thực phẩm chủ yếu sử dụng trong các bữa ăn của người Việt Nam. Ngày nay, các giống lợn của Việt Nam đều có nguồn gốc từ nước ngoài, các giống lợn địa phương nổi tiếng chỉ dùng làm nền lai tạo. Đàn lợn Việt Nam luôn tăng trưởng dương và có tốc độ phát triển nhanh hơn các vật nuôi khác, với số lượng trên 27,6 triệu con lợn năm 2009, Việt Nam nằm trong danh sách top 10 nước trên thế giới về số lượng đàn lợn và đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng thịt. Số lượng đàn lợn trong giai đoạn 2005 – 2010 tăng bình quân 1,24% trong khi đó sản lượng thịt tăng 6,87%. Tổng đàn lợn năm 2009 đạt 27,6 triệu con, tăng 3,5% so với năm 2008 và tổng sản lượng thịt hơi đạt 2,93 triệu tấn tăng 4,5% so với năm 2008. Theo kế hoạch năm 2010, ước đạt tổng đàn lợn cả nước ước tăng 5,4% và sản lượng thịt hơi tăng 10% so với năm 2009. Bảng 1.5. Số lượng lợn qua các năm Năm 2005 2006 2007 2008 2009 KH 2010 Số Lợn (nghìn con) 27.434,9 26.855,3 26.560,7 26.701,6 27.627,7 29.120,0 Tỷ lệ tăng/giảm bình quân (%) -2,10 -1,10 +0,50 +3,5 +5,4 SL thịt hơi (nghìn tấn) 2.288,3 2.505,1 2.552,9 2.771,0 2.931,4 3.225,0 Tỷ lệ tăng/giảm bình quân (%) +9,47 +6,29 +4,07 +4,5 +10 (Nguồn: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 của BNN & PTNT) 10 Đàn lợn của Việt Nam phân bố rộng khắp tất cả các địa phương trong cả nước. Trồng lúa, nuôi lợn là truyền thống ngàn đời của người nông dân Việt Nam. Nơi nào có lúa, nơi đó có lợn đã minh chứng sự phân bố của đàn lợn nước ta, tuy nhiên khoảng 90% đàn lợn của cả nước được tập trung nhiều tại ba vùng: Vùng Miền núi phía Bắc, ĐBSH và Vùng BTB & DHMT, điều này cũng phản ánh phương pháp canh tác và tập quán làm ruộng có sự khác nhau của các vùng. Bảng 1.6. Số lượng Lợn theo các vùng sinh thái Đơn vị tính: nghìn con Vùng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 TD & MNPB 5.446,40 5.338,60 5.558,60 5.927,60 6.665,37 ĐBSH 7.795,50 7.472,90 7.248,20 7.334,10 7.095,70 BTB & DHMT 6.526,40 6.244,60 6.148,50 5.880,00 5.544,92 Tây Nguyên 1.590,50 1.386,20 1.451,30 1.557,20 1.636,05 Đông Nam Bộ 2.247,60 2.431,00 2.369,30 2.372,80 2.954,85 ĐBSCL Cả nước 3.828,60 3.982,00 3.784,80 3.630,10 3.730,83 27.435,00 26.855,30 26.560,70 26.701,60 27.627,73 (Nguồn: Số liệu Tổng cục thống kê năm 2009) Về chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống của nhiều địa phương góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình, đồng thời chăn nuôi gia cầm đóng góp một phần quan trọng vào tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Cho đến nay, chăn nuôi gia cầm được nhiều địa phương chú trọng phát triển, nhiều giống gia cầm ngoại chuyên trứng, chuyên thịt của thế giới đã được nhập vào nước ta và nuôi chủ yếu theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, các giống gia cầm địa phương vẫn được nuôi phổ biến ở tất cả các địa phương. Gà Ri là giống gà được mọi người Việt Nam ưa dùng, ngoài ra các giống gà thả vườn khác luôn được người chăn nuôi ưa chuộng, thường chúng có giá cao hơn các giống gà công nghiệp. Khi dịch cúm gia cầm xảy ra đã ảnh hưởng đến tốc độc tăng trưởng của đàn gia cầm của nước ta (từ năm 2005 đến năm 2009). Tuy nhiên cho đến nay, đàn gia cầm nước ta đã có sự hồi phục khá nhanh. Theo số liệu thống kê năm 2009 của BNN & PTNT, đàn gia cầm của Việt Nam so với năm 2008 đã có số lượng trên 270 triệu con/năm tăng 20,49%, sản lượng thịt đạt 462,7 nghìn tấn tăng 11,01%, sản lượng trứng 5,56 tỷ quả tăng 12,6%. Trong giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng bình quân đàn gia cầm đạt 6,15 %, sản lượng thịt gia cầm tăng 10,66%. Với văn hóa ẩm thực của người Việt Nam thì sản phẩm gia cầm có vị trí quan trọng thứ hai sau thịt lợn. Đàn gia cầm của Việt Nam phân bố khắp các địa phương trong cả nước. Gà là vật nuôi quan trọng chiếm trên 3/4 tổng 11 số lượng đàn gia cầm, tiếp sau đó là vịt. Xuất phát từ điều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi, trên 60% số lượng vịt của cả nước được nuôi tập trung ở vùng ĐBSCL. Bảng 1.7. Số lượng gia cầm qua các năm Năm 2005 2006 2007 2008 2009 KH 2010 Bình quân (%) Gia cầm (triệu con) 219,90 214,60 226,00 247,30 280,18 293,80 Tỷ lệ tăng/giảm bình quân (%) +0,80 -2,40 +5,30 +9,40 +12,8 +4,86 +6,15 SL thịt (nghìn tấn) 321,89 344,41 358,80 417,00 502,8 518,3 Tỷ lệ Tỷ lệ SL Trứng tăng/giảm tăng/giảm (triệu bình bình quân quả) quân (%) (%) +1,73 3948,50 +0,24 +6,99 3969,50 +0,53 +4,18 4465,80 +12,50 +16,22 4937,60 +10,56 +12,2 5.952,1 +9,0 +11,99 6.229,9 +4,67 +10,66 +7,5 (Nguồn: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 của BNN & PTNT) Trong mười năm qua, đàn gia cầm ở các vùng TD & MNPB, ĐBSH và BTB & DHMT có tốc độ phát triển nhanh. Bảng 1.8. Số lượng gia cầm theo các vùng sinh thái Đơn vị tính: triệu con Vùng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ% 2009 TD & MNPB 47,835 48,026 51,693 55,447 63,162 22,54 ĐBSH 64,465 61,151 64,303 68,640 70,586 BTB & Tây Đông ĐBSCL DHMT Nguyên Nam Bộ 54,392 8,729 13,143 31,347 48,335 7,807 12,868 36,378 49,889 8,159 12,118 39,867 52,509 9,552 13,645 47,527 57,606 11,894 21,132 55,800 25,19 20,56 4,24 7,54 Cả nước 219,90 214,60 226,00 247,30 280,18 19,91 100% (Nguồn: Số liệu thống kê của BNN & PTNT) 1.1.2.2. Về nuôi trồng thuỷ sản Ở Việt Nam, nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển rất năng động, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 đạt 1.437.400 tấn, năm 2008 đạt 2.450.000 tấn tăng 69,58% so với năm 2005, trong đó tập trung vào một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như: Tôm sú, cá tra, cá basa… và một số loài thuỷ sản khác. Đặc biệt năm 2007, sản lượng nuôi cá tra và cá basa đạt trên 1.200.000 tấn và sản lượng tôm nuôi đạt 307.000 tấn. Hiện 12 nay, đối tượng nuôi và mô hình nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên chủ lực nhất vẫn là nuôi cá tra ở vùng nước ngọt và nuôi tôm ở vùng nước nợ ven biển. Theo kế hoạch năm 2010, diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước là 1.110.000 ha, đạt sản lượng 2.700.000 tấn, mục tiêu đến năm 2020, kinh tế thủy sản đóng góp 30-35% GDP trong khối nông - lâm- ngư nghiệp với tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản từ 8-10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - triệu tấn, trong đó, nuôi trồng chiếm 65-70% tổng sản lượng, tạo việc làm cho 5 triệu lao động nghề cá. 1.1.2.3. Một số mô hình chăn nuôi ở Việt Nam Mô hình chăn nuôi Bò - Chăn nuôi bò thịt: Hiện nay ở Việt Nam, ngành chăn nuôi bò vẫn còn ở tình trạng nhỏ lẻ. Người nông dân còn thiếu cả vốn lẫn trình độ kỹ thuật chăn nuôi. Chăn nuôi bò theo mô hình trang trại được hình thành và bước đầu phát triển. Công nghệ chăn nuôi đổi mới chưa nhiều, các cơ sở giống và một số cơ sở chăn nuôi tập trung được đầu tư cải tạo nâng cấp, chuồng trại đạt yêu cầu kỹ thuật, áp dụng công nghệ tin học trong quản lý đàn bò và công nghệ vỗ béo bò thịt. Chăn nuôi bò thịt vẫn dựa vào chăn thả tự nhiên. Riêng công nghệ nhân giống bò thịt có tiến bộ, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đạt khoảng 26% và được áp dụng rộng răi trong cả nước. Các phương thức chăn nuôi bò thịt ở nước ta hiện nay: chăn nuôi bò thịt quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo (đây là phương thức chăn nuôi phổ biến của hầu hết các hộ chăn nuôi bò ở Việt Nam); chăn nuôi bò bán thâm canh (các trang trại chăn nuôi bò vừa và nhỏ thường sử dụng phương thức này); chăn nuôi bò thâm canh (đây là phương thức chăn nuôi bò thịt chất lượng cao và mới đối với nông dân Việt Nam). - Chăn nuôi bò sữa: Đa phần chăn nuôi nông hộ và quy mô nhỏ, phân tán và thủ công vẫn là chủ yếu, trên 95% số bò sữa hiện nay được nuôi phân tán trong các nông hộ. Chất lượng giống bò sữa được cải thiện đáng kể, hiện nay cơ cấu giống bò sữa của Việt Nam chủ yếu là bò lai HF, chiếm gần 85% tổng đàn bò sữa. Số lượng bò HF thuần chiếm khoảng 14% tổng số đàn, được nuôi chủ yếu tại các cơ sở giống hoặc trang trại lớn; còn lại khoảng 1% là các giống khác. Tiêu dùng sữa ở Việt Nam phần lớn là sữa bột chiếm khoảng 78%, còn lại sữa tươi chỉ chiếm khoảng 22%, tỷ lệ sử dụng sữa tươi của Việt Nam thấp hơn so với các nước cùng khu vực và trên thế giới, trong khi đó tại Thái Lan 99% sữa tươi, tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sữa tươi được sử dụng 100%. Những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang được 13 khuyến khích phát triển. Nhiều dự án đầu tư về kỹ thuật chăn nuôi, về nghiên cứu giống bò sữa, về quy hoạch vùng nguyên liệu làm thức ăn cho bò sữa đang được chú trọng phát triển, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò sữa theo hướng công nghiệp, có quy mô lớn, năng suất cao đáp ứng nhu cầu cho ngành sản xuất và chế biến sữa ở Việt Nam phát triển. Mô hình chăn nuôi Lợn Trong những năm gần đây, bên cạnh phương thức chăn nuôi lợn truyền thống mà đặc trưng là chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ, năng suất thấp thì chăn nuôi lợn theo phương thức tập trung công nghiệp đang có xu hướng ngày càng phát triển. Các tỉnh, thành phố có chăn nuôi lợn trang trại nhiều như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Hải Dương, Thanh Hoá, Thái Bình, Tiền Giang... Đã có một số điển hình hợp tác xã chăn nuôi lợn hướng nạc như Nam Sách - Hải Dương, Đan Phượng Hà Tây, Yên Định - Thanh Hoá... Đây là mô hình tổ chức sản xuất có nhiều lợi thế, giảm chi phí đầu vào vì đã tập trung các dịch vụ như cung cấp con giống, thức ăn công nghiệp, thú y, thụ tinh nhân tạo và bao tiêu sản phẩm... Tỷ trọng chăn nuôi lợn trang trại (công nghiệp và bán công nghiệp) tăng nhanh. Hơn 6 triệu con lợn thịt ngoại và phần lớn lợn lai F2, F3 được chăn nuôi trang trại, gia trại. Hệ thống chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động là những tiến bộ kỹ thuật về chuồng trại đã được áp dụng tại các trang trại chăn nuôi lợn ở các vùng chăn nuôi lợn trọng điểm như Đông Nam Bộ, ĐBSH, ĐBSCL và Tây Nguyên. Sản xuất lợn giống và nhân giống lợn bằng thụ tinh nhân tạo đang được nhiều tỉnh, thành phố đầu tư phát triển như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Thanh Hoá, Thành phố Hồ Chi Minh, Bình Dương, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ... Nhiều cơ sở chăn nuôi lợn đã áp dụng tin học trong theo dõi, quản lý giống. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn phổ biến là nhỏ, phân tán trong nông hộ; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao, công tác chọn lọc, nuôi dưỡng và quản lý đực giống chưa tốt; tình trạng giết mổ, chế biến thịt còn thủ công, chưa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Mô hình chăn nuôi gia cầm Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại 3 mô hình chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông (chủ yếu trong hộ nông dân); chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vườn) và chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, tập trung). Chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông 14 Đây là mô hình chăn nuôi truyền thống có hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của mô hình chăn nuôi này là đầu tư thấp, gà nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con. Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, vật nuôi dễ mắc bệnh dịch, tỷ lệ nuôi sống thấp và hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy, phương thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà bản địa có khả năng chịu đựng kham khổ cao, chất lượng thịt, trứng thơm ngon. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2008 có trên 60 % hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà theo phương thức này (trong tổng số trên 7,5 triệu hộ chăn nuôi gà) với tổng số gà theo thời điểm khoảng 110-115 triệu con (ước đạt khoảng 50-52% tổng số gà xuất chuồng của cả năm). Chăn nuôi bán công nghiệp Đây là mô hình chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, nuôi các giống gà lông mầu có năng suất cao. Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hoá. Đặc trưng của mô hình chăn nuôi này là quy mô đàn gà từ 200-500 con; đàn gà vừa thả, vừa nhốt và sử dụng thức ăn công nghiệp, nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ. Ước tính có khoảng 10-15% số hộ nuôi theo mô hình này với số lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25-30%. Chăn nuôi công nghiệp Chăn nuôi gà công nghiệp mới bắt đầu chính thức hình thành ở nước ta từ năm 1974 khi Nhà nước có chủ trương phát triển ngành kinh tế này. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Điểm đáng chú ý của phương thức chăn nuôi gà công nghiệp ở Việt Nam là hệ thống sản xuất giống các cấp không đồng bộ, các doanh nghiệp nhà nước và các công ty nước ngoài chỉ tập trung đầu tư sản xuất con giống thương phẩm 1 ngày tuổi từ đàn bố mẹ nhập ở nước ngoài, ít hoặc không chú ý đầu tư xây dựng và sản xuất giống ông bà, cụ kỵ. Việc chăn nuôi gà công nghiệp sản xuất thịt, trứng chủ yếu là các trang trại tư nhân và các doanh nghiệp. Hiện nay, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất và cung cấp phần lớn là gà giống công nghiệp lông trắng (gần 80%). Ngược lại, các DNNN và các trang trại tư nhân chiếm phần lớn thị phần gà giống lông màu thả vườn. Tính đến 01/10/2008 cả nước có trên 1900 trang trại chăn nuôi gà với quy mô phổ biến từ 2.000-10.000 con/trại; có một số trang trại chăn nuôi với quy mô từ 50.000 đến 100.000con. Các tỉnh có 15 số lượng trang trại chăn nuôi gà lớn là Hà Tây (cũ): 392 trang trại, Bình Định 315 trang trại, Bình Dương: 235 trang trại, Đồng Nai: 164 trang trại, Thanh Hoá: 106 trang trại. Nhìn chung, chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn chưa phát triển như các nước trong khu vực và trên thế giới, mà còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ và năng suất chăn nuôi. 1.2. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI CỦA VIỆT NAM 1.2.1. Một số chính sách ngành chăn nuôi Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung vào 4 lĩnh vực chính: sản xuất (giống, chăn nuôi bò sữa, quy hoạch chăn nuôi tập trung...), thị trường (chính sách hỗ trợ xuất khẩu lợn), chế biến và xuất nhập khẩu. (1) Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg về Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010. (2) Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2010. (3) Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp. (4) Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. (5) Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 về điều kiện ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm. (6) Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để định hướng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Theo đó cần “đẩy nhanh việc đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát” để đến năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững. Mục tiêu từ 2008 đến 2020, tổng đàn gà tăng bình quân 5%/năm, đạt 300 triệu con, trong đó gà công nghiệp chiếm 33%; sản lượng thịt gà đạt 1.760 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng thịt xẻ các loại; sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả. Đây là những chỉ tiêu vô cùng to 16 lớn, đòi hỏi từ nay đến năm 2020 ngành chăn nuôi phải thực hiện đồng bộ, có hiệu quả một loạt các giải pháp quan trọng trong công tác quy hoạch và bố trí đất đai, tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ, tài chính và tín dụng, sản xuất và kiểm soát chất lượng thức ăn gia cầm, phòng chống dịch bệnh, giết mổ chế biến, thị trường, tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn có một số chính sách phát triển cho từng loại gia súc, gia cầm khác như: (7) Quyết định số 3065/QĐ-BNN-NN ngày 07/11/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm. (8) Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 về việc quy định kiểm soát giết mổ động vật. (9) Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định về quản lý lợn đực giống. 1.2.2. Tình hình tổ chức thực hiện cơ chế chính sách phát triển ngành chăn nuôi Trong những năm qua, ngành chăn nuôi đã có bước phát triển nhanh chóng, cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi đã tăng nhanh qua các năm. Trong giai đoạn 2001 - 2005, BNN & PTNT đã phê duyệt triển khai 21 dự án giống vật nuôi với tổng mức đầu tư 430 tỷ đồng. Đến hết năm 2005 đã giải ngân trên 350 tỷ đồng (đã đầu tư nâng cấp hầu hết các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống gốc vật nuôi của các viện, trung tâm; các trang thiết bị tiên tiến và các cơ sở giống thuộc Bộ với 38.000 m2 chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm); nhập nội 190 nghìn liều tinh bò cao sản (trong đó 350 lợn cụ kỵ; 198 bò sữa thuần; 3.000 gà ông bà; 2.600 vịt, ngan ông bà; 120 dê siêu thịt, siêu sữa); sản xuất và cung cấp cho các địa phương một khối lượng lợn giống gốc có chất lượng nhân giống thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất, trong đó đã đáp ứng cơ bản giống lợn ông bà, giống bố mẹ vịt, ngan, gà thả vườn, tinh bò sữa, bò thịt cho các địa phương; tập huấn và chuyển giao cho nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống cho sản xuất. BNN & PTNT đã đưa ra định hướng phát triển chăn nuôi thời kỳ 2006 2015 và kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010 đưa ra mục tiêu chung: Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp qui mô vừa và lớn; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao; bảo đảm vệ sinh thú y, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp (năm 2010 là 30% và năm 2015 là 35%). Mục tiêu cụ thể đến năm 2010: 17 + Đàn bò thịt đạt 7,1 triệu con; tỷ lệ bò lai đạt 36%; sản lượng thịt bò 210 nghìn tấn. + Đàn bò sữa đạt 200 ngàn con, năng suất sữa 4.000 – 4.200 kg/con/chu kỳ, sản lượng sữa 350 ngàn tấn, đáp ứng 30% sữa tiêu dùng trong nước. + Đàn trâu đạt 3,1 triệu con; sản lượng thịt 72,8 ngàn tấn. + Đàn dê, cừu đạt 2,2 triệu con, tỷ lệ dê lai 45%; sản lượng thịt 21 ngàn tấn; dê sữa đạt 20% tổng đàn, sản lượng sữa 1,2 ngàn tấn. + Đàn lợn đạt 32,8 triệu con; khối lượng lợn xuất chuồng binh quân 71 kg/con (lợn ngoại là 84 - 90 kg, lợn lai 60 - 64 kg, lợn nội 40 - 42 kg); khối lượng thịt lợn nái bình quân cả nước đạt 750 - 780 kg/nái/năm. Sản lượng thịt 3,2 triệu tấn. + Đàn gia cầm: Tổng đàn gia cầm 282 triệu con, sản lượng thịt 1.427 ngàn tấn, trong đó đàn gà 233 triệu con với sản lượng thịt 1.188 ngàn tấn; đàn thủy cầm 49 triệu con với sản lượng thịt 239 ngàn tấn; sản lượng trứng đạt 7,92 tỷ quả, trong đó trứng gà 6,8 tỷ quả, trứng vịt 1,12 tỷ quả. Thực hiện Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về chương trình giống cây trồng và giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010, Ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn sự nghiệp) được đầu tư cho nghiên cứu khoa học về giống; giữ nguồn gen; nhập nội nguồn gen, giống mới có năng suất và chất lượng mà trong nước chưa có hoặc còn thiếu; hoàn thiện công nghệ và xây dựng một số mô hình trình diễn về công nghệ sản xuất giống; đầu tư cho cơ sở hạ tầng của các đơn vị sự nghiệp; tăng cường quản lý chất lượng về giống. Ngân sách Nhà nước bao gồm trung ương và địa phương đầu tư cho các dự án giống của BNN & PTNT hoặc Bộ ngành có liên quan; ngân sách địa phương đầu tư cho các dự án thuộc địa phương. Thực hiện Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/30/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với các hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, các hộ chăn nuôi tại các vùng kinh tế khó khăn đã được hỗ trợ 4,04% lãi suất tiền vay/năm (chênh lệch giữa 0,9%/tháng thay vì 1,2%/tháng) cho 30% tổng vốn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn công nghiệp cho 3 hạng mục sản xuất lợn cụ, kỵ, lợn bố mẹ và lợn thịt ngoại. Theo Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp, Cục Chăn 18 nuôi BNN & PTNT đã đưa ra một số đề án đổi mới chăn nuôi một số loại gia cầm từ năm 2007 - 2020 như: Đề án đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007 2020; Đề án đổi mới chăn nuôi gà giai đoạn 2007 - 2020; Đề án đổi mới chăn nuôi thủy cầm giai đoạn 2007 - 2020. 1.2.3. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay. 1.2.3.1. Các yếu tố tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành chăn nuôi Giá trị sản phẩm chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong việc hình thành giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2005 – 2008 không ngừng gia tăng, cho thấy ngành chăn nuôi đã được chú trọng phát triển. Bảng 1.9. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Đơn vị: % Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2004 76,3 21,6 2,1 2005 73,5 24,7 1,8 2006 73,7 24,5 1,8 2007 73,9 24,4 1,7 2008 71,5 27,0 1,5 2009 71.4 26,9 1,7 (Nguồn Tổng Cục thống kê) Sự phát triển của ngành chăn nuôi cho thấy các chính sách của Nhà nước đã và đang chú trọng phát triển ngành này một cách bền vững, theo hướng tập trung, công nghiệp qui mô vừa và lớn. Với tốc độ tăng trưởng GDP 7 - 8%/năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa sẽ còn mở rộng, bên cạnh đó mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam hiện còn thấp, chỉ bằng 30 50% mức tiêu thụ của các nước trong khu vực đó là những cơ hội mở ra cho ngành chăn nuôi trong thời gian tới. Ngoài ra, mục tiêu phát triển chăn nuôi giai đoạn 2009 - 2015 là đạt tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 30% vào năm 2010 và 35% vào năm 2015, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 38%; tốc độ tăng trưởng đạt 6 - 7%/năm; sản lượng thịt xẻ các loại đạt 4,3 triệu tấn, trong đó thịt lợn chiếm 65%, gia cầm 31%, thịt trâu, bò 3%; trứng đạt 11 tỷ quả; sữa 700.000 tấn; bình quân đầu người đạt 46kg thịt xẻ các loại/năm, trứng 116 quả/năm, sữa 7,5kg/năm; tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp đạt khoảng 25%. Đây chính là những nhân tố kích thích chăn nuôi phát triển trong thời gian tới. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan