Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến cây l...

Tài liệu Nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến cây lạc vụ đông tại yên mô, ninh bình

.PDF
116
3
144

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ XOAN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐẾN CÂY LẠC VỤ ĐÔNG TẠI YÊN MÔ, NINH BÌNH Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Chính NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Xoan i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Vũ Đình Chính đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Cây công nghiệp Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Xoan ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục viết tắt ............................................................................................................. vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ................................................................................................................. ix Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x Thesis abstract.................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu .............................................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3 1.4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4 2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam ............................................... 4 2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới .................................................................... 4 2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ..................................................................... 8 2.1.3. Tình hình sản xuất lạc của tỉnh Ninh Bình và huyện Yên Mô ......................... 11 2.2. Một số nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và ở Việt Nam .............................. 15 2.2.1. Một số nghiên cứu về cây lạc trên Thế giới ..................................................... 15 2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc tại Việt Nam ........................................ 23 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 29 3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 29 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 29 3.1.2. Thời gian, địa điểm và điều kiện đất đai nghiên cứu........................................ 30 3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 30 iii 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 31 3.3.1. Thí nghiệm 1 ..................................................................................................... 31 3.3.2. Thí nghiệm 2 ..................................................................................................... 31 3.4. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ................................................... 32 3.4.1. Địa điểm, thời vụ và mật độ ............................................................................ 32 3.4.2. Phương pháp bón phân ..................................................................................... 32 3.4.3. Chăm sóc .......................................................................................................... 33 3.5. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 33 3.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển ................................................ 33 3.5.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.................................................... 34 3.5.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh .................................................................................... 35 3.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 35 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 36 4.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lạc trong vụ đông 2016 ..... 36 4.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống lạc ................................................ 36 4.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lạc ........................................................... 37 4.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc ........................ 39 4.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các giống lạc .................................. 40 4.1.5. Chỉ số diện tích lá của các giống lạc................................................................. 41 4.1.6. Khả năng tích lũy chất khô của các giống ....................................................... 43 4.1.7. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống lạc ................................. 44 4.1.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lạc ................................................. 46 4.1.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc ............................................ 48 4.1.10. Năng suất của các giống lạc.............................................................................. 50 4.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của các giống lạc L18 và L27 trong điều kiện vụ đông 2016 tại Yên Mô, Ninh Bình .......................................................................................... 52 4.2.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của hai giống lạc L18 và L27 ........................................................................... 52 4.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của hai giống lạc L18 và L27 .................................................................................. 53 4.2.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến động thái thăng trưởng chiều cao thân chính ......................................................................................... 54 iv 4.2.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến một số đặc điểm sinh trưởng của 2 giống lạc L18 và L27................................................................... 55 4.2.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến chỉ số diện tích lá .................... 57 4.2.6. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến khả năng tích lũy chất khô của 2 giống lạc L18 và L27 .............................................................................. 59 4.2.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến số lượng nốt sần hữu hiệu và khối lượng nốt sần của hai giống lạc L18 và L27........................................ 60 4.2.8. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ tới mức độ nhiễm sâu bệnh hại ..... 62 4.2.9. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất 2 giống lạc L18 và L27 ............................................................................. 63 4.2.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến năng suất ................................ 65 4.2.11. Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới lãi thuần của hai giống lạc L18 và L27........................................................................................................ 67 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 70 5.1. Kết luận............................................................................................................. 70 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 71 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 72 Phụ lục .......................................................................................................................... 78 v DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV : Bảo vệ thực vật DTL : Diện tích lá HCVS : Hữu cơ vi sinh KL : Khối lượng KLNS : Khối lượng nốt sần KHKTNN : Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp NS : Năng suất PHC : Phân hữu cơ SLNS : Số lượng nốt sần VKHNNVN : Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam VTNNH : Viện thổ nhưỡng Nông hóa vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc toàn thế giới trong những năm gần đây......................................................................................................... 5 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất sản lượng lạc của một số nước sản xuất lạc chủ yếu trên thế giới trong những năm gần đây ................................................. 6 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam trong một số năm gần đây .............. 10 Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của tỉnh Ninh Bình ........................ 12 Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của huyện Yên Mô ........................ 14 Bảng 4.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các giống ............................................... 36 Bảng 4.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lạc ....................... 37 Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc ................. 39 Bảng 4.4. Một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các giống lạc ........................... 40 Bảng 4.5. Diện tích lá (DTL) và chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống .................. 42 Bảng 4.6. Khả năng tích lũy chất khô của các giống ................................................. 43 Bảng 4.7. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống lạc.......................... 45 Bảng 4.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống lạc .......................................... 46 Bảng 4.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc ..................................... 48 Bảng 4.10. Năng suất của các giống lạc ...................................................................... 51 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến thời gian và tỷ lệ mọc mầm của hai giống lạc L18 và L27 ........................................................... 53 Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của hai giống lạc L18 và L27 .................................................................... 54 Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của hai giống lạc L18 và L27 .................................. 55 Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến một số đặc điểm sinh trưởng chủ yếu của các giống lạc .............................................................. 56 Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến chỉ số diện tích lá hai giống lạc L18 và L27 ................................................................................. 58 Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến khả năng tích lũy chất khô của 2 giống lạc L18 và L27 ................................................................ 59 Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến số lượng nốt sần hữu hiệu và khối lượng nốt sần của hai giống lạc L18 và L27 ......................... 61 vii Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ tới mức độ nhiễm sâu bệnh hại ..................................................................................................... 62 Bảng 4.19. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống lạc L18 và L27 .................................................... 64 Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ đến năng suất của hai giống lạc L18 và L27 ................................................................................. 66 Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới lãi thuần của hai giống lạc L18 và L27 ........................................................................................... 68 viii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lạc....................... 51 Hình 4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lạc ở các mức phân bón khác nhau ..................................................................................... 66 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Phạm Thị Xoan Tên luận văn: “Nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến cây lạc vụ đông tại Yên Mô, Ninh Bình”. Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm xác định được một số giống lạc cho năng suất cao và công thức bón phân hợp lý trong điều kiện vụ Đông tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. - Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. - Nghiên cứu ảnh hưởng của công thức bón phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đối với hai giống lạc L18 và L27. Phương pháp nghiên cứu - Bố trí thí nghiệm Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 07 giống lạc tại Yên Mô, Ninh Bình theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng chuẩn RCB. - Bố trí thí nghiệm Nghiên cứu ảnh hưởng của 04 loại phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất của 02 giống lạc L18 và L27 theo ô lớn, ô nhỏ Slip - plot. Nhân tố chính là liều lượng phân bón hữu cơ (bố trí trên ô nhỏ), nhân tố phụ là giống (bố trí trên ô lớn). - Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng phần mềm IRISTAT 5.0 và Excel. Kết quả chính và kết luận Với điều kiện sinh thái và đất đai của huyện Yên Mô, trong vụ đông khuyến cáo mở rộng gieo trồng các giống lạc có triển vọng L27, MD7 và L18. Trong điều kiện vụ đông ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình khuyến cáo bón 30 kg N + 90kg P2O5 + 60 kg K2O + 1,5 tấn phân hữu cơ Quế Lâm/ha + 500 kg vôi bột là hợp lý nhất đối với giống lạc L18 và giống lạc L27. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Pham Thi Xoan Thesis title: “The research into determination of variety and effect of organic fertilizers toArachishypogaea in winter condition in Yen Mo District, NinhBinh Province” Major:Crop Science Code: 60 62 01 10 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Research on identification of some Arachishypogaeavarieties for high productivity and reasonable fertilizer formula in winter conditions in Yen Mo district, NinhBinh province. Monitoring the growth, development and productivity of some Arachishypogaea varieties in Yen Mo district, NinhBinh province. Research on the effect of organic fertilizer formula on growth, development and productivity of two varieties, L18 and L27. Materials and Methods Experimental design to study the growth and development of 07 varieties of hypogaea varieties in Yen Mo district, NinhBinh province, according to RCB field experiment. Experimental design: To study the effect of 04 organic fertilizers on the growth, development and productivity of two varieties of L18 and L27 in slip-plot. The main factor is the rate of organic fertilizer ( in the small slip). The data is analyzed by ANOVA using IRISTAT 5.0 and Excel. Main findings and conclusions It is recommended to expand the varieties of potential L27, MD7 and L18 with the ecology and land conditions of Yen Mo district, during the winter season, It is recommended toapply 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1.5 tons of Que Lam organic fertilizer/ha + 500 kg lime powder is the most suitable for L18 and L27. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Lạc (Arachis hypogaea.L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có tác dụng rất nhiều mặt và là cây có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của nó cung cấp thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc gia cầm, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, y học. Ngoài ra, lạc còn là cây trồng ngắn ngày rất thích hợp trong luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác và là cây trồng cải tạo đất rất tốt. Thành phần dinh dưỡng trong hạt lạc rất cao, với hàm lượng lipit từ 4050%, protein từ 25 - 30%, ngoài ra trong hạt lạc chứa đến 8 axit amin không thay thế và nhiều loại vitamin khác nên lạc có khả năng cung cấp năng lượng rất lớn. Chính vì vậy mà lạc được coi là nguồn thực phẩm cung cấp protein hoàn chỉnh cho con nguời và cho gia súc. Ngoài ra trong hạt lạc còn có nhiều loại vitamin như PP, B, E, F, đặc biệt là vitamin B1, B2 và B3. Cây lạc còn có tác dụng cải tạo đất, góp phần tăng năng suất các cây trồng khác. Điều này có được là do hoạt động cố định N2 của loài vi khuẩn Rhizobium vigna cộng sinh trên rễ cây họ đậu. Thân lá lạc được dùng làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh cải tạo đất rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy, sau mỗt vụ trồng lạc đã cố định và bổ sung vào đất từ 60 - 80 kg N/ha, tương đương 300 400 kg đạm Sulphát. Trong lĩnh vực y học, lạc là cây thực phẩm có hàm lượng cholesterone thấp nên việc sử dụng các sản phẩm từ lạc sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hạt lạc có tác dụng rất tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Prôtêin lạc dễ tiêu hóa hơn prôtêin thịt và không có các dạng axit uric nên tốt trong việc chữa bệnh suy dinh dưỡng trẻ em và người già. Ngoài ra, chất lixithin trong lạc có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, sung sức, tăng trí nhớ, tái sinh các mô, làm cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể. Với giá trị cao như vậy nên cây lạc là cây trồng quan trọng cùng với lúa mỳ, lúa nước, ngô, cao lương và đậu tương. Ở Việt Nam, lạc được gieo trồng phổ biến trên cả 7 vùng sinh thái trong cả nước. Trong đó, vùng Đồng bằng Sông Hồng có diện tích gieo trồng lạc là 23,9 nghìn ha (theo Tổng cục Thống kê 2016); Các tỉnh sản xuất lạc khá trong vùng gồm: Hà Nội (3,7 ngàn ha), Nam 1 Định (5,5 ngàn ha), Ninh Bình (3,8 nghìn ha). Năng suất trung bình đạt 26,2 tạ/ha, bằng 112,7% so với năng suất cả nước. Tuy nhiên, co với các vùng khác như Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thì năng suất của vùng còn khá thấp. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lạc của Đồng bằng sông Hồng như chưa có bộ giống tốt, phù hợp, các biện pháp kỹ thuật canh tác, loại phân bón… Trong các yếu tố hạn chế trên thì giống và phân bón là yếu tố cản trở chính đến năng suất lạc. Nghiên cứu chọn tạo giống lạc là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu làm tăng năng suất, chất lượng lạc từ đó tăng giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Mục tiêu của công tác chọn tạo giống lạc là cần chọn ra những giống lạc có năng suất cao, phẩm chất, khả năng chống chịu tốt, thâm canh và cơ giới hóa cao. Một trong những khâu quan trọng trong quá trình chọn tạo các giống, so sánh giống lạc để đưa ra cái nhìn tổng quan về đặc điểm nông sinh học, sự khác biệt về năng suất cũng như những ưu, nhược điểm giữa các giống lạc giúp cho các nhà nghiên cứu, chọn tạo có đầy đủ tư liệu cần thiết khi đưa ra những giống lạc đạt tiêu chuẩn để sản xuất đại trà phù hợp với những điều kiện sinh thái của từng vùng, từng địa phương. Ngoài ra, phân bón hữu cơ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Ngày nay, ở Việt nam việc chăn nuôi theo từng hộ cá nhân giảm đi rất nhiều và nông dân đã chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng tập trung, chăn nuôi theo quy mô trang trại. Chính vì thế, mà lượng phân chuồng ngày nay giảm đi rất nhiều,nhiều nơi không còn sử dụng phân chuồng nữa. Tỉnh Ninh Bình là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng người dân có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp từ xa xưa trong số đó có cây lạc. Tất cả các huyện, thành phố của Ninh Bình đều có diện tích gieo trồng lạc, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Yên Mô, Yên Khánh, Nho Quan, Kim Sơn… Nhưng hiện nay người nông dân trong tỉnh vẫn gieo trồng những giống lạc truyền thống như L14, L08, L12.. và không sử dụng phân chuồng hoặc phân vi sinh mà chỉ sử dụng phân đơn N, P, K. Do đó dẫn đến năng suất và chất lượng các giống lạc thường không cao. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến cây lạc vụ đông tại Yên Mô, Ninh Bình”. 2 1.2. MỤC TIÊU 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu đề tài nhằm xác định được một số giống lạc cho năng suất cao và loại phân hữu cơ thích hợp trong điều kiện vụ Đông tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. - Xác định ảnh hưởng của công thức bón phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đối với hai giống lạc L18 và L27. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc: L14, L08, L15, L18, L26, L27, MD7 trong điều kiện vụ Đông tại xã Yên Thái, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Đề tài giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của 04 loại phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống lạc L18 và L27 trong điều kiện vụ Đông tại xã Yên Thái, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về xác định loại giống và phân bón hữu cơ phù hợp với điều kiện thâm canh của cây lạc. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc xác định được giống và loại phân bón hữu cơ phù hợp đối với cây lạc sẽ góp phần làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất thâm canh của cây lạc. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Cây lạc mặc dù xuất hiện từ rất lâu nhưng vai trò kinh tế của cây lạc mới chỉ được xác định trên 100 năm trở lại đây. Vào giữa thế kỷ XVIII, sản xuất lạc trên thế giới cũng mới chỉ mang tính tự cung tự cấp cho từng vùng. Nhưng đến nay, nhu cầu dành cho sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng lớn, triển vọng của thị trường dành cho lạc cũng rất khả quan. Điều này là cơ hội thúc đẩy các nước đầu tư phát triển sản xuất lạc ngày càng tăng, không chỉ về diện tích sản xuất mà năng suất và sản lượng lạc của thế giới cũng ngày càng được cải thiện so với trước đây. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong thập niên 80 đều tăng so với thập niên 70 của thế kỷ XX. Năng suất lạc tăng 0,15 tấn/ha, sản lượng tăng gần 3 triệu tấn, nhu cầu sử dụng lạc tăng 2,8 triệu tấn so với thập niên 70. Giữa hai thập niên 70 và 80 diện tích lạc thế giới chỉ tăng khoảng 88,6 nghìn ha nhưng do năng suất lạc tăng nên sản lượng tăng lên đáng kể đạt 18,8 triệu tấn. Theo thống kê của FAO, từ năm 2004 đến nay diện tích, năng suất và sản lượng lạc của thế giới có sự biến động không đáng kể dao động từ 23,70 triệu ha đến hơn 26 triệu ha, năm 2006 diện tích trồng lạc thấp nhất 21,52 triệu ha; cao nhất vào năm 2014 với 26,54 triệu ha và đang có xu hướng tăng lên dần đều. Ngược lại với diện tích, năng suất lạc ngày càng tăng nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Năng suất lạc trung bình trong những năm 80 là 11,0 tạ/ha, năm 90 là 11,5 tạ/ha, từ năm 2000 đến nay năng suất ổn định 14,4 tạ/ha, tăng so với năm 80 là 30,9%, năm 90 là 25,2%. Cùng với sự gia tăng về năng suất, sản lượng lạc thế giới cũng tăng lên, đạt cao nhất là 45,22 triệu tấn (năm 2013) và sau đó giảm xuống cùng với sự tụt giảm năng suất, sản lượng lạc năm 2014 đạt: 43,91 triệu tấn. Trên thế giới, lạc được phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, trong khoảng 400 Bắc đến 400 Nam (Vũ Công Hậu và cs., 1995). Diện tích, năng suất, sản lượng lạc giữa các khu vực có sự biến động đáng kể. Nhiều khu vực có diện tích trồng lạc lớn song năng suất lại tương đối thấp. Khu vực Bắc Mỹ tuy có diện tích trồng lạc không nhiều (820-850 nghìn ha) nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất (20,0-28,0 tạ/ha). 4 Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc toàn thế giới trong những năm gần đây Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Diện tích (triệu ha) 23,70 24,03 21,52 22,65 24,21 23,97 25,47 24,74 24,59 25,44 26,54 Năng suất (tấn/ha) 15,37 16,02 15,89 16,38 15,89 15,49 16,77 16,40 16,46 17,77 16,54 Sản lượng (triệu tấn) 36,45 38,52 33,30 37,12 38,50 37,14 42,72 40,57 40,47 45,22 43,91 Nguồn: Faostart (2014) Trong khi đó Châu Phi diện tích trồng lạc khoảng 6.400.000 ha nhưng năng suất chỉ đạt 7,8 tạ/ha, (Ngô Thế Dân và cs., 2000). Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (chiếm 60% diện tích trồng và 70% sản lượng lạc trên thế giới năm 2005). Trong đó, diện tích khu vực Đông Á tăng mạnh nhất từ 2,0 triệu ha lên 3,7 triệu ha, khu vực Đông Nam Á tăng 15,5%, Tây Á tăng 14,1%. Nhờ có sự nỗ lực của các quốc gia đầu tư, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lạc tăng nhanh, tăng từ 14,5 tạ/ha năm 90 lên 18,28 tạ/ha năm 2009. Năng suất lạc trong khu vực Đông Nam Á nhìn chung còn thấp, năng suất bình quân đạt 11,7 tạ/ha. Nghiên cứu về tình hình sản xuất lạc trên thế giới cho thấy, sản lượng lạc được sản xuất ra hàng năm chủ yếu tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nigeria… Trong số những nước này, Ấn Độ là nước có diện tích sản xuất lạc lớn nhất thế giới. Nhưng do lạc được trồng chủ yếu ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất lạc rất thấp, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới. Diện tích trồng lạc của Ấn Độ có xu hướng giảm nhưng vẫn là nước có diện tích trồng nhiều lạc nhất thế giới với 4,69 triệu ha (2014) chiếm 17,67% so với tổng diện tích của thế giới. Mặc dù vậy, nước chiếm năng suất và sản lượng lạc lớn nhất so với thế giới là Trung Quốc với 16,55 triệu tấn (2014) chiếm tới 37,69% tổng sản lượng lạc của thế giới. Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về năng suất lạc với 44,97 tạ/ha vào năm 2014, so với trung bình năng suất của thế 5 giới thì Mỹ gấp 2,71 lần. Nước có diện tích trồng lạc lớn thứ 3 thế giới là Nigeria với 2,77 triệu ha chiếm 10,43% diện tích trồng lạc của thế giới, nhưng có năng suất đạt 12,71 tạ/ha thấp hơn năng suất trung bình của thế giới là 4,22 tạ/ha, do đó có sản lượng chỉ đạt 3 triệu tấn chiếm 7,76% tổng sản lượng của thế giới. Diện tích trồng lạc trên thế giới trong khoảng 10 năm gần đây có sự biến động không đáng kể dao động từ 23 triệu ha đến hơn 26 triệu ha, năm 2006 diện tích trồng lạc thấp nhất 21,52 triệu ha; cao nhất vào năm 2014 với 26,54 triệu ha và đang có xu hướng tăng lên dần đều. Năng suất của cây lạc cũng không ngừng tăng lên từ 15,74 tạ/ha vào năm 2003 lên 17,77 tạ/ha vào năm 2013 sau đó sụt giảm xuống còn 16,54 tạ/ha năm 2014. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất sản lượng lạc của một số nước sản xuất lạc chủ yếu trên thế giới trong những năm gần đây 2012 Quốc gia Diện tích (triệu ha) 2013 2014 Sản Diện Sản Diện Sản Năng Năng Năng lượng tích lượng tích lượng suất suất suất (triệu (triệu (triệu (triệu (triệu (tạ/ha) (tạ/ha) (tạ/ha) tấn) ha) tấn) ha) tấn) Mỹ 0,65 46,99 3,05 0,42 44,96 1,89 0,53 44,97 2,53 Nigeria 2,42 12,69 3,07 2,36 12,71 3,00 2,77 12,32 3,41 Ấn Độ 4,77 9,84 4,69 5,25 18,04 9,47 4,69 14,00 6,56 Trung Quốc 4,71 35,71 16,85 4,66 36,13 16,91 4,62 35,78 16,55 24,59 16,46 40,47 25,44 17,77 45,22 26,54 16,54 43,91 Thế giới Nguồn: Faostart (2014) Cùng với việc gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng lạc, thị trường tiêu thụ lạc cũng diễn ra rất sôi nổi, lượng lạc xuất khẩu trên thế giới không ngừng tăng lên. Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, sản lượng lạc xuất khẩu trên thế giới bình quân chỉ đạt 1,11 - 1,16 triệu tấn/năm, đến năm 1997 - 1998 tăng lên 1,39 triệu tấn và đến năm 2001- 2002 đạt 1,58 triệu tấn. Đến năm 2009, lượng lạc xuất khẩu trên thế giới đạt 2,20 triệu tấn. Như vậy, một khối lượng lạc lớn đã được lưu thông, trao đổi trên thị trường thế giới. Lạc được sử dụng với mục đích làm thực phẩm và chế biến dầu là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng cho mốt số mục đích khác như làm thức ăn chăn nuôi và làm bánh kẹo. Các nước xuất khẩu lạc nhiều trên thế giới đó là: Hoa Kỳ, Argentina, Sudan, Senegal và 6 Brazil... chiếm đến 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lạc hàng đầu. Argentina là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2 nghìn tấn, chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới. Hiện nay, nước này xuất khẩu đến 80% lượng lạc sản xuất (dẫn theo Nguyễn Trọng Đằng, 2013). Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù là những nước đứng đầu về sản xuất lạc, nhưng xuất khẩu lạc của hai nước này chỉ chiếm 4% trên thế giới. Do hầu hết các sản phẩm từ lạc được tiêu thụ trong nước là chính. Lượng lạc tiêu thụ của Trung Quốc chiếm hơn một nửa lượng lạc của thế giới, năm 2009 tiêu thụ 3,8 triệu tấn. Mức tiêu thụ lạc nhân của Ấn Độ tăng lên 60% tổng sản lượng, gấp đôi so với mức 30% cách đây 3 năm trong khi chỉ có 15% sản lượng dùng cho gieo trồng và xuất khẩu. Điều này thể hiện cơ cấu tiêu dùng lạc của Ấn Độ đã thay đổi. Tiêu dùng các sản phẩm chế biến từ lạc như: rang, muối và đóng gói tăng. Trong khi, để hạn chế nhập khẩu dầu ăn, lượng lạc đã được dùng làm dầu ăn tăng lên. Sản lượng lạc niên vụ 2009-2010 có thể đạt 3,5 triệu tấn củ, trong đó lạc nhân là 2 triệu tấn (Nguyễn Trọng Đằng, 2013). Các nhà nhập khẩu đậu phộng chính là liên minh Châu Âu (EU), Canada, và Nhật Bản chiếm 78% tổng lượng lạc nhập khẩu của thế giới. Mỗi năm EU nhập khẩu khoảng 460.000 tấn (chiếm 60% lượng nhập khẩu của thế giới), tiếp đến là Nhật Bản với khoảng 130.000 tấn, Canada khoảng 120.000 tấn, Hàn Quốc khoảng 30.000 tấn. Hiện nay, trên thị trường thế giới mỗi năm có khoảng 1,30 triệu tấn lạc nhân được giao dịch. Mỹ là một trong những nước xuất khẩu lạc nhiều nhất thế giới với khoảng 200.000 - 250.000 tấn/năm. Canada, Mexico, EU và Nhật nhập khẩu tới 80% lượng lạc xuất khẩu của Mỹ. Những năm gần đây (2013-2014), trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc của Việt Nam đạt trên 80 triệu đôla Mỹ/năm và lạc được xếp vào một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao sau cà phê, hồ tiêu….. (USDA - Agricultural statics, 2008-2013). Hiện nay, mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng lớn. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu lạc là hết sức quan trọng. 7 2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Cây lạc du nhập vào nước ta từ bao giờ chưa có một tài liệu nào xác minh cụ thể. Chỉ biết là so với những cây trồng khác như lúa, đậu tương, đậu xanh… thì cây lạc xuất hiện sau. Ngày nay, lạc đang được trồng rộng rãi trong khắp cả nước và đang chiếm vị trí hàng đầu trong số những cây công nghiệp ngắn ngày. Trong những năm gần đây công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc ở nước đã được quan tâm hơn trước. Các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và cấp ngành, các dự án trong nước và quốc tế về nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên cây lạc đã được triển khai thu hút sự tham gia của một đội ngũ đông đảo các cán bộ nghiên cứu khuyến nông trong cả nước. Phát triển cây lấy dầu, trong đó có cây lạc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định là một trong những vấn đề trọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của nước ta. Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển cây lạc đã được tăng cường. Thông qua chương trình hợp tác với ICRISAT và mạng lưới đậu đỗ và cây ngũ cốc châu Á (CLAN), Việt Nam đã có điều kiện cử cán bộ nghiên cứu và khuyến nông đi đào tạo nâng cao trình độ đồng thời tiếp cận được với các thành tựu mới và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển sản xuất lạc trên thế giới và các nước trong khu vực. Một số tiến bộ kỹ thuật phổ biến ở các nước khác đã được chọn lọc, thử nghiệm và ứng dụng đem lại hiệu quả ở Việt Nam. Dự án nghiên cứu thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trọng điểm ở Việt nam đã được nông dân, cán bộ địa phương, mạng lưới CLAN và các nước trong khu vực đánh giá cao. Các yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã được xác định và trên cơ sở đó các hướng nghiên cứu chính nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân đã được xây dựng và thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ. Thí dụ, để khắc phục tình trạng thiếu tro dừa bón cho cây lạc ở vùng Đông Nam Bộ, Viện Cây có dầu đã nghiên cứu đề xuất chế phẩm thay thế tro dừa (ACA) vừa tiện lợi trong sử dụng, vừa hạ giá thành sản xuất 6%, vừa tăng năng suất và chất lượng lạc. Để nông dân chủ động phòng ngừa bệnh héo xanh vi khuẩn, một bệnh rất phổ biến và khó phòng trừ ở nhiều vùng trồng lạc nước ta Viện KHKTNN Việt Nam đã chọn ra giống lạc MD7 kháng bệnh, năng suất, có chất lượng tốt và khả năng thích ứng rộng đã và đang được phát triển nhanh trong sản xuất. Đáng chú ý là một số giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao như giống 1660, LVT, LO2, VD1, LO5, ngắn ngày, chịu hạn, phục vụ cho vùng nước trời với năng suất 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất