Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu về web server...

Tài liệu Nghiên cứu về web server

.PDF
65
1
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH Đồ án kết thúc môn học Dịch vụ mạng Internet Đề tài: Nghiên cứu về Web Server Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Lê Phúc Thịnh Mã học phần: 21C1INF50902502 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2021 Danh sách thành viên nhóm 6 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Họ và tên Mai Kiên Toàn (Nhóm trưởng) Nguyễn Thị Minh Đoan Nguyễn Thị Ngọc Cẩm Nguyễn Lê Nhã Thư Hồ Kim Phụng Võ Thị Hoài Ngọc Đặng Bích Trâm Trần Đức Bão Nguyễn Phú Ân Mã số sinh viên 31191025714 31191027117 31191025135 31191021550 31191025293 31191026160 31191022217 31191026930 31191026929 Mục lục Tóm tắt nội dung tiểu luận.................................................................................................1 Lý do chọn đề tài................................................................................................................1 Tính ứng dụng đề tài..........................................................................................................1 Bố cục................................................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ WEB SERVER...................................................................3 1. Khái niệm Web Server................................................................................................3 2. Các giao thức sử dụng trên Web Server......................................................................3 2.1 Định nghĩa.............................................................................................................3 2.2 Giao thức HTTP....................................................................................................4 2.3 Mô hình hoạt động của giao thức FTP...................................................................6 3. Chức năng của Web Server.........................................................................................7 4. Sự khác nhau giữa Web Server, Web Browser.........................................................10 CHƯƠNG 2: PHẦN QUAN TRỌNG CẤU THÀNH WEB SERVER............................11 1 Phần cứng..................................................................................................................11 1.1 Khái niệm phần cứng...........................................................................................11 1.2 Nguyên lý hoạt động............................................................................................11 1.3 Cấu tạo.................................................................................................................12 2. Phần mềm.................................................................................................................14 2.1 Khái niệm phần mềm...........................................................................................14 2.2 Các phần mềm Web Server phổ biến hiện nay....................................................14 Chương 3: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH WEB SERVER...................................................25 A. Cài đặt web server (Internet Information Service - IIS 6.0.......................................25 B. CẤU HÌNH DEFAULT WEB SITE:.......................................................................33 C. TẠO MỚI WEBSITE...............................................................................................43 CHƯƠNG 4: WEB SERVER HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?................................50 1. Quy trình hoạt động của web server..........................................................................50 1.1 Lưu giữ các file (Hosting files)............................................................................50 1.2 Giao tiếp thông qua HTTP...................................................................................50 1.3 Nội dung static hay dynamic...............................................................................51 2. Nguyên lý hoạt động của Web server.......................................................................51 CHƯƠNG 5: AN TOÀN BẢO MẬT WEB SERVER.....................................................53 1. Các lưu ý để bảo mật Web Server.............................................................................53 2. Các bước bảo mật Web server..................................................................................54 2.1 Đặt Password phức tạp........................................................................................54 2.2 Bảo mật ứng dụng Web.......................................................................................55 2.3. Bảo mật máy chủ...............................................................................................55 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN................................................................................................57 LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................60 Tóm tắt nội dung tiểu luận Đầu tiên, bài tiểu luận sẽ tìm hiểu khái quát về web server, từ chức năng, cấu hình, các thành phần cấu thành nó, các giao thức cấu thành nó để nêu lên những điểm khác biệt của web server so với web browser và web client. Tiếp theo đi sâu tìm hiểu các nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của phần cứng và phần mềm để hiểu rõ phần quan trọng cấu tạo nên web server, chỉ ra cách thiết lập web server, xem xét cách thức mà nó hoạt động. Và cuối cùng là bình luận về an toàn bảo mật web server hiện nay. Lý do chọn đề tài Internet đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các ứng dụng triển khai trên nền tảng web vì thế được phát triển rộng rãi và phong phú. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chuyển đổi dữ liệu, thông tin đang là một nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp. Web server được coi là một công nghệ mang đến cuộc cách mạng trong cách thức hoạt động của các dịch vụ B2B và B2C. Tính ứng dụng đề tài Giá trị cơ bản của web server dựa trên việc cung cấp các phương thức theo chuẩn trong việc truy nhập đối với hệ thống đóng gói và hệ thống kế thừa. Việc nghiên cứu về web server sẽ mở ra một hướng mới cho việc phát triển các ứng dụng trên Internet giải quyết vấn đề chuyển đổi dữ liệu trong quy trình thương mại của các doanh nghiệp. Nghiên cứu sẽ chỉ ra được web server hữu ích vì chúng cho phép dễ dàng thực hiện những công việc như truyền tệp từ máy tính sang máy tính. Chúng hữu ích cho việc giao tiếp từ khắp nơi trên thế giới. Nếu chúng tôi không có web server thì chúng tôi không thể gửi tệp từ Úc đến Anh. Chúng hữu ích cho việc lưu trữ, xử lý và cung cấp các trang web cho khách hàng. Điều này liên quan đến thương mại điện tử vì các web server đang phân phối các [Date] 1 trang web có địa chỉ IP hoặc tên miền, do đó, mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy trang thương mại điện tử của bạn hơn. Bố cục Bài tiểu luận gồm có ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu nêu lên lý do và tính ứng dụng của đề tài. Phần nội dung gồm có 5 chương:  Chương 1: Tìm hiểu về web server Chương 2: Phần quan trọng cấu thành web server Chương 3: Cách để thiết lập web server  Chương 4: Web server hoạt động như thế nào Chương 5: Vấn đề an toàn bảo mật web server Chương 6:  Kết luận [Date] 2 CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ WEB SERVER 1. Khái niệm Web Server Web server hay còn gọi là máy chủ web, là máy tính lớn được kết nối với tập hợp mạng máy tính mở rộng. Web server được cài đặt các chương trình để phục vụ ứng dụng web, chứa toàn bộ dữ liệu và nắm quyền quản lý. Mỗi web server đều có một địa chỉ IP hoặc cũng có thể có một domain name. Phần cứng của web server được kết nối với internet, cho phép trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác có liên quan đến nó. Phần mềm giúp kiểm soát cách người dùng đánh giá các tệp đã được lưu trữ. Web server phải là một máy tính có dung lượng lớn, tốc độ rất cao để có thể lưu trữ vận hành tốt một kho dữ liệu trên internet. Nó giúp phần mềm có thể điều khiển một cách trơn tru, nhịp nhàng cho một hệ thống máy tính hoạt động trên internet, thông qua các cổng giao tiếp riêng biệt của mỗi máy chủ. Các web server này phải đảm bảo hoạt động liên tục không ngừng nghỉ để duy trì cung cấp dữ liệu cho mạng lưới máy tính của mình. 2. Các giao thức sử dụng trên Web Server 2.1 Định nghĩa Đơn giản mà nói thì giao thức mạng như một bộ quy tắc và chúng phải tuân theo những quy tắc bắt buộc đó. Nó giống như những tiêu chuẩn và chính sách chính thức và gộp lại, tạo nên những quy tắc đó. Các giao thức mạng này nhằm thực hiện những hành động, chính sách và giải quyết vấn đề từ đầu đến cuối giúp quá trình giao tiếp mạng hoặc dữ liệu diễn ra kịp thời. [Date] 3 Giao thức mạng phổ biến bao gồm trong đó có sự liên kết giữa máy tính, router, máy chủ và các thiết bị hỗ trợ mạng khác khi chúng muốn giao tiếp với nhau. Để đảm bảo quá trình giao tiếp dữ liệu/mạng diễn ra suôn sẻ thì các giao thức mạng luôn phải được xác nhận và cài đặt bởi người gửi và người nhận. 2.2 Giao thức HTTP Tiêu chuẩn Hypertext Transfer Protocol (HTTP) – Giao thức truyền siêu văn bản được ứng dụng để truyền tải tài liệu và các tệp siêu văn bản giữa máy chủ Web (Web server)và máy khách Web (Web client) thông qua một trình duyệt Web. Cụ thể hơn, HTTP là một giao thức ở tầng ứng dụng trong các hệ thống thông tin phân tán, cộng tác, siêu phương tiện (hypermedia), cho phép một máy khách gửi yêu cầu đơn giản dạng tệp siêu văn bản đến máy chủ và nhận đáp ứng từ máy chủ. Sơ đồ hoạt động của HTTP HTTP hoạt động dựa trên mô hình Client – Server.  Trong mô hình client – server, các máy tính của người dùng sẽ đóng vai trò làm máy khách (Client). Sau một thao tác nào đó của người dùng, các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ (Server) và chờ đợi câu trả lời từ những máy chủ này.  HTTP là một stateless protocol. Hay nói cách khác, request hiện tại không biết những gì đã hoàn thành trong request trước đó.  HTTP cho phép tạo các yêu cầu gửi và nhận các kiểu dữ liệu, do đó cho phép xây dựng hệ thống độc lập với dữ liệu được chuyển giao. [Date] 4  Giao thức FTP Giao thức FTP là gì? FTP - File Transfer Protocol (Giao thức truyền tải tập tin) được dùng trong việc trao đổi dữ liệu trong mạng thông qua giao thức TCP/IP, thường hoạt động trên 2 cổng là 20 và 21. Với giao thức này, các máy client trong mạng có thể truy cập đến máy chủ FTP để gửi hoặc lấy dữ liệu. Điểm nổi bật là người dùng có thể truy cập vào máy chủ FTP để truyền và nhận dữ liệu dù đang ở xa. [Date] 5 2.3 Mô hình hoạt động của giao thức FTP Giao thức FTP hoạt động dựa trên mô hình cơ bản của việc truyền và nhận dữ liệu từ máy Client đến máy Server. Quá trình truyền nhận dữ liệu giữa máy Client và Server lại được tạo nên từ tiến trình của TCP logic là Control Connection và Data Connection. Control Connection: Đây là phiên làm việc TCP logic đầu tiên được tạo ra khi quá trình truyền dữ liệu bắt đầu. Tuy nhiên, tiến trình này chỉ kiểm soát các thông tin điều khiển đi qua nó, ví dụ như các tập lệnh. Quá trình này sẽ được duy trì trong suốt quá trình phiên làm việc diễn ra. Data Connection: Khác với tiến trình Control Connection, Data Connection là một kết nối dữ liệu TCP được tạo ra với mục đích chuyên biệt là truyền tải dữ liệu giữa máy Client và máy Server. Kết nối sẽ tự động ngắt khi quá trình truyền tải dữ liệu hoàn tất. Các phương thức truyền dữ liệu trong giao thức FTP Khi quá trình truyền dữ liệu được thiết lập, dữ liệu sẽ được truyền từ máy Client đến máy Server hoặc có thể ngược lại. Dựa trên việc truyền dữ liệu này, FTP có 3 phương thức truyền tải dữ liệu là stream mode, block mode, và compressed mode. [Date] 6 Stream mode: Phương thức này hoạt động dựa vào tính tin cậy trong việc truyền dữ liệu trên giao thức TCP. Dữ liệu sẽ được truyền đi dưới dạng các byte có cấu trúc không liên tiếp. Thiết bị gửi chỉ đơn thuần đẩy luồng dữ liệu qua kết nối TCP tới phía nhận mà không có một trường tiêu đề nhất định. Block mode: Là phương thức truyền dữ liệu mang tính quy chuẩn hơn. Với phương thức này, dữ liệu được chia thành nhiều khối nhỏ và được đóng gói thành các FTP blocks. Mỗi block sẽ chứa thông tin về khối dữ liệu đang được gửi. Compressed mode: Phương thức truyền sử dụng kỹ thuật nén dữ liệu khá đơn giản là “run-length encoding”. Với thuật toán này, các đoạn dữ liệu bị lặp sẽ được phát hiện và loại bỏ để giảm chiều dài của toàn bộ thông điệp khi gửi đi. 3. Chức năng của Web Server  [Date] 7 Mục đích chính của các máy chủ web là lưu trữ các tệp tin của website và phát chúng qua internet để khách truy cập web có thể xem và hiểu được. Khi ai đó truy cập trang trên web của bạn, trình duyệt của họ sẽ giao tiếp với web server của bạn, gửi và nhận các thông tin mà chúng được ra lệnh để xuất hiện trên màn hình máy tính của khách truy cập. Một số chức năng có thể kể đến của web server : 1. Đầu tiên, một web server phải lưu trữ các file của website, đó là các tài liệu HTML và các tài nguyên liên quan đến nó, bao gồm các ảnh, file CSS, file JavaScript, fonts và videos. 2. Web server có thể xử lý được dữ liệu, cung cấp thông tin đến máy khách thông qua các máy tính cá nhân trên môi trường Internet qua giao thức HTTP, giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt Web, và các giao thức khác nữa. Trên một web server, HTTP server chịu trách nhiệm xử lý và trả lời các request đến. Khi nhận một request, một HTTP server sẽ kiểm tra xem URL được yêu cầu có khớp với một file hiện có không. Nếu có, web server gửi nội dung file trả lại trình duyệt. Nếu không, một application server sẽ tạo ra file cần thiết. Nếu không thể xử lý, web server trả lại một thông điệp lỗi cho trình duyệt, phổ biến nhất là "404 Not Found". [Date] 8 3. Phần mềm Web Server còn có thể cài đặt, chạy trên bất kì máy tính nào đáp ứng đủ và đúng yêu cầu về bộ nhớ hay giúp người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng một cách dễ dàng. 4. Web server có khả năng vận hành trơn tru một hệ thống máy tính hoạt động, đảm bảo các hoạt động này liên tục để duy trì cung cấp dữ liệu cho mạng lưới máy tính của mình một cách dễ dàng. 5. Ngoài ra, công cụ còn có thể tạo ra một hoặc nhiều website: Thiết lập các website trên web-server để website đó có thể được hiển thị và xem qua http. 6. Cấu hình bảo mật website, thư mục: tài khoản người dùng nào được, không được phép mở website, địa chỉ IP nào được/không được phép mở website… 7. Tạo một trang FTP: trong FTP sẽ cho phép người dùng chuyển các tập tin đến và đi từ website. 8. Tạo các thư mục ảo và gắn chúng vào các thư mục vật lý. 9. Cấu hình, chỉ định các trang lỗi tùy chỉnh: Cho phép việc xây dựng và hiển thị thông báo lỗi thân thiện với người dùng trên website. 10. Chỉ định các tài liệu mặc định: Tài liệu mặc định là những tài liệu được hiển thị khi không có tên tệp nào được chỉ định [Date] 9 4. Sự khác nhau giữa Web Server, Web Browser STT Nội dung Web Server 1 Web server là một phần mềm Web Browser là một phần mềm Mục đích Web Browser cung cấp các tài liệu này khi Web được sử dụng để duyệt và hiển Browser yêu cầu. 2 Hoạt Web Server xem và phê duyệt các Web Browser gửi yêu cầu tới động yêu cầu đó do trình duyệt web máy chủ đối với các tài liệu và đưa ra và gửi tài liệu để phản hồi. 3 thị các trang có sẵn trên internet. dịch vụ dựa trên web. Hoạt Máy chủ web nhận Yêu cầu Web Browser gửi Yêu cầu động HTTP và gửi Phản hồi HTTP. HTTP và nhận được phản hồi HTTP. 4 Mô hình Web Server tuân theo ba mô hình Web Browser không có mô hình xử lý xử lý chính: dựa trên quy trình, xử lý. dựa trên luồng hoặc kết hợp. 5 Lưu dữ liệu trữ Web Server cung cấp một khu Web Browser lưu trữ dữ liệu vực để lưu trữ trang web. người dùng trong cookie trong máy cục bộ. 6 Cài đặt Web Server có thể được cài đặt ở Web Browser được cài đặt trên bất kỳ đâu nhưng nó cần phải ở máy của người dùng. trên mạng hoặc trên máy tính cục bộ. 7 Ví dụ Máy chủ Apache Google Chrome [Date] 10 CHƯƠNG 2: PHẦN QUAN TRỌNG CẤU THÀNH WEB SERVER 1 Phần cứng 1.1 Khái niệm phần cứng Phần cứng máy chủ (tên tiếng Anh: Hardware of Server) là phần cứng của thiết bị, các thành phần để tạo nên một thiết bị hoàn chỉnh. Với PC, các thiết bị như: chuột, bàn phím, màn hình, ổ đĩa cứng, ổ DVD… chính là các thiết bị phần cứng. Hiểu đơn giản, phần cứng là những phần mà bạn có thể nhìn thấy được. Máy chủ chính là một hệ thống phức hợp có nhiệm vụ lưu trữ tập trung các nguồn dữ liệu, xử lý truy xuất thông tin đến từ các máy tính khác qua đường truyền Internet. Những thiết bị về phần cứng máy chủ để thiết lập hoàn chỉnh cũng tương tự như máy tính để bàn (hay còn gọi là PC). Tuy nhiên, độ tin cậy và hiệu năng của máy chủ cao hơn rất nhiều so với máy tính thông thường. Tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng, ứng dụng của máy chủ sẽ có các yêu cầu phần cứng cho máy chủ đó cũng khác nhau. Nhiệm vụ của máy chủ là cung cấp dịch vụ cho nhiều người dùng trên một mạng lưới dẫn đến yêu cầu tất yếu cũng sẽ khác nhau. 1.2 Nguyên lý hoạt động Các máy chủ thường làm kiểm tra bộ nhớ trước khi khởi động và khởi động các dịch vụ quản lý từ xa. Các bộ điều khiển ổ đĩa cứng sau đó khởi động các ổ đĩa liên tục, chứ không phải tất cả cùng một lúc. Mục đích là để không làm quá tải nguồn điện với sự khởi động tăng dần. Sau đó, chúng bắt đầu chạy tới hệ thống RAID (là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks, cho phép không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà còn giúp gia tăng đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng) yêu cầu kiểm tra đối với hoạt động chính xác của thiết bị dự phòng. [Date] 11 Quá trình này có thể mất nhiều thời gian so với máy tính chỉ mất vài phút để khởi động. Đôi khi, nó có thể không cần phải khởi động lại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nhiều cấu hình phần cứng máy chủ mất khá nhiều thời gian cho khởi động và nạp hệ điều hành. 1.3 Cấu tạo Về cơ bản, một máy chủ vật lý có cấu tạo hệ thống máy chủ như một máy tính PC thông thường. Tuy nhiên, các thành phần cấu tạo của phần cứng máy chủ và PC vẫn tồn tại một số sự khác biệt nhất định. Bo mạch máy chủ Các chipset của main máy chủ luôn khác biệt hoàn toàn so với PC bởi khả năng hỗ trợ ảo hóa cực kỳ mạnh mẽ. Đây phải là các loại chip chuyên dụng cho máy chủ với các khả năng ảo hóa chuyên biệt nhất là với các loại máy chủ chính để tạo ra các máy chủ ảo. Thông thường, các bo mạch chủ của PC đa số chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,…Các Board mạch chủ của phần cứng máy chủ thường sử dụng các chipset chuyên dụng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,… Các chipset này nổi bật với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI – SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng Xeon,… Bộ vi xử lý (CPU) CPU dành cho máy chủ là một loại CPU mạnh mẽ với khả năng điều phối xứ lý cực tốt với rất nhiều nhân và luồng xử lý. Đồng thời, CPU cũng phải có khả năng hỗ trợ ưu việt chuyên dành cho chức năng máy chủ. Không dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Dual core, Quadcore như PC, máy chủ dùng CPU riêng biệt đa số là dòng Xeon. Hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác…, dòng Xeon sở hữu kiến trúc khác biệt hoàn toàn. Một số máy chủ dòng cấp thấp vẫn dùng CPU Socket 775 làm vi xử lý chính của chúng. [Date] 12 Bộ nhớ (RAM) Trên thị trường, bạn có thể tìm thấy DDR RAM I, II có Bus 400, 800,… Thật ra, RAM dành cho máy chủ cũng tương tự nhưng có thêm tính năng ECC. EEC (Error Correction Code) là loại RAM có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu truy xuất trong nó giúp tự động sửa lỗi. Khi xảy ra xung đột, RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị crash. Bạn sẽ giảm rủi ro và chi phí vận hành vì RAM ECC có độ ổn định rất cao. EEC giúp máy bạn không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà không cần phải tắt hệ thống. Tuy nhiên, bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này thì mới có thể sử dụng RAM này được. Ổ cứng (HDD) Để đảm bảo khả năng lưu trữ khối lượng dữ liệu cực cao, ổ cứng và tốc độ của ổ cứng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Khả năng lưu trữ, tốc độ quay của ổ cứng chuyên dụng cho máy chủ luôn cao hơn rất nhiều so với các loại ổ cứng của PC. Nếu các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II, các HDD dành cho máy chủ hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI). Giao tiếp này có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM). Đặc biệt, một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu. Bộ điều khiển Raid (Raid controller) Đây là thành phần quan trọng phần cứng máy chủ trong một Server hiện đại. Bộ điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu. Khi có các trục trặc vật lý xảy ra, những cơ chế sao lưu này sẽ chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau. Hai mức phổ biến trong hầu hết các máy chủ là Raid 1 và Raid 5. Tuy nhiên, có thể bạn không cần trang bị thêm vì một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này. [Date] 13 Bộ cung cấp nguồn (PSU) Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ. Vì vậy, các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi. Tùy vào tính chất, nhu cầu sử dụng mà bạn nên chọn một phương thức thích hợp với mình. 2. Phần mềm 2.1 Khái niệm phần mềm Để một ứng dụng Web có thể hoạt động trên mạng thì chúng ta cần phải cần tải và cài đặt mã nguồn ứng dụng này lên 1 web server. Web server (hay còn gọi là máy chủ Web) là thiết bị máy tính chứa phần mềm máy chủ (server software) nhằm tạo lập ra môi trường để các ứng dụng web có thể hoạt động và thực thi trên Internet. Một web server có thể chứa một hoặc nhiều website và xử lý các yêu cầu đến và trả về kết quả ở trình duyệt người dùng thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPs. 2.2 Các phần mềm Web Server phổ biến hiện nay Theo báo cáo của W3techs, những phần mềm web server phổ biến nhất hiện nay bao gồm Apache, Nginx, Cloudflare server, Litespeed, IIS. Song, bài viết này sẽ không nói về CloudFlare server vì nếu website của bạn nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam thì việc sử dụng CloudFlare không phải là lựa chọn tối ưu, vì khi ta truy vấn sẽ đi vòng từ Việt Nam đến DNS Server của CloudFlare rồi mới trả kết quả về Việt Nam dẫn đến chất lượng đường truyền quốc tế tại Việt Nam chậm. [Date] 14 Tỉ lệ web server sử dụng bởi các website 2.2.1 Apache HTTP server: Apache hay là chương trình máy chủ HTTP là một chương trình dành cho máy chủ đối thoại qua giao thức HTTP. Apache chạy trên các hệ điều hành tương tự như Unix, Microsoft Windows, Novell Netware và các hệ điều hành khác. Apache đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mạng web thế giới. Khi một người truy cập vào website của bạn, họ sẽ nhập tên miền vào thanh địa chỉ. Sau đó, web server sẽ chuyển những file được yêu cầu xuống máy tính của người truy cập như là một nhân viên vận chuyển ảo. [Date] 15  Nguyên lý hoạt động Mặc dù chúng ta gọi Apache là web server, nhưng nó lại không phải là server vật lý, nó là một phần mềm chạy trên server đó. Công việc của nó là thiết lập kết nối giữa server và trình duyệt người dùng (Firefox, Google Chrome, Safari,...) rồi chuyển file tới và lui giữa chúng (cấu trúc 2 chiều dạng client-server). Apache là một phần mềm đa nền tảng, nó hoạt động tốt với cả server Unix và Windows. Khi một khách truy cập tải một trang web trên website của bạn. Đơn cử, trang chủ “Giới Thiệu”, trình duyệt người dùng sẽ gửi yêu cầu tải trang web đó lên server và Apache sẽ trả kết quả với tất cả đầy đủ các file cấu thành nên trang “Giới Thiệu” (hình ảnh, chữ…). Server và client giao tiếp với nhau qua giao thức HTTP và Apache chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo tiến trình này diễn ra mượt mà và bảo mật giữa 2 máy. Apache là một nền tảng module có độ tùy biến rất cao. Modules cho phép quản trị server tắt hoặc thêm chức năng. Apache có modules cho bảo mật caching, URL rewriting, chứng thực mật khẩu,  Tính năng [Date] 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan