Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu về sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ cá kèo (pseudap...

Tài liệu Nghiên cứu về sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ cá kèo (pseudapocryptes lanceolatus) bệnh xuất huyết

.PDF
13
306
134

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN NGUYỄN MINH TIỀN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ CÁ KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus) BỆNH XUẤT HUYẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN NGUYỄN MINH TIỀN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ CÁ KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus) BỆNH XUẤT HUYẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH 2014 2 NGHIÊN CỨU VỀ SỰ KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ CÁ KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus) BỆNH XUẤT HUYẾT Nguyễn Minh Tiền và Đặng Thị Hoàng Oanh* Bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ *Email: [email protected] ABSTRACT Results of antimicrobial susceptibility of 12 strains of bacteria isolated from Pseudapocryptes lanceolatus which displayed hemorrhagic disease with 12 antibiotics showed that most of the strain sensitive to Florfenicol (91.7%), Ciprofloxacin (73%), Doxycycline (83%), Tetracycline and Cefazolin (67%). Bacteria with high resistance to Amoxicilline, Ampicilline, Gentamicine, Cotrimoxazole, Ampicillin with the highest resistance rates (50%). Especially, in the survey 12 strains of bacteria, there are 7 strains showed a multi- antibiotic resistant. These resistant strains resistant to at least two antibiotics to a maximum of 10 antibiotics. MIC results showed that Florfenicol has effects on the tested bacteria, followed by Amoxicillin and Doxycycline is the lowest, corresponds to the minimum inhibitory concentration of the lowest Florfenicole (3.9-7.8 ppm), the highest Amoxicilline (250-125 ppm) and Doxycycline (62-31.25 ppm). Keywords: Pseudapocryptes lanceolatus, antibiotics, minimal inhibitory concentration (MIC). Title: the research about resistant ability of bacteriawas isolated from hemorrhagic of the Pseudapocryptes lanceolatus TÓM TẮT Kết quả kháng sinh đồ của 12 chủng vi khuẩn phân lập từ cá kèo bệnh xuất huyết với 12 loại kháng sinh cho thấy đa số các chủng nhạy với Florfenicol (91,7%), Ciprofloxacin (73%), Doxycyclin (83%), Tetracyclin và Cefazolin (67%), các kháng sinh còn lại có tính nhạy thấp. Vi khuẩn có khả năng kháng cao với Amoxicillin, Ampicillin, Gentamicin, Cotrimoxazol, trong đó Ampicillin có tỉ lệ kháng cao nhất (50%). Đặc biệt, trong 12 chủng vi khuẩn khảo sát thì có 7 chủng vi khuẩn thể hiện tính đa kháng với kháng sinh. Các chủng đa kháng, kháng ít nhất với 2 loại kháng sinh và nhiều nhất là 10 loại kháng sinh. Kết quả MIC cho thấy Florfenicol có tác dụng lên vi khuẩn mạnh nhất, kế đến là Doxycyclin và thấp nhất là Amoxicillin, tương ứng với nồng độ ức chế tối thiểu của Florfenicol thấp nhất (3.9-7.8 ppm), cao nhất là Amoxicillin (250-125 ppm) và Doxycyclin (62-31.25 ppm). Từ khóa: Cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus), thuốc kháng sinh, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 3 I. GIỚI THIỆU Nuôi cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) trong ao đất là mô hình mới phát triển ở Đồng Bằng Sông Cữu Long (ĐBSCL) nhất là ở Sóc Trăng và Bạc Liêu. Mô hình nuôi thâm canh đem lại nhiều lợi nhuận cho người nuôi góp phần phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, dịch bệnh lại là trở ngại chính trong nghề nuôi cá kèo thâm canh. Một số bệnh gây chết cao như bệnh xuất huyết, cong thân, bệnh do ký sinh trùng, dinh dưỡng,... Trong những năm gần đây, số lượng ao nuôi thâm canh ngày càng tăng làm cho dịch bệnh càng khó kiểm soát và có nhiều biểu hiện bệnh mới. Trong khi đó, bệnh xuất huyết vẫn còn là mối nguy đối với nghề nuôi cá kèo. Biểu hiện của bệnh là cá nổi đầu và tấp mé vào buổi sáng, trên thân xuất hiện những chấm đỏ li ti và tập trung thành đám. Giải phẫu bên trong thấy gan bị xuất huyết, tỳ tạng xưng to và có dịch trong xoang nội quan. Hiện nay, có rất ít thông tin nghiên cứu về cá kèo nhất là với bệnh xuất huyết ở cá kèo. Việc phòng trị bệnh bằng thuốc kháng sinh rất phổ biến nhưng chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và không có cơ sở khoa học cho nên việc phòng và trị bệnh xuất huyết vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Do vậy, đề tài “nghiên cứu về sự kháng thuốc của vi khuẩn phân lập từ cá kèo bệnh xuất huyết” được thực hiện. II. MỤC TIÊU Đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý trên cá kèo bệnh xuất huyết. III.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nguồn vi khuẩn Mười hai chủng vi khuẩn được phân lập từ cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes lanceolatus) có dấu hiệu bệnh xuất huyết được thu ở hai tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu ngày 26/2/2014 và trữ trong tủ -800C, sau đó được phục hồi trên môi trường TSA có bổ sung 1,5% NaCl và ủ 24-48 giờ ở 300C. Quan sát hình dạng, màu sắc khuẩn lạc, nếu khuẩn lạc đã rời rạc và đồng nhất thì tiến hành nhuộm gram vi khuẩn để kiểm tra tính thuần. Kết quả nhuộm gram đã thuần thì tiến hành kiểm tra kháng sinh đồ cũng như xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC. 3.2. Phương pháp lập kháng sinh đồ Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn được xác định theo phương pháp của Geert Huys, 2002. Vi khuẩn được phục hồi thành từng đợt để làm thí nghiệm bằng cách nuôi trên môi trường ISA (Iso-Sensitest Agar; Oxoid, Basingstoke, Anh) ở 28°C trong vòng 24 giờ, mỗi đợt lập kháng sinh đồ có 9 dòng vi khuẩn cần thử nghiệm và chủng vi khuẩn chuẩn E. coli LMG 8223. Tính ròng của vi khuẩn sau khi phục hồi được kiểm tra bằng cách quan sát sự đồng nhất về hình dạng, kích thước, màu sắc của khuẩn lạc và nhuộm Gram. Các khuẩn lạc ở mỗi đĩa ISA sau 24 giờ nuôi cấy được nhặt bằng que cấy và cho vào ống nghiệm có chứa 5 mL dung dịch 0.85% NaCl để tạo dung dịch vi khuẩn (mật độ khoảng 3x108 4 CFU/mL) có độ đục tương ứng với dung dịch chuẩn 1.0 McFarland. Sau đó, 100 µL dung dịch vi khuẩn được tán đều trên bề mặt đĩa ISA khác. Sau 15 phút, 6 loại đĩa kháng sinh (Oxoid) bao gồm Tetracycline (TE30), Ampicillin (AMP10), Chloramphenicol (C30), Nitrofurantoin (F/M300), Norfloxacin (NOR10), Cotrimoxazol (COT) được đặt trên mặt thạch và ủ 24 giờ ở 28°C. Đường kính vòng tròn vô trùng được đo bằng mm, dòng vi khuẩn trên đĩa ISA tương ứng sẽ được xác định là kháng, nhạy hay trung gian với kháng sinh thử nghiệm dựa theo hướng dẫn của NCCLS (National Committee for Clinical Laboratory Standards). 3.3. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của thuốc kháng sinh CHL lên vi khuẩn được xác định theo phương pháp Geert Huys, 2002. Vi khuẩn cũng được phục hồi giống như nêu ở phần lập kháng sinh đồ và mỗi đợt xác định MIC cũng có 9 dòng vi khuẩn cần thử nghiệm và chủng vi khuẩn chuẩn E. coli LMG 8223. Có 5 khuẩn lạc riêng lẻ trên mỗi đĩa ISA được chọn cho vào cùng một ống nghiệm chứa 10 ml ISB (Iso-Sensitest Broth, Oxoid, Basingstoke, Anh) nuôi 24 giờ ở 28°C. Thuốc kháng sinh CHL (# SR0078, Oxoid) được pha trong dung dịch 95% ethanol (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) với độ pha loãng hai lần từ 4-1024 ppm (xem bảng 2). Mật độ vi khuẩn được đo bằng máy so màu quang phổ ở bước sóng 590 nm và điều chỉnh mật độ vi khuẩn bằng môi trường ISB cho đạt OD = 0.1 + 0.02 (khoảng 108 CFU/mL). Thể tích vi khuẩn thử nghiệm ở mỗi nồng độ thuốc là 2 ml. Bảng: Nuôi vi khuẩn ở các hàm lượng thuốc khác nhau (cho một chủng) Số MIC Hàm lượng cuối cùng Thể tích dung dịch thuốc Thể tích vi khuẩn 1 512 ppm 2 mL (1024 ppm; ống 1) 2 mL 2 256 ppm 2 mL (512 ppm; ống 2) 2 mL 3 128 ppm 2 mL (256 ppm, ống 3) 2 mL 4 64 ppm 2 mL (128 ppm; ống 4) 2 mL 5 32 ppm 2 mL (64 ppm; ống 5) 2 mL 6 16 ppm 2 mL (32 ppm; ống 6) 2 mL 7 8 ppm 2 mL (16 ppm; ống 7) 2 mL 8 4 ppm 2 mL (8 ppm; ống 8) 2 mL 9 2 ppm 2 mL (4 ppm; ống 9) 2 mL 5 Đối chứng âm (2 mL ISB + 2 mL nước cất) và đối chứng dương (2 mL vi khuẩn E. coli LMG 8223 + 2 mL nước cất) được sử dụng cho mỗi lần xác định MIC. Tất cả các ống nghiệm được ủ ở 28°C trong 24 giờ hoặc lâu hơn cho đến khi thấy vi khuẩn trong ống đối chứng dương phát triển. Mỗi dòng vi khuẩn sau khi điều chỉnh mật độ đều được cấy lên đĩa ISA và được ủ trong cùng điều kiện với các ống MIC để kiểm tra tính ròng của chúng. Nếu phát hiện thấy có sự tạp nhiễm của dòng vi khuẩn xét nghiệm trên đĩa ISA thì không đọc kết quả MIC. Sự phát triển của vi khuẩn được xác định bằng cách so sánh độ đục của mỗi ống MIC với ống đối chứng âm và dương. Loạt ống nghiệm của dòng vi khuẩn nào phát triển không liên tục đều bị loại. Giá trị MIC được xác định là hàm lượng thuốc trong ống nghiệm đầu tiên không có vi khuẩn phát triển. Trường hợp vi khuẩn phát triển ở tất cả các nồng độ thì giá trị MIC được xác định ở ống nghiệm có hàm lượng thuốc mà sự phát triển của vi khuẩn giảm khoảng 80 % so với ống trước đó. 3.4 Xử lý số liệu Phần mềm Microsoft excel được sử dụng để tính toán và thể hiện các đồ thị tỉ lệ phần trăm các dòng vi khuẩn kháng thuốc và giá trị MIC của chúng. IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả kháng sinh đồ Kết quả kháng sinh đồ cho thấy 9/12 loại kháng sinh đều nhạy trên 50%. Cụ thể là FFC có tính nhạy cao nhất (91,7%), kế đến là DO (83%), CIP (75%), TE và KZ cùng nhạy với 67%, ENR và COT (58,3%), thấp nhất là COT và NOR (50%), AML (41,7%) thấp nhất là AMP và GM có tính nhạy (25%). Norfloxacin, Ciprofloxacin, Enrofloxacin thuộc nhóm quinolon đều cho thấy tính nhạy cao. Cụ thể là CIP (75%) cao nhất, kế đến là ENR (58,3%) và NOR (50%). 6 100.0 90.0 80.0 70.0 60.0 S 50.0 R 40.0 I 30.0 20.0 10.0 0.0 NOR ENR CIP DO TE FFC CZ AML AMP N GM COT Hình: Tỷ lệ phần trăm kháng (R), nhạy (S), nhạy trung bình (I) của các loại kháng sinh So với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Phếch (2012) thì tỉ lệ nhạy có chiều hướng giảm và tỉ lệ kháng có chiều hướng tăng. Cụ thể là CIP và ENR đều không kháng (Phạm Văn Phếch, 2012) còn trong nghiên cứu này thì xuất hiện các chủng kháng (CIP và ENR là 8,3%) cho thấy khả năng kháng thuốc có chiều hướng tăng nhanh và nguy cấp. Riêng với ENR thuộc nhóm quinolones thế hệ 2 có hoạt phổ kháng khuẩn vừa nhanh vừa mạnh, phổ kháng sinh được mở rộng trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương, phân bố rất tốt ở các mô (Bùi Thị Tho, 2003). Theo Phạm Thanh Liêm và Lê Thị Kim Liên. (2010) thuốc này thường được dùng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương, điều trị hiệu quả các vi khuẩn Edwardsiella sp., Aeromonas sp., Pseudomonas sp., kể cả các loài kháng Betalactam và Sulphonamide. Quinolon còn có tác dụng ức chế ADN-gyrase là men cần thiết cho sự tái bản hay sao chép của phân tử ADN, do đó ngăn chặn sự tổng hợp ADN và protein ở vi khuẩn (Lê Thị Kim Liên và ctv., 2007). Tuy có tính nhạy cao nhưng lại nằm trong danh mục cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Thông tư 03/2012/TT BNNPTNT) do tồn lưu trong động vật thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì thế việc xác định giá trị MIC của các chủng vi khuẩn phân lập trên cá kèo trong thí nghiệm này chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu. Cần phải kiểm soát chặt chẽ việc lưu hành thuốc ENR trong NTTS và chú ý hơn khi sử dụng CIP và NOR để tránh tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo Roberts (1996) vi khuẩn kháng với Tetracyclin chủ yếu qua hai cơ chế: qua các protein bảo vệ ribosome (RPPs-ribosomal protection proteins) và hệ thống bơm thải Tetracyclin phụ thuộc năng lượng (energy-dependent efflux pumps). Hai cơ chế khác cũng được phát hiện là bất hoạt kháng sinh bởi enzyme (Yang et al., 2004) và thay đổi vị trí đích (target site) tác dụng của kháng sinh bằng đột 7 biến vùng 16S RNA (Ross et al., 1998). DO và TE là kháng sinh có tính nhạy cao trong các loại kháng sinh khác cụ thể là TE (66,7%) và DO (83,3%) nhưng vẫn thấp hơn báo cáo của Phạm Văn Phếch (2012) (DO và TE là 90%). Bên cạnh đó tỉ lệ kháng lại giảm và không kháng với DO cho thấy sự khác biệt của 2 lần khảo sát có sự sai khác nhau. Sự tác động mạnh mẽ và tiêu diệt vi khuẩn cả nhóm này vẫn còn rất cao và sử dung hiệu quả trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài tự nhiên. Đối với TE thì xuất hiện vi khuẩn kháng với tỉ lệ kháng (33.3%), tỉ lệ này cũng trùng với tỉ lệ của kháng sinh Cefazolin (CZ). Florfenicol (FFC) có tỉ lệ nhạy cao nhất với (91.7%) thể hiện tính kháng khuẩn rộng với các loại vi khuẩn khảo sát. Theo (Keyes et al., 2000) thì FFC được ứng dụng rộng rãi trong ngành thú y và trong NTTS ở châu Á từ những thập niên 1980. Kết quả này cũng giống với kết quả của Phạm Văn Phếch (2012). Ampicillin (AMP), Amoxicillin (AML) là 2 kháng sinh thuộc nhóm Penicillin. Nhóm này thể hiện tính nhạy yếu với AML (41.7%) và AMP (25%), tỉ lệ kháng tăng cao với AML (33.3%) và cao nhất là AMP (50%). Hiện tượng kháng AMP và AML cũng được ghi nhận ở nhiều loài vi khuẩn khác ở ĐBSCL với tỷ lệ rất cao, theo nghiên cứu Nguyễn Hoàng Nam Kha (2012). Nguyên nhân này là do thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactamin, nhóm này thường dùng điều trị hiệu quả cho các bệnh do Streptococcus và Edwardsiella gây ra vì thế người nuôi thường xuyên sử dụng loại kháng sinh này để điều trị hoặc phòng bệnh do vi khuẩn gây bệnh trên cá kèo. Mặt khác, theo Nguyễn Khang (2005) còn cho rằng ngoài tác dụng diệt khuẩn, nhóm này còn có tác dụng kiềm khuẩn. Theo Bùi Thị Tho (2003), thuốc này dùng bằng đường uống thì sau 20-30 phút thuốc đạt nồng độ hiệu quả cao trong máu, thuốc thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng còn hoạt tính. Ngoài ra, thuốc này còn hấp thụ hoàn toàn qua ruột và không gây xáo trộn tiêu hóa. Điều trị được các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng toàn thân, vì vậy cần kiểm tra kháng sinh đồ khi sử dụng các kháng sinh nhóm Betalactam để trị bệnh do vi khuẩn, tránh tình trạng kháng thuốc xảy ra đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Gentamicin (GM), Cotrimoxazol (COT) có cùng tỉ lệ kháng cao với (41.7%) đứng thứ nhì sau AMP (50%). So với kết quả của Phạm Văn Phếch (2012) thì tỉ lệ kháng với GM (40%) không khác, so với AML thì tỉ lệ này tăng cao (Phạm Văn Phếch, 2012) là 20% trong nghiên cứu này là 50%. Việc sử dụng kháng sinh này trong việc phòng và trị bệnh cần có nhiều ngiên cứu hơn nữa để tránh sử dụng thuốc không đúng và làm tăng tính kháng của các chủng vi khuẩn. Neomycin (N) có tính nhạy (50%) và kháng (16.7%) thể hiện hiệu quả thấp trong việc tiêu diệt và trị bệnh trên cá. Từ bảng ta thấy tỉ lệ kháng của AML (33.3%), AMP (50%)Các kháng sinh thuộc nhóm Beta-lactam bao gồm Amoxicillin, Ampicillin,…có tính nhạy thấp và vi khuẩn có chiều hướng kháng với các kháng sinh này. Số lượng chủng vi khuẩn đa kháng (kháng từ 2 loại kháng sinh trở lên) chiếm phần lớn trong các chủng vi khuẩn đã được phân lập từ cá kèo bị xuất huyết. Trong đó có CZ và AML (33,3%), COT (40%), GEN (40%), cao nhất là AMP (50%). Song bên cạnh đó tính nhạy của TE, KZ, NEO, COT vẫn còn khá cao. 8 Kết quả còn cho thấy có 7/12 chủng vi khuẩn kháng ít nhất 2 loại kháng sinh và kháng tối đa là 10 loại kháng sinh Trong đó chủng B2-5 T thể hiện tính kháng cao nhất (10 loại kháng sinh) kế đến là B1-7 T (6 loại kháng sinh), B2-4 T (4 loại kháng sinh). Cụ thể là chủng B2-5 T và B1-7 T cùng kháng cùng lúc 5 loại kháng sinh là Norfloxacin, Cefazolin, Ampicillin, Amoxicillin và Gentamicin. Hơn nữa, còn có chủng B2-5 T kháng đồng thời với 10 loại kháng sinh là Gentamicin, Florfenicol, Cefazolin, Ampicillin, Amoxicillin, Cotrimoxazol, Norfloxacin, Enrofloxacin, Ciprofloxacin và Tetracycline thử nghiệm. Hiện tượng đa kháng thuốc trên vi khuẩn phân lập từ các hệ thống nuôi thủy sản ở ĐBSCL cũng được Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv. (2005) đề cập với khoảng 59% dòng vi khuẩn (196 dòng) nghiên cứu kháng với 4 hay 5 loại kháng sinh thử nghiệm. Ngoài ra, theo Miranda và Zemelman (2002) có 74 chủng vi khuẩn phân lập trên cá hồi nước ngọt tại các trại nuôi thủy sản ở Chile có hiện tượng kháng đồng thời với 6 – 10 loại thuốc kháng sinh. Với nghiên cứu của Sarter et al. (2007), sự đa kháng kháng sinh còn xảy ra ở 1 số chủng vi khuẩn phân lập ngay trong hệ tiêu hóa của cá tra khỏe, có kiểu hình đa kháng với 3 kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 17,8%. 4.2 .Kết quả MIC Kết quả cho thấy nồng độ ức chế tối thiểu của AML cao nhất và dao động từ 31.25 ppm-250 ppm. Kế đó là DO có nồng độ thấp hơn (31.25 ppm-62.5 ppm) và cuối cùng là FFC có nồng độ thấp nhất (3.9 ppm) tương ứng khả năng kháng khuẩn của FFC mạnh nhất trong 3 loại kháng sinh và yếu nhất là AML. Bảng 4: Kết quả MIC Loại kháng sinh AML FFC DO Dòng vi khuẩn (đơn vị ppm) (đơn vị ppm) (đơn vị ppm) B1.6 T 250 7.8 31.25 B6.9 TT 250 3.9 62.5 B2.5 G 31.25 3.9 31.25 B2.3 TT 125 3.9 31.25 Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nam Kha (2012), Nguyên nhân này là AML thuộc nhóm betalactamin, nhóm này thường dùng điều trị hiệu quả cho các bệnh do Streptococcus và Edwardsiella gây ra vì thế người nuôi thường xuyên sử dụng loại kháng sinh này để điều trị hoặc phòng bệnh do vi khuẩn gây bệnh trên cá kèo gây nên tình trang kháng thuốc. Trong 4 chủng, có 2 chủng B1.6 T và B6.9 TT thể hiện tính kháng mạnh với AML (250 ppm). Riêng B1-6 T kháng với FFC (7.8 ppm), DO với nồng độ (31.35 ppm) đã ức chế được vi khuẩn nhưng 9 với nồng độ (62.5 ppm) mới ức chế được chủng B6-9 TT, cho thấy chủng B6-9 TT có xu hướng kháng cao với DO. Việc kháng thuốc của vi khuẩn là do người nuôi sử dụng thuốc không đúng qui tắc sử dụng thuốc an toàn, chưa hiểu hết những tác hại của việc phối hợp thuốc không đúng cách trong điều trị (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004). Đa phần các hộ nuôi thường dựa vào kinh nghiệm và tự pha trộn thuốc. Còn về nguồn gốc của thuốc thì không rõ ràng, không nhãn mác của nhà sản xuất, còn về liều lượng sử dụng là do kinh nghiệm mà một số kháng sinh họ dùng là kháng sinh nguyên liệu hoặc dựa vào sự mô tả của người nuôi thì các cửa hàng kinh doanh thuốc cũng kê đơn (Phạm Thanh Tuấn 2004; Nguyễn Chính, 2005). Thêm nữa, thời gian điều trị không đúng, cũng như thời gian ngưng thuốc cũng không đúng và không nhận thức được tính kết hợp hay đối kháng của thuốc, cũng như những hậu quả về sự độc hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây nên hiện tượng kháng thuốc ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người (Phan Trọng Duy, 2007 và Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008). V. KẾT LUẬN Có 9/12 loại kháng sinh đều nhạy trên 50%, cụ thể là FFC có tính nhạy cao nhất (91,7%), kế đến là DO (83%), CIP (75%), TE và KZ cùng nhạy với 67%, ENR và COT (58,3%), COT và NOR (50%). Kháng sinh AML có tính nhạy thấp (41,7%) nhưng thấp nhất là AMP và GM có tính nhạy (25%). Vi khuẩn đa kháng: có 7/12 chủng vi khuẩn kháng ích nhất 2 loại kháng sinh và kháng tối đa là 10 loại kháng sinh, trong đó chủng B2-5 T thể hiện tính kháng cao nhất (10 loại kháng sinh) kế đến là B1-7 T (6 loại kháng sinh), B2-4 T (4 loại kháng sinh). Nồng độ ức chế tối thiểu của FFC là thấp nhất (3.9-7.8 ppm) kế đến là DO (31.25-62.5 ppm) và cao nhất là AML (31.25-250 ppm). LỜI CẢM TẠ Xin gởi lời cảm ơn đến chị Bùi Thị Diễm My, chị Nguyễn Thu Dung và bạn Nguyễn Thị Trúc Giang đã hết lòng giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Và gởi lời cảm ơn đến các bạn cùng các anh chị trong bộ môn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Benbrook C. 2002. Antibiotic Drug Use in U. S. Aquaculture. IATP Report, 18pp. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, 2012. Thông tư số 03/2012/TTBNNPTNT ban hành ngày 16/01/2012 về việc Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Ngày cập nhật:17/04/2012. 10 3. Bùi Kim Tùng, 2001. Thuốc kháng sinh. Sở KHCN và môi trường Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 255 trang. 4. Bùi Thị Tho, 2003. Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội, 323 trang. 5. Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI), 2011. Methods for broth dilution susceptibility testing of bacteria isolated from aquatic animals; informational supplement, M49-A, Clinical and Laboratory Standards Institute, Wayne, NJ. 6. Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Phương, Temdoung Somsiri, Supranee Chinabut, Fatinah Yussoff, Mohamed Shariff, Kerry Bartie, Geert Huys, Mauro Giacomini, Stefania Berton, Jean Swings and Alan Teale, 2005. Xác định tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ các hộ nuôi thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Nghiên Cứu Khoa Học- Đại học Cần Thơ. 4: 2005, 136-144. 7. Đào Minh Hải, 2006. Khảo sát một số yếu tố môi trường và mầm bệnh trên cá kèo (Pseudapocryptes elongatus Cuvier) nuôi ao. Luận Văn tốt nghiệp 8. Geert Huy, 2002. Antibiotic susceptibility testing of aquaculture associated bacteria with the broth macrodilution method (MIC Determination), Laboratory of Microbiology, K.L. Ledeganckstr. 35 B-9000 Gent (BELGIUM). 9. Huỳnh Chí Thanh, 2007. Xác định đặc điểm sinh hóa và bước đầu thử nghiệm điều trị bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng kháng sinh. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ. 10. Huỳnh Thị Tú, Nguyễn Thanh Phương, Châu Tài Tảo, Frédéric Silvestre, Caroline Douny, Guy Maghuin-Rogister và Patrick Kestemont, 2006. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc – hóa chất trong nuôi tôm và sự tồn lưu của Enrofloxacin và Furazolidone trong tôm sú (Penaeus monodon). Tạp Chí nghiên cứu khoa học. Trường Đại Học Cần Thơ, 70-78. 11. Keyes, K., C. Hudson and J.J. Maurer, 2000. Detection of florfenicol resistance genes in Escherichia coli isolated from sick chickens. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 44: 421424. 12. Lê Thuần Nhân, 2006. Khảo sát kỹ thuật nuôi và mầm bệnh trên cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) nuôi thương phẩm ở Bạc Liêu. Luận Văn tốt nghiệp Đại Học ngành Bệnh Học Thủy Sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 13. Lê Văn Lĩnh, 2009. Ảnh hưởng các độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus, Bloch 1801). Luận Văn tốt nghiệp Đại Học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Khoa thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 11 14. Mai Văn Tài, 2004. Điều tra đánh giá hiện trạng các loại thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đề xuất các giải pháp quản lý. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1. 20 Trang. . 15. Marcia A. Kielhofner, MD, 1990. Trimethoprim-sulfamethoxazole: pharmacokinetics, clinical uses, and adverse reactions. The Infectious Disease Section, St. Luke's Episcopal Hospital, Houston, Texas, USA. Volume 17,number 2. 86-93. 16. Miranda, C.D and R. Zemelman, 2002. Antimicrobial multiresistance in bacteria isolated from freshwater Chilean salmon farms. The Science of the Total Environment. 293: 207-218. 17. Nguyễn Chính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh ở An giang và Cần thơ. Luận Văn Thạc Sĩ khoa học. Khoa Thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 18. Nguyễn Chung, 2008. Kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm (Pseudapocryptes elongatus). Nhà xuất bản Nông Nghiệp -TP. Hồ Chí Minh. 106 trang. 19. Nguyễn Khang, 2005. Kháng sinh học ứng dụng. Nhà xuất bản y học, Hà Nội. Trang 1-116 20. Nguyễn Kim Cương. 2006. Khảo sát ký sinh trùng, mô học và thử nghiệm cảm nhiễm bệnh đốm trắng trên tôm càng xanh nuôi ruộng lúa. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Khoa thủy sản – Đại học Cần Thơ. 21. Nguyễn Ngọc Hải, 2004. Điều tra kỹ thuật và tình hình sử dụng thuốc hóa chất trong ương cá tra giống. Luận Văn Đại Học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 22. Nguyễn Tấn Duy Phong, 2008. Điều tra hiện trạng bệnh, nuôi và tình hình sử dụng thuốc – hóa chất trong nuôi thâm canh cá tra ao. Luận văn tốt nghiệp Đại học-Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ. 23. Phạm Văn Phết, 2012. Nghiên cứu về sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ cá kèo (Pseudapocrypteslanceolatus) bệnh xuất huyết 24. Nguyễn Thị Phương Nga, 2004. Phân tích tình hình phân phối và sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Luận Văn Thạc Sĩ ngành Nuôi Trồng Thủy sản. Khoa thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ.. 25. Phạm Thanh Liêm và Lê Thị Kim Liên, 2010. Bài giảng Thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ. 26. Phạm Thanh Liêm, Lê Thị Kim Liên, Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thị Như Ngọc, 2008. Giáo trình thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ, 79 Trang. 12 27. Phạm Thanh Tuấn, 2004. Khảo sát bước đầu về tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thâm canh ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ. 28. Phạm Thị Ngọc Xuân, 2009.Xác định đặc điểm sinh hoá và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh mủ gan Edwardsiella ictaluri trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông. 29. Phạm Văn Phếch, 2012. Nghiên cứu về sự kháng thuốc của vi khuẩn phân lập từ cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) bệnh xuất huyết được tiến hành. 30. Phan Trọng Duy, 2007. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh cá ở các tỉnh Cần Thơ, An Giang. Thưc tập tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ. 31. Prescott, J.F., J.D. Baggot and R.D. Walker, 2000. Antimicrobial therapy in veterinary medicine. Iowa State University Press/Ames. 795 pp. 32. Sarter, S., H.N.K. Nguyen, L.T. Hung, J. Lazard and D. Montet, 2006. Antibiotic resistance in Gram-negative bacteria isolated from armed catfish. Food Control. 18: 1391-1396. 33. Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Twenty-First Informational Supplement, M100-S21 (ISBN 1-56238-742-1). Clinical and Laboratory Standards Institute, 940 West Valley Road, Suite 1400, Wayne, Pennsylvania 19087 USA. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng