Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố cần thơ luận vă...

Tài liệu Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố cần thơ luận văn ths. du lịch

.PDF
140
906
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO THỊ TUYẾT LINH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA THƢƠNG HỒ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO THỊ TUYẾT LINH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA THƢƠNG HỒ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THÚY ANH Hà Nội, 2013 2 MỤC LỤC Mục lục ……………………………………………………………………… 1 Danh mục bảng biểu ……………………………………………………….. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 5 2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 6 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 6 4. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề ............................................................................. 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 8 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 10 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản .................................................... 12 1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 12 1.1.1 Sản phẩm du lịch văn hóa ....................................................................... 12 1.1.2 Văn hóa sông nước .................................................................................. 20 1.1.3 Văn hóa thương hồ .................................................................................. 21 1.1.3 Văn hóa chợ nổi ...................................................................................... 22 1.2 Lịch sử hình thành văn hóa thương hồ và giao thương trên chợ nổi ............ 23 1.2.1 Lịch sử khẩn hoang Nam bộ gắn liền với văn hóa sông nước ................ 23 1.2.2 Sự phát triển giao thông đường thủy ...................................................... 27 1.2.3 Các yếu tố hình thành chợ nổi và văn hóa thương hồ ............................ 30 Tiểu kết chƣơng 1. ................................................................................................. 40 Chương 2: Văn hóa thương hồ và hiện trạng khai thác văn hóa thương hồ vào hoạt động du lịch ............................................. 41 2.1 Vai trò của chợ nổi trong du lịch Đồng bằng sông Cửu Long ..................... 41 3 2.1.1 Hệ thống chợ nổi phục vụ du lịch ......................................................... 41 2.1.2 Sự đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của chợ nổi ............................. 49 2.2 Tầm quan trọng của chợ nổi trong hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ .... 52 2.3 Hiện trạng khai thác văn hóa thương hồ vào hoạt động du lịch chợ nổi tại thành Cần Thơ ................................................................................... 56 2.3.1 Hiện trạng hoạt động du lịch tại thành phố Cần Thơ ............................ 56 2.3.2 Phân tích hành vi du khách đến Cần Thơ .............................................. 58 2.3.3 Hoạt động du lịch tham quan chợ nổi của các công ty du lịch .............. 60 2.3.4 Hoạt động của khách du lịch khi tham quan chợ nổi ............................ 62 2.3.5 Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch thành phố Cần Thơ và chợ nổi Cái Răng ............................................................................. 64 2.4 Nghiên cứu sức hấp dẫn của một số hoạt động văn hóa thương hồ đối với du khách ................................................................................................. 67 2.4.1 Sự khác nhau giữa chợ trên bờ và chợ nổi ............................................ 67 2.4.2 Hoạt động giao thương .......................................................................... 70 2.4.3 Chữ “tín” trong hoạt động giao thương tại chợ nổi ............................... 72 2.4.4 Cây Bẹo – cách thức rao hàng độc đáo ................................................. 72 2.4.5 Đời sống thương hồ ............................................................................... 74 Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 80 Chương 3: Định hướng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ dựa vào văn hóa thương hồ ................................................................ 82 3.1 Phát triển du lịch dựa vào văn hóa thương hồ theo hướng du lịch bền vững...... 83 3.1.1 Du lịch đại chúng và du lịch bền vững ................................................. 83 3.1.2 Ba hợp phần chính của du lịch bền vững .............................................. 85 3.1.3 Các tiêu chuẩn du lịch bền vững ........................................................... 87 3.1.4 Những nguyên tắc của du lịch bền vững ............................................... 89 3.1.5 Chiến lược và giải pháp phát triển du lịch bền vững ............................ 91 3.1.6 Xu hướng lựa chọn du lịch bền vững của du khách trên thế giới .......... 91 4 3.2 Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách dựa vào văn hóa thương hồ .............................................................................................. 92 3.2.1 Định hướng đối tượng khách hàng mục tiêu ......................................... 92 3.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch chuyên đề ................................................... 97 3.2.3 Nghiên cứu phát triển các sản phẩm chuyên đề tại thành phố Cần Thơ dựa vào văn hóa thương hồ ..................................................................... 100 3.3 Kiến nghị ...................................................................................................... 105 3.3.1 Đối với chính quyền địa phương ......................................................... 105 3.3.2 Đối với các công ty kinh doanh du lịch ............................................... 105 3.3.3 Đối với người dân địa phương ............................................................ 106 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 107 KẾT LUẬN ................................................................................................. 108 Tài liệu trích dẫn ................................................................................................... 111 Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 112 Phụ lục 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Doanh thu từ các hoạt động du lịch tại Chợ nổi Ngã Bảy ....................... 49 Bảng 2.2. Số lượng rau quả tiêu thụ tại các chợ nổi ................................................ 51 Bảng 2.3. Số lao động được tạo việc làm trên một nền chợ nổi .............................. 52 Bảng 2.4. Tình hình phát triển khách du lịch thời kỳ 2007- 2011 ........................... 58 Bảng 2.5. Số lần du khách đến Cần Thơ .................................................................. 59 Bảng 2.6. Mục đích du lịch tại Cần Thơ .................................................................. 60 Bảng 2.7. Mức độ hài lòng của du khách sau khi tham quan chợ nổi Cái Răng ...... 65 Bảng 2.8. Sự đánh giá của du khách nội địa về các yếu tố hấp dẫn ở chợ nổi ....... 66 Bảng 2.9 Sự đánh giá của du khách quốc tế về các yếu tố hấp dẫn ở chợ nổi ......... 67 Bảng 3.1 Xu hướng du lịch của du khách Anh ...................................................... 100 6 MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, du lịch luôn được nhắc đến như một ngành kinh tế mũi nhọn góp một phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách của các tỉnh và thành phố. Vì vậy, hiện tượng du lịch phát triển ồ ạt nhưng lại kém về chất lượng đang diễn ra chỉ với mục đích thu về lợi ích kinh tế là vấn đề đang được đặt ra thảo luận ngày càng nhiều trong các buổi tọa đàm. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có thế mạnh về sinh thái sông nước, sinh thái miệt vườn, có hệ thống chợ nổi đặc trưng gắn với văn hóa thương hồ và đặc điểm văn hóa sông nước hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại chính là nơi nổi cộm về các vấn đề du lịch cần được định hướng giải quyết. Trong đó, hiện trạng sản phẩm du lịch được sao chép rập khuôn giữa các tỉnh và hoạt động du lịch nhàm là vấn đề diễn ra nhiều nhất ở các tỉnh có điều kiện tự nhiên giống nhau. Cần Thơ cũng không phải là ngoại lệ. Du lịch thành phố Cần Thơ với tham quan chợ nổi điểm thu hút chính được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, tuy nhiên, hoạt động du lịch vẫn không thoát khỏi cái mác “nhàm chán”. Nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch dựa vào thế mạnh là một điều cần thiết. Đây là vấn đề chủ yếu và then chốt của cả du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Cần Thơ nói riêng. Chính vì lý do trên mà luận văn “Nghiên cứu văn hóa thương hồ trong phát triển du lịch thành phố Cần Thơ” được tác giả tiến hành thực hiện nhằm đưa ra định hướng giúp hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm phát triển du lịch thành phố Cần Thơ 2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Qua quá trình nghiên cứu vấn đề lý thuyết của đề tài, luận văn đã cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về những nét hấp dẫn của một di sản văn hóa đặc 7 trưng ít được các vùng miền khác biết đến, Văn hóa thương hồ. Đây là đóng góp lý thuyết giải thích một thuật ngữ mới trên phương diện một nghiên cứu khoa học. Hoạt động tổng hợp các kết quả khảo sát và khảo sát thực địa cũng là cứ liệu cung cấp cho các nhà quản lý, các công ty điều hành du lịch trong quá trình hoạch định nhằm đưa ra những quyết định giúp phát triển du lịch của địa phương. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định giá trị của văn hóa thương hồ trong đời sống tinh thần của người dân ĐBSCL và trong hoạt động du lịch. Từ đó định hướng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ dựa vào văn hóa thương hồ. Có ba nhiệm vụ nghiên cứu chính: - Đưa ra khái niệm và giá trị tinh thần của văn hóa thương hồ. - Làm rõ thực trạng và mối quan hệ của văn hóa thương hồ đối với hoạt động du lịch TP. Cần Thơ. - Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng dựa vào văn hóa thương hồ. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về các nghiên cứu khoa học, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề văn hóa thương hồ, tính đến thời điểm này mới có một đề tài nghiên cứu về văn hóa Chợ nổi – một phần thuộc trong văn hóa thương hồ. Đó là luận văn thạc sĩ chuyên ngành văn hóa của tác giả Đặng Thị Hạnh, báo cáo ngày 07.05.2011 về đề tài “Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long từ góc nhìn văn hóa học”, thuộc Khóa 7 (2006- 2009) Khoa Văn hóa học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Đề tài cung cấp một cái nhìn tổng quát về văn hóa buôn bán, sinh hoạt của người dân trên chợ nổi ở sông nước miền Tây. 8 Các nghiên cứu khoa học khác về chợ nổi và du lịch chợ nổi của đội ngũ giảng viên trường đại học Cần Thơ như:  Đề tài “Vai trò của chợ nổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long” của Đỗ Văn Xê (2005), khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường ĐH Cần Thơ, đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động giao thương trên chợ nổi đối với kinh tế và nhân sinh của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là những đóng góp về phát triển kinh tế, thúc đẩy nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, và đặc biệt là tạo một dấu ấn riêng cho hoạt động du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long.  Đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển chợ nổi Cái Răng – Thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh (2011), khoa KHXH NV trường ĐH Cần Thơ. Nghiên cứu đã giúp làm rõ hiện trạng của hoạt động du lịch trên chợ nổi Cái Răng, đồng thời chỉ ra những yếu tố nào trên chợ nổi hấp dẫn khách tham quan từ đó đề xuất giải pháp giúp phát triển du lịch tại chợ nổi.  Đề tài: “Một số nhận định về phát triển du lịch chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Du lịch chợ nổi ở Thái Lan” của Nguyễn Trọng Nhân (2012), khoa KHXH NV, trường ĐH Cần Thơ. Nghiên cứu đã so sánh điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, cách thức hoạt động chợ nổi, quy hoạch trong hoạt động du lịch giữa chợ nổi ở ĐBSCL và Thái Lan. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển du lịch chợ nổi ở ĐBSCL dựa vào thế mạnh là chiều sâu văn hóa. Ngoài ra còn có đề tài khoa học cấp tỉnh: “Đề xuất giải pháp khôi phục, bảo tồn và phát huy chợ nổi Ngã Bảy gắn với phát triển du lịch sông nước miệt vườn” của tỉnh Hậu Giang vừa được nghiệm thu tháng 01.2013. Đề tài 9 đã khẳng định sự đóng góp của chợ nổi Ngã Bảy đối với việc phát triển kinh tế và du lịch của vùng, thời kỳ chợ còn ở nơi giao lưu giữa bảy nhánh sông. Đồng thời so sánh với tình trạng thực tế sau khi di dời. Từ đó kiến nghị đưa chợ nổi Ngã Bảy phục hồi nguyên trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại chợ nổi Ngã Bảy gắn với văn hóa đặc sắc lâu đời tại chợ nổi này. Về các ấn phẩm sách được phát hành : phần lớn là các sách của Hội văn học nghệ thuật gồm có:  “Văn hóa sông nước Cần Thơ”, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2009. Sách do nhóm tác giả yêu thích văn hóa sông nước và văn hóa thương hồ nghiên cứu và xuất bản. Nhiều bài viết về hoạt động nhóm chợ trên sông, phương tiện di chuyển đường thủy, đời sống văn hóa tinh thần của người dân sống dựa vào con nước… đã cung cấp một cái nhìn rõ nét hơn về thời kỳ chợ nổi hình thành, phát triển và đời sống người dân thương hồ.  “Văn hóa văn nghệ dân gian Cần Thơ”, NXB Văn nghệ liên hiệp các hội VHNT Tp Cần Thơ, 2009. Sách cung cấp một cái nhìn khái quát về đời sống văn hóa – tinh thần của người dân Cần Thơ. Trong đó bao gồm cả đời sống sông nước của người dân ở đây.  “Khách thương hồ” của Phan Trung Nghĩa, NXB Văn hóa văn nghệ, 2012. Sách đã cung cấp thêm một lý giải về sự hình thành và phát triển của lực lượng thương hồ và tình cảm gắn kết chặt chẽ của người dân thương hồ và người miệt vườn vùng Hậu Giang.  Ấn phẩm sách nghiên cứu du lịch có cuốn “Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long” của Nhâm Hùng, NXB Trẻ 2010. Đây là cuốn sách tập hợp đầy đủ và khái quát nhất về hoạt động và văn hóa của hệ thống chợ nổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 10 Các ấn phẩm khác: Năm 2002 ngành Văn hóa Thông Tin – Bảo tàng tỉnh Cần Thơ cũng đã thực hiện dự án chợ nổi Phụng Hiệp – Cần Thơ, với bài nghiên cứu khoa học và bộ phim tài liệu dài 35 phút. Ngoài ra còn có các bài viết trên các báo giấy, báo mạng cũng đề cập nhiều đến đời sống thương hồ và các nét hấp dẫn của chợ nổi nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hai đối tượng chính: văn hóa thương hồ và hiện trạng khai thác du lịch tại thành phố Cần Thơ. Cụ thể, đối tượng thứ nhất gồm có các nội dung: khái niệm văn hóa thương hồ, lịch sử hình thành và phát triển, giá trị của văn hóa thương hồ với đời sống tinh thần người dân và giá trị khai thác vào du lịch. Đối tượng thứ hai bao gồm: Hiện trạng du lịch thành phố Cần Thơ, Chợ nổi có phải điểm du lịch chính của hoạt động du lịch hay không. Mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch tại đây và nguyên nhân của kết quả đó. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian, nghiên cứu diễn ra chủ yếu tại địa điểm chợ nổi Cái Răng, điểm nhấn chính của du lịch thành phố Cần Thơ, nơi tập trung đông du khách nhất. Về thời gian nghiên cứu, số liệu và khảo sát thực địa được thu hoạch trong 03 năm từ năm 2011 đến năm 2013. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn bao gồm: * Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống 11 Nhằm kế thừa những số liệu và những tri thức của những nghiên cứu có liên quan, người viết đã thực hiện phân tích và tổng hợp những kết quả cần cho các phân tích của nghiên cứu. Phương pháp phân tích tổng hợp được tiến hành qua các công đoạn: + Thu thập dữ liệu có liên quan đến chợ nổi Cái Răng, lịch sử khẩn hoang Nam bộ, văn hóa thương hồ và quá trình hình thành chợ nổi, các số liệu liên quan đến du lịch thành phố Cần Thơ, các điều tra về mức độ hài lòng của du khách. + Kiểm tra độ xác thực của dữ liệu dựa vào thực tế quan sát. + Phân tích dữ liệu nhằm tìm nguyên nhân và đưa ra kết quả đánh giá. + Kiểm tra kết quả phân tích và tính toán thêm một số chỉ tiêu khác để đánh giá độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. * Phương pháp điều tra thực địa Với lợi thế là hướng dẫn chuyên tour sông nước và là người dân sống tại Cần Thơ nên việc khảo sát thực địa được tác giả thực hiện thường xuyên với quy mô và các hướng tiếp cận và vai trò khác nhau. Quy mô cá nhân và nhóm nghiên cứu, hướng tiếp cận đường thủy và đường bộ với các phương tiện khác nhau là tàu du lịch và ghe tam bản. Các chương trình tác giả đã khảo sát: + Chương trình Cái Răng - Phong Điền + Chương trình Cái Răng – KDL Mỹ Khánh + Chương trình Cái Răng - vườn trái cây + Chương trình Cái Răng - tour xe đạp + Chương trình Cái Răng – tour homestay + Cái Răng – rạch nhỏ theo ngã Phú An sông Hậu ra cầu Cần Thơ Những lần khảo sát được thực hiện phong phú với các nhóm khách khác nhau: khách quốc tế và khách nội địa, khách địa phương; các độ tuổi, ngành nghề và khả năng chi tiêu khác nhau. Qua đó có thể thấy được thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Cần Thơ, mức độ hài lòng của du khách, và nhu cầu thực tế của du 12 khách. Đồng thời nắm rõ thế mạnh của chợ nổi Cái Răng chính là một thuận lợi để đánh giá phân tích hiện trạng ở chương 2 và đưa ra giải pháp ở chương 3. * Phương pháp khảo sát ý kiến Đây chính là bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Tác giả khảo sát ý kiến với cả hai đối tượng khách là khách quốc tế và khách Việt Nam trong quá trình thực hiện tour và sau khi du khách quay về nhà. Kết quả khảo sát có vai trò hết sức quan trọng, là công cụ kiểm tra tính xác thực của số liệu đã được phân tích, đồng thời có vai trò định hướng trong bước tìm giải pháp giải quyết các vấn đề còn chưa tốt của du lịch Cần Thơ. * Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Bản thân du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ tổng hợp, do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả đòi hỏi cần có sự tham qua của các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan. Các kết quả đạt được từ các nghiên cứu trên được sử dụng chủ yếu ở chương 1, chương 2 và là định hướng quan trọng của các giải pháp ở chương 3. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn, danh mục bảng, phụ lục, phần nội dung nghiên cứu của luận văn chia làm ba chương. Trong đó, chương 1 cung cấp các cơ sở lý luận và cái nhìn sơ bộ về văn hóa thương hồ. Chương 2 đi sâu vào phân tích và đánh giá tình trạng hoạt động của du lịch thành phố Cần Thơ nhằm tìm ra nguyên nhân, đồng thời xác định giá trị và tầm quan trọng của chợ nổi và văn hóa trong hoạt động phát triển du lịch. Chương 3 là chương đưa ra các kiến nghị và giải pháp thu được sau quá trình nghiên cứu. Từ đó tìm ra hướng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, xây dựng sản phẩm đặc trưng phục vụ du lịch. 13 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm sản phẩm du lịch văn hóa Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ tổng hợp, cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch cho khách hàng. Vậy sản phẩm của du lịch chính là dịch vụ du lịch. Theo Luật du lịch: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau đồng thời đem lại những lợi ích kinh tế, văn hóa - xã hội ở nơi đang diễn ra các hoạt động du lịch” [1, tr. 112] Trong giai đoạn toàn cầu hội nhập, du lịch Việt Nam phát triển và được bạn bè, du khách thế giới biết đến nhiều với nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Nối tiếp sự phát triển đó, du lịch Việt Nam đã và đang hướng đến việc khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc mang dấu ấn riêng của từng vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam. Văn hóa là toàn bộ những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên -xã hội. Mỗi sản phẩm do con người tạo ra đều là một sản phẩm văn hóa. Trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, sự ra đời và sáng tạo của sản phẩm văn hóa đặc trưng theo từng giai đoạn là điều tất yếu trong tiến trình phát triển của cư dân từng khu vực. Đó là sự phát triển những hoạt động văn hóa mang tính tự phát của một nhóm người nhỏ lẻ dần dần thành một hoạt động tự giác của một cộng đồng và được tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ có những quy ước nhất định mang tính xã hội hóa cao. Mỗi hoạt động văn hóa mang bản sắc riêng biệt, dấu ấn của một cộng đồng người được ra đời và tồn tại trong một thời gian và không gian nhất định, mang một giá trị nhất định; phản ánh và biểu hiện các yếu tố mang sắc thái dân tộc, địa phương, vùng miền. 14 Văn hóa chính là một nguồn tài nguyên mang điều kiện đặc trưng cho hoạt động du lịch nói chung và sản phầm du lịch văn hóa nói riêng. Ngày nay, nhu cầu của du lịch ngày càng cao. Sản phẩm du lịch không những cần thỏa mãn nhu cầu sinh học của du khách mà nhu cầu được tìm hiểu về văn hóa ngày càng cao. Do đó hoạt động du lịch văn hóa ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong ngành du lịch trên toàn thế giới. Theo UNWTO, “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các hoạt động văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”. Theo Luật Du lịch thì: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Khi đưa văn hóa vào khai thác du lịch thì sản phẩm của hoạt động này là hoạt động du lịch văn hóa. Một sản phẩm du lịch luôn là một sản phẩm văn hóa. Vì sản phẩm du lịch là sản phẩm dịch vụ tổng hợp do một cá nhân hay một đơn vị, tổ chức cung ứng du lịch xây dựng nên nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Nhưng không phải bất kỳ sản phẩm văn hóa nào cũng có thể đưa vào du lịch khai thác như một sản phẩm du lịch văn hóa. “Sản phẩm du lịch văn hóa là một sản phẩm văn hóa, được đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch, là một yếu tố kết hợp thành của chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn yêu cầu mà du khách tham gia loại hình du lịch này đòi hỏi”. [2, tr.112] Trong hoạt động du lịch ở thế giới cũng như ở Việt Nam, sản phẩm của du lịch văn hóa ngày càng đa dạng và phong phú, cung cấp nhiều sản phẩm du lịch văn 15 hóa đặc trưng của từng vùng đất, ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch tạo thành điểm nhấn du lịch của quốc gia và khu vực. Sản phẩm du lịch văn hóa cũng rất đa dạng, từ những hoạt động đơn thuần như tham quan di tích lịch sử văn hóa đến các dạng du lịch trải nghiệm dài ngày để biết được cách sống, phong tục tập quán hay tham gia vào các lễ hội truyền thống của người dân địa phương. Những địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng trên thế giới có Tây Tạng ở Nepal, Himalaya với những tu viện nổi tiếng và các di tích văn hóa, du lịch văn hóa tại Bali của Indonexia, quần thể Angkor ở Campuchia, cố đô Luang Prabang của Lào, ChaingMai Thái Lan. Nhà cổ và làng cổ ở Maroc, các lâu đài cổ ở Châu Âu, những ngôi làng thổ dân ở Canada và Australia… chính là những di sản và tài sản du lịch văn hóa quý giá đã được nhà nước của các quốc gia trên bảo tồn và khai thác thành những sản phầm văn hóa đặc trưng, thu hút đông đảo du khách trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, chúng ta có một hệ thống các di sản vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận là di sản thế giới, lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng đã để lại những di tích lịch sử trải dài suốt mọi miền đất nước, nước ta có 54 dân tộc anh em sống ở mọi địa hình tạo nên những nét văn hóa và phong tục tập quán có những nét riêng độc đáo cùng với hệ thống các lễ hội suốt năm. Mỗi vùng miền cùng với lịch sử hình thành, vị trí địa lý, tộc người sinh sống mà trong những cái chung còn có nhiều nét văn hóa đặc sắc không thể bị nhầm lẫn. Tất cả những điều đó là tài sản và tiền đề để Việt Nam có thể xây dựng những sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, hấp dẫn trong du lịch. A- Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa của các nước trên thế giới Nước Anh từ lâu đã nổi tiếng là đất nước của di sản, bảo tồn và phát triển vừa theo quy chế nghiêm ngặt, nhưng đồng thời lại theo hướng mở. Một ví dụ điển hình cho nghệ thuật quản lý và khai thác di tích vào phục vụ du lịch là ở di sản thế giới Stonehenge, Avebury và Associated, nằm trong số hàng trăm công trình bằng đá mà người Anh kế thừa từ thời tiền sử đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1986. 16 Cụm di tích Stonehenge và Avebury chính là nơi thực hành tang lễ và nghi lễ từ thời đại đồ đá mới cho đến thời kỳ đồ đồng. Bãi đá cổ Stonehenge là nhóm tượng đài bằng đá hùng vĩ nổi tiếng nhất thế giới, với những khối đá có kích thước khổng lồ (nặng 45 tấn) mang hình dạng bí hiểm trông như những chiếc nanh lớn, hoặc như chiếc đàn đá. Nếu vòng tròn đá Stonehenge được bảo vệ rất nghiêm ngặt, du khách đi xung quanh chụp ảnh, quay phim, nhưng tuyệt nhiên không được chạm tới gần hiện vật, thì ở quốc lộ đá ở Avebury, du khách được đi lại tự do, nông dân vẫn chăn thả gia súc. Tiến sĩ Peter Walton, giảng viên Đại học Oxford Brookes cho biết: “Cùng trong một khu di sản, nhưng cách quản lý Avebury khác với Stonehenge. Nếu Stonehenge bảo vệ nghiêm ngặt, thì Avebury quản lý theo hướng mở. Bởi nếu không để nhân dân cùng tham gia chăn thả cừu, gia súc để chúng ăn những thứ cây ngoài cỏ, thì ở đây sẽ biến thành những cánh rừng lớn, rậm rạp, chứ không thể trở thành những đồng cỏ cho du khách đến thăm”. Những làng cổ trong vùng Avebury được bảo tồn trong dân, trở thành điểm du lịch thân thiện. Hệ thống dịch vụ quà lưu niệm phát triển mạnh, nâng cao mức sống của nhân dân khi đến thăm khu di sản. Nhận thấy di sản có nguy cơ bị biến dạng, ngay lập tức Hội đồng Di sản Anh chỉ đạo địa phương hướng xử lý. Trường hợp ở Silbury Hill, gò đất cao nhất thời tiền sử ở châu Âu do con người sáng tạo nên, là một ví dụ. Trước đây, du khách tham quan tự do, được đi vòng quanh lên đỉnh gò đất, nhưng khi thấy di sản có nguy cơ bị phá, Hội đồng di sản Anh đã yêu cầu địa phương phải bảo vệ khẩn cấp. Nhà nước đề xuất nắn con đường chạy qua xa khu gò để có thể bảo tồn nguyên trạng di sản. Hay cách khai thác du lịch tại TP Bath Spa thanh lịch đậm đặc những di tích cổ mang phong cách kiến trúc La Mã. Sau khi thôn tính nước Anh vào những năm đầu tiên sau CN, người La Mã đã xây dựng thành phố này thành một khu nghỉ dưỡng kết hợp spa cho quân lính. Năm 1987, Bath được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hàng năm, thành phố tổ chức sự kiện World Heritage Day (ngày di sản thế giới) với nhiều lễ hội hấp dẫn, trong đó tái hiện doanh trại, cảnh diễu binh và đánh trận của quân lính La Mã, khung cảnh chuẩn bị các bữa ăn cho quý tộc thời 17 vua George TK XVIII, XIX. Trong thành phố, các nghệ sĩ đường phố biểu diễn nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, như: đi dây trên không, chơi vĩ cầm, đánh trống hang, đi xe đạp tung hứng đuốc, song tấu đàn dây, nghệ sĩ opera hát những bài cổ điển… Bảo tàng hiện lưu giữ rất nhiều hiện vật hàng ngàn năm tuổi, như: những pho tượng bằng đá của hoàng đế và tướng lĩnh La Mã, pho tượng người đàn bà và vò nước bên hông ở nhà thờ tu viện Bath, chiếc đầu nữ thần Silus Minerva bằng đồng, dụng cụ sinh hoạt của người xưa, chiếc hồ cầu nguyện có hơn 12.000 đồng tiền La Mã linh thiêng… Độc đáo nhất vẫn là hồ nước nóng, nơi spa và những video clip diễn lại cảnh spa của lính La Mã ngày xưa, bên bể tắm tái hiện trang phục lính La Mã cổ đại. Hiện Roman Baths không dùng để tắm vì hồ đã bị nhiễm hóa chất, nhưng gần đó - Thermae Bath Spa có hơn 50 gói dịch vụ trị liệu, làm đẹp với giá từ 65 - 175 bảng. Bảo tàng ở Bath cũng như phần lớn các bảo tàng ở Anh đều có cách hướng dẫn du khách rất hiện đại, lịch sự. Khách được hướng dẫn qua thiết bị như điện thoại cầm tay với 8 thứ tiếng. Anh quốc có chính sách gắn kết di sản với du lịch rất hiệu quả đạt đến tính chuyên nghiệp, hài hòa. Gắn kết với du lịch với di sản, không quá chạy theo du lịch để phá bỏ di sản, nhưng cũng không quá giữ khư khư để di sản biến thành thứ đồ cổ xa lạ với con người. Với phương châm di sản sống với cuộc sống hiện tại, bảo tồn để phát triển bền vững, nước Anh đã có chính sách, kế hoạch đầu tư những điểm du lịch bao quanh di sản, hoặc vùng để đón du khách theo lối phân tán, chia nhỏ không tập trung số lượng quá lớn tạo ra áp lực đối với cán bộ làm công tác bảo vệ di sản và người dân địa phương. Vì thế, hàng năm, nước Anh đón hàng trăm nghàn khách du lịch từ nhiều quốc gia trên thế giới và khi có điều kiện du khách vẫn muốn trở lại. B- Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa của Việt Nam Việt Nam có thế mạnh trong du lịch văn hóa so với các nước khác trong khu vực với năm di sản văn hóa thế giới và bảy di sản phi vật thể được UNESCO công nhận. 18 Các di sản văn hóa thế giới là một thế mạnh cho phát triển du lịch văn hóa nói riêng và hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung. Hầu hết các tỉnh thành của nước ta đều có loại hình du lịch văn hóa, tuy nhiên, do có thế mạnh là các địa bàn tập trung nhiều di sản văn hóa thế giới nên Hà Nội, Quảng Nam và Huế là ba địa phương được ưu tiên đầu tư phát triển du lịch văn hóa nhất trong cả nước. Tuy nhiên, du lịch văn hóa ở Hà Nội và Huế vẫn còn nhiều bất cập, chưa xứng với thế mạnh di sản. Như nhận định: “Các doanh nghiệp lữ hành nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển sản phẩm, thụ động, thiếu chắc chắn về thị trường nên thường phụ thuộc vào nguồn khách chính của các hãng lớn ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sản phẩm du lịch quá đơn điệu, mới dựa chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, không thể hiện ưu thế trên thị trường. Giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp so với mức trung bình của thế giới...” Theo ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh TT-Huế. Trong ba địa phương kể trên, cách phát triển du lịch văn hóa ở Quảng Nam có kết quả thu về tốt nhất. Quảng Nam là địa phương sở hữu hơn 300 di tích lớn nhỏ cùng với bề dày văn hoá phi vật thể, Ngoài ra còn có đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. So với Hà Nội và Huế, Quảng Nam có thể nói là một tấm gương của phát triển du lịch văn hóa. Về công tác tu bổ và bảo tồn di sản văn hóa, Quảng Nam đã ban hành nhiều quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và danh thắng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hai di sản văn hoá thế giới được giao cho các đơn vị chuyên trách của thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị . Nguồn thu từ vé tham quan hai di sản trên được giao cho địa phương sử dụng và công tác bảo tồn di và phát huy giá trị di sản. Hai di sản văn hoá thế giới được tu bổ hằng năm từ nguồn kinh phí của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, ngân sách địa phương, kinh phí do nhân dân đóng góp và tài trợ của nhiều tổ chức quốc tế. Công tác tu bổ, trùng tu các di sản trên được tiến hành thận trọng theo những quy định nghiêm ngặt trên cơ sở tham vấn kinh nghiệm của những nhà khoa học, chuyên gia 19 trong nước và quốc tế. Các chương trình, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, phát huy di tích đươ ̣c chú tro ̣ng thường xuyên , góp phần nâng cao đáng kể thương hiệu du lich ̣ văn hóa Hô ̣i An. Quảng Nam xác định công tác bảo tồn phải gắn liền với việc phát huy giá trị của các di sản bởi chỉ có như thế di sản mới có sức sống bền vững. Theo đó, tỉnh lựa chọn du lịch văn hoá là sản phẩm cốt lõi, vừa phát huy được thế mạnh địa phương, vừa là công cụ để bảo tồn các giá trị di sản. Để phát triển loại hình du lịch đặc thù này, du khách không chỉ tham quan mà còn phải được trải nghiệm cuộc sống trong không gian văn hoá của địa phương. Do đó, Quảng Nam định hướng phát triển du lịch cộng đồng để du khách có thể tiếp cận nhiều nhất và có thể chạm đến những nét văn hoá bản địa; trong đó mô hình lưu trú nhà dân, homestay, được khuyến khích phát triển. Ngoài ra, các giá trị văn hoá phi vật thể như dân ca, trò chơi dân gian của địa phương đã được đưa vào chương trình giảng dạy cấp học phổ thông, các cuộc thi mỹ thuật thiếu nhi về chủ đề di sản được thực hiện hàng năm. “Chúng tôi cũng tạo điều kiện tối đa để các trường học tổ chức tham quan các di tích, danh thắng trong tỉnh. Tóm lại, chúng tôi đang cố gắng xây dựng một cồng đồng hiện tại và tương lai biết trân trọng, biết tự hào, và hết lòng bảo vệ những giá trị di sản cha ông để lại”. (Theo ông Đinh Hài- Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam, tác giả Mỹ Châu, VCCI, Quảng Nam và hành trình bảo tồn các di sản văn hóa) Thông qua kinh nghiệm hoạt động du lịch văn hóa của Hà Nội, Huế, Hội An, ta có thể rút ra kết luận: Ngoài việc tôn tạo, bảo tồn di tích, di sản muốn tồn tại được phải gắn với cộng đồng. Điều quan trọng nhất là việc nỗ lực để các di sản có thể “sống” trong thời kỳ hiện đại mà không bị biến dạng, bóp méo hay trở nên tách rời, giả tạo. Nếu chúng ta thay đổi quá nhiều di sản thì nó không còn là chính nó nữa mà mất đi sự hấp dẫn. Để giải quyết tốt bài toán giữa bảo tồn di sản và phát triển du lịch, thì những người dân trong cộng đồng phải nhận thức được rằng họ được hưởng lợi gì từ di sản. Chỉ có việc gắn tốt với cộng đồng thì di sản mới được bảo vệ tốt và từ việc bảo vệ di sản được tốt thì du lịch mới phát triển và khai tốt được các di sản 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan