Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ P...

Tài liệu NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

.PDF
95
773
110

Mô tả:

NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2011-2012 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Thắng Sinh viên thực hiện : Đỗ Đình Nam Nguyễn Như Ngọc Nguyễn Thành Tư -HÀ NỘI, 5/2012- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2011-2012 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Ngọc Thắng GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN: -HÀ NỘI, 5/2012- “Trách nhiệm xã hội trong công việc kinh doanh không nên là một sự ép buộc; đó là một quyết định tự nguyện mà các nhà lãnh đạo của mỗi công ty đều phải làm cho chính doanh nghiệp của mình” John Mackey, doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập và CEO Tập đoàn Whole Foods Market LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những người đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu này. Trong mỗi bước thực hiện bài nghiên cứu, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những góp ý và sự khích lệ của các thầy cô giáo và bạn bè. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thắng, chủ nhiệm bộ môn Quản trị chiến lược, khoa Quản trị Kinh doanh vì đã hết lòng giúp đỡ cũng như đưa ra những nhận xét và góp ý giá trị cho bài nghiên cứu. Chính sự tận tụy này của thầy đã giúp chúng tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu này một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình làm việc, nhóm nghiên cứu cũng nhận được những chia sẻ, góp ý từ những người bạn thân thiết. Nếu không có họ, chúng tôi đã không thể hoàn thành bài nghiên cứu này theo đúng tiến độ. Cuối cùng, chúng tôi muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại Học Kinh Tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội, và đặc biệt là khoa Quản trị Kinh doanh vì đã hết sức tạo điều kiện cho nhóm thực hiện bài nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2012 Nhóm thực hiện đề tài 1 MỤC LỤC Danh mục bảng biểu ...................................................................................................... 5 Mở đầu ............................................................................................................................ 6 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực hiện CSR ......................... 17 1.1. Một số khái niệm liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). 17 1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp........................................................ 17 1.1.2. Những thành tố của CSR. ........................................................................... 18 1.2. Lợi ích của CSR với doanh nghiệp................................................................... 21 1.2.1. Lợi ích về tài chính. .................................................................................... 21 1.2.2. Lợi ích phi tài chính.................................................................................... 26 1.3. Tính cấp thiết của việc thực hiện CSR tại Việt Nam. ...................................... 30 1.3.1. Yếu tố môi trường kinh doanh. .................................................................. 30 1.3.2. Yếu tố bên trong doanh nghiệp. ................................................................. 32 1.4. Nguồn lực để thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam. ............................. 33 1.4.1. Nguồn lực bên trong. .................................................................................. 33 1.4.2. Nguồn lực bên ngoài. ................................................................................. 35 1.5. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp nước ngoài................. 36 2 Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề thực hiện CSR của Vinamilk................................... 41 2.1. Sơ lược về công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. ...................................... 41 2.2. Thực trạng vấn đề thực hiện CSR tại công ty Vinamilk. ................................. 44 2.2.1. Sự cần thiết của việc thực hiện CSR tại Vinamilk. .................................... 44 2.2.2. Quan điểm thực hiện CSR của Vinamilk. .................................................. 45 2.2.3. Tình hình thực hiện CSR của Vinamilk. .................................................... 46 2.2.4. Ngân sách thực hiện CSR của Vinamilk. ................................................... 63 2.2.5. Đánh giá việc thực hiện CSR của Vinamilk............................................... 64 Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả CSR đối với Vinamilk ........ 76 3.1. Nguyên tắc hình thành các nhóm giải pháp...................................................... 77 3.1.1. Khung khổ lý thuyết. .................................................................................. 77 3.1.2. Mục đích hình thành. .................................................................................. 77 3.2. Nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật. ................................................................ 78 3.2. Nhóm giải pháp về con người. ......................................................................... 79 3.3. Nhóm giải pháp về tài chính. ............................................................................ 80 3.4. Tăng cường vai trò của lãnh đạo với CSR tại Vinamilk. ................................. 82 Kết luận ......................................................................................................................... 83 Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................................... 89 3 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa Chữ viết tắt CBNV Cán Bộ Nhân Viên CNH-HĐH Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa CDM Clean Development Mechanism CoCs Code of Conducts CSR Corporate Social Responsibility ĐHQGHN Đại Học Quốc Gia Hà Nội DN Doanh Nghiệp FDI Foreign Direct Investment IR Investors Relations ISO International Organization of Standardization KLD Kinder, Lydenberg, Domini Research & Analytics KPI Key Performance Indicators MBA Master of Business Administration NPP Nhà Phân Phối PRI Principles of Responsible Investment ROA Return on Assets ROE Return on Equity TMC Toyota Motor Corporation WTO World Trade Organization 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Mô hình kim tự tháp CSR ............................................................................ 19 Biểu đồ 2: Động lượng CSR .......................................................................................... 22 Biểu đồ 3: Đường giá trị CSR ........................................................................................ 23 Biểu đồ 4: Cảm nhận về hình ảnh của công ty trong cộng đồng ................................... 28 Biểu đồ 5: Đánh giá mức độ quan trọng của CSR ......................................................... 29 Biểu đồ 6: Mối quan hệ giữa các yếu tố CSR cốt lõi của TMC..................................... 37 Biểu đồ 7: Sơ đồ “Phương thức Toyota” ....................................................................... 37 Biểu đồ 8: Sơ đồ các cơ quan thực thi chính sách CSR của TMC ................................ 38 Biểu đồ 9: Sơ đồ so sánh lượng tiêu thụ năng lượng giữa năm 2007 và 2010 .............. 40 Biểu đồ 10: Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý công ty Vinamilk .................................... 42 Biểu đồ 11: Mô hình quan điểm CSR của Vinamilk với các bên liên quan .................. 46 Biểu đồ 12: Mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên sử dụng và nước thải của Vinamilk.. 61 Biểu đồ 13: Ngân sách giành cho hoạt động CSR của Vinamilk .................................. 64 Biểu đồ 14: Sơ đồ tăng trưởng doanh thu của Vinamilk qua các năm ......................... 66 Biểu đồ 15: Sơ đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng ROA của Vinamilk qua các năm ........ 66 Biểu đồ 16: Sơ đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng ROE của Vinamilk qua các năm ......... 67 Biểu đồ 17: Mô hình các nhóm giải pháp thúc đẩy CSR cho doanh nghiệp ................. 76 Biểu đồ 18: Mô hình khung giải pháp thúc đẩy CSR tại Việt Nam............................... 84 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trách nhiệm xã hội (CSR) là một yêu cầu đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được CSR thì rất khó để tiếp cận được với thị trường thế giới. Kinh nghiệm cho thấy, những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới, những người khổng lồ rất thành công trong việc kinh doanh cũng đồng thời là những công ty thực hiện trách nhiệm xã hội cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, cũng có không ít bài học cay đắng xuất phát từ việc thực hiện CSR không tốt như trường hợp của Coca Cola, Nike hay Mac Donald’s những năm trước đây. Trên thế giới, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không hề mới; đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về CSR cũng như các công ty nước ngoài từ lâu đã thực hiện CSR một cách nghiêm túc và bài bản. Tuy nhiên, ở Việt Nam, CSR vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, với người tiêu dùng và toàn xã hội nói chung. Đặc biệt, sau khi Việt nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào năm 2007, việc thực hiện CSR đối với các doanh nghiệp Việt Nam trở nên đặc biệt quan trọng. Mặc dù vậy, việc thực hiện CSR ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Điều này có nguyên nhân bởi chính bản thân doanh nghiệp cũng chưa có hiểu biết đúng đắn về CSR. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam cho rằng CSR đơn thuần là làm từ thiện trong khi thực hiện CSR cũng gồm các yếu tố ngay bên trong doanh nghiệp. Một trở ngại nữa với doanh nghiệp Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực, tài chính cũng như kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR. Điều này lại là đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khi nếu xét theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì khoảng 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. 6 Quan trọng và cấp thiết như vậy nhưng tại Việt Nam, CSR vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía nhà nước, xã hội và giới doanh nghiệp; đồng thời, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về CSR tại Việt Nam. Đó chính là lý do nhóm nghiên cứu lựa chọn CSR làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài này. Với việc lấy công ty cổ phần sữa Việt Nam làm khách thể nghiên cứu chính, đề tài dĩ nhiên chưa thể thể hiện hết bức tranh toàn cảnh về CSR tại Việt Nam nhưng nhóm tác giả hy vọng có thể đóng góp một góc nhìn mới và cụ thể hơn về CSR tại Việt Nam, đặc biệt là CSR trong một công ty lớn và có uy tín như Vinamilk. 2. Tình hình nghiên cứu về CSR trên thế giới.  Lịch sử phát triển của CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh luận cho tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế học, và cả các chính trị gia trên toàn thế giới trong nhiều năm qua. Trong cuốn sách Kinh Doanh có trách nhiêm: Làm thế nào để quản trị thành công một chiến lược CSR, tác giả Manfred Pohl và Nick Tolhurst đã dẫn ra nghiên cứu của Weyne Visser về cuộc cách mạng của CSR. Ông chỉ ra rằng khái niệm về CSR đã được tranh luận và thực hành từ dạng này sang dạng khác khoảng 4,000 năm trước. Trong đạo Hinđu và đạo Phật đã có những lời răn dạy đạo đức xoay quanh việc cho vay nặng lãi, và đạo Hồi thì ủng hộ cho chính sách “Zakat” (Zakat là khoản tiền mà mỗi người khỏe mạnh đóng góp để giúp đỡ cho một số đối tượng nhất định). Quan điểm hiện đại về “Trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp – CSR có thể nói được đánh dấu từ giữa những năm 1800s với tên tuổi của John H. Patterson1 khi 1 Thượng nghĩ sỹ bang Nam Carolina, Hoa Kỳ 7 ông làm dấy lên làn sóng về phúc lợi xã hội trong ngành công nghiệp và John D. Rockefeller2 lập nên một quỹ từ thiện, là hình mẫu của quỹ từ thiện Bill Gates hơn một trăm năm sau (Carroll, 2008). Mặc dù vậy, thuật ngữ “CSR” chỉ được dùng phổ biến từ những năm 1950, với sự đánh dấu cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của người làm kinh doanh” (Bowen 1953). Học thuyết càng được củng cố mạnh mẽ bởi làn sóng về vấn đề môi trường những năm 1962 và làn sóng quyền lợi người tiêu dùng những năm 1965. Thập niên 70 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các định nghĩa và học thuyết xoay quanh thuật ngữ “CSR”. Archie Carroll đã lồng ghép vào đó bốn khái niệm là Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ thiện. Sau đó ông phát triển thành mô hình Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR Pyramid) (Carroll, 1979), cũng như đưa ra những điều luật về CSR đầu tiên trên thế giới (Sullivan Code). Năm 1980, điều luật về đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động được giới thiệu tới công chúng (Responsible Care). Vào những năm 1990, CSR đã được tổ chức hóa thành các tiêu chuẩn như ISO 14001 và SA 8000, những bản hướng dẫn như Hướng dẫn chủ động báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI), hay những điều lệ quản trị công ty như Cadbury và King. Sang thế kỷ XXI, một loạt các hướng dẫn, quy định, điều lệ, tiêu chuẩn về CSR được ban hành, hơn 100 trong số đó có thể tìm thấy trong cuốn: “Từ A đến Z những điều cần biết về CSR” (The A to Z of corporate social responsibilities). Thậm chí hiện nay trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện khái niệm CSR mới - CSR 2.0 (Corporate Sustainability Responsibility) trên cơ sở kế thừa và phát triển khái niệm CSR 1.0. 2 John D. Rockefeller: sáng lập tập đoàn dầu lửa Standard Oil, sáng lập trường ĐH Chicago và Rockefeller, sáng lập quỹ từ thiện Rockefeller 8 Như vậy có thể xem CSR như một làn sóng mạnh mẽ đang trỗi dậy trên thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua. Nó đã trở thành một trong những đề tài nghiên cứu gây nhiều chú ý và tranh luận nhất cho các học giả. Chúng ta hãy thử nhìn nhận những hướng nghiên cứu chính về CSR của các học giả nước ngoài và trong nước sau đây..  Những hướng nghiên cứu chính . Đã có nhiều công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được công bố trên thế giới. Các đề tài liên quan trực tiếp đến các học giả nước ngoài có thể được chia thành 4 nhóm như sau: Nhóm 1: Nhóm chủ yếu nghiên cứu, đưa ra những lý luận cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên những lý luận này là khác nhau, tùy thuộc vào từng góc độ đánh giá của các học giả. Nhưng nhìn chung, các bài lý luận thuộc nhóm này có sự kế thừa và phát triển từ những bài nghiên cứu trước đó. Nhóm này là một trong hai nhóm có số lượng bài nghiên cứu nhiều nhất. Một số bài tiêu biểu của nhóm này gồm có: - “The social responsibility of business is to increase its profit”, Fredman Milton (1970), đăng trên tạp chí the New York Times, ngày 13 tháng 9, năm 1970. Bài báo cho rằng doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm xã hội là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị cổ đông trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnh tranh trung thực và công bằng. Ông cho rằng trách nhiệm xã hội là của nhà nước, nên người chủ doanh nghiệp, đại diện cho các cổ đông, chỉ thực hiện các trách nhiệm xã hội mà anh ta mong muốn, đã có sự thông qua của cổ đông. - “Corporate Social Responsibility – Evolution of a definitional construct”, của tác giả Carroll Archie (1999), đăng trên Business Society. Ông cho rằng CSR có một phạm vi lớn hơn, “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định”. 9 - “Corporate Social Responsibility: Three Key Approaches”, Duane Windsor (2006) đăng trên Journal of Management Studies. Ông đã kế thừa và phát triển những lý luận của các học giả trước đó để đúc kết ra ba phương pháp chính tiếp cận với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ông định nghĩa khái niệm “công dân doanh nghiệp” là sự giao thoa của 2 lợi ích: sự giàu có của cá nhân và lợi ích cộng đồng. Từ đó ông cho rằng một “công dân doanh nghiệp” cần có một quyền lực linh hoạt, danh tiếng của công ty, ảnh hưởng của chính trị và làm từ thiện một cách chiến lược. Nói tóm lại tuy các bài nghiên cứu thuộc nhóm này có sự khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng hầu hết là sự kế thừa và phát triển ra các lý luận mới mẻ. Tất cả đều cho thấy rõ mức độ gắn kết của CSR với doanh nghiệp. Nhóm 2: Nhóm chủ yếu nghiên cứu về tác động của CSR đối với doanh nghiệp và các bên liên quan. Những bài nghiên cứu thuộc nhóm này tập trung làm sự rõ tác động của một yếu tố hoặc một vài yếu tố trong 6 yếu tố chính của CSR đến doanh nghiệp và các bên liên quan. 6 yếu tố đó là thực hành kinh doanh trung thực, môi trường, lao động, người tiêu dùng, hòa hợp và phát triển cộng đồng, điều hành doanh nghiệp và quyền con người. Trong nhóm này nổi bật lên một số bài nghiên cứu sau: - “Innovative CSR: From Risk Management to Value Creation” của các tác giả Celine Louche, Samuel O. Idogu, Walter Leal Filho . Cuốn sách là tập hợp những bài nghiên cứu hay có những điểm tương đồng. Nội dung chủ yếu nêu ra những quan điểm của các tác giả về mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới giá trị và sáng tạo trong doanh nghiệp. Sau đó tác giả áp dụng lý luận vào phân tích các trường hợp cụ thể như ngành y dược, giáo dục hay thậm chí là một doanh nghiệp cụ thể ở Ireland. Qua đó, thấy rõ được vai trò của CSR đối với hoạt động đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp. 10 - Corporate Social Responsibility: CSR Communication as an Instrument to Consumer-Relationship Marketing, của tác giả Elena Bueble (2009). Cuốn sách nêu lên mối quan hệ giữa CSR và sự thể hiện của công ty, và đặc biệt là coi giao tiếp CSR như một kênh quản trị quan hệ khách hàng. Tác giả còn có những đóng góp quan trọng trong việc định hình phương pháp tính toán mức độ giao tiếp CSR với khách hàng. Thông qua đó, tác giả cũng đưa ra những chiến lược để các doanh nghiệp có thể áp dụng việc thực hiện CSR vào quản trị quan hệ khách hàng. - “Corporate Social Responsibility: The key role of human resource management”, của các tác giả Surpan Sarma, Joity Sarma, và Arti Devi (2009). Nhóm các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa CSR và hoạt động quản trị nhân sự trong công ty. CSR có thể làm nền tảng cho việc quản trị nhân sự được hiệu quả, và quản trị nhân sự được gợi ý mang ý nghĩa quan trọng nhất trong việc thúc đẩy các hoạt động CSR ở mọi cấp độ trong công ty. Nhìn chung nhóm này là nhóm có số lượng bài nghiên cứu đông đảo nhất và cũng đa dạng nhất. Mỗi bài nghiên cứu lại bao gồm một chủ đề nhỏ trong bức tranh toàn cảnh CSR. Vì vậy muốn hiểu được hầu hết các quan điểm, cần phải có một hệ thống kết nối cũng như phân loại cụ thể, rõ ràng Nhóm 3: Nhóm chủ yếu đi tìm các phương pháp để đánh giá vai trò, ý nghĩa, mức độ hiệu quả của các chương trình CSR đối với doanh nghiệp. Một số đại diện của nhóm này gồm có: - “The business case for corporate social responsibility: A company-level measurement approach for CSR”, Manuela Weber (2008). Ông cho rằng, mặc dù có nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa CSR và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những cách tiếp cận để tính toán sự ảnh hưởng của CSR vẫn còn thiếu trong các tài liệu hiện thời. Bài nghiên cứu tập trung vào câu hỏi làm thế nào để tính toán được ảnh hưởng của các hoạt động CSR đến 11 doanh nghiệp. Sử dụng mô hình các bước đánh giá có thể giúp các nhà quản trị trong công việc này. - "An empirical Examination of the Relationship between Corporate Social Responsibility Disclosure and Financial Performance in an Emerging Market", Mustaruddin Saleh, Norhayah Zulkifli, Rusnah Muhamad. (2008). Nhóm tác giả đã dùng phương pháp khảo sát và lượng hóa các số liệu thu thập tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Malaysia. Kết quả đã chỉ ra mối quan hệ đồng biến giữa CSR và các lợi ích tài chính. Nhóm 4: Nhóm những gợi ý, chính sách liên quan đến việc phát triển hoạt động CSR cho từng khu vực, từng quốc gia, hay từng ngành cụ thể. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu thuộc nhóm này đó là: - “Priorities for Corporate Social Responsibility: a Survey of Businesses and their stakeholders”, của nhóm tác giả Richard Welford, Clifford Chan, và Michelle Man. Bài báo đã phát phiếu điều tra tới 491 tổ chức ở Hồng Kong với bảng hỏi và các thang điểm đánh giá để so sánh. Sau khi xử lý số liệu, các tác giả này đã tìm ra các nhóm nhân tố của CSR mà các doanh nghiệp Hồng Kong cho là quan trọng và đặt ưu tiên lên hàng đầu. Tuy nhiên sự đánh giá này là khác nhau dưới các góc nhìn của chính phủ, nhà đầu tư, cổ đông, ban giám đốc và nhân viên trong công ty. - “Corporate Social Responsibility: Strategic Implications”, McWilliams, Abagail; Siegel Donald S; Wright Patrick, M (2005), đăng trên tạp chí Journal Management Studies. Nhóm các tác giả đã phát triển một khuôn mẫu cho việc nhận định các hàm ý chiến lược về CSR trong doanh nghiệp. Sau đó các tác giả nghiệm thu những kết quả nghiên cứu trước đó, phân loại và đưa vào áp dụng cho phù hợp với những khuôn mẫu sẵn có. Nhờ vậy mà, nhóm các tác giả đã đưa ra được một bộ các chiến lược về việc thực hiện CSR dựa trên kế thừa quan điểm của khá nhiều học giả khác. 12  Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam. Tại Việt Nam, nhắc đến CSR là nhắc đến một khái niệm còn rất mới mẻ và mơ hồ đối với một số không ít các doanh nghiệp. CSR được giới thiệu tới Việt Nam bởi các công ty đa quốc gia có nhà máy tại Việt Nam, thông qua các quy tắc ứng xử. Các công ty may mặc và da giầy, điển hình là May 10 là những công ty đầu tiên ở Việt Nam thực hiện chính sách về CSR. Chính vì lẽ đó mà số lượng các bài nghiên cứu về CSR ở Việt Nam là chưa nhiều. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến: - Báo cáo về CSR ở Việt Nam”, Nigel Twose và Tara Rao (2003) tổng kết tình hình thực hiện CSR trong ngành dệt may và da giầy của Việt Nam, đã chỉ ra những động lực thúc đẩy thực hiện CSR trong 2 ngành và này nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy thực hiện CSR trong cộng đồng doanh nghiệp. Theo các tác giả, chính phủ Việt Nam nên quan niệm rằng thực hiện CSR chính là cơ chế quan trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh quốc gia trên thị trường thế giới. - “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR: một vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, đăng trên viện khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết đã tóm tắt một số vấn đề lý luận về CSR, các vấn đề tranh cãi xoay quanh chủ đề này, cũng như đã nêu ra được thực trạng hoạt động CSR ở Việt Nam. Nhóm tác giả đồng thời cũng nêu ra khuyến nghị sự cần thiết của việc đổi mới chính sách quản lý của nhà nước, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện CSR. - Phạm Văn Đức (2010) đã chỉ ra rằng việc các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn 13 góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chưa làm rõ được việc thực hiện CSR tại công ty cụ thể tại Việt Nam. Chính điều này đã cho chúng tôi thấy được khoảng trống trong nghiên cứu tình huống việc thực hiện CSR trong một doanh nghiệp cụ thể. 3. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra những vấn đề cơ bản trong thực trạng và giải pháp cho vấn đề thực hiện CSR tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Qua đó, đưa ra một một số khuyến nghị về giải pháp cho vấn đề thúc đẩy việc thực hiện và nâng cao chất lượng CSR tại doanh nghiệp Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài phải giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu trọng tâm sau: - Thực trạng của việc thực hiện CSR tại Vinamilk có những đặc điểm cụ thể, chi tiết như thế nào? - Giải pháp nào cho việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thực hiện CSR của Vinamilk? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: Vấn đề thực hiện CSR tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. - Phạm vi:  Không gian: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.  Thời gian: từ năm 2000 trở lại đây. 14 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trên cơ sở các tài liệu thứ cấp, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp – phân tích, phương pháp toán để phân tích, nhận định để đưa có được những đánh giá về vấn đề và đưa ra các gói giải pháp. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để có được nguồn tài liệu sơ cấp phục vụ cho bài nghiên cứu và tăng tính khách quan cho công trình. 6. Đóng góp mới của đề tài. - Làm rõ toàn diện tính cấp thiết, nguồn lực cũng như lợi ích của việc thực hiện CSR đối với doanh nghiệp Việt Nam. - Cung cấp những luận chứng khoa học về thực trạng và một khung giải pháp toàn diện cho việc thực hiện CSR tại Vinamilk. - Khuyến nghị một khung giải pháp toàn diện từ phía “Nhà nước – Xã hội – Doanh nghiệp”, phục vụ cho việc thúc đẩy sự phát triển của CSR tại các doanh nghiệp Việt Nam. 7. Kết cấu của đề tài. Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chương 1 đưa ra những lý luận cơ bản liên quan tới CSR, những yếu tố cơ bản cấu thành CSR và lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương 1 cung cấp thông tin về tính cấp thiết và nguồn lực để thực hiện CSR tại doanh nghiệp Việt 15 Nam. Đồng thời, chương này cũng phân tích kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp nước ngoài như tập đoàn Toyota và công ty KPMG Trung Quốc. Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề thực hiện CSR của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Chương 2 đưa ra cái nhìn cụ thể, rõ ràng về thực trạng của vấn đề thực hiện CSR của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Những vấn đề được phân tích trong chương này là hệ thống quan điểm, chính sách, chương trình và ngân sách dành cho CSR. Thêm vào đó các đánh giá về việc thực hiện CSR (thành quả, hạn chế, thuận lợi, khó khăn) sẽ làm rõ hơn bức tranh về CSR tại Vinamilk. Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả CSR đối với công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Chương 3 dựa trên phân tích ở chương 2 để đưa ra các nhóm giải pháp cho việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng thực hiện CSR trong trường hợp Vinamilk. Các nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật (1), nhóm giải pháp về con người (2), nhóm giải pháp về tài chính (3) và nâng cao vai trò của lãnh đạo (4). 16 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được biết đến như một trong những yếu tố làm nên rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tăng doanh số, lợi nhuận, giảm tỉ lệ thôi việc hay mở rộng cơ hội phát triển thị trường. Trên thực tế kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm không mới và ở trên bình diện thế giới thì từ những năm của thập niên 1980, CSR đã trở thành một chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi công ty. Từ đó tới nay, CSR đã dần chứng tỏ được vai trò lớn lao của mình đối với sự phát triển chung của doanh nghiệp cũng như sự hài hòa với lợi ích của xã hội. Chính vì thế, khái niệm CSR đang ngày một được sự quan tâm, cũng như được đầu tư nhiều hơn từ phía các doanh nghiệp. 1.1. Một số khái niệm liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). 1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thời gian gần đây, có một số vụ việc gây xôn xao dư luận như công ty Vedan Việt Nam bức tử sông Thị Vải, nước tương nhiễm 3-MCPD hay sữa nhiễm độc chất melamine. Kể từ đó, dư luận ngày một quan tâm và bàn bạc nhiều hơn về cụm từ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc kinh doanh đối với môi trường cũng như người tiêu dùng. Để nói tới vấn đề liên quan tới trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp, cộng đồng thế giới cùng thống nhất một cụm từ chung, đó là “Corporate Social Responsibility – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan