Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NGHIÊN CỨU VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG...

Tài liệu NGHIÊN CỨU VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG

.PDF
186
253
56

Mô tả:

NGHIÊN CỨU VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN PHONG NGHIÊN CỨU VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 62.22.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Nguyễn Tá Nhí 2. PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký công trình nào khác. Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Văn Phong LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Tá Nhí và PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh là hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức vô cùng quý báu. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Học viện khoa học xã hội, các thầy cô khoa Hán Nôm, phòng Quản lý đào tạo và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cám ơn lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam). Cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên khích lệ tạo điều kiện và động lực để tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Văn Phong MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………….…… 1 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu……………………………………….. 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi sử dụng tài liệu…………………………...……… 3 4. Những đóng góp mới của luận án……………………………………………….……. 4 5. Bố cục luận án………………………………………………………………………….. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN BIA VÀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Khái quát về văn bia và văn bia Việt Nam…………………………….…………… 6 1.2 Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam …………………………………………… 12 1.2.1 Các công trình nghiên cứu, xuất bản về văn bia Việt Nam…………………….. 12 1.2.2 Các đề tài luận án, luận văn nghiên cứu về văn bia Việt Nam….……..….…….. 15 1.3 Tình hình sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn VBBG…………….…............................... 17 1.3.1 VBBG trên thực địa và thác bản trong kho lưu trữ ………………………..… 17 1.3.2 Tình hình sưu tầm, bảo tồn di sản VBBG………..…..…………………….… 24 1.3.3 Tình tình nghiên cứu VBBG………………….………………….…………… 26 * Tiểu kết chương 1…………………………………………………………………....…. 31 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG 2.1 Địa lý hành chính và truyền thống văn hóa……….………………………..……..... 33 2.1.1 Địa lý hành chính ………………………………………….……………….… 33 2.1.2 Truyền thống văn hóa……………………………………………..…….….… 35 2.2 Đặc điểm hình thể, chất liệu, tác giả soạn khắc văn bia ……………………..….… 37 2.2.1 Hình thể, chất liệu tạo bia…………………………………………………..…. 37 2.2.2 Tác giả soạn, khắc, viết chữ văn bia……………………………….……...…… 41 2.3 Nghệ thuật trang trí văn bia ……………………….……..……..…………………... 50 2.3.1 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Trần……………………………...……..…… 50 2.3.2 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Lê sơ……………………….…………..…… 50 2.3.3 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Mạc…..…………………….…………. …… 51 2.3.4 Nghệ thuật trang trí văn bia thời Lê Trung hưng………….……………...…… 51 2.3.5 Nghệ thuật trang trí văn bia Tây Sơn, Nguyễn…………….……..………. ….. 59 2.4 Văn bản và văn tự trên bia ………………………..…………….……..….…..…….. 59 2.4.1 Văn bản văn bia …………………………………………..…………………… 59 2.4.2 Văn tự trong văn bia ………………………………………………………...… 62 * Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………… 66 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG 3.1 Văn bia góp phần tìm hiểu “quốc danh Việt Nam” và xác định một số địa danh 68 hành chính trong lịch sử 3.1.1 Danh xưng Việt Nam trong thư tịch, bi ký thời trung đại……………..……… 68 3.2.2 VBBG góp phần xác định một số địa danh hành chính trong lịch sử…… …… 71 3.2 Phản ánh về văn thần, võ tướng …………………………………….……................ 73 3.2.1 Văn thần, võ tướng Bắc Giang trong lịch sử. 73 3.2.2 Về di tích tôn thờ văn thần võ tướng ở Bắc Giang………………….. ……….. 76 3.2.3 VBBG góp phần tìm hiểu công tích các văn thần, võ tướng ………………….. 79 3.3 Văn bia phản ánh hoạn quan, Thái giám với làng xã……………………………… 94 * Tiểu kết chương 3………………………………………………………………….…. 105 CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA VĂN BIA TỈNH BẮC GIANG 4.1 Văn bia góp phần tìm hiểu văn hóa Nho giáo…………………………………….… 107 4.1.1 Phản ánh các thiết chế Nho học………… …………………………….…… 107 4.1.2 Ghi danh các vị Nho học đỗ đạt ….… ……………………………………. 110 4.2 Văn bia phản ánh về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang 114 4.2.1 Phật giáo Bắc Giang thời kỳ mới du nhập………………………….………. 114 4.2.2 Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên đất Bắc Giang………………………..…. 116 4.3 Văn bia phản ánh phong tục tập quán làng xã……………………..………………. 124 4.3.1 Phản ánh tín ngưỡng thờ Thành hoàng……………………….…….………. 124 4.3.2 Phản ánh tục lệ “xướng ca”ở đình làng xã…………………………………. 132 4.3.3 Phản ánh nghi lễ, lệ làng…………………………………………….……… 135 4.4 Văn bia phản ánh văn hóa thương mại cổ truyền...................................................... 141 Tiểu kết chương 4 ……………………………………………………………… 146 KẾT LUẬN 148 Danh mục bài viết của tác giả liên quan đến đề tài luận án…………………………… 151 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………...………….. 153 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các nhà khoa bảng soạn, nhuận sắc VBBG Phụ lục 2: Bảng thống kê số lượng văn bia hiện có trên địa bàn t. Bắc Giang Phụ lục 3: Bảng thống kê số lượng thác bản văn bia t. Bắc Giang tại VNCHN Phụ lục 4: Danh mục các danh thần, võ tướng trên văn bia Bắc Giang Phụ lục 5: Tuyển dịch một số văn bia t. Bắc Giang DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN Số Tên các bảng, biểu Trang TT 1 Bảng 1: Tổng hợp văn bia hiện vật và thác bản văn bia lưu trữ tại 18 VNCHN 2 Bảng 2: Thống kê số lượng văn bia theo triều đại 20 3 Bảng 3: Tổng hợp số lượng văn bia một số tỉnh theo triều đại 23 4 Bảng 4: Thống kê văn bia theo loại hình di tích 23 5 Bảng 5: Bảng tổng hợp thành phần tham gia soạn VBBG 42 6 Bảng 6: Danh sách các tác giả nhuận sắc... 45 7 Bảng 7: Bảng tổng hợp thành phần tham gia viết chữ VBBG 48 8 Bảng 8: Danh sách các phường, thợ tham gia khắc VBBG 50 9 Bảng 9: Tổng hợp văn bia phản ánh về văn thần, võ tướng theo DT 79 LSVH 10 Bảng 10: Tổng hợp văn bia thần tích ở các làng xã 127 11 Bảng 11: Danh mục bia chợ t. Bắc Giang 142 DANH MỤC ẢNH MINH HỌA TRONG LUẬN ÁN Tên ảnh Số Trang TT 1 Ảnh 1: Hương án chùa Khám Lạng, x. Khám Lạng, h. Lục Nam, tạo tác 21 năm Thuận Thiên thứ 5 (1432). 2 Ảnh 2: Đồ án trang trí hình rồng trên hương án chùa Khám Lạng………… 51 3 Ảnh 3: Trang trí trên diểm bia Lập nhạc phụ miếu bi ……………………... 54 4 Ảnh 4: Bia Thân công bi - Bản tổng các xã tính danh …………………….. 55 5 Ảnh 5: Trang trí trên diềm bia nghè Nếnh, h. Việt Yên……………………. 55 6 Ảnh 6: Trang trí trên diểm bia Lập nhạc phụ miếu bi ……………………... 56 7 Ảnh 7: Trang trí trên diềm bia Phụng sự bi ký (1700) ở từ chỉ Quán Quận 57 công, th. Quang Biểu, x. Quang Châu, h.Việt Yên. 8 Ảnh 8: Thư pháp trên trán bia Phụng sự bi ký (1700) ở từ chỉ Quán Quận 58 công Nguyễn Thế Nho ……………………………………………………... 9 Ảnh 9: Văn bia khắc trên hương án đá lăng Dinh Hương (h. Hiệp Hòa)….. 91 10 Ảnh 10: Văn bia khắc trên hương án đá lăng Dinh Hương (h. Hiệp Hòa). 91 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DSVH Di sản văn hóa ĐVSKTT Đại Việt sử ký toàn thư ĐNNTC Đại Nam nhất thống chí E.F.E.O Viện Viễn Đông bác cổ (Ecole Fcancaice d Extrême -Orient) KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn LSVH Lịch sử văn hóa NCCHVNQCTĐ Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại NCS Nghiên cứu sinh NPHMVKCH Những phát hiện mới về khảo cổ học NXB Nhà xuất bản N0 Số thác bản văn bia lưu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm VHTTDL Văn hóa Thể thao Du lịch TC Tạp chí TCHN Tạp chí Hán Nôm TBHNH Thông báo Hán Nôm học t. Tỉnh TP. Thành phố ph. Phủ h. Huyện tg. Tổng x. Xã th Thôn ttr. Thị trấn TS. Tiến sĩ Th.s Thạc sĩ VBBG Văn bia Bắc Giang VNCHN Viện nghiên cứu Hán Nôm [] Ký hiệu bia được trích dẫn ở Tài liệu tham khảo [-] Ký hiệu sách và trang được trích dẫn ở Tài liệu tham khảo MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Giang là miền đất thuộc lộ Bắc Giang thời Lý - Trần, thời Lê - Mạc là miền thượng của trấn/xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến. Trong lịch sử, Bắc Giang có vị trí chiến lược trọng yếu, được xem như miền đất “phên giậu” ở phía bắc kinh thành Thăng Long. Đây là miền đất cổ được khai phá từ lâu đời và có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Trên mỗi làng quê Bắc Giang vẫn còn in đậm bóng dáng nhiều ngôi đình, ngôi chùa, ngôi đền, ngôi miếu, văn chỉ, từ chỉ hay các từ đường cổ kính của các dòng họ. Các di tích xưa kia được cư dân làng xã đứng ra hưng công xây dựng có sự đóng góp công sức, tiền của từ các tổ chức làng xã, phường hội, dòng họ hay những cá nhân có tiềm lực kinh tế nên được dân làng xã tri ân bằng việc khắc bia ghi lưu niệm, biểu dương, lưu truyền cho muôn đời con cháu noi gương. Đó cũng là lý do ở các làng quê Bắc Giang có nhiều văn bia do tiền nhân để lại. Văn bia là di sản tư liệu mang tính đặc thù và có vai trò, ý nghĩa đặc biệt đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu đời sống xã hội của mỗi vùng quê đương đại. Vấn đề tìm hiểu nội dung khối tư liệu văn bia lưu lại là mối quan tâm của toàn xã hội, nhất là giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Văn bia Bắc Giang (VBBG) nằm trong tổng thể di sản văn bia Việt Nam nên vấn đề nghiên cứu VBBG là công việc hữu ích, thiết thực và cấp bách góp phần quan trọng vào việc khai thác, bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp, quý báu của di sản văn hóa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu VBBG cũng góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Kho tàng VBBG là di sản văn hóa được các thế hệ cha ông tinh tạo, trao truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau. Hiện tại, nhà nước chưa trực tiếp quản lý, văn bia/bia đá (sau đây gọi là văn bia) vẫn do nhân dân các làng xã sở hữu và bảo quản. Sự tồn tại hay không tồn tại của văn bia phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân mỗi địa phương. Nơi nào ý thức cộng đồng được nâng cao thì văn bia/bia đá được trân trọng giữ gìn. Ngược lại, có nơi văn bia vẫn bị lãng quên, tồn tại cùng sự thờ ơ vô tình của người dân sở tại. Ở một số làng xã t. Bắc Giang vẫn còn tình trạng bia đá nằm vạ vật bên đường, bên cầu ao, mương máng... Sự vô tình của con người 1 cùng khí hậu khắc nghiệt sẽ hủy hoại văn bia. Cho nên, vấn đề bảo tồn, nghiên cứu, khai thác phát huy giá trị của văn bia đã trở nên cấp thiết. Với những nguồn thông tin tư liệu hiện có, chúng ta biết t. Bắc Giang có 1452 đơn vị văn bia, trong đó có 1296 văn bia hiện vật còn lưu tại các làng xã trong tỉnh, 1278 đơn vị thác bản lưu tại VNCHN, 174 văn bia chưa làm thác bản. Khung niên đại VBBG được xác định trong thời gian 560 năm (1387 - 1947), đa dạng về loại hình, bao hàm nội dung rất rộng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, nên từ lâu đã trở thành đề tài được nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, chuyên ngành Hán Nôm nói riêng quan tâm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có tác giả nào đi sâu khai thác nghiên cứu VBBG thành một đề tài chuyên biệt, trong khi văn bia lại là nguồn tư liệu chân thực, phong phú có thể bổ khuyết thông tin liên quan tới vùng đất, các làng xã hay các danh nhân lịch sử Bắc Giang. Là người con của quê hương Bắc Giang, được đào tạo chuyên ngành Hán Nôm, có nhiều năm công tác tại địa phương và luôn để tâm sưu tầm, tìm hiểu đến mảng tư liệu này nên NCS đã lựa chọn đề tài Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang để thực hiện luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết Luận án đã vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, khai thác và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Luận án cũng vận dụng những tri thức khoa học về phương pháp nghiên cứu Ngữ văn Hán Nôm trên cơ sở các phương pháp chuyên sâu như Văn bản học, Bi ký học, Tị húy học và các phương pháp nghiên cứu liên ngành để sử lý đề tài trong từng chương của luận án. Tác giả luận án cũng tiếp thu, kế thừa tri thức và thành tựu nghiên cứu về văn bia của nhiều tác giả đi trước đã được công bố, xuất bản có liên quan đến đề tài luận án để sử dụng, so sánh, phân tích, đánh giá về trữ lượng, đặc điểm, nội dung phản ánh của VBBG. 2 2.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiến hành sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp văn bản học, phương pháp được sử dụng chính yếu trong việc mô tả, xác định niên đại, làm cơ sở để đánh giá những đặc điểm về hình thức, nội dung văn bia Bắc Giang; - Phương pháp thống kê, được sử dụng để tiến hành định lượng, phân loại, xác định tình hình phân bố văn bia và lập các bảng biểu, lấy đó làm cơ sở để so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp, rút ra những đặc điểm chính về hình thức, nội dung VBBG; - Phương pháp khảo sát điền dã, sẽ giúp chúng tôi sưu tầm văn bia ở thực địa hoặc đối chiếu văn bản gốc với các loại văn bản khác (thác bản, bản sao…) khi có nghi ngờ về mặt văn bản. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành, như: Khảo cổ học lịch sử, ngôn ngữ học, nghệ thuật học, dân tộc học… được sử dụng khi nghiên cứu, so sánh, để có thể đánh giá giá trị hình thức, nội dung VBBG một cách toàn diện nhất. 3. Đối tượng và phạm vi sử dụng tư liệu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Là 1.452 văn bia VBBG, trong đó 1278 thác bản hiện lưu trữ ở Kho thư tịch VNCHN và 174 văn bia hiện vật còn lưu giữ trên các di tích LSVH ở tỉnh Bắc Giang chưa làm thác bản. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo, sử dụng một số văn bia ở Văn miếu Hà Nội, Văn miếu Bắc Ninh và các địa phương khác có nội dung liên quan đến lịch sử văn hóa Bắc Giang. Đó là 3 nguồn tư liệu chính để chúng tôi khai thác trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án. 3.2 Phạm vi sử dụng tư liệu: Địa danh Bắc Giang ở đây được xác định là địa danh hành chính cấp tỉnh (t. Bắc Giang ngày nay) gồm có 01 thành phố và 9 huyện, đó là: TP. Bắc Giang, h. Hiệp Hòa, h. Lạng Giang, h. Lục Nam, h. Lục Ngạn, h. Sơn Động, h. Tân Yên, h. Việt Yên, h. Yên Dũng và h. Yên Thế. Vì vậy, phạm vi của luận án là nghiên cứu tổng thể thác bản văn bia t. Bắc Giang tại VNCHN, đồng thời sử dụng, tham khảo văn bia hiện vật trên địa bàn t. Bắc Giang khi văn bia đó thiếu vắng trong kho lưu trữ. Trong quá trình 3 nghiên cứu, chúng tôi sử dụng tư liệu từ 1452 VBBG, tuy nhiên, vì có một số văn bia chưa làm thác bản, chưa khảo sát đầy đủ thông tin về văn bia, cho nên trong quá trình tổng hợp các bảng biểu chúng tôi chủ yếu căn cứ vào 1278 văn bia đã đưa vào thư mục tại VNCHN. 4. Những đóng góp mới của luận án - Lần đầu tiên di sản tư liệu văn bia Hán Nôm tỉnh Bắc Giang được tập hợp, thống kê, định lượng đầy đủ trên cơ sở hai nguồn tài liệu là văn bia hiện vật trên thực địa và văn bia lưu trữ ở dạng thác bản tại VNCHN. Cung cấp một nguồn thông tin, tư liệu phong phú, hữu ích để các ngành liên quan hoạch định phương án, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản VBBG trong thời gian tới. - Toàn bộ nguồn thác bản VBBG lưu trữ tại VNCHN đã được NCS phân tích, đánh giá tổng hợp, phân loại theo các tiêu chí khoa học chuyên ngành Ngữ văn Hán Nôm trên ba tuyến: Thời gian (triều đại), không gian (cấp huyện, thành phố) và loại hình di tích. Đối với văn bia hiện vật trên thực địa được thống kê, định lượng phân loại chi tiết đến đơn vị cấp xã (phường, thị trấn). - Luận án đi sâu tìm hiểu về hình thức, văn bản VBBG, qua đó rút ra những giá trị văn hóa, đặc điểm chung và riêng về hình thức cũng như các vấn đề liên quan tới quá trình tạo tác bia đá/văn bia trên địa bàn t. Bắc Giang. - Luận án cũng quan tâm nghiên cứu về quốc danh Việt Nam xuất hiện trên VBBG thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII, XVIII), về công tích của các văn thần, võ tướng với các làng xã Bắc Giang thời trung đại, trong đó, những văn bia phản ánh những đóng góp của các Hoạn quan (quan Thái giám) thời Lê Trung hưng được xem như những di sản tư liệu độc đáo trong kho tàng di sản Hán Nôm xứ Bắc. - Trên cơ sở khai thác các giá trị nội dung, luận án đã đi sâu tìm hiểu một số hình thức sinh hoạt tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo), tín ngưỡng, văn hóa truyền thống (tín ngưỡng thờ Thành hoàng, lệ xướng ca ở chốn đình trung, hệ thống nghi lễ - lệ làng...), đó là những di sản văn hóa đặc sắc của miền đất Bắc Giang xưa và nay. - Luận án cũng đã đề cập và cung cấp thêm tư liệu về lịch sử Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được phản ánh qua văn bia trên các di tích lịch sử văn hóa ở sườn Tây Yên Tử thuộc địa phận t. Bắc Giang. 4 - NCS đã tuyển chọn 30 VBBG đại diện cho các nhóm văn bia để phiên âm, dịch nghĩa, chú giải đưa vào phần Phụ lục để giới thiệu với độc giả. Hầu hết những văn bia này lần đầu tiên được công bố, nên cũng có thể xem là một đóng góp mới có ý nghĩa của luận án. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bài viết của tác giả luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan về văn bia và tình hình sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Đặc điểm văn bia tỉnh Bắc Giang. Chương 3: Nghiên cứu giá trị lịch sử của văn bia tỉnh Bắc Giang. Chương 4. Nghiên cứu giá trị văn hóa của bia tỉnh Bắc Giang. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BIA VÀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trước hết, chúng tôi trình bày khái quát về nguồn gốc hình thành văn bia và sự ảnh hưởng, du nhập của văn hóa khắc dựng văn bia Trung Quốc đến Việt Nam; Thành tựu nghiên cứu văn bia Việt Nam cũng như tình hình sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu VBBG. Trên cơ sở nắm bắt tình hình liên quan đến đề tài luận án chúng tôi sẽ bao quát, làm rõ một số vấn đề cần thiết khi nghiên cứu về VBBG mà các công trình, đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước chưa đề cập tới. 1.1 Khái quát về văn bia và văn bia Việt Nam Văn bia (bi văn 碑文) là lời văn khắc trên vật liệu đá, gỗ hoặc kim loại nhất định, nhưng phần lớn số lượng văn bia được khắc trên chất liệu đá, cho nên khi nói đến văn bia, người ta thường liên tưởng đến bài văn khắc trên bia đá. Sở dĩ người ta khắc văn bia là để lưu giữ, truyền tải thông tin cho người đọc, cho nên hầu hết nội dung văn bia được soạn/khắc rồi truyền bá sao cho được rộng rãi, lâu bền như ý nguyện của người viết mong muốn. Nhưng, trong thực tế có một số trường hợp người ta tạo bia rồi yểm xuống lòng mộ, tháp để lưu giữ thông tin mà không nhằm mục đích truyền bá1. Có thể nói văn bia là hiện tượng văn hóa được nảy sinh từ đời sống xã hội như là nét đặc thù ở các nước phương Đông. Văn bia xuất hiện khá sớm, truyền thống sáng tạo văn bia bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó ảnh hưởng lan truyền sang các nước khác ở phương Đông như: Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản, tức là những nước sử dụng chữ khối vuông (văn tự Hán) do sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa [85- 16][92-25]. Bia hộp Tiên khảo Thái bảo Giáp phủ quân mộ chí phát hiện ở mộ thân phụ Trạng nguyên Giáp Hải (th. Đồi Cốc, x. Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang), bia Xá lị tháp minh phát hiện ở bãi đất gần chùa Huệ Trạch (x. Trí Quả, h. Thuận Thành, t. Bắc Ninh) được soạn khắc rồi chôn/yểm trong lòng mộ tháp. 1 6 Sách Chính trung hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển 正中形音義綜合大字 典 của Cao Thụ Phiên 高樹藩, do Chính Trung thư cục 正中書局 ấn hành năm 2012 tại Đài Loan giải thích về nguồn gốc việc dựng bia và soạn khắc văn bia như sau: “Bia 碑 (Chữ hình thanh, hội ý). Giáp cốt văn, Kim văn không có chữ bi. Chữ Tiểu triện viết chữ ti (卑) bên chữ thạch (石), đọc là bi, nghĩa gốc là “dựng đá”, giải thích rằng (thấy Thuyết văn ghi: Thời xưa, trong cung dựng bia để đo ánh sáng mặt trời, nơi tông miếu dựng bia để trói buộc vật tế, nơi mộ táng dựng bia (đúng ra là làm bằng thanh gỗ lớn, để buộc dây ròng rọc, hình dạng giống như bia cho nên có tên gọi như vậy) để hạ quan tài, dựng đá để làm, cho nên có bộ thạch (石). Lại dùng ti (卑) để thể hiện sự khiêm nhường, bia ban đầu được dựng bằng khối đá thấp để tiện việc thờ cúng, cho nên có bộ thạch và âm ti. Chỉ có Lưu Hy cho rằng: bi (bia) nghĩa là bì (埤) vậy, vua thời thượng cổ ghi việc tế trời đất thì dựng đá ở núi thấp khắc hiệu Phong thiền, cho nên gọi là bi vậy, (chữ ) bi ấy có chữ bì 埤, viết lược để ghi âm. Giải thích như vậy cũng có thể thông, dẫn cả ra để tham chứng…”. Bi - 碑 (Hình thanh, Hội ý). Giáp văn, Kim văn bi tự khuyết. Tiểu triện: Bi tòng thạch, ti thanh, bản nghĩa tác “thụ thạch”, giải (kiến Thuyết văn Hứa trứ) cổ thời, cung trung lập bi dĩ thức nhật cảnh, tông miếu lập bi dĩ kế tế tính, mộ sở lập bi (thực vi đại mộc bản, thí lộc lô bị thằng sách giả, dĩ kỳ hình như bi, cố xưng) dĩ hạ quan, Đại đô thụ thạch vi chi, cố tòng thạch. Hựu dĩ ti hữu đê hạ chi ý, tối sơ chi bi, vi thụ đê thạch dĩ tiện sự giả, cố tòng bi thanh. Duy Lưu Hy dĩ vi (bi giả, bì dã, thượng cổ Đế hoàng, kỷ hiệu Phong Thiền thụ thạch bì nhạc, cố viết bi dã) thị bi tòng bị tỉnh thanh, thuyết diệc khả thông, tịnh dẫn tham chứng2[310-1155]. 2 碑(形 聲) (會意) 。甲 文 金 文 碑 字 闕.小 篆: 碑 從石, 聲 卑,本 義 作 豎石, 解 (見 說 文 著) 古 時,宮中立 碑 以 識 日景, 宗 廟 立碑 (實為大木板 施 轆 轤 被 繩 索者, 以 其 形 如 碑 , 故 稱 ) 以 下 棺 , 大 7 都 豎 石 為 之 Về nghĩa của chữ bi (碑), sách giải thích, chú dẫn khá kỹ với chức năng là danh từ và động từ: “Danh từ: 1. Dựng ở trong cung để đo bóng mặt trời, khối đá không có chữ gọi là bi. Ví dụ: Mặt hướng phía đông, phần trên hướng phía bắc, phía trên được gọi là bi. Trịnh chú: “Trong cung tất có bi, vì dùng để đo bóng mặt trời, dẫn khí âm dương vậy” (Nghi lễ - Sính lễ); 2. Dựng ở miếu đình (sân miếu) để buộc ngựa, khối đá không khắc chữ gọi là bi. Ví dụ: “Người dắt vật tế đã vào cửa miếu, buộc ở bi”. Giải thích: “Dắt - buộc, bảo rằng vật tế vào trong miếu, rõ ràng dắt buộc vào bi trong sân vậy” (Lễ ký - Tế nghĩa); 3. Dựng để hạ quan tài, dùng khối gỗ lớn đại khái giống như bia đá gọi là bi. Ví dụ: “Nơi chôn cất quan lại thấy nhiều bi”. Giải thích: Phong bi - chặt đẽo cây gỗ lớn làm bi, giống như bia đá, ở hai bên phía trước sau và 4 góc quách đều dựng bi, khoảng giữa có lỗ thủng làm con lăn (ròng rọc) buộc dây để hạ quan tài. Bậc thiên tử dùng 6 dây 4 bi, trước sau đều có con lăn (ròng rọc) vậy. Chư hầu 4 dây 2 bi; Bậc đại phu 2 dây 2 bi; Quan lại 2 dây không có bi (Lễ ký - Đàn cung); 4. Dựng đá khắc văn tự để ca tụng công đức nên gọi là bi; Trước thời Tần đa số gọi là khắc thạch, thời Hán mới quen gọi là bi. Ví dụ: 1. “Bi Nghiêu, kiệt Vũ thời xa xưa không rõ” (Phục Thao - Thuật công đức minh); 2. “Nước Ngụy vâng dựng bia thiền, gồm: Văn hay nổi tiếng có Vương Lãng, viết chữ đẹp nổi tiếng có Lương Hộc, khắc chữ nổi tiếng có Chung Diêu, cho rằng đó là tam tuyệt” (Tập cổ lục); 5. Dựng đá khắc văn tự để tỏ bày nỗi niềm của người chết khi sinh thời mà thể hiện việc nghĩa nên gọi là bia;... ghi danh, giải thích điển nghệ chính là bia vậy, gốc gác của việc này có từ thời Vương Mãng đặt ra vậy… Ví dụ, 1. “Thái tự Lâm Tông cất quân có đạo nhưng không có người hưởng ứng, năm Kiến Ninh thứ 2 mất, bè bạn cùng khắc thạch dựng bia, Sái Ung làm văn” (Hậu Hán thư Quách Thái truyện); 2. “Hỗ mất, trăm họ thành Tương Dương ở trên núi dựng bia, nước mắt chảy thành dòng” (Tấn thư - Dương Hỗ truyện);… 6. Khắc văn tự để ghi danh, thuật sự cùng làm tiêu thức mà dựng thạch, gọi là bia. Ví dụ: “Bia cắm mốc, bia lý trình, bia đảng nhân”. Lại thấy: 1. “ Chu Mục ghi dấu trên đá ở Yểm Sơn lại , 故 從 石。 又 以 卑 低 下 之 意, 最 初 之 碑, 為 豎 低 石 以 便 事 之, 故 從 石 碑 聲。惟 劉 熙 以 為 [碑 者 埤 也,上 古 帝 皇 , 紀 號 封 禪 豎 石 埤 岳, 故 曰 碑 也] 是 碑 從 埤 省 聲,說 亦 可 通,並 引 參 証。 8 gọi là bia cổ là có ý vậy” (Văn tâm điêu long - Lụy bi); 2. “Nhà Ngụy, niên hiệu Thái Bình năm thứ 3 (258) khắc đá dựng nên bia, khắc lời ban bố sự việc” (Thủy kinh - Hà thủy chú); 7. Đặt ra việc chạm khắc văn tự để truyền lại đời sau trên đá phẳng gọi là bia. Ví dụ: “Sái Ung lấy kinh sách đã xa lâu, văn tự nhiều sai nhầm, hủ nho không căn cứ, nghi ngờ hậu học... tâu xin chính định văn tự lục kinh, Linh Đế đồng ý, Ung liền tự viết chữ đỏ lên bia rồi sai thợ chạm khắc” (Hậu Hán thư - Sái Ung truyện); 8. Tên một thể văn, bài văn đó khắc trên bia gọi là bi... Ví dụ: 1. “Những trước tác thi, phú, bi, lỗi, minh, tán... gồm trăm bốn mươi thiên truyền ở đời” (Hậu Hán thư - Sái Ung truyện); 2. “Vương Cân... làm bia chùa Đầu Đà, văn từ chau chuốt vì thế muôn đời quý trọng” (Tính thị anh hiền lục); 3. “ Bùi Độ làm Hoài Tây Tuyên úy... thỉnh dụ làm Hành quân Tư mã, Hoài Tây yên ổn, theo đó Độ trở về triều, được ban chiếu soạn bia Bình Hoài Tây, lời văn phần nhiều tường bày việc của Bùi Độ (Đường thư - Hàn Dũ truyện); 9. Bia kiệt: Gọi tên chung cho việc khắc bia; Sách Hậu Hán thư - Đậu Hiến truyện chú rằng: “Vuông gọi là bia, tròn gọi là kiệt”, người đời sau phần nhiều dùng lẫn lộn; Sách Phong thị văn thả lục chép rằng: “Dựng bi kiệt trước mộ, chưa rõ có từ bao giờ;... Kiệt cũng cùng loại với bia vậy;... Họ Tùy chế: 5 thứ dùng trên bia. Đầu ly đế rùa, đế không cao quá 4 thước. Ví dụ: 1. “Khi ấy có người nước Ngô là Phạm Hoài Ước thường viết chữ lệ và học viết chữ ấy. Bi kiệt của Kinh Sở đều viết chữ ấy (Nam sử - Nhan Hiệp truyện); 2. “Từ thời Hậu Hán trở về sau, bi kiệt ngày càng phát triển (Văn tâm điêu long - Lụy bi) […] Vuông gọi là bia, tròn gọi là kiệt. Phô bày công việc mà ghi khắc trên kim thạch gọi là bi, yết thị giữ theo hàng lối mà dựng ở hầm mộ gọi là kiệt [310- 1155]. Học giả cuối đời nhà Thanh (Trung Quốc) là Hiệp Xương Thức 叶昌識 khi nghiên cứu thể bi ký đã phân chia văn bia khá chi tiết, kỹ lưỡng thành 42 loại. Dương Điện Tuần 楊殿珣 (Trung Quốc) phân chia văn bia thành 7 nhóm chính, dưới các nhóm được chia nhỏ thành nhiều tiểu loại [66]. Trong Kim thạch học 金石學, học giả Chu Kiếm Tâm 朱劍心 (Trung Quốc) đã phân chia văn bia khắc trên đá thành 11 loại (10 loại chính và 01 tạp loại), gồm 9 có: Khắc thạch 刻石, bi kiệt 碑碣3, mộ chí 墓誌, tháp minh 塔銘, phù đồ 浮图, kinh chàng 經幢, tạo tượng 造像, thạch khuyết 石闕, ma nhai 摩崖, địa biệt 地別 và tạp loại 雜類 (gồm văn tự khắc trên lư hương 香爐, thần vị 神位, trụ cầu 橋柱, thành giếng 井闌...) và đưa ra nhận xét “tất cả nội dung khắc trên bia đá đều gọi là văn bia bắt đầu từ đời Hán về sau”, “từ Hậu Hán về sau mới có văn bia, tìm văn bia trong bia thời Tiền Hán chưa thể thấy được” [90- 19] [92-10]. Đó là những vấn đề liên quan đến nguồn gốc của sự hình thành, phát triển và những quy định thuở ban đầu về nguyên tắc tạo/soạn văn bia ở Trung Quốc, còn đối với Việt Nam, văn bia ra đời muộn hơn nên ít ảnh hưởng về những nguyên tắc đó. Trong Một số vấn đề về văn bia Việt Nam và Bi ký học và văn bản bi ký Hán Nôm Việt Nam PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh đã chỉ ra vấn đề này rất hợp lý và đặc biệt phù hợp khi nghiên cứu về văn bia Việt Nam: “ Những nguyên tắc lập bia và những quy định về nội dung khi soạn bài văn, để khắc vào đá như nêu ở trên được Chu Kiếm Tâm nêu ra, theo chúng tôi chỉ có thể đúng với thời kì hình thành khai sáng ra thể loại văn bia mà thôi. Còn trên thực tế, trong quá trình phát triển, việc lập bia và soạn văn để khắc vào đá đã diễn ra hết sức phong phú, đa dạng. Có loại còn giữ được đến ngày nay, nhưng cũng có loại không được lưu truyền, điều này diễn ra không chỉ ở chính nơi có truyền thống sáng tạo ra văn bia, mà ở cả các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống này” [90-22] [92-10]. Văn bia xét về mặt thể loại đã được nền văn học truyền thống phương Đông xác định như là thể văn thời cổ - trung đại. Phê đô rin A.L, nhà nghiên cứu văn học sử người Nga cũng có nhận xét về thể văn bia là “những bài văn bia đã đánh dấu bước đi ban đầu của văn học thành văn” [81]. Văn bia Việt Nam ra đời trong mối quan hệ văn hóa vùng, là sự ảnh hưởng tiếp nhận của truyền thống sáng tạo văn bia 碣: Mã chữ này có hai âm đọc (kiệt và kệ). Hán việt từ điển (Thiều Chửu) cũng phiên âm là kiệt nhưng chua thêm “Ta quen đọc là chữ kệ”. Đa số các từ điển tiếng Hán hay Hán Việt khác đều 3 phiên âm là kiệt. Chính trung hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển/ 正 中 形 音 義 綜 合大字典 giải thích về âm đọc chữ 碣 như sau: 極孽切,音傑 - cực nghiệt thiết, âm kiệt (tr.1160 -1161). Chúng tôi xin theo cách đọc thông dụng là kiệt. 10 ở Trung Quốc, và tất nhiên văn bia - bia đá Việt Nam có những đặc trưng riêng về hình thể và nội dung mang bản sắc của truyền thống văn hóa dân tộc. Truyền thống khắc dựng bia đá ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn Trung Quốc nhưng cũng có “ít nhất” hơn 1.700 năm lịch sử. Đại đa số văn bia được sử dụng bằng chữ Hán, một số ít chữ Nôm, ngoài ra còn được khắc bằng các ngôn ngữ văn tự khác như: Phạn, Khơme, Chăm, Pháp, Việt…Ngày nay, văn bia đã trở thành một loại hình di sản văn hóa đặc thù trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Bản thân mỗi tấm bia đá vừa có giá trị là một hiện vật bảo tàng, đồng thời bài văn bia lại có vai trò, giá trị là một văn bản, nguồn tư liệu cổ, một thông điệp hàm chứa nội dung đa lĩnh vực giúp thế hệ hôm nay và mai sau khai thác, tìm hiểu quá khứ lịch sử của dân tộc thời cổ, trung và cận đại. Trước năm 2012, giới nghiên cứu Hán Nôm trong và ngoài nước đều tạm chấp nhận sự ra đời của tấm bia Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn 大 隨九真郡寶安道場之碑文 khắc ghi niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14/大業四年(618) được phát hiện ở th. Trường Xuân, x. Đông Minh, h. Đông Sơn, t. Thanh Hóa là văn bia có niên đại sớm nhất ở nước ta. Nhưng tháng 8 năm 2012, Lê Viết Nga Nguyễn Phạm Bằng (Bảo tàng t. Bắc Ninh) đã công bố tấm bia Xá lị tháp minh 舍 利塔銘 có niên đại Đại Tùy Nhân Thọ nguyên niên 大隨仁壽元年[Năm Nhân Thọ thứ nhất (601) đời nhà Tùy] do người dân địa phương phát hiện khi đào đất đóng gạch ở bãi đất cạnh chùa Huệ Trạch 惠澤寺 thuộc x. Trí Quả, h. Thuận Thành, t. Bắc Ninh [142]. Tháng 10 năm 2013, Nguyễn Phạm Bằng (Bảo tàng t. Bắc Ninh) công bố phát hiện mới về tấm bia được phát hiện ở nghè thờ Đào Hoàng, th. Thanh Hoài, x. Thanh Khương, h. Thuận Thành, t. Bắc Ninh có niên đại sớm hơn gần ba trăm năm. Bia hai mặt khắc hai bài văn có hai niên đại và kiểu văn tự khác nhau. Bài văn ở mặt trước khắc văn tự theo kiểu lệ thư và mang niên hiệu Kiến Hưng nhị niên 建興 貳年(314) là niên hiệu của Tấn Mẫn Đế (313 - 316); Mặt sau khắc văn tự theo lối 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan