Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu văn bia huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Nghiên cứu văn bia huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa

.PDF
271
316
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC .................................... NGUYỄN VĂN HẢI NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hán Nôm Hà nội 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC .................................... NGUYỄN VĂN HẢI NGHIÊN CỨU VĂN BIA HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH HÓA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 60 22 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh 2 Hà Nội 2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 5 PHẦN NỘI DUNG 12 CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG VĂN BIA HUYỆN VĨNH LỘC 1.1. Tìm hiểu lịch sử - địa lý huyện Vĩnh Lộc. 12 1.1.1. Lịch sử hình thành tên gọi Vĩnh Lộc. 12 1.1. 2. Địa hình, núi sông. 13 1.1. 3. Giới thiệu một số nhân vật tiêu biểu huyện Vĩnh Lộc. Thượng tướng quân Trần Khát Chân. 18 1.2. Hệ thống các di tích trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. 34 1.2.1. Vài nét về văn bia Thanh Hoá 42 1.2.2. Khảo sát văn bia huyện Vĩnh Lộc. 49 1.2.3. Phân bố của văn bia huyện Vĩnh Lộc. 52 CHƯƠNG II TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA VĂN BIA HUYỆN VĨNH LỘC TỈNH THANH HOÁ. 2.1. Đặc điểm văn bia huyện Vĩnh Lộc 2.1.1. Tác giả soạn văn bia. 65 65 66 2.1.2. Kích cỡ, độ dài văn bia huyện Vĩnh Lộc 71 2.1.3. Trang trí hoa văn trên bia huyện Vĩnh Lộc 73 2. 2. Giá trị của văn bia huyện Vĩnh Lộc. 82 2.2.1. Văn bia huyện Vĩnh Lộc góp phần nghiên cứu lịch sử. 2.2.2. Văn bia huyện Vĩnh Lộc góp phần nghiên cứu văn hoá. 82 87 KẾT LUẬN MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHỤ LỤC 99 103 104 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở cực bắc của miền Trung, vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời; trải dài trong lịch trình phát triển của dân tộc, người Thanh Hoá đã sáng tạo ra nhiều di sản văn hoá Hán Nôm đáng quí, đáng tự hào, trong đó có mảng tư liệu văn bia. Văn bia ở Thanh Hoá có lịch sử lâu đời, tấm bia sớm nhất ở Việt Nam hiện nay là Đại Tuỳ Cửu Chân quận, Bảo An đạo tràng chi bi văn 大隋九真 郡寶安道場之碑文 dựng ngày 7 tháng 5 niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (618) nhà Tuỳ được phát hiện tại làng Trường Xuân xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn là cứ liệu chứng minh cho sự phát triển lâu đời của văn bia Thanh Hoá. Hơn nữa Thanh Hoá lại là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cho một hệ thống núi đá vôi có thể sử dụng làm khánh, làm bia, và sử dụng vào nhiều các công trình kiến trúc đá, các đồ khí cụ khác. Chính vì vậy mà ngay vào những giai đoạn đầu khi đất nước mới giành được quyền tự chủ, người xưa đã tạo ra nhiều văn bia ca ngợi về Phật giáo cũng như quê hương đất nước con người xứ Thanh như: Minh Tịnh tự bi văn 明靖寺碑文 dựng niên hiệu Quảng Hựu thứ 6 (1090) ở xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa. An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí 安獲山報恩寺碑記 dựng niên hiệu Hội Phong thứ 9 (1100) ở chùa Báo Ân, núi An Hoạch, huyện Đông Sơn… Huyện Vĩnh Lộc là một trong những địa phương còn lưu giữ được số lượng bia đá tương đối dồi dào, đa dạng về kiểu dáng, phong phú về nội dung, hình thức trang trí. Đi đến xã nào của huyện cũng có văn bia, bia được dựng ở Thành trì, đình, đền, chùa, phủ, cầu cống, lăng mộ, từ đường, cả những nơi danh lam thắng 5 cảnh hang động. Nội dung ghi chép lịch sử, văn hóa của quê hương, cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân Vĩnh Lộc. So với các địa phương khác trong tỉnh Thanh Hoá, văn bia huyện Vĩnh Lộc có lịch sử văn hoá khá lâu đời. Xưa kia bia có niên đại sớm nhất là Ngưỡng Sơn linh xứng tự bi minh 仰山靈稱寺碑銘 ở chùa Linh Xứng, làng Ngọ Xá (nay chia tách về xã Hà Sơn, huyện Hà Trung). Bia khắc năm thứ 7 (1126) niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ đời Lý Nhân Tông Càn Đức, ghi về lịch sử phát triển của Phật giáo và công lao sự nghiệp của Thái uý Lý Thường Kiệt. Bia hiện nay đang còn nguyên vẹn, dựng trên tượng rùa, chữ còn khá đẹp, (hiện đang được bảo quản trong nhà trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam). Bia muộn nhất là Nguyễn Cao tộc thụ đức đường chi đệ nhất đại 阮高族樹德堂支第一代 khắc niên hiệu Bảo Đại 18(1943). Qua lịch sử tồn tại gần 10 thế kỷ, với hình thức trang trí, nội dung ghi chép, văn bia huyện Vĩnh Lộc góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu văn bản, niên đại, lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng của đất huyện Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung. Huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá là địa phương có nhiều văn bia ma nhai và văn bia nhà thờ các dòng họ, do vậy từ lâu đã có một số nhà nghiên cứu Hán Nôm lưu tâm, biên dịch, công bố. Song chỉ dừng lại giới thiệu, công bố lẻ tẻ, chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về những thông tin chính xác về số lượng văn bia tại địa phương, các thác bản văn bia hiện lưu giữ trong các kho tư liệu ở trung ương và địa phương, điều đó gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu khi muốn sử dụng khai thác để tìm hiểu về quê hương, đất nước, con người của huyện Vĩnh Lộc. Huyện Vĩnh Lộc còn là một vùng đất cổ, từ thời tiền sử đã có con người đến cư trú, những dấu vết thời đại đá cũ (cách ngày nay vài chục vạn năm) được các 6 nhà khảo cổ học tìm thấy ở di chỉ núi Nổ (xã Vĩnh An). Thời đại đá mới với di chỉ khảo cổ học Đa Bút (xã Vĩnh Tân), di chỉ Bản Thủy (xã Vĩnh Thịnh), di chỉ làng Còng xã (Vĩnh Hưng)…Tất cả những di tích ấy tạo nên một nền văn hóa nổi tiếng văn hóa Đa Bút. Thời kỳ Văn hóa Đông Sơn, đất Vĩnh Lộc là vùng đất quan trọng của của bộ Cửu Chân, đất nước của các vua Hùng. Trong giai đoạn nhà nước phong kiến tự chủ, Vĩnh Lộc từng một lần được vinh hạnh là kinh đô của nhà nước Đại Ngu dưới vương triều Hồ (1400-1407), đồng thời là đất tổ của dòng họ Trịnh, nổi tiếng nối nhau điều hành đất nước suốt 2 thế kỷ. Đất Vĩnh Lộc còn là cái nôi sinh ra các văn thần, võ tướng như Kim ngô Long hổ Lưỡng vệ Thượng Tướng quân Trần Khát Chân (triều Trần), Liệt Quốc công Trịnh Khả ( triều Lê Sơ), Bảng nhãn Lưu Hưng Hiếu (người Thanh Hóa duy nhất được coi là ngôi sao sáng trong Hội Tao Đàn thời Lê sơ), Thái sư Lạng Quốc công Trịnh Kiểm (thời Lê - Trịnh), Vinh Quốc công Hoàng Đình Ái (thời Lê - Trịnh), Tĩnh Quốc công Phạm Đốc (thời Lê -Trịnh), Trạng Nguyên Trịnh Tuệ (người trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa bảng Việt Nam), Nữ học giả Trịnh Thị Ngọc Trúc vợ vua Lê Thần Tông, quan nghè Tống Duy Tân, một thủ lĩnh của phong trào Cần vương chống Pháp v.v… Vĩnh Lộc là huyện có vị trí địa lý khá đặc biệt, nơi hợp giao của hai đường tỉnh lộ 217 và 47, đồng thời cũng là nơi hợp lưu của sông Mã và sông Bưởi. Từ xa xưa đất này là nơi chuyển tiếp đồng bằng và miền núi nên có hội tụ dân cư với sự giao thoa giữa các vùng miền văn hóa khác nhau. Đất Vĩnh Lộc có đầy đủ hệ thống di tích như: thành trì, lăng mộ, đình, đền, chùa, phủ, nhà thờ họ và những di tích danh thắng nổi tiếng. Thành Tây Đô, không những là công trình kiến trúc đặc sắc của Việt Nam mà còn được đánh giá là tòa thành đá đẹp và lớn nhất Đông Nam Á. Phủ Trịnh - nghè Vẹt, nơi là dinh thự của chúa Trịnh đặt bản doanh cơ quan đầu não chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mạc, trung hưng nhà Lê. Chùa Du Anh động 7 Hồ Công di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng, từng thu hút nhiều các bậc tao nhân mặc khách đến tham quan du lãm… Chính vì thế, việc nghiên cứu văn bia huyện Vĩnh Lộc là một việc thiết thực, hết sức có ý nghĩa. Việc tập hợp đầy đủ chính xác về số lượng văn bia thông qua khảo sát thực tế tại các địa phương và tra cứu thác bản, các tài liệu thư tịch cổ hiện có tại các kho tư liệu ở trung ương và địa phương. Từ đó đánh giá, tìm hiểu đặc điểm, giá trị nội dung, tiến hành phiên âm dịch nghĩa một số văn bia tiêu biểu phục vụ cho công tác nghiên cứu là công việc thiết thực, nằm trong chuyên môn của chuyên ngành Hán Nôm. Từ lý do vừa nêu trên, tôi xin chọn đề tài “Nghiên cứu văn bia huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Ngữ văn chuyên ngành Hán Nôm. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Văn bia huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá, đã từ lâu đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu đến khảo sát và tìm hiểu, các tập sách như: Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb. KHXH, 1993 do Nguyễn Quang Hồng chủ biên, giới thiệu thư mục 3 văn bia ma nhai của huyện Vĩnh Lộc. Những bút tích Hán Nôm ghi chép về một số hang động ở Thanh Hoá của tác giả Hồng Phi- Hương Nao, Nxb. Giáo dục 2007 giới thiệu một số văn bia Ma nhai hiện khắc trên vách đá ở hai động Kim Sơn xã Vĩnh An và Hồ Công xã Vĩnh Ninh. Tập sách Thắng tích Vĩnh Lộc của Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hoá, Nxb Thanh Hoá, 1992 chép ghi lại 3 văn bia ma nhai khắc trên vách đá hang động Kim Sơn, Hồ Công huyện Vĩnh Lộc. Tập sách Những bia ký điển hình Thanh hoá của tác giả Lê Tạo - Nguyễn Văn Hải, Nxb Thanh Hoá 2008 giới thiệu 3 văn bia hiện còn trên địa bàn huyện. Tập sách Danh sĩ Thanh Hoá và việc học thời xưa, Nxb Thanh Hóa, 1995, giới thiệu 02 văn bia trên địa bàn huyện. Ba bản sách chữ Hán hiện lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm: Vĩnh Lộc huyện chí 永祿縣志,Kí hiệu VHv.1371/AB của Tri huyện Lưu Công Đạo biên tập năm Gia Long thứ 15(1816) được đời sau sao lại viết thêm hai 8 bản mang tên Vĩnh Lộc phong thổ chí 永祿風土志, kí hiệu A.2537, biên tập năm Tự Đức thứ 14(1867) và Thanh Hoá tỉnh Vĩnh Lộc huyện chí 清化省永祿縣 誌, kí hiệu VHv.137/AB, biên tập năm Duy Tân thứ 4(1911). Sách được Nguyễn Văn Hải biên dịch, Nxb Thanh Hoá 2010, tái bản lần 1 năm 2012. Trong nội dung, liệt ghi tất cả 14 bài văn bia trong toàn huyện, (trong đó có 2 văn bia nay đã chia cắt về huyện giới huyện Hà Trung)…Ngoài ra còn một số bài viết đáng chú ý liên quan đến văn bia huyện Vĩnh Lộc như:“Về tiểu sử tác phẩm của Cúc Pha Nguyễn Mộng Tuân” của tác giả Nguyễn Kim Măng đăng trên tạp chí Hán Nôm số 1(80) 2007 v.v… Như vậy những tác phẩm và bài viết nêu trên mới chỉ dừng lại nghiên cứu một di tích, hoặc mục đích công bố một số văn bia tiêu biểu của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, thực chất chưa nghiên cứu một cách hệ thống về văn bia của huyện Vĩnh Lộc. 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu thực tế các văn bia hiện còn trên 15 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Vĩnh Lộc và các thác bản văn bia, các văn bia sao chép trong thư tịch cổ tính theo địa danh hành chính ngày nay. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu lịch sử - địa lý huyện Vĩnh Lộc, tập trung tiến hành điều tra, điền dã ở địa phương, khảo sát, nghiên cứu các thác bản đối chiếu với các địa danh tương xứng với đơn vị hành chính ngày nay. Nghiên cứu nội dung, hình thức văn bia qua các thời, thống kê phân loại, đánh giá giá trị của văn bia huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá. 3. 3. Phương pháp nghiên cứu. 9 Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: 3.3.1. Điều tra điền dã Đi điền dã xuống từng thôn, làng, xã, khảo sát trực tiếp, dập thác bản, đo vẽ kích cỡ, đặc điểm trang trí trên bia, đặc điểm chữ viết, tổng hợp số liệu, đưa ra một số nhận định về đặc điểm của văn bia huyện Vĩnh Lộc. 3.3.2. So sánh đối chiếu. Sau khi tổng hợp số liệu văn bia huyện Vĩnh Lộc hiện còn theo thực tế, tiến hành tra cứu thác bản lưu trữ tại Trung ương, so sánh đối chiếu xác định còn hoặc mất theo thực tế hiện nay. 3.3.3. Thống kê định lượng. Thao tác thống kê định lượng dựa theo các tiêu chí: Sự phân bố theo không gian và thời gian, niên đại, tác giả biên soạn…Thông qua đó đưa ra những nhận xét tổng quát về tình hình và đặc điểm của văn bia huyện Vĩnh Lộc. 3.3.4 Tổng hợp liên ngành. Phương pháp tổng hợp liên ngành là phương pháp quan trọng trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi dựa vào phương pháp này để phân tích, đánh giá, đưa ra những nhận định khoa hoc về văn bia huyện Vĩnh Lộc. 4. Đóng góp mới của luận văn. Đề tài tiến hành khảo sát, nghiên cứu toàn bộ hệ thống văn bia huyện Vĩnh Lộc trên địa danh tương ứng ngày nay. Từ đó xác định được chính xác vị trí đặt bia, thống kê đầy đủ về mặt số lượng ở ba nguồn khai thác khảo sát thống kê thực tế và số lượng văn bia dựa trên các thác bản sưu tầm hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cộng với việc thu thập những văn bia được sao chép trong các văn bản thư tịch cổ. Lần đầu tiên văn bia huyện Vĩnh Lộc được trình bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về tình trạng và đặc điểm. 10 Luận văn đưa ra những nhận xét đánh giá khoa học và khách quan nhất về những điểm nổi bật của văn bia huyện Vĩnh Lộc, giúp cho độc giả và những nhà nghiên cứu hiểu thêm về những di tích, những danh lam thắng cảnh cũng như về mặt lịch sử văn hoá của vùng đất xưa kia đã từng là kinh đô của nhà nước Đại Ngu dưới vương triều Hồ, đồng thời là nơi phát tích của chúa Trịnh. Phần phụ lục giới thiệu những bài văn bia tiêu biểu bao gồm nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa. Lập danh mục toàn bộ văn bia đã sưu tầm và tra cứu được dựa trên 7 tiêu chí. 5. Bố cục của luận văn. Luận văn được chia làm 3 phần, mở đầu, nội dung, phần kết luận và phụ lục. - Phần nội dung được chia làm 2 chương: + Chương 1: Khảo sát hệ thống văn bia huyện Vĩnh Lộc. + Chương 2: Tìm hiểu đặc điểm và giá trị của văn bia huyện Vĩnh Lộc . - Phụ lục 1. Phiên âm, dịch nghĩa giới thiệu một số văn bia huyện Vĩnh Lộc - Phụ lục 2. Danh mục văn bia huyện Vĩnh Lộc. - Phụ lục 3. Bảng thống kê toàn bộ di tích huyện Vĩnh Lộc chưa xếp hạng. 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT HỆ THỐNG VĂN BIA HUYỆN VĨNH LỘC 1.1. Tìm hiểu lịch sử - địa lý huyện Vĩnh Lộc. 1.1.1. Lịch sử hình thành tên gọi Vĩnh Lộc. Vĩnh Lộc là huyện trung du của tỉnh Thanh Hoá, phía bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ và Thạch Thành, nam giáp huyện Yên Định, đông giáp huyện Hà Trung, tây giáp huyện Cẩm Thuỷ. Thời Bắc thuộc, Vĩnh Lộc thuộc huyện Tư Phố bộ Cửu Chân. Thời Đinh - Lê - thuộc huyện Nhật Nam của Châu Ái; thời Lý do Tổng trấn Lý Thường Kiệt quản giáo, thời Trần - Hồ thuộc huyện Vĩnh Ninh trấn Thanh Đô; thời Lê Trung hưng vì tránh tên huý của vua Lê Trang Tông huý là Duy Ninh đổi là huyện Vĩnh Phúc và cho lệ vào phủ Thiệu Thiên. Thời Tây Sơn đổi thành huyện Vĩnh Lộc. Giai đoạn triều Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 16 (1935) tách huyện Vĩnh Lộc khỏi phủ Thiệu Hóa cho lệ vào phủ Quảng Hoá. Sau Cách mạng tháng 8, năm 1977 nhập hai huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành đổi tên là huyện Vĩnh Thạch. Năm 1982 tách hai huyện như trước, lấy tên cũ là huyện Vĩnh Lộc. Từ thời tiền sử đã có con người đến cư trú, những dấu vết thời đại đá cũ (cách ngày nay vài chục vạn năm) được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở di chỉ núi Nổ (xã Vĩnh An). Thời đại đá mới người nguyên thủy chủ nhân của văn hóa Hòa 12 Bình- Bắc Sơn, dời hang động mái đá ở vùng cao, chuyển dần xuống vùng núi thấp, dọc theo sông Mã, vùng đồng bằng nhiều sản vật như Đa Bút (xã Vĩnh Tân ngày nay), Bản Thuỷ (xã Vĩnh Thịnh ngày nay), làng Còng (xã Vĩnh Hưng ngày nay) của huyện Vĩnh Lộc. Từ thực tế trên, năm 1926, các nhà khảo học của Viện Viễn đông Bác cổ đã phát hiện và khai quật di chỉ Đa Bút, (nằm sát chân núi Mông Cù liền kề với đồng chiêm trũng làng Bồng Thượng xã Vĩnh Tân, cách sông Mã 2km và tồn tại dưới dạng cồn hến ven sông dài 50km), đã phát hiện nhiều bộ xương người ở Đa Bút. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định xương của người Indoxesien và người Ménanéssien. Các phân tích khoa học bằng phương pháp các bon phóng xạ, đã cho biết gần 7.000 năm. Từ đó di chỉ Đa Bút đã tạo thành nền văn hoá nổi tiếng: Văn hoá Đa Bút ở khu vực Đông Nam Á. Dưới thời nhà nước phong kiến tự chủ, Vĩnh Lộc từng là kinh đô của nhà nước Đại Ngu dưới vương triều Hồ (1400-1407) đồng thời cũng là nơi phát tích của chúa Trịnh phò tá nhà Lê điều hành đất nước. Hơn thế nữa đất Vĩnh Lộc còn là cái nôi sinh ra những anh tài kiệt xuất đóng góp công sức vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc như Kim ngô Long hổ Lưỡng vệ Thượng Tướng quân Trần Khát Chân (triều Trần), Liệt Quốc công Trịnh Khả ( triều Lê Sơ), Bảng nhãn Lưu Hưng Hiếu, (người Thanh Hóa duy nhất được coi là ngôi sao sáng trong Hội Tao Đàn thời Lê sơ), Thái sư Lạng Quốc công Trịnh Kiểm (thời Lê - Trịnh), Vinh Quốc công Hoàng Đình Ái (thời Lê - Trịnh), Tĩnh Quốc công Phạm Đốc (thời Lê Trịnh), Trạng Nguyên Trịnh Tuệ (người trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa bảng Việt Nam), Nữ học giả Trịnh Thị Ngọc Trúc vợ vua Lê Thần Tông, quan nghè Tống Duy Tân, một thủ lĩnh của phong trào Cần Vương chống Pháp v.v…Ngày nay huyện Vĩnh Lộc có 15 xã và 1 thị trấn với 136 thôn, làng, và 01 khu phố. 1.1. 2. Địa hình, núi sông. 13 Vĩnh Lộc là vùng đất cổ, nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng núi và đồng bằng, với những dãy núi đá vôi nhấp nhô nằm xen kẻ giữa những cánh đồng phù sa do sông Mã và sông Bưởi bồi đắp. Đất Vĩnh Lộc địa hình đa dạng và phức tạp, là trung tâm nơi hợp giao của tỉnh lộ 217 và 47 về phố Giáng thị trấn huyện, chạy lên các huyện miền Tây, đến cửa khẩu Quốc tế Na Mèo sang Lào. Nhiều dãy núi ghi đậm những chứng tích lịch sử gắn với nhiều giai thoại, truyền thuyết đã thấm sâu vào tiềm thức của người dân Vĩnh Lộc như núi An Tôn ở xã Vĩnh Yên, trong núi có Hang Nàng là nơi Hồ Quí Ly giam giữ các cung tần nhà Trần, cũng tại núi này khi Hồ Quí Ly tiến hành xây thành Tây Đô, đã lấy đá núi và sử dụng núi này là khu bãi khai thác đá giúp cho việc xây thành Tây Đô. Núi Đốn Sơn ở địa phận xã Vĩnh Thành, tích xưa truyền lại, dưới triều Trần, tướng quân Trần Khát Chân âm mưu giết Hồ Qúy Ly nhưng không thành, sau đó phải chết ở đấy. Ở phía Đông núi có đàn tế Nam Giao, có giếng Ngự Dục (Duyên), xếp đá làm thành, bệ cấp uy nghiêm, đều là di tích của Hồ Hán Thương xây dựng năm (1402). Núi Mã Hí (hay còn có tên gọi khác là núi Hí Mã) ở xã Vĩnh Ninh, núi này vách đá cheo leo nhìn giống như "quần Mã" vờn "trường thi", cho nên thời trước khi khảo hạch các bậc nhân sĩ hàng huyện thường đặt trường ở đấy. Núi Mông Cù nằm ở xã Vĩnh Tân, trên đỉnh có một cái ao thiên tạo uốn lượn quanh co mà đổ nước xuống, xưa kia là nơi đặt mộ tổ Thái Quận công người họ Hà. Núi Hùng Lĩnh (còn có tên là núi Tác Hùng) ở xã Vĩnh Hùng và Vĩnh Tân, núi này nối liền với núi Mông Cù, đời xưa truyền lại trên núi có hai cây cổ thụ, có thần tích trú, ban đêm cứ ẩn hiện trong chốc lát. Bên tả ngọn núi là mộ cũ họ Trịnh, có phủ từ ở đấy, dưới chân núi có bia mộ (phủ từ nay đã bị phá, bia mộ thất lạc chúng tôi chưa tìm ra?). Núi Cô Sơn ở xã Vĩnh Thịnh, trên núi có một đỉnh gọi là Hoàng Sơn, đứng cheo leo bên bờ, phía trên khắc tám chữ Hán lớn Thanh tri điền trí, Thanh trí điền tri 清知田 智清智田知(nay dòng chữ này không còn). Núi Phú Thịnh ở xã Vĩnh Minh, núi 14 này xưa kia là nơi dân cư của xã Khắc Kiệm ở, (nay xã này không còn tồn tại trong đơn vị hành chính huyện), các bậc danh hiền Thám hoa, Tiến sĩ, đều từ ấy ra, thật là một làng quê nổi tiếng. Trong núi ấy kéo xuống một đồi đất, rất là tròn chĩnh, là nơi mộ tổ của Quận công họ Tống. Núi Nham Sơn ở xã Vĩnh An, nơi có chùa Liên Hoa, được di chuyển từ ngoài đê vào từ thời gian năm Kỹ Mão đời vua Tự Đức thứ 32(1879), trên núi ngày nay vẫn còn hai văn bia Liên Hoa tự bi 蓮花寺碑 và Liên Hoa tự trùng tu bi kí 蓮花寺重修碑記. Trong số các núi vừa nêu trên, ở Vĩnh Lộc còn có 2 ngọn núi Xuân Đài ở xã Vĩnh Ninh, núi Biện Lĩnh ở xã Vĩnh An và Vĩnh Minh có số lượng văn bia ma nhai nhiều nhất. Xưa kia là điểm đến hấp dẫn được các bậc tao nhân mặc khác đến du lãm, khắc bia lưu đề. Núi Xuân Đài, nơi có chùa Du Anh và động Hồ Công. Ở khu vực núi và chùa có tổng số 18 văn bia ma nhai và 2 văn bia chùa. Núi có nham thạch chồng chất, tầng lớp cao vọt như một lâu đài ôm lấy nhau tựa như chiếc thuyền, cho nên tên là Xuân Đài. Dưới chân núi có chùa Du Anh, hai bên nách chùa lại có hai hồ nước “Nhật Nguyệt” do thiên nhiên tạo thành, bốn mùa nước trong vắt, nhìn xuống tận đáy. Phía trước chùa có một tượng hổ phục, một tượng voi qùy, đều làm bằng đá. Từ xa nhìn lại như một bức họa vẽ. Bên phải chùa có am công chúa, bên trái có gác Ngọc Hoàng, bên ngoài lên phía Bắc khoảng vài chục bước, dưới chân núi có một phiến đá dựng đứng, nhân đó làm thành bia đặt tên Trùng tu Xuân Đường sơn Hồ Công động Du Anh tự bi 重修春棠山壺公洞遊英寺碑 do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan soạn niên hiệu Hoằng Định thứ 6 (1606) đời vua Lê Kính Tông. Góc phía sau chùa có con đường mòn, chếch hướng Đông Nam, cheo leo trên vách núi theo cấp bậc mà lên, ước độ sáu - bảy trăm bậc là động Hồ Công. Đi hơi chếch về hướng Tây, bên trái đường lên có phiến đá to khắc 4 chữ lớn Thanh kỳ khả ái 青奇 15 可愛 là chữ của chúa Trịnh Sâm đề. Lại theo hướng Tây lên khoảng bốn năm mươi bước, bên trái đường có phiến đá to bằng phẳng, là nơi vua chúa các triều lên đó nghỉ ngơi ngắm cảnh. Lại vẫn theo hướng Tây đến vài bước, ngoặt về hướng Nam các bậc đá đều bằng phẳng, không còn gập ghềnh. Đến đó, vách đá dựng đứng, trông ra phía trước là đồng bằng, bèn mở ra một động khum khum như miệng hang, rộng rãi thoáng đãng, rất cao và trống. Ngoài cửa hơi chếch về bên trái, bên trên khắc 4 chữ Hán Sơn bất tại cao 山不在高 là chữ của Hồng Ngư Cư sỹ (Nguyễn Nghiễm) đề. Phía trước cửa động là bài thơ của Nhật Nam Nguyên chủ Trịnh Sâm, bên trong cửa, hai bên có hai tượng người đá, đó là tượng Hồ Công và Phí Trường Công. Hai bên vách đá cao vút, có rất nhiều các văn bia ma nhai của các vua chúa và các bậc túc nho xưa kia đến thăm lưu đề như Đề Hồ Công động tịnh dẫn 題壺公洞並 của Thiên Nam Động Chủ Lê Thánh Tông khắc niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478), Ngự chế đề Hồ Công động 御製題壺公洞 của Thượng Dương Động Chủ Lê Hiến Tông đề niên hiệu Cảnh Thống thứ 4 (1504), bài thơ của Hồng Ngư Cư sĩ Nguyễn Nghiễm khắc năm Quí Dậu (1753) đời Lê Hiển Tông, bài thơ của Đông các hiệu thư kiêm Bí thư các sự Ngô Thì Sĩ khắc năm Bính Tuất (1767) đời vua Lê Hiển Tông và 14 các bài thơ khác của nhiều các bậc túc nho, xưa kia đã đến thăm động tức cảnh làm thơ, khắc vào vách đá… Bên trên chỗ thạch nhũ rỏ xuống khắc thành hai chữ lớn Ngọc Hồ 玉壺 đó là thiên nhiên ban tặng cho bức hoành phi không phải người thường tạo nên. Bên trái lại có một động, mở ra một hang nhỏ, tăm tối trống không, trên có nhũ đá rũ xuống tạo thành chiếc đỉnh, có gian bếp đá, do thần qủy khắc nên, người thường không thể làm được. Bên trái đỉnh đá có con đường đá ngoằn ngoèo, trèo lên đến chỗ cao nhất có giếng tối om, lấy đuốc soi vào kín bưng. Sâu không thể lường được, thử lấy đá ném xuống 16 để dò nhưng không đến được đáy. Tòa bên phải lại có một hang trống thông phía bắc trời, nuốt mây uốn móc, bên trong có con cóc đá dòm lên mặt trăng, khi dong chơi đến độ trưa, ngồi trên lưng nó nghỉ ngơi, được hóng gió bắc, cho nên gọi đây là nơi kỳ tích bậc nhất vậy. Lên trên động ấy sẽ nhìn thấy sông gấm như đai lụa, núi biếc như bình phong, ruộng đồng lờ mờ, khói mây man mác, khiến bồi hồi rung động lòng người, không thể ngắm hết được, thực là một bầu thế giới mà vạn dặm thanh phong đều có thể thu hết vào lòng, khiến con người muốn bay lên cõi tiên. Núi Biện Lĩnh, thuộc hai xã Vĩnh Minh và Vĩnh An. Trong các hang động của núi này, ngày nay còn lại 14 văn bia ma nhai khắc trên vách đá các hang động thuộc quần thể động Kim Sơn. Núi từ Hùng Lĩnh, men theo sông Mã mà chảy xuống; xưa kia họ Trịnh lúc đầu lệnh cho Huyện Doãn cho dân xã 20 suất canh giữ trông coi hai núi, mỗi tháng dựa vào suất để cấp lương bổng, nhân đó gọi là Biện Lĩnh, là đất cấm địa gồm 29 ngọn. Núi ấy nham thạch lăng tằng, nhọn như răng chó, đỉnh núi ấy nhọn như chiếc kích, xa mà nhìn lại có người cho là cái tán, có người cho là tòa lâu đài, có người cho là tinh, là kỳ, là phượng, là ngựa, là bức gấm thêu, là bức họa vẽ. Mỗi bước lại một hình trạng lạ, không hình nào giống hình nào, đầy đủ cả, hâm mộ cảnh sắc kỳ dị đều cho là đẹp đẽ. Cho dù có người vẽ giỏi thì cũng không thể vẽ được. Bên trong có hai cái động, một là Tiên Kiều động, thứ hai là Tân Tạo động, (gọi chung là động Ngọc Sơn hoặc Kim Sơn) và Tiên Phàn động. Trong động có nhũ thạch sắc ánh kim ngân, nếu lấy đèn đuốc quan sát thì tất cả tựa như Cành quỳnh cây ngọc. Xưa kia, chúa Trịnh (Sâm) đến du chơi, thưởng ngoạn ở núi này, khi trở về dùng một thuyền rồng nhỏ du chơi ở đây. Hẳn nhiên có chuyện uống rượu, ngâm nga thơ phú lưu đề (nay chúng tôi vẫn chưa rõ thơ của Trịnh Sâm đề ở vị trí nào?). Triều Nguyễn có các bậc tao nhân mặc khách vui cảnh núi sông, bầu rượu túi thơ cùng nhau đến ngâm vịnh đề thơ trên vách đá như: Kinh lược Thanh Hóa Trương Đăng Quế, Thiện Lan Nguyễn Xuân Tiêu, Châu Giang 17 Bùi Ân Niên, Hà Đình Nguyễn Thuật, Kinh Lược Nguyễn Vĩnh Tu, Thanh Phiên Lê Lượng Bạt, La Châu Hoàng Kế Viên… Bên cạnh những núi non hang động, đất Vĩnh Lộc còn có hai con sông, sông Mã ở phía Tây, như chiếc đai bạc khổng lồ ôm suối một vòng cung rộng lớn từ đầu huyện xã Vĩnh Quang đến cuối huyện xã Vĩnh An. Sông Bưởi ở phía Đông như dải lụa mềm tuôn chảy từ xã Vĩnh Phúc rồi hợp lưu với sông Mã, chảy ra Ngã Ba Phà Công. Với lợi thế của hai con sông, đã chuyển tải cho Vĩnh Lộc một lượng phù sa màu mở, góp phần tạo nên những cánh bãi bên sông, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và tạo điều kiện cho huyện có một mạng lưới giao thông đường thủy khá thuận lợi. 1.1. 3. Giới thiệu một số nhân vật tiêu biểu huyện Vĩnh Lộc. Thượng tướng quân Trần Khát Chân. Ông là người làng Hà Lương nhân dân quen gọi là Hà Lãng (Hà Lưỡng), xã Vĩnh Thành. Cha là Trần Hữu Nhân, mẹ là Đặng Thị Ngọc Thục, quê ở làng Nột, xã Kim Động, phủ Kiến Xương, trấn Nam Sơn (nay thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Suốt năm đời là khanh tướng có công rất lớn với nhà Trần trong việc tiêu diệt quân Nguyên Mông nên được mang quốc tích họ Trần. Năm 1390 đích thân vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đem quân sang xâm lược nước ta. Thực tế vua Chế Bồng Nga đã vào thành Thăng Long nhiều lần, quan quân nhà Trần đi đón đánh đều thất bại. Mỗi lần như vậy, vua Chiêm lại vơ vét của cải, bắt con gái đẹp đem về nước. Chính Hồ Qúy Ly đi dẹp quân Chiêm đã thất bại. Lúc này Trần Khát Chân tình nguyện xin đi và được vua Trần Nghệ Tông cấp quân mã thống lĩnh quân thủy bộ đón đánh quân Chiêm trên sông Hải Triều (tức sông Luộc thuộc ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình ngày nay). Ông đã dũng cảm mưu trí đánh bại kẻ thù chém được đầu Chế Bồng Nga đem dâng vua ở bến Bình Than (thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay). Do chiến công lẫy lừng Trần Khát Chân được vua Trần Nghệ 18 Tông phong Kim ngô Long hổ Lưỡng vệ Thượng tướng quân Tổng quản hai vệ Kim ngô và Long hổ, đó là hai vệ quân tinh nhuệ nhất bảo vệ Kinh đô nhà Trần. Ngoài ra ông còn được phân phong thái ấp tại Hoàng Mai- Hà Nội. Từ lâu Trần Khát Chân một trung quân ái quốc của triều Trần đã biết Hồ Qúy Ly có âm mưu đoạt ngôi nhà Trần nên khi Hồ Qúy Ly cho khảo sát xây thành Tây Đô tháng giêng năm Đinh Sửu 1397, Trần Khát Chân đã cho dựng quân doanh của mình tại núi Đún đắp đường Hoa Nhai chạy thẳng từ núi Đún đến cửa Nam thành đá như như một mũi tên, đắp bờ thành ngoại bằng đất (thành Đại La), bờ thành trồng tre gai từ cửa Đông thành đá ven theo dòng sông Bưởi xuôi về phía Nam vòng quanh núi Đún chạy suốt đến bờ sông Mã bảo vệ kinh đô thành nhà Trần chờ cơ hội. Sau khi dời kinh đô từ Thăng Long về Tây Đô, Hồ Qúy Ly đã ép vua Trần Thuận Tông nhường ngôi cho con là thái tử Trần Án mới 3 tuổi, đó là ngày 15 tháng 3 năm Mậu Dần (1398). Trần Khát Chân đã bày cách dựng một “Vọng lâu đài” để Hồ Qúy Ly tế trời đất trong dịp lễ đăng quang nhằm cơ hội giết Hồ Qúy Ly. Ngày 4 tháng 4 năm Kỷ Mão (1399) nhân ngày lễ Minh thệ ở Đốn Sơn (núi Đún) Hồ Qúy Ly với tư cách là ông ngoại vua đến dự lễ, việc mưu giết không thành, Trụ quốc Trần Nhật Đôn, Tướng quân Trần Khát Chân, Phạm Khả Vĩnh, Lương Nguyên Bửu, Phạm Ngưu Tất… cùng người thân liên quan 372 người đều bị hành quyết tịch thu tài sản, con gái bắt về làm tỳ thiếp, con trai từ một tuổi trở lên bị chôn sống hoặc dìm xuống nước đến chết mới thôi. Vùng này còn lưu truyền một huyền thoại rằng: Khi bị đưa đi hành hình, chặt đầu ở núi Đún, ngài nhặt đầu lắp vào cổ, nhảy lên ngựa, đến đền Tam Tổng thì đầu mới rơi. Còn con ngựa cứ thế chạy đến bến quân gần đấy còn có tên là Bến Ngự (tức là bến tắm của vua) thuộc làng Phú Lĩnh ngày nay. Ngựa lao xuống dòng 19 sông Mã uống nước và chết, đầu ngựa ở giữa sông, thân ngựa hóa thành dọi đất hướng về đền Tam Tổng- dọi đất này là: Dọi cổ ngựa. Vào triều Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 5 (1474), định ban khuyến khích dùng người trung nghĩa, đã cho tìm con cháu của ngài khắp các phủ huyện, nếu không có con cháu thì tìm một người thân thuộc cho quản lý thuế quân để phụng thờ hương hỏa. Trải các triều bao phong là Thượng đẳng phúc thần. Hồ Quí Ly . Hồ Qúy Ly tên tự là Lý Nguyên, tự suy tôn tổ tiên thời trước là Hồ Hưng Dật, vốn người Chiết Giang. Thời hậu Hán, đến giữ đất Diễn Châu, sau làm nhà tại làng Bào Đột thuộc bản châu, nhân đó là trại chủ. Thời Lý, lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra Nguyệt Đoan Công chúa, đến đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm bỏ đất Diễn Châu di cư đến hương Đại Lại, xã Ngọ Xá, tỉnh Thanh Hóa (trước năm 1982 hương Đại Lại là đất thuộc huyện Vĩnh Lộc, nay tách về thuộc xã Hà Đông huyện Hà Trung), làm con nuôi gia môn Tuyên úy họ Lê (tức Tuyên úy Lê Huấn) bèn đổi sang họ Lê, Qúy Ly là cháu bốn đời (của Hồ Liêm). Bấy giờ là thời gian vua Trần Nghệ Tông, tự phong cho nắm giữ chức: Tri hầu Tứ cục chánh, thăng là Khu mật viện đại sứ, lại đến Tiểu Tư không, tiến phong Đồng bình chương sự. Lấy con gái gả cho vua Thuận Tông làm Hoàng hậu, sinh ra vua nhỏ (tức Trần Thiếu Đế). Ông được nhiều lần gia phong là Phụ chính Thái sư, nhiếp chính; Khâm thánh Hưng liệt Đại vương; Quốc Tổ Chương Hoàng, mặc áo mầu Bồ hoàng. Lúc bấy giờ, có Nguyễn Dụng Phủ người huyện Cổ Đằng, Thanh Hóa tâu lên: Chương Hoàng là hiệu như thế nào? Bồ Hoàng là mầu sắc ra sao? Như các bậc tiên đế nào? Ngôn ngữ của thời nào? Thời ấy, người ta cho rằng tiếng phượng hót chầu mặt trời. Niên hiệu Trần Kiến Tân thứ 2 (1399), ngầm giết Thuận Tông, phế Thiếu Đế, di dời quốc tộ nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, khôi phục lại họ Hồ, đổi niên hiệu đầu là Thánh Nguyên(1400), căn cứ kinh thành ở khu vực thành Tây Đô. Chưa được một năm, nhường ngôi cho con mình là Hán Thương, tự 20 xưng là Thái Thượng hoàng, cùng lắng nghe việc triều chính. Hán Thương đổi làm năm đầu niên hiệu Thiệu Thành(1401), hai năm sau lại đổi là Khai Đại chiếm ngôi được hơn 6 năm. Vào đời Minh Thành Tổ, niên hiệu là Vĩnh Lạc thứ 4, sai Chinh Di tướng quân Trương Phụ sang xâm lược nước Nam, cho quân tiến vào đất Vĩnh Ninh bắt Qúy Ly ở cửa biển Kỳ La, bắt Hán Thương trên đầu núi Cao Vọng, nhà Hồ mất. Thái úy Trịnh Khả. Ông người xã Kim Bôi, huyện Vĩnh Ninh (Nay là lang Giang Biểu xã Vĩnh Hòa), tên húy là Khả, là bậc khai quốc, làm quan dưới ba triều vua: Lê Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông. Trải được nhận các chức Tá lý Dương vũ, Bảo chính Hiệp gián, Đồng đức, Suy trung, Tán trị Tịnh nạn công thần, Thượng tướng quân Phiêu kỵ trấn Thái Nguyên. Đặc tiến Khai phủ, Kim tử Vinh lộc Đại phu, Nghi đồng Tam ty, Nhập nội Kiểm hiệu Thái úy Bình chương Quân quốc trọng sự, Thái giám nội ngoại chư dịch, Thượng trụ quốc. Ban cho túi vàng, phù hiệu bạc, tước Huyện Thượng hầu, tặng là Liệt Quốc công, vâng tặng cho quốc tính. Tổ tiên đời trước làm quan triều Trần, có công bình dẹp giặc Nguyên, đến đời cha giữ chức Tổng chính. Sinh 4 con trai, ông là con út vậy. Thuở thiếu thời, cần mẫn học hành, thường nằm nghỉ ngơi ở chùa Kiều Sơn, dưới bóng cây đại thụ ngâm vịnh. Khi nhà Minh sai Trương Phụ sang xâm lược nước Nam, tiến quân vào vây thành Tây Đô, bắt hai cha con họ Hồ. Tương truyền: Trương Phụ đi khắp các quận huyện nước ta xem phong thủy. Một hôm, đến xã Kim Bôi, ngắm kỹ non nước xứ này, hướng Càn có đồn binh, hướng Tốn có chỗ lên ngựa, Càn Tốn tương ứng, binh mã trận bày, trong đất ấy ắt sẽ sinh ra tướng giỏi. Năm Mậu Tuất (1418), người Minh cùng Thái Tổ đánh nhau, trận chiến nhiều lần thất bại, liền đào lấy hài cốt tổ tiên Lăng Chiêu Hoàng (tổ tiên họ Lê), treo ở sau thuyền để mong ước vua đầu hàng. Vua vô cùng tức giận, không thể nào thực thi được kế hoạch. Ông đến trước mặt vua, xin được làm việc lớn, nhà vua đồng ý. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan